intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Tôn giáo học: Phật giáo Kiên Giang đối với công tác từ thiện xã hội giai đoạn hiện nay

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:87

55
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trên cơ sở khái quát những vấn đề chung về lý luận, luận văn làm rõ thực trạng công tác từ thiện xã hội của Phật giáo tỉnh Kiên Giang và đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả CTTTXH của Phật giáo tỉnh Kiên Giang.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Tôn giáo học: Phật giáo Kiên Giang đối với công tác từ thiện xã hội giai đoạn hiện nay

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ---------------------------- NGUYỄN THANH LÂM PHẬT GIÁO KIÊN GIANG ĐỐI VỚI CÔNG TÁC TỪ THIỆN XÃ HỘI GIAI ĐOẠN HIỆN NAY LUẬN VĂN THẠC SĨ TÔN GIÁO HỌC Hà Nội - 2020 1
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN ------------------------- NGUYỄN THANH LÂM PHẬT GIÁO KIÊN GIANG ĐỐI VỚI CÔNG TÁC TỪ THIỆN XÃ HỘI GIAI ĐOẠN HIỆN NAY Chuyên ngành: Tôn giáo học Mã số : 60 22 03 09 LUẬN VĂN THẠC SĨ TÔN GIÁO HỌC CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG: NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. NGUYỄN HỒNG DƢƠNG PGS. TS. TRẦN THỊ KIM OANH Hà Nội - 2020 2
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan: Luận văn tốt nghiệp này là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi. Luận văn này được thực hiện sau quá trình học tập ở Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội và qua quá trình nghiên cứu, khảo sát tình hình thực tiễn trên địa bàn tỉnh Kiên Giang, đặc biệt là tìm hiểu tại công tác từ thiện xã hội tại 76 chùa Phật giáo trên địa bàn tỉnh Kiên Giang. Luận văn này được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS. TS Trần Thị Kim Oanh. Các số liệu, tài liệu nghiên cứu, các đánh giá, nhận định, hình ảnh trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và gắn liền với thực tiễn của Phật giáo Kiên Giang với công tác từ thiện xã hội giai đoạn hiện nay, luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào. Kiên Giang, ngày …. tháng …. năm 2020 Ngƣời cam đoan Nguyễn Thanh Lâm 3
  4. LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện luận văn khoa học với đề tài “Phật giáo Kiên Giang đối với công tác từ thiện xã hội giai đoạn hiện nay”, tôi đã được sự giúp đỡ, hỗ trợ của nhiều người, nhiều tổ chức, đơn vị. Quan trọng hơn là tình cảm, sự động viên của người thân, gia đình, các sư huynh đệ, Phật tử và quý thầy cô. Do đó, tôi xin gửi lời cảm ơn đến: Chư tôn đức lãnh đạo Hội Đoàn Kết Sư Sãi Yêu Nước tỉnh Kiên Giang, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh Kiên Giang, Chư tôn Thượng tọa, Đại đức tăng, ni và tín đồ Phật tử ở các chùa Phật giáo tỉnh Kiên Giang. Tất cả đã tận tình giúp đỡ tôi trong lúc đi sưu tầm, tìm tư liệu, khảo sát thực tế. Công trình này không chỉ có ích và là tâm huyết của tôi, mà còn là lời tri ân sâu sắc của tôi đối với tất cả mọi người đã giúp đỡ tôi trong suốt thời gian viết luận văn. Xin gửi lời cảm ơn đến Bộ môn Tôn giáo học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong quá trình học tập tiếp thu kiến thức tại trường. Đặc biệt, tôi xin dành sự kính trọng và cảm ơn chân thành đến PGS.TS. Trần Thị Kim Oanh, người đã tận tình hướng dẫn tôi trong thời gian nghiên cứu và thực hiện luận văn khoa học này, cô không chỉ là người trực tiếp hướng dẫn cho tôi mà còn định hướng những vấn đề cần nghiên cứu, giúp tôi vượt qua những khó khăn trong quá trình thực hiện luận văn của mình. Kiên Giang, ngày …. tháng …. năm 2020 Tác giả luận văn Nguyễn Thanh Lâm 4
  5. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT VIẾT TẮT LÀ ĐỌC LÀ CTTTXH Công tác Từ thiện xã hội GHPGVN Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam HĐTTXH Hoạt động từ thiện xã hội HĐTS TƯGH Hội đồng trị sự trung ương giáo hội HĐCM GHPGVN Hội đồng chứng minh Giáo hội Phật Giáo Việt Nam UV HĐTS TƯGH Ủy viên Hội Đồng trị sự Trung ương giáo hội 5
  6. MỤC LỤC MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1 Chương 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC TỪ THIỆN XÃ HỘI CỦA PHẬT GIÁO VÀ PHẬT GIÁO KIÊN GIANG .......................................... 9 1.1. Lý luận chung về công tác từ thiện xã hội của Phật giáo .................. 9 1.1.1. Một số khái niệm .............................................................................. 9 1.1.2. Quan điểm của Phật giáo về công tác từ thiện xã hội..................... 11 1.1.3. Ý nghĩa và giá trị công tác từ thiện xã hội của Phật giáo ............... 15 1.2. Khái quát chung về Phật giáo Kiên Giang ....................................... 22 1.2.1. Khái lược quá trình du nhập, phát triển Phật giáo Kiên Giang ...... 22 1.2.2. Phật giáo Kiên Giang giai đoạn hiện nay ....................................... 24 Tiểu kết chƣơng 1 ....................................................................................... 31 Chương 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TỪ THIỆN XÃ HỘI CỦA PHẬT GIÁO KIÊN GIANG HIỆN NAY .......................................................... 32 2.1. Thực trạng tổ chức quản lý trong công tác từ thiện xã hội của Phật giáo Kiên Giang .......................................................................................... 32 2.1.1. Mô hình quản lý trong công tác từ thiện xã hội của Phật giáo Kiên Giang ......................................................................................................... 32 2.1.2. Phương thức tổ chức triển khai hoạt động trong công tác từ thiện xã hội của Phật giáo Kiên Giang ................................................................... 32 2.2. Thực trạng các hoạt động thực tiễn trong công tác từ thiện xã hội của Phật giáo Kiên Giang .......................................................................... 34 2.2.1. Thực trạng hoạt động về an sinh xã hội của Phật giáo Kiên Giang 34 2.2.2. Thực trạng hoạt động phúc lợi xã hội của Phật giáo Kiên Giang .. 43 Tiểu kết chƣơng 2 ....................................................................................... 52 6
  7. Chương 3. PHẬT GIÁO KIÊN GIANG ĐỐI VỚI CÔNG TÁC TỪ THIỆN XÃ HỘI HIỆN NAY: NHỮNG THÀNH TỰU, HẠN CHẾ VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ TRONG THỜI GIAN TỚI ...................... 53 3.1. Những thành tựu và hạn chế của công tác từ thiện xã hội Phật giáo Kiên Giang .................................................................................................. 53 3.1.1. Những thành tựu đạt được trong công tác từ thiện xã hội của Phật giáo Kiên Giang ........................................................................................ 53 3.1.2. Những hạn chế trong công tác từ thiện xã hội của Phật giáo Kiên Giang ......................................................................................................... 57 3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác từ thiện xã hội Phật giáo Kiên Giang ................................................................................. 60 3.2.1. Giải pháp về nâng cao hiệu quả quản lý ......................................... 60 3.2.2. Giải pháp về nâng cao hiệu quả hoạt động thực tiễn ...................... 63 Tiểu kết chƣơng 3 ....................................................................................... 67 KẾT LUẬN ........................................................................................ 69 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 71 PHỤ LỤC 7
  8. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Kiên Giang là tỉnh nằm ở phía Tây Nam của Tổ quốc, thuộc vùng kinh tế trọng điểm đồng bằng sông Cửu Long có vị trí chiến lược quan trọng. Dân số gần 1,8 triệu người, diện tích tự nhiên hơn 6.348 Km2, có đường biên giới trên bộ giáp Campuchia dài 56,8 Km, có vùng biển rộng trên 63.000 Km2, chiếm 21% diện tích Vịnh Thái Lan; trên 140 hòn đảo lớn nhỏ (trong đó có 43 đảo có dân sinh sống). Bức tranh đời sống tôn giáo, tín ngưỡng của tỉnh Kiên Giang rất đa dạng và phong phú. Hiện toàn tỉnh có 11 tôn giáo được Nhà nước công nhận về mặt tổ chức; có 1.587 chức sắc, nhà tu hành, 3.580 chức việc, gần 600 ngàn tín đồ chiếm hơn 33% dân số, với 22 tổ chức, hệ phái gồm: Phật giáo, Công giáo, Tin lành (6 hệ phái), Cao Đài (6 chi phái và 1 pháp môn), Phật giáo Hòa Hảo, Tịnh độ Cư sĩ Phật hội Việt Nam, Tứ Ân Hiếu Nghĩa, Nam Tông Minh Sư đạo, Baha’I, Hồi giáo, Phật giáo Hiếu nghĩa Tà Lơn, có 399 cơ sở thờ tự; tín đồ sống ở khắp địa bàn 145 xã, phường, thị trấn của 15 huyện, thị xã, thành phố. Hoạt động tôn giáo diễn ra bình thường, đúng quy định pháp luật. Các tổ chức tôn giáo tham gia xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đoàn kết tôn giáo, hoạt động đúng Hiến chương, đường lối hành đạo. Chức sắc, chức việc, nhà tu hành, tín đồ các tôn giáo đồng hành cùng cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể các cấp, tuyên truyền, vận động quần chúng, tín đồ tích cực thực hiện tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, hăng hái lao động, sản xuất, tham gia tích cực các phong trào thi đua yêu nước và các hoạt động từ thiện, nhân đạo – xã hội, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, theo phương châm “Tốt đời, đẹp đạo”; góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ ở từng địa phương. 1
  9. Trong bức tranh đa sắc màu các tôn giáo của tỉnh Kiên Giang, Phật giáo nổi lên như một gam màu đậm nét. Phật giáo tỉnh Kiên Giang bao gồm đầy đủ các hệ phái và mỗi hệ phái đều có nhiều đóng góp tích cực vào công tác Phật sự tỉnh nhà. Trong thời gian qua, Phật giáo Kiên Giang đã đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận, tự hào, trong đó nổi bật là công tác từ thiện xã hội. Thực hiện sự chỉ đạo của Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam và Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Kiên Giang, trong những năm qua Ban Từ thiện xã hội Phật giáo Kiên Giang đã đạt được những kết quả đáng kể trong các mặt từ thiện xã hội nhân đạo như xây nhà Đại đoàn kết, Nhà An cư Lạc nghiệp, xây dựng cầu đường, lộ giao thông nông thôn, nuôi dạy trẻ em mồ côi (từ cấp mầm non đến trung học) khám và cấp thuốc, mổ mắt, tặng học bổng … kinh phí vận động cho các mặt từ thiện nhân đạo nêu trên hơn một thập niên qua được xác định hơn 500 tỷ đồng. Việc làm này được Trung ương Giáo hội, các ngành các cấp tuyên dương và đánh giá cao, đề nghị cần được phát huy mạnh mẽ hơn để phát triển công tác từ thiện trong tỉnh Kiên Giang ngày càng vững mạnh. Bên cạnh những mặt tích cực, hoạt động xã hội nhân đạo của Phật giáo ở Kiên Giang cũng còn số ít mang tính tự phát, tổ chức cứu trợ hoặc hoạt động từ thiện mà không có sự kết hợp và không thông qua sự chỉ đạo, giúp đỡ của Ban Từ thiện xã hội Phật giáo tỉnh dẫn đến Công tác từ thiện xã hội gặp nhiều khó khăn, bất cập, hiệu quả chưa cao, cần phải có giải pháp cụ thể để phát huy các yếu tố tích cực, hạn chế những khó khăn. Đây là một trong những vấn đề vừa có tính cấp bách, vừa có tính chiến lược trong công tác tôn giáo hiện nay... Như vậy, nghiên cứu thực trạng CTTTXH của Phật giáo Kiên Giang để đề xuất một hệ giải pháp, kiến nghị nhằm phát huy những hiệu quả và giảm 2
  10. thiểu những hạn chế, tiêu cực trong hoạt động này sẽ đáp ứng yêu cầu đòi hỏi cả về mặt lý luận và thực tiễn hiện nay. Hơn nữa, học viên với vai trò là một tu sĩ Phật giáo, rất tâm huyết với công tác từ thiện xã hội. Vì vậy, học viên chọn đề tài “Phật giáo Kiên Giang đối với công tác từ thiện xã hội giai đoạn hiện nay” làm đề tài luận văn thạc sĩ. Hy vọng, kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ góp phần nhỏ vào công tác nghiên cứu lý luận về Phật giáo nói riêng, tôn giáo nói chung và thực tiễn hoạt động từ thiện xã hội của Phật giáo Kiên Giang. 2. Tình hình nghiên cứu CTTTXH của tôn giáo nói chung, Phật giáo nói riêng là đề tài đang nhận được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu vì những kết quả thực tiễn mà CTTTXH mang lại cho cộng đồng. Chính vì vậy, thời gian gần đây, có nhiều các công trình nghiên cứu về CTTTXH của Phật giáo được công bố với nhiều hình thức khác nhau: cuốn sách, bài báo, tạp chí, bài tham luận Hội thảo, báo cáo về HĐTTXH nhân đạo của Phật giáo và các tấm gương tiêu biểu trong hoạt động này. Nguyễn Minh Ngọc (2014), “Vài nét về hoạt động từ thiện xã hội của các tôn giáo ở Việt Nam hiện nay”, bài viết đề cập đến các tổ chức từ thiện tôn giáo, hệ thống khám chữa bệnh (bệnh viện, trung tâm y tế, phòng khám), hệ thống các nhà dưỡng; cơ sở dạy nghề (các lớp mẫu giáo, lớp học tình thương: Trung tâm tư vấn, nuôi dưỡng người nhiễm HIV/AIDS và các hoạt động cứu trợ khác). Cuốn sách Quan điểm của Phật giáo trước các vấn đề hiện đại, của tác giả Dr. Đỗ Kim Thêm, Nhà xuất bản Hồng Đức là công trình sưu tầm và phiên dịch công phu các bài nghiên cứu đặc sắc về quan điểm của Phật giáo về các vấn đề đáng quan tâm ở xã hội hiện đại. Trong công trình này, người đọc sẽ tìm thấy quan điểm của Phật giáo với các vấn đề như: chiến tranh và 3
  11. hòa bình, đạo đức kinh tế, nhân quyền và tự do tôn giáo, phát triển khoa học, vấn đề dân số, tiêu thụ và môi trường,… Trong các bài viết đó, vấn đề từ thiện xã hội của Phật giáo cũng được đề cập gián tiếp khi trình bày các vấn đề trên, ví như khi trình bày Đạo đức kinh tế theo quan điểm của Phật giáo, các tác giả đề cập đến rằng: Phật giáo kêu gọi lòng hào phóng, buông bỏ và từ bi, thái độ đạo đức của Phật tử đối với tài sản sẽ có những ảnh hưởng tốt đẹp đến việc phát triển kinh tế xã hội. Liên quan trực tiếp đến đề tài, cuốn Kỷ yếu hội thảo khoa học “Phát huy vai trò Phật giáo tham gia xã hội hóa công tác xã hội, từ thiện” của TS. Lê Bá Trình, PGS.TS. Trần Thị Kim Oanh, TS. Trần Văn Anh (đồng chủ biên) (2017), Nxb Tôn giáo. Trong các bài viết đăng trong kỷ yếu có rất nhiều bài viết đề cập trực tiếp đến nhiều góc cạnh của vấn đề chung Phật giáo Việt Nam với công tác xã hội, từ thiện. Từ công tác quản lý nhà nước đến các hoạt động cụ thể của công tác xã hội, từ thiện mà Phật giáo thực hiện như: giáo dục mầm non, giáo dục tự viện, an sinh xã hội, khám chữa bệnh,… Dưới nhiều góc nhìn, khía cạnh khác nhau, có rất nhiều giải pháp được đưa ra nhằm phát huy vai trò của Phật giáo trong công tác từ thiện, xã hội. Trong phần 2 của Kỷ yếu Hội thảo: Công tác xã hội, từ thiện của giáo hội Phật giáo Việt Nam tại một số địa phương và cơ sở, có rất nhiều bài viết của Ban Từ thiện xã hội Giáo hội Phật giáo Việt Nam các tỉnh đưa ra một bức tranh phong phú về công tác từ thiện, xã hội của Phật giáo Việt Nam khắp mọi miền đất nước. Trong đó có bài viết về công tác từ thiện, xã hội của Phật giáo Kiên Giang: “Hoạt động từ thiện – xã hội của Liên Tông Tịnh độ Non Bồng”, “Trung tâm từ thiện xã hội Phật Quang, một mô hình nhập thế của Phật giáo Kiên Giang”,… Đăng trên Tạp chí Khoa học Xã hội (số 10 (107), 2016), tác giả Dương Quang Điện có bài viết “Hoạt động từ thiện xã hội của Phật giáo Việt Nam”, 4
  12. bài viết đã nêu lên những thành tựu nổi bật cuả hoạt động từ thiện xã hội của Phật giáo Việt Nam trong thời gian qua, tác giả cũng đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động từ thiện của Phật giáo Việt Nam. Nguyễn Hữu Tuấn có bài viết “Tổ chức, cá nhân tôn giáo tham gia chủ trương xã hội hóa y tế, từ thiện nhân đạo”, Tạp chí Cộng sản điện tử, 10/01/2015, trong đó, nêu lên sự tham gia của các tổ chức, cá nhân tôn giáo vào hoạt động giáo dục, y tế, từ thiện nhân đạo đã góp phần làm đa dạng việc huy động các nguồn lực xã hội cho công tác xã hội nói chung, chăm sóc y tế nói riêng; chia sẻ gánh nặng với chính quyền địa phương, với Nhà nước và xã hội. Từ Thành Đạt (2016) có bài viết “Hoạt động giáo dục tại Trung tâm từ thiện xã hội Phật Quang” đăng trong cuốn Đào tạo Tôn giáo học ở Việt Nam: quá trình hình thành và phát triển, bài viết đề cập đến khá chi tiết các hoạt động giáo dục của một cơ sở từ thiện xã hội điển hình của tỉnh Kiên Giang… Giáo hội Phật giáo Việt Nam (2017) phát hành cuốn tài liệu: “Phật giáo Kiên Giang với hoạt động công tác xã hội từ thiện nhân đạo và giáo dục thanh thiếu niên” chào mừng Đại hội Đại biểu Phật giáo tỉnh Kiên Giang lần thứ IX (nhiệm kỳ 2017 -2022), cuốn tài liệu gồm nhiều những bài viết tổng hợp có đề cập đến nhiều khía cạnh khác nhau của công tác từ thiện xã hội tỉnh Kiên Giang như: Phật giáo Kiên Giang với tinh thần tiếp sức mùa thi; Phật giáo Kiên Giang với công tác từ thiện; Phật giáo Nam tông Khmer Kiên Giang với hoạt động từ thiện, an sinh xã hội; Phật giáo Kiên Giang với hoạt động giáo dục thanh thiếu niên;... Ngoài ra còn nhiều bài viết, công trình nghiên cứu khác đề cập đến vấn đề công tác từ thiện xã hội của Phật giáo theo từng mức độ và các góc độ khác nhau. 5
  13. Qua tìm hiểu các công trình nghiên cứu cho thấy các công trình trên dưới các khía cạnh khác nhau đã đề cập đến một phần của vấn đề nghiên cứu, tuy nhiên có những công trình đề cập đến góc độ rộng công tác xã hội từ thiện của Phật giáo Việt Nam nói chung, có công trình lại đề cập đến các khía cạnh cụ thể của công tác từ thiện xã hội của Phật giáo Kiên Giang, chưa có công trình nào nghiên cứu đầy đủ về công tác xã hội từ thiện của Phật giáo ở Kiên Giang, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, do vậy đề tài này không trùng lắp với các công trình đã được công bố. Hơn nữa, vấn đề CTTTXH của Phật giáo ở nước ta vẫn còn nhiều khó khăn chưa giải quyết được thì việc nghiên cứu, làm rõ về lý luận và thực tiễn CTTTXH của Phật giáo Việt Nam nói chung và của tỉnh Kiên Giang nói riêng cần phải được tiến hành thường xuyên; nghiên cứu một cách cụ thể để đưa ra những giải pháp hợp lý. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích của luận văn: Trên cơ sở khái quát những vấn đề chung về lý luận, luận văn làm rõ thực trạng công tác từ thiện xã hội của Phật giáo tỉnh Kiên Giang và đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả CTTTXH của Phật giáo tỉnh Kiên Giang. 3.2. Nhiệm vụ Để đạt được mục tiêu trên, luận văn có nhiệm vụ: + Khái quát lý luận về công tác từ thiện xã hội của Phật giáo nói chung và khái quát chung về Phật giáo Kiên Giang. + Phân tích, đánh giá thực trạng CTTTXH của Phật giáo Kiên Giang + Trên cơ sở sự phân tích ở trên đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả của công tác từ thiện xã hội của Phật giáo Kiên Giang. 6
  14. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của Luận văn là Phật giáo tỉnh Kiên Giang 4.2. Phạm vi nghiên cứu Luận văn khảo sát công tác từ thiện xã hội của Phật giáo Kiên Giang giai đoạn hiện nay, chủ yếu từ năm 2012 đến nay. 5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn 5.1. Cơ sở lý luận Luận văn được thực hiện dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về tôn giáo, Hiến chương của Trung ương Giáo Hội Phật giáo Việt Nam và những chủ trương, định hướng của Phật giáo Kiên Giang về Hoạt động từ thiện xã hội. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng những nguyên lý, phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật lịch sử và chủ nghĩa duy vật biện chứng, đồng thời sử dụng các phương pháp nghiên cứu khác như: kết hợp logíc và lịch sử, phân tích và tổng hợp, thống kê, tổng kết thực tiễn… có tham khảo một số các lý thuyết và những quan điểm, đường lối đổi mới trong các văn kiện Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam, văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Kiên Giang, tham khảo, kế thừa, chọn lọc một số kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã được công bố. Các số liệu được sử dụng trong luận văn chủ yếu được thu thập qua nguồn dữ liệu thông qua Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh và Ban Tôn giáo tỉnh Kiên Giang và các cơ quan khác có liên quan. 7
  15. 6. Những đóng góp về khoa học của luận văn Góp phần làm rõ những vấn đề về lý luận và thực tiễn liên quan CTTTXH của Phật giáo với quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Kiên Giang nói riêng và của đất nước nói chung . 7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn Những kết quả đạt được, luận văn góp phần làm rõ thêm lý luận về Phật giáo với CTTTXH ở Kiên Giang nói riêng và Phật giáo với CTTTXH nói chung, từ đó giúp cho người đọc nhận thức đúng hơn về vấn đề này. Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan chức năng ở Kiên Giang trong công tác lãnh đạo, quản lý nhằm phát huy hiệu quả của Phật giáo phục vụ cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh; làm tài liệu phục vụ công tác nghiên cứu, giảng dạy, bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Phật giáo ở địa phương; đồng thời làm cơ sở phát triển việc nghiên cứu ở tầm mức cao hơn những nội dung liên quan đến đề tài. 8. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương, 6 tiết. 8
  16. Chƣơng 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC TỪ THIỆN XÃ HỘI CỦA PHẬT GIÁO VÀ PHẬT GIÁO KIÊN GIANG 1.1. Lý luận chung về công tác từ thiện xã hội của Phật giáo 1.1.1. Một số khái niệm "Từ" (Mettà): “Một trong những đức hạnh cao quý trong Phật giáo, thường được gọi chung với lòng – Bi là Từ Bi. Từ được xem là lòng thương yêu chúng sinh nhưng không có tính chất luyến ái. Từ là một trong những đối tượng thiền định của Thượng tọa bộ được dùng để phát huy lòng thương yêu và đối trị sân hận” [1, tr. 714]. Từ cũng có nghĩa là lòng lành giúp ích cho người, lòng thương yêu, thường đem vui cho tất cả chúng sinh. “Tâm từ" là cái gì làm cho lòng êm dịu, là lòng mong ước cho tất cả chúng sinh đều được an lành vui vẻ. Tâm từ là lòng mong mỏi chân thành của người bạn hiền muốn cho bằng hữu mình được an vui hạnh phúc [Xem 34]. Thiện là điều tốt. “Từ thiện” là một hành động trợ giúp người yếu kém. Hoạt động từ thiện có thể thông qua hình thức quyên góp, hiến tặng bằng tiền, vật phẩm, thời gian hay là cứu trợ nhân đạo, xóa đói giảm nghèo, chăm sóc sức khỏe hay là những hành động trợ giúp tinh thần như an ủi [Xem 35]. Từ thiện được chuyển theo nghĩa là sự giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn, thường được hiểu là một hệ thống biếu tặng tiền bạc, thức ăn, giúp đỡ những người đang cần giúp đỡ vì họ đang bệnh hoạn, nghèo khổ, không nơi nương tựa… Trong ý nghĩa này, từ thiện là sự thể hiện của Từ bi. Từ bi không chỉ có nghĩa là thương yêu chúng sinh mà còn có nghĩa là thể hiện lòng thương yêu ấy bằng hành động, bằng việc làm cụ thể, tức là từ thiện. Vậy từ thiện hay Thiện tâm xuất phát từ Từ bi, là tướng của cái thể Từ bi; trong ý nghĩa sâu xa là Thiện tâm. 9
  17. Công tác từ thiện xã hội là hệ thống các chính sách và giải pháp thực tế vừa bảo vệ mức sống tối thiểu của người dân trước những rủi ro và tác động bất thường về kinh tế, xã hội và môi trường, vừa góp phần không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân. Khái niệm Công tác từ thiện xã hội có mối quan hệ gắn kết với khái niệm an sinh xã hội và phúc lợi xã hội. Trong đó, an sinh xã hội và phúc lợi xã hội có bản chất xã hội sâu sắc gắn kết hữu cơ giữa quyền lợi và trách nhiệm của mỗi người với mỗi đơn vị, cộng đồng và toàn xã hội. Ở Việt Nam, thuật ngữ “an sinh xã hội” được xuất hiện vào những năm 70 trong một số cuốn sách nghiên cứu về pháp luật của một số học giả Sài Gòn. Sau năm 1975, thuật ngữ này được dùng nhiều hơn và đặc biệt là từ những năm 1995 trở lại đây nó được dùng rộng rãi hơn. An sinh xã hội là sự bảo vệ của xã hội đối với các thành viên của mình thông qua một loạt các biện pháp công cộng, nhằm chống lại những khó khăn về kinh tế và xã hội do bị ngừng hoặc giảm thu nhập, gây ra bởi ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, thất nghiệp, thương tật, tuổi già và chết; đồng thời đảm bảo các chăm sóc y tế và trợ cấp cho các gia đình đông con [Xem 36]. Như vậy, về mặt bản chất, an sinh xã hội là góp phần đảm bảo thu nhập và đời sống cho các công dân trong xã hội. Phương thức hoạt động là thông qua các biện pháp công cộng. Mục đích là tạo ra sự “an sinh” cho mọi thành viên trong xã hội và vì vậy mang tính xã hội và tính nhân văn sâu sắc, và đây cũng là tư tưởng muốn hướng tới của Adam Smith nêu trên - hướng tới sự hưng thịnh và hạnh phúc cho mọi người và cho xã hội. Phúc lợi xã hội, là những biện pháp của nhà nước và xã hội nhằm khắc phục những “thất bại”, khiếm khuyết của thị trường. Bản chất của PLXH là làm giảm thiểu sự bất công bằng trong xã hội, đảm bảo cho các thành viên trong xã hội đều có thể thụ hưởng những cái “chung” của xã hội. 10
  18. Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn, chúng tôi nghiên cứu công tác từ thiện xã hội Phật giáo với nội hàm là hệ thống công tác quản lý và các giải pháp hoạt động thực tiễn cụ thể của Phật giáo nhằm góp phần bảo vệ mức sống tối thiểu của người dân trước những rủi ro và tác động bất thường về kinh tế, xã hội và môi trường, vừa góp phần không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân. Và Công tác từ thiện xã hội góp phần không nhỏ vào an sinh xã hội và phúc lợi xã hội. Khái niệm An sinh xã hội và phúc lợi xã hội bao gồm nhiều khía cạnh nhưng trong luận văn chúng tôi đề cập đến các khía cạnh sau: An sinh xã hội về đời sống vật chất và an sinh xã hội về mặt tinh thần; Phúc lợi xã hội chúng tôi chủ yếu đề cập đến hai vấn đề cơ bản là y tế và giáo dục. 1.1.2. Quan điểm của Phật giáo về công tác từ thiện xã hội Thuyết Nhân quả, Nghiệp báo của Phật đã hình thành một nhân sinh quan tin vào một chủ thể thánh thần có khả năng nhìn thấu nhân gian, Trời - Phật có mắt, gieo nhân xấu ắt gặt quả xấu, gieo nhân tốt gặt quả tốt. Người Việt Nam rất tin tưởng vào triết lý nhân quả, nghiệp báo của nhà Phật. Phật giáo xây dựng đạo đức trên nền tảng của triết lý vô ngã. Vô ngã trong quan niệm nhà Phật không chỉ bó hẹp trong cái ta của con người cá nhân, của tôi hay của anh mà là không có cái ngã tuyệt đối ở tất cả các sự vật, hiện tượng của vũ trụ nói chung. Phật dạy tín đồ phải nhìn sự vật, hiện tượng bằng con mắt vô ngã để có thể quán chiếu được lẽ không của vạn vật, để từng bước diệt khổ, có nghĩa là từng bước đạt được sự giải thoát. Chính vì vậy, theo quan niệm của nhà Phật, “Vô ngã” cũng có nghĩa là “Niết bàn”. Coi trọng một nếp sống đạo đức, Đức Phật đã đưa ra một hệ thống các phạm trù đạo đức như Lục độ, Lục hoà, Thập thiện, Tứ ân… 11
  19. Riêng Lục độ hay còn gọi là 6 hạnh Ba la mật, bao gồm: Bố thí, trì giới, tinh tấn, nhẫn nhục, thiền định, trí tuệ. Người tu hành đắc được 6 hạnh này thì độ được mình và độ được người sang bờ bên kia của bến mê, có nghĩa là đạt giải thoát. Lục độ là phép môn tu Bồ tát thừa. Theo tinh thần này, bất kỳ là ai, dù người mới nhập pháp môn tu hành hay đến các vị Bồ tát, Phật đều phải vừa độ mình, độ người để giúp mình và giúp người cùng ra khỏi bến mê. Như vậy, giải thoát theo tinh thần của Lục độ thì bản thân cá nhân mỗi người phải làm thiện, sau đó giúp người làm thiện. Và cuối cùng, việc giúp mình, giúp người trở thành lẽ tự nhiên trên con đường thực hiện giải thoát. Như vậy Bố thí (Từ thiện) là một trong những phương pháp tu tập hữu ích trong việc nhiếp hóa chúng sinh (tứ nhiếp pháp: bố thí, ái ngữ, lợi hành, đồng sự) và là phương tiện nhập thế hữu hiệu của Phật giáo. Xuyên suốt từ khi Đức Phật còn tại thế, cho đến nay, pháp bố thí được Phật giáo đồ khắp nơi trên thế giới sử dụng để chuyển hóa tâm, đem lại niềm vui cho mọi người. Bố thí theo Phật giáo bao gồm: Tài thí, Pháp thí và Vô úy thí, được gọi là Bố thí Ba la mật. Đối với Tài thí là việc đem tiền bạc, của cải, vật thực của mình ra cho. Tài thí có hai loại: Nội tài và Ngoại tài. Đối Pháp thí là việc dùng lời của đức Phật để chỉ bày, khuyên bảo các chúng sinh, sống đúng theo chánh pháp. Theo Phật giáo thì Pháp thí có giá trị hơn cả tài thí, vì tài thí chỉ giúp người khác được túng thiếu về phương diện vật chất trong một thời gian, hay nhiều nhất là cứu giúp một đời người. Nhưng pháp thí giúp đỡ người rất nhiều về phương diện tinh thần, không riêng gì đối với người nghèo khó, mà cả người giàu sang, chức tước; không phải chỉ có ảnh hưởng tốt trong một giai đoạn, mà gieo nhân lành cho nhiều đời kiếp về sau. 12
  20. Đối Vô úy thí là việc làm cho người khác không sợ, hết sợ. Vì bố thí Vô úy sẽ giúp cho chúng sinh sự bình an, bình tĩnh trước mọi việc. Trong hệ thống giáo lý Phật giáo, bố thí hay từ thiện đều rất được coi trọng. Điều đó thể hiện ở nhiều minh chứng cụ thể: Với mong muốn, trăn trở luôn đem lại hạnh phúc, an vui cho chúng sinh, nên ngay từ khi thành lập giáo đoàn, Đức Phật đã răn dạy các đệ tử của mình: “Hãy ra đi, các Tỳ kheo, đem sự tốt đẹp lại cho nhiều người, đem hạnh phúc đến cho nhiều người. Vì lòng từ bi, hãy đem sự tốt đẹp, lợi ích và hạnh phúc lại cho chư Thiên và nhân loại” [15, tr. 25]. Trong hệ thống kinh sách Phật giáo cả Nam truyền và Bắc truyền đều có nhiều trang đề cập đến vấn đề này. Lời dạy của Đức Phật về Bố thí Kinh Tăng Chi Bộ: “Người có bố thí, khi được làm một vị trời hoặc được làm người đều vượt qua người không bố thí trên năm phương diện, đó là thọ mạng, nhan sắc, an lạc, danh xưng và tăng thượng” ; “Có người bố thí với tâm không mong cầu, bố thí với tâm không trói buộc, bố thí không với ý nghĩ “ta sẽ hưởng thọ cái này ở đời sau”, chỉ bố thí với ý nghĩ “lành thay sự bố thí”. Vị ấy bố thí để trang nghiêm tâm. Do bố thí như vậy, sau khi thân hoại mạng chung, được sinh cộng trú với chư Thiên ở cõi trời Phạm chúng. Khi nghiệp lực đoạn tận, thần lực, danh tiếng và uy quyền đoạn tận, vị ấy trở thành vị Bất lai, không trở lui trạng thái này” [7, tr.351]. Kinh Hoa Nghiêm có nói: “Bồ tát là nhà đại thí chủ, có bao nhiêu của cải bình đẳng thí cho chúng sinh mà không hối tiếc, chẳng mong quả báo, chẳng cầu danh vọng, chẳng cầu sinh về chỗ tốt hơn, cẳng cầu lợi dưỡng. Bồ tát chỉ muốn cứu độ tất cả chúng sinh, muốn mang lại lợi ích cho chúng sinh, muốn học theo bổn hạnh của các Đức Phât, muốn thọ trì bổn hạnh của các Đức Phật và muốn khiến tất cả chúng sinh lìa tất cả khổ, được vui rốt ráo” [Xem 29]. Còn trong kinh Kim Cang Bát nhã Ba la mật, Đức Phật dạy về công đức bố thí như sau: “Nếu Bồ tát bố thí với tâm không trụ tướng, phước đức ấy chẳng thể suy 13
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2