Luận văn Thạc sĩ Tôn giáo học: Vai trò của người phụ nữ theo đạo Hồi trong xã hội (Qua khảo cứu kinh Qur’an)
lượt xem 21
download
Mục đích nghiên cứu: Tìm hiểu vai trò người phụ nữ theo đạo Hồi qua khảo cứu kinh Qur'an, từ đó phân tích, chỉ ra những giá trị tích cực và hạn chế về quan niệm của người phụ nữ theo Hồi giáo trong kinh Qur'an. Mời các bạn tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Tôn giáo học: Vai trò của người phụ nữ theo đạo Hồi trong xã hội (Qua khảo cứu kinh Qur’an)
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ================= BÙI THỊ THƠM VAI TRÒ CỦA NGƢỜI PHỤ NỮ THEO ĐẠO HỒI TRONG XÃ HỘI (QUA KHẢO CỨU KINH QUR’AN) LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Tôn giáo học HÀ NỘI – 2015
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ================= BÙI THỊ THƠM VAI TRÒ CỦA NGƢỜI PHỤ NỮ THEO ĐẠO HỒI TRONG XÃ HỘI (QUA KHẢO CỨU KINH QUR’AN) Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Tôn giáo học Mã số: 60.22.03.09 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Trần Thị Kim Oanh HÀ NỘI - 2015
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng, Luận văn thạc sĩ Triết học với đề tài: “Vai trò của người phụ nữ theo đạo Hồi trong xã hội (Qua khảo cứu kinh Qur’an)”, là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS. TS. Trần Thị Kim Oanh. Các số liệu, trích dẫn và tài liệu tham khảo trong luận văn là hoàn toàn trung thực, có nguồn gốc rõ ràng. Hà Nội, năm 2015 Tác giả luận văn Bùi Thị Thơm
- LỜI CẢM ƠN Luận văn với đề tài “Vai trò của người phụ nữ theo đạo Hồi trong xã hội (Qua khảo cứu kinh Qur’an)” được hoàn thành tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. Để hoàn thành được Luận văn, bên cạnh những cố gắng của bản thân, tác giả luận văn đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của nhiều cá nhân, tập thể. Trước tiên, với tình cảm chân thành, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS. TS. Trần Thị Kim Oanh, cô đã nhiệt tình hướng dẫn khoa học cho tác giả để Luận văn được hoàn thành. Tác giả xin được gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giáo khoa Triết học, các thầy cô trong bộ môn Tôn giáo học và các thầy cô công tác ở các đơn vị ngoài trường, các cán bộ, công chức của các phòng, ban, thư viện trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã hết sức giúp đỡ tác giả trong quá trình học tập, nghiên cứu tại khoa, trường. Tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè và đồng nghiệp đã luôn quan tâm, động viên và giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình hoàn thành Luận văn thạc sỹ của mình. Xin trân trọng cảm ơn! Tác giả Luận văn Bùi Thị Thơm
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 3 1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................... 3 2. Tình hình nghiên cứu ................................................................................ 7 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................ 8 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................. 9 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu ............................................... 9 6. Đóng góp của luận văn .............................................................................. 9 7. Ý nghĩa của luận văn ................................................................................. 9 8. Kết cấu luận văn : ...................................................................................... 9 CHƢƠNG 1: KHÁI LƢỢC CHUNG VỀ KINH QUR’AN VÀ ĐỜI SỐNG CỦA NGƢỜI PHỤ NỮ HỒI GIÁO ............................................ 10 1.1. Nguồn gốc kinh Qur’an ............................................................. 10 1.1.1. Bối cảnh ra đời ........................................................................... 10 1.1.2. Nội dung cơ bản của Kinh Qur’an ............................................. 17 1.2. Đời sống của ngƣời phụ nữ theo đạo Hồi thể hiện trong kinh Qur’an ............................................................................................... 30 1.2.1. Quan niệm về người phụ nữ trong Kinh Qur’an ........................ 30 1.2.2. Hồi giáo và phụ nữ ..................................................................... 36 CHƢƠNG 2: MỘT SỐ NỘI DUNG THỂ HIỆN VAI TRÒ CỦA NGƢỜI PHỤ NỮ THEO ĐẠO HỒI TRONG XÃ HỘI........................ 44 2.1. Vai trò của ngƣời phụ nữ theo đạo Hồi trong gia đình ........... 44 2.1.1 Vai trò của người phụ nữ theo đạo Hồi trong mối quan hệ giữa vợ - chồng.............................................................................................. 44 2.1.2.Vai trò của người phụ nữ theo đạo Hồi trong mối quan hệ giữa cha mẹ, con cái ..................................................................................... 51 2.2.Vai trò của ngƣời phụ nữ theo đạo Hồi trong cộng đồng xã hội55 2.2.1. Vai trò của người phụ nữ theo đạo Hồi trong lĩnh vực kinh tế .. 55 1
- 2.2.2. Vai trò của người phụ nữ theo đạo Hồi trong tổ chức xã hội ... 62 2.2.3. Vai trò của người phụ nữ theo đạo Hồi trong tôn giáo và văn hóa ... 68 2.3. Những giá trị và hạn chế về quan niệm của ngƣời phụ nữ theo đạo Hồi trong Kinh Qur’an ............................................................. 74 KẾT LUẬN ................................................................................................ 84 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................. 87 PHỤ LỤC ................................................................................................... 92 2
- MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Đạo Hồi là một trong những tôn giáo lớn ra đời trên bán đảo Ảrập, trong quá trình truyền đạo và phát triển đã lan rộng trên phạm vi toàn thế giới, đến Đông Nam Á trong đó có Việt Nam. Thế giới Hồi giáo trong thời gian gần đây đã thu hút sự quan tâm, chú ý của nhiều quốc gia, cũng như nhiều nhà nghiên cứu dưới nhiều khía cạnh khác nhau như: mâu thuẫn về kinh tế, chính trị, xã hội, vấn đề khủng bố, sự phân chia các giáo phái trong Hồi giáo, vấn đề xung đột Hồi giáo ở các nước Bắc Phi và Trung Đông… Đây đều là những sự kiện có sự tham gia của những tín đồ theo đạo Hồi. Đặc biệt trong thời gian gần đây việc đấu tranh chống bạo lực, đòi hỏi sự bình đẳng về giới là một vấn đề được quan tâm nghiên cứu trên toàn thế giới. Nếu gia đình được coi là tế bào của xã hội thì người phụ nữ được coi là hạt nhân của tế bào này. Khi nói về vai trò của người phụ nữ trong xã hội, C.Mác viết: “Những biến đổi xã hội to lớn không thể có được khi thiếu chất men phụ nữ” [7, tr 486]. Người phụ nữ có vai trò rất quan trọng trong đời sống gia đình và xã hội. Phát biểu tại một hội nghị về vai trò của phụ nữ trong các vấn đề của thế giới, bà Rice – ngoại trưởng Mỹ đã hưởng ứng lời kêu gọi của quốc tế về việc dành cho phụ nữ một vai trò chính trị công bằng hơn, đặc biệt là trong việc giải quyết những vấn đề khẩn cấp của thế giới – biến đổi khí hậu, khủng bố, đói nghèo và chủ nghĩa cực đoan tôn giáo: “Trong thế giới hiện đại này, không một quốc gia nào có thể đạt được sự thành công, ổn định và an ninh bền vững nếu như một nửa dân số của họ bị gạt ra rìa. Cộng đồng quốc tế cần phải đảm bảo rằng chúng ta nghe thấy tiếng nói của 3
- phụ nữ và quan tâm tới những lo ngại của họ tại tất cả những nơi chúng ta nỗ lực thiết lập hoặc gìn giữ hòa bình dễ dàng hơn” [45]. Ngay từ những bước đi đầu tiên của lịch sử, người phụ nữ đã đóng một vai trò quan trọng không thế thiếu, là người quyết định những vấn đề của đời sống gia đình và xã hội. Tuy nhiên sự phát triển của lực lượng sản xuất và quá trình phân công lao động đã đưa người đàn ông lên thay thế trở thành “người trụ cột” trong gia đình và xã hội, từ đó vị trí của người phụ nữ phải trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử, đặc biệt là những nước có tôn giáo độc thần thống trị. Ngày nay, khi con người đang bước dần đến kỷ nguyên của văn minh thì những giá trị về nhân quyền, dân quyền cũng như sự bình đẳng giới đang tiến dần những nấc thang mới. Nhiều quốc gia trên thế giới đã nhận thấy sự đóng góp vô cùng quan trọng của phụ nữ vào các hoạt động văn hóa, kinh tế, chính trị xã hội. Nhận thức rõ vai trò to lớn của phụ nữ, từ những năm 70 trở lại đây, phong trào nghiên cứu về phụ nữ trong giới học giả rất phát triển, đặc biệt là ở phương Tây, nơi mà những giá trị về quyền con người được đặc biệt đề cao. Ở Việt Nam, nơi mà phụ nữ chiếm một nửa dân số, là hạt nhân của gia đình và xã hội thì vấn đề quan tâm đến phụ nữ chính là vì sự ổn định và phát triển đất nước. Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, người phụ nữ luôn chiếm một vị trí quan trọng và có những cống hiến to lớn góp phần xây dựng truyền thống vẻ vang của dân tộc, đồng thời cũng tạo nên truyền thống của chính giới mình. Điều 9 trong bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa năm 1946 đã khẳng định quyền bình đẳng nam nữ. Trải qua nhiều lần sửa đổi Hiến pháp, song tư tưởng về bình đẳng giới luôn được bổ sung và hoàn thiện. Tất cả các Hiến pháp từ 1946, 1959, 1980, 1992 đều khẳng định: phụ nữ có quyền bình đẳng với 4
- nam giới về mọi mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. Địa vị của người phụ nữ Việt Nam ngày càng được khẳng định và đề cao bởi những đóng góp to lớn của họ trong thành tựu chung của đất nước và sự quan tâm của Đảng Cộng sản Việt Nam. Tuy nhiên không phải ở bất cứ quốc gia nào người phụ nữ cũng được đặt đúng vị thế và vai trò của mình. Ở các nước theo đạo Hồi trên thế giới, vấn đề vị thế, vai trò của người phụ nữ là một vấn đề phức tạp, nhiều mâu thuẫn. Tất cả những quan niệm về người phụ nữ theo đạo Hồi đều được Thượng đế Allah truyền lại qua thiên kinh Qur‟an. Kinh Qur‟an là cuốn linh thiêng liêng và có vị trí quan trọng trong trong tâm hồn những tín đồ theo đạo Hồi. Bởi trong kinh Qur‟an chứa đựng tất cả tinh thần của Hồi giáo, chứa đựng đức tin và thực hành đức tin đối với Thượng đế. Kinh Qur‟an không chỉ đơn thuần là cuốn kinh về giáo lý mà còn là bộ luật trong cuộc sống hàng ngày của mỗi người Muslim (các tín đồ theo Hồi giáo). Kinh Qur‟an không phải là tác phẩm do con người sáng tạo mà do thượng đế Allah sáng tạo, lấy Muhammad làm trung gian để thuyên truyền cho mọi người, đối với người Hồi giáo thì thiên kinh Qur‟an là món quà vĩ đại nhất mà Thượng đế ban cho loài người. Nội dung thiên kinh Qur‟an và những lời thuyết đạo của Thiên sứ Muhammad cho thấy người phụ nữ Hồi giáo có giá trị sống như nam giới và bình đẳng với nam giới. Tuy nhiên,vẫn có những người hiểu phiến diện theo nghĩa phụ nữ Hồi giáo thấp kém hơn đàn ông. Không phải chỉ có riêng trong gia đình và xã hội Hồi giáo, mà lịch sử xã hội con người nói chung, tự nó đã phân biệt rõ sự khác nhau về chức năng của người phụ nữ với đàn ông; tính “bình đẳng” và sự “đồng dạng” là hai mặt khác nhau. Để hiểu đúng thân phận người phụ nữ Hồi giáo trong xã hội, trong thiên kinh Qur‟an đã giành hẳn một chương để nói về phụ nữ (chương IV). 5
- Hiện nay, trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế, tôn giáo nói chung, đạo Hồi nói riêng đang có ảnh hưởng mạnh mẽ đối với đời sống văn hóa, tinh thần, chính trị, xã hội của đất nước ta. Đảng và nhà nước rất quan tâm tới vấn đề này. Văn kiện hội nghị lần thứ V, ban chấp hành Trung Ương Đảng Cộng Sản Việt Nam khóa VIII, phần những nhiệm vụ cụ thể, điểm 8, chính sách văn hóa đối với tôn giáo khẳng định: “ khuyến khích ý tưởng công bằng, bác ái hướng thiện trong tôn giáo, đồng thời tuyên truyền giáo dục khắc phục tệ mê tín dị đoan, chống việc lợi dụng tôn giáo thực hiện ý đồ chính trị xấu” [14,tr.66 – 67]. Hay chỉ thị 37/TC – TW của Bộ chính trị ra ngày 02 – 07 – 1998 đã viết: “Tôn giáo là một vấn đề còn tồn tại lâu dài, tín ngưỡng tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân. Đạo đức tôn giáo có nhiều điều phù hợp với công cuộc xây dựng xã hội mới”. Văn kiện Đại Hội X đã chỉ ra : “Đồng bào các tôn giáo là bộ phận quan trọng của khối đại đoàn kết dân tộc. Thực hiện nhất quán chính sách tôn trọng và đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, theo hoặc không theo tôn giáo của công dân, quyền sinh hoạt tôn giáo bình thường theo pháp luật”. Tại điều 5 Pháp lệnh tín ngưỡng tôn giáo của Đảng cũng cho rằng : “ Tôn trọng giá trị văn hóa, đạo đức tôn giáo”… Với tất cả lý do trên, chúng tôi chọn đề tài: “ Vai trò của ngƣời phụ nữ theo đạo Hồi trong xã hội (Qua khảo cứu Kinh Qur’an)” làm đề tài luận văn của mình. Đề tài không chỉ mang lại một cách nhìn nhận, đánh giá khách quan hơn về tư tưởng của kinh Qur‟an trong các quan niệm về thế giới, con người và xã hội, qua cuốn kinh Qur‟an giúp ta tìm hiểu rõ hơn về vai trò người phụ nữ Hồi giáo. Do vậy, nghiên cứu, tìm hiểu vai trò của người phụ nữ theo đạo Hồi qua khảo cứu kinh Qur‟an dưới cái nhìn tôn giáo học nhằm làm sáng tỏ những giá trị, vai trò của người phụ nữ theo đạo Hồi. 6
- 2. Tình hình nghiên cứu Hồi giáo là một tôn giáo lớn trên thế giới luôn thu hút được sự quan tâm nghiên cứu của nhiều quốc gia, nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước dưới những khía cạnh tiếp cận khác nhau. Có thể kể đến các tác giả nước ngoài tiêu biểu như: Dominique Sourel với tác phẩm “Hồi giáo” [11]; Jamal J.Elias với tác phẩm “Islam” và “Vấn đề giáo phái trong Islam giáo” [31]; W.Owen Cole, Peggy Morgan với “Six Reilehodge in the Twenty First Centry” [40]… Nhìn chung các công trình này đều nghiên cứu về nguồn gốc ra đời, lịch sử truyền bá, sự phân chia các giáo phái, quá trình phát triển đạo Hồi trên thế giới. Ở Việt Nam, vấn đề đạo Hồi trong những năm gần đây cũng được giới nghiên cứu quan tâm hơn. Nhiều công trình nghiên cứu về đạo Hồi ở Việt Nam ở các góc độ tôn giáo, văn hóa và kinh tế…tiêu biểu như: Nguyễn Văn Luận với cuốn “Người Chăm Hồi giáo miền Tây Nam phần Việt Nam” [35]; Nguyễn Thọ Nhân với cuốn “ Đạo Hồi và thế giới Ảrập” [46]; Nguyễn Hồng Dương với tác phẩm “Một số vấn đề cơ bản về tôn giáo, tín ngưỡng của đồng bào Chăm ở hai tỉnh Bình Thuận, Ninh Thuận hiện nay” [19]; Trần Thị Kim Oanh với tác phẩm “Hồi giáo và Hồi giáo ở Việt Nam” [51]; Ngô Văn Doanh với cuốn “Hồi giáo với đời sống chính trị Đông Nam Á” [15]… Những công trình này nghiên cứu về lịch sử hình thành và phát triển của đạo Hồi, những giáo lý, giáo luật, nghi lễ của đạo Hồi, kinh Qur‟an và cũng ít nhiều đề cập đến cộng đồng tín đồ Hồi giáo ở Việt Nam, sự ảnh hưởng của đạo Hồi trong đời sống sinh hoạt, tín ngưỡng của người Việt Nam theo đạo Hồi. Ngoài ra còn một số bài báo, tạp chí cũng nghiên cứu vấn đề này như: Bùi Thị Ánh Vân với bài viết “Địa vị người phụ nữ trong xã hội Hồi giáo truyền thống” [60]; “Những quy định về địa vị cá nhân của người phụ nữ 7
- trong xã hội Hồi giáo” [52] của Vũ Thị Thanh dịch; Nguyễn Văn Dũng với “Địa vị của người phụ nữ trong thế giới Islam giáo” [22]; Lương Thị Thoa với “Thử tìm hiểu một vài nét đặc trưng của Đạo Hồi” [53]; Ngô Văn Doanh với “Islam giáo và văn hóa Đông Nam Á thời cận hiện đại” [14]; Nguyễn Xuân Nghĩa với “Phụ nữ tôn giáo và vấn đề phát triển” [44]…. Bên cạch đó cũng có nhiều đề tài luận văn Thạc sĩ nghiên cứu về đạo Hồi như: Vũ Văn Chung “Quan niệm về hôn nhân và gia đình trong kinh Qur’an” [9]; Nguyễn Thanh Xuân “Vai trò của người phụ nữ Islam trong xã hội Inđônêxia” [63]… Tổng quan tình hình nghiên cứu cho thấy, các công trình nghiên cứu trên chủ yếu nghiên cứu về: nguồn gốc ra đời, giáo lý, giáo luật, lịch sử phát triển, sự truyền bá đạo Hồi trên thế giới và Việt Nam, các công trình nghiên cứu về vai trò của người phụ nữ Hồi giáo còn chưa sâu. Ở đây, tác giả đi sâu vào nghiên cứu “Vai trò người của phụ nữ theo đạo Hồi trong xã hội (Qua khảo cứu kinh Qur’an)”. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu: Tìm hiểu vai trò người phụ nữ theo đạo Hồi qua khảo cứu kinh Qur‟an, từ đó phân tích, chỉ ra những giá trị tích cực và hạn chế về quan niệm của người phụ nữ theo Hồi giáo trong kinh Qur‟an. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu: Để thực hiện mục đích trên luận văn có nhiệm vụ: Thứ nhất: Khái quát chung về Kinh Qur‟an và đời sống của người phụ nữ Hồi giáo. Thứ hai: Phân tích vai trò của người phụ nữ Hồi giáo qua khảo cứu kinh Qur‟an. Thứ ba: Chỉ ra những giá trị và mặt hạn chế về quan niệm của người phụ nữ theo đạo Hồi trong kinh Qur‟an. 8
- 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1.Đối tượng nghiên cứu: Vai trò của phụ nữ trong xã hội theo đạo Hồi qua sự khảo cứu kinh Qur‟an. 4.2. Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu vai trò của người phụ nữ trong xã hội được thể hiện qua kinh Qur‟an. 5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Cơ sở lý luận: Luận văn xây dựng trên cơ sở vận dụng quan điểm của Mác xít về tôn giáo, bản chất, vai trò, chức năng xã hội của tôn giáo. Luận văn cũng tiếp thu những kết quả của các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước về đạo Hồi. 5.2. Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu của tôn giáo học như: phương pháp logic lịch sử, phân tích, tổng hợp, đối chiếu, so sánh, phương pháp nghiên cứu kinh điển. 6. Đóng góp của luận văn Từ việc làm sáng tỏ một số nội dung cụ thể về vai trò của người phụ nữ theo đạo Hồi trong xã hội (qua khảo cứu kinh Qur‟an). Trên cơ sở đó chỉ ra những mặt tích cực và hạn chế của người phụ nữ theo Hồi giáo. 7. Ý nghĩa của luận văn Ý nghĩa lý luận: Luận văn nghiên cứu làm sáng tỏ vai trò của người phụ nữ Hồi giáo trong xã hội, từ đó chỉ ra những giá trị và hạn chế của người phụ nữ theo đạo Hồi nói chung so với những người phụ nữ trên thế giới nói riêng. Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu luận văn góp phần vào việc nhận thức và ứng xử phù hợp hơn với cộng đồng Hồi giáo, đồng thời có thể làm tài liệu tham khảo cho công tác nghiên cứu, giảng dạy về tôn giáo nói chung và Hồi giáo nói riêng. 8. Kết cấu luận văn : Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và mục lục, nội dung chính của luận văn gồm 02 chương 05 tiết. 9
- CHƢƠNG 1: KHÁI LƢỢC CHUNG VỀ KINH QUR’AN VÀ ĐỜI SỐNG CỦA NGƢỜI PHỤ NỮ HỒI GIÁO 1.1. Nguồn gốc Kinh Qur’an 1.1.1. Bối cảnh ra đời Đạo Hồi là một tôn giáo mang tính quốc tế, ra đời muộn nhưng lại là tôn giáo phát triển nhanh, là một trong ba tôn giáo lớn trên thế giới. Xuất phát từ quê hương Ảrập từ thế kỷ thứ VII sau Công nguyên, Hồi giáo đã phát triển nhanh chóng tạo thành một thế lực mạnh với những tổ chức đặc biệt của nó về phương diện tôn giáo cũng như quốc gia, xã hội. Ở bán đảo Ảrập, trước khi đạo Hồi xuất hiện phần lớn dân cư sống cuộc sống du mục, lang thang nay đây mai đó với những đàn cừu và lạc đà trên các sa mạc, trừ một vài vùng ở ven duyên hải và ốc đảo, có thể trồng trọt và chăn nuôi. Nhìn chung kinh tế còn trong tình trạng thấp kém, xã hội còn lạc hậu và tồn tại nhiều hủ tục. Sự ra đời của đạo Hồi được thúc đẩy bởi các nguyên nhân kinh tế, xã hội, chính trị, gắn liền với sự chuyển biến từ chế độ công xã nguyên thủy sang xã hội có giai cấp và yêu cầu thống nhất các bộ lạc trong bán đảo Ảrập thành một nhà nước phong kiến thần quyền. Đầu thế kỷ thứ VII, các bộ lạc du mục trên bán đảo Ảrập đã bắt đầu định cư, các nhóm dân cư có nhu cầu hòa hợp vào nhau để tạo thành một quốc gia thống nhất, một nền kinh tế thống nhất, xây dựng quân đội hùng mạnh để chống giặc ngoại xâm, mở rộng lãnh thổ. Như vậy, yêu cầu thống nhất quốc gia đã trở thành một xu thế lịch sử tất yếu của Ảrập lúc đó. Hoàn cảnh lịch sử là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành giáo lý, giáo luật của đạo Hồi nói chung và giáo lý, giáo luật đề cập tới thân phận và vai trò của người phụ nữ trong gia đình, xã hội nói riêng. Xã hội Ảrập trước khi Hồi giáo ra đời còn tồn tại nhiều hủ tục lạc hậu. Người Ảrập theo chế độ đa thê, tùy thuộc vào kinh tế giàu hay nghèo, mà 10
- người đàn ông có số lượng vợ và nàng hầu khác nhau, họ có quyền quyết định đối với vợ con, người vợ được coi như là vật sở hữu của chồng, do đó có thể ruồng bỏ dễ dàng. Các góa phụ và phụ nữ bị ruồng bỏ thuộc quyền sở hữu của người đàn ông thừa kế, người thừa kế đó có thể giữ lại hoặc bán cho người khác. Đối với người phụ nữ bị bắt trong chiến tranh, họ bị xem như chiếm lợi phẩm, như nô lệ. Đối với con gái, người cha có thể bán cho người khác làm vợ tùy ý, có thể chôn sống lúc mới sinh hoặc kể cả khi đã lớn, nhằm tránh sự nghèo túng hoặc giữ danh dự cho gia đình, vì sự hiện diện của đứa con gái trong nhà là một điều sỉ nhục. Tục lệ này khá phổ biến trong xã hội tiền Hồi giáo và còn được coi như một việc làm hợp đạo lý. Trái lại, đối với người con trai, lại có quyền hạn rất lớn, nhất là khi chúng đã trưởng thành, bởi lý do là người con trai khi lớn lên sẽ trở thành những chiến binh đứng lên bảo vệ đất nước. Theo người Ảrập, với sứ mệnh của người con trai như vậy họ phải được tôn trọng và có quyền uy. Mặc dù sống trong một nhà nhưng đàn ông và đàn bà sống ngăn cách bởi một bức rèm, họ phải ăn riêng và ăn sau chồng, con trai mình và bạn bè của chồng. Hồi giáo ra đời, đã có bước ngoặt tiến bộ hơn so với thời kỳ trước, người phụ nữ không những được coi trọng mà họ còn có các quền hạn nhất định của mình. Họ cũng đóng vai trò quan trọng, là người vợ, người mẹ, giữ gìn tổ ấm gia đình, hiếu thuận với cha mẹ, để người chồng an tâm lao động sản xuất. Không những vậy họ còn tích cực tham gia vào các hoạt động ngoài xã hội khác. Chúng ta sẽ tìm hiểu rõ hơn vai trò của người phụ nữ Hồi giáo ở chương 2. Bên cạnh đó để một tôn giáo mới ra đời và tồn tại không chỉ dừng lại ở bán đảo Ảrập mà còn ở các nước trên thế giới phải kể đến vai trò của Muhammad. Ông chính là người sáng lập ra đạo Hồi và thiên kinh Qur‟an. 11
- Qúa trình hình thành đạo Hồi và kinh Qur‟an gắn liền với hoạt động truyền đạo của Muhammad và các hậu duệ của Ông, sau này họ chính là những người đã dày công sưu tầm, biên soạn cuốn kinh Qur‟an. Muhammad sinh năm 571, từ bộ lạc Kyriesh. Vốn đã định cư ở Mekka từ lâu. Chính bộ lạc này đã xây đền Kabba ở đây từ những năm 2171 trước Công nguyên tính từ ông tổ Ismael trở xuống đến Muhammad đúng được 30 đời. Cha ông là Abdullah mất sớm từ khi ông ra đời được hai tháng, mẹ là bà Amina sau sáu năm thì mất. Muhammad được ông nội là Abd – El- Motalib và chú là Abou- Taib đem về nuôi, chính nhờ người chú mà Muhammad học được một nghề mà dân chúng Ảrập thời kỳ này rất yêu thích: nghề thương mại. Khi đi qua Syria và Lưỡng Hà ông có dịp tiếp xúc với các nhà tu hành Kitô giáo. Những người này đã có một số điểm chung với tinh thần Khải thị chân lý mà Muhammad sau đó nhận được đó là: đều tin vào Thượng Đế, tin vào Kinh Thánh và lời của Thượng Đế. Muhammad là người chín chắn, làm việc rất cẩn thận nên được mọi người tin yêu và tặng Ông cái tên Al-Amin có nghĩa là một người được mọi người tín nhiệm. Năm 25 tuổi ông vào làm quản lý cho một góa phụ giàu có ở thành Mekka tên là Khadijah, sau đó ông đã lấy bà làm vợ, mặc dù về tuổi tác là chênh lệch (bà Khadijah đã 40 tuổi). Nhờ vào thế lực của vợ, ông trở thành một nhân vật đáng kể trong vùng và cũng từ bấy giờ ông không phải lo sinh kế nữa nên có thì giờ lo việc đạo. Muhammad đã được xưng danh là sứ giả của Allah, nhà tiên tri và người đứng ra sáng lập đạo Hồi. Tương truyền rằng, vào năm 611, Muhammad bắt đầu trải nghiệm một sự kiện khác thường, khi đang một mình cô độc suy ngẫm trong một cái hang trên núi Xira, thuộc ngoại thành Mekka. Vào đêm hôm đấy, Thượng 12
- đế Allah đã cử thiên sứ Gabriel đến truyền đạt Thần dụ và lần đầu tiên “khải thị” cho ông chân lý của kinh Qur‟an, khiến ông trở thành “Thánh thụ mệnh” – sứ giả của Thượng Đế, nhà Tiên tri. Sau khi được khải thị, ông hỏi Thiên sứ là mình phải nói gì cho đồng bào của mình và Thiên sứ đáp: “hãy nói nhân danh Thượng Đế của các ngươi, Đấng đã sáng tạo ra con người từ một cục máu. Hãy nói “ Thượng đế của các ngươi là khoan dung nhất, người đã dạy bằng ngòi bút, dạy con người điều mà nó không biết”. Lời nói đó của Thiên sứ đã đặt nền móng hình thành nên kinh Qur‟an, từ đó về sau, Muhammad tự xưng là tiếp thu sứ mệnh của chân chủ trao cho, băt đầu truyền đạo Hồi. Đầu tiên, ông chưa công khai nói về tôn giáo của mình, mà chỉ bí mật truyền giáo cho những người thân và bạn bè, về sau ông mới công khai truyền giáo tới quần chúng Mekka và một số người đã tin theo. Ông truyền bá tư tưởng bình đẳng và lòng nhân từ, phê phán việc thờ phụng thần tượng. Trong mười năm, từ năm 611 đến năm 621, Muhammad đã kêu gọi người dân thành Mekka hãy nghe theo lời dạy của Thượng Đế, hãy chấp nhận một Thượng Đế độc tôn. Thế nhưng, những cố gắng của ông lúc bấy giờ vẫn chưa thành công, thậm chí với nhiều người những thông điệp của ông dường như là sự đe dọa đối với việc thờ các thần tượng đang rất sinh lợi cho họ, vì thế họ căm ghét ông. Lúc Muhammad mới rao giảng những lời của Thượng đế thì đa số những người có thế lực ở Mekka hoàn toàn thờ ơ, thế nhưng, dần dần, họ bắt đầu chống đối ông, họ không thích những bài giảng của ông chống lại các thần tượng của họ. Đặc biệt là những người giàu có, họ không quan tâm tới lời cảnh báo của ông về ngày phán xét cuối cùng và về địa ngục đang chờ họ. Họ quyết liệt đàn áp bằng cách tàn sát các tín đồ tôn giáo mới này, đa số thuộc tầng lớp dân nghèo và nô lệ. Lúc bấy giờ những người theo Muhammad còn ít nên trước cảnh tàn sát đó, ông 13
- đã khuyên họ tản cư sang Abyssinie lánh lạn. Muhammad cũng rời thành Mekka đi giảng đạo ở TaiF phía nam Mekka, nhưng không thu được kết quả, lúc đó ông quyết định đi ngược về phía Bắc và truyền giáo tại thành Yathib (sau này đổi tên thành Medina) nơi cách Mekka 450 km. Từ đây số lượng tín đồ tin ông ngày càng tăng. Ông chọn thành Medina có nghĩa là thành phố của nhà tiên tri, thành nơi di dân đến cho các tín đồ Hồi giáo còn sót lại ở Mekka Ngày 16 tháng 7 năm 622, Muhammad quyết định dẫn các tín đồ ở Mekka di dân sang đây. Người Hồi giáo gọi đây là ngày Hidjra, có nghĩa là ngày Thánh di. Sau 17 năm ngày này được chọn làm ngày mở đầu cho kỷ nguyên Hồi giáo vì chính sau này Hồi giáo phát triển mạnh mẽ và trở thành một trong những tôn giáo lớn trên thế giới. Muhammad tập trung phát triển đạo ở Medina và xây cất ở đây một Thánh đường, ông đề xuất tư tưởng “Muslim là anh em”. Theo tư tưởng này, tất cả những Muslim, không phân biệt bộ tộc, không phân biệt khoảng cách đều là anh em, đoàn kết thống nhất dưới ngọn cờ Hồi giáo, đều lấy tín ngưỡng tôn giáo và lợi ích chính trị của cộng đồng làm xuất phát điểm và nguyên tắc tối cao để xử lý mọi vấn đề thế tục. Trong thời gian ở Medina, ông đề xuất hàng loạt những chủ trương cải cách đời sống xã hội, những quy phạm luân lý đạo đức, những nguyên tắc pháp luật, những hệ thống giáo quy của Hồi giáo…để xử lý những vấn đề vấp phải trong cuộc sống thường ngày và để tạo ra sức mạnh cho chính quyền. Để hòa giải mâu thuẫn xã hội, ông đưa ra chủ trương giảm gánh nặng cho nô lệ, đề xướng việc cứu tế, giúp đỡ người khó khăn… Tuy nhiên vì xung đột lợi ích những người quý tộc ở Quraich thuộc Mekka luôn tìm cách triệt hạ thành Medina. Trước tình hình đó, ông đã tập hợp tín đồ để chống lại họ. Trong các năm 624 đến 627, đội quân Muslim 14
- đã phát động cuộc chiến với các giáo đồ đa thần giáo Mekka ở Badr và ở Uhud. Tuy quy mô không lớn, khi thắng khi thua nhưng đội quân đã chiếm được nhiều chiến lợi phẩm, đã đè bẹp được nhuệ khí của các quý tộc Mekka và quan trọng nhất đã tạo được niềm tin vào chiến thắng. Trước sự lớn mạnh của lực lượng Hồi giáo, các tín đồ đạo Do Thái cảm thấy bất an và đã tìm cách phá hoại sự đoàn kết của khối Muslim. Trước tình hình đó, ông đã lãnh đạo các lực lượng vũ trang Muslim đánh bật hai bộ lạc Do Thái ra khỏi Medina. Năm 628, Muhammad đích thân dẫn hơn một nghìn tín đồ Hồi giáo cùng đi Mekka để triều kiến Kaba (ngôi đền thiêng, ngày nay năm ở trung tâm của Đại Thánh đường Hồi giáo ở Mekka) theo tục lệ cổ truyền của các dân tộc Ảrập. Khi sắp đến Mekka, đội quân Muslim bị binh lính của thành phố ngăn lại. Tuy nhiên dưới sự cứng rắn của Muhammad thì chính quyền Mekka phải nhượng bộ. Đại biểu quý tộc Mekka và những người Muslim đã ký hòa ước Hotapia đồng ý ngưng chiến trong mười năm và phải thừa nhận địa vị hợp pháp của những người Muslim về mặt tôn giáo. Đến năm 629, Muhammad đem quân đánh chiếm thành Mekka, lúc ấy thế lực bộ lạc Quraich đã giảm nhiều nên ông đã lấy được thành Mekka. Sau khi lấy được thành Mekka ông lại tiếp tục đánh một trận Honain để dẹp đội quân Hawain thì ông mới làm bá chủ bán đảo Ảrập về phương diện chính trị, quân sự cũng như tôn giáo. Mùa xuân năm 632, Muhammad cùng với mười vạn quân tới Mekka để lãnh đạo cuộc triều bái đã được cải cách. Tại đây ông tuyên bố hoàn thành đạo Hồi. Hoàng loạt nghi thức điển lễ mà Muhammad tiến hành trong lần triều bái này đã trở thành khuôn mẫu triều bái của những người Hồi giáo sau này. Sau triều bái, Muhammad trở về Medina, ít lâu sau ông mắc bệnh và qua đời, các tín đồ Hồi giáo mai táng ông tại Medina. 15
- Như vậy, có thể thấy rằng vai trò của Muhammad đối với sự ra đời đạo Hồi là rất to lớn. Bằng cách sử dụng một hình thức tôn giáo mới để tập hợp quần chúng, thống nhất các bộ lạc, thị tộc trên bán đảo Ảrập để hình thành nhà nước Ảrập. Cộng đồng Hồi giáo không chỉ là cộng đồng tôn giáo mà còn mang tính chất chính trị, cộng đồng xã hội. Sau khi Muhammad qua đời, phần lớn các bản chép tay của các tín đồ Hồi giáo về những lời khải thị của Thượng đế được ông truyền giảng trên những mảnh da cừu, da súc vật, trên lá bị thất lạc hoặc phân tán nhiều nơi. Nhu cầu cấp thiết cần phải thu hồi và sưu tầm các nguyên bản, sau đó cần phải có người tài giỏi biên tập các nguyên bản thành một cuốn kinh duy nhất. Năm 657, tức 25 năm sau khi Muhammad qua đời, vua Uthman công bố bản kinh Qur‟an và gọi nó là “MUSHAF” có nghĩa là “kinh thánh chính thức của mọi người Hồi giáo”. Đối với các dân tộc Ảrập, nguyên bản bằng ngôn ngữ Ảrập của kinh Qur‟an là một kiệt tác phẩm thi văn. Kinh Qur‟an không hẳn là một cuốn thơ trường thiên nhưng là một tác phẩm văn xuôi có vần có điệu rất thích hợp với khẩu vị văn chương của những người du mục. Chính vì vậy, kinh Qur‟an nhanh chóng được truyền bá qua truyền khẩu rộng khắp bán đảo Ảrập. Trước khi có kinh Qur‟an, người Ảrập có mặc cảm là một chủng tộc thiếu văn hóa và họ tỏ ra nể trọng người Do Thái và Ki tô, sự xuất hiện của kinh Qur‟an vào đầu thế kỷ thứ VII đã đem lại cho các dân tộc Ảrập một niềm tự hào vì từ nay họ có Thánh kinh viết bằng tiếng Ảrập. Họ đón nhận Hồi giáo là đạo của dân tộc chứ không phải đạo ngoại lai. Ðạo Hồi và kinh Qur‟an là chất keo văn hóa nối kết các bộ lạc Ảrập lại với nhau và biến khối Ảrập thành một lực lượng chính trị và quân sự hùng mạnh trong nhiều thế kỷ. 16
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Tôn giáo học: Hoạt động từ thiện xã hội của một số tôn giáo ở tỉnh Kiên Giang hiện nay (qua nghiên cứu Phật giáo và Công giáo)
125 p | 115 | 27
-
Luận văn Thạc sĩ Tôn giáo học: Phật giáo Nam tông trong đời sống văn hóa tinh thần người Khmer huyện Giồng Riềng tỉnh Kiên Giang
115 p | 76 | 22
-
Luận văn Thạc sĩ Tôn giáo học: Giá trị của giáo lý Phật giáo trong việc thực hiện luật Hôn nhân và Gia đình Việt Nam hiện nay
108 p | 70 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Tôn giáo học: Phật giáo tỉnh Bến Tre thế kỷ XVIII - XIX
145 p | 53 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Tôn giáo học: Vai trò của tôn giáo trong xây dựng khối đoàn kết dân tộc ở huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang hiện nay
104 p | 72 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Tôn giáo học: Công tác tôn giáo ở thủ đô Viêng Chăn nước Cộng hóa dân chủ nhân dân Lào hiện nay
98 p | 58 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Tôn giáo học: Hôn nhân và gia đình người Chăm Bani hiện nay (Qua khảo cứu tại tỉnh Ninh Thuận và tỉnh Bình Thuận)
102 p | 43 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Tôn giáo học: Hoạt động phước thiện của Tịnh độ Cư sĩ Phật hội Việt Nam (qua nghiên cứu tại 3 tỉnh: An Giang, Đồng Tháp và Thành phố Hồ Chí Minh)
85 p | 42 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Tôn giáo học: Lễ hội truyền thống đối với đời sống người dân huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội hiện nay
94 p | 41 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Tôn giáo học: Ban Trị sự Phật giáo Việt Nam huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội: Lịch sử và thực trạng
95 p | 36 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Tôn giáo học: Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về hoạt động tôn giáo ở Thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay
104 p | 116 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Tôn giáo học: Tôn giáo và công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo ở huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên hiện nay
91 p | 70 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Tôn giáo học: Tổ chức Islam ở Hà Nội - Lịch sử và thực trạng
145 p | 45 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Tôn giáo học: Vai trò của tín ngưỡng, tôn giáo đối với đời sống cộng đồng phụ nữ ở huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang hiện nay
96 p | 86 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Tôn giáo học: Sự hình thành và phát triển của Phật giáo tỉnh Lào Cai (thông qua nghiên cứu các cơ sở Phật giáo tiêu biểu; tổ chức và hoạt động của Giáo hội địa phương)
90 p | 71 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Tôn giáo học: Hoạt động bảo vệ môi trường tự nhiên của Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Bình Phước hiện nay
111 p | 107 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Tôn giáo học: Một số đặc trưng tu tập của Hệ phái Khất sĩ từ khởi nguyên cho đến nay
95 p | 98 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Tôn giáo học: Đời sống tôn giáo giáo xứ Đức Mẹ Vô Nhiễm, Giáo phận Long Xuyên - thị trấn Hòn Đất, huyện Hòn Đất tỉnh Kiên Giang
111 p | 34 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn