intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Văn học: Cái tôi trữ tình trong thơ Dư Thị Hoàn, Đoàn Thị Lam Luyến, hoàng Việt Hằng

Chia sẻ: Minh Tú | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:134

26
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn nhằm làm sáng tỏ vấn đề sau: Tìm hiểu về cái tôi trữ tình trong thơ Dư Thị Hoàn, Đoàn Thị Lam Luyến, Hoàng Việt Hằng qua những nguồn cảm hứng tiêu biểu và nghệ thuật thể hiện nó để thấy được sự đóng góp của các nhà thơ nữ trong nền thơ ca Việt Nam hiện đại; góp phần làm sáng tỏ phong cách thơ của Dư Thị Hoàn, Đoàn Thị Lam Luyến, Hoàng Việt Hằng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Văn học: Cái tôi trữ tình trong thơ Dư Thị Hoàn, Đoàn Thị Lam Luyến, hoàng Việt Hằng

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN -------------- ĐỚI THỊ HỒNG CÁI TÔI TRỮ TÌNH TRONG THƠ DƯ THỊ HOÀN, ĐOÀN THỊ LAM LUYẾN, HOÀNG VIỆT HẰNG LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM HÀ NỘI, NĂM 2013
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN -------------- ĐỚI THỊ HỒNG CÁI TÔI TRỮ TÌNH TRONG THƠ DƯ THỊ HOÀN, ĐOÀN THỊ LAM LUYẾN, HOÀNG VIỆT HẰNG LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM MÃ SỐ: 60.22.34 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. LƯU KHÁNH THƠ HÀ NỘI, NĂM 2013
  3. MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................. 4 1.Lý do chọn đề tài. ........................................................................................... 4 2. Lịch sử vấn đề. ............................................................................................... 5 2.1. Tác giả Dư Thị Hoàn. ................................................................................... 5 2.1.2. Tác giả Đoàn Thị Lam Luyến. ..................................................................... 8 2.1.3. Tác giả Hoàng Việt Hằng ....................................................................... 10 3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 12 3.1. Đối tượng nghiên cứu. .............................................................................. 12 3.1.2. Tác giả Đoàn Thị Lam Luyến luận văn khảo sát tập trung ở ba tập thơ: ......................................................................................................................... 12 3.1.3. Tác giả Hoàng Việt Hằng chúng tôi tập trung khảo sát qua hai tập thơ: ......................................................................................................................... 12 3.2. Phạm vi nghiên cứu. ................................................................................. 12 4.Mục đích nghiên cứu. .................................................................................... 12 5.Phương pháp nghiên cứu. ............................................................................. 13 6.Bố cục của luận văn. ..................................................................................... 13 PHẦN NỘI DUNG............................................................................................. 14 CHƯƠNG 1: NHẬN THỨC CHUNG VỀ CÁI TÔI TRỮ TÌNH – SỰ HÌNH THÀNH CÁ TÍNH SÁNG TẠO TRONG THƠ DƯ THỊ HOÀN, ĐOÀN THỊ LAM LUYẾN, HOÀNG VIỆT HẰNG......................................................................................... 14 1.1.Khái niệm về “cái tôi”, “cái tôi trữ tình” và biểu hiện của cái tôi trữ tình trong thơ ca truyền thống.............................................................................. 14 1.1.1.Cái tôi ..................................................................................................... 14 1.1.2.Cái tôi trữ tình. ...................................................................................... 16
  4. 1.1.3.Các hình thức biểu hiện của cái tôi trữ tình trong văn học. ................ 18 1.1.3.1.Cái tôi trữ tình trong văn học dân gian............................................... 19 1.1.3.2.Cái tôi trữ tình trong văn học cổ điển. ................................................ 19 1.1.3.3.Cái tôi trữ tình trong thơ lãng mạn .................................................... 20 1.1.3.4.Cái tôi trữ tình trong thơ cách mạng. ................................................. 21 1.2.Sự hình thành cá tính sáng tạo trong thơ Dư Thị Hoàn, Đoàn Thị Lam Luyến, Hoàng Việt Hằng. ................................................................................ 21 1.2.1.Đặc điểm chung của thơ nữ Việt Nam sau năm 1986 ......................... 21 1.2.2.Cá tính sáng tạo trong thơ Dư Thị Hoàn, Đoàn Thị Lam Luyến, Hoàng Việt Hằng. ....................................................................................................... 26 1.2.2.1.Đoàn Thị Lam Luyến – người đàn bà “dại yêu” và khát vọng sống mãnh liệt. ........................................................................................................ 26 1.2.2.2.Dư Thị Hoàn – một “lối nhỏ” độc đáo trên hành trình sáng tạo thi ca. . 27 1.2.2.3.Hoàng Việt Hằng – “một mình khâu những lặng im” và âm thầm tỏa sáng. ................................................................................................................ 33 CHƯƠNG 2: CÁI TÔI TRỮ TÌNH TRONG THƠ DƯ THỊ HOÀN, ĐOÀN THỊ LAM LUYẾN, HOÀNG VIỆT HẰNG NHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN NỘI DUNG. .............. 36 2.1. Cái tôi trữ tình trong thơ Dư Thị Hoàn.................................................. 36 2.1.1. Cái tôi trữ tình băn khoăn day dứt trước hiện thực đời sống. .......... 36 2.2.2. Cái tôi trữ tình triết lý, chiêm cảm....................................................... 47 2.2. Cái tôi trữ tình trong thơ Đoàn Thị Lam Luyến ...................................... 54 2.2.1. Cái tôi – người tình đam mê, mãnh liệt .............................................. 55 2.2.2. Cái tôi cô đơn, khắc khoải.................................................................... 67 2.2.3. Cái tôi trữ tình trong thơ Hoàng Việt Hằng ........................................ 72 2.2.3.1. Cái tôi – cô đơn, đau khổ của một kiếp thi nhân – đàn bà ............. 72 2.2.3.2. Cái tôi tìm đến thiên nhiên để đồng cảm, chia sẻ............................ 83
  5. 2.4. Tiểu kết .................................................................................................... 89 CHƯƠNG 3: CÁI TÔI TRỮ TÌNH TRONG THƠ DƯ THỊ HOÀN, ĐOÀN THỊ LAM LUYẾN, HOÀNG VIỆT HẰNG NHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT ........... 90 3.1. Thể thơ ..................................................................................................... 90 3.1.1. Thể thơ tự do ........................................................................................ 90 3.1.2. Thể thơ lục bát...................................................................................... 97 3.1.3. Thể thơ 5 chữ...................................................................................... 101 3.1.3.1.Thể thơ 5 chữ ...................................... Error! Bookmark not defined. 3.1.3.2. Thơ ngắn ............................................ Error! Bookmark not defined. 3.2. Ngôn ngữ ............................................................................................... 103 3.2.1.Ngôn ngữ giàu sắc thái biểu cảm. ...................................................... 104 3.2.2. Ngôn ngữ giản dị đời thường. .......................................................... 106 3.3. Giọng điệu .............................................................................................. 111 3.3.1. Giọng điệu lo âu, hoài niệm, trăn trở................................................ 111 3.3.2. Giọng điệu trữ tình suy tư, trầm lắng. .............................................. 118 3.3.3. Giọng điệu nồng nàn, ấm áp. ............................................................ 123 PHẦN KẾT LUẬN ............................................................................................ 127 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 130
  6. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài. Cùng với dòng chảy của thời gian, những gì của ngày hôm nay rồi sẽ dần trở thành quá khứ của ngày sau. Cuộc sống vĩnh hằng vẫn lưu chuyển trong từng khoảnh khắc của không gian và thời gian. Còn con người luôn mong ước được sống hết mình cho từng giây, từng phút của đời người. Trọn vẹn với những ước mơ, những yêu thương nồng nhiệt và cả những hờn tủi, đau đớn hay hạnh phúc đời mình,Dư Thị Hoàn, Đoàn Thị Lam Luyến, Hoàng Việt Hằng đã trải lòng qua các trang thơ và lưu dấu ấn trong nền văn học Việt Nam thời kỳ đổi mới. Cái tôi trữ tình là một trong những khái niệm triết học cổ nhất, đánh dấu ý thức đầu tiên của con người về bản thể tồn tại của mình, từ đó nhận ra mình là một con người khác với tự nhiên, một cá thể độc lập khác với người khác. Cái tôi trữ tình thể hiện một cách nhận thức, cảm xúc đối với thế giới, con người thông qua lăng kính cá nhân của chủ thể và thông qua việc tổ chức các phương tiện của thơ trữ tình, tạo ra một thế giới tinh thần riêng biệt, độc đáo mang tính thẩm mỹ, nhằm truyền đạt đến người đọc. Cái tôi trữ tình chính là trung tâm sáng tạo và tổ chức văn bản trữ tình. Chính vì vậy, nghiên cứu cái tôi trữ tình là để thấy cái tôi nhà thơ đã được nghệ thuật hóa trở thành một yếu tố nghệ thuật phổ quát trong thơ, một thành tố trong thế giới nghệ thuật của tác phẩm. Công cuộc đổi mới được khởi xướng vào năm 1986 là một sự kiện trọng đại làm thay đổi cuộc sống nước ta vốn đã có lúc rơi vào khủng hoảng sâu sắc. Văn nghệ, trong tình hình mới đã dám “nói thẳng”, “nói thật” về nhiều vấn đề khúc mắc, nhiều sự thật đau lòng. Theo đó, cá tính sáng tạo của nhà thơ cũng được giải phóng triệt để hơn. Trong bối cảnh lịch sử và văn hóa mới, cả mặt phải và mặt trái của nó khiến cho nhà thơ không thể nhìn cuộc sống như trước đây mà buộc họ phải thích ứng với những thay đổi nhiều khi chóng mặt của cuộc sống. Điều đó dẫn tới sự thay đổi sâu sắc về tư duy nghệ thuật thơ giai đoạn này qua ba điểm đáng chú ý sau đây: Ý thức nhìn cuộc đời bằng cái nhìn tỉnh táo và thơ ca hiện ra như một hình thức tra vấn không ngừng về đời sống; Nỗ lực khám phá sự phong phú trong “cái tôi ẩn giấu”, dám phơi bày những bi kịch nhân sinh, hoài nghi những giá trị vốn đã quá ổn định để
  7. đi tìm những giá trị mới; Thơ như một ngôn ngữ”. Có thể nói tinh thần của Đại hội VI đã làm chuyển hướng văn học, văn học đang trở về với đời thường, với số phận riêng. Cùng với điều kiện đổi mới trên, thơ ca còn chịu tác động mạnh mẽ của cơ chế thị trường. Trong nền thơ hiện đại đã xuất hiện nhiều khuynh hướng, nhiều thể nghiệm, tìm tòi với những hình thức mới lạ, có màu sắc hiện đại. Nội dung thơ cũng muôn màu, muôn vẻ, với những cách khai thác, tiếp cận khác nhau. Có thể nói, bước chuyển quan trọng nhất của thời kỳ này là thơ đã đến với con người trong mọi biểu hiện phong phú của nó. Đối với thơ, giờ đây không còn có vùng cấm, vùng trắng mà “Ở đâu có sự sống ở đó có thơ ca”. Thơ đã trở về với hiện thực của nhân tình thế thái, trở về với cái tôi cá nhân, bên cạnh dòng thơ trữ tình công dân. Hòa vào dòng chảy chung của thi ca thời kỳ đổi mới, Dư Thị Hoàn, Đoàn Thị Lam Luyến, Hoàng Việt Hằng là những cây bút được sống và sáng tác trong môi trường ấy. Chính nó đã tạo điều kiện cho ba nhà thơ nữ được phát huy khả năng sáng tạo, cất lên những tiếng thơ tràn ngập cảm xúc. Chọn đề tài nghiên cứu, Cái tôi trữ tình trong thơ Dư Thị Hoàn, Đoàn Thị Lam Luyến, Hoàng Việt Hằng chúng tôi muốn vận dụng những lý thuyết truyền thống kết hợp với lý thuyết hiện đại để đi sâu vào thế giới nội tâm phức tạp trong thơ của các chị, mong tìm ra những mạch ngầm nội tại làm nên sức sống bền vững của nó. 2. Lịch sử vấn đề. Trong nền văn học dân tộc thơ nữ luôn có bước tiến song hành , nó không tách rời xu hướng phát triển của thơ ca dân tộc. Sự đóng góp của các nhà thơ nữ thời kỳ đổi mới đã tạo nên những tiếng nói mới mẻ cho nền thơ ca hiện đại của dân tộc. Nó trở thành đối tượng nghiên cứu của giới phê bình văn học. Qua khảo sát , thống kế chúng tôi đã tìm thấy nhiều bài viết liên quan tới đề tài. Nhìn vào những bài viết này chúng tôi có thể khẳng định là cho đến nay những công trình, nghiên cứu, tìm hiểu về các nhà thơ Dư Thị Hoàn, Đoàn Thị Lam Luyến, Hoàng Việt Hằng… đều thống nhất, đánh giá, thơ các chị là tiếng nói chân thành tha thiết của trái tim phụ nữ, những trăn trở suy tư của một kiếp người. 2.1. Tác giả Dư Thị Hoàn.
  8. Dư Thị Hoàn là một trong những cây bút nữ tiêu biểu trong giai đoạn đổi mới của văn học. Người ta viết khá nhiều về chị, nhưng chủ yếu dưới dạng những nhận xét khái quát những đặc điểm cơ bản hoặc có tính giới thiệu, bình phẩm chứ chưa nghiên cứu một cách có hệ thổng. Vẫn chưa có một công trình nghiên cứu nào đề cập đến cái tôi trữ tình đầy triết lý, chiêm cảm cùng đời tư thế sự phức tạp của thơ chị. Tuy nhiên phải kế đến phải kể đến những công trình, những bài nghiên cứu có tính chất khái lược về thơ chị. Tiêu biểu là các tác giả:Bùi Công Hùng, Hồ Thế Hà, Lưu Khánh Thơ, Nguyễn Thụy Kha, Lê Lưu Oanh, Phong Lê, Bích Thu, Nguyễn Đằng Điệp…. Nhìn chung, các tác giả đều thống nhất ở quan điểm thơ thời kỳ đổi mới hướng vào cái tôi cá nhân, khẳng định con người cá nhân, cá tính thể hiện rõ trong thơ Dư Thị Hoàn. Nhiều tác giả có những nhận xét, đánh giá chung về vị trí và đặc điểm thơ Dư Thị Hoàn. Theo Bùi Công Hùng, “Dư Thị Hoàn thể hiện tâm tình của một người phụ nữ người Việt gốc Hoa trong Lối nhỏ” [11, tr.294]. Với Lưu Khánh Thơ, “Bài Tan vỡ của Dư Thị Hoàn cũng đã hơn một lần bị lên án nhắc nhở. Đến nay, khía cạnh này được nhìn nhận đúng mức hơn. Có lẽ một phần do cách biểu hiện của từng nhà thơ, phần nữa là do tâm lý và thị hiếu của người đọc ngày càng đa dạng và hiện đại hơn” [29, tr.20]. Còn Hồ Thế Hà cho rằng, “Với tấm lòng bao dung, nhân ái, Dư Thị Hoàn đã gây được thiện cảm ở người đọc. Thơ chị không cầu kỳ, kênh kiệu hoặc làm dáng trong câu chữ một cách trống rỗng mà đó là sự lựa chọn nghệ thuật xuất phát từ thực tế, suy tư của chính mình và những người thân một cách chân tình. Và vì vậy, nó giản dị, gần gũi với đời thường. Chính sức mạnh của ý tứ, của vẻ đẹp tâm hồn đã giúp cho thơ chị bỏ qua một số quan hệ: vần điệu, tiết tấu để đến thẳng với độc giả bằng một chiều sâu suy nghĩ, liên tưởng mới mẻ” [11, tr.78]. Lê Lưu Oanh, Bích Thu, Nguyễn Đăng Điệp, Đỗ Bạch Mai,… đều cho rằng ý thức giải phóng cái tôi cá nhân, giải phóng cá tính đã tạo cho các nhà thơ nữ một giọng điệu riêng, mỗi người mỗi kiểu không ai giống ai, đặc biệt là giọng điệu thơ của Dư Thị Hoàn.
  9. Đánh giá về tập thơ Lối nhỏ của Dư Thị Hoàn, Văn Tâm đã nhận định: “Với nội dung khá đặc thù, thơ Lối nhỏ va đập mạnh tâm thức độc giả chủ yếu do chữ chứ không phải vì từ. Nhiều lúc tác giả cũng đã hy sinh từ (kể cả vần và nhạc tính)” [37]. Cũng bàn về vấn đề này, nhà phê bình Chu Văn Sơn đã nói cụ thể hơn: “Đọc thơ Dư Thị Hoàn ai cũng thấy một hình thức là lạ, toàn những bài ngắn, câu ngắn. Khước từ thể cách và rất nhiều vần điệu. Không nệ cả những tiết điệu của nhạc tính thông thường. Y như những lời – nói – thơ, hiểu theo nghĩa: những lời nói thường có chất thơ, thế thôi” [27]. Mặt khác, ở những công trình, bài viết nghiên cứu, các tác giả cũng đã có những cảm nhận đánh giá về thơ Dư Thị Hoàn. Công trình khoa học Chân dung nữ văn nghệ sĩ do Lê Minh chủ biên, tác giả đã nêu lên những đóng góp của nữ văn nghệ sĩ trong các lĩnh vực nghệ thuật. Đồng thời, tác giả cũng điểm qua một vài nét về những đóng góp và phong cách sáng tác của họ, trong đó có nữ sĩ Dư Thị Hoàn. Hồ Thế Hà trong bài viết Sức quyến rũ từLối nhỏ có nhận xét: “Đọc thơ Dư Thị Hoàn một vài lần quả là không có gì đáng chú ý, bởi nó không có vẻ đẹp rực rỡ của câu chữ, không có sự độc đáo của nhạc điệu, tiết tấu. Nhưng đọc nhiều lần, những vấn đề hấp dẫn bề sâu của chất thơ chị lại hiện ra: hiền dịu mà không dễ dãi, lặng lẽ mà dữ dội ngầm, đau buồn mà đầy tin yêu, hy vọng… Giữa những đối lập ấy là tấm lòng nhân ái, một ước mơ hướng thiện, sống có văn hóa. Chị không chạy theo những cảm xúc dễ dãi vay mượn ở người khác một cách giả tạo. Thơ chị là tiếng lòng của chị được thể hiện một cách nghệ thuật” [11, tr.74]. Luận văn thạc sĩ Tình yêu trong thơ nữ Việt Nam từ 1986 đến nay nhìn từ cá tính sáng tạo mang đặc điểm giới của tác giả Trần Thị Thu Hằng (năm 2006) có nhận xét: “Dư Thị Hoàn đến với tình yêu bằng một giọng thơ mạnh mẽ, đầy cá tính. Xuất hiện trên thi đàn chưa nhiều nhưng chị đã sớm khẳng định được chỗ đứng trong lòng độc giả bằng những khám phá sáng tạo của mình. Chị đã tạo cho mình một lối đi riêng dẫu không mấy bằng phẳng, dễ dàng. Thơ chị viết về tình yêu và những biến thái thăng trầm của cuộc đời. Trong trang viết của chị có rất ít niềm vui mà thấm đẫm những nỗi buồn trước nhân tình thế thái. Đó là nỗi đau mà chỉ trái tim nhạy cảm mới cảm nhận
  10. được. Thơ chị là tiếng nói sẻ chia trước những nghịch lý, những bi kịch tình yêu của người phụ nữ. Vẻ đẹp tâm hồn, lòng nhân ái của chị đã thổi vào những vần thơ rất gần gũi, rất đời thường nhưng dễ được độc giả tiếp nhận” [13, tr.57]. Luận văn thạc sĩ Đặc trưng nghệ thuật thơ tự do của Lê Thị Mây, Dư Thị Hoàn, Phạm Thị Ngọc Liên của tác giả Văn Thị Kiều Vương (năm 2010) cũng khẳng định: “Thơ Dư Thị Hoàn là nỗi ám ảnh không nguôi về thận phận của những kiếp người trong cõi nhân sinh. Đó là thân phận long đong của chính mình, của người phụ nữ bạc mệnh, số phận bất hạnh, hẩm hiu, thiệt thòi của những kiếp người nhỏ bé trong xã hội thông qua một loạt những hình ảnh thơ có tính biểu tượng cao” [31, tr.83]. Qua việc tìm hiểu và nghiên cứu các tài liệu liên quan đến nhà thơ Dư Thị Hoàn, chúng tôi thấy rằng các tài liệu này đã chỉ ra nhiều điều lý thú và mới mẻ về Dư Thị Hoàn, đặc biệt là về mảng thơ tình yêu. Các ý kiến tuy diễn đạt khác nhau nhưng không đối lập nhau mà khá thống nhất trong xu hướng khẳng định vẻ đẹp và tài năng của thơ Dư Thị Hoàn. Đó là những ý kiến vô cùng quý giá mà người viết có được để làm tiền đề và mở đường trong việc triển khai các nội dung của đề tài luận văn này. 2.2. Tác giả Đoàn Thị Lam Luyến. Với Đoàn Thị Lam Luyến - chị đã khẳng định được một thế đứng trên thi đàn văn học hiện đại. Với hàng loạt các tập thơ được xuất bản và đạt giải thưởng uy tín của hội nhà văn. Thơ chị được độc giả đón nhận một cách khá nồng nhiệt, thế nên, không hề quá lời khi ta nói rằng người đàn bà “dại yêu” là một hình tượng nổi bật trong thơ Đoàn Thị Lam Luyến – đó là một cách để nhà thơ tự ý thức về chính cuộc đời mình, và rộng ra là về cuộc đời và số phận của người phụ nữ hiện đại. Đã có khoảng hơn 30 bài viết in trên các tạp chí, báo và mạng internet về thơ của Đoàn Thị Lam Luyến. Nhìn chung các bài viết mới chỉ dừng lại ở việc đánh giá, nhận xét về một vài bài thơ tiêu biểu trong các tập thơ, hoặc bàn bạc về một tập thơ cụ thể mà chưa có cái nhìn bao quát về toàn bộ thế giới nghệ thuật trong thơ Đoàn Thị Lam Luyến cũng như cái tôi trữ tình được biểu hiện xuyên suốt và đặc sắc trong toàn bộ các sáng tác của chị. Đoàn Thị Lam Luyến là một tác giả nữ có bản bản sắc thơ khá rõ nét. Thơ chị trăn trở sới lật câu chuyện muôn thuở của thân phận đàn bà (Xuân Cang).
  11. “Trong thơ chị người ta thấy nó không cao sang, không lên giọng, không làm điệu. Nó bật lên từ ngôn ngữ đời thường, có thế nào nói thế”(Ánh Xuân). Chính chị đã tâm sự trong phần Mấy lời tự bạch ở cuốn Nhà văn Việt Nam hiện đại (nxb Hội nhà văn Việt Nam - 1997) : Làm thơ với tôi như là một nhu cầu tự thân. Cuộc sống vất vả từ nhỏ, vào đời không mấy suôn sẻ và đời tư lại éo le, trắc trở, vì vậy có nhiều điều muốn nói, muốn được giãi bày. Ngoài thơ ra không biết lấy ai để bộc bạch gửi gắm lòng mình. Thơ tôi “Thật” và “đời thường” là vì thế. Tác giả Lê Thị Mây, trong bài viết “Nhen lại lửa lòng” in trên báo Văn nghệ (Số tháng 12 - 1996) nhìn thơ Lam Luyến dưới góc độ giọng điệu. Lê Thị Mây thấy giọng thơ Lam Luyến mạnh tiết tấu, nhạc điệu các thể thơ truyền thống. Không chỉ có thế, tác giả còn nhận thấy trong thơ Lam Luyến có một người đàn bà yêu không mệt mỏi và yêu như một bản tính hồn nhiên, nhẹ dạ như bất kỳ ai trong phái đẹp. Cái trữ tình nồng hậu ở trong thơ Lam Luyến ẩn chứa một cái “Tâm: cho, tặng và dâng hiến” của chị. Trong bài viết này chúng tôi thấy Lê Thị Mây khá ưu ái và cảm nhận rất sâu sắc thơ Lam Luyến như có sự đồng cảm tri âm, tri kỷ vậy. Tác giả đã có một cái nhìn khá bao quát và thấy một Lam Luyến khác hơn ở Châm khói so với Lỡ một thì con gái và Chồng chị chồng em. Cũng nhân đọc Châm khói, tác giả Ánh Xuân lại có cảm nhận khác trong bài viết ngắn “Hương nồng đắng một hồn thơ”. Ở đó Ánh Xuân nhận định Chất hương của Đoàn Thị Lam Luyến không chỉ đắng đót, nó còn có vị ấm nóng nồng nàn của một trái tim thương yêu trong một đời sống pha tạp còn đầy những bất trắc. Tác giả Ánh Xuân cũng giống như Lê Thị Mây nhận thấy rằng : Nếu như ở “Chồng chị chồng em” là tâm trạng muôn thuở của thân phận người đàn bà, nhưng là một người đàn bà hiện đại thản nhiên nhặt bã trầu về têm thì ở “Châm khói” là tâm trạng và nỗi niềm của thân phận người đàn bà dở dang, nhỡ nhàng với những cung bậc khác nhau: Cô đơn đến tận cùng, nuối tiếc, một cái cười diễu cợt… Và ở đó là lời ca của một trái tim cháy bỏng yêu thương. Đọc những dòng thơ tình yêu của Đoàn Thị Lam Luyến, tác giả Vũ Nho trên báo Văn nghệ số tháng 5 – 2003 ở bài viết ngắn với tiêu đề “Đoàn Thị Lam Luyến - Người yêu đến nát cuộc đời cho thơ” lại cảm nhận về thơ Lam Luyến: Với Lam
  12. Luyến tình yêu như là cội nguồn, lại cũng là động lực nuôi dưỡng thúc đẩy cảm hứng sáng tạo, và cũng là sông lớn, là biển cả, là ốc đảo, là miền đất hứa cho trái tim hạn hán của Lam Luyến hướng về. Theo Vũ Nho thì dường như thơ của Lam luyến trào dâng từ một tình yêu mãnh liệt của một trái tim cuồng nhiệt hiếm thấy ở những cây bút nữ vốn thiên về ngọt ngào, duyên dáng và dịu dàng e ấp. Cô gái họ Đoàn đòi hỏi yêu là cuồng nhiệt, yêu là phải cháy bùng ngọn lửa mê say, yêu là phải hết mình. Lam Luyến đã góp một tiếng nói quan trọng vào khát vọng yêu, khát vọng hạnh phúc muôn đời của phụ nữ. Cùng bàn về vấn đề này, Phan Thị Thanh Nhàn trong bài viết “Lam Luyến càng yêu càng gặp tình hờ” (Vnexpress – ngày 26/11/2008) khẳng định: Lam Luyến dám bộc bạch mọi nỗi niềm riêng tư của chị. Những dòng thơ của chị làm người đọc nao lòng. Theo tác giả Thái Doãn Hiểu (Tạp chí Sông Hương số 205 tháng 3 /2006) Lam Luyến là nhân vật độc đáo nổi lọan tình yêu trong thơ. Lam Luyến lận đận nên khát yêu, vồ vập yêu, dại yêu, xây hạnh phúc như “làm nhà trên lưng cá voi”, nàng dữ dằn châm khói, tuyên chiến với tình yêu. Đúng là đọc thơ Lam Luyến chúng tôi thấy thơ chị luôn hướng về một thế giới hoàn mỹ. Và chất thơ của chị lặng lẽ nhả hương trong bóng tối đời mình. Tuy các bài viết chưa bao quát hết sự nghiệp thơ Đoàn Thị Lam Luyến, nhưng ý kiến của những người đi trước đã là những gợi ý quý báu và định hướng cho chúng tôi trong khi thực hiện bản luận văn của mình. 2.3. Tác giả Hoàng Việt Hằng Hoàng Việt Hằng xuất hiện trên văn đàn cách đây vài chục năm , trước hết là văn xuôi (chủ yếu là truyện ngắn), nhưng hình như thơ mới là dòng chảy tâm hồn tha thiết của chị. Chị từng tâm sự : “Tôi trở thành một người làm thơ, viết báo, thế chấp một đời cho văn chương. Tôi như người chạy chợ thức khuya dậy sớm trên ruộng chữ nghĩa của mình”. Bởi vậy có thể nói, Hoàng Việt Hằng có một năng lực sáng tạo khá dồi dào, cùng một cá tính không mấy ồn ào – tạo nên một vẻ đẹp riêng của thơ chị. Người ta ít biết thơ chị và hầu như không viết về chị, đó có lẽ là một mảnh đất mầu mỡ cho người viết tự do khám phá một kiếp thi nhân – đàn bà. Một số bài viết của các tác giả tiểu biểu như: Phạm Hồ Thu, Vũ Nho, Lê Thiếu Nhơn, Việt Quỳnh…
  13. Cũng như người, thơ Hoàng Việt Hằng ít khi vui, luôn mang sự cô đơn quạnh quẽ lạnh vắng của người quen sống một mình, và bao nhiêu chuyến đi xa, lang thang khắp các vùng miền đất nước cũng lại một mình. Tác giả Việt Quỳnh nhân đọc tập thơ “Xóa đi và không xóa” đã chia sẻ “Lời thơ của Hoàng Việt Hằng đơn giản như thủ thỉ, thấy gì, cảm gì thì ghi chép lại. Câu thơ không phức tạp chữ nghĩa, không hoa lệ ngôn từ, cứ như một khoảnh tự mình trò chuyện với mình, dọc đường những lúc nghỉ chân đỡ phần mỏi mệt”. Có lẽ những trải nghiệm trong từng chuyến đi đã khiến chị thấu hiểu tâm sự của mọi kiếp người trong cuộc mưu sinh đầy cơ cực. Đúng như Vũ Nho đã nhận định trong cuốn 33 gương mặt thơ nữ: “ Thơ Hoàng Việt Hằng khiến người đọc nhìn vào cuộc mưu sinh đầy khó khăn gian khổ, thấy những phận người lầm lũi, những gắng gỏi, an nhiên của họ để biết rằng cuộc sống của mình là hạnh phúc, cần phải quý trọng, nâng niu…”. Phải chăng vì hướng đến những người lam lũ mà thơ Hoàng Việt Hằng thường nhạy bén chạm vào những góc khuất, những bất thường của cảnh vật làm bật ra những trăn trở, băn khăn, day dứt. Đồng quan điểm trên Lê Thiếu Nhơn trong bài viết “Hoàng Việt Hằng cầu cạnh bút nghiên run rẩy viết” đã nhận định “Thơ Hoàng Việt Hằng không thuộc diện tài hoa, nhưng nhiều câu lấp lánh nước mắt khiến người đọc nao dạ!”. Hoàng Việt Hằng là người Hà Nội chính gốc nhưng chị lại chọn cho mình lối sống và cách viết hướng về nhà quê. Nói như Lê Thiếu Nhơn quả không quá “ Hoàng Việt Hằng đã nếm trải nhiều lao đao để những sóng gió bất trắc lặn vào trang giấy trắng thành những câu thơ vỗ về kiếp người nổi nênh”. Hoàng Việt Hằng xuất hiện trên văn đàn cách đây vài chục năm, trước hết bằng văn xuôi (chủ yếu là truyện ngắn). Tuy Hòa sau đọc tản văn của Hoàng Việt Hằng đã viết “ Văn xuôi của Hoàng Việt Hằng có gì lạ? Thứ nhất, chị có bề dày hoạt động văn học để tạm đủ tư liệu viết về chân dung nghệ sĩ. Thứ hai, lối cảm lối nghĩ của một nhà thơ mang lại vẻ đẹp riêng cho thể loại tùy bút hoặc tản mạn”. Chị đã có 4 tập văn xuôi xuất bản, nhưng hình như thơ mới là dòng chảy da diết nhất từ tâm hồn chị. Đặc biệt với tập “Vệt trăng và cánh cửa” của chị đã đạt giải thưởng Hội nhà văn Hà Nội. Phạm Hồ Thu đã chia sẻ sau khi tập thơ đạt giải thưởng “Vệt trăng và cánh cửa là tập thơ thứ 5 của chị, cho biết một năng lực sáng tạo khá dồi dào, dẫu
  14. bạn bè biết Hoàng Việt Hằng là một cá tính, không mấy ồn ào. Và điều này cũng làm nên nét đẹp riêng của thơ chị”. Đó quả là một thành công đối với một người đàn bà mang nghiệp cầm bút. Những ý kiến trên tuy chưa trực tiếp đi sâu tìm hiểu, phân tích đánh giá về nghệ thuật của thơ Hoàng Việt Hằng nhưng phần nào đã chỉ ra được tầm quan trọng và ý nghĩa của thế giới nghệ thuật trong thơ của chị. Nhạy cảm với những vất vả,lam lũ, nghèo khó của những phận người, nên Hoàng Việt Hằng đã có những vệt thơ riêng. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu. 3.1. Đối tượng nghiên cứu. Do luận văn nghiên cứu về ba tác giả nên chúng tôi chỉ tập trung khảo sát một vài tập thơ tiêu biểu thể hiện rõ cái tôi trữ tình của từng tác giả. Cụ thể như sau: 3.1.1.Tác giả Dư Thị Hoàn luận văn khảo sát ở hai tập thơ tiêu biểu: 1. Lối nhỏ (Hội Văn học nghệ thuật Hải Phòng xuất bản, 1988) 2. Du nữ ngâm (Tập thơ đăng mạng Internet) 3.1.2. Tác giả Đoàn Thị Lam Luyến luận văn khảo sát tập trung ở ba tập thơ: 1. Lỡ một thì con gái (1989) 2. Chồng chị chồng em (1991). 3. Dại yêu (2000). 3.1.3. Tác giả Hoàng Việt Hằng chúng tôi tập trung khảo sát qua hai tập thơ: 1. Một mình khâu những lặng im 2. Vệt trăng và cánh cửa. 3.2. Phạm vi nghiên cứu. Phạm vi nghiên cứu của luận văn là Cái tôi trữ tình trong thơ Dƣ Thị Hoàn, Đoàn Thị Lam Luyến, Hoàng Việt Hằng được triển khai theo các phương diện nội dung và hình thức nghệ thuật như ngôn ngữ, giọng điệu, thể thơ…Điều quan trọng là muốn đi vào thế giới nghệ thuật của các nhà thơ, chúng tôi luôn phải đối sánh với nội dung thơ, đời sống và tư tưởng của từng nhà thơ. 4. Mục đích nghiên cứu. Luận văn nhằm làm sáng tỏ vấn đề sau:
  15. - Tìm hiểu về cái tôi trữ tình trong thơ Dư Thị Hoàn, Đoàn Thị Lam Luyến, Hoàng Việt Hằng qua những nguồn cảm hứng tiêu biểu và nghệ thuật thể hiện nó để thấy được sự đóng góp của các nhà thơ nữ trong nền thơ ca Việt Nam hiện đại - Góp phần làm sáng tỏ phong cách thơ của Dư Thị Hoàn, Đoàn Thị Lam Luyến, Hoàng Việt Hằng . 5. Phƣơng pháp nghiên cứu. Để thực hiện đề tài này, chúng tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau đây: Phương pháp phân tích – tổng hợp. Phương pháp thống kê, phân loại Phương pháp so sánh – đối chiếu Phương pháp cấu trúc – hệ thống Phương pháp tiểu sử 6. Bố cục của luận văn. Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, phần Nội dung chính của luận văn được triển khai gồm ba chương: Chương 1: Nhận thức chung về cái tôi trữ tình – Sự hình thành cá tính sáng tạo trong thơ Dư Thị Hoàn, Đoàn Thị Lam Luyến, Hoàng Việt Hằng Chương 2: Cái tôi trữ tình trong thơ Dư Thị Hoàn, Đoàn Thị Lam Luyến, Hoàng Việt Hằng nhìn từ phương diện nội dung Chương 3: Cái tôi trữ tình trong thơ Dư Thị Hoàn, Đoàn Thị Lam Luyến, Hoàng Việt Hằng nhìn từ phương diện nghệ thuật.
  16. PHẦN NỘI DUNG CHƢƠNG 1: NHẬN THỨC CHUNG VỀ CÁI TÔI TRỮ TÌNH – SỰ HÌNH THÀNH CÁ TÍNH SÁNG TẠO TRONG THƠ DƢ THỊ HOÀN, ĐOÀN THỊ LAM LUYẾN, HOÀNG VIỆT HẰNG. 1.1. Khái niệm về “cái tôi”, “cái tôi trữ tình” và biểu hiện của cái tôi trữ tình trong thơ ca truyền thống. 1.1.1. Cái tôi Chúng ta thường có xu hướng tự nhiên muốn tìm hiểu, khám phá bản chất của các sự vật, hiện tượng trong thế giới bên ngoài, thuộc về tự nhiên và xã hội. Tuy
  17. nhiên, chúng ta cũng thường quên mất rằng, ngay chính mỗi con người chúng ta mới là một cái gì đó không thể lý giải, thậm chí là một thế giới hoàn toàn bí hiểm. Tôi là gì, là thể xác hay linh hồn, là phần cảm tính, phần lý tính, hay phần ý chí? Câu hỏi về bản chất, về cấu trúc của cái tôi đã và đang là nỗi trăn trở của mỗi con người khát khao tìm hiểu và tìm kiếm sự tồn tại đích thực của mình, thoát khỏi sự trần tục, thế tục của cuộc sống hàng ngày. Cái tôi hay bản ngã là một trong những khái niệm triết học cổ đại nhất đánh dấu ý thức đầu tiên của con người về bản thể tồn tại của mình, từ đó nhận ra mình là một con người khác với tự nhiên, là một cá thể độc lập khác với người khác. Khái niệm cái tôi là một khái niệm có nội hàm rộng, có rất nhiều các khái niệm khác nhau như trong triết học, trong phân tâm học, trong triết lý Phật Giáo…nhưng ở đây chúng tôi chỉ xin dừng lại ở một số quan niệm của triết học về cái tôi vì nó có liên quan trực tiếp và gần gũi với việc tìm hiểu cái tôi trữ tình. Nhiều nhà triết học đã cố gắng làm sáng tỏ vấn đề này và đưa ra các cách lý giải rất khác nhau từ cách tiếp cận của mình qua việc tiếp thu và phát triển các quan niệm của các nhà tư tưởng trước đó. Theo Đề Các (1596 – 1650), cái tôi thể hiện ra như một cái thuộc về thực thể biết tư duy, như căn nguyên của nhận thức duy lí và do đó, cái tôi thể hiện tính độc lập của mình với định nghĩa nổi tiếng: “tôi tư duy tức là tôi tồn tại”. Theo Kant (1724 – 1804), cái tôi bao gồm hai phương diện: cái tôi với tư cách chủ thể tư duy, chủ thể nhận thức thế giới và cái tôi với tư cách là khách thể của chính nhận thức. Đồng thời Kant cũng nhấn mạnh tuyệt đối khả năng nhận thức của cái tôi: “Tính thống nhất của tự nhiên không phải ở trong tính vật chất của nó mà ở trong tính thống nhất của chủ thể nhận thức, của cái tôi”. Heghen (1770 – 1831) một mặt xem cái tôi như là sự tha hóa của “ý thức tuyết đối”, một mặt nhấn mạnh vai trò tuyệt đối của cái tôi: cái tôi như là trung tâm tồn tại, cái tôi có khả năng, khát vọng và sức mạnh để thể hiện mình trong hiện thực. Becxong (1858 – 1941) đã chú ý đến cái tôi thuần túy trong ý thức khi nhấn mạnh đến đời sống bên trong cá nhân. Theo ông, trong con người có hai cái tôi: đó
  18. là cái tôi bề mặt và cái tôi bề sâu. Trong đó, cái tôi bề mặt là các quan hệ của con người đối với xã hội. Cái tôi bề sâu là phần sâu thẳm của ý thức. Đó mới chính là đối tượng của nghệ thuật. Các quan điểm duy tâm về cái tôi khẳng định: cái tôi là phương diện trung tâm tinh thần con người, là cốt lõi của ý thức có khả năng chi phối hoạt động và là sự khẳng định nhân cách con người trong thế giới. Tuy nhiên, các quan điểm trên đã tách cái tôi khỏi con người xã hội sinh động, chưa nhìn thấy cơ sở lịch sử cụ thể và tính tích cực của cái tôi. Đối lập với quan điểm trên, triết học Mác đã xác định giá trị con người cá nhân từ bản thân con người với tư cách là chủ thể và khách thể của các mối quan hệ xã hội. Theo Mác, mỗi cá nhân có ý nghĩa như là một bộ mặt xã hội của con người, như là kết quả của việc xã hội hóa cá thể con người và cá nhân cũng tìm thấy mình trong xã hội. Lý tưởng giải phóng cá nhân của triết học Mác là tự do cho mỗi cái tôi cá nhân trong tự do của tất cả mọi người. Đồng thời vai trò của cái tôi cũng được khẳng định: “cái tôi là trung tâm tinh thần của con người, của cá tính con người có quan hệ tích cực đối với thế giới và với chính bản thân mình”. Như vậy, quan niệm cái tôi trong triết học đã đóng một vai trò rất quan trọng trong việc nhận thức bản thể của con người, đồng thời nó cũng có mối liên hệ chi phối, quen thuộc với cái tôi trữ tình trong thơ ca các thời đại. 1.1.2. Cái tôi trữ tình. Lermôntôp có lần nói về tác phẩm của mình, một bài thơ trữ tình rằng: “Chuyện của tôi chỉ toàn là những tuyệt vọng. Tôi đã lục lọi lại toàn bộ tâm hồn và dốc lộn xộn ra giấy”. Còn L.Tônstôi thì nói “Nhà văn chỉ quý giá và cần thiết đối với chúng ta trong chừng mực nhà văn thổ lộ với chúng ta cái hoạt động bên trong của tâm hồn mình…, và trong tác phẩm của nhà văn, điều quý giá đối với chúng ta chỉ là cái hoạt động bên trong của tâm hồn nhà văn”. Có lẽ vì thế mà ClôtBeena đã phân biệt rõ ràng: “Nghệ thuật là tôi, còn khoa học là chúng ta”. Mọi người vẫn thường nói thơ trữ tình là “những bản tốc ký nội tâm” nghĩa là sự tuôn trào của hình ảnh và từ ngữ trong một trạng thái cảm xúc mạnh mẽ của người sáng tạo. Chính vì
  19. vậy, về bản chất, mọi nhân vật trữ tình trong thơ chỉ là những biểu hiện đa dạng của cái tôi trữ tình. Vậy cái tôi trữ tình là gì? Cái tôi trữ tình là sự thể hiện một cách nhận thức và cảm xúc đối với thế giới và con người thông qua lăng kính cá nhân của chủ thể và thông qua việc tổ chức các phương tiện của thơ trữ tình, tạo ra một thế giới tinh thần riêng biệt độc đáo mang tính thẩm mỹ, nhằm truyền đạt tinh thần đến người đọc. Bản chất của cái tôi trữ tình là một khái niệm tổng hòa nhiều yếu tố hội tụ theo quy luật nghệ thuật, bao gồm cả ba phương diện cụ thể: bản chất chủ quan cá nhân (đây là mối quan hệ giữa tác giả và cái tôi trữ tình được thể hiện trong tác phẩm); bản chất xã hội của cái tôi trữ tình (đó là mối quan hệ giữa cái tôi trữ tình và cái ta cộng đồng); bản chất thẩm mỹ của cái tôi trữ tình (nó là trung tâm sáng tạo và tổ chức văn bản). Cả ba phương diện biểu hiện của cái tôi trữ tình đều nằm trong hình thức của thể loại trữ tình. Cái tôi trữ tình không chỉ là cái tôi nhà thơ, nó còn là cái tôi thứ hai hoặc cái tôi được khách thể hóa, được thăng hoa trong nghệ thuật và bằng nghệ thuật. Cái tôi trữ tình chính là trung tâm sáng tạo và tổ chức văn bản trữ tình. Nếu quan niệm một tác phẩm trữ tình là một hệ thống với các cấp độ, các yếu tó thì có thể nói mọi thành tố tạo nên bài thơ, từ các biện pháp tu từ cho đến thể thơ, nhịp và vần điệu…đều nằm trong ảnh hưởng của một trung tâm quy chiếu là cái tôi trữ tình. Văn chương không chỉ là bức tranh đời sống mà còn là bức chân dung tinh thần của chủ thể sáng tạo. Chủ thể không chỉ là người sáng tạo ra những giá trị tinh thần mà còn là đối tượng miêu tả biểu hiện, chủ thể không chỉ được xem như là một yếu tố tạo nên nội dung tác phẩm mà còn được xem như là một phương tiện bộc lộ nội dung của tác phẩm,là một yếu tố của thế giới nghệ thuật do tác phẩm tạo ra. Ở những nhà thơ có cá tính sáng tạo độc đáo, dấu ấn của chủ thể còn in đậm trong từng từ, từng hình ảnh, từng dòng thơ, bài thơ… Mối quan hệ giữa chủ thể với hình tượng nhân vật trữ tình, là những hình thức biểu hiện của chủ thể với tư cách là hình tượng trung tâm của tác phẩm thơ trữ tình. Mối quan hệ này được biểu hiện thông qua các yếu tố: chủ thể và cái tôi, cá tôi của nhà thơ và cái tôi trữ tình trong tác phẩm. Chủ thể là một phạm trù được xem
  20. xét trong mối quan hệ với khách thể, là phạm trù đối lập với khách thể ở tính tích cực, thể hiện ở ý thức, ý chí và khả năng nhận thức, chiếm lĩnh hiện thực khách quan. Cái tôi là yếu tố của chủ thể làm cho chủ thể ý thức được chính mình, là chức năng tự nhận thức của chủ thế. Cái tôi của nhà thơ có mối quan hệ trực tiếp và thống nhất với cái tôi trữ tình trong thơ. Nhà thơ là nhân vật chính, là hình bóng trung tâm, là cái tôi bao quát trong toàn bộ sáng tác. Những sự kiện, hành động, tâm tình và ký ức trong cuộc đời riêng cũng in đậm nét trong thơ. Cái tôi của nhà thơ có lúc thể hiện trực tiếp qua những cảnh ngộ riêng, trực tiếp giãi bày những nỗi niềm thầm kín. Cái tôi của nhà thơ còn hiện diện qua các cách nhìn, cách nghĩ, qua tình cảm thái độ trước thế giới. Tuy nhiên, cái tôi trữ tình trong thơ và cái tôi của nhà thơ không hề đồng nhất. Cái tôi của nhà thơ ngoài đời thuộc phạm trù xã hội học, còn cái tôi trữ tình trong thơ thuộc phạm trù nghệ thuật. Cái tôi trữ tình là cái cái tôi nhà thơ đã được nghệ thuật hóa và trở thành một yếu tố nghệ thuật phổ quát trong thơ trữ tình, là một thành tố trong thế giới nghệ thuật của tác phẩm. Như vậy, trong mối quan hệ với nội dung và hình thức trữ tình thì cái tôi trữ tình được quan niệm như hệ quy chiếu chủ quan, góp phần quy định các yếu tố trong cấu trúc thể loại. Vì vậy cần xác định: cơ sở chủ quan của nội dung và hình thức trữ tình với những biểu hiện của nó để từ đó khái quát được chức năng của cái tôi trữ tình như một yếu tố trung tâm của thể loại. Theo Lê Lưu Oanh thì “cái tôi trữ tình có thể được nghiên cứu ở ba cấp độ: tác phẩm, tác giả, thời đại. Mỗi cấp độ là một giới hạn về lượng và chất của cái tôi trữ tình” 1.1.3. Các hình thức biểu hiện của cái tôi trữ tình trong văn học. Như ta đã biết đặc điểm quan trọng nhất của tư duy thơ là sự biểu hiện của cái tôi trữ tình, cái tôi cảm xúc, cái tôi đang tư duy. Và cái tôi trữ tình trong thơ được biểu hiện dưới hai dạng thức chủ yếu là cái tôi trữ tình trực tiếp và cái tôi trữ tình gián tiếp. Thơ trữ tình coi trọng sự biểu hiện cái chủ thể đến mức như là nhân vật số một trong mọi bài thơ. Tuy nhiên do sự chi phối của quan niệm thơ và phương pháp tư duy của từng thời đại mà vị trí của cái tôi trữ tình có những thay đổi
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2