Luận văn Thạc sĩ Văn học: Cảm thức thời gian trong thơ đời Trần
lượt xem 37
download
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Cảm thức thời gian trong thơ đời Trần gồm có 4 chương trình bày về thời đại và cảm thức thời gian trong thơ ca trung đại Việt Nam; cảm thức thời gian trong thơ Thiền đời Trần; cảm thức thời gian trong thơ thế tục đời Trần; nghệ thuật thể hiện thời gian trong thơ đời Trần.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Văn học: Cảm thức thời gian trong thơ đời Trần
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ÐÀO TẠO TRƯỜNG ÐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH __________________ Doãn Thị Hồng LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC Thành phố Hồ Chí Minh - 2009
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ÐÀO TẠO TRƯỜNG ÐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH __________________ Doãn Thị Hồng Chuyên ngành : Văn học Việt Nam Mã số : 60 22 34 LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. ÐOÀN THỊ THU VÂN Thành phố Hồ Chí Minh - 2009
- LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, tập thể Thầy cô khoa Ngữ văn trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, phòng Khoa học- Công nghệ sau đại học đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu. Tôi xin đặc biệt bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Đoàn Thị Thu Vân, người đã tận tâm, chu đáo hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp này. Và tôi cũng xin cảm ơn những người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã khích lệ, giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập. Xin trân trọng cảm ơn. Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 7 năm 2009 Người thực hiện luận văn Doãn Thị Hồng
- MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Trong mỗi một tác phẩm văn học, người nghệ sĩ luôn thể hiện các quan điểm về nghệ thuật, về cuộc sống qua hình tượng thời gian và không gian. Thơ đời Trần cũng vậy. Đó là thơ của một triều đại đặc biệt với những biến cố lịch sử lớn lao, với tầm vóc phi thường của những con người bình thường trong thời đại phục hưng dân tộc. Một số công trình nghiên cứu trước đây cũng đã từng đề cập đến phương diện thời gian trong thơ đời Trần nhưng mới chỉ nêu khái quát bên cạnh nhiều phương diện nghệ thuật khác. Vấn đề chưa được đi sâu, khảo sát chuyên biệt nên chưa giúp người đọc thấy thật rõ sự khác biệt của phương diện này trong các loại hình thơ ca đời Trần và thơ đời Trần so với thơ ca trung đại. 1.2. Văn học là một hình thái ý thức xã hội, do đó, nó là tấm gương phản ánh cuộc sống một cách sinh động và chân thực. Là một thể loại quan trọng của văn học, thơ ca góp phần thể hiện thế giới nội tâm phong phú của con người, hơn thế, người đọc của những thế hệ sau có thể dùng thơ ca làm chiếc cầu nối để “liên lạc” với những con người sống cách xa họ hàng bao nhiêu thế kỷ. Chúng ta rất muốn biết con người thời Trần đã sống và suy nghĩ như thế nào về những vấn đề của cuộc sống, của thời đại. Chúng ta cũng muốn cắt nghĩa những hiện tượng của lịch sử bằng con đường đi vào thế giới tâm hồn của họ. Tất nhiên thơ ca không phải là con đường duy nhất để ta tìm đến với cha ông. Nhưng nếu ta muốn bắt đầu từ con đường mà ở đó, thế hệ đi trước đã không ngại bộc bạch những suy nghĩ rất riêng tư, rất trung thực thì qua thơ ca có lẽ là cách tương đối hữu hiệu. Và cũng ở địa hạt thơ ca, con người đời Trần đã thể hiện những quan niệm nhân sinh của mình một cách khá rõ nét. Họ nghĩ về thiên nhiên, về con người, về lịch sử với lẽ hưng phế… Họ nghĩ về tất cả những điều đó trong sự trôi chảy của thời gian, trong giới hạn của
- không gian. Bởi vậy, đọc những biểu hiện về thời gian trong thơ đời Trần cũng giúp ta rõ hơn về những suy nghĩ, cảm xúc, quan niệm nhân sinh của các nhà thơ đời Trần. Từ đó thấy được vẻ đẹp tâm hồn của con người thời Trần cùng một phương diện giá trị độc đáo của thơ ca thời đại này. 2. Mục đích nghiên cứu Tuy chưa có một công trình riêng biệt nào nghiên cứu vấn đề thời gian trong thơ đời Trần nhưng rải rác trong các bài nghiên cứu, các tác giả ít nhiều đều đề cập đến vấn đề này. Do đó, mục đích nghiên cứu của công trình này không phải là khai thác một vấn đề hoàn toàn xa lạ và mới mẻ, tất nhiên, càng không phải là sự nhắc lại một cách máy móc và không cần thiết. Trên cơ sở nghiên cứu và kế thừa những công trình nghiên cứu trước đây, chúng tôi muốn tổng kết một cách có hệ thống những biểu hiện của thời gian nghệ thuật trong thơ đời Trần. Từ đó đi đến phát hiện những nét độc đáo của cảm thức thời gian trong thơ thời ấy nhằm thấy được những đóng góp của phương diện nghệ thuật này cho thơ ca đời Trần nói riêng, thơ ca trung đại nói chung. Bên cạnh đó cũng đồng thời đi đến hiểu sâu hơn về văn học của một thời đại huy hoàng trong lịch sử dân tộc. 3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi khảo sát 3.1. Đối tượng Thơ ca đời Trần tuy không thật nhiều về số lượng nhưng cũng không phải là ít. Ở luận văn này, chúng tôi muốn đi tìm một quan niệm cụ thể về thời gian của các nhà thơ đời Trần thông qua các bài thơ có thể hiện trực tiếp hoặc gián tiếp yếu tố thời gian. Thời gian qua cách nhìn, cách cảm nhận của tác giả đối với thế giới chung quanh, từ quá khứ đến hiện tại, có tác dụng soi tỏ cuộc sống trong quá khứ của cha ông không chỉ giúp ta hiểu hơn về cuộc sống tâm hồn, tính cách của các bậc tiền bối mà còn giúp ta gạn đục khơi trong cho cuộc sống mỗi ngày trở nên tốt đẹp hơn, nhân ái hơn.
- Đối tượng nghiên cứu của luận văn này là cách nhìn, cách cảm nhận, và từ đó, quan niệm về thời gian được thể hiện một cách trực tiếp hoặc gián tiếp trong thơ đời Trần. Đây cũng là một phương diện trong quan niệm nhân sinh sẽ góp phần soi rõ những vấn đề liên quan như tư tưởng, tâm hồn, nhân cách… của các tác gia đời Trần. 3.2. Phạm vi 1. Nhắc đến thơ đời Trần, người ta nghĩ ngay đến thơ Thiền, một thành tựu kế thừa từ đời Lý với những bước phát triển vượt bậc. Trong thơ Thiền, ta gặp được những con người đạt đến sự tự do gần như tuyệt đối của tâm hồn. Bởi vậy, khảo sát thơ Thiền giúp ta nhìn rõ hơn những quan niệm nhân sinh của con người đời Trần, trong đó có vấn đề thời gian. 2. Một bộ phận quan trọng của thơ ca thời kì này là những vần thơ tràn đầy tinh thần dân tộc, những vần thơ cất lên trước trận đánh, trong trận đánh để khích lệ tinh thần chiến đấu của quân dân, và sau trận đánh với cảm xúc tự hào, tràn đầy niềm tin. Nghiên cứu về cảm thức thời gian trong thơ đời Trần, không thể không khảo sát mảng thơ này, đó là thơ ca thời thịnh Trần. 3. Khi nhà Trần bắt đầu có dấu hiệu suy thoái, thơ ca chuyển từ cảm hứng hướng ngoại sang cảm hứng hướng nội với những vần thơ đầy suy tư và trăn trở. Do đó, tất cả những quan niệm nhân sinh trước đây cũng có phần thay đổi, kéo theo sự thay đổi về cảm thức thời gian. Vì vậy, phạm vi nghiên cứu của đề tài này sẽ bao gồm toàn bộ thơ ca thời Trần với nhiều cảm hứng khác nhau, từ cảm hứng yêu nước, tự hào dân tộc, cảm hứng thiên nhiên, cảm hứng Thiền tông thời thịnh Trần đến cảm hứng thế sự thời vãn Trần. 4. Lịch sử vấn đề Tuy chưa có một công trình chuyên biệt nào dành riêng để khảo sát, nghiên cứu vấn đề cảm thức thời gian trong thơ đời Trần nhưng thời gian nghệ thuật vốn được coi là một biểu hiện quan trọng của thi pháp nên trong
- quá trình nghiên cứu các vấn đề của văn học trung đại, các tác giả đều lưu tâm xem xét, đề cập đến nó. Đầu tiên phải kể đến công trình Thi pháp Văn học trung đại Việt Nam của tác giả Trần Đình Sử. Trong công trình này, tác giả đã dành hơn bốn trang viết để nói về thời gian trong thơ trung đại nói chung với các nội dung như mô hình chung của thời gian, thời gian vũ trụ bất biến, thời gian con người. Nội dung và các khái niệm mà Trần Đình Sử xác lập tuy không phải dành riêng cho thơ đời Trần nhưng nó đã bao quát được những biểu hiện dễ thấy nhất của thời gian trong thơ trung đại, giúp người đọc nhận rõ những đặc trưng cơ bản nhất của thơ ca trung đại, đồng thời có thể phân biệt dễ dàng với thời gian trong thơ ca dân gian và thơ ca hiện đại. Tác giả nghiên cứu thời gian trong thơ ca trung đại Việt Nam dựa trên việc so sánh và lí giải sự ảnh hưởng về quan niệm, biểu hiện của thời gian trong thơ ca Trung Quốc. Về thời gian trong thơ trung đại, tác giả đã xác lập được các khái niệm như sau: Thời gian vũ trụ bất biến trong thơ từ thế kỉ X- XVII; Vô thời gian trong thơ Thiền - loại thời gian “bất biến, thường trụ, bởi vì không sinh không diệt” [58, tr.197]; Thời gian lịch sử trong thơ tương quan với thời gian vũ trụ - kiểu thời gian được không gian hóa với “tính bất biến của lịch sử hóa thân vào dấu tích” [58, tr.204]; Và cuối cùng là thời gian con người với nỗi buồn thương u uất cá nhân. Tác giả đã phát hiện và lí giải vấn đề tương đối chặt chẽ. Tuy nhiên, do phạm vi nghiên cứu của công trình khá rộng nên tác giả chỉ dừng lại ở bốn trang viết cho vấn đề này với mức độ khái quát. Đi vào chiều sâu vấn đề thời gian trong thơ ca trung đại vẫn còn chờ đợi sự tiếp tục của các nhà nghiên cứu sau này. Trong công trình Văn học trung đại Việt Nam, tác giả Lê Trí Viễn (Chủ biên) cũng đã đề cập đến vấn đề thời gian trong thơ ca trung đại Việt
- Nam. Khi nói về đặc điểm của văn học trung đại, điều đầu tiên tác giả quan tâm là cách người xưa cảm nhận thế giới. Tác giả cố gắng lí giải những điểm khác biệt trong nhận thức và cảm xúc của con người trung đại so với con người hiện đại. Tuy không tách ra thành một chương mục riêng nhưng trong phần này, tác giả cũng đã phát hiện và lí giải những biểu hiện của thời gian, không gian nghệ thuật trong văn học trung đại. Về cơ bản, có thể thấy, ở phần thời gian, tác giả nhấn mạnh một số những biểu hiện cơ bản như thời gian trung đại là “thời gian tuyến tính trôi chảy không ngừng, một qua không trở lại” [91, tr.19] và là “ thời gian chu kỳ đi rồi quay trở lại chứ không đi mất” [91, tr.19]; Đồng thời đó còn là “thời gian không trống rỗng trừu tượng mà chất chứa một nội dung cụ thể” [91, tr.19]; “Thời gian nhuốm màu thiêng liêng và đạo đức” [91, tr.19]. Tác giả cho rằng, trong hai loại biểu hiện của thời gian nghệ thuật thì thời gian chu kì có tác động sâu sắc hơn đến cảm quan con người trung đại. Đó là “thời gian vĩnh cửu (…). Ý thức về thời gian chu kì sâu hơn và có sức xóa mờ thời gian tuyến tính” [91, tr.20]. Tuy nhiên, trong khuôn khổ một bài giảng đại học, tác giả cũng chỉ khám phá những biểu hiện có sức khái quát nhất mà chưa đi sâu phân tích các dẫn chứng. Vấn đề được đặt ra giúp người đọc có thể hình dung những nét tiêu biểu nhất của văn học trung đại. Có thể xem những nội dung mà tác giả đề cập, luận giải là cái “nền” để trên cơ sở đó, ta có thể đi tìm những nét đặc trưng một cách sâu hơn, rõ hơn trong một triều đại văn học cụ thể. Trong chuyên đề bài giảng cao học Thơ Thiền Việt Nam thời Lý - Trần, khảo sát từ góc độ nghệ thuật, tác giả Đoàn Thị Thu Vân cũng quan tâm đề cập và lí giải khá rõ những biểu hiện của thời gian trong thơ Thiền Lý- Trần như là một biểu hiện của thi pháp thơ Thiền. Với khoảng một trang viết, tác giả chuyên đề cố gắng truyền tải một cách cô đọng những đặc điểm về thời gian nghệ thuật trong thơ Thiền Lý - Trần với những biểu hiện cơ bản sau:
- Một là thơ Thiền đề cập đến “Thời gian hiện thực của trần thế vô cùng ngắn ngủi và chóng vánh” [87, tr.14]. Hai là tác giả thơ Thiền “đặc biệt đề cao thời gian hiện tại, chủ trương sống cho trọn vẹn cái “giây phút này”” [87, tr.14] Ba là “thời gian vĩnh hằng nằm trong thời gian chuyển động”[87, tr.15] Bốn là “thời gian đóng vai trò cột mốc cho một bước ngoặt của tâm thức, đánh dấu sự đổi khác giữa sau và trước” [87, tr.15] Cuối cùng là thời gian trong thơ Thiền “thường là mùa thu, ban đêm (với trăng sáng, gió trong và hơi đêm mát lạnh). Đó là thời điểm của sự hòa điệu giữa con người và vạn vật, vũ trụ” [87, tr.15]. Như vậy, tiếp cận chuyên đề này, người đọc cũng phần nào nắm rõ được những đặc trưng cơ bản của vấn đề thời gian trong thơ Thiền đời Trần. Nhưng như tên chuyên đề đã xác định, trọng tâm của chuyên đề vẫn là sự khảo sát tất cả các yếu tố nghệ thuật của thơ Thiền Lý - Trần nói chung. Cho nên, để tìm hiểu cảm thức thời gian trong toàn bộ thơ đời Trần sẽ là không đủ. Mặt khác, xét về bản chất, khi tìm hiểu thơ Thiền đời Trần, chúng ta cũng khám phá ra nhiều nét rất khác biệt so với thơ Thiền đời Lý. Bên cạnh đó, vấn đề được tác giả trình bày dưới dạng những luận điểm cơ bản cùng với các dẫn chứng thật tiêu biểu. Thế nên, vẫn cần thiết để khám phá vấn đề ở một mức độ sâu hơn, chuyên biệt hơn. Ở cấp độ luận văn thạc sĩ, có hai công trình đề cập đến vấn đề thời gian trong thơ đời Trần với vị trí là một phần nhỏ của luận văn. Một là công trình Tìm hiểu thơ các vua thời thịnh Trần (Từ Trần Thái Tông đến Trần Minh Tông) (2003) của tác giả Trần Thị Hồng Y. Để đọc ra chân dung tâm hồn của các vị vua thời thịnh Trần, tác giả Trần Thị Hồng Y đã đi khảo sát tất cả các yếu tố nghệ thuật, trong đó có thời gian. Tác giả xếp chung không gian, thời gian thành một tiểu mục trong luận
- văn. Điều này khiến cho có một số yếu tố riêng biệt của thời gian hoặc không gian đã không được khai thác triệt để. Tác giả đã phân chia và định danh thành ba kiểu thời gian, không gian như sau: Một là thời gian - không gian bất tử của hào khí Đông A với đặc điểm: “Không gian hiện thực được nâng lên thành không gian sử thi của những năm kháng chiến chống Nguyên”; “Một thời gian, không gian tổng hợp từ quá khứ đến hiện tại và tương lai”[95,tr.100]; Hai là thời gian - không gian của khuynh hướng cá nhân với chút ít tâm sự đời thường. Tác giả cũng nhận thấy đó là một kiểu thời gian - không gian thiếu ấm áp, vắng vẻ; Ba là thời gian - không gian siêu thoát. Tác giả chủ yếu khảo sát mảng thơ Thiền để chứng minh cho sự tồn tại của thời gian - không gian siêu thoát. Đó là kiểu thời gian mà “Tâm hồn trong trẻo, lặng lẽ, cái tiểu ngã hòa vào cái đại ngã của vũ trụ, tìm thấy giây phút an nhiên tư tại, đó là những khoảnh khắc bừng sáng của trí tuệ và tâm hồn, vượt cả không gian và thời gian. Nó là thời gian, không gian của tâm linh huyền diệu, siêu thoát của Thiền Tông”[95, tr.105] Vì đây chỉ là một phần nhỏ của luận văn nên tác giả hầu như chỉ đề cập đến mà chưa có sự đi sâu một cách cặn kẽ, thấu đáo. Sự điểm qua ấy dù sao cũng đã cho ta thấy những nét cơ bản của yếu tố thời gian trong thơ của các Thiền sư đời Trần - một lực lượng cầm bút quan trọng đã tạo nên diện mạo của văn học đời Trần. Công trình thứ hai là Con người trong thơ Thiền Lý Trần dưới góc nhìn thi pháp học hiện đại (2005) của tác giả Trần Hoàng Hùng. Trong công trình này, tác giả cũng xem xét thời gian, không gian như những yếu tố nghệ thuật quan trọng trong việc thể hiện tâm hồn con người. Tác giả phân biệt sự khác nhau trong quan niệm về thời gian của Nho gia, Đạo gia và Phật giáo, từ đó nhấn mạnh những yếu tố đặc trưng trong thơ Thiền. Theo tác giả, thời gian trong thơ Thiền Lý - Trần là thời gian thực tại vận động tuần hoàn gắn liền
- với quy luật “sinh, trụ, dị, diệt”; “sinh, lão, bệnh, tử” của đời người. Bên cạnh đó, còn có “khoảnh khắc chợt tỉnh” khi con người ở giữa mốc giao điểm giữa mê và ngộ [36, tr.18]. Ngoài ra, tác giả cũng đề cập đến một số thời điểm đặc biệt trong thơ Thiền như mùa thu, ban đêm…. Mặc dù những ý kiến của tác giả mới dừng lại ở mức độ mang tính kế thừa nhưng những đóng góp của nó cũng không thể phủ nhận. Đó là sự khai thác sâu, cặn kẽ qua các dẫn chứng. Tuy nhiên, nhìn một cách tổng quát, vấn đề vẫn chưa được khai thác một cách triệt để, ngõ hầu giúp người đọc có thể chứng kiến toàn bộ những biểu hiện của thời gian trong thơ Thiền. Điều này có lẽ cũng xuất phát từ chính đối tượng nghiên cứu của công trình, đó là tác giả chỉ nghiên cứu những bài thơ tiêu biểu, những bài thơ có khả năng thể hiện hình tượng con người của một dòng thơ đặc biệt trong văn học Lý - Trần. Ở cấp độ các bài báo, tạp chí, các tác giả cũng quan tâm đến vấn đề này, tuy chưa sâu rộng và chuyên biệt. Đâu đó, ta thoáng gặp những ý kiến, những nhận định có liên quan đến vấn đề thời gian, tuy mới chỉ là các hiện tượng riêng biệt, đơn lẻ. Ở bài viết Về diễn tiến của thơ trữ tình đời Trần của tác giả Nguyễn Phạm Hùng (Đã đăng trên tạp chí văn học số 4/1983; In lại trong trong công trình Trên hành trình văn học trung đại (sđd)), thời gian cũng được đề cập đến qua một số phương diện như sau: Ở thời thịnh Trần là “những cảm xúc thơ về một quá khứ vô cùng vinh quang và đầy chiến thắng” [33, tr.166]; “Cảm xúc trữ tình của các thi sĩ cùng gặp nhau trong sự hồi tưởng lại những chiến công của cha ông trên sông Bạch Đằng” [33, tr.166]; Thời vãn Trần thì “thời gian được phản ánh trong thơ co giãn theo tâm trạng con người . Ngày vui thường qua nhanh mà nỗi buồn sao đằng đẵng” [33, tr.170]; Trong thơ Phạm Nhân Khanh, Trần Nguyên Đán, thời gian “buồn bã, nặng nề như cuộc đời vô vị trôi đi”. Rồi có lúc lại “giật mình, cảm thấy thời gian trôi đi nhanh
- quá, rồi cả thời gian, tuổi tác, cuộc đời rồi cũng sẽ một đi không trở lại” [33, tr 170]; Trong thơ Nguyễn Tử Thành thì “nghe tiếng thời gian đang tan theo những giọt mưa đêm xuân trong một sự nuối tiếc đến tuyệt vọng” [33, tr.171]. Trong bài viết Huyền Quang và những trang đời nhiều huyền thoại, những vần thơ nhiều hàm nghĩa (Đã đăng TCVH số 3/1994, đăng lại trong công trình Những nghĩ suy từ văn học trung đại (sđd)), tác giả Trần Thị Băng Thanh, trong quá trình lí giải những điểm mờ trong hành trạng vị sư nổi tiếng này đồng thời với việc cắt nghĩa những vẫn thơ đầy hàm ý của ông, cũng đã đề cập đến kiểu thời gian tồn tại trong tác phẩm Huyền Quang. Đó là kiểu thời gian chất chứa nhiều tâm sự trễ nãi, buồn chán. Tất nhiên thơ ông có niềm vui những nỗi buồn vẫn là cái đọng lại sâu sắc hơn cả. Trong nỗi cô đơn ngập tràn, nhà thơ đã “phó mặc cho ngày tháng cứ trôi đi chậm chạp còn con người thì gần như trở nên vô cảm hoặc “lười biếng” ngay cả với công việc hàng ngày của tăng chúng” [70, tr.78]. Ở một bài viết khác Trương Hán Siêu và tư tưởng nghệ thuật thời Lý Trần (Đã đăng trên Tạp chí nghiên cứu Phật học số 2/1996, đăng lại trong công trình Trên hành trình văn học trung đại (sđd)), tác giả Nguyễn Phạm Hùng cũng tìm thấy hai kiểu tư duy tiêu biểu trong thơ văn Trương Hán Siêu nói riêng và thơ văn Lý - Trần nói chung, đó là kiểu tư duy hướng ngoại thời thịnh Trần và tư duy hướng nội thời Vãn Trần. Ở kiểu tư duy thứ hai, tác giả tìm thấy ‘cảm giác trông vắng, hiu quạnh, hẫng hụt của con người khi quá khứ huy hoàng đã đi qua’ [34, tr.391]; là lời cảnh tỉnh con người trước sự suy thoái của xã hội, nhắc nhở con người không được quên quá khứ huy hoàng [34, tr.392]… Trên đây là một số công trình, bài viết có liên quan đến vấn đề thời gian thơ đời Trần. Sự điểm qua ấy có lẽ chưa thật đầy đủ. Tuy nhiên, chúng tôi cũng cố gắng nêu lên những nhận xét có tính bao quát và điển hình đối với
- vấn đề cần khảo sát để giúp người đọc thấy được những mặt đã được khai thác, những mặt chưa đi sâu và phần nào sẽ được tiếp tục trong luận văn này. 5. Phương pháp nghiên cứu Căn cứ vào đặc trưng của đối tượng nghiên cứu, trong quá trình giải quyết vấn đề, chúng tôi sử dụng chủ yếu một số phương pháp sau: - Một là phương pháp thống kê phân loại. Phương pháp này được sử dụng để phân chia thơ ca đời Trần thành hai mảng: thơ Thiền và thơ thế tục. Mặt khác, chúng tôi cũng tập hợp và thống kê được số lượng những câu thơ, bài thơ có biểu hiện trực tiếp hoặc gián tiếp yếu tố thời gian. - Hai là phương pháp thống kê miêu tả. Sau khi xác định được những câu thơ, bài thơ có biểu hiện yếu tố thời gian, chúng tôi tiến hành mô tả sự biểu hiện ấy nhằm làm rõ đặc trưng thời gian của từng loại hình thơ. - Bên cạnh các phương pháp trên, chúng tôi còn sử dụng kết hợp các thao tác phân tích, so sánh, tổng hợp để giải quyết vấn đề. Thao tác phân tích được sử dụng khi mô tả loại hình thơ nhằm làm rõ những biểu hiện đặc trưng nhất của thời gian trong thơ đời Trần. Thao tác so sánh được sử dụng thường xuyên trong luận văn nhằm tìm ra những nét chung mang tính phổ quát của thời gian trong văn học trung đại, nét độc đáo của thời gian trong thơ đời Trần, cá tính sáng tạo của mỗi tác giả… Thao tác tổng hợp giúp người viết thâu tóm vấn đề sau khi đã được phân tích, lí giải. Trên đây là một số phương pháp, thao tác chủ yếu được sử dụng trong luận văn. Việc vận dụng các phương pháp, thao tác trong luận văn được tiến hành phối hợp với nhau nhằm góp phần làm sáng tỏ vấn đề. 6. Cấu trúc luận văn Luận văn bao gồm ba phần: Phần mở đầu, phần nội dung và phần kết luận.
- Phần mở đầu: Lí do chọn đề tài; Mục đích nghiên cứu; Đối tượng nghiên cứu và phạm vi khảo sát; Lịch sử vấn đề; Phương pháp nghiên cứu; Cấu trúc luận văn. Phần nội dung: Gồm 4 chương: - Chương 1: Thời đại và cảm thức thời gian trong thơ ca trung đại Việt Nam. - Chương 2: Cảm thức thời gian trong thơ Thiền đời Trần . - Chương 3: Cảm thức thời gian trong thơ thế tục đời Trần. - Chương 4: Nghệ thuật thể hiện thời gian trong thơ đời Trần. Phần kết luận.
- Chương 1: THỜI ĐẠI VÀ CẢM THỨC THỜI GIAN TRONG THƠ CA TRUNG ĐẠI VIỆT NAM 1.1. Thời đại của hào khí Đông A- một mốc son trong lịch sử dân tộc Cho đến hôm nay, khi lịch sử dân tộc đã bước sang một trang mới thì những dấu ấn vẻ vang của triều đại nhà Trần vẫn còn vang vọng những âm hưởng hào hùng, sảng khoái. Thời đại ấy đã bắt đầu bằng một sự chuyển giao tương đối êm thấm, hợp tình hợp lý. Người đời đã quên những toan tính, thủ đoạn của Trần Thủ Độ khi tìm mọi cách lấy ngôi báu về cho nhà Trần. Vì thời đại ấy đã ba lần chiến thắng quân Nguyên – Mông, một thế lực hung hãn, hiếu chiến từng chiếm trọn châu Á và nửa châu Âu. Triều đại ấy đã biết tập hợp, kích thích lòng dân để tinh thần yêu nước và đoàn kết dân tộc được phát huy một cách cao độ: Từ trang thiếu niên Trần Quốc Toản từng bóp nát quả cam ở hội nghị Bình Than cho đến các cụ già nhất tề hô “đánh” ở hội nghị Diên Hồng; Từ Trần Thủ Độ tuy không ưa An Sinh Vương vẫn căn dặn vua Thánh Tông nên để cho Quốc Tuấn nắm giữ binh quyền trong nước cho đến Trần Hưng Đạo bỏ thù riêng, gác chữ hiếu để toàn tâm toàn ý phụng sự cho sự nghiệp chống giặc ngoại xâm. Đoàn quân Mông Cổ hùng mạnh, thiện chiến, đông đảo, hừng hừng tham vọng bá chủ ba lần đặt chân lên lãnh thổ Đại Việt đều rước lây thất bại ê chề. Mỗi người dân Việt Nam đều hằn sâu trong lòng nỗi nhục của ngàn năm Bắc thuộc, niềm tự hào sâu sắc về chiến công của Ngô Quyền đánh lui quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, chiến công phá Tống của Lê Đại Hành, Lý Thường Kiệt… Và bây giờ, vua tôi nhà Trần tiếp tục hun đúc những nỗi căm thù và lòng tự hào ấy để nó mãi mãi là nguồn động viên tinh thần trên mỗi bước đường bôn tẩu chống giặc. Vua quan nhà Trần còn là những người dìu dắt, quan tâm đến quyền lợi của nhân dân để vua tôi đồng
- lòng tiễu trừ giặc mạnh. Nhà Trần đã viết tiếp những trang sử vẻ vang của dân tộc một cách xứng đáng bằng những chiến công oai hùng và hiển hách. Xét về văn hóa tư tưởng, thời Trần cũng để lại những dấu ấn sâu sắc đặc biệt. Tinh thần Tam giáo đồng nguyên đã xuất hiện, phát triển dưới triều Lý. Và đời Trần đã tiếp thu tinh thần Tam giáo ấy một cách mạnh mẽ. Phật giáo đời Trần có một vai trò thật đặc biệt. Phật giáo được nâng ngang tầm thời đại, chứng kiến, đóng góp vào những sự kiện trọng đại của đất nước. Vị vua đầu tiên của đời Trần đồng thời cũng là ngọn đuốc sáng của Thiền học Việt Nam Trần Thái Tông. Tuệ Trung thượng sĩ được xem là vị Bồ Tát tại gia với một tâm hồn siêu thoát ngay cả trong cảnh đời nhiều bụi bặm. Trần Nhân Tông, vị anh hùng dân tộc đồng thời là người khai sáng phái Trúc Lâm Yên Tử. Pháp Loa, con người cống hiến trọn đời cho sự nghiệp hoằng dương chánh pháp. Và Huyền Quang, vị trạng nguyên bác học, nhà phật học uyên thâm… Chính họ đã tạo nên những nét văn hóa đặc sắc chỉ có được ở đời Trần. Tinh thần bao trùm lên thời đại này là tự do và phóng khoáng. Bởi thế, nó đã thúc đẩy sự trỗi dậy của bản sắc văn hóa dân tộc một cách tối ưu. Người nắm vận mệnh đất nước có bản lĩnh, có sự mẫn cảm phi thường, có sự cởi mở về quan điểm chính trị… Thế nên, thời Trần còn là thời cực thịnh của sự hòa hợp tôn giáo. Triều đình cho dựng chùa đồng thời với lập các đạo cung đạo quán, dựng Văn Miếu và Quốc Tử Giám, quan tâm đến việc đặt giai phẩm cho tăng đạo, lại sắc phong cho các vị Nho thần. Sự dung hợp Nho, Phật, Đạo phải chăng cũng là biểu hiện cho tinh thần kêu gọi khối đoàn kết dân tộc, phát huy sức mạnh của nó trong công cuộc chống ngoại xâm? Bên cạnh đó, khi nói đến triều đại nhà Trần không thể không nói tới tinh thần nhân văn rộng mở. Thời đại ấy không chỉ được ghi nhận bởi âm hưởng hào hùng của công cuộc chống ngoại xâm vĩ đại. Nó còn là âm hưởng của một thứ nhạc trầm, trầm của cái sâu thẳm trong tâm hồn nhạy cảm tinh tế
- trước thiên nhiên và con người, trầm của giây phút riêng tư không vướng bận bởi nghĩa vụ… Khi nhà Trần đi vào bước suy vi, vẫn còn đó những trí thức phong kiến nặng lòng với dân với nước. Và tuy âm hưởng hào hùng đã trở thành một thứ âm hưởng chủ đạo của thời đại này nhưng những con người đầy tài năng và tâm huyết mà bất lực trước thời cuộc cũng đã tạo nên một sắc thái độc đáo riêng. Ấy là tiếng nói đầy trăn trở băn khoăn. Suy cho cùng, đó cũng chính là biểu hiện của tinh thần nhân văn sâu sắc, tuy nó đã khác về sắc thái so với thời thịnh Trần. Nhà Trần, theo quy luật lịch sử, cũng trăn trở lo toan dựng nghiệp, cũng cống hiến hết mình để xã hội đạt đến độ cực thịnh, và rồi cũng đi đến chỗ suy thoái. Nhưng hôm nay nhìn lại, giữa biết bao nhiêu thăng trầm sóng gió của cuộc đời, ta vẫn thấy tươi nguyên một cảm xúc tự hào về những trang sử của thời đại một đi không trở lại. Người đời sẽ vẫn nhớ, vẫn tưởng như đâu đây tiếng hô “đánh” quyết liệt của các vị bô lão ở hội nghị Diên Hồng, vẫn tưởng như Quốc Toản trẻ mãi tuổi mười sáu với một bầu nhiệt huyết căng tràn. Thời đại ấy không chỉ thuộc về quá khứ, bởi lẽ, tinh thần đặc biệt của nó đã hóa thân vào từng bước chuyển mình của dân tộc. Và dù dân tộc ấy có mang một khuôn mặt mới như thế nào, vẫn thấy thấp thoáng đâu đó rất gần gũi tinh thần yêu nước nồng nàn, tinh thần nhân văn rộng mở, sâu sắc. Bởi đó là những giá trị không bao giờ cũ, không bao giờ lỗi thời. 1.2. Cảm thức thời gian trong thơ ca trung đại 1.2.1. Về khái niệm “Cảm thức thời gian” Thời gian vốn là hình thức tồn tại của thế giới vật chất với ba chiều quá khứ, hiện tại và tương lai. Nhưng khi đề cập đến khái niệm cảm thức thời gian tức là nói đến kiểu thời gian tâm lí thường tồn tại trong tác phẩm nghệ thuật.
- Cảm thức là cách con người nhận thức, đánh giá, xem xét một vấn đề nào đấy trong cuộc sống bằng con mắt chủ quan, bằng cảm nhận của chính của họ chứ không phải của một ai khác. Bởi thế, thời gian khách quan khi đi vào tác phẩm nghệ thuật dường như đã không còn là chính nó. Người ta có thể thấy thời gian nhanh như thoi đưa, hoặc chậm đến nỗi một ngày như nghìn thu; Hoặc thời gian không còn là một khái niệm trừu tượng mà có khi tồn tại ở dạng cụ thể như hương vị, như màu sắc, như vật thể hiện hữu. Thời gian được cảm nhận không phải bằng các đại lượng vật lý thông thường như giây, phút, giờ, tháng, năm… mà bằng chính cảm xúc mang rất rõ yếu tố chủ quan của con người . Tâm lí trong cảnh li biệt có thể làm cho con người ta cảm thấy thời gian trôi đi sao thật lâu. Thời gian đời người, đối với mỗi cá nhân mà nói, cũng khác nhau hoàn toàn. Có người thấy đời người dài dằng dặc mà con người phải tồn tại để gánh chịu sự đày ải; Có người thấy cuộc đời sao ngắn ngủi như một cái chớp mắt, ngắn ngủi như giấc mộng, thở ra chưa kịp hít vào đã hết một đời … Con người thông qua cách cảm nhận về thời gian để trình bày quan niệm, sự hiểu biết, đánh giá của mình về cuộc đời, về con người, về cái đã qua, cái hiện tại, cái sắp tới… Thời gian là một đại lượng tồn tại khách quan. Thế nhưng, đối với mỗi cá nhân, nó lại mang một màu sắc, một dấu ấn riêng độc đáo. Bởi thế, thông qua cách con người nhìn nhận, đánh giá về thời gian, ta có thể phần nào đọc được tâm hồn, tính cách của họ. Thời gian không phải là một yếu tố duy nhất hé mở thế giới tâm hồn con người. Bên cạnh đó còn có cảm thức về không gian, về con người, về các hiện tượng tự nhiên… Thế nhưng có một điều rất dễ nhận ra là không một ai lại có thể đứng ngoài bước đi của thời gian, không một ai lại không một đôi lúc thấy cuộc đời hoặc ngắn ngủi hoặc đằng đẵng. Có nghĩa là cảm thức về thời gian là một hiện tượng mang tính phổ quát. Thế nên xem xét và đánh giá
- cảm thức thời gian của một lớp người nào đấy trong xã hội, ta có thể đọc ra phần nào chân dung của thời đại ấy. Họ đã dùng yếu tố thời gian như một phương tiện để lí giải con người, cuộc đời. Thời gian không còn là một đại lượng trôi đi theo chiều tuyến tính giản đơn nữa. Quá khứ có thể sống mãi với một cá nhân nào đấy nếu trong quá khứ chứa đựng một biến cố có tác động sâu sắc đến đời sống tinh thần của họ. Hay tương lai có thể đem đến cho người ta sự chán nản, vô vọng nếu nó mờ mịt mất phương hướng hoặc nôn nóng, chờ đợi, hi vọng nếu nó đầy hứa hẹn. Thực tại cũng có lúc thật vô nghĩa hay sẽ trở nên bất tử… Tóm lại, thời gian trong cảm thức của con người như một cơ thể sống với các trạng thái cảm xúc phong phú, phức tạp được mở rộng các đường biên để sống hết các chiều kích của nó, để đánh dấu những thời khắc đặc biệt trong cuộc sống của mỗi cá nhân hay của cả cộng đồng. Như vậy, con người có thể cảm nhận, đánh giá về mọi vấn đề của cuộc sống, trong đó có thời gian. Con người thông qua đó để giãi bày thế giới tâm hồn của mình với những nghĩ suy, những trăn trở... Cảm thức thời gian thường in đậm dấu ấn lên các tác phẩm nghệ thuật. Và dường như chính sức mạnh biểu hiện đa dạng, phong phú của ngôn ngữ đã giúp văn học lưu lại dấu ấn về cảm thức thời gian một cách sâu sắc, sinh động hơn hẳn các loại hình nghệ thuật khác. Nó không chỉ là một mảnh vỡ về thời gian được lưu lại bằng hình khối, màu sắc hay âm thanh mà với một dung lượng ngôn từ ít ỏi, nó có thể bao gồm những biến cố lớn lao của cả một đời người hay cả một thời đại. Quan trọng hơn cả là nhìn những thời khắc được người đời cảm nhận có thể giúp ta thấu hiểu họ, đọc được con người bên trong với những biến thái tinh vi của tâm hồn để chiêm nghiệm lại chính con người và cuộc sống của mình, để tìm niềm vui và ý nghĩa cuộc sống ngay trong nỗi buồn, trong những mất mát vì bài học tâm hồn là bài học luôn mới mẻ, ngay cả khi ta nhận được nó từ những người cách ta hàng ngàn năm.
- 1.2.2. Cảm thức thời gian trong thơ ca trung đại Việt Nam Kéo dài gần mười thế kỉ, văn học trung đại tuy vẫn được nhìn nhận như một nền văn học tồn tại trong tính quy phạm chặt chẽ nhưng thật ra, ở mỗi thời đại, mỗi cá nhân, ta vẫn nhận ra những nét cá tính độc đáo, tinh tế. Phương diện thời gian nghệ thuật trong thơ ca trung đại tuy bị chi phối bởi những quan niệm được kế thừa của văn học Trung Hoa nhưng không vì thế mà không lưu lại dấu ấn cho mỗi thời đại. Về cơ bản, theo giáo sư Trần Đình Sử, như đã đề cập trong phần lịch sử vấn đề, thời gian trong văn học trung đại được nhìn nhận dưới hai khía cạnh. Thứ nhất, thời gian luôn gắn liền với cảm hứng lịch sử. Ở khía cạnh này, thời gian biểu hiện qua những nghĩ suy về thời cuộc, về dân tộc, về lẽ thịnh suy của thời đại. Thứ hai, con người trung đại nhận thức về thời gian dưới hai bình diện đối lập: đó là thời gian vũ trụ trôi chảy vĩnh hằng và thời gian đời người ngắn ngủi chóng vánh. Và cũng theo giáo sư Trần Đình Sử, dấu ấn về thời gian trong thơ ca trung đại Việt Nam chịu ảnh hưởng sâu sắc quan niệm thời gian trong thơ ca Trung Quốc. Tuy nhiên, đọc thơ ca trung đại Việt Nam, ta vẫn nhận ra những nét hồn hậu, giản dị rất đặc trưng của con người phương Nam vốn có một nền văn hiến riêng biệt. Thời gian vì thế cũng mang cái cốt cách dân tộc ấy. Khi phản ánh thời gian lịch sử, thơ ca trung đại thường có xu hướng bất tử hóa khoảng thời gian mà cha ông ta đã đạt được những chiến công hiển hách trong công cuộc chống giặc ngoại xâm vĩ đại. Điều này được thể hiện khá rõ trong Tụng giá hoàn kinh sư của Trần Quang Khải, Thuật hoài của Phạm Ngũ Lão, Bạch Đằng giang phú của Trương Hán Siêu… Họ hoặc đứng ở thời điểm diễn ra chiến công như Trần Quang Khải, Phạm Ngũ Lão mà ca ngợi những thời khắc thiêng liêng ấy, hoặc nhìn về quá khứ để cảm phục và ngậm ngùi như Trương Hán Siêu. Mặt khác, thời gian ở đây còn được
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn viết về đề tài tình yêu của Phạm Thị Hoài, Nguyễn Thị Thu Huệ, Phan Thị Vàng Anh
185 p | 265 | 50
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Thiên nhiên trong thơ chữ Hán Nguyễn Du
152 p | 306 | 46
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc trưng nghệ thuật của văn tế Nôm trung đại
132 p | 119 | 32
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học nước ngoài: Kiểu nhân vật kiếm tìm trong tiểu thuyết
20 p | 214 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Yếu tố kì ảo trong văn xuôi trung đại (thế kỉ XV đến thế kỉ XIX)
115 p | 115 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong lý luận Văn học ở Việt Nam từ 1975 đến nay
166 p | 154 | 28
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Hồn - Tình - Hình - Nhạc trong thơ Hoàng Cầm
184 p | 158 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Văn hóa dân gian trong tiểu thuyết
114 p | 153 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc điểm nghệ thuật thơ Bùi Giáng
168 p | 148 | 22
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Nhân vật trí thức văn nghệ sĩ trong văn xuôi Việt Nam hiện đại
151 p | 100 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Thể loại phóng sự Việt Nam từ 1975 đến nay (qua một số tác giả tiêu biểu)
121 p | 173 | 18
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc điểm văn học tầm căn qua sáng tác của Phùng Ký Tài (Roi thần, Gót sen ba tấc, Âm dương bát quái)
132 p | 145 | 17
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Khảo sát truyện cổ dân gian Ê Đê dưới góc độ loại hình
167 p | 123 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Những đóng góp của Tuệ Trung Thượng sĩ cho thơ Thiền Việt Nam
132 p | 160 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc điểm văn xuôi nghệ thuật Dạ Ngân
168 p | 147 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Thiền uyển tập anh từ góc nhìn văn chương
108 p | 124 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc điểm tiểu thuyết, truyện ngắn của Nguyễn Văn Xuân
172 p | 82 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học Việt Nam: Tìm hiểu đặc sắc nghệ thuật của nhà văn Nguyễn Tuân trước Cách mạng tháng Tám năm 1945
91 p | 64 | 8
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn