Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc điểm nghệ thuật trong tiểu thuyết Hồ Anh Thái
lượt xem 33
download
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc điểm nghệ thuật trong tiểu thuyết Hồ Anh Thái trình bày về nghệ thuật tiểu thuyết hồ anh thái và nghệ thuật tiểu thuyết Việt Nam từ năm 1986 đến nay; nghệ thuật xây dựng nhân vật trần thuật, kết cấu và cốt truyện tiểu thuyết Hồ Anh Thái; thủ pháp nghệ thuật, ngôn ngữ và giọng điệu tiểu thuyết Hồ Anh Thái.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc điểm nghệ thuật trong tiểu thuyết Hồ Anh Thái
- BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Phạm Thị Mỹ Anh ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT HỒ ANH THÁI LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC TP. Hồ Chí Minh – 2012
- BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Phạm Thị Mỹ Anh ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT HỒ ANH THÁI Chuyên ngành Lý luận văn học Mã số: 602232 LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. PHÙNG QUÝ NHÂM TP. Hồ Chí Minh – 2012
- 1 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan nội dung trong luận văn này chưa được công bố trong luận văn nào. Nếu có tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Người viết Phạm Thị Mỹ Anh
- 2 MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ............................................................................ 1 MỤC LỤC ........................................................................................ 2 MỞ ĐẦU ........................................................................................... 5 1. Lý do chọn đề tài ......................................................................................... 5 2. Lịch sử vấn đề .............................................................................................. 8 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu................................................................. 17 4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 18 5. Đóng góp của luận văn .............................................................................. 19 6. Kết cấu luận văn ........................................................................................ 19 CHƯƠNG 1: NGHỆ THUẬT TIỂU THUYẾT HỒ ANH THÁI VÀ NGHỆ THUẬT TIỂU THUYẾT VIỆT NAM TỪ NĂM 1986 ĐẾN NAY ........................................................................................ 21 1.1. Vài nét về nghệ thuật tiểu thuyết Việt Nam từ năm 1986 đến nay .... 21 1.1.1. Nguyên nhân đổi mới tiểu thuyết Việt Nam từ năm 1986 đến nay............21 1.1.2. Nhận diện tiểu thuyết Việt Nam từ năm 1986 đến nay ..............................27 1.1.3. Những cách tân nghệ thuật tiểu thuyết Việt Nam từ năm 1986 đến nay ...33 1.2. Khái quát về nghệ thuật tiểu thuyết Hồ Anh Thái ............................. 44 1.2.1.Nghệ thuật tiểu thuyết Hồ Anh Thái từ năm 1986 đến năm 2000 ..............44 1.2.2. Nghệ thuật tiểu thuyết Hồ Anh Thái từ sau năm 2000 đến nay .................55
- 3 Tiểu kết ........................................................................................... 60 CHƯƠNG 2: NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRẦN THUẬT, KẾT CẤU VÀ CỐT TRUYỆN TIỂU THUYẾT HỒ ANH THÁI ..................................................................................... 62 2.1. Nghệ thuật xây dựng nhân vật trần thuật tiểu thuyết Hồ Anh Thái 62 2.1.1.Vài nét về nghệ thuật xây dựng nhân vật trần thuật tiểu thuyết ..................62 2.1.2. Xây dựng nhân vật qua tình huống .............................................................65 2.1.3 Xây dựng nhân vật qua chi tiết gợi bản chất ...............................................73 2.1.4 Tên nhân vật được ký hiệu hoá qua việc khắc hoạ đặc điểm, tính cách, chức danh .......................................................................................................................79 2.2 Kết cấu tiểu thuyết Hồ Anh Thái........................................................... 83 2.2.1 Vài nét về kết cấu tiểu thuyết ......................................................................83 2.2.2 Kết cấu theo chương ....................................................................................86 2.2.3 Kết cấu đa tuyến ..........................................................................................89 2.2.4 Kết cấu liên văn bản ....................................................................................92 2.3. Cốt truyện tiểu thuyết Hồ Anh Thái .................................................... 96 2.3.1. Vài nét về cốt truyện tiểu thuyết .................................................................96 2.3.2. Cốt truyện xâu chuỗi ...................................................................................98 2.3.3. Cốt truyện lồng ghép ................................................................................101 Tiểu kết ......................................................................................... 106 CHƯƠNG 3: THỦ PHÁP NGHỆ THUẬT, NGÔN NGỮ VÀ GIỌNG ĐIỆU TIỂU THUYẾT HỒ ANH THÁI ..................... 108
- 4 3.1. Thủ pháp nghệ thuật tiểu thuyết Hồ Anh Thái................................. 108 3.1.1. Vài nét về thủ pháp nghệ thuật văn xuôi ..................................................108 3.1.2. Thủ pháp lạ hoá.........................................................................................110 3.1.3. Thủ pháp dòng ý thức ...............................................................................117 3.1.4 Thủ pháp hiện thực huyền ảo .....................................................................121 3.2. Ngôn ngữ tiểu thuyết Hồ Anh Thái .................................................... 126 3.2.1. Vài nét về ngôn ngữ tiểu thuyết ................................................................126 3.2.2. Ngôn ngữ trữ tình giàu chất thơ ................................................................129 3.2.3. Ngôn ngữ đời thường mang tính thị dân ..................................................133 3.2.4. Ngôn ngữ mang đậm chất dân gian ..........................................................137 3.3. Giọng điệu tiểu thuyết Hồ Anh Thái .................................................. 142 3.3.1. Vài nét về giọng điệu tiểu thuyết ..............................................................142 3.3.2. Giọng điệu triết lý .....................................................................................145 3.3.3. Giọng điệu giễu nhại, trào phúng .............................................................151 3.3.4. Giọng điệu vô âm sắc ...............................................................................160 KẾT LUẬN .................................................................................. 164 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................... 169
- 5 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Năm 1986 là dấu mốc quan trọng trong đời sống xã hội nói chung và trong văn học nghệ thuật nói riêng. Đây là thời kì mà quá trình đổi mới văn học diễn ra mạnh mẽ và sôi nổi. Giai đoạn này văn xuôi Việt Nam phát triển ở tất cả các thể loại: kịch, lý luận phê bình, văn học dịch, … và đạt được một số thành tựu đáng kể. Điều đặc biệt là quá trình đổi mới diễn ra vô cùng phong phú, đa dạng ở thể loại truyện và tiểu thuyết. Nhưng tạo nên những dư ba, những chấn động trong cao trào đổi mới của văn học phải nói đến tiểu thuyết. Trên văn đàn lúc này xuất hiện đông đảo các nhà văn chuyên viết về tiểu thuyết. Nhà nghiên cứu Phan Cự Đệ đã lý giải điều này như sau: “Quá trình đổi mới diễn ra sôi động trong lĩnh vực truyện và tiểu thuyết là hoàn toàn hợp với quy luật. Bởi vì các thể loại văn xuôi là hiện thân của sự uyển chuyển, xét về bản chất dường như không có tính qui phạm. Truyện và tiểu thuyết là những thể loại được xây dựng trong khu vực tiếp xúc trực tiếp với hiện thực đang vận động và phát triển” [18, tr.198]. Cũng theo sự thống kê của nhà nghiên cứu Phan Cự Đệ, nếu tính những tác giả viết từ ba cuốn trở lên thì từ năm 1980 đến năm 1996, chỉ riêng Hội Nhà văn Việt Nam, các nhà văn đã cho ra mắt bạn đọc trên 360 cuốn tiểu thuyết. Một số tác giả và tác phẩm tiêu biểu trong giai đoạn này như: Chim én bay của Nguyễn Trí Huân, Ông cố vấn của Hữu Mai đoạt giải thưởng Hội Nhà văn hai năm (1988 – 1989). Bến không chồng của Dương Hướng, Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường nhận giải thưởng của Hội Nhà văn (1990 – 1991), Ăn mày dĩ vãng của Chu Lai được nhận giải thưởng Hội đồng Văn học chiến tranh cách mạng và lực lượng vũ trang của Hội Nhà văn (1993), … . Tiểu thuyết Việt Nam từ năm 1986 đến nay không cắt lìa truyền thống đã có, nhưng người viết có ý thức hơn trong việc làm mới, làm giàu, làm khác truyền thống. Thời đại thông tin bùng nổ, văn học buộc phải cạnh tranh với các phương
- 6 tiện giải trí truyền thông và không còn giữ vị trí độc tôn như trước kia. Vì vậy người viết bây giờ phải đối diện với những thử thách nghiệt ngã để giành độc giả về mình. Các nhà văn trong mỗi cuốn tiểu thuyết của mình phải sáng tạo ra một hình thức riêng, không tuân theo những hình thức bất biến. Mỗi cuốn sách đều phải có những quy luật sản sinh, vận động cũng như diệt vong của riêng mình như lời của Alain Robbe Grillet đã nói. Không nổi bật ngay từ đầu nhưng Hồ Anh Thái đã tạo cho mình một phong cách độc đáo, tinh tế và mang đậm những sắc thái riêng biệt. Luôn có xu hướng đổi mới phong cách, cách tân nghệ thuật, nhà văn dần tạo được chỗ đứng và tiếng nói riêng của mình qua thể loại tiểu thuyết. Đến với Hồ Anh Thái ta bắt gặp một giọng điệu tươi mới, trẻ trung, tinh nghịch, hiện đại. Tác phẩm của nhà văn tái hiện nhiều kiếp người, tầng lớp người, trong nhiều thời điểm, nhiều tình huống để từ đó nói lên quan niệm về nhân sinh, những thể nghiệm, những nhận thức mới về xã hội được thể hiện trong hình thức nghệ thuật độc đáo. Gần 30 năm cầm bút nhà văn cho ra đời khoảng 30 tập truyện ngắn,tiểu luận và tiểu thuyết với những tác phẩm như: Chàng trai ở bến đợi xe (1985), Phía sau vòm trời (1986), Vẫn chưa tới mùa đông (1986), Người và xe chạy dưới ánh trăng (1987), Người đàn bà trên đảo (1988), Những cuộc kiếm tìm (1988), Mai phục trong đêm hè (1989), Trong sương hồng hiện ra (1990), Mảnh vỡ của đàn ông (1993), Người đứng một chân (1995), Lũ con hoang (1995), Tiếng thở dài qua rừng kim tước (1998), Họ trở thành nhân vật của tôi (2000), Tự sự 265 ngày (2001), Cõi người rung chuông tận thế (2002), Bốn lối vào nhà cười (2005), Đức Phật, nàng Savitri và Tôi (2006), Mười lẻ một đêm (2006), Namaskar ! Xin chào Ấn Độ (2008), Hướng nào Hà Nội cũng sông (2009), SBC là săn bắt chuột (2011). Nhà văn đoạt được các giải thưởng như: giải thưởng Truyện ngắn 1983 – 1984 của báo Văn nghệ (truyện Chàng trai ở bến đợi xe), giải thưởng Văn xuôi 1986 – 1990 của Hội nhà văn Việt Nam và Tổng liên đoàn lao động Việt Nam (tiểu thuyết Người và xe chạy dưới ánh trăng), giải thưởng Văn học 1995 của Hội liên
- 7 hiệp Văn học Nghệ Thuật Việt Nam (tập truyện ngắn Người đứng một chân); giải thưởng Hội nhà văn Hà Nội 2012 (tiểu thuyết SBC là săn bắt chuột). Mỗi tiểu thuyết của Hồ Anh Thái đều là một tiếng nói riêng, một thái độ đối với cuộc đời và con người. Chiều sâu trong cái nhìn nghệ thuật của nhà văn không chỉ là hiện thực thô sơ mà là hiện thực được nhào nặn lại bằng suy nghĩ và tưởng tượng của mình. Chúng tôi chọn đề tài Đặc điểm nghệ thuật trong tiểu thuyết Hồ Anh Thái ngoài những lý do trên còn vì: Các tiểu thuyết của nhà văn hầu hết đều nằm trong giai đoạn từ 1986 đến nay, là giai đoạn có ý nghĩa quan trọng. Đây là thời kỳ mà quá trình đổi mới trong văn học, đặc biệt là tiểu thuyết diễn ra ở cao trào. Đây lại cũng chính là quãng thời gian kết thúc một thế kỉ và lại mở ra một thế kỉ mới. Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp gọi giai đoạn này là thời của tiểu thuyết. Thời kì này các cây bút tiểu thuyết đều có ý thức tìm tòi, đổi mới kỹ thuật tiểu thuyết trên cơ sở gắn nó với nội dung nhân bản. Tiểu thuyết của Hồ Anh Thái luôn tạo ấn tượng mới với người đọc bởi nhà văn luôn hướng đến con đường tìm tòi, cách tân nghệ thuật để không ngừng đổi mới về phong cách. Nhà văn không che giấu mong muốn được đọc và viết những tác phẩm là sản phẩm của sự tưởng tượng phi thường, tạo dựng được những tình huống khác lạ, những cảm xúc mê đắm, những nhân vật không chịu mặc đồng phục. Tiểu thuyết của tác giả luôn được bạn đọc chờ đợi và đón nhận nồng nhiệt. Hồ Anh Thái là một trong những nhà văn đã góp phần cách tân và hiện đại hoá văn xuôi Việt Nam, đưa văn học Việt Nam hoà nhập vào dòng chảy của văn học thế giới. Khi tìm hiểu, nghiên cứu tiểu thuyết Hồ Anh Thái từ 1986 đến nay chúng tôi nhận thấy rằng có rất nhiều bài phê bình, tiểu luận viết về nghệ thuật cũng như nội dung trong tiểu thuyết của nhà văn. Tuy nhiên, các bài phê bình và tiểu luận này vẫn còn rời rạc, chưa tập trung, chưa làm nổi bật đặc điểm nghệ thuật trong tiểu thuyết
- 8 Hồ Anh Thái. Vì vậy, khi đến với đề tài: Đặc điểm nghệ thuật trong tiểu thuyết Hồ Anh Thái chúng tôi mong sẽ đưa ra cái nhìn khách quan, tổng hợp về những đặc điểm nghệ thuật nổi bật trong tiểu thuyết của nhà văn giai đoạn này. 2. Lịch sử vấn đề Đề tài tập trung tìm hiểu tiểu thuyết Hồ Anh Thái từ năm 1986 đến nay về phương diện nghệ thuật. Để có cơ sở cho cái nhìn bao quát, sâu sắc, đảm bảo tính khách quan khoa học, chúng tôi xin lược khảo những nghiên cứu, đánh giá về nghệ thuật viết tiểu thuyết của nhà văn Hồ Anh Thái từ năm 1986 đến nay. Ý kiến về kết cấu, cốt truyện tiểu thuyết Hồ Anh Thái: Dan Duffy trên tờ Tạp chí Vietnam Forum của Đại học Tổng hợp Yale, Connecticut, Mĩ, 1996. Đăng lại trên tạp chí Heritage, 1996 có bài viết với nhan đề Nhà văn bẩm sinh mang gương mặt nhà ngoại giao đã nhận xét về nội dung và nghệ thuật trong truyện ngắn cũng như tiểu thuyết Hồ Anh Thái một cách tinh tế. Dan Duffy viết: “Hồ Anh Thái có khả năng phát kiến, khả năng tạo dựng cốt truyện, điều mà độc giả Mĩ chờ đợi ở một nhà khoa học viễn tưởng. Anh không đồng ý với sự so sánh này, như bất cứ một nhà văn nghiêm túc nào. Anh khẳng định rằng những truyện kỳ ảo của mình đều có nguồn gốc từ thực tế cuộc sống” [63, tr.451]. Michael Harris trong bài viết Đặt ra vấn đề cá nhân ở nước Việt Nam mới trên Thời báo Los Angeles, 18-9-2001 đã nói lên những khát vọng một thời của con người Việt Nam được phản ánh trong tác phẩm Người đàn bà trên đảo và đặt ra giả thuyết nếu cuốn tiểu thuyết này là cuốn tiểu thuyết thông thường theo kiểu hiện thực xã hội chủ nghĩa thì nhân vật Hoà sẽ không có những hành động như những con người kinh doanh. Michael Harris cho rằng Hồ Anh Thái đã thật sự trưởng thành, đứng về phía những lực lượng đổi mới khi anh viết cuốn tiểu thuyết Trong sương
- 9 hồng hiện ra. Cấu trúc của tác phẩm chịu sự tác động của xung đột ở trung tâm của cuốn tiểu thuyết. Michael Harris đánh giá tiểu thuyết Trong sương hồng hiện ra Wayne Karlin, một giáo sư ngôn ngữ và văn chương Mĩ khi viết lời giới thiệu bản in của nhà xuất bản Đại học Washington, 2001 cho tác phẩm Người đàn bà trên đảo (The Women on the Island) ngoài việc khái quát về tiểu sử Hồ Anh Thái từ thời thơ ấu đến nay, nhà nghiên cứu đã tóm tắt tác phẩm Người đàn bà trên đảo và đưa ra những chiêm nghiệm của mình về nghệ thuật cũng như xã hội Việt Nam phản ánh trong tiểu thuyết này “Hồ Anh Thái mở đầu người đàn bà trên đảo bằng một câu chuyện giống như ngụ ngôn về một đoàn nghĩa quân đang đánh Pháp. Câu chuyện này cũng dùng làm đoạn kết tài hoa cho cuốn sách … những câu hỏi mà rốt cục tác giả, và cuốn tiểu thuyết, đặt ra cho chúng ta cùng suy ngẫm là làm sao tìm được cách để sống hài hoà với nhau và hài hoà ở trong chính mình - với những uẩn ức phức tạp và trái ngược ngay trong tâm hồn chúng ta ?” [63, tr.404]. Ngô Thị Kim Cúc trên báo Thanh niên 3-11-2002 có bài viết Cái ác ở phía ít ngờ nhất đã nhận định tiểu thuyết Cõi người rung chuông tận thế có cốt truyện mang tính siêu thực. Cũng với tiểu thuyết này Hồ Anh Thái đã tiến thêm một bước trong kỹ thuật viết, sử dụng những yếu tố ảo một cách thành công để phục vụ hàm ý của tác phẩm. Hoài Nam đã bày tỏ thái độ không đồng tình của mình với quyết định khước từ trao giải thưởng Văn học năm 2003 cho tác phẩm Cõi người rung chuông tận thế của Ban chấp hành Hội nhà văn Việt Nam trong bài viết Từ một giải thưởng không thành đăng trên Tạp chí Ngày nay, 2004. Theo Hoài Nam thì với tác phẩm này Hồ Anh Thái đã dựng nên một hiện thực mới và hiện thực mới này không thể đo lường bằng thước đo của hiện thực cũ. Từ Nữ trong bài Tiếng cười trên từng trang đăng trên báo Tin tức cuối tuần, 6-4-2006 đưa ra nhận định kết cấu tiểu thuyết Mười lẻ một đêm gồm có chín phần,
- 10 mỗi phần là một truyện ngắn, những truyện ngắn được chia bởi nhiều phân đoạn, giới thiệu những nét riêng của nhân vật. Trong bài viết của mình, Từ Nữ đã gọi nhà văn Hồ Anh Thái là “Thị Mầu” trong làng văn chương đương đại Việt Nam vì biệt tài góp nhặt tiếng cười độc giả của nhà văn. Nguyễn Đăng Điệp có bài viết Hồ Anh Thái, người mê chơi cấu trúc in trong phần dư luận của tiểu thuyết Cõi người rung chuông tận thế đã có nhận xét sâu sắc về nghệ thuật trong tiểu thuyết của Hồ Anh Thái. Đó là tính là đa cấu trúc, cốt truyện phân mảnh, giọng điệu có khi xót xa, có khi hài hước. Nhà nghiên cứu cho rằng yếu tố giúp tiểu thuyết của nhà văn được mọi người tìm đọc vì “Hồ Anh Thái lao động cật lực trên từng con chữ đúng kiểu một nhà văn chuyên nghiệp, và với một vốn văn hoá dày dặn, anh không rơi vào tình trạng tự thoả mãn mà luôn tìm cách bức phá trên cơ sở kiến tạo những kiến trúc mới mẻ, táo bạo” [65, tr.371] Nguyễn Thị Minh Thái trong bài viết Giấc mơ lạ tặng cho người đọc đăng trên báo Thể thao và Văn hoá, 26-5-2007 đưa ra những nhận định của mình về tiểu thuyết Đức Phật, nàng Savitri và Tôi. Theo nhà nghiên cứu thì trong tiểu thuyết này Hồ Anh Thái đã thể hiện một cái nhìn tiểu thuyết “vừa hiền minh vừa suồng sã”, tác giả rất thành công qua việc xây dựng bộ ba nhân vật. Tuy đặt nhân vật Đức Phật ở vị thế trung tâm nhưng Hồ Anh Thái không tập trung chiếu rọi chỉ vào Đức Phật mà luôn di chuyển điểm nhìn. Với cách viết như vậy theo Nguyễn Thị Minh Thái thì tác giả đã đặt người đọc vào vị trí dân chủ. Võ Anh Minh trong bài Chiêm nghiệm theo con lắc thời gian đăng trên báo Văn hoá Phật giáo số 36, 1-7-2007 cho rằng tác giả Hồ Anh Thái chứng thực chân lý đạo Phật qua số phận dày dạn của nhân vật trong một cấu trúc mới và trong một luồng sáng mới. Để làm được điều này, Hồ Anh Thái đã di chuyển điểm nhìn, di chuyển thời gian không gian nghệ thuật giữa hai cực hiện đại và cổ đại, hiện tại và quá khứ một cách sinh động và linh hoạt để người đọc đối chiếu và suy nghĩ. Điều thành công của Hồ Anh Thái là sáng tạo ra nhân vật Savitri “ nhân vật 2 trong 1”. Savitri là nhân vật được xây dựng trong hai kiếp “Tiền kiếp (cách đây hơn 2500
- 11 năm) là công chúa Savitri, một đời yêu thương và theo đuổi Đức Phật theo cách của riêng mình và hiện kiếp là Nữ thần Đồng trinh đã giải nghệ Savitri với nghề hướng dẫn viên du lịch như một nghệ nhân kể chuyện đời Đức Phật (và cả chuyện đời mình). Vấn đề tác giả đặt ra với Savitri được lồng trong hai quãng thời gian đó” [66, tr.498]. Ý kiến về ngôn ngữ, giọng điệu tiểu thuyết Hồ Anh Thái: Dina Shilo trên Tạp chí Bưu điện Jerusalem, 26-2-1999 có bài Xuyên qua màn sương hồng của quá khứ cho rằng người Isreal sẽ tìm thấy rất nhiều đồng điệu khi đọc tiểu thuyết Trong Sương hồng hiện ra. Dina Shilo nhận rõ được những điều Hồ Anh Thái muốn nói về thế hệ hậu chiến ở Việt Nam cần phải tìm ra những giá trị mới, có sự nhận định, đánh giá mới về gia đình và quá khứ. Trong bài viết này, tác giả nói về bút pháp của Hồ Anh Thái như sau: “Tác giả đã viết với sự hài hước tinh tế, khiến cho cuốn sách này hấp dẫn và mang đầy tính thưởng thức. Hồ Anh Thái là một tác giả văn học nổi tiếng ở Việt Nam – tác giả 11 cuốn tiểu thuyết và truyện ngắn, đã đoạt một số giải thưởng văn học, uỷ viên Ban chấp hành Hội nhà văn Hà Nội. Nhưng đối với những người thuộc giới văn học bảo thủ thì anh có một giọng văn phê phán đáng ngạc nhiên” [63, tr.443]. Nhà văn Lê Minh Khuê viết bài Người còn đi dài với văn chương đăng trên Tạp chí Số1, 3 – 2003 cho rằng tiểu thuyết có kết cấu từ ý tưởng hôm nay, mạch truyện “liền tù tì”. Ngôn ngữ trong truyện là ngôn ngữ của người Việt hôm nay. “Không lôi thôi lòng thòng”. Chi tiết trong truyện cô đặc và đắt, ám ảnh người đọc ngay từ dòng mở đầu. Lê Minh Khuê đưa ra nhận xét rằng Hồ Anh Thái là người sẽ còn có những con đường đi dài với văn chương. Trong bài Vẫn là nỗi đau truyền kiếp đăng trên báo Sức khoẻ và đời sống, 22-3-2003 Vũ Bão đưa ra nhận định của mình về tiểu thuyết Cõi người rung chuông tận thế của Hồ Anh Thái. Theo Vũ Bão, triết lý nhân sinh về nỗi đau của con người trong cõi người được nhà văn thể hiện bằng giọng văn giản dị. Tiểu thuyết kết thúc
- 12 không phải theo môtíp của các tiểu thuyết hình sự thông thường khác. Nhà văn luôn dẫn dắt người đọc vào một miền đất gần gũi nhưng mang đậm tính chất huyền ảo khiến cho người ta lúc nào cũng ở trong tình thế đón chờ những cái bất ngờ xảy ra. Đọc mỗi chương của tiểu thuyết, người đọc như đi trên con đường kẹp giữa hai vách núi dựng đứng với con đường chạy thẳng về phía trước, lúc nào cũng cứ ngỡ con đường sắp đâm sầm vào vách núi, nhưng cứ sau mỗi bước chân, vách núi cứ dãn dần ra. Nguyễn Thị Minh Thái trong bài viết Giọng tiểu thuyết đa thanh đăng trên Tạp chí Thế giới mới, 529, 31-3-2003 đưa ra nhận xét về giọng điệu trong tiểu thuyết Cõi người rung chuông tận thế. Đó là một giọng tiểu thuyết đa thanh với “Sự chuyển giọng, thay giọng kể luôn luôn đầy bất ngờ, khiến người đọc có thể đọc Cõi người rung chuông tận thế viết một mạch không nghỉ. Và càng đọc, càng khắc khoải đi theo hai nhân vật Tôi và Mai Trừng, càng cảm thấy chất phương Tây duy lý đã nhạt phai dần, đã dịch chuyển tinh tế về phía của phương Đông đẫm đầy tình cảm” [65, tr.203]. Đây là một cuốn tiểu thuyết được nén chặt và bung ra trong kết thúc và phát sáng nhờ tư tưởng. Nhà văn Ma Văn Kháng đã bày tỏ sự thích thú của mình khi đọc tác phẩm của Hồ Anh Thái. Trong bài Cái mà văn chương ta còn thiếu đăng trên tạp chí Sách và đời sống, 7-2003 Ma Văn Kháng viết:“Nghệ thuật thật sự luôn làm nên cái bất ngờ. Truyện ngắn, tiểu thuyết Hồ Anh Thái, nhất là những cái gần đây, thú vị trước hết ở chỗ đó; ở từng con chữ có đời sống là lạ; ở mỗi tình tiết giàu sức khám phá, ở các mối liên tưởng lạ lùng và gần gũi; ở tổng thể câu chuyện, nó mở ra một góc nhìn nhân sinh, nó cho ta thấy đa tầng, những thực tại nhìn thấy và không nhìn thấy, những ấn tượng đặc sắc thông qua chủ đề của nó ở chính cuộc đời này, hôm nay…,” [65, tr.298]. Bên cạnh đó, Ma Văn Kháng cũng bày tỏ sự e ngại của mình khi nói về chi tiết trong tác phẩm của Hồ Anh Thái: “Có điều này thuộc về nghề nghiệp: tốn chi tiết quá ! Ông Nguyễn Công Hoan nói: nên ăn dè ! truyện nào của
- 13 Hồ Anh Thái cũng ăm ắp chi tiết, đọc vừa sướng vừa lo: phải mình khéo kiệt sức mất ! Có lẽ đó là tâm lý của tuổi già ?” [65, tr.298]. Phạm Chí Dũng trong bài viết Ám ảnh và dự cảm đăng trên báo Văn nghệ, 22-11-2003 đã có sự đối chiếu giữa một vài tiểu thuyết ngày nay với tiểu thuyết Cõi người rung chuông tận thế của Hồ Anh Thái. Nhà nghiên cứu cho rằng ngày nay có vài cuốn tiểu thuyết mang hơi hướng hiện thực và tâm linh. Những cuốn tiểu thuyết này tuy có phơi bày mặt trái của xã hội nhưng lại gợi lên cho người đọc, nhất là những người đọc trẻ tuổi cảm thấy ngột ngạt, trần trụi đến không có lối thoát. Nhưng ngược lại khi đến với Cõi người rung chuông tận thế , người đọc lại có thể tiếp nhận được tinh thần ám ảnh và dự cảm. Sự thành công của tiểu thuyết này ngoài yếu tố mạch truyện chuyển động nhanh, hiện đại, đi thẳng vào vấn đề cá nhân hôm nay thì còn có bút pháp châm biếm với một kho ngôn ngữ dân gian ẩn dụ rất phong phú, cùng với điểm nhìn khách quan và thái độ giễu cợt của nhà văn đối với mặt trái của xã hội hôm nay đã tạo nên sức cuốn hút của tiểu thuyết. Thuý Nga qua bài Đời cười trong mười lẻ một đêm đăng trên báo Tuổi trẻ Tp.HCM, 1-3-2006 rất tâm đắc với cách mở đầu câu chuyện của tiểu thuyết Mười lẻ một đêm. Theo nhà nghiên cứu, với cách bắt đầu như thế Hồ Anh Thái đã làm cho tình huống trong truyện trở nên trớ trêu. Ngay từ lúc bắt đầu của tiểu thuyết, nhà văn sử dụng giọng điệu bỡn cợt và hài hước. Giọng điệu này theo suốt chiều dài của cuốn tiểu thuyết. Trong bài viết Ngả nghiêng trần thế đăng trên báo Thanh niên, 11-4-2006 tác giả Sông Thương xếp tiểu thuyết Mười lẻ một đêm vào dòng “hậu Ấn Độ”. Sông Thương đưa ra nhận định về giọng điệu và kết cấu trong tiểu thuyết này như sau: “Mười lẻ một đêm được viết bằng giọng hài hước chủ đạo. Thậm chí có đoạn được lồng vào cả “Truyện cười dân gian”. Câu văn thụt thò, dài ngắn, có chủ đích. Chương một, chương hai, cái nghiêng ngả còn liu riu, rồi cái sự ngả nghiêng cứ tăng dần. Đến chương bảy - Chuyện về nhà văn hoá lớn, nó trở nên “căng nhức”.
- 14 Nhiều độc giả cảm thấy ngột ngạt. Thế là đủ. Vào chương tám, bầu trời câu chuyện bắt đầu kéo mây” [69, tr.337]. Nguyễn Thị Minh Thái trong bài Mười lẻ một đêm, cái nhìn hắt sáng từ phía sau trên báo văn nghệ,10-6-2006 nhận định Hồ Anh Thái là nhà văn mà với quan niệm tiểu thuyết là một giấc mơ dài, bằng những điều mà đời thực không có, và không chỉ dùng một phương pháp hiện thực thuần tuý đã đạt tới giấc mơ dài của mình. Suốt thập kỉ qua, tác giả đạt được nhiều thành tựu đáng kể trong lao động viết tiểu thuyết nhọc nhằn của một nhà văn thực sự coi viết là một nghề. Từ góc nhìn của một người đọc tiểu thuyết, nhà nghiên cứu cho rằng “cái viết” của Hồ Anh Thái được tạo lập không chỉ thành một giấc mơ dài, mà là một chuỗi giấc mơ tiểu thuyết. Mỗi cuốn tiểu thuyết ra đời là giấc mộng con độc đáo, là một nấc thang đi lên trong cả quá trình vận động thẩm mỹ về ý thức viết tiểu thuyết. Từ đó, Nguyễn Thị Minh Thái đã đúc rút ra rằng quan niệm viết tiểu thuyết của Hồ Anh Thái được kiến trúc trên sự đồng hành của sự tự ý thức triết học về cái viết và hành động nhằm đổi mới tư duy, giọng điệu và cách ứng xử ngày càng hiện đại hơn với tiếng Việt, trên cơ sở hội tụ đầy đủ về văn hoá sống và văn hoá viết. Vân Long trong bài viết Một thành tựu đáng kể đăng trên báo sức khoẻ và đời sống, 10-6-2007 nhận định Hồ Anh Thái là một trong số ít nhà văn viết khoẻ và năm nào cũng có sách mới xuất bản. Từ cuốn tự sự 265 ngày (NXB Hội nhà văn 2001)trở đi, nhà văn viết với một giọng văn hoàn toàn khác thời kỳ đầu “Giễu nhại, châm biếm sắc sảo những thói tật trong xã hội. Với thủ pháp sử dụng thành ngữ, khẩu ngữ đời thường, lối viết tràn câu, tràn dòng, bỏ dấu…anh đang muốn thể hiện một xã hội đang sôi động đổi mới nhưng vẫn đan xen những cái lố lăng bất cập…Phải dùng sự hài hước thông minh để phê phán một cách hữu hiệu” [66, tr.483]. Theo Vân Long thì thành công của tiểu thuyết Đức Phật, nàng Savitri và Tôi chính là việc dựng lại lịch sử Phật giáo một cách chân thực và sáng tạo. Văn Thị Thu Hà tiếp cận tiểu thuyết Đức Phật nàng Savitri và Tôi dưới góc độ văn hoá. Trong bài viết Một vẻ đẹp trong suốt đăng trên báo Lao động cuối tuần,
- 15 22-6-2007 chị đã giải mã các biểu tượng văn hoá có trong tiểu thuyết này: “Lấp lánh biểu tượng. Biểu tượng khất thực - khơi ngợi lòng trắc ẩn và tinh thần bình đẳng. Biểu tượng máu và nước - giải hoà tranh chấp giữa hai bộ tộc. Biểu tượng ăn chay - tuyên bố tình thương với mọi sinh linh. Với tôi, bộ ba biểu tượng này thể hiện rất tuyệt, rất hình tượng quan điểm bình đẳng tuyệt đối chỉ có ở Đức Phật” [66, tr.489]. Hoàng Công Danh tiếp cận tiểu thuyết Đức Phật nàng Savitri và Tôi dưới góc độ thi pháp học. Nhà nghiên cứu có nhận xét tinh tế và sâu sắc về các thủ pháp nghệ thuật trong tiểu thuyết này của Hồ Anh Thái. Trong bài viết Tái hiện Phật sử, đồng hiện nghệ thuật, tương hợp đạo và đời in trên tạp chí Nhà văn, 5-2008. Theo tác giả, cái mới của cuốn sách ngoài việc dựng lại hình ảnh Đức Phật từ lúc sơ sinh đến khi xuất gia thành đạo và nhập diệt còn thể hiện ở góc nhìn mới thông qua lối kể chuyện. Cái khó của văn bản là tất cả các địa danh, tên nhân vật, danh từ riêng đều không được tác giả phiên âm từ tiếng Phạn sang tiếng Việt. Điều này làm cho độc giả khó nhớ hết tên nhân vật.Theo Hoàng Công Danh thì chính nghệ thuật trong tiểu thuyết là yếu tố làm nên phong cách riêng của Hồ Anh Thái. Nhà nghiên cứu viết: “Nghệ thuật tiểu thuyết trong cuốn sách như đã có nói là một phong cách riêng, phong cách Hồ Anh Thái. Chuyện cổ đại được tạo nên từ ngòi bút hiện đại, thậm chí hậu hiện đại. Những mảng miếng được phân vụn để rồi được ghép nối lại thành một tổng hoà. Phương pháp đồng hiện, phục hiện nối liền mạch quá khứ và hiện tại. Những câu đơn ngắn ngủn như thể làm minh bạch mọi thứ, dễ lĩnh hội như triết lý của Đức Bổn Sư. Anh không dùng những câu phức dài dòng vì không muốn độc giả phải sa vào ngổn ngang rối rắm” [66, tr.518]. Trần Thị Hải Vân với bài viết Một chiêm nghiệm “Cõi người” đăng trên báo Văn nghệ, số 16, 18-4-2009 nêu lên những thành công về nghệ thuật trong một số tiểu thuyết tiêu biểu của nhà văn như: “Những trang viết của Hồ Anh Thái đã đến với bạn đọc từ những năm tám mươi của thế kỷ trước. Ngày đó, cách viết của Hồ Anh Thái thật trữ tình, sâu lắng, không gây “shock”, không ồn ào. Theo thời gian,
- 16 Hồ Anh Thái lại thật sự gây xôn xao dư luận bạn đọc với tự sự 265 ngày (tập truyện ngắn), Cõi người rung chuông tận thế (tiểu thuyết), Mười lẻ một đêm (tiểu thuyết) và mới đây nhất là cuốn tiểu thuyết về Ấn Độ, Đức Phật, nàng Savitri và Tôi. Qua những tác phẩm này, thấy Hồ Anh Thái sắc sảo hơn, châm biếm, giễu nhại cũng sâu cay hơn. Anh đã có những bứt phá trên hành trình nghệ thuật mặc dù có nhiều người vẫn thích một Hồ Anh Thái của thời kỳ trước đây, thời kỳ tiền Ấn Độ như có người từng gọi. Hồ Anh Thái đã có những cách tân mạnh mẽ về mặt nghệ thuật và đã tạo ra những hiệu quả nghệ thuật rất đáng ghi nhận trong tác phẩm của mình. Đồng thời trong giới nhà văn Việt Nam hiện nay, anh cũng được xem là một nhà văn cấp tiến về mặt tư tưởng” [65, tr.339]. Luận văn Nguyễn Quang Nghiêm qua luận văn thạc sĩ “Môtip “tội ác và trừng phạt” trong tiểu thuyết Hồ Anh Thái”(2010) nghiên cứu những môtip về cái ác và sự trừng phạt cái ác thường xuất hiện trong tiểu thuyết nhà văn. Nguyễn Quang Nghiêm nhìn nhận các môtip này xuất hiện dưới các góc độ triết lý; từ hệ chủ đề, nhân vật; từ phương thức thể hiện. Nguyễn Thanh Tâm với luận văn “Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Hồ Anh Thái”(2011) nghiên cứu về nghệ thuật tự sự tiểu thuyết Hồ Anh Thái qua những phương diện như: Nghệ thuật xây dựng nhân vật, nghệ thuật tổ chức cốt truyện và kết cấu, nghệ thuật trần thuật. Nguyễn Thị Kim Thanh tìm hiểu vấn đề văn hoá Ấn Độ qua ba tác phẩm Tiếng thở dài qua rừng kim tước, Đức Phật, nàng Savitri và Tôi, Namasar! Xin chào Ấn Độ của Hồ Anh Thái. Nguyễn Thị Kim Thanh đưa ra nhận định cảm hứng Phật giáo chi phối sáng tác nhà văn trong các tác phẩm này. Theo tác giả luận văn phương thức tiếp cận nổi bật được nhà văn vận dụng đó là chất liệu kì ảo, sự linh hoạt trong người kể chuyện, điểm nhìn trần thuật và giọng điệu đa thanh sinh động.
- 17 Có rất nhiều bài viết, phê bình cũng như luận văn về nội dung và nghệ thuật trong tiểu thuyết Hồ Anh Thái từ năm 1986 đến nay. Trên đây chúng tôi chỉ nêu một số bài viết tiêu biểu. Qua những tài liệu trên, chúng tôi nhận thấy chưa có công trình đi sâu nghiên cứu về nghệ thuật trong tiểu thuyết của Hồ Anh Thái. Xuất phát từ thực tế đó, việc nghiên cứu đặc điểm nghệ thuật trong tiểu thuyết Hồ Anh Thái là một hướng nghiên cứu hợp lý, có ý nghĩa khoa học và có giá trị thực tiễn. Từ công trình này chúng tôi hy vọng góp một cái nhìn sâu để từ đó thấy được ý nghĩa thẩm mỹ, đậm chất nhân văn trong nghệ thuật viết tiểu thuyết của nhà văn Hồ Anh Thái. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối với đề tài này, đối tượng nghiên cứu của chúng tôi là tiểu thuyết của nhà văn Hồ Anh Thái từ năm 1986 đến nay. Bao gồm các tiểu thuyết: Vẫn chưa tới mùa đông (1986). Người và xe chạy dưới ánh trăng (1987). Người đàn bà trên đảo (1988). Trong sương hồng hiện ra (1990). Cõi người rung chuông tận thế (2003). Đức Phật, nàng Savitri và Tôi (2006). Mười lẻ một đêm (2006). SBC là săn bắt chuột (2011) 3.2. Phạm vi nghiên cứu Đến với tiểu thuyết của nhà văn Hồ Anh Thái từ năm 1986 đến nay, chúng tôi tập trung nghiên cứu những đặc điểm nghệ thuật đặc sắc trong tiểu thuyết của nhà văn Hồ Anh Thái qua đề tài: Đặc điểm nghệ thuật trong tiểu thuyết Hồ Anh Thái”.
- 18 4. Phương pháp nghiên cứu Xuất phát từ yêu cầu vấn đề nghiên cứu của luận văn, chúng tôi đã sử dụng các phương pháp sau: Phương pháp nghiên cứu thi pháp học: Vân dụng các lý thuyết, quan niệm trong thi pháp học để tìm hiểu, nghiên cứu nghệ thuật tiểu thuyết Hồ Anh Thái. Phương pháp thống kê, miêu tả: Chúng tôi sử dụng phương pháp thống kê, miêu tả để thống kê và miêu tả các tiểu thuyết của Hồ Anh Thái cũng như các công trình nghiên cứu đánh giá, nhận xét, phê bình về bút pháp xây dựng tiểu thuyết của Hồ Anh Thái. Trên cơ sở đó chúng tôi sẽ có cái nhìn khách quan, tổng thể hơn về vấn đề nghiên cứu. Phương pháp phân tích: Trên cơ sở nắm vững đặc trưng, phân tích thể loại tiểu thuyết từ năm 1986 đến nay, chúng tôi có thể tìm ra và phân tích những nghệ thuật đặc sắc trong tiểu thuyết Hồ Anh Thái. Phương pháp lịch sử: Trên quan điểm lịch sử cụ thể, chúng tôi xem xét sự vận động và cách tân trong nghệ thuật tiểu thuyết từ năm 1986 đến nay để từ đó tiếp cận và tìm ra con đường hoàn thiện nghệ thuật viết tiểu thuyết của Hồ Anh Thái. Phương pháp so sánh, đối chiếu: Chúng tôi sử dụng phương pháp này để so sánh nghệ thuật tiểu thuyết Việt Nam từ năm 1986 đến nay với các tiểu thuyết ở những thời kỳ trước. So sánh đối chiếu giữa nghệ thuật viết tiểu thuyết của Hồ Anh Thái với nghệ thuật viết tiểu thuyết của một số nhà văn khác. Từ phương pháp so sánh, đối chiếu này chúng tôi sẽ tìm ra những ưu điểm cũng như những nhược điểm trong bút pháp viết tiểu thuyết của nhà văn. Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi tham khảo những ý kiến, nhận xét, phê bình về nghệ thuật viết tiểu thuyết của nhà văn.Với tất cả những phương pháp nói
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Bút pháp tả cảnh ngụ tình từ Chinh phụ ngâm (bản diễn nôm) đến Truyện Kiều (Nguyễn Du)
86 p | 311 | 60
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Cái tôi cô đơn trong thơ mới và thơ đương đại Việt Nam
87 p | 231 | 53
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Bút pháp hiện thực trong truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan và Nam Cao - Những tương đồng và dị biệt
126 p | 168 | 51
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Thiên nhiên trong thơ chữ Hán Nguyễn Du
152 p | 307 | 46
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Vị trí của thể loại truyền kì trong tiến trình phát triển của Văn học Việt Nam
150 p | 192 | 36
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Hình ảnh "trăng" trong thơ Thiền Lý Trần Việt Nam và thơ Đường Trung Quốc
219 p | 169 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Văn hóa dân gian trong tiểu thuyết
114 p | 153 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc điểm nghệ thuật thơ Bùi Giáng
168 p | 148 | 22
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Những đóng góp của thơ ca Tùng Thiện Vương trong văn học trung đại Việt Nam
137 p | 116 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Những cách tân kịch của A.P. Chekhov
142 p | 129 | 18
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Những đặc điểm cơ bản của tiểu thuyết Tạ Duy Anh
113 p | 105 | 18
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Thể loại phóng sự Việt Nam từ 1975 đến nay (qua một số tác giả tiêu biểu)
121 p | 173 | 18
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Những đóng góp của Tuệ Trung Thượng sĩ cho thơ Thiền Việt Nam
132 p | 161 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Cảm thức thời gian trong thơ chữ Hán Nguyễn Du và thơ sonnet Shakespeare
249 p | 76 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Thiền uyển tập anh từ góc nhìn văn chương
108 p | 124 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đóng góp của Trần Quang Nghiệp trong quá trình hiện đại hóa truyện ngắn Nam Bộ đầu thế kỉ XX
129 p | 101 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Cuộc đời và sự nghiệp văn học của Trương Duy Toản
171 p | 94 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Hiện tượng Epiphany trong tập truyện ngắn "Người Dublin" của James Joyce
137 p | 96 | 8
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn