Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc điểm nghệ thuật tự truyện và hồi kí của Tô Hoài
lượt xem 20
download
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc điểm nghệ thuật tự truyện và hồi kí của Tô Hoài bao gồm những nội dung chính về tự truyện, hồi kí – những vấn đề lý thuyết thể loại; nghệ thuật tái hiện, tái tạo hồi ức và tiếng nói của cái tôi trong hồi kí, tự truyện của Tô Hoài; nghệ thuật trần thuật trong hồi kí, tự truyện của Tô Hoài.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc điểm nghệ thuật tự truyện và hồi kí của Tô Hoài
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Nguyễn Thị Ái Vân ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT TỰ TRUYỆN VÀ HỒI KÍ CỦA TÔ HOÀI LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC Thành phố Hồ Chí Minh – 2011
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Nguyễn Thị Ái Vân ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT TỰ TRUYỆN VÀ HỒI KÍ CỦA TÔ HOÀI Chuyên ngành : Văn học Việt Nam Mã số : 60 22 34 LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS NGUYỄN THÀNH THI Thành phố Hồ Chí Minh – 2011
- LỜI CẢM ƠN Tôi xin gởi lời cảm ơn chân thành đến quí Thầy Cô, những người đã tận tình giảng dạy, động viên, giúp đỡ, đóng góp ý kiến cho tôi trong quá trình học tập cũng như khi thực hiện luận văn. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với Phó giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Thành Thi, người đã tận tình hướng dẫn, hết lòng giúp đỡ, để tôi hoàn thành luận văn này. Xin chân thành cảm ơn phòng Khoa học Công nghệ – Sau đại học trường Đại học Sư Phạm Thành phố Hồ Chí Minh, Ban giám hiệu, Tổ Văn Trường Trung học phổ thông Chuyên Lê Hồng Phong, các thành viên trong gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo điều kiện, giúp đỡ, khuyến khích, động viên tôi trong quá trình thực hiện luận văn này. Luận văn không tránh khỏi những thiếu sót, chúng tôi kính mong nhận được sự đóng góp, giúp đỡ của các Thầy Cô, các đồng nghiệp và các bạn. Thành Phố Hồ Chí Minh, ngày 08 tháng 9 năm 2011 Nguyễn Thị Ái Vân
- MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................................... 1 1T T 1 MỤC LỤC ............................................................................................................................ 2 1T T 1 MỞ ĐẦU .............................................................................................................................. 4 1T T 1 1. Lý do chọn đề tài.................................................................................................................................. 4 1T 1T 2. Lịch sử vấn đề ...................................................................................................................................... 5 1T 1T 2.1. Ý kiến đánh giá tổng quát về sự nghiệp sáng tác chung của Tô Hoài ............................................. 5 T 1 T 1 2.2. Ý kiến về mảng tự truyện, hồi kí trong sáng tác của Tô Hoài ......................................................... 6 T 1 T 1 3. Phạm vi – đối tượng nghiên cứu ........................................................................................................... 9 1T 1T 4. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................................................... 9 1T 1T 5. Đóng góp mới của luận văn .................................................................................................................. 9 1T 1T 6. Cấu trúc của đề tài ................................................................................................................................ 9 1T 1T Chương 1: TỰ TRUYỆN, HỒI KÍ – NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT THỂ LOẠI ..... 11 1T T 1 1.1. Thể loại Tự truyện và Hồi ký ........................................................................................................... 11 1T 1T 1.1.1. Khái niệm Tự truyện ................................................................................................................ 11 T 1 1T 1.1.2. Khái niệm hồi kí ...................................................................................................................... 12 T 1 1T 1.1.3. Đường biên động/ranh giới mờ giữa tự truyện và hồi kí ........................................................... 14 T 1 T 1 1.2. Hồi kí trong tự truyện và tự truyện trong hồi kí Tô Hoài .................................................................. 16 1T T 1 1.3. Về sáng tác của Tô Hoài .................................................................................................................. 17 1T 1T 1.4. Vị trí của tự truyện, hồi kí trong sáng tác của Tô Hoài ..................................................................... 18 1T T 1 Chương 2: NGHỆ THUẬT TÁI HIỆN, TÁI TẠO HỒI ỨC VÀ TIẾNG NÓI CỦA CÁI 1T TÔI TRONG HỒI KÍ, TỰ TRUYỆN CỦA TÔ HOÀI .................................................... 25 T 1 2.1. Hồi kí, tự truyện Tô Hoài – Thế giới của hồi ức ............................................................................... 25 1T T 1 2.2. Tiếng nói của cái tôi – tự truyện, hồi kí và nghệ thuật tự biểu hiện................................................... 30 1T T 1 2.2.1. Cái “tôi” tác giả – nhân vật trong tự truyện, hồi kí Tô Hoài ..................................................... 30 T 1 T 1 2.2.1.1. Cái “tôi” ngây thơ, hài hước, hóm hỉnh, tài hoa, giàu trí tượng tượng................................ 31 T 1 T 1 2.2.1.2. Cái “tôi” sâu sắc, giàu cảm xúc, nhân ái, gắn bó, yêu quí cảnh vật và con người quê hương T 1 T 1 ..................................................................................................................................................... 35 2.2.1.3. Cái tôi tuổi trẻ nhiều mơ ước, nhiệt tình và không thiếu trải nghiệm xót xa ....................... 37 T 1 T 1 2.3. Khắc họa nhân vật qua hồi ức, bằng hồi ức ...................................................................................... 42 1T T 1 2.3.1. Khắc họa nhân vật người thân ................................................................................................. 42 T 1 1T 2.3.2. Cách khắc họa nhân vật bạn văn qua hồi tưởng ........................................................................ 46 T 1 T 1 2.4. Những bức tranh đời sống (thiên nhiên, sinh hoạt) qua hồi ức của nhân vật tôi/ người kể chuyện. ... 55 1T T 1 Chương 3: NGHỆ THUẬT TRẦN THUẬT TRONG HỒI KÍ, TỰ TRUYỆN CỦA TÔ 1T HOÀI .................................................................................................................................. 63 T 1 3.1. Kết hợp trần thuật theo diễn biến sự kiện và trần thuật theo dòng hồi ức ......................................... 63 1T T 1 3.1.1. Trần thuật theo trình tự dòng hồi ức ......................................................................................... 63 T 1 T 1 3.1.2. Kết hợp trần thuật theo diễn biến sự kiện và trần thuật theo dòng hồi ức .................................. 65 T 1 T 1
- 3.2. Hòa phối điểm nhìn (quanh một góc nhìn chủ đạo) trong trần thuật ................................................. 67 1T T 1 3.2.1. Khái niệm điểm nhìn trần thuật ................................................................................................ 67 T 1 1T 3.2.2. Nghệ thuật hòa phối điểm nhìn................................................................................................. 70 T 1 1T 3.3. Kĩ thuật giảm tốc, tăng tốc, đảo thuật, dự thuật ............................................................................... 72 1T T 1 3.3.1. Kĩ thuật giảm tốc, tăng tốc ....................................................................................................... 72 T 1 1T 3.3.2 Kĩ thuật đảo thuật..................................................................................................................... 77 T 1 1T 3.4. Kết hợp ưu thế của các loại diễn ngôn, phát huy sức mạnh ngôn từ, giọng điệu trong trần thuật....... 78 1T T 1 3.4.1. Kết hợp ưu thế của các loại diễn ngôn ...................................................................................... 78 T 1 T 1 3.4.2 Sức mạnh ngôn từ ..................................................................................................................... 85 T 1 1T 3.4.2. Kết hợp ưu thế của các loại giọng điệu trong trần thuật ............................................................ 95 T 1 T 1 3.4.3.1. Giọng điệu hài hước, dí dỏm............................................................................................ 96 T 1 T 1 3.4.3.2. Sự hòa quyện phức hợp của những giọng điệu trần thuật .................................................. 99 T 1 T 1 KẾT LUẬN ...................................................................................................................... 104 1T T 1 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................... 106 1T 1T PHỤ LỤC ......................................................................................................................... 109 1T T 1
- MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nhà văn Tô Hoài là một tác giả lớn của nền văn học Việt Nam. Trong quá trình lao động sáng tạo nghệ thuật bền bỉ của mình, ông đã có những đóng góp lớn cho nền văn học Việt Nam hiện đại về mặt nội dung và nghệ thuật, cả chất lượng và số lượng. Trong bài báo “Với Tô Hoài” trích ở Tuyển tập mười năm tạp chí Văn học và Tuổi trẻ [38] nhà văn Xuân Trường đoán định Tô Hoài là người viết nhiều nhất ở nước ta. Cũng trong bài báo này, vào những năm 1991, Tô Hoài nhớ ông có khoảng 140 đầu sách. Đến nay theo nhiều nhà nghiên cứu thống kê, số lượng tác phẩm của Tô Hoài đã là gần 200 đầu sách…Như vậy chúng ta thấy khả năng lao động nghệ thuật rất đáng khâm phục của tác giả. Đặc biệt ở đề tài nào ông cũng có những tác phẩm để lại dấu ấn trong lòng người đọc, ở thể loại nào ông cũng có sự tiên phong, đóng góp riêng, thúc đẩy sự phát triển chung của nền văn xuôi Việt Nam hiện đại. Trong đời sống văn học Việt Nam từ xưa đến nay, tự truyện và hồi kí – vốn rất gần gũi nhau – vẫn là những thể loại văn xuôi nghệ thuật mà trong những bối cảnh cụ thể của đất nước và đời sống cá nhân, nhiều nhà văn ngại dùng đến do tính chân thật cao và dấu ấn cá nhân đậm nét của nó. Đây là các thể loại có nhiều thách thức đối với nhà văn. Đến thế kỉ XX, việc tìm hiểu về đặc trưng thể loại văn chương được đặt ra như một vấn đề chính trong nghiên cứu văn học, thể loại tự truyện, hồi kí dần có sự phát triển và khẳng định ví trí của nó trên văn đàn. Tô Hoài là một trong những tác giả có đóng góp lớn về thể loại này. Ông xứng đáng là một tác giả văn chương như nhà văn Nguyên Ngọc trên báo tuổi Trẻ chủ nhật ngày 7 tháng 6 năm 2009 đã nhận xét: “Tô Hoài là vậy, nhà văn cần mẫn và tài hoa “đục đẽo” suốt đời vào cái thứ đẹp nhất mà cũng khó nhất trên đời, là nghệ thuật” [43]. 1. Thể loại tự truyện, hồi kí có một giá trị khá đặc biệt trong quá trình phát triển của văn học Việt Nam mà Tô Hoài là một trong những tác giả có những tác phẩm thành công về thể loại văn học này. 2. Khi nghiên cứu về sự nghiệp sáng tác của Tô Hoài thì mảng tự truyện, hồi kí chiếm một vị trí đáng kể. Nên việc nghiên cứu sẽ giúp hiểu về sự nghiệp văn học của Tô Hoài, sẽ có cái nhìn đầy đủ và toàn diện hơn về con người và phong cách văn chương nhà văn từ đó có cơ sở để nghiên cứu thể loại tự truyện, hồi kí của các nhà văn khác. 3. Tô Hoài là một tác giả được chọn giảng dạy trong chương trình dạy và học Văn ở nhà trường phổ thông. Bởi thế, việc nghiên cứu về con người và sự nghiệp văn chương của ông sẽ giúp cho giáo viên có kiến thức vững chắc, có tầm khái quát từ đó có khả năng xác định trọng tâm bài giảng một cách chuẩn xác. Đó là những lí do khiến cho người viết chọn đề tài: “Đặc điểm nghệ thuật tự truyện và hồi kí của Tô Hoài”.
- 2. Lịch sử vấn đề Tô Hoài là một gương mặt tiêu biểu trong văn học Việt Nam hiện đại. Ông là một nhà văn lớn, có đóng góp về nhiều thể loại văn học khác nhau. Trên trang viết của mình ông luôn để lại những dấu ấn riêng, có dấu “vân tay” in trên chữ, có “một giọng điệu riêng, một cách nói riêng”(Phong Lê). Các trang viết với giọng điệu và cách thể hiện riêng ấy đã đem đến cho Tô Hoài một phong cách nghệ thuật đặc sắc. Hơn nữa, ông sáng tác trong thời gian dài, đồ sộ về số lượng, phong phú về thể loại, lại có những đóng góp lớn cho quá trình phát triển nền văn học dân tộc ta. Chắc chắn có nhiều nhà nghiên cứu tìm hiểu và quan tâm tới. Chúng tôi bắt gặp một số lượng không nhỏ những bài chuyên luận, phê bình ở những mức độ khác nhau về phong cách nghệ thuật, tác phẩm, con người tác giả. Để có được cái nhìn khái quát, người viết tạm chia: 2.1. Ý kiến đánh giá tổng quát về sự nghiệp sáng tác chung của Tô Hoài Bàn về giá trị văn chương Tô Hoài, xưa nay có rất nhiều ý kiến của các nhà văn, các nhà lý luận và phê bình văn học. Họ đã dành nhiều sức lực, tâm huyết cho những sáng tác có giá trị của Tô Hoài. Từ khi xuất hiện các tác phẩm của Tô Hoài đã được giới nghiên cứu văn học chú ý. Trước 1945, Vũ Ngọc Phan trong cuốn Nhà văn Việt Nam hiện đại viết: “Truyện ngắn của Tô Hoài không những đặc biệt về lời văn, về cách quan sát, về lối kết cấu, mà còn đặc biệt cả về những đầu đề do ông chọn lựa nữa” [87]. Đây là nhận xét về tài năng văn chương còn đang trẻ, mà có sức viết khỏe và hay. Tô Hoài sáng tác nhanh, thể loại phong phú nên tác giả còn đánh giá cao Tô Hoài ở: "Cũng như ở những truyện ngắn của ông đăng trong Hà Nội Tân văn trong khoảng 1940 – 1941, ở tập Quê người ông tỏ ra là một nhà tiểu thuyết có con mắt quan sát sâu sắc" [87]. Tô Hoài được xếp vào nhóm các tác giả tả chân. Là người đỡ đầu cho Tô Hoài vào nghề văn, Vũ Ngọc Phan nhận rõ những đặc sắc, những mạnh – yếu trong văn Tô Hoài. Ông cho thấy cùng với năng lực miêu tả tinh tế thế giới loài vật, Tô Hoài còn là “nhà văn có biệt tài viết về những cảnh nghèo nàn của dân quê”. Nhà phê bình cũng đã sớm phát hiện chất giọng “trào lộng và khinh bạc” ở Tô Hoài. Sau năm 1945, Tô Hoài đã cho ra đời nhiều tác phẩm. Số lượng công trình nghiên cứu văn chương Tô Hoài cũng không ngừng gia tăng. Những nhà phê bình có tên tuổi yêu thích văn chương Tô Hoài như: Trần Hữu Tá, Phong Lê, Nguyễn Đăng Mạnh, Phan Cự Đệ, Hà Minh Đức, Vân Thanh, Nguyễn Văn Long,Vương Trí Nhàn, Nguyễn Đăng Điệp…đã có những đánh giá thật tinh tế khách quan về các tác phẩm văn chương của ông. Trần Hữu Tá, trong cuốn sách Tô Hoài một đời văn phong phú và độc đáo đánh giá tổng quát về sự nghiệp sáng tác và phong cách nghệ thuật của Tô Hoài. Trần Hữu Tá nhấn mạnh ngay ở tựa đề bài viết: “Tô Hoài – một trong những nhà văn tiêu biểu của nền văn xuôi Việt Nam hiện đại” [84]. Một sự nghiệp văn học phong phú về đề tài, đồ sộ về số lượng, có phong cách độc đáo. Hà Minh Đức nhận xét, đánh giá Tô Hoài thành công ở nhiều đề tài khác nhau: "Tô Hoài trong dòng chung của trào lưu văn học hiện thực ngày càng tạo riêng cho mình những giá trị mới. Ông viết về đất nước, con người qua những bức tranh xã hội chân thực và lắng đọng với thời gian để làm nổi lên những giá trị vật chất, tinh thần bền vững. Tô Hoài với vùng đất ven thành qua bao đời, Tô Hoài với con người và thiên nhiên xứ nhiệt đới nhiều kì thú, những phong tục tập quán lâu
- đời, các loài vật trong nhà và hoang dã" [50,12]. Đặc biệt khi viết về thiên nhiên, phong tục quê hương. Phong Lê đánh giá cao nghệ thuật miêu tả và tài dùng ngôn ngữ tự nhiên mà giàu có của Tô Hoài: "Ở tuổi hai mươi, ngòi bút Tô Hoài thật đã xiết bao linh hoạt. Quan sát kĩ lưỡng và tinh tế. Ngôn ngữ tự nhiên mà giàu có. Thiên nhiên khoáng đãng mà mơ mộng. Nhân vật có dáng riêng, giọng riêng và đều sắc nét" [50,25]. Phan Cự Đệ thấy được sự gắn bó sát sao của Tô Hoài với hiện thực cuộc sống. Với Tô Hoài cuộc đời là nơi xuất phát cũng là nơi đi tới của văn học. Vì thế tác phẩm của Tô Hoài thành công ở nhiều đề tài khác nhau: "Có những người từ sách vở lí luận, từ vốn văn hóa kiến thức đi vào văn học. Tô Hoài chủ yếu từ cuộc sống mồ hôi nước mắt, từ cuộc đời lam lũ của quần chúng, từ những cái gì rất dân tộc rất dân gian mà đi vào con đường sáng tác...Tác phẩm của anh là sự gắn bó mật thiết với quê hương đất nước, từ cảnh sắc thiên nhiên, phong tục sinh hoạt cho đến truyền thống văn hóa, ngôn ngữ dân tộc, là tấm lòng yêu thương khâm phục, ơn nghĩa thủy chung đối với người lao động nghèo khổ nhưng rất thông minh, anh dũng miền xuôi và miền ngược của Tổ quốc" [50,104]. Bùi Hiển đánh giá cao về nghệ thuật kể chuyện bằng rất nhiều giác quan tinh nhạy: "Nghệ thuật kể chuyện của Tô Hoài là thế, thiên về thị giác, một thứ thị giác tinh nhạy, đầy màu sắc và ấn tượng, cảm xúc, nói rộng ra hơn nữa là thiên về cảm giác, về cảm nhận trực quan cụ thể, về biểu hiện các sắc thái tình cảm gần gũi thầm kín. Và bởi vì tất cả những cái đó đều xuất phát từ một tình yêu gắn bó đối với cuộc sống chiến đấu của dân tộc, sáng tác của anh tỏa ra một nguồn sáng ấm áp và phảng phất lung linh nhiều sắc độ, nó là một trong những bí quyết thành công của anh" [50,107]. Hoàng Trung Thông nhận xét về những mảng thành công nổi bật của Tô Hoài và khẳng định số lượng tác phẩm đồ sộ của ông: "Trong văn chương, Tô Hoài có ba mảng lớn: viết về mình và về quê mình, viết về miền núi và viết cho thiếu nhi, đó là tôi chưa nói anh viết về nhiều nơi, về các cuộc đời rất khác nhau trong nước và ngoài nước. Cho tới nay anh đã viết và in khoảng 110 quyển truyện ngắn, truyện dài về ba mảng đề tài trên" [50,109]. Nhìn chung những đánh giá về sự nghiệp và tài năng của các nhà nghiên cứu về Tô Hoài rất xác đáng. Chúng ta đều thấy rõ sự thành công rất nhiều mặt về nội dung, nghệ thuật. Tô Hoài là một tấm gương sáng về tinh thần lao động sáng tạo, về công phu rèn luyện tay nghề của một nhà văn chuyên viết về văn xuôi. Cùng với nhiều nhà văn tài năng đương thời, ông đã có những đóng góp cho sự phát triển của nền văn xuôi hiện đại. Với một sức lao động dẻo dai, bền bỉ, Tô Hoài đã có số lượng lớn tác phẩm ở nhiều thể loại và điều đáng qúi là có nét đặc sắc riêng trong phong cách nghệ thuật của mình. 2.2. Ý kiến về mảng tự truyện, hồi kí trong sáng tác của Tô Hoài Theo Trần Hữu Tá, trong cuốn sách Tô Hoài một đời văn phong phú và độc đáo, đánh giá nét đặc biệt ở tài năng của Tô Hoài là ông viết hồi kí khi còn rất trẻ và khẳng định được sự thành công ở lĩnh vực này: “Về mặt thể loại, Cỏ dại có hai điều đáng để suy nghĩ. Một là trong văn chương, vô số
- nhà viết hồi kí, nhưng ở tuổi hai mươi ít ai đã thành công như Tô Hoài...Hai là chùm tác phẩm Cỏ dại, Cát bụi chân ai, Chiều chiều đã khẳng định ông là cây bút hồi kí có hạng” [84,19]. Hà Minh Đức trong Lời giới thiệu Tuyển tập Tô Hoài đã chỉ ra những nét đặc sắc trong nghệ thuật viết tự truyện, hồi kí chính là nghệ thuật thể hiện cái tôi – tác giả: "Hồi kí và tự truyện của ông kết hợp được dòng kể tự nhiên, xác thực với ý thức phân tích tỉnh táo các hiện tượng và phần tâm sự của tác giả" [50,132]. Phong Lê trong Tô Hoài, sáu mươi năm viết, đã cho rằng đặc sắc của thể loại hồi kí, tự truyện Tô Hoài chính là nghệ thuật trần thuật theo dòng hồi ức: “Tô Hoài không chỉ là người có sức nhớ kỹ, nhớ dai mà hơn thế, những cái sống, cái nhớ của ông luôn dư đầy, là luôn luôn có mặt trong hiện tại. Một quá khứ luôn luôn được dồn về hiện tại, được hiện tại hóa – nhưng vẫn trong trang phục của quá khứ” [50,43]. Chính sự gắn bó, trân trọng đối với con người và những sự kiện đã trải qua tạo nên sức mạnh hiện tại hóa quá khứ như vậy. Vì “Văn là người”, khi đọc tác phẩm văn chương ta bắt gặp tâm hồn con người. Phong Lê còn khẳng định sức lôi cuốn, hấp dẫn của tự truyện Tô Hoài đối với độc giả: "Đọc tự truyện tôi bỗng ngạc nhiên không hiểu sao người ta có thể viết hay đến thế về mình, để qua mình mà hiểu người, hiểu đời, hơn thế hiểu cả một bầu khí quyển chung cho bao thế hệ" [50,43]. Nguyễn Đăng Mạnh trong cuốn Chân dung và phong cách, có những ý kiến đánh giá rất sắc sảo, sát hợp về văn chương Tô Hoài, đặc biệt mảng tự truyện, hồi kí. Mỗi nhà văn đều có một quan niệm nghệ thuật riêng về con người. Ông khẳng định với: “Tô Hoài quan niệm con người là con người, chỉ là con người, thế thôi” [27,287]. Nguyễn Đăng Mạnh so sánh với một số tác giả khác như Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan…để thấy được rằng: “Có thể nói, Tô Hoài là nhà văn của người thường, của chuyện thường, của đời thường” [27, 288]. Sau một số luận giải, phân tích tác giả bài viết đã nhận định: “Tôi cho rằng Tô Hoài sinh ra để viết hồi kí, tự truyện. Dường như ông có một thứ cảm hứng riêng, có thể gọi là cảm hứng hồi tưởng…” [27,299]. “Hồi kí, tự truyện của Tô Hoài là thể văn sở trường nhất của Tô Hoài...ở thể văn này, nhân vật trung tâm chính là cái tôi của người viết. Cho nên sự hấp dẫn của văn phong Tô Hoài xét đến cùng là sự hấp dẫn của cái tôi ấy” [27]. Trong lời nhận định của mình, Nguyễn Đăng Mạnh chỉ ra cho độc giả thấy sức hấp dẫn của tự truyện Tô Hoài chính là: "nhân vật trung tâm" – "cái tôi" của tác giả – cái tôi ấy được soi rọi, được thể hiện một cách trung thực: "một cái tôi khôn ngoan, tinh quái, thóc mách, lọc lõi, rất mực hiểu mình, hiểu người và có đôi chút khinh bạc" [27]. Vương Trí Nhàn, Tô Hoài và thể hồi kí, lời tựa cho tập Hồi kí đã đánh giá cao sức mạnh nội lực khi viết về thể loại hồi kí của Tô Hoài: “Dường như cả cuộc đời từng trải đã chuẩn bị cho những trang viết hôm nay của ông. Hồi kí là nơi cả con người tác giả cùng cái triết lí ông mơ hồ cảm thấy và đã theo đuổi suốt đời cả hai đã có dịp bộc lộ” [76,942]. Vốn sống, sự trải nghiệm suy tư làm nên thành công của thể loại này. Vân Thanh đánh giá cao mảng hồi kí, tự truyện của Tô Hoài, tác giả cho rằng với thành công này đã tạo thêm sự phong phú về đề tài nổi bật trong sự nghiệp văn học của Tô Hoài: "Theo tôi, nói Tô Hoài trong phần đặc sắc của anh là nói về mảng đề tài miền núi như ta đã thấy, nhưng đến hôm nay không thể không nói đến phần kí ức tuổi thơ và tuổi thanh niên của anh...Tôi cho là Tô Hoài đã
- thực sự đóng góp vào văn học ta mảng sống buồn bã vật lộn của một thế hệ tuổi thơ – hoặc được nhìn qua cách nhìn trẻ thơ đề nói một cái gì bản chất của cuộc đời cũ" [50,399 – 403]. Tác giả Vân Thanh khẳng định Tô Hoài đã có sự đổi mới về tư tưởng, thủ pháp nghệ thuật tự truyện, hồi kí: “Điều kỳ lạ là các mảng sống và chi tiết trước đây cũng như bây giờ, vẫn cứ gần như tươi rói trong kí ức nhà văn"…Mảng sống đó rất có nét dáng, góc cạnh, trước hết vì khả năng nhớ dai và rất động ở kí ức của Tô Hoài” [50,382 - 383]. Phạm Việt Chương ấn tượng khi đọc tác phẩm của Tô Hoài chính là giọng điệu của tác phẩm, nó giúp cho tác phẩm có một sức hấp dẫn riêng tạo nên phong cách nhà văn. Tác giả nhận xét:"Chúng ta gặp lại Tô Hoài...khi anh viết một loạt tác giả Việt Nam mà bạn đọc hằng yêu mến. Một điều dễ nhận, Tô Hoài sống, lăn lóc cùng các bạn văn thơ của mình viết về họ bằng bút pháp tả thực. Hiện thực trần trụi đọng lại thành kỷ niệm. Giọng văn hóm hỉnh mà không khinh bạc, anh điểm những câu kết gây cho người đọc nụ cười cố quên đi nỗi buồn nào do anh vừa kể qua" [50,404]. Xuân Sách nhận xét về Cát bụi chân ai, nhà văn thấy tác phẩm có giá trị văn học vừa là cuốn tư liệu có giá trị lịch sử bởi đã dựng lại đời sống tinh thần của một số cây bút lớn cũng như môi trường mà nhà văn phản ánh trong đó: "Tác phẩm mang dấu ấn đậm nhất phong cách Tô Hoài – từ văn phong đến con người. Thâm hậu mà dung dị, thì thầm và không đơn điệu nhàm chán, lan man tí chút nhưng không kề cà vô vị. Một chút "u mặc" với cái giọng khơi khơi mà nói ai muốn nghe thì nghe, không bắt buộc, nghe rồi hiểu đừng cật vấn…Và vì thế…sức hấp dẫn chủ yếu là sự chân thực" [50,414]. Tác phẩm nhấn mạnh nét phong cách của Tô Hoài thể hiện qua tác phẩm ở cách trần thuật, giọng điệu và tính chân thật. Trần Đức Tiến chú ý tới điểm nhìn khi xây dựng nhân vật trong hồi kí của Tô Hoài: "Bằng cuốn sách của mình, lần đầu tiên ông đã cho thế hệ cầm bút chúng tôi nhìn một số "nhân vật lớn" của văn chương nước nhà từ một cự li gần...Bây giờ qua Tô Hoài – chúng tôi được nhìn gần: một khoảng cách khá "tàn nhẫn" nhưng vì thế mà chân thực và sâu sắc" [50,413]. Nhà văn Nguyễn Văn Bổng nhận xét và rút ra quan niệm về con người trong hồi kí của nhà văn Tô Hoài – Cát bụi chân ai "kể chuyện những nhà văn, những người bạn mà tài năng văn học không ai chối bỏ được nhưng đồng thời cũng là những con người bình thường với những tính tốt và tật xấu như mọi người" [50]. Đây là những ý kiến đánh giá mang tính chất khái quát nhất và tiêu biểu nhất về tự truyện và hồi kí của Tô Hoài. Những bài viết trên đã trở thành những ý kiến tham khảo rất hữu ích cho chúng tôi trong quá trình thực hiện luận văn này. Nhìn chung các nhà nghiên cứu đều khẳng định vai trò và những đặc điểm riêng trong thể loại hồi kí và tự truyện của Tô Hoài. Các công trình này có giá trị đánh dấu vị trí quan trọng trong toàn bộ sáng tác của tác giả, giúp cho chúng ta có một cái nhìn toàn diện hơn về cuộc sống và con người trong những giai đoạn lịch sử khác nhau. Đánh giá về Tô Hoài và văn nghiệp của ông không phải là công việc làm một lần bởi một người là có thể hoàn tất. Vì văn Tô Hoài nói chung và thể hồi kí, tự truyện nói riêng thực sự là những tác phẩm có giá trị, như một mạch ngầm trong lòng đất, càng khơi càng trong, càng ngọt ngào bất ngờ và thú vị, nói như nhà nghiên cứu Vương Trí Nhàn: “Dường như cả cuộc đời từng trải đã chuẩn bị cho những trang viết
- hôm nay của ông. Hồi kí là nơi cả con người tác giả cùng cái triết lí ông mơ hồ cảm thấy và đã theo đuổi suốt đời cả hai đã có dịp bộc lộ” [76,942]. Với đề tài: Đặc điểm nghệ thuật hồi kí và tự truyện của Tô Hoài, người viết mong muốn có cái nhìn sâu sắc và toàn diện về những đặc sắc trong nghệ thuật hồi kí và tự truyện của Tô Hoài, đồng thời có dịp hiểu rõ hơn phong cách nghệ thuật độc đáo của nhà văn Tô Hoài. 3. Phạm vi – đối tượng nghiên cứu - Đối tượng đề tài: đặc điểm nghệ thuật tự truyện và hồi kí của Tô Hoài. - Phạm vi đề tài: gồm các tự truyện sau: Cỏ dại, tập Tự Truyện, Mười năm. Các hồi kí sau: Những gương mặt, Cát bụi chân ai, Chiều chiều, Chuyện cũ Hà Nội. Cách chia này chỉ có tính chất tương đối, bởi vì trong sáng tác của Tô Hoài về hai thể loại này có sự giao thoa. Chính vì vậy, luận văn không tách riêng theo từng thể loại bởi những đặc điểm nghệ thuật ấy vừa đúng với tự truyện vừa đúng với hồi kí. Nếu có đặc điểm nghệ thuật nào rõ, mang đặc trưng của từng thể loại thì sẽ tách biệt ra để nghiên cứu. 4. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện luận văn này, chúng tôi phải sử dụng những phương pháp nghiên cứu sau. Dưới đây là một số phương pháp chủ yếu: - Phương pháp hệ thống: đặt đối tượng nghiên cứu trong hệ thống. Đặt hồi kí, tự truyện trong toàn bộ sáng tác để thấy được vị trí và đóng góp của Tô Hoài đối với sự nghiệp văn học của tác giả. Đặt trong hệ thống chủ thể tác phẩm để hiểu nghệ thuật trần thuật. - Phương pháp loại hình: Giúp ta phân chia đối tượng nghiên cứu có tính chất khoa học, nghiên cứu thể loại dựa theo từng nhóm tác phẩm, từ đó thấy được giữa tự truyện và hồi kí có nét chung và nét riêng, đồng thời thấy được sự kết hợp giữa hai thể loại. - Phương pháp so sánh: Dùng như một thao tác so sánh: đặt hồi kí, tự truyện cạnh nhau để nhận ra nét chung và nét riêng. Đặt hồi kí, tự truyện của Tô Hoài cạnh những tác phẩm của tác giả khác để so sánh thấy được nét riêng trong hồi kí, tự truyện của Tô Hoài. - Sử dụng các thao tác: khảo sát, thống kê, tổng hợp,... 5. Đóng góp mới của luận văn Cái mới của luận văn là tập trung chuyên sâu đi tìm đặc điểm nghệ thuật của hồi kí, tự truyện Tô Hoài. Chỉ ra những nét đặc trưng nghệ thuật trong mảng tự truyện, hồi kí Tô Hoài. Khẳng định đóng góp của tác giả trong sự phát triển của văn học Việt Nam nói chung và thể hồi kí, tự truyện nói riêng. 6. Cấu trúc của đề tài Ngoài phần mở đầu và phụ lục, luận văn gồm có ba chương: Chương 1: Tự truyện, hồi kí – vấn đề lí thuyết thể loại: Tự truyện và hồi kí trong sáng tác của Tô Hoài. Ở chương 1 tập trung nghiên cứu, khảo sát những vấn đề thể loại làm cơ sở để nghiên cứu.
- Chương 2: Nghệ thuật tái hiện, tái tạo hồi ức và tiếng nói của cái tôi. Ở chương 2 tập trung vào đặc điểm thế giới nghệ thuật tạo dựng nhân vật qua hồi ức nhân vật tôi và nghệ thuật khắc họa các nhân vật khác. Chương 3: Nghệ thuật trần thuật trong hồi kí, tự truyện của Tô Hoài. Ở chương 3 tập trung tìm hiểu phương tiện nghệ thuật trong phương thức trần thuật như: kết hợp trần thuật, phối hợp điểm nhìn, giọng điệu, ngôn ngữ. Người viết trình bày luận văn có cấu trúc 3 phần? Bởi vì chương 1 đặt nền tảng cơ sở lý thuyết. Còn chương 2 và 3 đi sâu vào tìm hiểu phương diện nghệ thuật.
- Chương 1: TỰ TRUYỆN, HỒI KÍ – NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT THỂ LOẠI 1.1. Thể loại Tự truyện và Hồi ký 1.1.1. Khái niệm Tự truyện Theo Từ điển thuật ngữ văn học do Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi đồng chủ biên: “Tự truyện là tác phẩm văn học thuộc thể loại tự sự do tác giả viết về cuộc đời mình…” [23,389]. Theo Từ điển văn học do Đỗ Đức Hiểu chủ biên, hệ thống: “Tự truyện thường là những câu chuyện viết bằng văn xuôi, kể lại dĩ vãng của chính tác giả…Theo Lơjon, bởi vì, về quá khứ, kỷ niệm bị xóa mờ với thời gian, vì tư duy khi viết về tự truyện đã trải qua biết bao cảnh đời, và vì các sự kiện được sắp xếp, bố cục lại, suy ngẫm lại, nên khó mà trùng hợp với sự thật…Tự truyện không phải là một tập hợp những kỷ niệm tản mạn, mà được bố trí như một truyện, một tiểu thuyết…” [7,1905-1906]. Trong cuốn 150 thuật ngữ văn học do Lại Nguyên Ân biên soạn, cũng đưa ra định nghĩa: “Tự truyện là tác phẩm văn học tự sự, thường được viết bằng văn xuôi, trong đó tác giả tự kể và miêu tả cuộc đời của bản thân mình” [22]. Tác phẩm tự truyện thường có phương hướng lý giải cuộc sống đã qua (của tác giả) như một chỉnh thể, tạo ra những đường nét mạch lạc cho cuộc sống trải nghiệm của mình. Người viết tự truyện có khi cũng vận dụng hư cấu, “thêm thắt” hoặc “sắp xếp lại” các chi tiết của cuộc đời mình, nhằm làm cho sự trình bày về cuộc đời ấy trở nên hợp lý, nhất quán. Tự truyện luôn luôn là hành vi khắc phục cái thời gian đã lùi xa, là mưu toan quay về thời tuổi thơ, tuổi trẻ, làm sống lại những đoạn đời quan trọng nhất, nhiều kỷ niệm nhất, như là “sống lại” cuộc đời mình từ đầu. Tự truyện thường được viết vào thời gian tác giả đã trưởng thành, đã trải qua phần lớn các chặng đường đời mình. Theo tác giả Phạm Ngọc Lan trong luận văn “Tự truyện trong văn học Việt Nam hiện đại”, vào năm 1970 Bruce Mazlish đưa ra định nghĩa: “Tự truyện là một thể loại văn học, khai sinh từ chủ nghĩa lãng mạn, cho chúng ta một bức chân dung về sự hình thành cuộc đời quá khứ của một cá nhân nào đó từ điểm nhìn của thời hiện tại, được hoàn thành thông qua nội quan và hồi ức, trong đó cái tôi hiện ra như một thực thể đang phát triển”. Năm 1974, trong tiểu luận Hiệp ước tự thuật (Le Pacte Autobiographique), Philippe Lejeune trình bày một định nghĩa nổi tiếng nhằm xác lập những dấu hiệu về mặt hình thức của tự truyện: Đó là “thể loại tự sự tái hiện dĩ vãng, trong đó một con người có thật kể lại cuộc sống của mình, nhấn mạnh về đời sống riêng tư, đặc biệt là về mặt lịch sử hình thành nhân cách” [49,19]. Như vậy, khi viết lại câu chuyện đời mình, nhà văn có thể định nghĩa, định hình cho cuộc đời ấy thành một bức chân dung tự họa, xét một cách khách quan có thể khác với chân dung thật của mình, dẫu có những nét tương đồng nhưng tất cả đã được cấu trúc lại, nhào nặn lại thành một sáng tạo nghệ thuật. Theo tác giả Phạm Ngọc Lan [49,21] thì công trình của Elizabeth W.Bruss nghiên cứu sự hành chức của diễn ngôn tự thuật cả về phương diện người viết lẫn người tiếp nhận trong công trình
- Hoạt động tự thuật: Vị thế đang thay đổi của một thể loại văn học (Autobiographical Acts: The Changing Situation of a Literary Genre), và từ góc nhìn đó Elizabeth W.Bruss đề ra 3 nguyên tắc xác định tự truyện: 1/ Tác giả tự truyện đảm nhận một vai trò kép. Ông phải là điểm khởi đầu của chủ đề cũng như của cấu trúc văn bản. 2/ Những thông tin, những sự kiện được trình bày trong mối quan hệ với tác giả tự truyện được xác nhận phải là hoặc có khả năng là sự thật. 3/ Cho dù những điều được trình bày có bị nghi ngờ hay không, cho dù những điều đó có thể bị tái công thức hóa theo hướng nào đấy dễ tiếp nhận hơn từ điểm nhìn khác hay không thì tác giả tự truyện vẫn tin vào điều mà ông trình bày. Từ những định nghĩa trên, tác giả Phạm Ngọc Lan đã xác định hai tiêu chí nhận diện thể loại mà chúng tôi cho rằng chính xác và khoa học. Người viết tiếp thu và coi đó là một trong những cơ sở để tìm ra được nét riêng của thể loại tự truyện. - Cái tôi tác giả và sự phát triển nhân cách của nó trong quá khứ, với tư cách là hình tượng trung tâm của tác phẩm. - Tính xác thực tương đối của cốt truyện. Nguyễn Thành Thi trong Văn học thế giới mở đã viết: "Nhà văn khi sáng tác tác phẩm bao giờ cũng sáng tác theo một mô hình thể loại xác định. Thể loại tác phẩm văn học, thường được hiểu là khái niệm chỉ quy luật loại hình của tác phẩm trong đó ứng với một loại nội dung nhất định có một loại hình thức nhất định, tạo cho tác phẩm một hình thức tồn tại chỉnh thể" [36,12]. Vậy khi nhà văn sáng tác theo một thể loại nào đó, đầu tiên sẽ tuân thủ những mô chuẩn nghệ thuật quy ước, tạo nên những nét riêng, những đặc trưng cơ bản của thể loại đó. Ở thể loại tự truyện nhà văn đóng vai trò trong tác phẩm như là nhân vật “tôi” đứng ra kể lại, tả lại những gì xảy ra.Vì vậy, cần khẳng định tự truyện là tác phẩm văn học tự sự do tác giả viết về cuộc đời mình. 1.1.2. Khái niệm hồi kí Theo Từ điển thuật ngữ văn học do Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi đồng chủ biên. Các tác giả đã đưa ra khái niệm: “Hồi kí là một thể loại thuộc loại hình kí, kể lại những biến cố đã xảy ra trong quá khứ mà tác giả là người tham dự hoặc chứng kiến”. Họ cho rằng: “Xét về phương diện quan hệ giữa tác giả với sự kiện được ghi lại về tính chính xác của sự kiện, về góc độ và phương thức diễn đạt, hồi kí có nhiều chỗ gần với nhật kí. Còn về phương diện tư liệu, về tính xác thực và không có hư cấu thì hồi kí lại gần với văn xuôi lịch sử, tiểu sử khoa học” [23,152]. Do đó, hồi kí phải được viết một cách cân nhắc, kỹ lưỡng, phải hết sức tôn trọng tính chân thật. Đó có thể là một câu chuyện mà tác giả chứng kiến hoặc lấy chất liệu từ chính cuộc đời mình làm đối tượng khai thác. Theo Từ điển văn học do Đỗ Đức Hiểu chủ biên, hệ thống: "Thuật ngữ chỉ một thể loại nằm trong nhóm thể tài ký. Tác phẩm hồi ký là một thiên trần thuật từ ngôi tác giả, kể về những sự kiện có thực xảy ra trong quá khứ mà tác giả tham dự hoặc chứng kiến" [7,648].
- Hồi kí rất gần với nhật kí ở hình thức giãi bày, cách kể theo thứ tự thời gian, chú ý đến các sự kiện mang tính chất tiểu sử.Về mặt chất liệu, về tính xác thực không có yếu tố hư cấu thì hồi kí rất gần với văn xuôi lịch sử, tiểu sử khoa học, kí sự tư liệu lịch sử. Tuy nhiên, khác với các sử gia và các nhà nghiên cứu tiểu sử, người viết hồi kí chỉ tái hiện phần hiện thực thường nằm trong tầm nhìn của mình, căn cứ chủ yếu vào những ấn tượng và hồi ức của bản thân mình. Do vậy trong toàn bộ tác phẩm có sự nổi trội của bản thân người viết hoặc cái nhìn của người viết vào tất cả những gì được kể lại, miêu tả lại. Hồi kí mang đậm tính chủ quan khiến cho các sự kiện trong hồi kí không thể so bì với các tư liệu gốc, các chứng tích, về tính xác thực. Tuy nhiên, sự thiếu hụt sự kiện, thông tin hay sự phiến diện về đối tượng miêu tả trong hồi kí lại được bù đắp bởi văn phong sinh động, cảm tưởng trực tiếp của cá nhân tác giả. Thế mạnh của hồi kí văn học là nó cung cấp các tư liệu về người thật, việc thật dưới hình thức nghệ thuật văn chương nhưng không hư cấu. Tuy nhiên, sau một thời gian dài hồi kí được xem chỉ dành riêng cho đề tài chiến tranh hay chính trị, hồi kí trở lại gắn với cuộc sống. Dấu ấn khá đậm của sự trở lại này là tác phẩm Cát bụi chân ai, Chiều chiều, Những gương mặt… Trong bài Kí và giảng dạy Kí – Hoàng Như Mai viết: “Hồi kí ghi lại những sự việc đã qua, nhưng những sự việc ấy không phải thuộc vào một thời kì lịch sử xa xôi mà phải gần gũi,có liên quan khá mật thiết với hiện tại. Hồi kí thường là do những người đang còn sống kể lại” [20,218]. Quan tâm đến vấn đề này, các tác giả của cuốn Lí luận văn học do Hà Minh Đức chủ biên đã dành một chương nghiên cứu về tác phẩm kí văn học. Các tác giả cho rằng: “Dù được hình thành và chọn lọc từ nguồn ghi chép và sáng tạo nào, kí văn học phải là nơi gặp gỡ của hai nhân tố quan trọng: sự thật của đời sống và giá trị nghệ thuật” [14,211].“Phải là loại văn xuôi tự sự trần thuật những người thật việc thật với những đặc điểm riêng biệt trong mức độ và tính chất hư cấu, trong vai trò của người trần thuật cùng mối liên hệ giữa nó với đặc điểm của kết cấu và cốt truyện v.v…thì mới làm nên đặc trưng của kí” [14]. Có thể thấy điểm chung của thể kí: “ những sự kiện và con người có thật trong cuộc sống, với nguyên tắc phải tôn trọng tính xác thực và chú ý đến tính thời sự của đối tượng miêu tả” [14,216]. Cũng trong cuốn này, các nhà lí luận văn học khẳng định: “Xét từ gốc và bản chất, thì kí không nhằm thông tin thẩm mĩ, mà là thông tin sự thật” [14]. Riêng hồi kí đòi hỏi rất khắt khe về sự thật, sự trung thực, công minh, không được yêu ghét cá nhân, không được nhân đó để thanh minh, đề cao mình. Nếu làm được như vậy, hồi kí có sức mạnh chống lại sự xuyên tạc về một sự kiện, một nhân vật nào đó mà trước đấy còn lờ mờ chưa rõ. Người viết hồi kí kể lại những điều mà mình có dịp quan sát những sự việc và con người để lại những ấn tượng sâu sắc, gắn bó với những kỷ niệm riêng nhưng lại mang nội dung xã hội phong phú. Cuộc đời của mỗi con người đều có thể ghi lại thành hồi kí nhưng phải thỏa mãn điều kiện: “Những trang viết đó có ý nghĩa xã hội quan trọng, gợi lên được nhận thức có ích chung cho mọi người” [14,231]. Như vậy là, trong quan niệm của các nhà nghiên cứu, hồi kí là một thể loại văn học luôn đề cao tính chính xác và độ chân thực của các sự kiện. Nhà văn Tô Hoài – nhà văn rất thành công trong thể loại hồi kí cũng đưa ra nhận định riêng của mình về: “Kí là một thể loại mang tính cách riêng, tính cách của một lối viết ra những cảm xúc trước sự việc mắt thấy, tai nghe. Kí có lối xây dựng chủ
- đề, nhân vật, kết cấu, tình tiết, ngôn ngữ… riêng biệt” [57,25]. Chính từ quan niệm đó mà hồi kí của Tô Hoài có những đặc điểm riêng. Một mặt nó tuân theo những yêu cầu riêng của hồi kí, một mặt nó in đậm cá tính sáng tạo của nhà văn. Đã gọi là hồi kí, tác giả cứ phải là người sống thật trong cuộc, được biết, được thấy tận mắt những chứng tích. Cho nên, nếu người viết là một tâm hồn biết tự trọng, nghĩa là đặt nặng phần sự thật trên hết thì những điều nêu ra, tự nó, lại đã hàm chứa một giá trị sử liệu, văn hóa, văn học của thời đại. Bằng không, thật là một sự đáng tiếc lớn dắt dẫn người đọc hiểu sai lệch sự thật. Vì vậy, viết hồi kí mà đúng với bản chất của thể loại kí thật rất khó. Viết sao cho trung thực, khách quan, khiêm tốn mà duyên dáng, gợi được thi vị cho người đọc mới là điều đáng kể, đáng đón nhận. Vẫn hay có mình ở trong mà tác giả vẫn tránh được sự tự đề cao đáng trách. Sự hài hòa ấy chứa đựng một biển trời thanh thoát cao thượng, một phong độ hào hoa của người cầm bút, của văn nhân. Nếu hồi kí được biểu lộ đúng nghĩa của nó thì đọc hồi kí lại là một điều thú vị vô cùng. Nó cho phép nhiều thành phần hiện tại bỗng nhớ về quá khứ, sống lại với dĩ vãng - trong đó biết bao kỷ niệm chợt hiện ra. Có việc, có người mà ta biết nhưng không tường tận. Có việc có người mà ta chưa biết hoặc đã quên đi thì nay sống lại đậm nét, phong phú, linh hoạt hơn. Chẳng khác nào tác giả hồi kí đã là một nhà đạo diễn kỳ tài, sắp xếp lớp lang một cốt truyện có thực với nhiều khuôn mặt hiện diện mỗi người một vẻ, một cốt cách riêng biệt. Cái hấp dẫn, cái tuyệt hảo của một thiên hồi kí là vậy. 1.1.3. Đường biên động/ranh giới mờ giữa tự truyện và hồi kí Nguyễn Thành Thi trong Văn học thế giới mở đã viết: “tương tác thể loại – có thể hiểu bao quát hơn – là hiện tượng hai hay nhiều thể loại của một giai đoạn, một thời kì, một nền văn học, thuộc về một hay nhiều hệ thống thể loại, tác động, ảnh hưởng lẫn nhau, xâm nhập vào nhau, mô phỏng nhau,… để cùng biến đổi hoặc hình thành thể loại mới ( với một cấu trúc ít nhiều thay đổi về “tố chất thẫm mĩ chủ đạo”,“giọng điệu”,“dung lượng và cấu trúc chung của tác phẩm” [36,14]. Thực tế đời sống văn học cho thấy mỗi một “nòng cốt” thể loại tồn tại như là một mô chuẩn nghệ thuật ít nhiều mang tính quy ước, chỉ có ý nghĩa tương đối, và luôn có khả năng biến đổi. Vì vậy, nhà văn khi sáng tác theo một thể loại nào đó, một mặt luôn tôn trọng, tuân thủ những mô chuẩn quy ước, mặt khác – ít hoặc nhiều – luôn có nhu cầu thoát bỏ khỏi những mô chuẩn quy ước ấy, bằng cách “nhìn sang” những thể loại xung quanh, rút tỉa lấy tinh hoa của chúng, tổng hợp kinh nghiệm của hai hay nhiều thể loại, tạo ra những tác phẩm “lệch chuẩn”. Nếu nhà văn thành công nhà văn sẽ có những tác phẩm hay hơn, mới hơn; còn nếu chua thành công thì những thử nghiệm như vậy ít ra cũng là một gợi ý, một sự chuẩn bị cho tác phẩm sau, người đi sau. Tương tác giữa các yếu tố thuộc nhóm thể loại sáng tác có hư cấu (fiction) như tiểu thuyết, truyện ngắn,…và các yếu tố thuộc nhóm thể loại sáng tác không hư cấu (non fiction) như hồi kí, kí sự, nhật kí, ghi chép,…tạo nên các thể loại đan xen giữa các yếu tố hư cấu với yếu tố không hư cấu như truyện kí, tự truyện, tiểu thuyết tự thuật [36,15]. Trong bài Kí và giảng dạy Kí – Hoàng Như Mai viết: “Những điểm khác nhau cơ bản giữa hồi kí và tự truyện là tự truyện thiên về kể lại những chuyện thân mật, bình thường nhiều hơn mà
- hồi kí thì thiên về những sự kiện có tính lịch sử. Cũng do đặc điểm này, mà sự hư cấu trong tự truyện có thể xảy ra ngoài ý muốn chủ quan của người viết. Cho nên nói về giá trị lịch sử thì hồi kí hơn tự truyện, nhưng đứng về tính chất văn học thì tự truyện có thể hơn hồi kí vì tự truyện thuộc phạm trù của truyện” [20,218]. Sự khác nhau do hướng đến đối tượng phản ánh khác nhau và đặc trưng của tự truyện là hư cấu sáng tạo. Tự truyện và hồi kí rất khó phân chia ranh giới cho rạch ròi, khi phân biệt ta thiếu sự thống nhất về tiêu chí nhận diện thể loại, nhất là về vai trò của sự thật và hư cấu trong hai thể loại này. Chính nhà văn Tô Hoài quan niệm: “Trong sáng tạo, không thể đem so sánh các thể loại theo lối định mức. Bất cứ một sáng tạo văn học nào, khi đạt tới xuất sắc, điều chiếm đỉnh cao của thể loại ấy và của nền văn học nói chung” [57,26]. Điểm giống nhau giữa Tự truyện với hồi kí là cùng những thể loại văn học mang tính hồi cố, tái hiện lại quá khứ, nhưng hai thể loại tự truyện và hồi kí nằm ở hai địa hạt không hề trùng khít với nhau trong hệ thống thể loại văn học: bản chất của truyện cho phép nhà văn hư cấu để tạo nên những hình tượng hoàn chỉnh, còn bản chất của hồi kí đòi hỏi sự chính xác của sự kiện và những đánh giá khách quan của người viết kí. Những yếu tố hư cấu, nếu có, chỉ đóng vai trò chức năng, hỗ trợ cho tư tưởng chính luận. Điểm khác nhau cơ bản Tự truyện là câu chuyện về cuộc đời một cá nhân, tâm điểm của tự truyện là cái tôi người kể chuyện trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách, trong sự tương tác của nó với thế giới bên ngoài. Đấy là một cái tôi trong trạng thái động, trạng thái của sự hình thành, biến đổi, tiến triển về tâm lý, tính cách không ngừng và không hoàn kết. Trong khi đó, tâm điểm của hồi kí là thế giới bên ngoài, là cuộc sống và con người trong một thời kỳ lịch sử nào đấy (đặc biệt là khi lịch sử có những biến động lớn), và cái tôi nói chung chỉ đóng vai trò nhân chứng. Đấy là một cái tôi trong trạng thái tương đối tĩnh, trạng thái của kẻ quan sát, phân tích thực tại và ghi nhận một cách khách quan. Nếu như mối quan tâm đầu tiên của tác giả tự truyện là khám phá gương mặt của chính mình qua hồi ức, thì mối quan tâm đầu tiên của tác giả hồi kí là khám phá gương mặt của thời đại qua những sự kiện mà mình chứng kiến, và trọng lượng của tác phẩm nằm ở chính sức thuyết phục, lay động của những sự kiện thực ấy. Nếu cái tôi trong tự truyện là con người với tất cả chiều kích tâm hồn, bề sâu tư tưởng và tình cảm của nó thì cái tôi trong hồi kí chủ yếu đại diện cho một phương diện nào đó của ý thức xã hội, một xu hướng tiếp nhận và phản ứng nào đó đối với những biến cố và những nhân vật của lịch sử. Bản chất thể loại đòi hỏi sự trung thực, chính xác và khách quan trong việc bao quát toàn bộ hiện thực cuộc sống trong quan hệ với con người. Ở hồi kí thường thiên về trần thuật các sự kiện. Thỉnh thoảng giữa các sự kiện ấy mới xuất hiện cảm xúc của tác giả. Số lượng sự kiện trong hồi kí thường nhiều hơn so với tự truyện. Bên cạnh cảm xúc cá nhân của tác giả, trong hồi kí có thêm cảm xúc của nhân vật có liên quan. Tác giả tự truyện thường tập trung vào quá trình hình thành và lịch sử thế giới nội tâm của chính mình trong sự tương tác của nó với thế giới bên ngoài đến những người mình đã gặp, những việc mình đã thấy hoặc tham dự. Khi viết các tác giả thường hướng vào cái “tôi”bên trong nội tâm của mình. Những
- việc xảy ra bên ngoài chỉ làm “nền” cho cái “tôi” ấy. Cái “tôi” tác giả – nhân vật tự do bày tỏ cảm xúc, suy nghĩ về các sự việc xảy ra trong quá khứ. Trật tự của các sự kiện được phát triển theo tâm lý, cảm xúc riêng của tác giả. Có những sự kiện có thật được đưa vào trình bày một cách trọn vẹn, chính xác nhưng cũng có những sự kiện được tác giả lược bỏ đi một số chi tiết để đạt được ý muốn chủ quan của mình. Bởi vậy tư duy trong tự truyện là tư duy “hướng nội”. Có thể thấy điểm khác nhau cơ bản giữa tự truyện và hồi kí ở chỗ: cảm xúc, tình cảm cá nhân của tác giả trong tự truyện thường đậm nét hơn so với hồi kí. Nói khác đi, tư duy tự truyện là “tư duy” hướng nội, còn tư duy hồi kí là “tư duy” hướng ngoại. 1.2. Hồi kí trong tự truyện và tự truyện trong hồi kí Tô Hoài Tự truyện là câu chuyện kể về cuộc đời mình, tâm điểm của tự truyện là "cái tôi" người kể chuyện. Trong quá trình sáng tác người viết tự truyện nhiều khi cũng vận dụng hư cấu “thêm thắt” “sắp xếp lại”, các chi tiết của cuộc đời mình, nhằm làm cho sự trình bày về cuộc đời ấy trở nên hợp lý, nhất quán. Vậy có hồi kí trong tự truyện là vì tác giả ghi lại những gì có thật (kí). Tác giả hồi tưởng lại những gì có thật đã trải qua trong quá khứ của chính mình, mà bản chất của hồi kí đòi hỏi sự chính xác. Một tự truyện “lí tưởng” là tác phẩm mang cái nhìn hồi cố về một đoạn đời và nhân cách của tác giả, mà trong đó những sự kiện không đậm nét bằng tính thành thực và tính sâu sắc của những trải nghiệm đó. Vì thế trong tự truyện có hồi kí. Hồi kí là hồi tưởng lại những điều mà mình có dịp quan sát những sự việc và con người để lại những ấn tượng sâu sắc, gắn bó với những kỷ niệm riêng nhưng lại mang nội dung xã hội phong phú. Tâm điểm của hồi kí là thế giới bên ngoài. Vậy hồi kí có chất truyện là trong quá trình sáng tác, tác giả không sắp xếp đơn thuần các sự kiện mà có hư cấu để làm nổi bật "cái tôi". Tuy nhiên, sự phân biệt các tiểu loại chỉ có tình chất tương đối. Tự truyện là thể loại có tính giáp ranh, nó nằm ở giao điểm tiểu thuyết và hồi kí, tự sự và trữ tình; và trong hệ thống các thể loại văn học không ngừng diễn ra những mối liên hệ chuyển biến và xuyên thấm lẫn nhau. Một tác phẩm có thể nghiêng về chất tự truyện, chất hồi kí hay chất tiểu thuyết tự thuật tùy trường hợp cụ thể. Chẳng hạn, trường hợp những tác phẩm Cát bụi chân ai và Chiều chiều, Những gương mặt, Chuyện cũ Hà Nội của Tô Hoài, nếu xét thật khắt khe thì không nằm hoàn toàn trong địa hạt của tự truyện, cũng không đáp ứng hết những yêu cầu của hồi kí. Ngay quan niệm về sự thật cũng là một nét rất khác biệt, chứng tỏ sự thoát ly của Tô Hoài đối với hồi kí kiểu “truyền thống” một sự thật riêng như mình nhớ, như mình hiểu, một sự thật không phải của sự kiện mà của thần thái những con người đã gặp, những thời kỳ đã sống qua, đó là “vẻ lung linh chờn vờn của sự thật” (Vương Trí Nhàn). Nói chung, một trong những dấu hiệu nổi bật nhất ghi nhận sự biến chuyển nội tại của văn học cũng như gương mặt phong phú của nó qua từng thời đại chính là sự giao thoa và tương tác lẫn nhau của những thể loại văn học, tạo nên những biến thể, những phức thể đa dạng, phù hợp với sự phát triển của tiến trình văn học. Có thể nói, với hơn sáu mươi năm viết, ông đã để lại cho nền văn học hiện đại một khối lượng tác phẩm đồ sộ, hiếm ai trong các nhà văn hiện đại so sánh được. Hơn
- nữa càng ngày người ta càng nhận ra rằng, cái làm nên giá trị trong văn chương Tô Hoài ngoài những tác phẩm đã được đánh giá cao thì còn phải thấy ở hai thể hồi kí, tự truyện đã cho ta thấy một Tô Hoài không lẫn với ai, hóm hỉnh, thông minh, và sống hết mình với nghề văn, nghiệp văn. Những tác phẩm này đã để lại cho độc giả ấn tượng về sức viết của Tô Hoài thật khỏe, thật trẻ. Cũng chính vì vậy, luận văn không tách riêng theo từng thể loại mà những đặc điểm nghệ thuật ấy vừa đúng với tự truyện vừa đúng với hồi kí. Nếu có đặc điểm nào rõ, đặc trưng của từng thể loại thì sẽ tách biệt ra. 1.3. Về sáng tác của Tô Hoài Đến với nghề văn thật tự nhiên, ông được nhận xét là “một nhà văn xuôi bẩm sinh” (Trần Đình Nam). Theo trí nhớ của Tô Hoài thì tác phẩm đầu tiên ông sáng tác là Nước lên: "Cách đây nhiều năm rồi, gặp năm nước lớn, hương lý làng Nghĩa Đô đốc thúc người đi đê. Trai tráng làng tôi suốt lượt phải hộ đê từ Tứ Tổng lên tận vùng này. Chúng tôi cơm nắm cơm đùm kéo bộ cả đêm đến sáng mới tới điếm canh đê hàng tổng. Nhớ làm sao buổi sáng hãi hùng ấy, cái cảnh tôi trông thấy đoàn người chạy nước từ dưới bãi lên lấm vùi như đàn chuột trong hang đang bị ộc nước. (Về sau, một trong những truyện ngắn đầu tiên tôi viết, là truyện ngắn Nước lên in trên báo Hà Nội tân văn của anh Vũ Ngọc Phan, trong đó đã chép lại nhiều hình ảnh đau thương hôm ấy) [76]. Truyện Con dế mèn ra đời, đã có sức chiếm lĩnh đối tượng độc giả rộng lớn, ở mọi lứa tuổi. Tô Hoài có khả năng hóa thân vào sự sống của vật và đồng thời đưa đến cho thế giới loài vật sự sống của con người. Ngòi bút của Tô Hoài linh hoạt, quan sát kỹ lưỡng và tinh tế. Ngôn ngữ tự nhiên mà giàu có, có sắc thái giọng điệu riêng, tất cả đều rất sắc nét. Câu chuyện về sự khám phá, rong chơi của con dế cũng là ước mơ của cả đời người. Tô Hoài tiếp tục khẳng định tài năng truyện ngắn của mình trong miêu tả thế giới loài vật, trong tập truyện O chuột (gồm 8 truyện) (1942) đa số viết về loài vật một cách sinh động và trong đó có bóng dáng của cuộc sống con người. Tô Hoài là người nặng lòng với quê hương, ông viết về con người và thiên nhiên một cách gần gũi, có nét riêng như Nhà nghèo (1942); Giăng thề (1941); Quê người (1942), Xóm Giếng ngày xưa (1944), Cỏ dại (1944) đều miêu tả vùng quê thân yêu của nhà văn. Quá trình gắn bó với vùng đất quê hương đã giúp ông viết rất hay về đề tài này. Sau Cách mạng tháng Tám, Tô Hoài là một trong số ít cây bút không phải trăn trở, ngập ngừng nhiều lắm trước trang giấy. Tác phẩm Vỡ tỉnh là tác phẩm đầu tiên trong thời gian này. Mảng đề tài Tô Hoài đạt được thành công lớn hơn trong giai đoạn này là cuộc sống con người miền núi. Ông là người tiên phong xây dựng văn học viết về các dân tộc ít người. Ông viết về sự chuyển mình, thay da của vùng đất này trong cách mạng dân tộc dân chủ (Núi Cứu quốc, Truyện Tây Bắc…) và trong những năm xây dựng chủ nghĩa xã hội (Lên Sùng Đô, Nhật kí vùng cao, Miền Tây…). Viết về miền núi, tác phẩm thành công nhất của Tô Hoài là Truyện Tây Bắc. Tập truyện được nhận Giải thưởng của Hội văn nghệ Việt Nam năm 1954 – 1955. Truyện Tây Bắc gồm 3 tác phẩm: truyện Mường Giơn và hai truyện ngắn Cứu đất cứu mường, Vợ chồng A phủ. Tập truyện miêu tả cuộc đời thống khổ của những người dân miền núi dưới ách thực dân Pháp và bọn thổ ti lang đạo. Nỗi khổ ấy tập trung vào người phụ nữ. Nhờ có nhà văn Tô Hoài, người đọc có được kinh
- nghiệm sống, biết được cảnh đau khổ của nhân dân miền núi, làm nảy sinh những cảm xúc thương yêu đối với con người và vùng đất này. Còn tác phẩm Miền Tây là một sự đóng góp tích cực của Tô Hoài trong việc miêu tả những bước đi đầu tiên đầy gian khổ của vùng đất này lên xã hội chủ nghĩa. Miền Tây được Giải thưởng Hội nhà văn Á - Phi năm 1972. Sau Miền Tây, đề tài về vùng cao vẫn còn được Tô Hoài tiếp tục viết: Tuổi trẻ Hoàng Văn Thụ (1971); Họ Giàng ở Phìn Sa (1984); Nhớ Mai Châu (1988). Đây là đề tài tác giả viết thành công vì có nhưng năm tháng đi thực tế, gắn bó với vùng đất miền núi và khả năng nắm bắt tinh nhạy. Trở về với những miền thân thuộc qua mảng hồi kí và tự truyện, mảng đề tài Hà Nội - ngoại ô, quê ông vẫn là đề tài chủ yếu trong những sáng tác của ông. Những kỉ niệm trong quá khứ với gia đình, bạn bè thôi thúc ông viết : Từ Cỏ dại đến Tự truyện (1978) rồi Những gương mặt (1988), đến Cát bụi chân ai (1992) và Chiều chiều (1999) là sự tiếp nối liền mạch hồi ức và sự trở về trọn vẹn của Tô Hoài với những miền thân thuộc, quê hương yêu dấu của ông. Tô Hoài đã sớm xác định cho mình văn chương là sự thật ở đời nên quyết tâm đi vào con đường của chủ nghĩa hiện thực. Và khi đã viết là say mê hết mình “ trong ngoài ba năm viết như chạy thi”(Phong Lê), Tô Hoài đã để lại một khối lượng lớn các tác phẩm, làm nên một Tô Hoài mang dấu ấn riêng. Tóm lại, toàn bộ sáng tác của Tô Hoài đã có những đóng góp to lớn và hết sức quan trọng cho sự phát triển của nền văn học hiện đại Việt Nam. Các tác phẩm của Tô Hoài đưa đến người đọc những hiểu biết thêm về đời sống, về ngôn ngữ và cũng chính những sáng tác của Tô Hoài mà người ta hiểu hơn thế nào là văn chương chân chính, đích thực. 1.4. Vị trí của tự truyện, hồi kí trong sáng tác của Tô Hoài Tô Hoài là một gương mặt tiêu biểu trong văn học Việt Nam hiện đại. Ông là một nhà văn lớn và có nhiều đóng góp về nhiều thể loại văn học khác nhau. Tác giả thành công khi viết về đề tài miền núi, về loại vật, về Hà Nội. Bên cạnh đó ta nhận thấy thời gian sẽ trôi qua nhưng những ấn tượng của độc giả nhớ nhiều nhất về tác phẩm của Tô Hoài là mảng tự truyện, hồi kí của ông. Nguyễn Đăng Mạnh khẳng định thế mạnh về tự truyện, hồi kí của Tô Hoài ở việc tái hiện tiếng nói của cái tôi “Hồi kí, tự truyện của Tô Hoài là thể văn sở trường nhất của Tô Hoài…ở thể văn này, nhân vật trung tâm chính là cái tôi của người viết. Cho nên sự hấp dẫn của văn phong Tô Hoài xét đến cùng là sự hấp dẫn của cái tôi ấy” [27]. Còn Phong Lê lại nhấn mạnh ở yếu tố hồi ức: “Hồi ức và tự truyện – đó là một mảng viết đặc sắc, nếu không nói là đặc sắc nhất của Tô Hoài, nơi một bộ nhớ tuyệt vời và một tuổi thọ khoẻ mạnh và minh mẫn” [50]. Qua những nhận định trên, ta thấy các nhà phê bình đã có những nhận xét và đánh giá rất cao về mảng hồi kí, tự truyện của Tô Hoài. Có được điều đó là do sức viết dẻo dai, bền bỉ, suốt đời đi tìm cái đẹp trong cuộc đời. Với một bản lĩnh nghề nghiệp dám nói lên sự thật bằng giọng văn rất riêng, tạo nên những đặc sắc về nghệ thuật. Đặc biệt sức hấp dẫn từ việc xây dựng " nhân vật trung tâm" – "cái tôi" của tác giả – cái tôi ấy được soi rọi, được thể hiện một cách trung thực. Thực sự
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn viết về đề tài tình yêu của Phạm Thị Hoài, Nguyễn Thị Thu Huệ, Phan Thị Vàng Anh
185 p | 257 | 50
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Thiên nhiên trong thơ chữ Hán Nguyễn Du
152 p | 305 | 46
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc trưng nghệ thuật của văn tế Nôm trung đại
132 p | 119 | 32
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học nước ngoài: Kiểu nhân vật kiếm tìm trong tiểu thuyết
20 p | 213 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Yếu tố kì ảo trong văn xuôi trung đại (thế kỉ XV đến thế kỉ XIX)
115 p | 114 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong lý luận Văn học ở Việt Nam từ 1975 đến nay
166 p | 153 | 28
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Hồn - Tình - Hình - Nhạc trong thơ Hoàng Cầm
184 p | 153 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Văn hóa dân gian trong tiểu thuyết
114 p | 153 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc điểm nghệ thuật thơ Bùi Giáng
168 p | 144 | 22
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Nhân vật trí thức văn nghệ sĩ trong văn xuôi Việt Nam hiện đại
151 p | 100 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Thể loại phóng sự Việt Nam từ 1975 đến nay (qua một số tác giả tiêu biểu)
121 p | 171 | 17
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc điểm văn học tầm căn qua sáng tác của Phùng Ký Tài (Roi thần, Gót sen ba tấc, Âm dương bát quái)
132 p | 143 | 17
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Khảo sát truyện cổ dân gian Ê Đê dưới góc độ loại hình
167 p | 122 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Những đóng góp của Tuệ Trung Thượng sĩ cho thơ Thiền Việt Nam
132 p | 158 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc điểm văn xuôi nghệ thuật Dạ Ngân
168 p | 146 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Thiền uyển tập anh từ góc nhìn văn chương
108 p | 122 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc điểm tiểu thuyết, truyện ngắn của Nguyễn Văn Xuân
172 p | 81 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học Việt Nam: Tìm hiểu đặc sắc nghệ thuật của nhà văn Nguyễn Tuân trước Cách mạng tháng Tám năm 1945
91 p | 62 | 7
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn