intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc điểm truyện ngắn Thế Lữ trong văn học giai đoạn 1932 - 1945

Chia sẻ: Minh Tú | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:94

14
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài nghiên cứu truyện ngắn của Thế Lữ về phương diện nội dung và nghệ thuật để thấy rõ những đổi mới trong các sáng tác của ông. Bên cạnh đó, chúng tôi muốn làm rõ vai trò tiên phong của Thế Lữ trong loạt truyện kinh dị, trinh thám của nước ta. Một lần nữa, chúng tôi cũng muốn khẳng định vị trí, vai trò của Thế Lữ trong tiến trình hiện đại hóa văn học Việt Nam trong giai đoạn 1932-1945.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc điểm truyện ngắn Thế Lữ trong văn học giai đoạn 1932 - 1945

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------------------------------- NGUYỄN THỊ HẢO ĐẶC ĐIỂM TRUYỆN NGẮN THẾ LỮ TRONG VĂN HỌC GIAI ĐOẠN 1932 - 1945 LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Hà Nội - 2014
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------------------------------- NGUYỄN THỊ HẢO ĐẶC ĐIỂM TRUYỆN NGẮN THẾ LỮ TRONG VĂN HỌC GIAI ĐOẠN 1932 - 1945 Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam Mã số: 60 22 01 21 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Lƣu Khánh Thơ Hà Nội - 2014
  3. Lời cảm ơn Để hoàn thành luận văn này, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban giám hiệu trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học. Đồng thời, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô trong khoa Văn học đã giúp đỡ tôi rất nhiệt tình trong việc học tập cũng như tìm kiếm các tài liệu, thông tin phục vụ việc học tập và làm luận văn. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới người hướng dẫn PGS.TS Lưu Khánh Thơ, cảm ơn sự tận tụy, nhiệt tình mà Cô đã dành cho tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn này. Tôi xin tỏ lòng biết ơn tới gia đình, bạn bè, những người đã động viên, khích lệ và giúp đỡ tôi hoàn thành tốt luận văn. Hà Nội, tháng 6 năm 2014. Học viên cao học Nguyễn Thị Hảo
  4. MỤC LỤC MỞ ĐẦU .............................................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài. ............................................................................................................1 2. Lịch sử vấn đề. .................................................................................................................2 3. Phạm vi nghiên cứu. ........................................................................................................5 4. Mục đích nghiên cứu.......................................................................................................5 5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................................5 NỘI DUNG .........................................................................................................................6 CHƢƠNG 1: THỂ LOẠI TRUYỆN NGẮN TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1932-1945 VÀ SỰ NGHIỆP SÁNG TÁC CỦA THẾ LỮ. ............6 1.1. Thể loại truyện ngắn trong văn học giai đoạn 1932-1945........................................6 1.1.1. Dòng truyện ngắn trữ tình ........................................................................................6 1.1.2. Dòng truyện ngắn hiện thực...................................................................................10 1.2. Sự nghiệp sáng tác của Thế Lữ .................................................................................17 1.2.1. Vài nét về con người Thế Lữ ..................................................................................17 1.2.2. Thế Lữ, người mở đầu một trào lưu thơ ca. .........................................................19 1.2.3. Thế Lữ với văn xuôi.................................................................................................24 1.2.4. Thế Lữ với sân khấu kịch nói. ................................................................................29 CHƢƠNG 2: TRUYỆN NGẮN THẾ LỮ NHÌN TỪ GÓC ĐỘ NỘI DUNG...33 2.1. Truyện kinh dị khác thường( truyện huyễn tưởng) .................................................33 2.2. Truyện trinh thám. ......................................................................................................46 2.3. Truyện ngắn theo khuynh hướng lãng mạn. ............................................................57 2.4. Truyện ngắn hiện thực gắn với số phận con người.................................................60 CHƢƠNG 3: TRUYỆN NGẮN THẾ LỮ NHÌN TỪ PHƢƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT..............................................................................................................................66 3.1. Nghệ thuật xây dựng cốt truyện ................................................................................66 3.2. Nghệ thuật kể chuyện. ................................................................................................71 3.3. Nghệ thuật xây dựng nhân vật ..................................................................................76 3.4. Giọng điệu ...................................................................................................................81 KẾT LUẬN.......................................................................................................................85 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................88
  5. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài. Trong những năm 1932-1945, xã hội Việt Nam có những chuyển biến mạnh mẽ, sâu sắc. Cùng với sự thay đổi đó của xã hội, văn học cũng có sự chuyển mình to lớn và đạt được nhiều thành tựu. Công cuộc hiện đại hóa văn học bắt đầu từ thế kỷ XX đã được tiến hành và đến giai đoạn này đã đạt được những thành tựu hết sức to lớn. Đây cũng là chặng cuối cùng của cuộc hiện đại hóa văn học. Văn học Việt Nam đã thay đổi từ hình thức tới nội dung với nhiều đề tài, thể loại mới được hình thành và phát triển; thêm vào đó, chặng đường này cũng tạo được một đội ngũ đông đảo các nhà văn sung sức và phát triển đều trên khắp mọi lĩnh vực văn chương. Thế Lữ là một trong những đại diện tiêu biểu đó. Thế Lữ là một người tài hoa trên nhiều lĩnh vực văn học nghệ thuật. Người ta gọi ông là người khởi điểm của những “khởi điểm” bởi ông không chỉ là người mở đầu cho phong trào Thơ mới mà còn là người khai phá nền kịch nói Việt Nam; ông cũng là cây bút đầu tiên của một vài thể loại văn xuôi mới. Ông là một trong số ít những nhà văn đầu tiên góp phần vào quá trình hiện đại hóa văn học bằng loại truyện trinh thám và truyện kinh dị, với cách viết riêng, một lối viết mới của văn xuôi Việt Nam 1930-1945 nói chung và Tự lực văn đoàn nói riêng. Ở bất kỳ thể loại nào của văn chương, ông luôn cho độc giả thấy những điều mới mẻ cả về nội dung và nghệ thuật để bộc lộ vai trò người đi “tiên phong” của mình. Sự thay đổi về thể loại đồng thời kéo theo sự thay đổi về thế giới nghệ thuật trong các sáng tác của Thế Lữ. Nếu ở địa hạt Thơ Mới, ông thích ngao du trên cõi tiên thì ở truyện trinh thám ông ưa mạo hiểm vào cõi đời và ở truyện ly kỳ rùng rợn, ông lại thích phiêu lưu vào cõi âm. Cho tới hiện tại, đã có một số công trình nghiên cứu về sự nghiệp văn chương của Thế Lữ, nhưng với sự say mê và cảm phục một tác giả tài hoa, 1
  6. chúng tôi muốn đi vào tìm hiểu một cách đầy đủ và hệ thống các sáng tác truyện ngắn của nhà văn. Chúng tôi muốn đặt các sáng tác của ông trong sự phát triển nhanh chóng của văn xuôi Việt Nam trong những năm 1932-1945, trong sự phát triển đa dạng của các thể loại và đề tài, trong sự so sánh với các nhà văn cùng thời để tìm hiểu và khẳng định vị trí, vai trò, đóng góp của Thế Lữ trong sự phát triển của văn xuôi nói riêng và công cuộc hiện đại hóa văn học dân tộc nói chung. 2.Lịch sử vấn đề. Thế Lữ thuộc vào số ít những nghệ sỹ đa tài của nền văn học nghệ thuật trước Cách mạng. Ông không chỉ là người mở đầu cho phong trào Thơ mới mà còn là cây bút đầu tiên của một vài thể loại văn xuôi nghệ thuật như truyện kinh dị, truyện trinh thám, truyện đường rừng… Song hoạt động nghiên cứu về sự nghiệp văn xuôi của Thế Lữ vẫn chưa thực sự được chú ý. Vũ Ngọc Phan là người đầu tiên nghiên cứu văn xuôi của Thế Lữ. Trong cuốn Nhà văn hiện đại Vũ Ngọc Phan viết : “Về thơ, người ta thấy rõ các thi cốt, các chân tài của Thế Lữ. Về tiểu thuyết, tuy loại truyện trinh thám ông chưa thành công, nhưng về những loại truyện ghê sợ, ông đã chứng tỏ là một tiểu thuyết gia có biệt tài”[3, tr.403]. Cũng trong cuốn sách đó ông cho rằng: “Vàng và máu của Thế Lữ là một tiểu thuyết mà tác giả tỏ ra một văn gia có biệt tài. Nghệ thuật viết tiểu thuyết của Thế Lữ ở đây đã lên tới trình độ cao.” Chúng ta còn thấy ý kiến đánh giá về truyện ngắn Thế Lữ trong Lời giới thiệu tuyển tập Thế Lữ của Lê Đình Kỵ: “Loại sáng tác này cho ta thấy một Thế Lữ có tài quan sát, óc phân tích sắc bén, có trí tưởng tượng dồi dào, cho nên dù ít đề cập đến vấn đề gì quan trọng về xã hội và nhân sinh, nó vẫn được đón nhận và tìm đọc một cách thích thú. Cho đến nay, trong lịch sử văn học Việt Nam, không có tên tuổi nào đáng được xếp cạnh Thế Lữ trong loại sáng tác khá độc đáo này”[17]. Đánh giá về văn xuôi Thế Lữ trong Tự lực văn đoàn, trong cuốn Việt Nam văn học sử yếu, Dương Quảng Hàm cho rằng: “Về thể văn tiểu thuyết 2
  7. trong các truyện dài Vàng và máu hoặc Bên đường thiên lôi, ông thường công kích những điều mê tín dị đoan. Muốn đạt được chủ đích ấy ông đặt những câu chuyện có vẻ rất rùng rợn làm cho người đọc ghê sợ, rồi đến đoạn kết ông đem các lẽ khoa học mà giải thích các việc đã xảy ra một cách đơn giản và tự nhiên” [13, tr.469]. Nhận xét về truyện ngắn Thế Lữ, trong bài viết Những đóng góp của Thế Lữ về truyện ngắn, Nguyễn Thành đã viết: “Nhìn chung, nghệ thuật viết truyện trinh thám, truyện kinh dị của Thế Lữ khá chặt chẽ, hấp dẫn. Ông thường mở đầu bằng một sự việc nào đó xảy ra đột ngột, bất ngờ gây sự chú ý, sau đó kể nguyên nhân xảy ra sự việc thông qua quá trình tìm hiểu, dò thám, lập mưu để khiến cho vấn đề được nhanh chóng làm sáng tỏ và thường là có cơ sở khoa học” [32, tr.74]. Ở bài viết này, tác giả không những chỉ ra đặc điểm nổi bật của loại truyện kinh dị và truyện trinh thám mà còn khẳng định đóng góp lớn của Thế Lữ cho truyện ngắn hiện đại Việt Nam 1930-1945. Trong cuốn Việt Nam văn học giản ước tân biên, tác giả Phạm Thế Ngũ đã dành 11 trang nói về truyện kinh dị lãng mạn và truyện trinh thám của Thế Lữ. Theo Phạm Thế Ngũ, bên cạnh một Thế Lữ mở đường cho Thơ mới còn có một Thế Lữ văn xuôi đặc sắc. Từ giữa những năm 80 tới nay, trong không khí đổi mới mạnh mẽ của xã hội, nhiều tiểu thuyết của Tự lực văn đoàn, nhiều tập thơ lãng mạn được tái bản với số lượng lớn. Trong số đó, văn xuôi của Thế Lữ nói chung cũng như các truyện kinh dị, truyện trinh thám của Thế Lữ được đánh giá rất cao. Báo Văn Nghệ số 23 ra ngày 3/6/1989 đăng bài Thương tiếc nhà thơ Thế Lữ, Tế Hanh viết: “Ở nơi anh cái chất mở đường đi tiên phong thật rõ ràng, trong thơ, trong truyện, trong báo chí, trong sân khấu” [3, tr.108]. Trong lời giới thiệu bộ sách tám tập Văn xuôi lãng mạn Việt Nam 1930- 1945, Nguyễn Hoành Khung viết: “Ngôi sao rực rỡ nhất của phong trào Thơ mới thời kì đầu cũng là cây bút văn xuôi đặc sắc, dồi dào, đề tài và bút pháp khá đa dụng. Ông được biết trước hết là ở loại truyện kinh dị (…) rồi loại 3
  8. truyện tình lãng mạn đường rừng (…) và nhất là loại truyện trinh thám, ông là một trong những người dẫn đầu về thể loại tiểu thuyết nước ta …” [16]. Năm 1991, trong cuốn sách Thế Lữ - cuộc đời trong nghệ thuật, tác giả Hoài Việt có bài Thế Lữ như tôi biết, Hoài Việt đã đánh giá rất cao những truyện quái dị của Thế Lữ so với các nhà văn cùng thời. Ông khẳng định: “Thế Lữ là một nhà thơ, nhà văn giàu tưởng tượng, giàu mộng mơ nhưng ông lại rất tỉnh táo trong phương pháp suy luận khoa học”[39]. Tiếp đến, trên tạp chí Văn học số 7 năm 1997, Phan Trọng Thưởng có bài Thế Lữ nghệ sĩ hai lần tiên phong. Tác giả đã khẳng định: “Với loại truyện ly kỳ rùng rợn, Thế Lữ đã đạt đỉnh cao của loại truyện này”, chỉ sau khi tập Mấy vần thơ ra đời được ít lâu, Thế Lữ dần chuyển sang lĩnh vực văn xuôi với hai sở trường là tiểu thuyết ly kỳ rùng rợn và tiểu thuyết trinh thám như Vàng và máu (Đời nay, 1937), Bên đường thiên lôi (1936), Mai Hương và Lê Phong (1937)… Với Vàng và máu, ông có thể được coi là tác giả đạt đỉnh cao nghệ thuật của loại truyện này. Cũng trong bài viết này, Phan Trọng Thưởng đã khẳng định công lao to lớn của Thế Lữ trong việc mở ra khuynh hướng mới cho văn chương Tự lực văn đoàn: “Cùng với Lan Khai và một vài tác giả khác chuyên viết về loại truyện đường rừng bí hiểm, văn xuôi Thế Lữ mở ra một khuynh hướng mới của văn chương Tự lực văn đoàn” [35]. Năm 2003, trên tạp chí Văn học số 8, Phạm Đình Ân có bài viết Thế Lữ trong Tự lực văn đoàn, trong bài viết đó, tác giả khẳng định vị trí, vai trò và đóng góp của Thế Lữ với nhóm Tự lực văn đoàn; bên cạnh đó, tác giả cũng viết : “Văn xuôi nghệ thuật của Thế Lữ có một vẻ đẹp riêng, hấp dẫn cho thấy một khía cạnh đáng lưu ý ở tài năng của Thế Lữ.” [4] Nhìn chung trong nhiều năm qua, văn xuôi của Thế Lữ được học tập và nghiên cứu một cách đơn giản và chưa tương xứng với vị trí của nó. Trong phạm vi nhà trường, học sinh không được tiếp cận với các tác phẩm văn xuôi, ít được biết đến Thế Lữ ở phương diện nhà văn, nhà dịch thuật, nhà nghệ sỹ đa tài, nhà đạo diễn sân khấu. Ở luận văn này, chúng tôi muốn đi sâu nghiên 4
  9. cứu những đóng góp của Thế Lữ trong mảng văn xuôi mà đặc biệt là truyện trinh thám và truyện kinh dị - hai thể loại mà Thế Lữ được coi là người đi tiên phong. 3.Phạm vi nghiên cứu. Để thực hiện đề tài này, luận văn sẽ đi sâu vào nghiên cứu một cách cụ thể những sáng tác truyện ngắn của Thế Lữ trong giai đoạn 1932-1945. Những truyện này được in trong các tập Vàng và máu (1934) , Bên đường thiên lôi (1936), Lê Phong phóng viên (1937), Mai Hương và Lê Phong (1937), Đòn hẹn (1937), Gói thuốc lá (1940), Gió trăng ngàn (1941), Trại Bồ Tùng Linh (1941), Thoa (truyện ngắn, 1942). 4.Mục đích nghiên cứu. Nghiên cứu truyện ngắn của Thế Lữ về phương diện nội dung và nghệ thuật để thấy rõ những đổi mới trong các sáng tác của ông. Bên cạnh đó, chúng tôi muốn làm rõ vai trò tiên phong của Thế Lữ trong loạt truyện kinh dị, trinh thám của nước ta. Một lần nữa, chúng tôi cũng muốn khẳng định vị trí, vai trò của Thế Lữ trong tiến trình hiện đại hóa văn học Việt Nam trong giai đoạn 1932-1945. 5.Phƣơng pháp nghiên cứu Để thực hiện luận văn này, chúng tôi đã tiến hành các phương pháp : - Phương pháp lịch sử - Phương pháp trần thuật - Phương pháp phân tích tổng hợp - Phương pháp đối chiếu so sánh 6.Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương : Chƣơng 1: Thể loại truyện ngắn trong văn học Việt Nam 1932-1945 và sự nghiệp sáng tác của Thế Lữ Chƣơng 2: Truyện ngắn Thế Lữ nhìn từ góc độ nội dung. Chƣơng 3: Truyện ngắn Thế Lữ nhìn từ phƣơng diện nghệ thuật. 5
  10. NỘI DUNG CHƢƠNG 1: THỂ LOẠI TRUYỆN NGẮN TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1932-1945 VÀ SỰ NGHIỆP SÁNG TÁC CỦA THẾ LỮ. 1.1. Thể loại truyện ngắn trong văn học giai đoạn 1932-1945 1.1.1. Dòng truyện ngắn trữ tình Có thể nói dòng truyện ngắn trữ tình 1932-1945 được hình thành và phát triển, để lại một số lượng tác phẩm đồ sộ là nhờ đội ngũ đông đảo các nhà văn có tài năng và phong cách nghệ thuật với nhiều điểm tương đồng. Trước hết là sự góp mặt của các thành viên chủ chốt trong nhóm Tự lực văn đoàn như Nhất Linh, Khái Hưng, Hoàng Đạo, Thạch Lam… Sau đó là các cây bút nổi bật như Thanh Tịnh, Xuân Diệu, Hồ Dzếnh, Đỗ Tốn, Xuân Diệu, Ngọc Giao, Thanh Châu… Sự sáng tạo trong phong cách nghệ thuật của họ đã làm nên một dòng truyện ngắn in đậm dấu ấn trong nền văn học dân tộc. Có thể nói sự ra đời và phát triển của dòng truyện ngắn trữ tình có sự đóng góp và dấu ấn mạnh của nhóm Tự lực văn đoàn. Bởi không khó để nhận ra rằng: dòng truyện ngắn trữ tình chỉ phát triển mạnh mẽ từ khi phong trào Thơ mới và văn chương Tự lực văn đoàn đạt đến đỉnh cao. Như vậy, việc truyện ngắn trữ tình ra đời muộn hơn đã giúp nó kế thừa được những thành quả rực rỡ mà dòng văn học lãng mạn thời kì này đã đạt được. Những thành viên trong Tự lực văn đoàn đã có công rất lớn trong việc chống lễ giáo phong kiến, dám đấu tranh chống lại những tư tưởng cổ hủ, những quan niệm đã tồn tại lâu đời trong xã hội. Bên cạnh đó, các tác giả cũng đã đưa những tư tưởng mới, đấu tranh cho tự do, hạnh phúc và cả những cái tôi của cá nhân vào văn học. Một loạt tiểu thuyết đã ra đời với một màu sắc mới về cả tư tưởng, bút pháp và văn phong thể hiện. Đó không chỉ là việc cách tân về nội dung mà sự ra đời của thể loại tiểu thuyết và truyện ngắn của nó cũng mang đầy màu sắc 6
  11. mới, hai thể loại này đã mang nền văn xuôi Việt Nam hoàn thành công cuộc hiện đại hoá một cách nhanh nhất cũng như gia nhập vào trào lưu văn học thế giới. Tự lực văn đoàn có tám thành viên chính thức thì có đến bảy người viết văn xuôi. Mỗi người đều mang phong cách riêng, nhưng nếu xếp vào nhóm có phong cách gần nhau thì Nhất Linh, Khái Hưng và Hoàng Đạo có sự tương đồng, sau đó là Thạch Lam và Xuân Diệu. Các tác giả thuộc nhóm thứ nhất mà chúng ta nói đến trên đây gặt hái được nhiều thành công trong sáng tác hơn cả: Nhất Linh với các tập Anh phải sống (1934), Tối tăm (1936), Hai buổi chiều vàng (1937); Khái Hưng với Dọc đường gió bụi (1936), Tiếng suối reo (1937), Đợi chờ (1939), Đội mũ lệch (1941); Hoàng Đạo với tập Tiếng đàn (1941). Nhìn chung văn chương của nhóm này đậm chất lãng mạn cùng những rung cảm, sự phong phú trong tâm hồn tác giả qua những câu chuyện về tình bạn, tình yêu, tình người, quê hương cũng như cảm nhận về sự thay đổi trước các sự kiện, hiện tượng của cuộc sống. Vũ Ngọc Phan đã từng nhận xét về phong cách viết văn của Nhất Linh: là “thứ truyện tâm tình rất nhẹ nhàng và rất trong sáng”. Nhất Linh đã gửi đến độc giả câu chuyện tình đẹp của Sư cô và Dũng trong Thế rồi một buổi chiều để thấy được khát vọng yêu đương tưởng chừng đã bị vùi sâu chôn chặt. Tháng ngày qua lại là một câu chuyện khẳng định sự bền bỉ của tình yêu thương qua thời gian, khi mà nhân vật chính phải lựa chọn giữa rung động tâm hồn với những ràng buộc, quy định của giáo lý. Về Khái Hưng, Vũ Ngọc Phan cho rằng: “Văn Khái Hưng cho người đọc thấy được khoái lạc của mọi việc rồi ghi lại bằng lời văn gọn gàng, sáng suốt, làm cảm người ta bởi những việc mình dàn xếp, mình làm cho khi nổi, khi chìm, chứ không phải cám dỗ người ta bởi những thuyết mình tưởng là cao cả” [29]. Thật vậy, ở Sóng gió Đồ Sơn, Tình Điên: tác giả đã tìm thấy vẻ đẹp với chiều sâu tâm lý trong tâm hồn lớp thanh niên thế hệ mới, họ là những con người có tâm hồn trong sáng có điều kiện để hưởng thụ cuộc sống như Bạch Tuyết, Thu Cúc, Văn Hải (Sóng gió Đồ Sơn) hay Giao và Cúc (Tình Điên). Bên cạnh đó lại có cô Mơ 7
  12. dám từ bỏ cuộc sống phong lưu để gắn bó với đời hát chèo nay đây mai đó (Đào Mơ, Dọc đường gió bụi). Hoàng Đạo có khác một chút so với Nhất Linh và Khái Hưng, đó là truyện của ông có phần nghiêng về hiện thực. Ngòi bút của ông thấm đẫm tình người khi hướng đến những số phận đói khổ, thấp hèn, đáng thương, tội nghiệp như cô gái giang hồ trong Tiếng đàn, Mịch trong Một làn sóng, Minh trong Tiếng pháo xuân… Dù có khác nhau về cách xây dựng nhân vật nhưng người đọc dễ dàng nhận ra nét chung của Khái Hưng, Nhất Linh, Hoàng Đạo chính là: họ đều hướng về những cái đẹp thuần phác, nguyên sơ, đại diện cho khuynh hướng lãng mạn trong thời kì đầu. Với riêng Thạch Lam, ông đã rất xuất sắc khi kế thừa và phát huy những điểm nổi bật của các tác giả Tự lực văn đoàn. Không những vậy, Thạch Lam còn là người làm cho truyện ngắn trữ tình trở thành một khuynh hướng sáng tác trên văn đàn hiện đại; để rồi sau đó tạo nên một sự phong phú về phong cách, giọng điệu cùng với các tác giả Thanh Tịnh, Hồ Dzếnh, Đỗ Tốn, Xuân Diệu, Ngọc Giao, Thanh Châu... Số lượng truyện của Thạch Lam không nhiều, từ năm 1936 đến 1945, ông cho xuất bản ba tập truyện là Gió đầu mùa, Nắng trong vườn, Sợi tóc và một số truyện lẻ khác. Nhân vật của ông thuộc nhiều tầng lớp khác nhau, nhưng có điểm chung là thể hiện được sự nhẹ nhàng, tinh tế. Đọc truyện của ông, người ta nhận ra cái đẹp len lỏi khắp nơi: đó là cái đẹp của tình người, tình thương đồng loại và cách cư xử rất đúng mực của Sơn trong Gió lạnh đầu mùa, Tân trong Đứa con đầu lòng, Thanh trong Dưới bóng hoàng lan… Tinh tế hơn, Thạch Lam đặc biệt quan tâm đến cái đẹp sâu thẳm trong tâm hồn ở thế giới tinh thần phong phú của họ bằng những hình ảnh hết sức giản dị. Bên cạnh những câu chuyện mang đầy nét lãng mạn thì Thạch Lam cũng là người rất hiện thực. Ông hiểu rằng cái đẹp không thể là cứu cánh để xa rời hiện thực. Vì thế, hiện thực là mảng thứ hai trong các sáng tác của ông. Tác giả ðã nhìn về những số phận đau khổ, thiệt thòi mà đặc biệt là phụ nữ và trẻ 8
  13. em. Cái nhìn hướng về hiện thực của thể hiện qua Nhà mẹ Lê, Cô hàng xén, Hai đứa trẻ, Tối ba mươi… Với cả hai hướng trên, chúng ta có thể nói rằng: dù là hiện thực hay lãng mạn thì Thạch Lam vẫn nổi bật. Dòng trữ tình còn có sự đóng góp không nhỏ của Thanh Tịnh, Hồ Dzếnh, Đỗ Tốn, Xuân Diệu, Thanh Châu. Thanh Tịnh được biết đến với tập Quê mẹ xuất bản năm 1941. Mặc dù Thanh Tịnh là người rất gần với Thạch Lam trong số các nhà văn viết truyện theo khuynh hướng trữ tình, nhưng nét đặc biệt của ông thì không thể lẫn vào đâu được. Đó chính là nét riêng về không gian rất riêng của Thanh Tịnh: làng Mỹ Lý. Không gian này gắn với các nhân vật dù đó là anh trí thức tư sản, người dân quê, cô thôn nữ hay người lái đò. Vẻ đẹp của nhân vật được thể hiện dưới ngòi bút của ông thật tinh tế từ tình cảm cha con, vợ chồng hay tình quê hương. Phủ lên các sáng tác của Thanh Tịnh là chất trữ tình sâu lắng, chất thơ bàng bạc thấm đẫm trên từng trang viết. Chính nhờ vẻ đẹp thuần khiết, trong trẻo, gợi cảm đó đã ghi dấu ấn văn xuôi Thanh Tịnh trong lòng độc giả. Đọc văn Hồ Dzếnh, chúng ta thấy một phong cách mang nặng cảm xúc trữ tình, thiên về kí ức, hoài cảm. Các truyện trong tập Chân trời cũ mang tính chất tự truyện, hồi kí; mỗi câu chuyện là một đoạn lý lịch của tác giả hay người thân trong gia đình. Mỗi nhân vật trong truyện đều mang tâm sự, nỗi niềm riêng, cảm giác cô đơn, lạc lõng luôn đeo bám họ. Dường như nỗi buồn đã chất chứa trong những trang văn của ông. Cũng giống như Thạch Lam và Thanh Tịnh, Hồ Dzếnh đi sâu khám phá những nét đẹp bình dị trong đời sống, đặc biệt là đời sống nội tâm. Độc giả có thể tìm thấy cảm giác bằng an trong bể khổ cuộc đời vì “văn ông viết về thập loại chúng sinh, dẫu trong bầm dập vẫn ánh lên vẻ đẹp cao quý của nhân phẩm”. Bạn đọc biết đến Đỗ Tốn bằng tập Hoa vông vang xuất bản năm 1941 với ba chủ đề chính là tình yêu, tình quê hương và thân phận con người. Truyện của ông mang đậm âm hưởng, dư vị của những tình cảm trong sáng, đẹp đẽ, những rung động sâu xa trong tâm hồn con người. Từ nhân vật 9
  14. Phượng Trinh và Đỗ trong Hoa vông vang, Huân (Điệu thu ca) cho đến bà cháu (Tình quê hương) đều mang hơi hướng cảm xúc, thể hiện chất trữ tình đặc sắc. Bên cạnh Thạch Lam, Thanh Tịnh, Hồ Dzếnh, Đỗ Tốn thì còn có Xuân Diệu với tập Phấn thông vàng (1939) đến với dòng truyện ngắn trữ tình. Xuân Diệu vốn được biết đến với thơ. Dường như cái cái ham sống trong thơ mà người đời đã quen thuộc tạo cho văn ông một nét rất riêng, rất Xuân Diệu. Cũng nhờ con người của Thơ đó, ông phát hiện ra cái nhàm chán, tù đọng đang có nguy cơ hủy hoại, bào mòn tâm hồn con người. Thế nên, để thay đổi điều đó, toàn bộ tập truyện là sự vận động của thiên nhiên, đầy cảm xúc, giàu chất thơ. Ngoài các tác giả của dòng truyện ngắn trữ tình đã nói ở trên, chúng ta còn biết đến Thanh Châu, Ngọc Giao - những người đã góp phần không nhỏ vào dòng truyện ngắn trữ tình với những truyện đong đầy cảm xúc của họ. Có thể nói: đội ngũ sáng tác với những gương mặt kể trên đã tạo nên một dòng truyện mang màu sắc riêng, làm cho dòng truyện ngắn trữ tình trở thành một bộ phận quan trọng góp phần làm phong phú diện mạo của văn học hiện đại trước Cách mạng và giúp đẩy nhanh quá trình hiện đại hóa văn học dân tộc. 1.1.2. Dòng truyện ngắn hiện thực Hiện thực đầy biến động của xã hội Việt Nam những năm 1932-1945 là đề tài vô cùng phong phú, là nguồn cảm hứng vô tận cho các nhà văn khai thác và phản ánh vào văn chương. Nhưng nhìn hiện thực đó theo cách như thế nào lại do từng cá nhân. Chính vì thế, ngoài dòng truyện ngắn trữ tình đã nói trên, dòng truyện ngắn hiện thực cũng là một bộ phận không thể thiếu góp phần hoàn thiện quá trình hiện đại hóa văn học. Nếu như các nhà văn trữ tình phản ánh cuộc sống bằng cái nhìn lãng mạn, kết hợp hiện thực và cảm xúc cá nhân thì các tác giả hiện thực đã mang đến cho độc giả những vấn đề bức xúc, 10
  15. nóng bỏng của xã hội đương thời một cách chân thực và sinh động. Những vấn đề đó được miêu tả một cách khách quan với cảm hứng phê phán mãnh liệt. Nguyễn Công Hoan là người đầu tiên khẳng định phương pháp hiện thực phê phán trong lĩnh vực truyện ngắn. Ông rất nhạy cảm với tình trạng áp bức bóc lột, tình trạng đạo đức bị đổ nát, phá hoại giá trị truyền thống. Xu hướng của ông là “lật mặt trái” để phơi trần cái ác, cái xấu xa của bọn giàu từ địa chủ cường hào ở quê đến những ông chủ, bà chủ, những tiểu thư gái mới đua đòi, hư hỏng ở thành thị: Đồng hào có ma, Sáu mạng người, Báo hiếu trả nghĩa mẹ, Đào kép mới... Đằng sau tiếng cười giòn giã, sảng khoái của nhà văn thường chất chứa niềm căm phẫn, thái độ căm ghét, ý thức vạch mặt sự hoành hành của cái ác, cái xấu, cái đểu; cùng nỗi đau xót trước số phận khốn khổ của người dân trong xã hội bất công. Răng con chó nhà tư sản, Kép Tư bền là những truyện cho thấy sự thảm hại của người nghèo trong xã hội đồng tiền lạnh lùng đó. Truyện của ông cho độc giả thấy: người nghèo không chỉ bị đói rách khổ sở mà còn bị xúc phạm nhân phẩm, bị chà đạp một cách không thương tiếc: Bữa no đòn, Thằng ăn cắp, Chị phu mỏ… cuối cùng ông lột tả bức tranh xã hội nhố nhăng, đồi bại, bất công, áp bức, “người ăn thịt người” thực ghê tởm (Thịt người chết). Truyện ngắn Nam Cao đã phản ánh chân thực cảnh ngột ngạt, tăm tối của xã hội Việt Nam trước Cách mạng; đồng thời cũng thể hiện những cảnh đời éo le, những bi kịch đau đớn vật vã và bế tắc. Hai đề tài chính của Nam Cao là người nông dân và trí thức nghèo. Ở đề tài trí thức nghèo nổi bật lên: Trăng sáng, Mua nhà, Truyện tình, Cười, Đời thừa…Nhân vật chủ yếu của đề tài này là các nhà văn, nhà giáo trường tư… sống dở vì cái nghèo, quan trọng hơn họ luôn mâu thuẫn giữa sự sống, nhân phẩm, khát vọng sự nghiệp với cái gánh nặng cơm áo tẹp nhẹp hằng ngày. Cuối cùng, họ trở thành những “kiếp sống mòn” về tâm hồn và sa sút về nhân phẩm. Qua đó, nhà văn lên án xã hội bóp nghẹt quyền sống, hủy hoại cả con người. 11
  16. Chí Phèo, Lão Hạc, Lang Rận, Một bữa no, Một đám cưới… là những truyện tiêu biểu viết về đề tài người nông dân. Nam Cao không phải là người duy nhất viết về cái nghèo, nhưng chưa một tác giả nào viết về cái nghèo lại có sức ám ảnh khủng khiếp đến thế. Nhân vật của Nam Cao bị xô đẩy đến tình cảnh hết sức khốc liệt, có khi bị mất cả nhân tính. Nghèo đến thiếu ăn đủ khổ rồi, họ bị biến thành lưu manh hóa còn khổ hơn. Đau đớn hơn nữa, họ còn bị từ chối quyền làm người chỉ vì nghèo đói. Tuy vậy, với tấm lòng nhân đạo sâu sắc, ngòi bút Nam Cao đã phát hiện, nâng niu bản chất tốt đẹp, lương thiện ẩn sâu trong tâm hồn con người, hiểu được nguyên nhân làm cho họ bị tha hóa. Vũ Trọng Phụng đến với mảng hiện thực bằng quan điểm “tiểu thuyết là sự thực ở đời”. Ông không đề cập đến những vấn đề rộng lớn của xã hội như tiểu thuyết phóng sự nhưng những trang văn của ông đã toát lên những ý nghĩa xã hội, nhân sinh sâu sắc lớn lao khi đề cập đến những khía cạnh bình thường của xã hội như đạo đức, thế thái nhân tình trong cái xã hội đen tối, đảo điên của xã hội thực dân phong kiến. Trong Bộ răng vàng, Trúng số độc đắc, Một cái chết, Bà lão lòa nhà văn thể hiện thái độ căm ghét thế lực và sức mạnh đồng tiền - thứ đã biến mọi quan hệ của con người thành quan hệ mua bán khiến con người trượt dài trên con đường tha hóa đạo đức. Tác giả cũng mỉa mai lối sống rởm đời, buông thả, giả dối và đớn hèn; chế giễu lối sống ngông nghênh, vô nghĩa hết sức lố bịch. Các tác phẩm của ông phanh phui, phơi bày bao nhiêu mặt trái đen tối, những tệ nạn, thói hư tật xấu trong xã hội. Hơn tất cả, Vũ Trọng Phụng muốn chế nhạo, báng bổ cái xấu xa, bần tiện của nhiều hạng người, đồng thời muốn cắt bỏ ung nhọt của xã hội khốn nạn lúc bấy giờ. Ở truyện của Nguyên Hồng, người đọc lại thấy được cuộc sống lam lũ, cơ cực bần cùng của người lao động nghèo khổ ở các thành phố lớn như: Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định. Sự bóc lột hà hiếp ở nông thôn khiến họ phải bỏ xứ ra đi; nhưng nào đã được yên ổn, họ tiếp tục bị ném vào vòng xoáy nghiệt 12
  17. ngã chốn thị thành và trở thành đủ thứ loại người khác nhau. Tuy Nguyên Hồng không miêu tả một cách trực tiếp mâu thuẫn xã hội nhưng ông lại miêu tả một cách chân thực quá trình bần cùng hóa lưu manh hóa của dân nghèo thành thị. Độc giả thấy xót xa, nhức nhối vô hạn của những kiếp người cùng khổ. Có thể thấy: cảm hứng trong các sáng tác của Nguyên Hồng không hướng đến sự phẫn nộ, lên án quyết liệt đến mức muốn thay đổi xã hội mà ông muốn hướng tới chính là chủ nghĩa nhân đạo bằng cái nhìn đôn hậu, tươi đẹp được thể hiện trong: Ngọn lửa, Hai mẹ con, Hơi thở tàn, Vực thẳm, Trong cảnh khốn cùng. Nếu như thế giới nhân vật của dòng trữ tình bao giờ cũng mang nét đẹp bình dị, hồn nhiên, trong sáng với những cái tên nhẹ nhàng, đời sống nội tâm phong phú, giàu có về tinh thần thì những nhà văn hiện thực xây dựng nhân vật của mình gắn liền với bản chất giai cấp - xã hội. Nhân vật tồn tại với cái nhìn đa chiều, trong tất cả những mối quan hệ phức tạp của cuộc đời. Chính vì vậy, họ gần gũi hiện thực, mang hơi thở của đời sống và cũng thể hiện sự phong phú đa dạng về con người. Nhìn cuộc đời như một sân khấu kịch đầy rẫy sự đồi bại, Nguyễn Công Hoan đã tái hiện xuất sắc điều đó bằng đủ mọi nhân vật với các tầng lớp khác nhau. Ông chia nhân vật làm hai tuyến rõ rệt: tuyến chính là nhân vật thuộc “hạng nghèo” của xã hội và tuyến phản diện là “tầng lớp trên” có quyền, tiền và địa vị. Tuyến thứ nhất là những kiếp người cực khổ trăm đường, đói rách, nhẫn nhục đến thê thảm (Hai cái bụng, thằng ăn cắp, Răng con chó nhà tư bản…). Tuyến thứ hai là những ông, bà chủ hiện ra với tất cả thói hư tật xấu: quan tham, đê tiện, dâm ô, đểu cáng, bất nghĩa vô đạo (Đồng hào có ma, Thịt người chết, Đi giày, Mất cái ví, Báo hiếu trả nghĩa mẹ, Báo hiếu trả nghĩa cha…). Mặc dù nhân vật của Nguyễn Công Hoan chưa có chiều sâu tâm lý và có phần đơn điệu nhưng ông đã khắc họa một thế giới đông đảo mang nhiều cá tính sinh động như: Kép Tư bền, Sáng, Anh xẩm, Thằng Quýt, Cụ chánh Bá, mà tiêu biểu là nhân vật huyện Hinh trong Đồng hào có ma. 13
  18. Đặt con người trong tinh thần giai cấp, con người bản năng, con người vô nghĩa lý, nhân vật trong truyện Vũ Trọng Phụng mang đủ màu sắc của thói hư tật xấu. Có thể kể đến: hai anh em trong Bộ răng vàng là những kẻ bất hiếu, khốn nạn, ti tiện, đểu cáng; sự lố bịch, giả dối, bê tha của gia đình họa sỹ Khôi Kỳ trong Hồ sê líu, hồ líu sê sàng; mưu mô, thủ đoạn của Phách trong Đoạn tuyệt hay ích kỉ tầm thường của nhân vật tôi trong Một đồng bạc. Tác giả đã khắc họa tính cách nhận vật khá sắc sảo, đầy đặn và có chiều sâu tâm lý. Nhân vật của Nam Cao luôn đứng trước sự tấn công dữ dội, nghiệt ngã của hoàn cảnh sống đến mức cả sự sống bị đe dọa và nhân cách có nguy cơ bị tha hóa. Họ phải đấu tranh trong sự tuyệt vọng chỉ để tồn tại. Chính vì điều đó, nhân vật luôn mang trong mình một tâm hồn đau đớn, dai dẳng khôn cùng và đó cũng là bi kịch chung cho cả giai cấp, tầng lớp. Điền, Hộ tiêu biểu cho lớp trí thức tiểu tư sản bị xã hội phong kiến bóp chết ước mơ, khát vọng về sự nghiệp khiến họ phải “sống mòn”. Lão Hạc điển hình cho người nông dân bị bần cùng hóa, Chí Phèo điển hình cho tầng lớp nông dân lưu manh, tha hóa. Quả thực, nhân vật của Nam Cao đạt đến sự điển hình của tính cách, trở nên bất hủ trong văn chương. Cùng hướng về hiện thực cuộc sống, nhưng nhân vật của Nguyên Hồng lại được tác giả phát hiện, nâng niu vẻ đẹp trong chính những mảnh vỡ tâm hồn của những con người dưới đáy xã hội. Họ có thể là gái điếm, lưu manh như Bảy Hựu, Chín Huyền trong các tác phẩm cùng tên; phu phen, thợ thuyền: Nhân (Đây bóng tối); Những kẻ ăn mày đầu đường xó chợ: Điều, Tý Sáu (Con chó vàng); hoặc là những người đàn bà buôn thúng, bán mẹt, hàng cơm, hàng nước: Vịnh (Hàng cơm đêm)… Người lao động đã làm việc một cách cực nhọc mà vẫn đói khổ, bị rẻ rúng về thân phận, chịu bao đau khổ trước cái ngột ngạt của xã hội. Đáng thương nhất là thế hệ trẻ em nghèo côi cút. Hình ảnh những em bé lúc nào cũng lén lút, lo sợ bởi cuộc sống quá tối tăm đầy sự đe dọa của đói rét, áp bức: Thao (Giọt máu), Thằng Bùng, cái Tý 14
  19. (Bố con nhà lão đen) hay chính nhân vật tôi (Những ngày thơ ấu) đã làm cho người đọc ám ảnh, suy nghĩ rất nhiều. Xét về cốt truyện, có thể khẳng định: đây là yếu tố được đặt lên hàng đầu tạo nên sự thành công của mỗi nhà văn. Cốt truyện trong các tác phẩm hiện thực đều mang hơi thở của thực tế cuộc sống, thể hiện những mâu thuẫn và xung đột trong các mối quan hệ và trong bản thân mỗi cá nhân; lồng vào đó là cách nhìn và ý đồ sáng tác của mỗi tác giả. Điều đó tạo nên sự độc đáo của nhà văn với những kiểu cốt truyện phù hợp với các phong cách và sở trường khác nhau. Cốt truyện của Nguyễn Công Hoan được xây dựng nhờ cách miêu tả hành động bên ngoài và sự xâu chuỗi những diễn biến của sự kiện, tình huống bất ngờ tạo nên sự ly kì, hấp dẫn và trào phúng của truyện. Ý nghĩa sâu xa và thú vị của nội dung xuất phát từ những mâu thuẫn có tính hài hước được phát huy cao độ trong khi tổ chức cốt truyện. Nhà văn không trình bày sự kiện một cách phức tạp mà chủ yếu là đơn giản, cô đọng và chân thực. Ông tập trung thể hiện quá trình phát triển tính cách trong một vài nhân vật chính hay một đoạn trong cuộc đời nhân vật. Nhìn chung, cốt truyện của Vũ Trọng Phụng đơn giản, gọn gàng và súc tích nhưng vẫn mang nhiều kịch tính. Sự phong phú của cuộc sống được ông phản ánh qua tình tiết, sự kiện được tổ chức một cách liền mạch, chặt chẽ; từ đó tỏa ra trên bề rộng tạo nên sự phong phú của cuộc sống được phản ánh. Tự do là câu chuyện giản dị, trong sáng, nói lên sự mong muốn được tự do của loài chim. Như hình ảnh của hai con chim chào mào con: một con tìm lại được tự do, về với bầu trời ca hát, một con không có cách nào thoát ra được đành “tuyệt thực chết” . Mới đọc qua, chúng ta dễ nhầm tưởng Vũ Trọng Phụng đề cập vấn đề môi trường và kêu gọi bảo vệ loài chim, song ngẫm kĩ lại mới thấy cái ý nghĩa khái quát về một bài học nhân sinh: ý nghĩa của sự tự do và sự tự do của chính con người. 15
  20. Nam Cao xây dựng cốt truyện dựa trên sự miêu tả những đấu tranh, xung đột nội tâm của nhân vật. Hệ thống sự kiện xuất hiện với vai trò là nguyên nhân, nguồn gốc của những cảm xúc, tâm trạng, suy nghĩ của nhân vật; sự vận động xảy ra ở thế giới nội tâm nhân vật. Vì thế, cách mở đầu, kết thúc hay những sự kiện biến cố có tính chất bước ngoặt trong cuộc đời nhân vật đều thể hiện những xung đột nội tâm hay diễn biến tâm lý của nhân vật. Ví dụ điển hình là nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên. Hắn điên khùng và bất lực khi bị cô lập trước đồng loại, cách duy nhất để giải tỏa tâm trạng u uất cùng cực đó là vừa đi vừa chửi ngay mở đầu thiên truyện; hành động đó mang dấu ấn tâm lý rõ nét. Sự thay đổi nhận thức cùng những diễn biến tâm lý của Chí Phèo là một quá trình dài: ban đầu là một nông dân lương thiện, sau khi ở tù về thì trở thành nỗi khiếp sợ trong mắt mọi người; rồi cuộc gặp gỡ và tình yêu với Thị Nở đã làm sống dậy những mơ ước bình dị nhất; để rồi bị từ chối tàn nhẫn và cuối cùng là giết Bá Kiến và tự sát. Ngoài cốt truyện, nhân vật thì ngôn ngữ, giọng điệu góp phần không nhỏ vào sự thành công của dòng truyện ngắn hiện thực. Nét chung nhất của các nhà văn thuộc dòng này là sự khách quan đôi khi đến lạnh lùng. Tuy vậy, mỗi tác giả tạo dấu ấn riêng nhờ phong cách cá nhân của mình. Nguyễn Công Hoan sử dụng ngôn ngữ quần chúng với sự chọn lọc và nâng cao, đậm đà màu sắc cuộc sống. Giọng văn của ông có sắc thái sinh động đặc biệt khiến người đọc có cảm giác nhà văn đang nói chuyện với mình. Văn phong của Nguyễn Công Hoan trong sáng, linh hoạt, sống động được biểu hiện bằng một giọng điệu trào phúng với nhiều cung bậc, sắc thái: có cả hài hước, mỉa mai, diễu cợt, lên án… (Gái tân thời, Thật là phúc, Đào kép mới, Đàn bà là giống yếu…). Nhờ sự am hiểu sâu sắc về nhiều hạng người trong xã hội mà ngôn ngữ trong truyện Vũ Trọng Phụng có sự sống động của cuộc đời. Nhà văn để nhân vật phát ngôn thứ ngôn ngữ đặc trưng của từng hạng người. Giọng điệu của 16
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2