intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc trưng nghệ thuật tiểu thuyết Chúa trời của Những chuyện vụn vặt của Arundhati Roy

Chia sẻ: Lavie Lavie | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:130

113
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc trưng nghệ thuật tiểu thuyết Chúa trời của Những chuyện vụn vặt của Arundhati Roy tập trung tìm hiểu về Arundhati Roy với dòng Văn học đương đại Ấn Độ viết bằng tiếng Anh; hình tượng nhân vật trong chúa trời của những chuyện vụn vặt của Arundhati Roy; nghệ thuật kể chuyện trong chúa trời của những chuyện vụn vặt của Arundhati Roy.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc trưng nghệ thuật tiểu thuyết Chúa trời của Những chuyện vụn vặt của Arundhati Roy

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH ---------- Ngô Thị Thu Ngọc ĐẶC TRƯNG NGHỆ THUẬT TIỂU THUYẾT CHÚA TRỜI CỦA NHỮNG CHUYỆN VỤN VẶT CỦA ARUNDHATI ROY LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC Thành phố Hồ Chí Minh – 2012
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH ---------- Ngô Thị Thu Ngọc ĐẶC TRƯNG NGHỆ THUẬT TIỂU THUYẾT CHÚA TRỜI CỦA NHỮNG CHUYỆN VỤN VẶT CỦA ARUNDHATI ROY Chuyên ngành: Văn học Nước ngoài Mã số: 60 22 30 LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN THỊ BÍCH THÚY Thành phố Hồ Chí Minh – 2012
  3. LỜI CẢM ƠN ------- Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Thị Bích Thúy, người hướng dẫn khoa học đã tận tình hướng dẫn, động viên để tôi có thể hoàn thành tốt luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn tất cả các thầy cô đã giảng dạy, hướng dẫn và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học Cao học. Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn Giám đốc Sở GD-ĐT Long An, Ban Giám hiệu Trường THPT Đông Thạnh (Cần Giuộc, Long An) cùng các đồng nghiệp đã tạo điều kiện và giúp đỡ để tôi hoàn thành Luận văn. Đồng thời, tôi xin gửi lời tri ân đến gia đình cùng bạn bè. Tp. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2012 Người viết luận văn Ngô Thị Thu Ngọc Lớp Cao học Văn học nước ngoài K21
  4. MỤC LỤC Trang Lời cảm ơn Mục lục Lời cam đoan PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 2 Chương một: ARUNDHATI ROY VỚI DÒNG VĂN HỌC ĐƯƠNG ĐẠI ẤN ĐỘ VIẾT BẰNG TIẾNG ANH .................................................................................................. 15 1.1. Con đường đến với văn chương của Arundhati Roy ................................................. 15 1.1.1. Bối cảnh xã hội Ấn Độ ....................................................................................... 15 1.1.2. Arundhati Roy – thân thế và sự nghiệp .............................................................. 19 1.2. Tiểu thuyết Ấn Độ đương đại viết bằng tiếng Anh ................................................... 25 1.2.1. Tiếng Anh trong văn học Ấn Độ đương đại ....................................................... 25 1.2.2. Sự ảnh hưởng và tiếp nhận của dòng văn học Ấn Độ viết bằng tiếng Anh ........ 26 1.2.3. Tiểu thuyết đầu tay “Chúa Trời của những chuyện vụn vặt” của Arundhati Roy ................................................................................................................................ 32 Chương hai: HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT TRONG CHÚA TRỜI CỦA NHỮNG CHUYỆN VỤN VẶT CỦA ARUNDHATI ROY .................................................................. 41 2.1. Mối liên hệ giữa ba thế hệ trong gia đình theo trục dọc (trực hệ) ............................. 42 2.1.1. Pappachi và Mammachi – Thế hệ thứ nhất ......................................................... 43 2.1.2. Ammu và Baba – Thế hệ thứ hai ........................................................................ 48 2.1.3. Estha và Rahel – Thế hệ thứ ba .......................................................................... 56 2.2. Mối liên hệ giữa ba thế hệ trong gia đình theo trục ngang (bàng hệ) ........................ 62 2.2.1. Baby Kochamma – Thế hệ thứ nhất ...................................................................62 2.2.2. Chacko – Thế hệ thứ hai ..................................................................................... 64 2.2.3. Sophie Mol – Thế hệ thứ ba................................................................................ 66 2.3. Mối quan hệ thuận nghịch trong gia đình .................................................................. 68
  5. 2.3.1. Mối quan hệ thuận ............................................................................................. 68 2.3.2. Mối quan hệ nghịch ............................................................................................ 70 2.4. Mối quan hệ chính trị, xã hội, tôn giáo ...................................................................... 72 2.4.1. Mối quan hệ thuận .............................................................................................. 72 2.4.2. Mối quan hệ nghịch ............................................................................................ 74 Chương ba: NGHỆ THUẬT KỂ CHUYỆN TRONG CHÚA TRỜI CỦA NHỮNG CHUYỆN VỤN VẶT CỦA ARUNDHATI ROY .................................................................. 76 3.1. Người trần thuật ......................................................................................................... 76 3.1.1. Người trần thuật ngôi thứ ba khách quan ........................................................... 76 3.1.2. Người trần thuật ngôi thứ ba trữ tình ngoại đề ................................................... 78 3.1.3. Người trần thuật ngôi thứ ba nhập vai ................................................................ 81 3.2. Thời gian trần thuật .................................................................................................... 89 3.2.1. Độ lệch thời gian ................................................................................................. 90 3.2.2. Đồng hiện thời gian ............................................................................................ 93 3.2.3. Nhịp độ thời gian ................................................................................................ 95 3.3. Không gian trần thuật ................................................................................................ 97 3.3.1. Không gian thực.................................................................................................. 97 3.3.2. Không gian tâm tưởng ...................................................................................... 105 KẾT LUẬN......................................................................................................................... 111 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................. 114 PHỤ LỤC ........................................................................................................................... 124
  6. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi. Các số liệu khảo sát, kết quả trong luận văn này là trung thực và chưa từng công bố ở các công trình khác. Người viết luận văn Ngô Thị Thu Ngọc Lớp Cao học Văn học nước ngoài K21
  7. 2 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Văn học Ấn Độ trên văn đàn thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng đã được khẳng định từ lâu bởi sự độc đáo, đa dạng, phong phú mà thống nhất. Từ những tác phẩm văn học cổ điển: thần thoại (Veda), sử thi (Ramayana, Mahabharata), truyện ngụ ngôn (Panchatantra), kịch thơ (Shakuntala) đến thơ ca trung đại với các tên tuổi như Tunxi Đat, Chanđi Đat,… và đặc biệt là R. Tagore – người đạt giải Nobel năm 1913, đã làm rạng danh nền văn học Ấn Độ hiện đại… Sau Tagore, văn học Ấn (chủ yếu là tiểu thuyết) tiếp tục được dịch khá đều đặn ở Việt Nam như: Godan; Đây, tổ quốc tôi (Prem Chand), Trên lưng cọp (B. Bhattacharya), Hai lá một búp (Mulk RajAnand), Thất bại (Krisan), Người dẫn đường (R.K. Narayan), Sông Hằng mẹ của tôi (B.P. Gupta) , Samsakara (Anantha Murthi), Mùa tôm (Thakagi Pillai),… Song, xét về tầm vóc, văn học Ấn Độ đến với Việt Nam còn chậm và chưa thỏa mãn hết lòng mong muốn của bạn đọc. Những thập niên đầu thế kỉ XX, nền văn học Ấn Độ đương đại với tên tuổi của những nhà văn trẻ đã tạo dư chấn trên văn đàn thế giới. Cứ khoảng mười đầu sách được bán ra thì có bốn cuốn là của các tác giả người Ấn. Điều này chứng tỏ người đọc đang ngày càng có xu hướng tìm đến các nhà văn Ấn, các tác phẩm văn học Ấn đương đại. Ở Việt Nam, các tác phẩm văn học Ấn Độ đương đại viết bằng tiếng Anh đã được dịch và giới thiệu bao gồm: Chúa Trời của những chuyện vụn vặt (Arundhati Roy), Triệu phú khu ổ chuột (Vikas Swarup), Cọp Trắng (Aravind Adiga), Haroun và Biển Truyện (Salman Rushdie), Di sản của mất mát (Kiran Desai),… Có thể nói, dòng văn học Ấn viết bằng tiếng Anh đang thu hút sự quan tâm của đông đảo bạn đọc. Trong số các tác phẩm thuộc dòng văn học Ấn đương đại viết bằng tiếng Anh được dịch ở Việt Nam, chúng tôi đặc biệt chú ý đến quyển tiểu thuyết đầu
  8. 3 tay Chúa Trời của những chuyện vụn vặt của Arundhati Roy và chọn nghiên cứu bởi những lí do như sau: 1) Tác phẩm The God of Small Things của A. Roy được trao Giải Man Booker năm 1997 khi ra đời được một năm. Đến nay, nó đã được dịch ra trên 27 thứ tiếng trên thế giới, làm say mê hàng triệu độc giả. Số lượng sách bán ra tương đương với quyển Trăm năm cô đơn của G. Maquez. Năm 1999, The God of Small Things của Arundhati Roy được dịch giả Thanh Vân cho ra mắt độc giả Việt Nam với nhan đề Chúa Trời của những chuyện vụn vặt. Tuy nhiên, việc tiếp nhận tác giả, tác phẩm này ở Việt Nam vẫn chưa thực sự khởi sắc. 2) Nhà nghiên cứu văn hóa Ấn Độ, Hồ Anh Thái, từng nói rằng trước văn hóa Ấn Độ, mỗi người đều trở nên thật nhỏ bé. Bởi trong nền văn hóa đó, cái gì cũng to lớn giống như tư duy mang tính bao quát, hoành tráng của người Ấn. Và nhan đề cuốn sách của A. Roy được dịch là Chúa Trời của những chuyện vụn vặt. Dường như cuốn sách sẽ chỉ nói đến toàn những điều nhỏ nhặt, vụn vặt trong cuộc sống? Những điều vụn vặt nhưng có “sức quyến rũ đầy ma lực”. Đằng sau những điều vụn vặt ấy là “những nỗi thống khổ tuyệt hay và lạ lùng”. Đây là một cuốn tiểu thuyết về “tình yêu, cái chết, về sự phân biệt đẳng cấp và những xung đột gia đình”. Trong chương đầu tiên, hàng loạt sự kiện được cung cấp không theo một trật từ nào và cũng không tìm được mối liên hệ nào giữa chúng. Các nhân vật lần lượt xuất hiện, không được giới thiệu gì về lai lịch, gốc gác... Người đọc tự hỏi: - Điều cuốn hút đang ẩn chứa đằng sau “mớ bòng bong” này là gì? Khi trang cuối cùng của cuốn sách khép lại thì “những điều ẩn nấp” trong tác phẩm vỡ ra, những điều lớn lao ẩn chứa sau vô vàn điều nhỏ nhặt (Chúng tôi sẽ đề cập ở các chương chính của luận văn). Câu chuyện về đất nước Ấn Độ thời hậu thuộc địa những năm 90 của thế kỉ XX với những luật lệ, hủ tục đè nặng phận người khốn khó (nạn phân biệt đẳng cấp, giới tính, tôn giáo...). Những điều
  9. 4 này không mới nhưng đã thu hút người đọc qua cách kể chuyện của nhà văn. Chúa Trời của những chuyện vụn vặt thể hiện tài năng và hơn hết là tâm hồn nhạy cảm, tinh tế của Arundhati Roy khi tái hiện câu chuyện về một gia đình trung lưu ở Ayemenem, một vùng nông thôn Ấn Độ. Tác phẩm cho thấy điểm nổi bật trong câu chuyện không chỉ ở những bi kịch mà ở cách phản ứng của các thành viên trong gia đình trước những bi kịch ấy. 3) Tìm hiểu việc tiếp nhận tác phẩm của A. Roy ở Việt Nam, chúng tôi nhận thấy chưa có nhiều công trình nghiên cứu về tiểu thuyết đương đại Ấn Độ. Vì vậy, với đề tài nghiên cứu: Đặc trưng nghệ thuật tiểu thuyết Chúa Trời của những chuyện vụn vặt của Arundhati Roy, chúng tôi hi vọng góp phần giới thiệu tác phẩm A. Roy với độc giả Việt Nam và hướng tiếp cận một phong cách sáng tác mới lạ của một đại diện tiêu biểu cho dòng văn học Ấn đương đại viết bằng tiếng Anh. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Arundhati Roy – nhà văn nữ Ấn Độ đầu tiên giành được Giải Man Booker với quyển tiểu thuyết đầu tay là một sự kiện nổi bật trên văn đàn thế giới. Có lẽ không quá lời khi cho rằng A. Roy là một nhà văn khá đặc biệt so với các nhà văn Ấn cùng thời. Tiểu thuyết Chúa Trời của những chuyện vụn vặt của A. Roy đề cập đến những vấn đề nhạy cảm của xã hội Ấn Độ: vấn đề chính trị, đẳng cấp, tôn giáo, giới tính… Tất cả đã được A. Roy khai thác ở một khía cạnh khác: cuộc sống của những đứa trẻ “bất hợp pháp” (được sinh ra khi cha mẹ không cùng tôn giáo); tình yêu không cùng đẳng cấp, tôn giáo và đời sống tinh thần; lòng vị kỉ của con người; nhu cầu tình dục… Đây không còn là vấn đề của riêng Ấn Độ mà là nỗi niềm của mỗi người trước số phận đồng loại trong xã hội hiện đại. 2.1. Ở Việt Nam Trong phạm vi những tư liệu bao quát được, qua một số bài viết đăng rải rác ở sách tham khảo, tạp chí và internet), chúng tôi tạm chia thành hai nhóm:
  10. 5 (1) Giới thiệu chung về tác giả - tác phẩm: - Bài giới thiệu về tiểu thuyết Chúa Trời của những chuyện vụn vặt của Arundhati Roy trong Hợp tuyển Văn học Châu Á (tập 2) do PGS. Lưu Đức Trung chủ biên. - Bài giới thiệu tiểu thuyết Chúa Trời của những chuyện vụn vặt của Arundhati Roy của PGS.TS. Đỗ Thu Hà biên soạn trong Từ điển Văn học Nước ngoài. - Bài “Arundhati Roy và tiểu thuyết The God of Small Things” của tác giả Đào Trung Đạo 1 . - Bài viết “Dấu ấn phương Tây trong văn học Ấn Độ cận - hiện đại” của TS. Nguyễn Thị Mai Liên. - Bài: “Một khuôn mặt độc đáo của văn chương Ấn Ðộ: Arundhati Roy” của tác giả Trần Doãn Nho. - Bài “Văn học Ấn Độ - Trên đường chinh phục thế giới” từ nguồn: L'Express do Hoài Khanh ghi lại. - Bài “12 tiểu thuyết Ấn hay nhất viết bằng tiếng Anh” do Hà Linh ghi nhận từ nguồn Outlookindia. Trong nhóm bài giới thiệu chung này, tác giả các bài viết thường bắt đầu bằng việc khẳng định vị trí tiểu thuyết Chúa Trời của những chuyện vụn vặt của Arundhati Roy trên văn đàn thế giới nói chung và trong dòng văn học Ấn đương đại viết bằng tiếng Anh nói riêng. Nhìn chung, tác giả các bài viết đều thể hiện lòng yêu mến và đánh giá cao quyển tiểu thuyết này. Đó là những nhận định của PGS.TS. Lưu Phan Thu Hiền: “Chúa trời của những chuyện vụn vặt là một sự kiện của văn chương đương đại Ấn Độ”; của Hoài Khanh: “Từ Salman Rushdie 1 Bên cạnh những nhận xét xác đáng, chúng tôi nhận thấy có nhiều thông tin không chính xác trong bài viết của tác giả Đào Trung Đạo. Ví dụ như: Arundhati Roy đạt Giải Man Booker năm 1998 (đúng phải là năm 1997); Rahel và Estha xa nhau sau 25 năm thì gặp lại (đúng chỉ là 23 năm); tên các nhân vật;…
  11. 6 đến Arundhati Roy, qua V. S. Naipaul, những nhà văn Ấn Độ nổi tiếng đã chinh phục hầu hết những độc giả Anh ngữ trên thế giới”… Những bài giới thiệu về Arundhati Roy, tùy tính chất của mỗi bài viết mà A. Roy được giới thiệu nhiều hoặc ít. Trong số các bài viết kể trên, bài của Trần Doãn Nho cung cấp thông tin về cuộc đời A. Roy chi tiết hơn cả. Trần Doãn Nho đề cập nhiều đến con đường hoạt động chính trị, xã hội, đến một số sự kiện quan trọng trong cuộc đời và cảm hứng sáng tác của A. Roy, đồng thời bày tỏ niềm yêu thích, sự mến mộ với A. Roy trong tư cách nhà văn hơn là nhà hoạt động chính trị, xã hội. Tuy nhiên, phần tư liệu về Arundhati Roy từ những bài viết nêu trên không nhiều, đó là những khó khăn khi chúng tôi nghiên cứu về cuộc đời và sự nghiệp của nhà văn này. Phần tóm tắt nội dung tác phẩm, tác giả các bài viết đã chú trọng ở nội dung quan trọng như: Hiện thực xã hội cũng là một trong những chủ đề văn học nóng bỏng mà Arundhati Roy - một nhà văn nữ trẻ trung, người chính gốc Kerala - đã dám miêu tả một cách trần trụi (và bằng tiếng Anh)”; một xã hội "trộn lẫn giữa chủ nghĩa Marx kiểu phương Đông với Ấn Độ giáo chính thống điểm xuyết một tí chút dân chủ." ... Theo Đào Trung Đạo, cuốn tiểu thuyết là câu chuyện bi thảm của gia đình Rahel qua ba đời ở Kerala, miền Nam Ấn Độ, nơi đã xảy ra những đối nghịch tranh chấp căng thẳng về chính trị và chủng tộc. Đó cũng là câu chuyện “về hai đứa trẻ sinh đôi”, Estha và Rahel “vĩnh viễn đánh mất tuổi thơ ấu trên khúc ngoặt một dòng sông”; về chuyện mọi luật lệ bị “xáo trộn”, chuyện “Sophie Mol chết đuối trong một trò chơi nghịch ngợm của trẻ con”; chuyện “Ammu, mẹ của Estha và Rahel” “ban ngày yêu các con, ban đêm yêu đàn ông, một chàng trai thuộc đẳng cấp Paravan thấp hèn”. Những nhận xét trên đã giúp chúng tôi tiếp cận đầy đủ nội dung tiểu thuyết Chúa Trời của những chuyện vụn vặt.
  12. 7 Về phương diện nghệ thuật, Chúa Trời của những chuyện vụn vặt được “nhiều nhà phê bình có uy tín so sánh phong cách của A. Roy với M. Faulkner, J. Joyce…”. PGS.TS. Phan Thu Hiền nhắc đến “thủ pháp đảo lộn trật tự thời gian”, “thủ pháp quay chậm của điện ảnh” được A. Roy sử dụng; TS. Nguyễn Thị Mai Liên xếp tiểu thuyết Chúa Trời của những chuyện vụn vặt vào dạng “tiểu thuyết tâm lí dòng ý thức”; Đào Trung Đạo cũng nêu một vài nhận xét: “Đây là quyển tiểu thuyết có tính tự truyện được Arundhati Roy xây dựng theo những mô hình kiến trúc”... Nghệ thuật kể chuyện độc đáo thể hiện ở thời gian tự sự rời rạc, trộn lẫn quá khứ với hiện tại, “giống như A. Roy đã viết từng chương rời rạc, tất cả là 21 chương, rồi sau đó ghép chúng lại”. Những ý kiến, nhận định này đã gợi mở nhiều cho chúng tôi trong quá trình tiếp cận tác phẩm từ phương diện nghệ thuật. (1) Nghiên cứu về tác phẩm: Bài viết “Vài nét về thi pháp tiểu thuyết Chúa Trời của những chuyện vụn vặt”: Trong bài viết này, từ góc độ thi pháp, ThS. Vũ Thị Thu Hương đã chọn hướng tiếp cận tác phẩm ở hai phương diện không gian nghệ thuật và thời gian nghệ thuật. Trong phần không gian nghệ thuật, tác giả tập trung vào không gian thiên nhiên (không gian dòng sông, không gian mưa), không gian gia đình và không gian đất nước Ấn Độ nói chung. Phần thời gian nghệ thuật, tác giả khảo sát trình tự thời gian và chọn thời điểm ban đêm là trọng tâm, đồng thời chú ý tới nhịp độ thời gian của tác phẩm. Bài viết còn chú ý đến cách lặp đi lặp lại một khoảnh khắc, một ngày, một thời điểm với biết bao sự kiện dồn dập… Qua hướng tiếp cận này, bài viết khẳng định tài năng và cá tính sáng tạo độc đáo của A. Roy. Bài viết “Hình ảnh người phụ nữ trong tiểu thuyết Chúa Trời của những chuyện vụn vặt” mở đầu bằng sự khái quát bối cảnh lịch sử hiện đại Ấn Độ, thực trạng bất công đối với phụ nữ Ấn, vai trò của phụ nữ trong xã hội Ấn Độ từ trước đến nay... Bằng việc vận dụng “quan điểm về giới trong mối quan hệ
  13. 8 quốc gia và quốc tế”, tác giả viết: “Vấn đề phụ nữ được đưa vào tác phẩm như một niềm khao khát sau thời thuộc địa”. Qua phần tóm tắt ngắn gọn cốt truyện dựa theo nhân vật chính Rahel, tác giả nói đến “sự thiếu an toàn của xã hội” dành cho những đứa trẻ, về lịch sử Ấn Độ hậu thuộc địa. Đó là những “di chứng” của chủ nghĩa thực dân thông qua hình tượng ẩn dụ về “Ngôi nhà lịch sử”. Sự mục ruỗng của “Ngôi nhà lịch sử” có mối quan hệ chặt chẽ với sự chết dần của ngôi nhà Ayemenem, cũng “bộc lộ rõ sự mất mát của giai cấp trưởng giả về vị trí thống trị của nó trong cuộc đấu tranh đẳng cấp với giai cấp lao động”. Điều này, theo chúng tôi, không phục vụ nhiều cho vấn đề nghiên cứu của đề tài mà tác giả đặt ra. Điều chúng tôi chờ đợi ở bài viết, một cái nhìn hệ thống, sâu sắc hơn về “hình ảnh những người phụ nữ trong tiểu thuyết…” nằm ở phần sau với cách phân tích và khái quát về những nhân vật nữ qua “bốn thế hệ những phụ nữ trong gia đình Ayemenem, từ Mammachi, Baby Kochamma đến Ammu, rồi Rahel” 2. Bài viết tập trung vào những vấn đề có liên quan trực tiếp đến phụ nữ như: giới tính, tình dục. Tác giả thể hiện sự đồng cảm với các nhân vật nữ bất hạnh qua phương thức xây dựng nhân vật của A. Roy. Đó là giá trị của người phụ nữ Ấn hôm nay trên chặng đường phát triển của xã hội. Chúng tôi còn tìm thấy một số bài viết trên Blog cá nhân của một số độc giả với niềm yêu thích đặc biệt dành cho tác phẩm. Mặc dù chỉ dừng lại ở mức cảm nhận ban đầu nhưng ý kiến này cũng đã tạo hứng thú cho chúng tôi khi nghiên cứu đề tài của mình. 2.2. Ở nước ngoài Hiện nay, các nhà phê bình cũng như những độc giả quan tâm đến Chúa Trời của những chuyện vụn vặt có nhiều hướng tiếp cận tác phẩm khác nhau nhưng tựu trung họ đều chú ý đến hai trọng tâm: nội dung và nghệ thuật của tác 2 Theo chúng tôi là ba thế hệ: Mammachi và Baby Kochamma sẽ được xem là cùng một thế hệ, hai thế hệ còn lại là Ammu và Rahel.
  14. 9 phẩm. Tuy nhiên, sự phân tách này chỉ mang tính tương đối. Bởi giữa hai phương diện tiếp cận, đôi khi, khó có thể chia tách rạch ròi được. Ở những bài nghiên cứu mà chúng tôi bao quát được 3, có thể hiện sự giao thoa giữa nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. - Bài “Arundhati Roy's The God of Small Things: 'Real' Possibilities in Postcolonial Literature” (Tạm dịch: Chúa Trời của những chuyện vụn vặt của Arundhati Roy: Yếu tố “thực” trong văn chương hậu thuộc địa) viết: “Cho đến nay Chúa Trời của những chuyện vụn vặt đã bán được 6.000.000 bản”. Chúa Trời của Những Chuyện Vụn vặt có mặt trong top 100 tiểu thuyết được yêu thích nhất tại Anh và được nêu lên như một hiện tượng đặc biệt của văn chương hậu thuộc địa. Bài viết của Frederick Luis Aldama cũng tìm hiểu tác phẩm ở nhiều phương diện như: nội dung đề tài, ngôn ngữ, văn phong,… và chú ý nhiều đến chất văn chương, yếu tố chính trị trong tác phẩm. - Tiến sĩ M. Lal Goel ở Đại học West Florida (1999) đọc quyển tiểu thuyết của A. Roy hai lần (lần đầu để nắm cốt truyện, lần sau để thưởng thức nghệ thuật của nó). Ông bảo bản thân ông bị cuốn hút bởi văn phong của A. Roy: câu văn ngắn gọn, sắc bén; thành ngữ mới lạ, ấn tượng; nhiều cụm từ hay: “Lịch sử của pháp luật”, “luật yêu đương”, “mọi thứ có thể thay đổi trong một ngày”… Từ đó, ông bày tỏ niềm yêu thích trước khả năng tưởng tượng của A. Roy khi miêu tả nhân vật, không gian, sự kiện… trong tiểu thuyết. - Trong bài “Arundhati Roy: The God of Small Things Study Guide”, tác giả Paul Brians trình bày hai phần. Phần đầu nêu ngắn gọn những nhận định chung về tiểu thuyết của A. Roy: “A. Roy chịu ảnh hưởng của Salman Rushdie”. Ông cũng chop rằng nét độc đáo nhất trong tiểu thuyết của A. Roy là sự thâm nhập vào suy nghĩ của trẻ thơ một cách khách quan với những đam mê cuồng 3 Trên thế giới xuất hiện khá nhiều công trình nghiên cứu về tiểu thuyết Chúa Trời của những chuyện vụn vặt của A. Roy cũng như về bản thân nhà văn. Tuy nhiên, trong phần này, chúng tôi chỉ xin tổng hợp lại những tư liệu phù hợp với khả năng tiếp nhận của bản thân người viết cũng như phạm vi nghiên cứu của đề tài luận văn.
  15. 10 nhiệt, những nỗi sợ hãi sau những biến cố gần như tiêu diệt chúng… Phần thứ hai của bài viết chú giải cặn kẽ những từ, cụm từ đồng thời đặt ra những câu hỏi gợi mở, tạo điểm nhấn cho độc giả khi tiếp cận tác phẩm. Những chú giải của P. Brians rất chi tiết và được trình bày theo từng chương của cuốn sách. - Trong bài “Complicity and resistance: Women in Arundhati Roy’s The God of Small Things” (Tạm dịch là: “Sự đồng thuận và chống đối: Nhân vật nữ trong Chúa Trời của những chuyện vụn vặt của Arundhati Roy”), nhà nghiên cứu Golam Gaus Al-Quaderi and Muhammad Saiful Islam nói về vấn đề đồng thuận và chống đối của các nhân vật nữ tiêu biểu trong tiểu thuyết (Ammu, Rahel, Baby Kochamma, Mammachi…). Bài viết tập trung vào sự bất bình đẳng ở Ấn Độ thời hậu thuộc địa thông qua việc lí giải những vấn đề trong hôn nhân: sự cam chịu của những người phụ nữ như Mammachi; sự công khai phá vỡ luật lệ của Ammu và Rahel… Theo tác giả bài viết, Ammu là nhân vật có vai trò quan trọng nhất trong tác phẩm, là "một phụ nữ dũng cảm tuyệt vời" (Aijaz Ahmad). Sự nổi loạn của Ammu chống lại tập tục hôn nhân, chống lại những trật tự xã hội, dù kết cục phải chết trong nỗi cô đơn, sợ hãi cùng kiệt thì Ammu vẫn được xem là người đại diện cho những người phụ nữ dám đấu tranh hết mình vì sự bình đẳng. Cùng với Ammu, ba nhân vật: Mammachi, Baby Kochamma và Rahel cũng được phân tích kĩ để làm rõ hơn vấn đề “đồng thuận” và “chống đối” ở những phụ nữ này. Vấn đề giải phóng phụ nữ khỏi những áp bức của đẳng cấp và giới tính cũng được đặt ra. Tuy nhiên, trong tác phẩm, A. Roy chưa đưa ra giải pháp cụ thể nào để giải thoát người phụ nữ. Có lẽ, nhà văn hiểu rõ rằng: Sự giải thoát, (một kết thúc có hậu) sẽ là không tưởng trong xã hội Ấn Độ những năm cuối thế kỉ XX. Chúa Trời của những chuyện vụn vặt phơi bày cuộc sống thực không chút ngụy trang như một cách đưa ra vấn đề để mọi người cùng quan tâm, từ đó tìm ra phương án hành động thiết thực hơn. - Các bài viết giới thiệu về The God of Small Things như: bài của Taisha Abraham (“An Interview with Arundhati Roy” – Tạm dịch là: “Một cuộc
  16. 11 phỏng vấn Arundhati Roy”); của Alok Rai trên The Sunday Review of The Times of Indian; của Đài BBC; và những trao đổi của A. Roy với công chúng… Tựu trung, các bài viết này chỉ mới dừng lại ở những nhận định mang tính khái quát. Từ sự thống kê những đánh giá ban đầu về tình hình nghiên cứu tác phẩm ở Việt Nam, ở Ấn Độ và nước ngoài, chúng tôi nhận thấy tiểu thuyết Chúa Trời của những chuyện vụn vặt của Arundhati Roy đã nhận được sự quan tâm sâu rộng của các nhà nghiên cứu. Những vấn đề được bàn luận khá phong phú cả về nội dung, tư tưởng, nghệ thuật lẫn các vấn đề văn hóa, chính trị… Đây là những tư liệu tham khảo cần thiết đối với chúng tôi trong quá trình thực hiện đề tài luận văn của mình. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Khái niệm đặc trưng nghệ thuật của đề tài trong luận văn được chúng tôi hiểu là những sáng tạo nghệ thuật mang tính hệ thống trong tiểu thuyết của A. Roy, những dấu hiệu mà khi liên hợp lại sẽ thể hiện được phong cách của A. Roy với các tác giả văn học Ấn đương đại viết bằng tiếng Anh khác. Đặc trưng nghệ thuật Chúa Trời của những chuyện vụn vặt được chúng tôi tiếp cận ở dấu ấn nghệ thuật, ở phong cách của A. Roy qua ngôn ngữ, bút pháp, hình tượng nhân vật,… trong tác phẩm. Với đề tài “Đặc trưng nghệ thuật tiểu thuyết Chúa Trời của những chuyện vụn vặt của Arundhati Roy”, chúng tôi tập trung tìm hiểu hai phương diện: hình tượng nhân vật và nghệ thuật kể chuyện của A. Roy để lí giải về những thành công của tác phẩm qua các giải thưởng được trao tặng và vị trí của tác giả, tác phẩm trong dòng văn học Ấn đương đại viết bằng tiếng Anh, từ đó khẳng định sự độc đáo của tác phẩm này. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Cho đến thời điểm này, Arundhati Roy mới chỉ viết duy nhất tiểu thuyết The God of Small Things. Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi tiếp cận với bản dịch tiếng Việt Chúa Trời của những chuyện vụn vặt xuất bản năm 1999 của
  17. 12 dịch giả Thanh Vân (Nhà xuất bản Phụ Nữ Hà Nội). Ở một số đoạn, chúng tôi nhận thấy dịch giả có lược dịch so với nguyên bản 4. Việc đối chiếu giữa bản dịch tiếng Việt và nguyên tác tiếng Anh là cần thiết nhưng do khả năng tiếng Anh còn hạn chế của người viết và phạm vi cho phép của đề tài nên chúng tôi chưa làm tốt được việc đối chiếu văn bản. Trong quá trình triển khai đề tài, chúng tôi tìm hiểu thêm một số bài viết của A. Roy về các vấn đề xã hội để có những đánh giá toàn diện hơn về tư tưởng, nghệ thuật tác phẩm, về thân thế của A. Roy. 4. Phương pháp nghiên cứu Chúng tôi đã chọn vận dụng những phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp văn hóa – văn học: Được vận dụng để phát hiện những dấu ấn văn hóa đặc thù trong nghệ thuật tiểu thuyết của nhà văn. Việc nghiên cứu một tác phẩm văn học không thể tách rời những yếu tố, đặc điểm văn hóa dân tộc. Chúng tôi xem đây là một trong những phương pháp chủ đạo trong quá trình thực hiện đề tài. - Phương pháp loại hình: Nghiên cứu tác phẩm dựa trên quan điểm tiếp cận tiểu thuyết, cách kể của tiểu thuyết, phương thức hình thành tính cách nhân vật cũng như phương thức xây dựng hoàn cảnh trong tiểu thuyết... - Phương pháp tiếp cận thi pháp học: tìm hiểu đặc trưng nghệ thuật tiểu thuyết Chúa Trời của những chuyện vụn vặt thông qua hình tượng nhân vật và nghệ thuật kể chuyện. - Phương pháp phê bình tiểu sử: Chúng tôi dùng phương pháp này để tìm hiểu về bối cảnh xã hội của tác phẩm cũng như tiểu sử của nhà văn, từ đó có những cứ liệu xác thực để chứng minh cho sự tác động của bối cảnh xã hội đến tác phẩm và ngược lại. 4 Điều này gợi mở một đề tài nghiên cứu thú vị về tác phẩm khi chúng tôi có thể phát triển khả năng ngôn ngữ của mình sau này.
  18. 13 - Phương pháp hệ thống: chúng tôi đặt tác phẩm Chúa Trời của những chuyện vụn vặt trong dòng chảy của nền văn học Ấn Độ đương đại, với một số tác phẩm văn học Ấn viết bằng tiếng Anh. 5. Bố cục luận văn Luận văn gồm ba phần: mở đầu, ba chương chính và kết luận. Phần mở đầu của luận văn gồm có sáu mục: Lí do chọn đề tài, Lịch sử nghiên cứu vấn đề, Đối tượng và phạm vi nghiên cứu, Phương pháp nghiên cứu, Bố cục luận văn và Đóng góp của luận văn. Ba chương chính của luận văn gồm: - Chương một (27 trang): Arundhati Roy với dòng văn học Ấn Độ đương đại viết bằng tiếng Anh. Trong chương này, chúng tôi giới thiệu khái quát về con người, sự nghiệp của Arundhati Roy và quá trình phát triển của dòng văn học Ấn Độ đương đại viết bằng tiếng Anh. - Chương hai (37 trang): Hình tượng nhân vật trong Chúa Trời của những chuyện vụn vặt. Chương này phân tích nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật của tác giả qua mối quan hệ ràng buộc giữa các thế hệ trong một dòng họ với cách phân chia theo trực hệ và bàng hệ, để từ đó chỉ ra mối liên kết giữa các thế hệ trong tác phẩm dựa trên mối quan hệ huyết thống và mối quan hệ xã hội. - Chương ba (37 trang): Nghệ thuật kể chuyện trong Chúa Trời của những chuyện vụn vặt. Nghệ thuật kể chuyện là một vấn đề lớn nên trong chương này, chúng tôi chỉ triển khai tập trung ở: người trần thuật, thời gian trần thuật và không gian trần thuật trong tác phẩm. Kết luận (3 trang): Là những tổng hợp và đánh giá các vấn đề đã trình bày ở ba chương chính, đề xuất hướng đi tiếp theo trong các công trình nghiên cứu sau này. Tài liệu tham khảo (10 trang) và Phụ lục (2 trang).
  19. 14 6. Đóng góp của luận văn Ý nghĩa khoa học: Với đề tài “Đặc trưng nghệ thuật tiểu thuyết Chúa Trời của những chuyện vụn vặt của Arundhati Roy”, chúng tôi mong muốn đóng góp kết quả nghiên cứu về nghệ thuật tiểu thuyết của Arundhati Roy – một phong cách độc đáo của văn chương Ấn Độ đương đại. Ý nghĩa thực tiễn: Việc nghiên cứu, giới thiệu Arundhati Roy còn khá xa lạ ở Việt Nam. Chúng tôi hi vọng công trình này sẽ góp phần đưa Arundhati Roy đến gần hơn với độc giả, đồng thời cung cấp tư liệu về một hiện tượng văn chương đặc biệt của tiểu thuyết Ấn Độ đương đại viết bằng tiếng Anh mà theo chúng tôi, Arundhati Roy là một trong những gương mặt nổi bật.
  20. 15 Chương một ARUNDHATI ROY VỚI DÒNG VĂN HỌC ĐƯƠNG ĐẠI ẤN ĐỘ VIẾT BẰNG TIẾNG ANH 1.1. Con đường đến với văn chương của Arundhati Roy 1.1.1. Bối cảnh xã hội Ấn Độ 1.1.1.1. Vài nét về xã hội Ấn Độ sau năm 1947 Ấn Độ được ví như một cô gái đẹp, mình quấn hai dải “đăng ten” (sông Ấn và sông Hằng), đầu đội mũ tuyết (núi Himalaya), chân vô tư nghịch nước biển Ấn Độ Dương. Nhưng vẻ đẹp hồn nhiên, dịu dàng này đã trải qua không ít thăng trầm. Trong phạm vi cho phép, chúng tôi chỉ đề cập những vấn đề liên quan đến xã hội Ấn từ sau ngày độc lập đến cuối thế kỉ XX với sự phát triển vượt bậc về mọi mặt cũng như vô vàn những khó khăn, thử thách liên quan đến A. Roy và tác phẩm của bà. Sau khi giành lại được nền độc lập từ tay thực dân Anh năm 1947, Ấn Độ bị phân chia thành Liên bang Ấn Độ và Lãnh thổ tự trị Pakistan. Quá trình dẫn đến chia cắt bắt nguồn từ hàng loạt những sự kiện mang tính chính trị chứ không đơn giản chỉ vì sự mâu thuẫn của hai tôn giáo (Hindu giáo và Hồi giáo). Bởi dù có những khác biệt đến mức không thể cùng tồn tại nhưng hai cộng đồng người này đã chung sống hòa bình trong một giai đoạn lịch sử l âu dài. Sự chia cắt ấy cũng không hoàn toàn chỉ do thực dân Anh thực hiện mưu đồ chia rẽ. Vì từ cuối những năm 30 trở đi, sự tác động và ảnh hưởng của Anh ở Ấn Độ đã không còn mạnh mẽ. Có thể thấy, việc chia cắt còn diễn ra dưới tác động của các nhân vật, sự kiện lịch sử và các hội nghị, các cuộc đàm phán, thương lượng giữa ba bên: thực dân Anh, Đảng Quốc Đại Ấn Độ và Liên đoàn Hồi giáo, với các nhân vật mang tầm ảnh hưởng như M. Gandhi, J. Nehru,
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2