Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đào Nguyên Phổ trong đời sống văn hoá, văn học Việt Nam những thập niên cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX
lượt xem 3
download
Qua việc khảo sát, phân tích, đánh giá những tư tưởng mới mẻ của Đào Nguyên Phổ về sự nghiệp canh tân và lựa chọn sự nghiệp viết báo, luận văn nhằm hiểu rõ hơn về những tiến bộ trong cách nghĩ và hành động của Đào Nguyên Phổ. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đào Nguyên Phổ trong đời sống văn hoá, văn học Việt Nam những thập niên cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN -----CD----- TRẦN THỊ THANH THÚY ĐÀO NGUYờN PHỔ TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA VÀ VĂN HỌC VIỆT NAM NHỮNG THẬP NIờN CUỐI THẾ KỶ XIX, ĐẦU THẾ KỶ XX LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyờn ngành: Văn học Việt Nam HÀ NỘI - 2012 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI 1
- TRỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN -----CD----- TRẦN THỊ THANH THÚY ĐÀO NGUYờN PHỔ TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA VÀ VĂN HỌC VIỆT NAM NHỮNG THẬP NIờN CUỐI THẾ KỶ XIX, ĐẦU THẾ KỶ XX LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyờn ngành: Văn học Việt Nam Mó số : 60.22.0121 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Trần Ngọc Vương HÀ NỘI - 2012 2
- MỤC LỤC MỤC LỤC ................................................... 1 PHẦN MỞ ĐẦU ............................................... 5 1. Lí do chọn đề tài ............................................. 5 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề: ...................................... 6 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. ................................. 7 4. Mục đích nghiên cứu: ......................................... 7 5. Phương pháp nghiên cứu:....................................... 8 6. Cấu trúc của luận văn: ......................................... 9 Chương 1. TIỂU SỬ VÀ NHỮNG BƯỚC CHUẨN BỊ CHO SỰ NGHIỆP CỦA ĐÀO NGUYÊN PHỔ .............................................. 10 1.1. Sơ lược tiểu sử. .......................................... 10 1.2. Từ hành trình của một nhà nho chính thống. ..................... 19 1.3. Đến một nhà nho có tư tưởng canh tân. ......................... 22 Chương 2. NHỮNG HOẠT ĐỘNG VÀ ĐÓNG GÓP CỦA ĐÀO NGUYÊN PHỔ TRONG NHỮNG LĨNH VỰC VĂN HỌC, VĂN HÓA CỤ THỂ ............ 31 2.1. Đào Nguyên Phổ- nhà báo tiên phong........................... 31 2.1.1. Khái quát chung về tình hình báo chí những ngày đầu xuất hiện. ....... 31 2.1.2. Báo chí Bắc Kỳ và vai trò của nhà báo Đào Nguyên Phổ ............ 34 2.2. Đào Nguyên Phổ và Đông Kinh Nghĩa Thục. ..................... 45 2.2.1. Đông Kinh Nghĩa Thục - một tổ chức yêu nước đầu thế kỷ XX. ........ 45 2.2.2. Hoạt động của Đào Nguyên Phổ trong Đông Kinh Nghĩa Thục. ........ 55 2.3. Văn chương Đào Nguyên Phổ ................................ 61 2.3.1. Những bài đề tựa. ...................................... 62 2.3.2. Các sáng tác. ......................................... 73 2.3.3. Văn học dịch ......................................... 89 Chương 3. ĐÀO NGUYÊN PHỔ TRONG DÒNG CHẢY VĂN CHƯƠNG NHỮNG THẬP NIÊN CUỐI THẾ KỶ XIX, ................................. 96 ĐẦU THẾ KỶ XX ............................................ 96 3
- 3.1. Toàn cảnh văn chương thời đại cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX ........... 96 3.1.1. Xu hướng yêu nước. ..................................... 96 3.1.2. Xu hướng hiện thực trào phúng. ............................. 97 3.1.3. Xu hướng lãng mạn thoát ly, khoái lạc chủ nghĩa. ................. 98 3.1.4. Xu hướng văn học nô dịch. ................................ 99 3.2. Sự lựa chọn của Đào Nguyên Phổ ............................ 100 3.2.1. Đối diện với sự khủng hoảng nhiều mặt của xã hội ............... 100 3.2.2. Chọn cây bút thay vì gươm đao truyền thống ................... 104 KẾT LUẬN ................................................ 112 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................... 116 4
- PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Trong nghiên cứu văn học, có một thực tế/ hạn chế mà cho đến nay hầu hết các nghiên cứu viên chuyên sâu đều có thể nhận thấy đó là các tác giả văn học được đưa vào nghiên cứu chỉ thuộc vào thiểu số, là “phần nổi” của tảng băng trôi, phần mà ai cũng có thể dễ dàng nhìn thấy, kể cả những kẻ “ngoại đạo”. Cách nghiên cứu theo kiểu “đại biểu”, “đại diện” này ngày càng tỏ rõ những mặt hạn chế không thể che dấu được. Đó là: thứ nhất, nghiên cứu như vậy sẽ không làm rõ được thực tế của văn chương; thứ hai, cách chọn lựa “đại biểu” như vậy sẽ không có được cái nhìn toàn diện, tổng hợp và đa dạng về văn chương. Mà văn chương lại thuộc phạm trù nghệ thuật, rất cần/ bắt buộc phải cần đến sự phong phú, đa dạng này. Đằng sau những tên tuổi đã nổi danh từ trước đến nay trong văn học trung đại như: Nguyễn Khuyến, Tú Xương, Tản Đà, Phan Bội Châu…có rất nhiều những tác giả khác chưa được nghiên cứu đầy đủ , mặc dù họ đã góp phần làm nên diện mạo văn học của một thời. Đào Nguyên Phổ là một tên tuổi như vậy. Đương thời, Đào Nguyên Phổ là người nổi trội, có vị trí đáng nể trong “trường văn trận bút”, nổi tiếng là hay chữ và có tài năng thực sự. Ông đỗ đạt khá sớm, đã từng đỗ đến Đình Nguyên Hoàng giáp- đỗ đầu kỳ thi Đình và có những dấu ấn rõ nét trên con đường khoa cử, trong lòng cộng đồng sĩ phu hồi đó, nhất là cùng một lúc cộng tác với ba tờ báo. Người ta đã ghi nhận Đào Nguyên Phổ là nhà văn, nhà báo, người hoạt động văn hoá, văn học có tên tuổi vào những thập niên cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX. Tuy nhiên, đối với các học giả hiện đại thì Đào Nguyên Phổ vẫn bị quên đi. Qua tất cả các biến thiên lịch sử, các tiêu chí lựa chọn trong các công trình nghiên cứu thì Đào Nguyên Phổ vẫn vô danh. 5
- 1.2. Tại sao tên tuổi của Đào Nguyên Phổ vẫn vô danh, bị mờ nhạt, khuất lấp, quên lãng? Đó là do sự chi phối xét cho cùng của quan niệm văn chương trong xã hội tinh thần ở một số thời điểm khác nhau chưa thật chuẩn so với cái lẽ ra văn chương phải được hình dung như thế. Và sự chi phối rất rõ của sự gắn văn học và chính trị, mà thái độ chính trị lại được quy vào đơn giản là yêu nước, đến lượt mình, yêu nước lại được quy chiếu vào trục hành động đơn giản nữa là trực tiếp cầm vũ khí chiến đấu hoặc chiến đấu bằng văn chương, bằng ngòi bút. Chính vì vậy nhiều tác giả có dấu ấn trong văn chương nhưng vẫn bị “nâng lên đặt xuống” nhiều lần. Đã đến lúc phải trả lại cho văn học những giá trị tự thân. Cúng từ đó mà phải tái hiện, trả lại vị trí mà Đào Nguyên Phổ xứng đáng được hưởng để hình dung sát hơn về lịch sử văn học. Chúng tôi không có tham vọng sẽ khắc bia tạc tượng Đào Nguyên Phổ hay một số nhân vật bị lãng quên song chúng tôi thấy rằng cần nghiên cứu họ một cách nghiêm túc khách quan để thông qua đó nghiên cứu những tầng vỉa trong chiều sâu văn học, thấy được một cái nhìn toàn diện, sâu sắc về một giai đoạn văn học, để hình dung sát hơn về lịch sử văn học, trả lại công bằng trong văn học. Chính vì thế chúng tôi chọn đề tài “Đào Nguyên Phổ trong đời sống văn hoá, văn học Việt Nam những thập niên cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX” cho luận văn của mình. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề: Như trên đã nói, tên tuổi Đào Nguyên Phổ đã bị một lớp bụi của thời gian phủ kín nên từ trước đến nay không có nhiều công trình nghiên cứu chuyên sâu về ông. Năm 1989, sở Văn hoá và Thông tin tỉnh Thái Bình đã xuất bản cuốn sách để vinh danh những người con quê lúa “Danh nhân Thái Bình”, Đào Nguyên Phổ cũng được góp mặt một cách khiêm tốn vào tập ba của sách với 6
- dung lượng ba trang. Với dung lượng ít ỏi như vậy nên về cơ bản sách chỉ giới thiệu một cách sơ lược về tiểu sử, thân thế sự nghiệp của Đào Nguyên Phổ chứ chưa thể đạt tới yêu cầu của một bài nghiên cứu chuyên sâu về một nhân vật lịch sử. Cho đến năm 2008, với những nỗ lực bất chấp tuổi tác của Đào Duy Mẫn, cùng với sự góp mặt chủ yếu của GS Chương Thâu và nhiều nhà nghiên cứu, quan chức, bạn bè ở Thái Bình, cuốn “Đình Nguyên Hoàng giáp Đào Nguyên Phổ” được xuất bản nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày mất của Đào Nguyên Phổ. Đây là cuốn sách tập hợp được (dù là chưa đủ) các tác phẩm của Đào Nguyên Phổ cả về sáng tác, dịch thuật, viết lời tựa. Bên cạnh đó, cuốn sách cũng tập hợp được khá nhiều bài nghiên cứu, bài viết về danh sĩ họ Đào quê lúa ấy. Có thể nói đây là công trình quy mô và có giá trị nhất viết về Đào Nguyên Phổ tính đến thời điểm hiện tại. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. Với đề tài “Đào Nguyên Phổ trong đời sống văn học và văn hoá Việt Nam những thập niên cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX”, chúng tôi tập trung nghiên cứu về danh sỹ Đào Nguyên Phổ: cuộc đời và sự nghiệp của ông. Đặc biệt, chúng tôi tập trung vào hai khoảng thời gian quan trọng trong cuộc đời ông là lúc ông ở Huế (Từ 1895 đến 1900) khi ông học trường Giám được tiếp xúc với nhiều tân thư tân văn và quãng thời gian ông ở Hà Nội làm báo (từ 1901 đến khi mất). 4. Mục đích nghiên cứu: Khi tiến hành đề tài nghiên cứu “Đào Nguyên Phổ trong đời sống văn hóa và văn học Việt Nam những thập niên cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX” 7
- chúng tôi mong rằng lịch sử sẽ nhìn nhận đến Đào Nguyên Phổ với những đóng góp của ông và ghi nhận những đóng góp đó. Qua việc khảo sát, phân tích, đánh giá những tư tưởng mới mẻ của ông về sự nghiệp canh tân và lựa chọn sự nghiệp viết báo, có thể hiểu rõ hơn về những tiến bộ trong cách nghĩ và hành động của Đào Nguyên Phổ. 5. Phương pháp nghiên cứu: Để đạt hiệu quả cao nhất cho mục tiêu nhận thức đúng vị trí của Đào Nguyên Phổ trong lịch sử, chúng tôi sử dụng phối kết hợp các phương pháp sau: - Phương pháp xã hội học: chúng tôi sẽ sử dụng phương pháp xã hội học để chú ý tới các tác nhân đã ảnh hưởng đến cuộc đời và sự nghiệp của Đào Nguyên Phổ. - Phương pháp so sánh: dựa vào phương pháp so sánh, chúng tôi sẽ chỉ ra được sự giống và khác nhau về sự lựa chọn con đường sự nghiệp giữa Đào Nguyên Phổ và các sỹ phu cùng thời để thấy được sự tiến bộ tích cực ở nhà tư tưởng canh tân này. - Phương pháp phân tích- tổng hợp: đây là phương pháp chủ đạo xuyên suốt toàn bộ luận văn nhằm đánh giá một cách logic, khách quan hành trạng của Đào Nguyên Phổ. Chúng tôi sẽ đi sâu phân tích những đóng góp của ông trên các phương diện, sau đó chúng tôi sẽ tổng hợp lại để đi đến những kết luận nhằm đạt đến mục đích của đề tài 8
- 6. Cấu trúc của luận văn: Ngoài phần Mở đầu và Kết luận luận văn cuả chúng tôi chia làm 3 nội dung lớn được trình bày trong 3 chương như sau: Chương 1: Tiểu sử và những bước chuẩn bị cho sự nghiệp của Đào Nguyên Phổ Chương 2: Những hoạt động và đóng góp của Đào Nguyên Phổ trong lĩnh vực văn học, văn hóa cụ thể Chương 3: Đào Nguyên Phổ trong dòng chảy văn chương những thập niên cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX 9
- Chương 1. TIỂU SỬ VÀ NHỮNG BƯỚC CHUẨN BỊ CHO SỰ NGHIỆP CỦA ĐÀO NGUYÊN PHỔ 1.1. Sơ lược tiểu sử. Đào Nguyên Phổ (1861 – 1908) thuộc vào hàng ngũ “thế hệ Phan Bội Châu”. Toàn bộ cuộc đời không dài của Đào Nguyên Phổ nằm trọn trong giai đoạn đầu của cuộc xâm lăng của thực dân Pháp, cũng là giai đoạn đầu của cuộc chống xâm lăng mà dân tộc Việt Nam tiến hành chống chủ nghĩa thực dân phương Tây : một giai đoạn xã hội có nhiều biến động, có sự chuyển mình đau đớn, có sự khủng hoảng, bế tắc trong đường lối cứu nước. Vì vậy cả cuộc đời Đào Nguyên Phổ, dù ít dù nhiều, trong mỗi lựa chọn, mỗi biến cố đều nằm trong “từ trường” của cuộc kháng chiến chống Pháp trường kỳ gian khổ. Hơn nữa, là người sớm nhập cuộc, tính cách và chí hướng của ông gắn bó rất chặt chẽ với thời thế. Đào Nguyên Phổ sinh ra và lớn lên tại làng Thượng Phán, tổng Đồng Trực huyện Quỳnh Côi, Thái Bình (nay là xã Quỳnh Hoàng, Quỳnh Phụ, Thái Bình). Lúc nhỏ, Đào Nguyên Phổ có tên là Đào Doãn Cung, tên thân mật thường gọi ở nhà là cậu Ba. Gia đình Đào Nguyên Phổ cũng như dòng họ Đào trước Đào Nguyên Phổ không phải là một dòng họ nổi tiếng về khoa cử, gia đình của Đào Nguyên Phổ không phải là một gia đình thế nho. Thân phụ của Đào Doãn Cung là Đào Văn Lịch đỗ cử nhân khoa Mậu Thìn, triều Tự Đức năm thứ 21 (1868). Sau khi thi đỗ, ông Lịch được bổ làm tri huyện Bình Xuyên (Vĩnh Phúc) một thời gian rồi về quê dạy học. Trước Đào Văn Lịch, tên tuổi dòng họ Đào hoàn toàn vắng bóng trong các bảng vàng hoặc trong các ngạch quan chức, nằm trong đại đa số những người “vô danh” rất bình thường ở làng Thượng Phán. Đến Đào Nguyên Phổ, cuộc đời và tên tuổi có thể nổi danh thì lại rơi vào thời kỳ mà xã hội Việt Nam có rất nhiều ba động. Trước khi Đào Nguyên Phổ ra đời ba năm, thực dân Pháp nổ súng vào cửa 10
- biển Đà Nẵng, bắt đầu đưa nước ta vào thời kỳ chiến tranh đau thương. Năm Đào Nguyên Phổ cất tiếng khóc chào đời cũng là năm thực dân Pháp chính thức xâm lược nước ta. Chỉ một năm sau đó, năm 1862, thực dân Pháp ép buộc triều đình cắt ba tỉnh miền Đông cho chúng là Gia Định, Định Tường và Biên Hoà. Đến năm 1867, thực dân Pháp lại thực hiện tiếp ý đồ xâm chiếm từng bước nước ta khi chúng yêu cầu triều đình cắt ba tỉnh miền Tây là Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên cho chúng. Có được Nam Kỳ, thực dân Pháp sẽ lần lượt chiếm nốt Bắc Kỳ và Trung Kỳ như một logic tất yếu. Tuy ở mỗi kỳ chúng áp dụng một hình thức cai trị khác nhau (Nam Kỳ là xứ trực trị, thuộc địa còn Bắc Kỳ và Trung Kỳ là đất bảo hộ) nhưng trong thực chất, thì quyền lực của thực dân Pháp bao trùm trên toàn cõi Việt Nam. Ngay từ khi thực dân Pháp đặt chân đến đất nước ta, nhân dân ta, nhất là nhân dân Nam Kỳ đã đứng lên kháng chiến chống lại sự xâm lược đó. Rồi các cuộc khởi nghĩa ở khắp nơi nổ ra như khởi nghĩa ở Huế năm 1866, khởi nghĩa Cần Vương năm 1885. Có thể nói cho đến lúc này và cả sau này, ở Thái Bình không có nhiều phong trào kháng Pháp thật rộng lớn chính vì vậy guồng quay của cuộc sống vẫn quay theo những đường ray sẵn có từ trước. Cậu bé Đào Doãn Cung được cha định hướng theo nghiệp khoa cử truyền thống. Đào Doãn Cung tuổi trẻ đã nổi tiếng là người hay chữ, học chữ mau nhớ, thông minh, có tài ứng đối. Doãn Cung tham dự vào khoa trường rất sớm. Năm 17 tuổi đã đỗ tú tài. Sau đó, đi dạy học (từ 1878 đến 1883) lần lượt ở các địa phương như: Duyên Hà (Thái Bình), Phù Cừ (Hưng Yên). GS sử học Đinh Xuân Lâm nhận xét hành động này là “lòng tôn trọng và gắn bó với “nghề thầy” cao quý, đồng thời cũng cho thấy sự lạnh nhạt của ông đối với quan trường”[61; tr. 189]. Có lẽ “giáo nghiệp” đã như một thứ trời định cho Đào Nguyên Phổ. Trước sau trong cuộc đời, Đào Nguyên Phổ đã có tám năm 11
- làm thầy đồ dạy học tại gia và chín tháng làm thầy giáo ở Đông Kinh Nghĩa Thục. Ngoài ra Đào Nguyên Phổ còn có thời gian dài tới sáu năm (1884 đến 1890) làm giáo thụ: vừa làm quan quản lý việc học hành (học quan), lại vừa làm thầy trực tiếp ở Tam Nông, Hưng Hoá. Vậy là Đào Nguyên Phổ đã cống hiến gần một phần tư đời mình cho công tác giáo dục của đất nước, mặc dù ở mảng giáo dục, ông chưa được đề cao như các mảng hoạt động khác. Nhưng như đã biết, thời đại nào cũng vậy giáo dục cũng là một hoạt động, một lĩnh vực hết sức quan trọng để dạy thế hệ trẻ biết kiến thức, biết kỹ năng để sống, làm người. Giáo dục dạy con người đạo lý ở đời, biết yêu chính nghĩa, lẽ phải, yêu quê hương đất nước; biết ghét những điều sai trái, biết đấu tranh để bảo vệ lẽ phải, bảo vệ chính nghĩa. Giáo dục góp phần không nhỏ định hướng tư duy con người. Năm 1883, 1884 triều đình lần lượt ký với Pháp hai hòa ước mà thực chất là hàng ước, đó là hòa ước Quý Mùi và Giáp Thân (hay còn gọi là điều ước Hăcmăng và điều ước Patơnôt). Hai hàng ước này đã đánh dấu sự bất lực của triều đình Huế trước sức mạnh của kẻ thù. Kẻ thù hoàn toàn xa lạ, hơn ta về mọi mặt: vũ khí, phương tiện, kỹ thuật và trên hết là hơn ta cả một phương thức sản xuất. Đây cũng là thời điểm mà Đào Nguyên Phổ chính thức bước vào nghiệp quan trường đầy sóng gió (1884). Cả triều đình hàng giặc, vị huyện quan trẻ tuổi Đào Nguyên Phổ còn làm gì được nữa trong cương vị của mình! Ông rơi vào tâm trạng chán chường và tham gia vào các sự kiện văn học, văn hoá văn nghệ nhiều hơn là tham chính. Hai bản dịch “Tiền Xích Bích phú” của Tô Đông Pha và khoảng 500 bài thơ thù tạc, ký thác tâm sự bài hát ca trù đã ra đời trong thời gian ông làm quan ở vùng đất Kinh Bắc nhiều truyền thống văn hoá này. Ngoài việc tích cực, nhiệt tình tham gia những hoạt động văn hoá thì những sự kiện, những nhân vật, thủ lĩnh yêu nước ở những địa phương lân cận cũng có ảnh hưởng, tác động không nhỏ tới Đào Nguyên 12
- Phổ. Đó là tấm gương sáng về nhân cách của người tri thức yêu nước Nguyễn Quang Bích - người đồng hương với Đào Nguyên Phổ. Nguyễn Quang Bích là Hiệp Thống Bắc Kỳ quân vụ đại thần, quan tổng đốc, Hoàng giáp tiến sĩ, dựng cờ cứu nước được hơn mười năm, gây dựng được căn cứ vững mạnh ở một vùng phía Bắc nhưng vì sống lâu trong điều kiện thiếu thốn của rừng thiêng nước độc nên qua đời. Đó còn là Hoàng Hoa Thám, một thủ lĩnh xuất sắc trong cuộc khởi nghĩa của nông dân Yên Thế đang khiến cho thực dân Pháp phải kiêng dè. Doanh trại của nghĩa quân Hoàng Hoa Thám nằm ở huyện Yên Thế, phủ Lạng Giang, tiếp giáp với huyện Võ Giàng thuộc phủ Từ Sơn - nơi Đào Nguyên Phổ đang làm tri huyện nên Đào Nguyên Phổ không chỉ nghe đến danh tính lẫy lừng của con hùm xám Yên Thế mà còn có quan hệ đi lại với Đề Thám. Về Đề Thám, một viên chức của Pháp đã có nhận xét rất trân trọng như sau: “Tên tuổi của Đề Thám đã trở thành như một biểu tượng rất được trân trọng để liên kết tất cả những người bất mãn. Xung quanh tên tuổi của Đề Thám đã hình thành một huyền thoại về chủ nghĩa anh hùng, về tài năng của một chiến binh đối với người An Nam, đó là vị thủ lĩnh bách chiến bách thắng”. Vị tri huyện Võ Giàng tỉnh Bắc Ninh ngồi chưa nóng chỗ thì đã phải rời bỏ ghế quan huyện. Năm 1891, trên địa bàn huyện Võ Giàng nơi Đào Nguyên Phổ đang cai quản xảy ra vụ mất tiền thuế của huyện, gần một nửa số tiền thuế không cánh mà bay. Và tất nhiên trách nhiệm thuộc về Đào Nguyên Phổ chứ không phải ai khác. Khi đó, vị huynh trưởng Đào Thế Mỹ (người anh đỗ cùng khoa thi với Đào Nguyên Phổ năm 1778) cũng đang làm quan tri huyện ở Hải Dương xin chuyển về Võ Giàng gánh vác trách nhiệm thay em, lo lót, chạy tội giúp em. Sau cùng, Đào Nguyên Phổ đã “hạ cánh an toàn”, chỉ bị bãi chức mà không bị ngồi tù. Về sự việc để mất tiền thuế này có nhiều ý kiến khác nhau. Những ý kiến này cơ hồ trái ngược nhau hoàn toàn. Luồng ý 13
- kiến tích cực thì cho rằng quan tri huyện Đào Nguyên Phổ đã ngầm mang tiền thuế để giúp đỡ nghĩa quân Đề Thám. Có một số tư liệu cho rằng vị tri huyện Võ Giàng này có quan hệ đi lại với Hoàng Hoa Thám, sau này trở thành hùm xám Yên Thế, nhiều phen khiến giặc Pháp lo sợ, phải tìm cách thu phục, diệt trừ. Luồng ý kiến bên kia (tiêu cực) thì cho rằng vì nghiện thuốc phiện nên Đào Nguyên Phổ đã biến tiền thuế của huyện tan thành mây khói. Tác giả của “Đông Kinh Nghĩa Thục và phong trào Duy tân đầu tiên ở Việt Nam” đã đề cập đến chuyện Đào Nguyên Phổ hối hận vì đã từng sống phóng túng, hưởng lạc, buông thả. Đào Nguyên Phổ đã “trăn trối” với Lương Văn Can như sau: “Tôi chỉ vì lúc nhỏ đậu sớm nên đâm ra chơi bời hút xách, rượu chè đủ tật. Cổ nhân nói “Thiếu niên cao khoa nhất bất hạnh dã” thật đúng vậy”. Nhà nho hành đạo Đào Văn Mại lại bước sang con đường ẩn dật bất đắc dĩ, lại làm một thầy đồ giống như trước khi ra làm quan. Nhưng lần thứ hai làm thầy đồ này của Đào Văn Mại có nhiều nét khác lần trước. Đã đi khá nhiều địa phương thuộc đồng bằng sông Hồng và trung du miền núi phía Bắc, tình hình thời cuộc đất nước không khỏi khiến cho Đào Văn Mại lưu tâm. Cho nên khi đi dạy ở Nam Trực trong những năm từ 1891 đến 1894, thầy đồ Đào Văn Mại tích cực kết giao với nhiều người vừa tài năng, vừa khí tiết, lại có chí hướng muốn tham gia vào công cuộc giải phóng dân tộc, phát triển đất nước như Nguyễn Hữu Cương hay còn gọi là Cả Cương (1855- 1912), Ngô Quang Đoan (1872-1945) con Nguyễn Quang Bích… Tất cả hầu như đều thuộc thế hệ Đào Nguyên Phổ hoặc là lớp đàn anh, đàn em đang cùng nhau tìm cách đánh giặc cứu nước bằng những vũ khí riêng của mình. Các nhà Nho yêu nước này nhận ra rằng cần phải chuyển biến trong nhận thức, cần thay đổi suy nghĩ và hành động bởi những tri thức Khổng Mạnh mà họ dùi mài bấy lâu nay giờ không thể đủ để trang bị cho họ trước thời cuộc mới nữa. Chính vì 14
- vậy mà cánh cửa nhà thầy đồ họ Đào ở luôn rộng mở đón khách các nơi và chính bản thân ông cũng chủ động đi khắp nơi để củng cố những mối quan hệ cũ và mở rộng thêm những mối quan hệ mới. Trong số những người bạn mới ấy có Nguyễn Thượng Hiền, một người có vị trí quan trọng hàng đầu trong đời sống chính trị và văn hoá lúc đó. Sinh ra trong gia đình thế nho, mới 17 tuổi đã đỗ Hội nguyên, lại có bố đẻ và hai bố vợ là quan đầu triều, là bạn của Nguyễn Lộ Trạch (người có tư tưởng cải cách xã hội sớm), Nguyễn Thượng Hiền đóng vai trò như một kim chỉ nam cho các nhân vật “từ tao nhân mặc khách đến các chí sĩ ôm ấp hoài bão cứu nước”. Chính vì vậy mà “Tăng Bạt Hổ từ Nhật trở về, Ngô Đức Kế từ Hà Tĩnh, Phan Bội Châu từ Nghệ An vào, Phan Châu Trinh, Nguyễn Thành (tức Nguyễn Hàm) từ Quảng Nam ra…khi đến Huế đều tìm cách ra mắt và trao đổi với ông những tin tức và những nhận định cá nhân, chờ đợi ở ông những ý kiến hay những đề nghị hành động”[78; tr. 85]. GS sử học Chương Thâu đã sưu tầm, giới thiệu và ghi chép lại cuộc hội kiến khá thú vị giữa Nguyễn Thượng Hiền và Phan Bội Châu khi Nguyễn Thượng Hiền đang làm việc tại Quốc Sử Quán (Huế). Sự ra mắt của Phan Bội Châu trước Nguyễn Thượng Hiền được thực hiện qua một bài phú (Bái thạch vi huynh) thể hiện rõ chí khí của mình và bài phê của Nguyễn Thượng Hiền cũng bằng một bài thơ hay không kém bài phú của Phan Bội Châu. Văn chương là địa hạt để các tao nhân mặc khách thể hiện mình và tìm những người cùng chí hướng, hoài bão với mình. Tiếng tăm và tài năng của Hoàng Giáp Nguyễn Thượng Hiền khiến cho Đào Văn Mại cũng giống như nhiều nhà khoa bảng trẻ, nhiều yếu nhân của phong trào Duy Tân sau này tìm đến. Nếu như Phan Bội Châu ra mắt Nguyễn Thượng Hiền bằng một bài phú qua gợi ý của Đặng Nguyên Cẩn thì thủ tục ra mắt của Đào Nguyên Phổ lại là một vế đối. Cách thử tài mang tính chất “cổ điển” này chuyên được sử dụng cho những nho sinh và khi vào gặp Nguyễn 15
- Thượng Hiền, Đào Văn Mại cũng nhận mình là nho sinh lận đận trong thi cử. Vế xuất đối mà Nguyễn Thượng Hiền đưa ra là: Kim Mộc Thuỷ Hoả Sĩ. Suy nghĩ một lát, Đào Văn Mại đưa ra vế đối là: Tâm Can Tì Phế Hiền Vế đối của Đào Văn Mại đảm bảo đầy đủ những yêu cầu của luật đối, hơn nữa lại thể hiện rõ được chí khí của người đối đáp; lại cân xứng đến cả từng tiểu tiết so với vế xuât đối. Quả là những bậc tài trí lớn gặp nhau. Sau thủ tục “kiểm tra” Đào Văn Mại, Nguyễn Thượng Hiền đã coi ông như một người bạn tri âm, tri kỷ. Họ cùng bàn luận về thời thế, về bản thân, cùng tìm ra những đường hướng hành xử thích hợp trong lúc vận nước khó khăn này. Ông Hoàng Giáp họ Nguyễn vì thấy thời cuộc đương rối loạn nên dù đã đỗ Hoàng Giáp năm 1892 mà vẫn xin được nghỉ về nhà mười năm đọc sách, để làm một tiều phu trẻ núi Nưa. Còn đối với người bạn mới này, ông Hoàng Giáp họ Nguyễn khuyên nên tiếp tục con đường học vấn để rèn tài lập chí, tìm cơ hội để kết bạn đồng tâm, sau này mưu việc lớn. Nghe lời Nguyễn Thượng Hiền, Đào Văn Mại từ đây đổi tên là Đào Nguyên Phổ vào Huế xin học ở Quốc Tử Giám. Thời Nguyễn đến vua Thành Thái đã có những quy định khá chặt chẽ về việc tuyển chọn giám sinh để vào học ở Quốc Tử Giám từ hai đến bốn năm để chuẩn bị cho thi Hội. Mỗi giám sinh đều phải trải qua bốn kỳ thi, ai đạt điểm yêu cầu thì được dự tiếp kỳ thi Đình để lấy bằng Tiến sĩ (có ba cấp: đệ nhất giáp tiến sĩ cập đệ, đệ nhị giáp tiến sĩ xuất thân và đệ tam giáp tiến sĩ xuất thân). Đối tượng tuyển sinh vào học Quốc Tử Giám được chia làm ba loại: tôn sinh là con cháu hoàng tộc, ấm sinh là con quan, cống sinh là con dân thường. Chia như vậy chỉ nhằm mục đích phân loại các thí sinh còn khi thi cử đều tính điểm công bằng như nhau. Tất cả đều phải đạt điểm cao qua các kỳ thi, có bằng cử nhân và có đủ chứng chỉ của bốn kỳ thi Hội. 16
- Vào học trường Giám được một thời gian, quan Tế Tửu của trường thấy Đào Nguyên Phổ tuy với danh phận là cống sinh nhưng tài giỏi, lại có chủ kiến nên đã gửi gắm người con gái yêu là Nguyễn Thị Châu cho ông. Vị quan Tế tửu này để con gái lấy làm lẽ một anh học trò có lẽ do đặt rất nhiều tin tưởng vào tương lai của anh học trò họ Đào này. Lúc này, ngoài hai bà vợ đã mất là bà Hy Hà và bà ở Hưng Yên, ông còn có bà vợ ở Nam Định là con quan phủ, bà Châu là vợ thứ tư. Sau này ông còn có thêm một bà vợ nữa là bà Duyên Hà. Trong số năm bà vợ ấy thì chính bà vợ thứ tư (tức bà Châu) là người đã sinh hạ ra cho ông người con trai sau này có thể “nối nghiệp cha” và làm rạng danh dòng họ Đào thế hệ kế tiếp, đó là nhà báo, học giả Quán Chi Đào Trinh Nhất. Nhưng đó là sau này, khi Đào Nguyên Phổ đã “mồ yên mả đẹp”, còn bây giờ, khi lấy bà Châu, được ở nhà bố vợ là một may mắn lớn cho Đào Nguyên Phổ. Nhà vị quan Tế tửu trường Giám khi đó có rất nhiều sách, nhất là các sách về Tân thư, Tân văn. Chính vì vậy mà đương nhiên Đào Nguyên Phổ được tiếp xúc với những tài liệu quý đó. Bản thân Đào Nguyên Phổ cũng là người được biết đến luồng gió mới Tân thư, Tân văn trước cả Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh - hai người mà không bao lâu sau sẽ trở thành những lãnh tụ của hai phe phái yêu nước lớn nhất cả nước là minh xã và ám xã. Khi khoá học ba năm ở trường Giám kết thúc, Đào Nguyên Phổ đã vượt qua các kỳ thi rồi dự thi Đình khoa Mậu Tuất năm Thành Thái thứ 10 (1898). Đào Nguyên Phổ hăm hở ứng thí. Công lao dùi mài kinh sử của Đào Nguyên Phổ đã có kết quả, ông đỗ Đình Nguyên Hoàng Giáp mặc dù không đạt điểm tuyệt đối nhưng không có ai đỗ trên ông. Vậy là song hỷ lâm môn, cả tiểu đăng khoa và đại đăng khoa Đào Nguyên Phổ đều đạt được. Đào Nguyên Phổ được triều đình giữ lại làm quan Hàn lâm thừa chỉ, chức quan chuyên soạn thảo các chỉ dụ cho nhà vua, phụ trách sưu tập sách, tài liệu phục 17
- vụ cho việc học tập của các giám sinh và nhận lưu giữ, chú giải các văn thơ, phú, chiếu, biểu…trước khi phổ biến rộng trong nhân gian. Cũng trong thời gian này, ông tham gia lớp học tiếng Pháp tại Pháp tự Quốc gia học đường. Làm quan chưa đầy một năm, năm 1902, Đào Nguyên Phổ được triều đình “tín nhiệm” cử ra Hà Nội tham gia làm báo. Ông bắt đầu sự nghiệp nhà báo của mình tại Đại Nam Đồng Văn Nhật Báo với vai trò chủ bút. Sau đó, năm 1905, Đào Nguyên Phổ lại mở Đại Việt Tân Báo với E.Babut. Năm 1907, tờ Đại Nam Đồng Văn Nhật Báo chuyển thành Đăng Cổ Tùng Báo. Từ đầu thế kỷ XX, mặc dù Huế vẫ là kinh đô của cả nước nhưng thực dân Pháp đã chú ý tập trung xây dựng ở Hà Nội những công trình có giá trị sử dụng và giá trị nghệ thuật cao nhằm biến Hà Nội trở thành một trung tâm kinh tế, chính trị quan trọng của đất nước. Và sự thật, Hà Nội đã trở thành trung tâm của Đông Dương. Sự phát triển của đô thị ở Hà Nội cũng khiến cho nơi đây quy tụ được nhiều nhân sĩ trí thức của cả nước. Ngay khi ra Hà Nội, Đào Nguyên Phổ nhanh chóng đi lại với nhiều bạn bè cũ như Kiều Oánh Mậu và cả những bạn mới như Lương Văn Can, Nguyễn Quyền…Năm 1907, sau khi bàn bạc trao đổi, một số nhà nho duy tân yêu nước đã thống nhất lập trường Đông Kinh Nghĩa Thục, Lương Văn Can là thục trưởng, Nguyễn Quyền là giám học, Đào Nguyên Phổ tham gia biên soạn sách. Đây không đơn thuần là một trường học kiểu mới, các nhà nho yêu nước của ta đã biết lợi dụng sự hoạt động hợp pháp của trường để tuyên truyền, phổ biến, cổ động những nội dung yêu nước. Chính vì thế mà không bao lâu sau, thực dân Pháp đã “ngửi thấy” những nguy cơ từ Đông Kinh Nghĩa Thục mà chúng gọi là “cái lò phiến loạn ở Bắc Kỳ” nên chúng đã ra lệnh đóng cửa trường vào tháng 12 năm 1907. Tất cả các sách vở, tài liệu của trường bị tịch thu, tiêu huỷ, các yếu nhân bị bắt bớ, tù đày. Cũng may lúc đó Đào Nguyên Phổ đang hoạt động ở ngoài nên thoát được. 18
- Năm 1908 là năm có nhiều phong trào chống Pháp nổ ra ở khắp ba kỳ, như vụ đầu độc lính Pháp ở Hà Nội, phong trào kháng thuế xin xâu ở Trung kỳ. Thực dân Pháp đã dùng mọi thủ đoạn để đàn áp, dập tắt các phong trào này. Ở Hà Nội, vụ Hà Thành đầu độc phải hoãn đi hoãn lại mấy lần do bị lộ. Có lẽ vì vậy mà Pháp truy lùng gắt gao những người có liên quan gần và cả những người chúng nghi ngờ theo tiêu chí “giết nhầm còn hơn bỏ sót”. Đào Nguyên Phổ cũng là một trong những người bị chúng truy lùng ráo riết. Trước tình hình nguy cấp đó, ông đã tự sát vào ngày 24 tháng 5 năm Mậu Thân ( tức ngày 22 tháng 6 năm 1908) hưởng dương 48 tuổi, để giữ trọn danh tiết và tránh liên luỵ cho bạn. Về nguyên nhân cái chết của Đào Nguyên Phổ cũng có nhiều ý kiến trái ngược nhau. Ngoài ý kiến như trên cho rằng Đào Nguyên Phổ tự sát để giữ trọn danh tiết thì cũng có ý kiến cho rằng Đào Nguyên Phổ mất vì bị sốc thuốc trong lúc đang trốn tránh ở nhà bạn. Luồng ý kiến này không phải không hợp logic với việc Đào Nguyên Phổ bị nghiện thuốc phiện. 1.2. Từ hành trình của một nhà nho chính thống. Làng Thượng Phán xã Quỳnh Hoàng không phải là nơi nổi tiếng về địa linh nhân kiệt, đất không rộng, người không đông, không có nhiều sản vật nổi tiếng. Đất Thượng Phán cũng không phải là nơi sinh ra nhiều nhà khoa bảng nổi tiếng suốt thời trung đại. Họ Đào làng Thượng Phán không phải là dòng họ sớm có tiếng tăm, gia đình Đào Nguyên Phổ cũng không phải gia đình thế nho. Không có ghi chép gì chứng tỏ rằng từ đời ông của Đào Nguyên Phổ trở lên có tên trong các kỳ thi và được đứng trong hàng ngũ quan lại. Chỉ đến đời bố của Đào Nguyên Phổ là Đào Văn Lịch mới bắt đầu bước chân vào chốn quan trường dù rằng chỉ là một chức quan huyện. Năm Tự Đức thứ 21(1768), Đào Văn Lịch đỗ cử nhân khoa Mậu Thìn, sau đó được cử đi làm quan tri huyện ở huyện Bình Xuyên (nay thuộc đất Vĩnh Phúc). (Theo Sở văn 19
- hoá và Thông tin Thái Bình trong cuốn Danh nhân Thái Bình thì cụ Đào Văn Lịch được đặc cách ra làm quan mặc dù chưa đỗ đạt gì vì cụ có uy tín. Tuy nhiên, theo tìm hiểu của chúng tôi, Đào Văn Lịch có tên trong Quốc triều hương khoa lục của Cao Xuân Dục, là sách ghi chép danh tính những người đỗ đạt từ cử nhân trở lên dưới thời Nguyễn – TTTT) . Sau một thời gian bôn ba chốn quan trường, cảm thấy không thoải mái, Đào Văn Lịch từ quan về nhà dạy học. Đào Nguyên Phổ được cha dạy chữ từ năm lên năm tuổi. Từ nhỏ, cậu Ba đã là một cậu bé thông minh lanh lợi: người gầy, khi ngồi đầu gối quá tai, đôi mắt vừa nhanh vừa sáng, trí nhớ tốt, ứng đối nhanh. Rất nhiều giai thoại đã kể về cậu bé Đào Doãn Cung có khả năng ứng đối, xuất khẩu thành thơ thần tình ngay từ nhỏ trước những tình huống cụ thể khác nhau. Những biểu hiện đó đã khiến cho cụ cử Đào Văn Lịch đặt nhiều hi vọng vào cậu con trai thứ ba này và sớm định hướng cho các con mình vào con đường học hành thi cử theo Nho học. Không lận đận như một số nhà nho khác nơi khoa cử, Đào Nguyên Phổ dường như qua được các kỳ thi rất dễ dàng theo kiểu học đâu nhớ đó, thi đâu trúng đấy. Khoa thi tú tài năm 1877, Đào Văn Mại theo hai anh vác lều chõng đến trường thi. Khi để cậu con trai mới 17 tuổi đi thi, có lẽ cụ cử Đào Văn Lịch cũng không dám hi vọng gì nhiều, chỉ mong con trai có thể làm quen và rút kinh nghiệm trong thi cử, Tuy nhiên, kết quả lại nằm ngoài cả sự hi vọng của mọi người. Đào Văn Mại và người anh là Đào Thế Mỹ đều đỗ . Sau khi đỗ năm 1877, ông ở nhà nghỉ ngơi một thời gian rồi năm sau đi dạy học ở Duyên Hà (Thái Bình). Sau đó ông chuyển sang dạy ở Phủ Cừ (Hưng Yên). Thời gian này Đào Nguyên Phổ làm một thầy đồ nho kéo dài liên tục tới năm năm. Dù sao thì đây vẫn là những bước đi nằm trong con 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn viết về đề tài tình yêu của Phạm Thị Hoài, Nguyễn Thị Thu Huệ, Phan Thị Vàng Anh
185 p | 257 | 50
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Thiên nhiên trong thơ chữ Hán Nguyễn Du
152 p | 305 | 46
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc trưng nghệ thuật của văn tế Nôm trung đại
132 p | 119 | 32
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học nước ngoài: Kiểu nhân vật kiếm tìm trong tiểu thuyết
20 p | 213 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Yếu tố kì ảo trong văn xuôi trung đại (thế kỉ XV đến thế kỉ XIX)
115 p | 114 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong lý luận Văn học ở Việt Nam từ 1975 đến nay
166 p | 153 | 28
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Hồn - Tình - Hình - Nhạc trong thơ Hoàng Cầm
184 p | 153 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Văn hóa dân gian trong tiểu thuyết
114 p | 153 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc điểm nghệ thuật thơ Bùi Giáng
168 p | 143 | 22
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Nhân vật trí thức văn nghệ sĩ trong văn xuôi Việt Nam hiện đại
151 p | 100 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Thể loại phóng sự Việt Nam từ 1975 đến nay (qua một số tác giả tiêu biểu)
121 p | 170 | 17
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc điểm văn học tầm căn qua sáng tác của Phùng Ký Tài (Roi thần, Gót sen ba tấc, Âm dương bát quái)
132 p | 143 | 17
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Khảo sát truyện cổ dân gian Ê Đê dưới góc độ loại hình
167 p | 122 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Những đóng góp của Tuệ Trung Thượng sĩ cho thơ Thiền Việt Nam
132 p | 157 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc điểm văn xuôi nghệ thuật Dạ Ngân
168 p | 146 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Thiền uyển tập anh từ góc nhìn văn chương
108 p | 122 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc điểm tiểu thuyết, truyện ngắn của Nguyễn Văn Xuân
172 p | 81 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học Việt Nam: Tìm hiểu đặc sắc nghệ thuật của nhà văn Nguyễn Tuân trước Cách mạng tháng Tám năm 1945
91 p | 62 | 7
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn