intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Văn học: Giọng điệu giễu nhại trong tiểu thuyết của Thuận

Chia sẻ: Lavie Lavie | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:135

96
lượt xem
20
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn Thạc sĩ Văn học: Giọng điệu giễu nhại trong tiểu thuyết của Thuận dưới đây trình bày về phương thức kiến tạo giọng điệu giễu nhại trong tiểu thuyết của Thuận; hiệu quả thẩm mỹ từ giọng điệu giễu nhại trong tiểu thuyết của Thuận.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Văn học: Giọng điệu giễu nhại trong tiểu thuyết của Thuận

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Trần Thị Thanh Thoa GIỌNG ĐIỆU GIỄU NHẠI TRONG TIỂU THUYẾT CỦA THUẬN LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC Thành phố Hồ Chí Minh – 2014
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Trần Thị Thanh Thoa GIỌNG ĐIỆU GIỄU NHẠI TRONG TIỂU THUYẾT CỦA THUẬN Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 60 22 01 21 LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. NGUYỄN THÀNH THI Thành phố Hồ Chí Minh – 2014
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Người thực hiện Trần Thị Thanh Thoa
  4. LỜI CẢM ƠN Trong thời gian thực hiện luận văn thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam với đề tài Giọng điệu giễu nhại trong tiểu thuyết của Thuận, tôi đã nhận được sự quan tâm của Ban chủ nhiệm khoa Ngữ văn trường Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh, của quý thầy cô giảng dạy chuyên ngành Văn học Việt Nam (Cao học khóa 23 – Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh). Đặc biệt, tôi đã nhận được sự giúp đỡ hết sức tận tình và nhiệt thành của PGS. TS. Nguyễn Thành Thi, người trực tiếp hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin kính gửi lời cảm ơn đến PGS. TS. Nguyễn Thành Thi, Ban chủ nhiệm khoa Ngữ văn, quý thầy cô, các phòng ban của trường Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh (Phòng Sau đại học, Thư viện trường) và gia đình, bạn bè đã tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong suốt thời gian qua. Xin chân thành cảm ơn! Người thực hiện Trần Thị Thanh Thoa
  5. MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục Mở đầu ....................................................................................................... 1 Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG ...................................................... 11 1.1. Giọng điệu văn chương và giọng điệu trong tiểu thuyết ...................... 11 1.1.1. Giọng điệu văn chương ................................................................... 11 1.1.2. Giọng điệu trong tiểu thuyết ........................................................... 24 1.2. Giễu nhại và khái quát về giọng điệu giễu nhại trong tiểu thuyết của Thuận .................................................................................................. 28 1.2.1. Khái niệm giễu nhại và khái quát về văn học nhại ........................ 28 1.2.2. Giọng điệu giễu nhại và những tiền đề làm nên giọng điệu giễu nhại trong tiểu thuyết của Thuận .................................................... 32 Tiểu kết chương 1............................................................................................ 44 Chương 2. PHƯƠNG THỨC KIẾN TẠO GIỌNG ĐIỆU GIỄU NHẠI TRONG TIỂU THUYẾT CỦA THUẬN ................................ 45 2.1. Giễu nhại ở cấp độ thể loại ................................................................... 45 2.1.1. Nhại thơ trữ tình (ở một số đoạn văn) trong tiểu thuyết Paris 11 tháng 8 ............................................................................................. 46 2.1.2. Nhại tự truyện với tiểu thuyết Chinatown ...................................... 47 2.1.3. Nhại tiểu thuyết trinh thám với T mất tích ..................................... 52 2.1.4. Nhại tiểu thuyết chương hồi với Paris 11 tháng 8 .......................... 56 2.2. Giễu nhại ở cấp độ vi mô ...................................................................... 59 2.2.1. Cấp độ ngôn ngữ ............................................................................. 59 2.2.2. Cấp độ ngữ âm ................................................................................ 62 2.2.3. Cấp độ câu....................................................................................... 66 2.3. Kĩ thuật giễu nhại .................................................................................. 71
  6. 2.3.1. Kĩ thuật xây dựng kết cấu phân mảnh tạo giọng điệu giễu nhại .... 71 2.3.2. Kĩ thuật xây dựng nhân vật nhại lại chính mình tạo giọng điệu giễu nhại .......................................................................................... 75 2.3.3. Kĩ thuật mờ hóa nhân vật tạo giọng điệu giễu nhại ........................ 78 2.4. Một số thủ pháp tạo giọng điệu giễu nhại ............................................. 84 2.4.1. Liên văn bản như là thủ pháp giễu nhại .......................................... 84 2.4.2. Tái lặp như là thủ pháp giễu nhại ................................................... 85 2.4.3. Mô phỏng và nghịch dị hóa như là thủ pháp giễu nhại .................. 90 2.4.4. Mô phỏng và “hài hước hóa” như là một thủ pháp giễu nhại......... 92 Tiểu kết chương 2............................................................................................ 95 Chương 3. HIỆU QUẢ THẨM MỸ TỪ GIỌNG ĐIỆU GIỄU NHẠI TRONG TIỂU THUYẾT CỦA THUẬN ................................ 96 3.1. Tạo được sự hồ nghi và phản tỉnh ở độc giả ......................................... 96 3.1.1. Về ý thức nhìn nhận lại chính mình để tự hoàn thiện..................... 96 3.1.2. Về một cách đọc mới – thận trọng và chủ động hơn ...................... 98 3.2. Nhận diện quan điểm của nhà văn về con người ................................ 100 3.2.1. Con người “chung thân” với những ẩn ức riêng mình ................. 100 3.2.2. Con người sùng ngoại, háo danh, thực dụng, bị đồng tiền thao túng................................................................................................ 103 3.2.3. Con người thuần lí trí, “cơ giới hóa” bản năng, “vôi hóa” cảm xúc ................................................................................................. 106 3.3. Nhận diện quan điểm của nhà văn về đời sống xã hội ....................... 109 3.3.1. Xã hội Việt Nam với những “tồn đọng” trong quá khứ và hiện tại ................................................................................................... 109 3.3.2. Xã hội nhập cư khắc nghiệt đối với những người Việt xa xứ ...... 114 Tiểu kết chương 3.......................................................................................... 118 KẾT LUẬN .................................................................................................. 119 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 122
  7. 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Bước sang thời kì đổi mới toàn diện, nền văn học Việt Nam trong xu thế chung của thời đại cũng đã chuyển mình để tạo nên những bước tiến mới. Với tính chất “lúc nào cũng phát triển và biến đổi” (Tô Hoài), tiểu thuyết thực sự “là thể loại văn chương duy nhất đang biến chuyển và chưa định hình” (M. Bakhtin). Nhận thức sâu sắc về đặc trưng thể loại này, những cây bút có định hướng cách tân tiểu thuyết đã mạnh dạn thể nghiệm những khám phá mới để làm nên diện mạo một nền tiểu thuyết Việt Nam hiện đại đa dạng. Nhìn chung, xu hướng cách tân đã góp phần đáng kể làm thay đổi diện mạo của tiểu thuyết Việt Nam ở đầu thế kỉ XXI. Nói đến sự cách tân nghệ thuật của tiểu thuyết theo xu hướng hiện đại, bên cạnh đổi mới về cảm hứng, đề tài,… không thể bỏ qua phương diện đối mới giọng điệu tiểu thuyết. Đó là sự xuất hiện của nhiều giọng điệu: giọng trữ tình, giọng triết lí, giọng hoài nghi, chất vấn, đối thoại… nhưng một trong những giọng điệu nổi bật là giọng giễu nhại. Giễu nhại đã trở thành giọng điệu phổ biến với những sắc thái khác nhau ở nhiều cây bút tiểu thuyết như Hồ Anh Thái, Tạ Duy Anh, Nguyễn Việt Hà, Châu Diên, Thuận... Vì vậy, vấn đề đổi mới giọng điệu cũng là một dấu hiệu góp phần khu biệt đặc trưng tiểu thuyết hậu hiện đại so với tiểu thuyết thời kì trước, mà giọng điệu giễu nhại chính là một trong những chủ âm. 1.2. Khát vọng làm mới tiểu thuyết đã và đang ngày càng thu hút nhiều cây bút thuộc các thế hệ khác nhau, đặc biệt là lớp người viết trẻ. Trong số đó, Thuận là nhà văn theo xu hướng cách tân mạnh hình thức thể loại truyền thống cùng với những cái tên như Hồ Anh Thái, Tạ Duy Anh, Đoàn Minh Phượng, Nguyễn Việt Hà,… Thuận là một nhà văn khá quen thuộc với những độc giả trẻ yêu văn học. Nữ nhà văn thuộc trong số những cây bút đương đại của nền văn xuôi Việt Nam có cá tính, phong cách và thi pháp sáng tạo riêng độc đáo, có những cách tân mới lạ về thể loại, có quan điểm sáng tác nhất
  8. 2 quán trở thành tuyên ngôn nghệ thuật. Ngoài những bài nghiên cứu, phỏng vấn, bình luận, cũng đã có những công trình luận văn thạc sĩ nghiên cứu về tác giả Thuận ở những phương diện như: nghiên cứu sự cách tân trong tiểu thuyết của Thuận, dấu ấn chủ nghĩa hậu hiện đại trong tiểu thuyết của Thuận, nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết của Thuận. Bên cạnh những vấn đề đó, có thể nói giọng điệu giễu nhại là dấu ấn của phong cách lời văn của Thuận: “Đối với tôi, tính nhịp điệu trong văn là điều quan trọng nhất. Kể một câu chuyện ly kỳ cho hấp dẫn thì rất dễ, kể một câu chuyện không ly kỳ mà vẫn hấp dẫn mới khó. Và tôi đã dùng nhịp điệu, giọng điệu kể để hấp dẫn bạn đọc”, bởi vì với Thuận “viết để lấy nước mắt độc giả thì rất dễ. Cái gì dễ, tôi không làm. Kể một câu chuyện buồn, tôi không muốn nó quá buồn lấy nước mắt độc giả nên tôi mới đưa sự giễu nhại vào để làm cho sự việc nó tưng tửng, hài hước đi…”. Chính giọng điệu giễu nhại đã làm nên cá tính văn chương của nữ nhà văn. Thế nhưng hiện nay vẫn chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách chính thức về đề tài này. Vì vậy, chúng tôi mạnh dạn thực hiện đề tài này vì nhận thấy nghiên cứu giọng điệu giễu nhại trong tiểu thuyết của Thuận là một vấn đề không những góp phần nhận diện phong cách tác giả, mà còn đem lại hướng tiếp cận cụ thể hơn đối với tiểu thuyết hậu hiện đại từ góc độ giọng điệu. 2. Lịch sử vấn đề Văn học hiện đại Việt Nam nói chung, đặc biệt đối với trào lưu hậu hiện đại nói riêng, giễu nhại là vấn đề có sức thu hút đối với nhiều cây bút phê bình và đã trở thành đề tài nghiên cứu trên nhiều phương diện như: thủ pháp giễu nhại, cảm hứng giễu nhại, chất giễu nhại, giọng điệu giễu nhại… Trên diện rộng về vấn đề giễu nhại trong tác phẩm văn học, ở luận văn này, chúng tôi chỉ đề cập đến những công trình có liên quan đến lịch sử nghiên cứu giọng điệu giễu nhại và giọng điệu giễu nhại trong tiểu thuyết của Thuận để phục vụ việc nghiên cứu đề tài.
  9. 3 2.1. Về vị trí và ý nghĩa của giọng điệu giễu nhại trên tiến trình đổi mới giọng điệu tiểu thuyết Trong bài viết “Ngôn ngữ trần thuật trong tiểu thuyết đương đại Việt Nam”, bên cạnh việc hệ thống và khu biệt những giọng điệu đặc trưng của tiểu thuyết như giọng vô âm sắc, giọng triết lí, giọng giễu nhại, Thái Phan Vàng Anh đã khẳng định: “Một trong những yếu tố làm nên sự đổi mới giọng điệu trần thuật trong tiểu thuyết đương đại là giọng giễu nhại”[2] Hoàng Cẩm Giang và Lý Hoài Thu trong bài viết “Tiểu thuyết hậu hiện đại ở Việt Nam – Một cái nhìn lịch đại trên bình diện đồng đại” cũng đồng quan điểm với nhận định trên khi cho rằng giọng điệu tự sự chiếm vị trí chủ đạo trong tiểu thuyết giai đoạn này mang tính giễu nhại, đùa bỡn; và để góp phần lí giải hiện tượng này, các tác giả cũng đã đi đến kết luận: quan điểm chung của các nhà tiểu thuyết khi họ hướng đến sự giễu nhại trong giọng điệu thẩm mỹ: “giễu nhại những văn phong đã trở thành cổ điển đến nhàm điệu, giễu nhại những cung cách diễn đạt đã quen thuộc đến mức là lối mòn trong tư duy… để tái tạo một cảm quan hiện thực mới” [83]. Nhà nghiên cứu Lã Nguyên trong bài viết “Nhìn lại các bước đi, lắng nghe từng tiếng nói” từ việc khái quát bản chất thẩm mỹ của “văn học đổi mới” trên tiến trình vận động văn học qua các thời kì, tác giả đã nhấn mạnh đến vấn đề đổi mới giọng điệu tiểu thuyết, đặc biệt là sự hiện diện và thay thế của giọng điệu giễu nhại đối với giọng tự sự truyền thống: “Giọng lu loa, sừng sộ, tiếng gầm gào cuộn réo trong văn học thời đổi mới không thể cất lên thành tiếng hát. Cái vô lí, phi lí, chất văn xuôi và vẻ đẹp của đời sống phồn tạp chỉ có thể hoá thân vào tiếng cười trào tiếu, giễu nhại để văn học thế sự biến thành tiếng nói nghệ thuật” [74]. Qua khảo sát giọng điệu giễu nhại ở một số tác phẩm tiêu biểu của các nhà văn đại diện cho xu hướng cách tân tiểu thuyết từ Thời xa vắng của Lê Lựu – tiểu thuyết đánh dấu bước chuyển mình của tiến trình đổi mới văn xuôi nghệ thuật – “lời văn của Thời xa vắng
  10. 4 khi thì như bông đùa, lúc lại xót xa, chì chiết, nhưng giễu nhại bao giờ cũng là giọng điệu chủ đạo của nó”; đến tiểu thuyết của những nhà văn đã vào độ “chín” của hậu hiện đại như Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài thì “tiếng cười trào tiếu, giễu nhại” của hai nhà văn đã trở thành giọng điệu “hấp dẫn nhất” trong sự đối sánh với tiếng cười trong tiểu thuyết của Trần Mạnh Hảo, Ma Văn Kháng, Nguyễn Quang Thân, Nguyễn Khắc Trường… Sự quay trở lại và nở rộ một cách đa hình hài, sắc thái của giọng điệu giễu nhại trong sáng tác thời kì này hình như làm cho “giễu nhại đã trở thành kiểu quan hệ đời sống mang phong cách thời đại” [74]. Trần Thị Hạnh với công trình Luận án tiến sĩ khoa học Ngữ Văn “Yếu tố trào lộng trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại” (2012) đã khẳng định vai trò của giọng điệu giễu nhại là một trong các nghệ thuật chủ yếu thể hiện yếu tố trào lộng trong văn học Việt Nam đương đại: “Trong không khí dân chủ được mở rộng, giọng giễu nhại được sử dụng nhiều trong tiểu thuyết đương đại” [23, tr.157], và là “dạng thức phổ biến nhất trong tiếng cười của tiểu thuyết đương đại” [23, tr.156]. Qua việc phân tích giọng điệu giễu nhại biểu hiện trong một số tiểu thuyết của Hồ Anh Thái, Phạm Thị Hoài, Tạ Duy Anh, Thuận, Bùi Ngọc Tấn… tác giả khẳng định vai trò của giọng điệu giễu nhại trong việc phản ánh “thái độ của nhà văn trước mọi hiện tượng trong đời sống” ; và trong việc tác động tích cực đến quá trình tiếp nhận, nhận thức ở độc giả: “Giọng giễu nhại không chỉ để gây cười, mà nó còn khiến chúng ta phải suy nghĩ, đánh thức vốn sống, vốn kinh nghiệm của người đọc vào việc đánh giá đối tượng. Giọng điệu này phần nào đã giúp các nhà văn chuyển tới độc giả sức khơi gợi, kích thích tâm lí và nhận thức của họ, tạo ra tâm thế dân chủ trong việc tiếp nhận văn học” [23, tr.171] ; đồng thời tác giả Luận án nhấn mạnh sự xuất hiện ngày càng nhiều giọng điệu giễu nhại trong tiểu thuyết đương đại là một hiện tượng có ý nghĩa quy luật tất yếu trên tiến trình vận động của văn học trong dòng chung của xã hội và thời đại đang đổi mới,
  11. 5 vì nó “thể hiện tinh thần dân chủ hóa trong văn học” và “có ý nghĩa “cân bằng sinh thái văn học” sau một thời gian dài văn học ta quá nghiêm trang, đồng thời cũng là một nhu cầu của đời sống hiện đại, con người cần giải tỏa áp lực căng thẳng trong cuộc sống” [23, tr.156]. Trong Luận án Tiến sĩ khoa học Ngữ Văn Những đổi mới của văn xuôi nghệ thuật Việt Nam sau 1975, Nguyễn Thị Bình đã đưa ra nhận xét: Ở các nhà văn trẻ, nổi bật lên là giọng giễu nhại… họ đưa vào văn chương cái nhìn suồng sã, không quan trọng hóa cái gì, có khi cực đoan đến mức không coi cái gì là quan trọng”. Giọng điệu giễu nhại và những đặc trưng, phương thức biểu hiện của vấn đề này còn là đối tượng nghiên cứu của những công trình Luận văn thạc sĩ khoa học Ngữ văn trong việc tìm hiểu đặc trưng phong cách sáng tác của các nhà tiểu thuyết trên mẫu số chung là văn học hậu hiện đại Việt Nam. Trong Luận văn thạc sĩ khoa học Ngữ văn “Đặc điểm nghệ thuật trong tiểu thuyết Hồ Anh Thái”, Phạm Thị Mỹ Anh đề cập đến một trong những giọng điệu làm nên đặc trưng giọng điệu trần thuật của Hồ Anh Thái là giọng giễu nhại, và “giọng giễu nhại, hài hước trở thành giọng văn chính trong các tiểu thuyết giai đoạn từ sau năm 2000 đến nay của Hồ Anh Thái” [1, tr.154]. Đặc trưng về giọng điệu này có ý nghĩa trong việc thực hiện ý đồ nghệ thuật của nhà văn: châm biếm, đả kích những tình trạng xuống cấp của xã hội và sự tha hóa của con người. Trong Luận văn Thạc sĩ khoa học Ngữ Văn Giọng điệu giễu nhại trong một số tác phẩm gần đây của Hồ Anh Thái, Tạ Duy Anh, Châu Diên, Vũ Thị Thanh Loan bên cạnh việc đề cập những phương diện giễu nhại như: thái độ giễu nhại đối với những vấn đề đời sống, xã hội, con người và những vấn đề nghệ thuật thuộc về phương thức tạo nên chất giễu nhại; cũng đồng thời đã khẳng định giễu nhại và giọng điệu giễu nhại là một trong những vấn đề nổi trội của văn xuôi hiện đại Việt Nam. Từ đó, có thể nhận thấy, trong sự vận động đổi mới giọng điệu tiểu
  12. 6 thuyết, giọng giễu nhại đã thực sự trở thành “chủ âm” của nghệ thuật tự sự – một kiểu chủ âm phá vỡ sự thống trị của mọi chủ âm truyền thống. Tìm hiểu về giễu nhại trong tiến trình phát triển của văn học Việt Nam đương đại đã trở thành đề tài, và là mối quan tâm lớn đối với giới phê bình, nghiên cứu văn học. 2.2. Về việc nhận diện và khẳng định giễu nhại là giọng chủ âm trong tiểu thuyết của Thuận Luôn có ý thức cách tân tiểu thuyết hiện đại, Thuận thuyết phục độc giả yêu văn học bằng quan điểm sáng tác rõ ràng và nhất quán vốn đã trở thành cá tính độc đáo của nhà văn: tôi không quan trọng viết cái gì, mà là viết như thế nào. Những bài báo, phỏng vấn, giới thiệu sách, phê bình,… gần đây về Thuận là những kênh thông tin góp phần định hướng việc tiếp cận phong cách nhà văn cũng như đặc điểm nghệ thuật mà đặc biệt là chất giọng giễu nhại thường thấy trong tiểu thuyết của Thuận. Trong bài viết Tiểu thuyết của nhà văn Thuận trong dòng chung của tiểu thuyết Việt Nam đầu thế kỉ XXI, Nguyễn Xuân Lệ Hằng đã nhận định đặc điểm nổi bật trong bút pháp tiểu thuyết của Thuận chính là tính nhạc điệu của lời văn, “chú ý đến tính thơ của tiểu thuyết”, nhưng chủ ý của nhà văn không muốn “sát nhập tính thơ và tính trữ tình như cách ứng xử của nhiều nhà văn Việt Nam”, nhạc điệu ấy bị chi phối bởi cảm hứng giễu nhại để tạo nên giọng điệu giễu nhại đặc trưng của Thuận. Tác giả cũng đã phát hiện một trong những biểu hiện của giọng giễu nhại ấy bắt nguồn từ “ý thức phản trữ tình” và vấn đề này được “thể hiện rất rõ nét ở cả Chinatown và Paris 11 tháng 8: các mô típ lãng mạn cùng hệ ngôn từ mang màu sắc của chủ nghĩa tình cảm trở thành đối tượng bị giễu nhại trong tiểu thuyết của Thuận” [68]. Nguyễn Thái Hoàng trong bài viết “T. mất tích và sự ảnh hưởng của văn học Pháp” đã đặt cuốn tiểu thuyết thứ tư của Thuận trong sự so sánh ảnh hưởng với những đặc trưng của văn học Pháp mà cụ thể là trào lưu tiểu thuyết
  13. 7 mới. Theo đó, tác giả nhận định một trong những biểu hiện của dấu ấn văn học Pháp ở T. mất tích chính là giọng văn hài hước đen: “Đọc các tiểu thuyết của Thuận, người đọc thường mỉm cười thú vị trước giọng văn hài hước tinh tế, sâu sắc. Trong “T mất tích” giọng điệu hài hước đó tạo hiệu ứng mạnh mẽ trong tính giễu nhại – hài hước đen” [70]. Tóm lại, theo tổng hợp của chúng tôi, từ các công trình, ý kiến, bài viết, bài phỏng vấn… có liên quan đến tiểu thuyết của Thuận và giọng điệu giễu nhại trong tiểu thuyết của Thuận, có thể đưa đến những kết luận quan trọng, có ý nghĩa định hướng để chúng tôi tiếp tục nghiên cứu luận văn này: Thứ nhất, giọng giễu nhại là giọng điệu đặc trưng của tiểu thuyết hậu hiện đại. Thứ hai, tiểu thuyết của Thuận chú trọng nhiều đến nhịp điệu, giọng điệu để tạo ra hiệu quả cảm thụ và nhận thức ở độc giả, và giễu nhại là phương thức nghệ thuật chủ đạo. 3. Mục đích nghiên cứu Kế thừa những kết quả của những công trình nghiên cứu nói trên, luận văn của chúng tôi tiến hành khảo sát các hình thức biểu hiện giọng điệu giễu nhại trong tiểu thuyết của Thuận. Từ đó thấy được hiệu quả thẩm mỹ của giọng điệu giễu nhại đối với những nội dung được phản ánh, sự tiếp nhận từ phía đọc giả đối với Thuận và phong cách tác giả Thuận. 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Trong Luận văn này, chúng tôi tiến hành khảo sát và nghiên cứu giọng điệu giễu nhại trong các tiểu thuyết của Thuận đã được xuất bản. Gồm có sáu tiểu thuyết: 1. Made in Vietnam 2. Chinatown 3. Paris 11 tháng 8 4. T mất tích
  14. 8 5. Vânvy 6. Thang máy Sài Gòn 5. Phương pháp nghiên cứu Xuất phát từ yêu cầu vấn đề nghiên cứu của luận văn, chúng tôi thực hiện các phương pháp sau: 5.1. Phương pháp lịch sử - xã hội Phương pháp này chúng tôi sử dụng trong việc so sánh, đối chiếu những biểu hiện của giọng điệu giễu nhại qua các giai đoạn, các chặng đường văn học. Từ đó xác định những yếu tố xã hội và văn học có ảnh hưởng hoặc chi phối đến sự thay đổi màu sắc giọng điệu giễu nhại nói chung và trong tiểu thuyết của Thuận nói riêng. 5.2. Phương pháp loại hình Chúng tôi sử dụng phương pháp loại hình để khu biệt các đặc trưng về thi pháp sáng tác của thể loại tiểu thuyết, qua đó xác định đặc điểm của các loại hình tiểu thuyết trong hệ thống các tiểu thuyết của Thuận. 5.3. Phương pháp hệ thống Chúng tôi sử dụng phương pháp này để nhận diện giọng điệu giễu nhại trong sự vận động mang tính thống nhất của tiểu thuyết Thuận, trong hệ thống các biểu hiện của phương thức nghệ thuật làm nên giọng điệu giễu nhại, và nét riêng của Thuận trong sự hồi sinh giọng điệu này của tiểu thuyết đương đại. 5.4. Phương pháp miêu tả - so sánh (dưới ánh sáng tự sự học) Phương pháp này chúng tôi sử dụng trong việc đi tìm những đặc điểm về kết cấu, nghệ thuật xây dựng tình huống, nghệ thuật khắc họa nhân vật, miêu tả nội tâm, kỹ thuật điểm nhìn, vai kể, nhịp điệu trần thuật, … để làm nên giọng điệu giễu nhại trong tiểu thuyết của Thuận. 5.5. Phương pháp phân tích diễn ngôn Phương pháp này chúng tôi sử dụng để phân tích đặc điểm diễn ngôn
  15. 9 làm nên giọng điệu giễu nhại trong tiểu thuyết của Thuận. Ngoài ra, chúng tôi còn vận dụng một số thao tác hỗ trợ sau: Thao tác thống kê – mô tả: Nhằm khái quát những đặc trưng của phương thức tạo nên giọng điệu giễu nhại, chúng tôi sử dụng thao tác này để tiến hành khảo sát thống kê nhằm tạo cơ sở để đưa đến những kết luận khoa học của mình, cụ thể trong luận văn này, thao tác thống kê – mô tả được sử dụng để lập bảng khảo sát diễn ngôn giễu nhại, bảng thống kê tần số xuất hiện các chi tiết nghệ thuật tạo nên giọng giễu nhại,… Thao tác phân tích – tổng hợp Thao tác này chúng tôi sử dụng chủ yếu trong việc cụ thể hóa và khái quát hóa các đặc điểm của phương thức làm nên giọng điệu giễu nhại trong tiểu thuyết của Thuận. 6. Cấu trúc luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, nội dung Luận văn có 3 chương chính như sau: Chương 1. Những vấn đề chung Trong chương này, chúng tôi đưa ra và phân tích những vấn đề lí thuyết cơ bản làm tiền đề để nghiên cứu chi tiết hơn ở chương 2 như là: vấn đề ý nghĩa, vai trò của giọng điệu trong tác phẩm văn học nói chung và trong tiểu thuyết nói riêng; lí thuyết về giễu nhại và khái quát về văn học nhại; vấn đề những tiền đề tạo nên chất giễu nhại trong giọng điệu của nhà văn Thuận. Chương 2. Phương thức kiến tạo giọng điệu giễu nhại trong tiểu thuyết của Thuận Trong chương này, trên cơ sở vận dụng những kiến thức chung đã đề cập đến ở chương 1, người viết khám phá và khai thác những phương thức nghệ thuật kiến tạo giọng điệu giễu nhại trong tiểu thuyết của Thuận. Chương 3. Hiệu quả thẩm mỹ từ giọng điệu giễu nhại trong tiểu thuyết
  16. 10 của Thuận Kế thừa kết quả nghiên cứu ở chương 2, trong chương này, chúng tôi tiến hành nhận diện, đi sâu phân tích hiệu quả thẩm mỹ từ giọng điệu giễu nhại trong tiểu thuyết của Thuận đến sự tiếp nhận ở độc giả như là: tạo nên ý thức phản tỉnh về cá nhân và cuộc sống, nhận diện phong cách và thế giới quan của nhà văn.
  17. 11 Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1.1. Giọng điệu văn chương và giọng điệu trong tiểu thuyết 1.1.1. Giọng điệu văn chương Khái niệm giọng điệu Trong thế đối sánh với giọng điệu trong đời sống, giọng điệu văn chương là vấn đề thuộc về thi pháp tự sự học đã được tìm hiểu từ rất lâu, tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa có một nghiên cứu chuyên sâu nào đem lại cái nhìn tổng quát về giọng điệu nghệ thuật. Từ điển Tiếng Việt (Nxb Khoa học xã hội, 1994, Hà Nội, tr.387-388) xác định “giọng” như sau: a. độ cao thấp, mạnh yếu của lời nói, tiếng hát, b. cách phát âm riêng của một địa phương, c. cách diễn đạt bằng ngôn ngữ, biểu thị tình cảm, thái độ nhất định, d. gam đã xác định âm chủ; đồng thời xác định giọng điệu như sau: a. giọng nói, lối nói biểu thị một thái độ nhất định, b. như ngữ điệu. Như vậy, có thể hiểu trong văn học, giọng điệu là một hiện tượng hội tụ những đặc tính được liệt kê như: là một tín hiệu âm thanh với tình chất vật lí như có cường độ, trường độ,…, giọng điệu còn gắn liền với yếu tố tâm lí khi nó biểu hiện thái độ cụ thể của tác giả, đồng thời cho người đọc nhận diện rõ phong cách riêng của chủ thể phát ngôn. Rõ nét hơn, Từ điển thuật ngữ văn học định nghĩa: “Giọng điệu là thái độ, tình cảm, lập trường, tư tưởng, đạo đức của nhà văn đối với hiện tượng được miêu tả thể hiện trong lời văn quy định cách xưng hô, gọi tên, dùng từ, sắc điệu tình cảm, cách cảm thụ xa gần, thân, sơ, kính hay suồng sã, ngợi ca hay châm biếm” [22, tr.134]. Theo đó, “giọng điệu là một trong những yếu tố để nhận ra giá trị của tác phẩm văn học” [37]. Như vậy, giọng điệu vừa là yếu tố nội dung, vừa là yếu tố hình thức của tác phẩm văn chương. Đặc trưng giọng điệu trong văn chương
  18. 12 Giọng điệu văn chương hay còn gọi là giọng điệu nghệ thuật có những đặc trưng riêng. Thứ nhất, giọng điệu là cơ sở để nhận diện phong cách nghệ thuật của tác giả M.B. Khrapchenko khi bàn về phong cách cá nhân nhà văn đã nhấn mạnh vai trò của giọng điệu: “phong cách là một yếu tố cấu thành của tác phẩm nghệ thuật, của sáng tác của nhà văn nói chung, phong cách là một hệ thống phức tạp. Trong hệ thống đó trước hết cần phải chú ý đến sự tổng hợp của những phương tiện giọng điệu” [29, tr.168]. Trên tinh thần đó, những bình luận về vấn đề này hầu hết cùng chung một nhận định: nhà văn, nhà thơ phải có màu sắc đặc biệt để làm nên phong cách, và điều tiên quyết chính là phải có giọng điệu của riêng mình. VI. I. Nêmirôvich - Đanchenkô đã tuyên bố một cách dứt khoát: “Một vở kịch hay bao giờ cũng có giọng điệu riêng của tác giả. Nếu cái giọng điệu ấy không có tức là tác giả không có tài năng” [30, tr.368]. Sêkhốp khẳng định: “Muốn đánh giá một nhà văn mới vào nghề, hãy xem ngôn ngữ của anh ta. Nếu văn anh ta không có cái giọng riêng, anh ta khó lòng trở thành một nhà văn thực thụ. Còn khi đã có tiếng nói của mình, với tư cách một nhà văn, anh ta đáng để chúng ta hi vọng” [45, tr.140-141]. Trong một nghiên cứu mang tính cơ sở về thi pháp học, Trần Đình Sử đã khẳng định giọng điệu chính là một trong những yếu tố cơ bản để nhận diện hình tượng tác giả (cùng với cái nhìn, lập trường lựa chọn, phân tích của tác giả trong tác phẩm). Phong Lê nhấn mạnh một tài năng văn chương phải có giọng điệu riêng: “Giọng điệu riêng là mục tiêu và kết quả được tạo nên bởi cả quá trình phấn đấu toàn diện, đồng bộ mọi mặt tích lũy, lao động sáng tạo trên công cụ chủ nghĩa của nhà văn… Đó là sự huy động… tổng lực mọi thứ vốn của người viết, trong đó dứt khoát phải có tài năng” [33]. Cùng quan điểm xem giọng điệu là yếu tố trọng yếu, là dấu hiệu nhận biết một tài năng văn chương, Nguyễn Minh Châu cho rằng: “Giọng điệu văn cũng chẳng phải
  19. 13 là tất cả nhưng nó lại là cái ánh phản chiếu của tất cả, nó vừa là cái hiện ra bề ngoài, hiện ra một cách thường xuyên, vừa là cái kết tinh lại của mọi yếu tố làm nên một cá thể nhà văn, từ quan niệm, triết lí đến trình độ học vấn, thể trạng cơ thể, cho đến cái quan trọng nhất là tài năng” [14, tr.394]. Tiến trình văn học Việt Nam được phân chia thành nhiều thời kì, nhiều giai đoạn văn học khác nhau, trên mẫu số chung là khuynh hướng sáng tác theo yêu cầu của thời đại, chúng ta vẫn nhận ra được dung mạo riêng của mỗi tác giả nhờ vào giọng điệu đặc trưng của họ, điều mà Tuocghenhiep gọi là giọng nói của mình: “Cái quan trọng của tài năng văn học…, vâng, vả lại, tôi nghĩ rằng, cũng có thể trong bất kì một tài năng nào, là cái mà tôi muốn gọi là giọng nói của mình. Vâng, cái quan trọng là giọng nói của mình. Quan trọng là những giọng nói riêng biệt, sống động của mình, cái mà không thể tìm thấy trong cổ họng của bất kì một người nào khác,…” [29, tr.60]. Chính sự riêng biệt mang tính cá biệt này đã làm nên “sự khác biệt chủ yếu của một tài năng độc đáo, sống động” [29, tr.60]. Nhờ vậy mà nền văn học nói chung và nền văn học nước nhà nói riêng mới đa màu sắc, đa phong cách, và ở mỗi phong cách lại có sự chuyển biến linh hoạt để đạt được những thành tựu nhất định, ghi đậm dấu ấn trên văn đàn. Trên phương diện văn xuôi, việc ghi nhận phong cách nhà văn cũng là một vấn đề được xem xét trước tiên khi bước đầu tiếp cận và phân tích tác phẩm. Thường thì cái giọng chủ đạo sẽ được thể hiện ngay ở những dòng đầu tiên, định hướng cho độc giả bắt nhịp được cái tông cơ bản để từ đó đọc, hiểu, và thẩm thấu cái phần giai điệu còn lại của tác phẩm. Có thể nói, giọng điệu làm nổi bật phong cách tác giả bằng cách góp phần hình thành tác phẩm ở những bước đầu tiên. Khrapchenko đã không quá chủ quan khi khẳng định: “Những người sành sỏi về văn học có thể căn cứ vào những đặc điểm của giọng điệu của một đoạn văn tự sự nhất định mà họ chưa hề biết… để xác định tác giả của những tác phẩm ấy” [29, tr.171]. Ở đây có thể thấy giọng điệu chẳng những là yếu tố mang tính hình thức mà nó còn mang
  20. 14 một nội dung nhất định. Một trong những cây bút ổn định về phong cách có thể kể đến là Thạch Lam. Thạch Lam thường viết truyện không có cốt truyện, chủ yếu khai thác nội tâm của nhân vật với những cảm xúc mong manh, mơ hồ trong cuộc sống thường ngày. Mỗi truyện của Thạch Lam như một bài thơ trữ tình, giọng điệu điềm đạm nhưng chứa đựng biết bao tình cảm mến yêu chân thành và sự nhạy cảm của tác giả trước những biến thái của cảnh vật và lòng người. Chính sự nhẹ nhàng của một tâm hồn đa cảm đã làm nên văn phong Thạch Lam: trong sáng, giản dị mà thâm trầm, sâu sắc. Điều này được chứng minh một cách nhanh chóng và thuyết phục thông qua đoạn văn mở đầu của một trong những truyện ngắn đặc sắc của ông: “Tiếng trống thu không trên cái chòi của huyện nhỏ; từng tiếng một vang ra để gọi buổi chiều. Phương Tây đỏ rực như lửa cháy và những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn. Dãy tre làng trước mặt đen lại và cắt hình rõ rệt trên nền trời. Chiều, chiều rồi. Một buổi chiều êm ả như ru, văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào”. [32, tr.151]. Đoạn văn như một khúc dạo đầu dịu nhẹ, trong trẻo, man mác khiến cho lòng người vừa thanh thản, bằng lặng vừa níu kéo, ám ảnh khôn nguôi. Chúng ta có thể thấy giọng điệu trữ tình êm ái cùng với lối ngôn ngữ biểu cảm, giàu hình tượng chính là những gì giúp hình dung một cách cụ thể về nhà văn. Nếu Thạch Lam là đại diện tiêu biểu của phong cách văn chương lãng mạn giai đoạn trước 1945, thì Nam Cao cũng là một cây bút độc đáo của khuynh hiện thực cùng thời kì này. Từ những sự việc tầm thường trong cuộc sống hàng ngày, tác phẩm của Nam Cao đặt ra những vấn đề xã hội có ý nghĩa to lớn, thể hiện những chiêm nghiệm sâu sắc về con người, về cuộc đời bằng giọng điệu buồn thương chua chát, dửng dưng lạnh lùng mà đầy thương cảm, đằm thắm yêu thương: “Một người đau chân có bao giờ quên được cái chân đau của mình để nghĩ đến một cái gì khác đâu? Khi người ta khổ quá thì
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1