intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Văn học: Hiện tượng đa văn hóa trong tiểu thuyết Linh sơn của Cao Hành Kiện

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:101

30
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của luận văn là chỉ ra các biểu hiện của hiện tượng đa văn hóa trong tiểu thuyết Linh sơn, đồng thời đi sâu lý giải nguyên nhân và phân tích giá trị tồn tại của những biểu hiện đa văn hóa đó. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Văn học: Hiện tượng đa văn hóa trong tiểu thuyết Linh sơn của Cao Hành Kiện

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- TRẦN THỊ NHƢ QUỲNH HIỆN TƢỢNG ĐA VĂN HÓA TRONG TIỂU THUYẾT LINH SƠN CỦA CAO HÀNH KIỆN LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÀNH VĂN HỌC Hà Nội-2020
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- TRẦN THỊ NHƢ QUỲNH HIỆN TƢỢNG ĐA VĂN HÓA TRONG TIỂU THUYẾT LINH SƠN CỦA CAO HÀNH KIỆN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học nƣớc ngoài Mã số: 8229030.03 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thu Hiền Hà Nội-2020
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của tôi, có sự hỗ trợ từ giảng viên hƣớng dẫn là TS. Nguyễn Thu Hiền. Các nội dung nghiên cứu về kết quả trong đề tài này là trung thực. Nếu có phát hiện bất kì sự gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trƣớc Hội đồng về kết quả luận văn của mình. Hà Nội, ngày 18/06/2020 Học viên Trần Thị Nhƣ Quỳnh
  4. LỜI CẢM ƠN Qua quá trình làm luận văn, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới giảng viên hƣớng dẫn TS. Nguyễn Thu Hiền, ngƣời đã hƣớng dẫn và chỉ bảo cho tôi về chuyên môn và những kinh nghiệm quý báu trong quá trình nghiên cứu để tôi có thể hoàn thành tốt đề tài luận văn của mình. Tôi xin gửi lời cám ơn trân trọng đến Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Bộ phận đào tạo sau đại học (Phòng Đào tạo), các thầy cô trong Khoa Văn học… đã tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu để hoàn thành chƣơng trình học và luận văn này. Cám ơn các anh chị, bạn bè trong khoa Văn học cùng các bạn trong tập thể lớp Cao học Văn khóa 2018 đã giúp đỡ tôi trong quá trình học tập cũng nhƣ tiến hành nghiên cứu. Bên cạnh đó, tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ của gia đình, bạn bè và những ngƣời xung quanh tôi đã tạo điều kiện tốt nhất để tôi tiếp xúc và tìm kiếm tƣ liệu hoàn thiện luận văn. Mặc dù luận văn đƣợc thực hiện bởi sự cố gắng của tác giả và đã chuẩn bị kĩ lƣỡng trƣớc khi tiến hành nghiên cứu nhƣng không tránh khỏi những hạn chế. Để hoàn thiện tốt hơn tôi rất mong nhận đƣợc sự chỉ bảo của các thầy cô. Tôi xin chân thành cảm ơn. Hà Nội, ngày 18/06/2020 Học viên Trần Thị Nhƣ Quỳnh
  5. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 3 1. Lý do lựa chọn đề tài ............................................................................................... 3 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ....................................................................................... 4 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................... 9 4. Phƣơng pháp nghiên cứu ....................................................................................... 10 5. Mục đích nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu ......................................................... 11 6. Kết cấu ................................................................................................................... 11 PHẦN NỘI DUNG ....................................................................................................... 13 CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG ................................................................. 13 1.1. Hiện tƣợng đa văn hóa trong sáng tác của các nhà văn hải ngoại ...................... 13 1.2. Cao Hành Kiện và dòng chảy văn học Trung Quốc đƣơng đại .......................... 16 1.3. Tiểu thuyết Linh sơn trong sự nghiệp sáng tác của Cao Hành Kiện .................. 19 CHƢƠNG 2: DẤU ẤN VĂN HÓA TRUNG HOA TRONG TIỂU THUYẾT LINH SƠN ............................................................................................................ 23 2.1. Những lớp trầm tích của văn hóa Trung Hoa truyền thống ................................ 23 2.1.1. Lớp trầm tích huyền thoại và văn học dân gian. ......................................... 23 2.1.2. Lớp trầm tích tôn giáo và tín ngưỡng dân gian .......................................... 28 2.1.3. Lớp trầm tích phong tục tập quán ............................................................... 35 2.2 Dòng chảy của lịch sử Trung Hoa ....................................................................... 38 2.3. Ý thức bảo tồn văn hóa cố quốc ......................................................................... 44 Tiểu kết .......................................................................................................................... 52 CHƢƠNG 3: CHẤT LIỆU PHƢƠNG TÂY TRONG TIỂU THUYẾT LINH SƠN... 53 3.1. Biểu tƣợng hóa hiện thực đời sống ..................................................................... 54 3.2. Chủ thể phi trung tâm ......................................................................................... 62 3.2.1. Sự phân thân của chủ thể tự sự ................................................................... 62 3.2.2. Sự đa dạng điểm nhìn tự sự ......................................................................... 67 1
  6. 3.3. Kết cấu phân mảnh của tiểu thuyết Linh sơn...................................................... 71 3.4. Không thời gian đa chiều và chồng chéo ............................................................ 75 3.4.1. Không gian nghệ thuật ................................................................................ 75 3.4.2. Thời gian nghệ thuật.................................................................................... 79 3.5. Ngôn ngữ và dòng ý thức trong tiểu thuyết Linh sơn ......................................... 83 3.5.1 Ngôn ngữ mảnh vỡ ....................................................................................... 83 3.5.2. Ngôn ngữ giễu nhại ..................................................................................... 85 3.5.3. Dòng ý thức ................................................................................................. 88 Tiểu kết .......................................................................................................................... 90 KẾT LUẬN ................................................................................................................... 91 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................... 93 2
  7. MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài Giải thƣởng Nobel văn chƣơng năm 2000 đƣợc trao cho Cao Hành Kiện, một nhà văn Pháp gốc Trung Quốc với những đóng góp cách tân, đổi mới của ông trên nhiều lĩnh vực văn học nghệ thuật, từ mỹ thuật cho tới kịch và sáng tác văn chƣơng. Trong đó, tiểu thuyết Linh sơn chính là một trong những tác phẩm thể hiện rõ nhất những cách tân của Cao Hành Kiện. Những cách tân độc đáo trên nhiều mặt từ nội dung tới hình thức nghệ thuật trong tác phẩm Linh sơn xuất phát từ bản thân tác giả Cao Hành Kiện. Ông là một nhà văn gốc Trung Quốc lƣu vong nơi hải ngoại vì thế văn chƣơng của ông vừa có chất Trung Hoa truyền thống, vừa có sự giao hòa với văn hóa phƣơng Tây. Bởi vậy, hình ảnh Linh sơn trong trang văn Cao Hành Kiện, tƣởng xa mà gần, tƣởng gần mà đi mãi chẳng tới. Là ta, là mi, là nàng, hay là hắn, các cá thể khác nhau hay thực chất cùng một con ngƣời? Chuyến hành trình về Linh sơn bởi vậy giống nhƣ một sự phân thân của tác giả tự đối thoại với nhau trong chuyến hành trình tâm tƣởng. Cao Hành Kiện là nhà văn, nhà viết kịch, nhà phê bình, họa sĩ, nhà làm phim gốc Trung Hoa. Ông sinh năm 1940 ở Giang Tây, Trung Quốc. Vào năm 1962, ông tốt nghiệp chuyên ngành tiếng Pháp tại Đại học Ngoại ngữ Bắc Kinh. Ông là một trong những văn nghệ sĩ tiên phong và kiên định cho phong trào tự do trong sáng tác văn học nghệ thuật. Với ông “văn học từ nguồn cội vốn là sự tình của cá nhân, cũng có thể chỉ thoải mái tình tự phân phát hứng thú, hoặc làm ra điên dại để nói tiếng riêng trong lòng, đủ đầy với cái tôi” [18, tr. 682] Đến năm 1988, Cao Hành Kiện sang Pháp sinh sống, tiếp tục sự nghiệp sáng tác văn học nghệ thuật ở đây. Tiểu thuyết Linh sơn đƣợc ông viết trong 7 năm, kéo dài từ lúc ông còn ở Trung Quốc vào mùa hè năm 1982 cho đến khi ông đã sang Pháp định cƣ vào tháng 9 năm 1989. 3
  8. Với những sáng tác thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau mà lĩnh vực nào cũng có thành tựu từ cuốn lý luận văn học đầu tiên Sơ thảo kỹ thuật tiểu thuyết hiện đại tới các vở kịch đƣợc công chiếu Trạm xe buýt, Báo động, Đào vong…, từ các truyện ngắn Mẹ, Mua cần câu cho ông tôi, Bạn bè… tới những tiểu thuyết nhƣ Linh sơn hay Thánh kinh của một con người có thể nói Cao Hành Kiện nắm giữ một vị trí quan trọng trên văn đàn văn học nghệ thuật thế giới những năm cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI. Các sáng tác của ông khi còn ở Trung Quốc đến khi trở thành một nhà văn hải ngoại không chỉ có tác động tới văn học đƣơng đại Pháp, văn học đƣơng đại Trung Quốc mà còn ảnh hƣởng tới văn đàn thế giới. Tuy nhiên ở Việt Nam lại chƣa nhiều công trình nghiên cứu chuyên sâu về Cao Hành Kiện nói chung, tiểu thuyết Linh sơn nói riêng, đặc biệt là các nghiên cứu trên phƣơng diện biểu hiện của sự đa dạng văn hóa trong tác phẩm này. Vì vậy chúng tôi quyết định lựa chọn đề tài nghiên cứu Hiện tượng đa văn hóa trong tiểu thuyết Linh sơn của Cao Hành Kiện với hi vọng bổ sung khoảng trống trong nghiên cứu về Linh sơn, về Cao Hành Kiện ở Việt Nam. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Là tác giả đạt giải Nobel văn học, thành công trên nhiều thể loại từ kịch, truyện ngắn đến lý luận phê bình, tiểu thuyết, có thể nói Cao Hành Kiện là một hiện tƣợng văn chƣơng thu hút đƣợc nhiều sự quan tâm, nghiên cứu của giới học thuật trong và ngoài nƣớc. Nhƣng khi nghiên cứu về Cao Hành Kiện hay tác phẩm của ông, các nhà nghiên cứu thƣờng hƣớng đến vấn đề Cao Hành Kiện là nhà văn hải ngoại, bởi thế nhà nghiên cứu đặt mối quan tâm tới vấn đề văn hóa hay cảm thức của con ngƣời xa xứ trong ông. Nhƣ tác giả Mabel Lee đã đặt sự quan tâm tới Linh sơn và Cao Hành Kiện trong cộng đồng Hoa Kiều cùng văn học Trung Hoa nội địa những năm 90 ở bài viết Walking out of other people’s prison: Liu Zaifu and Gao Xingjinon Chinese literature 4
  9. in the 1900s (Tạm dịch: Di chuyển sang nhà tù khác: Lưu Tái Phục và Cao Hành Kiện trong văn học Trung Quốc thập kỷ 90) in trong tạp chí Asian and African studies số tháng 5 năm 1996. Ở bài viết này, Mabel Lee đã đặt trƣờng hợp của nhà văn họ Cao bên cạnh trƣờng hợp của nhà thơ Lƣu Tái Phục, những con ngƣời bƣớc ra từ Cách mạng Văn hóa và tới những năm 90 của thế kỷ XX đều đã vƣợt thoát khỏi Trung Hoa đại lục. Vì thế tâm thức và tác phẩm của họ là một dạng thức chạy trốn của văn học Trung Quốc những năm 1990. Hay tác giả Shuyo Kong của Đại học Simon Fraser (Canada) ở bài viết Ma Jian and Gao Xingjian: Intellectual nomadism and exilic consciousness in Sionphone literature (Tạm dịch: Mã Kiến và Cao Hành Kiện: Lãng du trí tuệ và ý thức lưu vong trong nền văn học Hoa ngữ) in trong tạp chí Canadian review of comparative literature xuất bản số tháng 6 năm 2014, cô đã nhắc đến vấn đề văn học Trung Quốc hải ngoại với hai trƣờng hợp Cao Hành Kiện ở Pháp và Mã Kiến ở Anh. Qua việc phân tích hình tƣợng nhân vật du ký những năm 1980 trong các tác phẩm Bụi đỏ của Mã Kiến, Linh sơn của Cao Hành Kiện cùng cảm thức chạy trốn và diễn ngôn du ký trong tiểu thuyết Thánh kinh của một con người1 của Cao Hành Kiện... Shuyo Kong đã làm nổi bật lên tâm thức của những cá nhân lƣu vong nơi xứ ngƣời. Đồng thời cô cũng hƣớng tới việc khẳng định sự tái sinh của văn học Trung Quốc nơi hải ngoại và đây cũng là một bộ phận của nền văn học Hoa ngữ. Hoặc bài viết Đề tài “trở về” trong ba truyện ngắn: Canh khuya của Ivan Bunin, Nhà của lính của Ernest Hemingway và Mua cần câu cho ông ngoại của Cao Hành Kiện của Đào Ngọc Chƣơng in trong tập Những vấn đề Ngữ văn: Tuyển tập 40 1 Tiểu thuyết Thánh kinh của một con người ở Việt Nam hiện có hai bản dịch với hai tựa đề khác nhau. Một bản dịch của Thái Nguyễn Bạch Liên có tựa đề Kinh Thánh cho một người. Một bản dịch của Hồ Quang Du có tựa đề Thánh kinh của một con người. Chúng tôi lựa chọn bản dịch của Hồ Quang Du để so sánh bởi tính nhất quán khi ông cũng là một trong ba ngƣời đã dịch tiểu thuyết Linh sơn ở Việt Nam.. 5
  10. năm nghiên cứu khoa học của khoa Văn học và Ngôn ngữ của NXB Đại học Quốc gia TPHCM vào 24/5/2015. Trong bài viết này, tác giả Đào Ngọc Chƣơng đã đặt truyện ngắn Mua cần câu cho ông ngoại của Cao Hành Kiện cùng truyện ngắn Canh khuya của Ivan Bunin và Nhà của lính của Ernest Hemingway trong một đề tài chung, đề tài “trở về”. Để qua đó ông thấy rằng trở về trong ba tác phẩm này đều là sự trở về quá khứ, trở về miền quá vãng của nhân vật nhƣng đó lại là một ký ức không trọn vẹn, đầy vụn vỡ của những tâm hồn xa xứ đứng ở thời điểm hiện tại để hoài niệm chuyện năm xƣa. Và từ đề tài trở về, các tác giả vừa đƣa vào trang viết chất truyền thống của cố quốc, đồng thời vừa có những cách tân trong cốt truyện và giọng điệu, nhân vật và điểm nhìn, không gian thời gian trong tác phẩm... Ngoài ra, các nhà nghiên cứu còn quan tâm tới quan niệm sáng tác của Cao Hành Kiện nhƣ bài viết Cao Hành Kiện: Chống lại tính hiện đại mĩ học của Mabel Lee đã đƣợc nhà nghiên cứu Phạm Xuân Thạch dịch, đăng trên trang cá nhân của ông2 và đăng trên trang web của Khoa Văn học, trƣờng Đại học KHXH&NV vào 23/5/20093. Trong bài viết này, Mabel Lee đặt tƣ tƣởng mỹ học trong sáng tác của Cao Hành Kiện bên cạnh tƣ duy triết học của Nietzche: “Trong bài viết này, tôi tự đặt cho mình nhiệm vụ chứng minh cho một giả thuyết: việc Cao phủ nhận tƣ tƣởng về siêu nhân của Nietzche vừa tiết lộ với chúng ta những phân tích của ông về cuộc Cách mạng văn hoá tập trung trong cuốn Kinh thánh cho một người (1999) đồng thời cũng phản ánh thái độ chống hiện đại của ông, nền tảng của quan niệm mỹ học của ông về sự mong manh của con ngƣời cá nhân.” [18] Bên cạnh đó, tiếp cận Linh sơn, Mabel Lee còn tiếp cận qua phƣơng diện nghệ thuật. Ông nghiên cứu việc Cao Hành Kiện đã sử dụng đại từ trong Linh sơn ở công 2 https://sites.google.com/site/thachpx/mabelleevi%E1%BA%BFtv%E1%BB%81caoh%C3%A0nhki%E1%BB%87n 3 http://khoavanhoc.edu.vn/index.php/nghiencuukhoahoc/t-liu-nghien-cu/325-mabel-lee-vit-phm-xuan-thch-dch 6
  11. trình Pronouns as Protagonists: On Gao Xingjian’s Theories of Narration (Tạm dịch: Đại từ như vai chính: lý thuyết về tự sự của Cao Hành Kiện) đƣợc in trong tác phẩm Soul of Chaos: Critical Perspectives on Gao Xingjian (Tạm dịch Linh sơn: Quan niệm phê bình của Cao Hành Kiện) do nhà xuất bản The Chinese University of Hong Kong Press xuất bản năm 2001. Trong bài viết này, Mabel Lee đề cập đến sự linh hoạt trong việc sử dụng đại từ ở tác phẩm Linh sơn của Cao Hành Kiện. Bên cạnh đó là những thử nghiệm về ngôn ngữ, kỹ thuật sáng tác trong tiểu thuyết Linh sơn. Tƣơng tự nhƣ vậy với trƣờng hợp của riêng tiểu thuyết Linh sơn, tác phẩm đánh dấu độ chín muồi trong sự nghiệp văn chƣơng Cao Hành Kiện, khi nghiên cứu về Linh sơn, các bài viết thƣờng đặt trọng tâm vào vấn đề văn hóa bởi những ký hiệu văn hóa đặc trƣng của Trung Quốc xuất hiện dày đặc trong tác phẩm từ các bài thơ, làn điệu dân ca đến những biểu tƣợng tự nhiên, tôn giáo, lịch sử... Nhƣng đồng thời, Linh sơn lại đƣợc viết bởi một nhà văn hải ngoại nhƣ Cao Hành Kiện nên cùng với yếu tố văn hóa Trung Hoa truyền thống, tác phẩm này còn là sự đan xen, giao hòa với yếu tố hậu hiện đại phƣơng Tây. Có thể kể đến một số công trình nghiên cứu của các nhà nghiên cứu nƣớc ngoài nhƣ tác giả Li Xia với bài viết Cross-Cultural intertextuality in Gao Xingjin’s novel Lingshair: A Chinese perspective (Tạm dịch: Liên văn bản trong tiểu thuyết Linh sơn của Cao Hành Kiện: một phối cảnh Trung Quốc) đăng trong cuốn A world of other’s word của Richard Bauman đƣợc nhà xuất bản Wiley-Blackwell xuất bản năm 2004. Ở bài viết này, Li Xia ngoài việc giới thiệu tiểu sử, đặt Cao Hành Kiện trong tiến trình lịch sử văn học Trung Quốc cùng những đặc điểm cơ bản trong sáng tác của ông tác giả còn đề cập đến nghệ thuật tự sự của Cao Hành Kiện ở tác phẩm Linh sơn. Đồng thời Li Xia có sự so sánh sáng tác của Cao Hành Kiện với một nhà văn hải ngoại khác là Samuel Beckket hay so sánh tiểu thuyết Linh sơn với tiểu thuyết Ngọn núi thần kỳ của Thomas Mann hoặc soi chiếu 7
  12. Linh sơn dƣới lý thuyết triết học của Ludwig Wittenstein. Ngoải ra Li Xia còn đề cập tới thủ pháp dòng ý thức mà Cao Hành Kiện đã sử dụng. Cùng với đó, khi nghiên cứu về Linh sơn, các nhà nghiên cứu còn hƣớng tới vấn đề nghệ thuật của Cao Hành Kiện trong tác phẩm. Luận văn thạc sĩ của Hoàng Thị Phƣơng Ngọc về Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Linh sơn của Cao Hành Kiện vào năm 2006 tại trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. Ở công trình này, Hoàng Thị Phƣơng Ngọc đã sử dụng lý thuyết tự sự học để nghiên cứu Linh sơn trên các khía cạnh ngƣời kể chuyện và điểm nhìn của ngƣời kể chuyện, nhân vật và nhân xƣng của nhân vật, không gian và thời gian, ngôn ngữ và giọng điệu. Qua đó tác giả chỉ rõ đƣợc đóng góp của Cao Hành Kiện trong nghệ thuật tự sự của văn học Trung Quốc đƣơng đại và trên thế giới. Hoặc luận văn thạc sĩ của Lâm Nhựt Anh với tên gọi Linh sơn và quan niệm về tiểu thuyết của Cao Hành Kiện hoàn thành vào năm 2012 tại trƣờng Đại học Sƣ phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã đề cập tới quan niệm tiểu thuyết của Cao Hành Kiện trên các khía cạnh nghệ thuật xây dựng cốt truyện, nghệ thuật xây dựng nhân vật, nghệ thuật xây dựng không gian. Trong công trình nghiên cứu này, Lâm Nhựt Anh từ việc phân tích Linh sơn trên ba khía cạnh nói trên đã khái quát lên quan niệm tiểu thuyết mà Cao Hành Kiện từng đề cập khi ông nói về Linh sơn hay nghệ thuật tiểu thuyết ông sử dụng. Hay khi nghiên cứu Linh sơn, ngƣời nghiên cứu chỉ hƣớng đến một khía cạnh nghệ thuật trong tác phẩm nhƣ Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Công Cảnh vào năm 2013 tại trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội về Dịch chuyển không gian trong tiểu thuyết Linh sơn của Cao Hành Kiện. Trong luận văn, tác giả từ lý thuyết dịch chuyển không gian đã đề cập đến việc dịch chuyển không gian trong văn học dân gian, du ký đến sự dịch chuyển không gian trong tiểu thuyết Linh 8
  13. sơn, dịch chuyển tâm và thân giữa không gian hƣ và thực, cuối cùng tác giả hƣớng tới phân tích nghệ thuật xây dựng và tổ chức không – thời gian trong Linh sơn. Ngoài ra còn có thể kể tới những bài viết, công trình nghiên cứu đƣợc đăng trên các báo, tạp chí, hay những tập sách in chung nhƣ bài viết Cảm thức cô đơn trong Linh sơn của Cao Hành Kiện đăng trên Tạp chí Văn học Nghệ thuật số 404, tháng 2/2018 của hai tác giả Nguyễn Thị Mai Chanh – Nguyễn Thị Hoài Phƣơng hoặc bài tham luận của Đinh Phan Cẩm Vân Những tương đồng giữa Linh sơn và Hồng lâu mộng tại Hội thảo Khoa học Quốc tế Văn học cận hiện đại Trung Quốc, Đại học Giáo dục Bình Đông, Đài Loan năm 2007. Trong những bài viết này, bên cạnh việc tái hiện chân dung văn chƣơng một Cao Hành Kiện lƣu vong nơi xứ ngƣời, các tác giả còn cho thấy hình ảnh một Cao Hành Kiện vẫn gắn bó với cố quốc qua tác phẩm Linh sơn, qua biểu tƣợng Núi hồn. Những công trình của các nhà nghiên cứu đã đi sâu để làm sáng tỏ nhiều vấn đề, khía cạnh về nội dung, nghệ thuật, các vấn đề văn hóa, biểu tƣợng... ở một hiện tƣợng văn học phức tạp nhƣ Cao Hành Kiện cùng tiểu thuyết Linh sơn của ông. Tuy nhiên, trong số đó vẫn chƣa có công trình nghiên cứu nào đi sâu vào vấn đề biểu hiện và nguyên nhân của hiện tƣợng đa văn hóa trong tiểu thuyết Linh sơn. Vì thế, với đề tài nghiên cứu Hiện tượng đa văn hóa trong tiểu thuyết Linh sơn của Cao Hành Kiện, chúng tôi hi vọng đóng góp thêm một cách nhìn nhận, lý giải về tác phẩm quan trọng đã giúp Cao Hành Kiện giành đƣợc giải thƣởng Nobel Văn chƣơng vào năm 2000. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tƣợng nghiên cứu: Các biểu hiện của hiện tƣợng đa văn hóa thể hiện trong tiểu thuyết Linh sơn trên phƣơng diện văn hóa Trung Hoa truyền thống và sự giao thoa văn hóa với nền văn hóa phƣơng Tây hiện đại. 9
  14. - Phạm vi nghiên cứu: Tiểu thuyết Linh sơn của Cao Hành Kiện, bản dịch của Trần Đĩnh (2018, NXB Phụ nữ) có đối chiếu, so sánh với bản dịch của Ông Văn Tùng dịch từ bản Trung Văn (2003) và bản dịch của Hồ Quang Du từ bản Trung Văn (2003). 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Về mặt phƣơng pháp luận, luận văn tiếp cận vấn đề từ các phƣơng pháp sau: - Phƣơng pháp tiểu sử học: Qua sự tìm hiểu tiểu sử của tác giả Cao Hành Kiện, một nhà văn Trung Quốc hải ngoại làm tiền đề, chúng tôi đi tới việc lý giải sự song trùng, kết hợp của nhiều mảng văn hóa trong tiểu thuyết Linh sơn của ông. - Phƣơng pháp văn hóa học: Từ việc đặt tiểu thuyết Linh sơn vào môi trƣờng văn hóa giữa một bên là nền văn hóa truyền thống Trung Hoa với một bên là nền văn hóa phƣơng Tây hiện đại trên các phƣơng diện chủng tộc, môi trƣờng, thời điểm (dân tộc, môi trƣờng, thời đại) để từ đó đánh giá, lý giải giá trị lịch sử của Linh sơn trong nền văn học Trung Quốc nói riêng và thế giới nói chung. - Phƣơng pháp phân tích ký hiệu học: Từ việc tái cấu trúc các hệ thống ngôn ngữ, hình ảnh văn hóa đặc thù trong Linh sơn, làm sáng rõ diễn ngôn về văn hóa, văn học của Cao Hành Kiện. - Phƣơng pháp so sánh: Trong quá trình nghiên cứu, bên cạnh việc khảo sát văn bản chính là bản dịch Linh sơn từ bản Pháp văn của Trần Đĩnh (2018) chúng tôi có sự so sánh, đối chiếu với hai bản dịch Linh sơn từ Trung văn của Ông Văn Tùng và Hồ Quang Du. Bên cạnh đó, chúng tôi có sự liên hệ, so sánh với những tác phẩm khác của Cao Hành Kiện nhƣ những truyện ngắn, vở kịch của ông trong Tuyển tập Cao Hành Kiện và tiểu thuyết Thánh kinh của một con người để thấy rằng Linh sơn là tác phẩm tiêu biểu cho sự đa văn hóa trong các sáng tác của Cao Hành Kiện. Không chỉ vậy, luận văn còn có sự mở rộng, so sánh tiểu thuyết Linh sơn với sáng tác của các nhà văn 10
  15. lƣu vong khác để thấy đƣợc sự đa văn hóa là một trong những biểu hiện cơ bản của sáng tác văn chƣơng hải ngoại. - Phƣơng pháp tiếp cận liên ngành: Tiếp cận tiểu thuyết Linh sơn của Cao Hành Kiện, ngoài sử dụng những phƣơng pháp trên, chúng tôi còn tiếp cận tác phẩm từ những ngành học, bộ môn liên quan nhƣ thi pháp học, lịch sử, tâm lý học,... Qua đó chúng tôi làm sáng tỏ những điểm đa văn hóa trong Linh sơn của Cao Hành Kiện là nét truyền thống Trung Hoa thể hiện trong lịch sử, trong tâm thức con ngƣời và nét phƣơng Tây hiện đại thể hiện trong cách kể, cách cảm trong tâm thức của ngƣời lữ khách. 5. Mục đích nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của luận văn là chỉ ra các biểu hiện của hiện tƣợng đa văn hóa trong tiểu thuyết Linh sơn, đồng thời đi sâu lý giải nguyên nhân và phân tích giá trị tồn tại của những biểu hiện đa văn hóa đó. Để đạt đƣợc mục đích đề trên, luận văn xác định nhiệm vụ nghiên cứu cần giải quyết là làm rõ khái niệm hiện tƣợng đa dạng văn hóa. Trên cơ sở khái niệm chúng tôi phân tích những biểu hiện của sự đa dạng văn hóa trong tiểu thuyết Linh sơn trên các khía cạnh văn hóa truyền thống Trung Hoa và văn hóa hiện đại phƣơng Tây ở cả nội dung lẫn hình thức. Đồng thời chúng tôi đặt các biểu hiện ấy trong tƣơng quan những sáng tác khác của Cao Hành Kiện và văn học của những tác giả hải ngoại nhƣ ông. 6. Kết cấu Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận văn đƣợc chia thành ba chƣơng: Chƣơng một là những vấn đề chung. Chúng tôi sẽ trình bày khái quát về tác giả Cao Hành Kiện và tiểu thuyết Linh sơn. Cùng với đó là những lý thuyết chúng tôi sẽ sử dụng trong luận văn về nhà văn hải ngoại, văn hóa học và ký hiệu học. 11
  16. Chƣơng hai chúng tôi bàn đến vấn đề biểu hiện của văn hóa Trung Hoa trong tiểu thuyết Linh sơn của Cao Hành Kiện trên các phƣơng diện văn hóa Trung Hoa truyền thống, lịch sử Trung Quốc thế kỷ XX, ý thức bảo tồn văn hóa truyền thống của một nhà văn lƣu vong nhƣ Cao Hành Kiện. Chƣơng ba chúng tôi đề cập tới vấn đề biểu hiện của văn hóa phƣơng Tây trong tiểu thuyết Linh sơn. Ở chƣơng này chúng tôi đề cập tới khía cạnh ảnh hƣởng của chủ nghĩa hậu hiện đại tới thi pháp của tiểu thuyết Linh sơn. 12
  17. PHẦN NỘI DUNG CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1.1. Hiện tƣợng đa văn hóa trong sáng tác của các nhà văn hải ngoại Cộng đồng các nhà văn hải ngoại là một tồn tại mang tính phổ biến trên thế giới. Vì nhiều lý do mà họ phải xa rời quê hƣơng, tổ quốc, di cƣ đến một đất nƣớc khác. Theo nhà nghiên cứu Phạm Gia Lâm, di cƣ/ di trú/ di dân, “danh từ gốc có tiếng latin này có nghĩa đen là sự “xuất cảnh”, “trục xuất” từ nƣớc này sang nƣớc khác, và về bản chất, đó là một quá trình có khởi đầu và kết thúc, có giới hạn về không gian và thời gian. Về mặt định tính, di cƣ có thể là tự nguyện hoặc bắt buộc; nguyên nhân dẫn đến tình trạng này cũng rất đa dạng, bao gồm những nguyên nhân về kinh tế, chính trị, tôn giáo, văn hóa, sắc tộc hoặc vì lý do riêng” [23, tr. 13], “Những ngƣời di tản khi định cƣ ở một vùng đất/ quốc gia mới ngoài quê hƣơng/ tổ quốc mình, có nhu cầu bảo tồn sự thống nhất về ngôn ngữ và văn hóa sẽ tạo nên một cộng đồng kiều dân/ cộng đồng hải ngoại.” [23, tr. 14] Nhƣ vậy, các nhà văn hải ngoại, họ là những cá nhân thuộc về cộng đồng kiều dân, những con ngƣời di cƣ và sống lƣu vong ngoài tổ quốc của họ. Sự lƣu vong xuất phát từ nhiều nguyên nhân do hoàn cảnh lịch sử, do mâu thuẫn với chính quyền, do lý do kinh tế... Khi lƣu vong nhƣ vậy “nhu cầu bảo tồn sự thống nhất về ngôn ngữ và văn hóa” là động lực để những ngƣời lƣu vong hợp thành các cộng đồng tại quốc gia họ đến. Đặc biệt, trong thời đại 4.0 hiện nay, họ liên kết lại thành cộng đồng lớn hơn, cộng đồng những ngƣời lƣu vong, xa xứ nơi nƣớc ngoài. Thuộc về cộng đồng kiều dân, những tác giả hải ngoại vừa mang đặc điểm chung của lớp ngƣời di cƣ, vừa mang đặc điểm riêng để khu biệt họ thành một nhóm đối tƣợng khá đặc biệt và phức tạp. Các nhà văn, họ là những con ngƣời nhạy cảm trƣớc sự đổi thay của môi trƣờng, xã hội, thời cuộc. Đồng thời đứng trƣớc những đổi 13
  18. thay đấy, họ dùng nghệ thuật ngôn từ để chuyển tải suy nghĩ, tình cảm, tâm tƣ, nguyện vọng lên trang giấy. Đầu tiên, họ mang trong mình nỗi niềm cố quốc của con ngƣời xa xứ nhƣ nhà nghiên cứu Phạm Gia Lâm từng viết: “Bất cứ sự lƣu vong nào, dù tự nguyện hay bắt buộc, cũng đều là bi kịch, là nỗi đau chia cắt, là nỗi sầu cố hƣơng, là cô đơn di trú”. [23, trang bìa 4] Vì thế văn chƣơng của các nhà văn lƣu vong luôn chứa đựng nỗi nhớ nƣớc, nhớ quê hƣơng và các biểu tƣợng, ký hiệu văn hóa của riêng tổ quốc họ. Nhƣng ở nơi xứ ngƣời, những tác giả hải ngoại còn gặp trở ngại không nhỏ trong mâu thuẫn giữa ngƣời di trú với đời sống văn hóa xã hội bản địa. Nhà văn phải sáng tác nơi đất khách với cuộc sống mới, vùng đất mới, nơi chứa đựng ngôn ngữ, văn hóa mới. Từ mâu thuẫn đó mà đặt ra cho ngƣời sáng tác không ít trăn trở về việc kiên quyết gìn giữ nét văn hóa truyền thống của cố quốc hay mềm dẻo hơn, vừa gìn giữ, vừa tiếp nhận, giao hòa truyền thống cùng văn hóa bản địa. Từ đấy xuất hiện hai trƣờng hợp, những nhà văn lƣu vong nhƣng vẫn kiên trì sáng tác bằng tiếng mẹ đẻ (nhƣ trƣờng hợp của Ivan Bunin, Cao Hành Kiện) và những nhà văn sáng tác bằng hai thứ tiếng, bên cạnh tiếng mẹ đẻ là ngôn ngữ bản địa. Các nhà văn sáng tác song song hai hay nhiều thứ tiếng nhƣ vậy, họ trở thành những tác giả song ngữ (nhƣ trƣờng hợp của Josept Conrad, Thomas Mann, Samuel Beckett, V. Nabokov,...): “[…] song ngữ/ song văn hóa là trỏ tình trạng một cá nhân hay một cộng đồng (nhóm xã hội, tộc ngƣời,…) có khả năng sử dung thành thạo ngôn ngữ thứ hai, ngoài tiếng mẹ đẻ/ thuộc về nền văn hóa thứ hai, ngoài nền văn hóa thuộc về tộc ngƣời của mình.” [23, tr. 262]. Cùng với đó là cách thể hiện đề tài, chủ đề, cách triển khai không gian, thời gian trong tác phẩm nghệ thuật của nhà văn. Họ sẽ lấy sáng tác bối cảnh là cố hƣơng hay bối cảnh đất nƣớc họ chuyển tới sinh sống, không gian một chiều hay không gian đa 14
  19. chiều, thời gian hiện tại hay thời gian quá khứ. Qua đó hình tƣợng nhân vật trong sáng tác của họ cũng xuất hiện nhiều giằng xé, mâu thuẫn nội tâm giữa một bên là quá khứ, một bên là thực tại, một bên là cố hƣơng, một bên là xứ ngƣời. Các tác giả hải ngoại dù họ kiên trì sáng tác bằng tiếng mẹ đẻ hay sáng tác bằng cả hai ngôn ngữ hoặc chỉ viết bằng thứ tiếng của đất nƣớc họ di cƣ tới (trƣờng hợp của Kazuo Ishiguro) thì văn chƣơng những nhà văn đó vẫn luôn mang nặng cảm thức của con ngƣời lƣu vong xa xứ. Đồng thời các tác giả ấy cũng trở thành kiểu nhà văn song văn hóa khi trong nội tại con ngƣời họ một bên vừa là văn hóa cố quốc, một bên vừa là văn hóa bản địa họ lƣu vong tới. Từ khó khăn đấy của các nhà văn lƣu vong, nhà nghiên cứu Phạm Gia Lâm đã chỉ ra: “Nhà văn rời bỏ không gian sống quen thuộc của mình và tiếp tục sáng tác trong điều kiện của một không gian khác, xa lạ. Nếu tính đến công cụ lao động sáng tạo của nhà văn là ngôn ngữ thì dễ hiểu nhà văn di tản đứng trƣớc khó khăn về ngôn ngữ nhƣ thế nào.[...] Vị trí địa lý hoặc mô hình ngôn ngữ quyết định nhƣ thế nào bản sắc dân tộc của nhà văn? Liệu nhà văn có trở thành đại diện của một nền văn học dân tộc khác khi vừa thay đổi nơi ở vừa thay đổi mô hình ngôn ngữ hay không? Số phận của diễn ngôn văn học mà nhà văn hải ngoại lựa chọn là nhƣ thế nào? Sáng tác của họ đƣợc tiếp nhận thế nào trong trƣờng văn học của xã hội nhập cƣ và trƣờng văn học của “mẫu quốc” [23, tr. 10] Tất cả đặt ra vấn đề vị trí sáng tác của những nhà văn hải ngoại ở đâu trong nền văn học thế giới? Khi một bên văn chƣơng họ vừa đại diện cho một phần lịch sử cố quốc họ từng sinh sống và một bên văn chƣơng họ cũng không thể tách rời đời sống xã hội vùng đất bản địa họ tái định cƣ. Sự đa văn hóa, giao thoa văn hóa đã làm nên tính phức tạp trong khía cạnh từ nội dung, tƣ tƣởng, nghệ thuật ở bản thân tác phẩm các nhà 15
  20. văn hải ngoại viết ra đến tính phức tạp khi khu biệt sáng tác cùng nhà văn đó vào tiến trình văn học sử của cả hai bên cố quốc lẫn đất nƣớc bản địa của tác giả. Trong số những tác giả lƣu vong, có thể kể đến các tên tuổi nổi tiếng nhƣ Ivan Bunin, Josept Conrad, Thomas Mann, Samuel Beckett, Vladimir Nabokov, Kazuo Ishiguro, Cao Hành Kiện... Những nhà văn đó khác nhau về nơi sinh ra, quốc tịch, tiếng nói, ngôn ngữ, niên đại họ sinh sống. Họ cũng có thể khác nhau về cách thức sáng tác hay dấu ấn cố quốc hằn in trong văn chƣơng của họ. Nhƣng những con ngƣời đó đều gặp nhau ở tâm thức của con ngƣời xa xứ, lƣu vong nơi đất khách quê ngƣời, gặp nhau ở cảm giác vô định “thiếu quê hƣơng”. Vì thế, bản thân các tác giả hải ngoại cùng sáng tác của họ dẫu có thể mang nhiều tranh cãi về vị trí trong tiến trình văn học sử song không thể phủ nhận, chính những tác phẩm đƣợc viết lên bởi những nhà văn lƣu vong đã góp phần không nhỏ tái hiện tâm lý, cuộc sống của cộng đồng kiều dân bởi nhiều lý do mà phải tha hƣơng xứ ngƣời. 1.2. Cao Hành Kiện và dòng chảy văn học Trung Quốc đƣơng đại Trong tiến trình văn học đƣơng đại Trung Quốc, Cao Hành Kiện có một vị trí khá đặc biệt. Đặc biệt bởi mỗi giai đoạn, ông lại gắn bó với văn học Trung Quốc theo một cách khác nhau. Những năm Cao Hành Kiện sống tại Trung Quốc, ông là nhà văn tiên phong trong những thể nghiệm mới mẻ ở các thể tài sáng tác. Và khi đã trở thành nhà văn lƣu vong, tác phẩm của Cao Hành Kiện trở thành một bộ phận của văn học Trung Hoa hải ngoại mà ở đó văn học cùng văn hóa Trung Hoa trở thành chất liệu đặc trƣng trong sáng tác của ông. Cao Hành Kiện sinh ngày 04 tháng 1 năm 1940 tại Cống Châu, một huyện thuộc tỉnh Giang Tây, Trung Quốc. Ông tốt nghiệp chuyên ngành tiếng Pháp của trƣờng Đại học Ngoại ngữ Bắc Kinh vào năm 1962. Sau khi tốt nghiệp, Cao Hành Kiện đến làm 16
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0