BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH<br />
_______________<br />
<br />
Đặng Thị Thùy Dương<br />
<br />
Chuyên ngành : Văn học Việt Nam<br />
Mã số<br />
: 60 22 34<br />
<br />
LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC<br />
<br />
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:<br />
<br />
TS. NGUYỄN THỊ NGỌC ĐIỆP<br />
<br />
Thành phố Hồ Chí Minh – 2009<br />
<br />
LÔØI CAÛM ÔN<br />
<br />
Em xin traân troïng caûm ôn coâ Nguyeãn Thò Ngoïc Ñieäp, ngöôøi ñaõ<br />
taän tình höôùng daãn em hoaøn thaønh luaän vaên naøy.<br />
Xin chaân thaønh caùm ôn caùc ngheä nhaân ñaõ hoã trôï tích cöïc cung<br />
caáp tö lieäu cho toâi trong quaù trình ñieàn daõ, söu taàm.<br />
Xin gôûi lôøi caùm ôn ñeán thaày coâ, gia ñình, ñoàng nghieäp vaø baïn<br />
beø thaân höõu ñaõ giuùp ñôõ, taïo ñieàu kieän thaät toát cho toâi trong quaù trình<br />
thöïc hieän ñeà taøi luaän vaên.<br />
<br />
Ñaëng Thò Thuøy Döông<br />
<br />
DANH MUÏC CAÙC CHÖÕ VIEÁT TAÉT<br />
<br />
Ñeå haïn cheá söï laëp laïi, chuùng toâi xin ñöôïc pheùp vieát taét moät soá töø:<br />
- CD-DC : ca dao- daân ca<br />
- VHDG<br />
<br />
: vaên hoïc daân gian<br />
<br />
- ÑVTP<br />
<br />
: ñôn vò taùc phaåm<br />
<br />
- NXB<br />
<br />
: nhaø xuaát baûn<br />
<br />
MỞ ĐẦU<br />
1.<br />
<br />
Lý do chọn đề tài, mục đích nghiên cứu<br />
<br />
Bến Tre là một trong những mảnh đất được khai sinh trong hành trình lịch sử Nam tiến của<br />
dân tộc. Là một tỉnh nhỏ thuộc Nam bộ nhưng nơi đây thường được gọi là vùng đất "?địa linh<br />
nhân kiệt" với những danh nhân trung - kiên - ái quốc đã góp phần không nhỏ vào sự hưng vong<br />
của quốc gia. Và trong tiến trình lịch sử, mảnh đất này cũng đã để lại những dấu ấn văn hóa riêng.<br />
Những dấu ấn văn hóa ấy được thể hiện rõ qua bộ phận văn học dân gian vùng đất này.<br />
Văn học dân gian Bến Tre rất phong phú về thể loại gồm: truyện cổ, truyện cười, truyện<br />
trạng, CD-DC, vè, tục ngữ, câu đố… Đáng chú ý trong văn học dân gian Bến Tre là CD-DC bởi<br />
nó được xem là thể loại ổn định, phản ánh rõ nét đặc điểm địa lý, lịch sử, văn hóa, ngôn ngữ và<br />
bản sắc con người nơi đây. Vì vậy, chúng tôi chọn CD-DC Bến Tre là đối tượng nghiên cứu cho<br />
đề tài này.<br />
Hơn nữa, hiện nay, chương trình Ngữ văn trung học phổ thông yêu cầu giảng dạy phần văn<br />
học địa phương. Là giáo viên trung học phổ thông, tôi thiết nghĩ nghiên cứu về CD-DC Bến Tre<br />
cũng là điều cần thiết và bổ ích trong quá trình giảng dạy của mình.<br />
Đề tài là sự khái quát có lý giải về đặc điểm nội dung và nghệ thuật của CD-DC Bến Tre dựa<br />
trên tài liệu đã có và bản thân người viết sưu tầm. Chúng tôi lấy tên đề tài là: "Khảo sát ca dao dân ca Bến Tre". Tìm hiểu đề tài này là tìm hiểu nét tương đồng cũng như khác biệt của CD-DC<br />
Bến Tre về nội dung, nghệ thuật so với CD-DC các vùng miền khác trên đất nước.<br />
Là người con của đất Bến Tre, tôi muốn góp thêm tiếng nói của mình vào công việc nghiên<br />
cứu, sưu tầm VHDG mà cụ thể là thể loại CD-DC ở quê hương Đồng Khởi.<br />
2.<br />
<br />
Lịch sử vấn đề<br />
<br />
Theo Nguyễn Phương Thảo, một nhà nghiên cứu văn học dân gian, thì một trong những<br />
người sớm nhất sưu tầm VHDG Bến Tre thời Pháp thuộc là Trương Vĩnh Ký. Trong phần sưu tầm<br />
của ông có công trình: Hát, lý, hò An Nam (1886), nhưng "khó có thể xác định được rạch ròi đâu<br />
là văn học dân gian Bến Tre, đâu là văn học dân gian của vùng khác" [87,tr.24].<br />
Công trình Tỉnh Bến Tre trong lịch sử Việt Nam (từ năm 1757 đến năm 1945) (1971) của<br />
Nguyễn Duy Oanh do Phủ quốc vụ khanh đặc trách văn hóa xuất bản. Công trình này có chương<br />
Văn chương bình dân để giới thiệu VHDG Bến Tre. Tác giả có 35 trang giới thiệu 11 truyện dân<br />
gian, gần 100 bài tục ngữ, ca dao, câu đố.<br />
Công trình Dân ca Bến Tre (1981) của Lư Nhất Vũ - Lê Giang, do Ty Văn hóa và<br />
Thông tin Bến Tre xuất bản. Đây là công trình giới thiệu bao quát các thể loại của dân ca Bến Tre<br />
như hò, lý, hát ru, hát sắc bùa, nói thơ, chú trọng nghiên cứu phần âm nhạc. Đồng thời, hai tác giả<br />
công bố những làn điệu sưu tầm được.<br />
Công trình Ca dao dân ca Nam Bộ (1984) của nhóm tác giả Bảo Định Giang, Nguyễn<br />
Tấn Phát, Trần Tấn Vĩnh, Bùi Mạnh Nhị, NXB Thành phố Hồ Chí Minh. Công trình này có những<br />
bài nghiên cứu chung về CD-DC Nam Bộ. Phần sưu tầm CD-DC có một số câu về địa danh, con<br />
người Bến Tre nhưng nhóm tác giả không ghi nơi sưu tầm.<br />
<br />
Công trình Văn học dân gian Bến Tre (1988) của Nguyễn Phương Thảo và Hoàng Thị Bạch<br />
Liên, NXB Hà Nội. Phần đầu của công trình là tiểu luận với những nội dung như: hoàn cảnh tự<br />
nhiên và xã hội, tình hình sưu tầm nghiên cứu, một vùng văn học dân gian, đặc điểm về nội dung<br />
và nghệ thuật của VHDG Bến Tre. Trong công trình này, tác giả đã tách ca dao và dân ca thành<br />
hai tiểu loại riêng. Riêng ở đặc điểm nghệ thuật ca dao, tác giả chú ý nét riêng và nhấn mạnh "một<br />
hiện tượng phải lưu ý khi xem xét ca dao Bến Tre về mặt hình thức là hiện tượng là những bài ca<br />
có ba dòng lời" [87,tr.60]. Tác giả có nêu số liệu khảo sát nhưng không lý giải. Về ngôn ngữ ca<br />
dao, tác giả khái quát "mang đặc điểm của phương ngữ, nhất là phương ngữ Nam bộ", " ngôn ngữ<br />
đầy sức sống, tươi rói, tác động mạnh vào cách nhìn, cách nghe của con người" [87,tr.61]. Đối với<br />
vấn đề này, tác giả chỉ dừng lại bằng việc nêu ví dụ. Tuy nhiên, đây là những gợi ý quý báu mà<br />
trong luận văn này chúng tôi sẽ tìm hiểu sâu hơn. Phần sau là công bố những tư liệu đã sưu tầm về<br />
các thể loại. Trong đó ca dao là 88 trang (với 900 bài). Phần dân ca gồm 38 trang với các tiểu loại<br />
như: hò (89 bài), lý (9 bài), đồng dao (9 bài), hát sắc bùa Phú Lễ (8 bài), hát đưa linh (3 đoạn hát),<br />
hát huê tình (17 bài). Ở phần này, ngoài một số bài dân ca sưu tầm, một số bài tác giả dẫn lại ở<br />
sách "Dân ca Bến Tre" của Lư Nhất Vũ- Lê Giang.<br />
Công trình Văn học dân gian đồng bằng sông Cửu Long (1999) của Khoa Ngữ Văn<br />
Trường Đại học Cần Thơ, NXB Giáo Dục. Công trình này chủ yếu công bố những tư liệu đã sưu<br />
tầm được về các thể loại văn xuôi dân gian và các thể loại văn vần dân gian ở đồng bằng sông Cửu<br />
Long. Ở thể loại CD-DC, căn cứ phần ghi xuất xứ, nhóm tác giả có sưu tầm 54 bài CD-DC ở Bến<br />
Tre.<br />
Công trình Địa chí Bến Tre (2001) của Thạch Phương- Đoàn Tứ chủ biên, NXB Khoa học xã<br />
hội Hà Nội. Ở chương I của phần 4 về Văn hóa giới thiệu về 8 thể loại của VHDG Bến Tre, trong<br />
đó có thể loại ca dao. Ca dao được giới thiệu gồm hai mảng cũ và mới với hai nội dung là công<br />
cuộc chinh phục thiên nhiên và công cuộc đấu tranh bảo vệ thành quả lao động. Tiếp theo là phần<br />
phân tích một cách khái quát hai nội dung. Có lưu ý thêm mảng ca dao về đề tài tình yêu lứa đôi,<br />
tình vợ chồng, hạnh phúc gia đình. Trong phần phụ lục về Văn hóa có 18 trang nêu 192 bài ca dao<br />
Bến Tre. Phần lớn những bài ca dao này trùng với những bài ca dao trong "Văn học dân gian Bến<br />
Tre" của Nguyễn Phương Thảo- Hoàng Thị Bạch Liên.<br />
Công trình Các hình thức diễn xướng dân gian ở Bến Tre (2005) của Lư Văn Hội, Sở Văn<br />
hóa - Thông tin Bến Tre xuất bản. Công trình này viết về 6 hình thức diễn xướng dân gian ở Bến<br />
Tre là: hát ru, hò, hát lý, hát sắc bùa Phú Lễ, nói vè, nói thơ vân Tiên. Đồng thời, tác giả cũng công<br />
bố một số tư liệu sưu tầm. Tuy nhiên, phần sưu tầm này cũng có một số bài trùng với các tài liệu<br />
trước.<br />
Như vậy, qua những công trình giới thiệu trên đây chúng tôi không thấy công trình nghiên<br />
cứu riêng về CD-DC Bến Tre mà chỉ có công trình nghiên cứu về dân ca (2 công trình). Phần lớn<br />
những nghiên cứu về CD-DC Bến Tre được viết chung trong phần VHDG Bến Tre hoặc trong<br />
CD-DC Nam Bộ, CD-DC đồng bằng sông Cửu Long. Công trình Văn học dân gian Bến Tre của<br />
Nguyễn Phương Thảo- Hoàng Thị Bạch Liên có một số gợi ý để luận văn tìm hiểu sâu hơn. Các<br />
công trình còn lại có giá trị tham khảo, nhất là về tài liệu sưu tầm. Việc khảo sát nội dung và nghệ<br />
thuật của CD-DC Bến Tre vẫn chưa trở thành đề tài nghiên cứu trọn vẹn. Vì vậy, trong luận văn<br />
này, chúng tôi cố gắng khảo sát nội dung và nghệ thuật CD-DC Bến Tre một cách có hệ thống.<br />
3.<br />
<br />
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu<br />
<br />