intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Văn học: Khảo sát văn học dân gian Stiêng

Chia sẻ: Lavie Lavie | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:138

143
lượt xem
29
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn Thạc sĩ Văn học: Khảo sát văn học dân gian Stiêng nêu lên khái quát về tộc người Stiêng; thần thoại, truyền thuyết, truyện cổ tích Stiêng; ca dao dân ca, sử thi Stiêng. Với các bạn chuyên ngành Văn học thì đây là tài liệu hữu ích.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Văn học: Khảo sát văn học dân gian Stiêng

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Từ Thị Thơ KHẢO SÁT VĂN HỌC DÂN GIAN STIÊNG LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC Thành phố Hồ Chí Minh – 2013
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Từ Thị Thơ KHẢO SÁT VĂN HỌC DÂN GIAN STIÊNG Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 60 22 34 LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN THỊ NGỌC ĐIỆP Thành phố Hồ Chí Minh – 2013
  3. LỜI CẢM ƠN Tôi xin gửi lời tri ân sâu sắc đến cô Nguyễn Thị Ngọc Điệp, người đã trực tiếp hướng dẫn, hết lòng giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Xin bày tỏ lòng biết ơn đến thầy Phan An, anh Phạm Hữu Hiến, già làng Điểu Hum, chú Điểu Bứa, chú Điểu Hích, ca sĩ Điểu Thị Kim Anh và toàn thể đồng bào Stiêng trên địa bàn tỉnh Bình Phước, đặc biệt là đồng bào Stiêng ở xã Lộc Hòa, huyện Lộc Ninh, đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong những ngày tôi đi thực tế điền dã tìm hiểu văn học dân gian Stiêng. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn phòng Khoa học Công nghệ – sau đại học trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, quý thầy cô trong Khoa Ngữ văn, các anh (chị) trong tổ Văn phòng Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bình Phước, gia đình, bạn bè, đã tạo mọi điều kiện, giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Luận văn không tránh khỏi thiếu sót, chúng tôi kính mong nhận được sự góp ý của quý thầy cô và các bạn. TP. Hồ Chí Minh, tháng 5/2013 Từ Thị Thơ
  4. MỤC LỤC MỤC LỤC ........................................................................................................... 1 MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1 1. Lí do chọn đề tài – Mục đích nghiên cứu .................................................. 1 2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................ 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................. 8 4. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 9 5. Đóng góp của luận văn ............................................................................ 10 6. Cấu trúc của luận văn .............................................................................. 11 Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ TỘC NGƯỜI STIÊNG ...................................... 13 1.1. Lịch sử tộc người Stiêng ................................................................... 13 1.2. Hoạt động kinh tế .............................................................................. 16 1.3. Tổ chức xã hội truyền thống .............................................................. 20 1.4. Đặc điểm văn hóa tộc người Stiêng .................................................. 24 1.5. Tình hình tư liệu văn học dân gian Stiêng ........................................ 32 Chương 2: THẦN THOẠI, TRUYỀN THUYẾT, TRUYỆN CỔ TÍCH STIÊNG ............................................................................................................. 39 2.1. Thần thoại ......................................................................................... 39 2.1.1. Đặc điểm nội dung .......................................................................... 39 2.1.2. Đặc điểm nghệ thuật ....................................................................... 46 2.2. Truyền thuyết .................................................................................... 48 2.2.1. Đặc điểm nội dung ........................................................................... 48 2.2.2. Đặc điểm nghệ thuật ....................................................................... 55 2.3. Truyện cổ tích ................................................................................... 60 2.3.1. Đặc điểm nội dung ........................................................................... 61 2.3.2. Đặc điểm nghệ thuật ........................................................................ 64 Chương 3: CA DAO-DÂN CA, SỬ THI STIÊNG .......................................... 70
  5. 3.1. Ca dao-dân ca ..................................................................................... 70 3.1.1. Đặc điểm nội dung .......................................................................... 70 3.1.2. Đặc điểm nghệ thuật ....................................................................... 75 3.2. Sử thi .................................................................................................. 82 3.2.1. Đặc điểm nội dung .......................................................................... 83 3.2.2. Đặc điểm nghệ thuật ....................................................................... 90 3.2.3. Giá trị văn hóa của sử thi Stiêng ................................................... 111 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 122 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 126
  6. 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài – Mục đích nghiên cứu Bình Phước – miền đất được coi như “Phần mái của Nam Sơn” (Trường Sơn Nam) là một vùng đất có lịch sử lâu đời, giàu truyền thống đấu tranh cách mạng. Ngay từ rất xa xưa, Bình Phước đã là vùng đất cư trú của nhiều dân tộc ít người như Stiêng, Mnông, Mạ, Chơro, Chăm, Khmer…Có thể nói rằng, đây là nơi hội tụ và giao lưu văn hóa của nhiều dân tộc anh em, tạo nên sự đa dạng và thống nhất trong bản sắc văn hóa của khu vực này nói riêng, của cả nước nói chung. Trong số các dân tộc ít người sinh sống ở Bình Phước thì người Stiêng – một trong những chủ nhân lâu đời của vùng đất phía bắc tỉnh Bình Phước – là dân tộc có số dân đông nhất. Cho nên, có thể gọi Bình Phước là “trung tâm” của văn hóa Stiêng ở Việt Nam. Là một dân tộc thuộc cộng đồng các dân tộc Tây Nguyên, dân tộc Stiêng có một nền văn hóa vừa mang nhiều sắc thái chung với những dân tộc anh em sống xung quanh vừa mang những nét riêng, độc đáo của dân tộc mình. Điều đó được thể hiện một cách rõ nét qua vốn văn học dân gian của dân tộc này. Chúng tôi chọn đề tài “Khảo sát văn học dân gian Stiêng” vì những lí do sau: Góp phần tìm hiểu đặc điểm văn học dân gian Stiêng: Vốn văn học dân gian của dân tộc này như thế nào? Có những nét nổi bật nào về đặc điểm cơ cấu, thể loại? Mỗi thể loại có những đặc điểm nào cần chú ý? Vai trò, ý nghĩa của văn học dân gian trong đời sống cộng đồng Stiêng? Mối quan hệ giữa văn học dân gian Stiêng và văn hóa Stiêng như thế nào? Trả lời những câu hỏi trên sẽ giúp chúng tôi nhận diện bức tranh toàn cảnh về đời sống tinh thần của người Stiêng trên địa bàn tỉnh Bình Phước nói riêng cũng như đời sống tinh
  7. 2 thần của các dân tộc anh em nói chung, góp phần làm phong phú thêm bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam. Chuyến đi thực tế điền dã đã giúp chúng tôi có điều kiện thu thập được nhiều thông tin bổ ích, nhiều văn bản văn học dân gian chưa được biết đến. Qua luận văn này, chúng tôi muốn cung cấp thêm nhiều tư liệu quý, giúp người dạy, người học, các nhà nghiên cứu có cái nhìn khái quát hơn trong quá trình tiếp cận văn học dân gian Stiêng. Góp phần bảo tồn, lưu giữ vốn văn hóa tinh thần đặc sắc của dân tộc Stiêng: Người Stiêng không có chữ viết. Vốn văn học dân gian của họ được lưu giữ qua truyền miệng, bằng trí nhớ của những già làng. Hiện nay, nhiều dấu hiệu cho thấy bản sắc văn hóa của dân tộc Stiêng ở tỉnh Bình Phước nói chung, ở các huyện cư trú chủ yếu của người Stiêng nói riêng đang đứng trước nguy cơ mất mát lớn. Do đó, cần tiến hành sưu tầm, khảo sát, nghiên cứu đồng bộ trên mọi lĩnh vực, đặc biệt là vốn văn học dân gian – thể hiện rõ nhất đời sống tinh thần của người Stiêng – để từ đó có thể đánh giá và khôi phục kịp thời vốn văn hóa đặc sắc này. Đồng thời, luận văn cũng là món quà nhỏ mà chúng tôi muốn dành tặng những nghệ nhân Stiêng – những người có nhiều tâm huyết trong việc giữ gìn và phát huy vốn văn học dân gian của dân tộc mình. 2. Lịch sử vấn đề So với các dân tộc khác ở Tây Nguyên và Đông Nam bộ, văn học dân gian của người Stiêng được biết đến khá muộn. Số lượng các công trình sưu tầm, nghiên cứu về văn học dân gian Stiêng rất ít. Có thể điểm qua một số công trình sưu tầm, nghiên cứu văn học dân gian Stiêng sau: Truyện kể dân gian Stiêng được người đọc biết đến đầu tiên qua Tuyển tập truyện cổ tích các dân tộc ở Việt Nam (1987). Tuyển tập sưu tuyển và
  8. 3 giới thiệu truyện kể dân gian của các dân tộc ít người ở Việt Nam, trong đó có 01 bản kể Sự tích kiêng ăn thịt Cà héc của dân tộc Stiêng. Dân ca Sông Bé (1991) là kết quả chuyến đi thực tế sưu tầm – nghiên cứu dân ca Nam bộ của tập thể tác giả Lư Nhất Vũ, Nguyễn Văn Hoa, Lê Giang, Từ Nguyên Thạch. Các nhà nghiên cứu đã lặn lội đến các làng, các ấp, các phum sóc và đã ghi thu được hàng trăm làn điệu dân ca, hàng ngàn câu hát dân gian vô cùng quý hiếm. Trong chương 2, tác giả Lư Nhất Vũ và Nguyễn Quang Hoa có bài viết giới thiệu Đặc trưng nghệ thuật âm nhạc trong dân ca các dân tộc ở Sông Bé, trong đó có dân tộc Stiêng. Họ cho rằng: “Nhìn chung các làn điệu dân ca Stiêng chủ yếu là dựa vào một âm hình chủ đạo xuất hiện đầu bài, sau đó được khắc họa âm hình bằng cách tái hiện đi đôi với biến hóa ở mức độ chưa cao; nó bình dị và mộc mạc như củ khoai lùi, như trái bắp nướng, như chùm trái gùi chín…[75, 90]. Tập sáchcòn giới thiệu 12 bài dân ca Stiêng (cả phần kí âm và dịch nghĩa) do nhóm sưu tầm trên địa bàn tỉnh Bình Phước [75, 273-300]. Tác giả Nguyễn Phương Thảo sưu tuyển và giới thiệu truyện kể dân gian Nam bộ, trong đó có 01 bản kể truyện dân gian Stiêng Truyền thuyết về thác nước Lieng Hur qua công trình Huyền thoại miệt vườn (1994). Trong Hợp tuyển truyện cổ tích Việt Nam (1996), Lữ Huy Nguyên và Đặng Văn Lung sưu tuyển và giới thiệu truyện kể dân gian Việt Nam, trong đó có 01 bản kể truyện dân gian Stiêng Người mồ côi. Nguyễn Thị Huế và Trần Thị An sưu tuyển và giới thiệu các tác phẩm văn học dân gian tập hợp trong Tuyển tập văn học dân gian Việt Nam (1999). Trong các tác phẩm được sưu tuyển và giới thiệu có 01 bản kể truyện dân gian Stiêng Nguồn gốc loài người. Trong bài viết Bước đầu tìm hiểu truyện cổ Stiêng đăng trên website của Khoa Văn học và Ngôn ngữ, Trường Đại học KHXH&NV TP.HCM
  9. 4 (ngày 25/09/2009), tác giả Phan Xuân Viện đã thống kê, phân loại, nhận diện và phân tích sơ lược 135 truyện kể dân gian Stiêng. Số lượng truyện kể nói trên là kết quả chuyến đi thực tế, sưu tầm điền dã văn học dân gian Bình Phước trong đó có văn học dân gian/truyện kể dân gian Stiêng của đoàn sinh viên Khoa Văn học và Ngôn ngữ Trường Đại học KHXH&NV TP.HCM. Tác giả bài viết kết luận: “Kết quả khảo sát bước đầu cho thấy vốn truyện cổ Stiêng vừa rất phong phú về số lượng, vừa đa dạng về thể loại” [87]. Cùng chủ đề nêu trên, trong bài viết Tìm hiểu truyện cổ tộc người Stiêng ở Bình Phước đăng trên website của Khoa Văn học và Ngôn ngữ, Trường Đại học KHXH&NV TP.HCM (ngày 23/01/2012), Phan Xuân Viện đã giúp người đọc có cái nhìn cụ thể hơn về vốn truyện cổ Stiêng nói riêng, văn học dân gian Stiêng nói chung. Tác giả viết: “Kho tàng văn học dân gian Stiêng ở Bình Phước rất phong phú với đủ thể loại như thần thoại, truyền thuyết, sử thi, truyện cổ tích, truyện cười, truyện ngụ ngôn, thơ ca, hát nói dân gian. Qua hai đợt sưu tầm điền dã văn học dân gian trong hai năm 2008 và 2009, tổng số truyện kể dân gian sưu tầm tại gần 40 xã điểm có đồng bào Stiêng sinh sống thuộc 6 huyện như Bình Long, Đồng Phú, Lộc Ninh, Bù Đốp, Phước Long và Bù Đăng gồm có 233 truyện” [88]. Bài viết đi sâu khảo sát nội dung và nghệ thuật của các thể loại và tiểu loại truyện cổ dân gian Stiêng, từ đó rút ra những đặc điểm cơ bản của từng thể loại tự sự dân gian, giúp người đọc có cái nhìn đầy đủ hơn trong việc nhận biết và phân tích vốn truyện cổ phong phú này. Bài viết cũng mở ra những hướng nghiên cứu mới cho người đọc. Đó là chứng minh quá trình giao lưu tiếp biến văn hóa giữa các tộc người láng giềng cộng cư và xen cư như Ê Đê, Mnông, Khmer, Việt…với tộc người Stiêng ở tỉnh Sông Bé – Bình Phước từng xảy ra trong quá khứ xa và gần thông qua những truyện cổ Stiêng như Rùa và Khỉ, Ji Băch Ji Bay, Người vợ khôn ngoan, Chuyện trạng Achơi…
  10. 5 Cũng dựa vào kết quả sưu tầm trên 1, Nguyễn Thị Tuyết Sương thực hiện luận văn tốt nghiệp đại học với đề tài Văn học dân gian Bình Phước – Truyện kể dân gian (2009). Tác giả luận văn đã phân tích sơ lược về các thể loại trong văn học dân gian các dân tộc ở Bình Phước (trong đó có văn học dân gian Stiêng) như thần thoại, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện cười, truyện ngụ ngôn. Bước đầu, luận văn đã giúp người đọc thấy được những đặc điểm về nội dung và nghệ thuật trong truyện kể dân gian Stiêng. Phần cuối luận văn là phần sưu tuyển các tác phẩm thuộc các thể loại nói trên. Luận văn tốt nghiệp đại học của Trương Thị Thu Thảo với đề tài Văn học dân gian Bình Phước – Tục ngữ và câu đố (2009) đem đến cho người đọc cái nhìn khái quát về hai thể loại tục ngữ và câu đố trong văn học dân gian các dân tộc ở Bình Phước (trong đó có văn học dân gian Stiêng). Phần cuối của luận văn cũng là phần sưu tuyển tác phẩm thuộc hai thể loại nêu trên. Hoàng Thị Lệ Hằng với đề tài luận văn tốt nghiệp đại học Văn học dân gian Bình Phước – Ca dao dân ca (2009) cũng đã đem đến cho người đọc cái nhìn khái quát về thể loại ca dao-dân ca trong văn học dân gian Bình Phước, trong đó có ca dao-dân ca của dân tộc Stiêng. Thế nhưng, phần lớn các tác phẩm được sưu tuyển trong hai tài liệu Văn học dân gian Bình Phước – Tục ngữ và câu đố (2009) và Văn học dân gian Bình Phước – Ca dao dân ca (2009) chủ yếu là của người Kinh, một số tác phẩm có nhiều nghi vấn nên chúng tôi không chọn hai tài liệu này để khảo sát. Mặc dù có nhiều đóng góp trong nghiên cứu văn học dân gian Bình Phước nói chung, văn học dân gian Stiêng nói riêng, nhưng các đề tài tốt nghiệp trên cũng chỉ dừng lại ở việc chỉnh lí, phân loại, giới thiệu và mô tả tài 1 Nguồn tài liệu này cũng là nguồn tài liệu mà tác giả Phan Xuân Viện sử dụng trong bài viết của ông.
  11. 6 liệu sưu tầm từ chuyến đi thực tế, điền dã, chưa đi sâu nghiên cứu một cách có hệ thống, chưa đánh giá đầy đủ, cụ thể về đối tượng. Trong bài viết Đi tìm câu hát dân ca Stiêng (đăng trên trang điện tử báo Tuổi trẻ, ngày 28/02/2004), tác giả Lam Điền đã cho người đọc thấy được vốn ca dao-dân ca phong phú của người Stiêng. Thế nhưng, vốn ca dao-dân ca này hiện đang còn tiềm ẩn. Tác giả viết: “Từ bà Điểu Thị K’hen, mọi người mới phát hiện rằng người Stiêng có cả ca dao, tục ngữ. Lối ca kể được gọi là tâm pớt của người Stiêng còn chứa đựng những câu chuyện ngụ ngôn. Bà K’hen còn thuộc nhiều câu chuyện về con rùa và con khỉ, con cheo với con cọp. Bà K’hen ngồi hát tâm pớt một đoạn nói về lịch sử của núi Bà Rá, núi Bà Đen...với những câu chuyện truyền thuyết có từ ngàn đời mà hiện nay không dễ tìm người còn nhớ được…Theo ước đoán của ông Điểu Đươu, hiện nay toàn Bù Đăng có khoảng hai người hát được tâm pớt kéo dài hai ngày hai đêm mới hết....Chúng tôi rời Đăk Nhau với hình ảnh của người phụ nữ 54 tuổi còn giữ hàng ngàn câu ca trong tâm khảm…”. Qua bài viết Người Stiêng đi tìm lời ru của mẹ (đăng trên trang tin điện tử của báo Công an nhân dân, ngày 07/01/2009) của tác giả Anh Ngọc, người đọc thấy được những khó khăn, gian khổ, thiếu thốn cũng như những thành tựu bước đầu của Điểu Đức – người con ưu tú của dân tộc Stiêng – trong hành trình đi tìm “lời ru của mẹ”. Tác giả bài viết cho biết: “Sau gần 2 năm lặn lội tìm tòi, được chính quyền và một số nghệ nhân giúp đỡ, Điểu Đức đã ghi âm lại được 10 làn điệu dân ca Stiêng với hàng ngàn bài hát ru, hát giao duyên, hát ngợi ca đất nước, con người và rừng núi. Cũng trong cuộc hành trình ấy, Điểu Đức còn ghi chép lại được hàng ngàn bài ca dao Stiêng với nhiều chủ đề khác nhau, 10 bài sử thi Stiêng. Mỗi bài sử thi nói về một con người, về một câu chuyện trong một giai đoạn lịch sử cụ thể, nói về ông Tiên, về lịch sử hình thành trời đất, về một con sông, con suối thiêng, về thời đồ đá, đồ đồng
  12. 7 mà người Stiêng đã từng trải qua và in đậm trong tiềm thức của họ…”. Tháng 3/2007, những giai điệu dân ca Stiêng này đã được các nghệ sĩ Stiêng ở Bình Phước biểu diễn trên sân khấu trong Chương trình Liên hoan Dân ca truyền hình toàn quốc được tổ chức tại Bình Dương. Từ những cơ hội này, lần đầu tiên công chúng cả nước được biết đến cái hay, cái đẹp của dân ca Stiêng: “Nếu như dân ca của người Stiêng ở các tỉnh vùng Tây Nguyên hừng hực như có lửa, dân ca của người Kinh thì sâu lắng, thiết tha thì dân ca của người Stiêng ở Bình Phước lại duyên dáng và nền nã” [76]. “Sử thi tộc người Stiêng Krông Kơ Laas đoạt hồn nàng Rơ Liêng Mas” (2010) của tập thể tác giả Phan Xuân Viện, Phùng Thị Thanh Lài, Điểu Mí, Điểu Hích là công trình sưu tầm, nghiên cứu đầu tiên về sử thi Stiêng. Tập thể tác giả đã tiến hành ghi âm, kí âm, biên dịch sử thi Krông Kơ Laas đoạt hồn nàng Rơ Liêng Mas và giới thiệu cùng người đọc sử thi này. Trước khi giới thiệu văn bản tác phẩm (cả phần kí âm tiếng Stiêng và tiếng Việt), các tác giả đã dành 40 trang phân tích tác phẩm. Phần phân tích này hướng vào một số nội dung chính như: xác định thể loại tác phẩm (qua việc xác định chức năng thể loại trong đời sống cộng đồng, tính diễn xướng cộng đồng, đề tài, nội dung và yếu tố thi pháp; nêu bật giá trị văn hóa tinh thần của tộc người Stiêng qua tác phẩm; xác định phương thức lưu truyền sử thi Krông Kơ Laas đoạt hồn nàng Rơ Liêng Mas. Công trình nằm trong Dự án Công bố, phổ biến tài sản văn hóa, văn nghệ dân gian Việt Nam và đã đạt giải ba của Hội văn nghệ dân gian Việt Nam. Đây là công trình có tính chất tiên phong, gợi mở các đề tài nghiên cứu về văn học dân gian Stiêng nói chung, sử thi Stiêng nói riêng. Lần đầu tiên, người đọc biết đến sử thi Stiêng và giá trị của nó: “Mặc dù không mang tầm cỡ là “bộ bách khoa thư” hay là “từ điển sống” như các bộ sử thi Tây Nguyên khác đã được công bố nhưng sử thi Krông Kơ Laas đoạt hồn nàng Rơ Liêng Mas cũng mang những giá trị phản
  13. 8 ánh đời sống lịch sử xã hội cùng những biến chuyển của nó. Tác phẩm đã phản ánh quá trình hình thành và phát triển của các chế độ xã hội, đặc biệt ở đây là xã hội song hệ với các mối quan hệ khá đa dạng. Đồng thời, nó cũng phản ánh sự hình thành và ổn định đời sống văn hóa của dân tộc, các nghi lễ, phong tục, tập quán…của xã hội Stiêng xưa kia. Chính điều này đã tạo nên giá trị văn hóa cao về nhiều mặt cho tác phẩm sử thi. Bên cạnh đó, tác phẩm cũng là nguồn sử liệu quan trọng trong nghiên cứu lịch sử và nguồn gốc tộc người thông qua những mối quan hệ giữa con người với môi trường tự nhiên, đời sống xã hội của tộc người nơi đây, phong tục tập quán. Từ đây sẽ góp phần tạo dựng bản sắc văn hóa tộc người” [68, 52-53]. Trên đây, chúng tôi đã giới thiệu một cách ngắn gọn các công trình sưu tầm, nghiên cứu về văn học dân gian Stiêng. Qua đó, có thể thấy văn học dân gian Stiêng đã được các nhà nghiên cứu quan tâm, tiếp cận từ nhiều góc độ, bình diện khác nhau. Tuy nhiên, phần lớn các công trình trên chỉ mang tính chất sưu tầm, giới thiệu các tác phẩm văn học dân gian một cách tản mạn, chung chung chứ chưa thành hệ thống, chưa được sắp xếp một cách khoa học, đầy đủ. Trước tình hình đó, việc nghiên cứu cơ cấu thể loại, hệ thống thể loại, tình hình văn bản, số lượng tác phẩm, giá trị tác phẩm thuộc các thể loại trong văn học dân gian Stiêng nhằm giúp người đọc có cái nhìn khái quát hơn về diện mạo văn học dân gian Stiêng là một việc làm hết sức cần thiết. Đó cũng chính là mục đích và nhiệm vụ của chúng tôi trong luận văn này. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Như tên đề tài luận văn đã chỉ rõ, đối tượng nghiên cứu của luận văn là Văn học dân gian Stiêng. Sau khi điểm qua tình hình tư liệu sưu tầm, nghiên cứu văn học dân gian Stiêng, chúng tôi tiến hành khảo sát các thể loại trong văn học dân gian Stiêng, từ đó phác thảo diện mạo
  14. 9 chung cho văn học dân gian của tộc người Stiêng trên địa bàn tỉnh Bình Phước. Chúng tôi quan tâm, chú ý nhiều hơn đến thể loại sử thi vì đây là thể loại phản ánh đầy đủ nhất những nét văn hóa độc đáo, đặc trưng của người Stiêng. Phạm vi nghiên cứu: + Luận văn chủ yếu tìm hiểu những nội dung liên quan đến văn học dân gian Stiêng trên địa bàn tỉnh Bình Phước. Có 5 vùng chủ yếu: Bù Đăng, Lộc Ninh, Chơn Thành, thị xã Phước Long và thị xã Đồng Xoài. Đặc biệt, chúng tôi quan tâm nhiều nhất đến xã Lộc Hòa, huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước vì đây là vùng đất “đậm đặc văn hóa Stiêng” nhất cho đến tận ngày nay. + Luận văn chủ yếu khảo sát năm thể loại cơ bản trong văn học dân gian Stiêng: thần thoại, sử thi, truyền thuyết, truyện cổ tích, ca dao-dân ca. Nguồn tư liệu: Nghiên cứu dựa trên nguồn tác phẩm đã được công bố trước đây và nguồn tác phẩm do tác giả luận văn điền dã, sưu tầm. 4. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình thực hiện đề tài, người viết sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp điền dã dân tộc học: Với phương pháp này, chúng tôi trực tiếp đi đến những vùng đất đã hoạch định (Bù Đăng, Lộc Ninh, Chơn Thành, thị xã Phước Long và thị xã Đồng Xoài); gặp gỡ và phỏng vấn nhiều đối tượng ở mọi lứa tuổi để nắm bắt thông tin, phục vụ cho đề tài nghiên cứu; gặp gỡ các già làng, các nghệ nhân để tiến hành sưu tầm tác phẩm. Trên cơ sở những tác phẩm đã sưu tầm được, chúng tôi soi chiếu dưới góc độ lí thuyết của thể loại và quá trình diễn xướng của nghệ nhân để xác định thể loại văn học dân gian.
  15. 10 Phương pháp này là phương pháp cơ bản. Với phương pháp này, chúng tôi có được cơ sở dữ liệu và những thông tin quan trọng cho việc nghiên cứu đề tài cũng như đảm bảo tính khách quan của đề tài. Phương pháp thống kê, miêu tả: thống kê tất cả tác phẩm chúng tôi được tiếp cận của những người đi trước và những tác phẩm mà chúng tôi đã sưu tầm được thành các số liệu làm căn cứ cho việc đưa ra những kết luận khoa học. Thống kê những chi tiết, tần số xuất hiện các motif, các biện pháp nghệ thuật trong tác phẩm để kết luận những đặc điểm có tính quy luật. Từ đó tiến hành miêu tả kết cấu, nội dung, những mẫu số chung để làm cơ sở kết luận cho đề tài nghiên cứu. Phương pháp loại hình, lịch sử: Sử dụng phương pháp này để thấy được đặc điểm văn hóa tộc người, mối quan hệ giữa văn hóa và văn học dân gian. Qua việc khảo sát văn học dân gian Stiêng, giúp người đọc có được cái nhìn toàn cảnh về bản sắc văn hóa dân tộc Stiêng. Phương pháp phân loại, hệ thống: Phân loại những tác phẩm đã được tiếp cận trực tiếp và những tác phẩm sưu tầm theo tiêu chí đặt ra để giới hạn đối tượng nghiên cứu. Sắp xếp các tác phẩm vào một hệ thống để phân tích, lí giải mối liên hệ giữa các yếu tố để thấy được tính chỉnh thể của vấn đề. Phương pháp phân tích, tổng hợp: Dựa trên nguồn tài liệu đã được sưu tầm và nguồn tài liệu của chúng tôi trong chuyến đi thực tế, điền dã, chúng tôi tiến hành phân tích, tìm hiểu từng thể loại cụ thể (thần thoại, sử thi, truyền thuyết, truyện cổ tích, ca dao-dân ca) ở cả hai mặt nội dung và nghệ thuật, từ đó đưa ra những kết luận có tính khái quát về văn học dân gian Stiêng. 5. Đóng góp của luận văn Luận văn có những đóng góp sau: - Bước đầu giúp người đọc có cái nhìn khái quát về văn học dân gian Stiêng, những đặc trưng cơ bản của văn học dân gian Stiêng cũng như vai trò,
  16. 11 ý nghĩa, thực trạng của văn học dân gian Stiêng hiện nay trên địa bàn tỉnh Bình Phước. - Bổ sung nguồn tư liệu cho việc nghiên cứu văn học dân gian Stiêng cũng như nghiên cứu những lĩnh vực khác về tộc người Stiêng như văn hóa, lịch sử… 6. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Nội dung luận văn được triển khai trong ba chương: Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ TỘC NGƯỜI STIÊNG Gồm 25 trang. Nội dung của chương này là cái nhìn tổng quan về tộc người Stiêng: tên gọi, lịch sử tộc người, sự phân bố dân cư, hoạt động kinh tế, tổ chức xã hội, đặc điểm văn hóa và tình hình tư liệu sưu tầm, nghiên cứu về văn học dân gian Stiêng. Chương 2: THẦN THOẠI, TRUYỀN THUYẾT, TRUYỆN CỔ TÍCH STIÊNG Gồm 30 trang. Nội dung của chương này là thống kê số lượng bản kể, xác định các đặc điểm về nội dung, nghệ thuật của thần thoại, truyền thuyết, truyện cổ tích Stiêng… Chương 3: CA DAO-DÂN CA, SỬ THI STIÊNG Gồm 50 trang. Nội dung của chương này là tìm hiểu hai thể loại ca dao- dân ca và sử thi Stiêng về các mặt: số lượng bản kể, đặc điểm nội dung, đặc điểm nghệ thuật, đặc biệt là thể loại sử thi. Qua quá trình phân tích sẽ làm rõ nhận định: “Sử thi Stiêng được coi là thể loại rõ nét nhất phản ánh bản sắc văn hóa dân tộc Stiêng”. Ngoài ra, luận văn còn có phần phụ lục được in thành một tập riêng. Nội dung phụ lục là những thông tin chúng tôi nắm bắt được trong chuyến đi thực tế, điền dã. Chúng tôi tiến hành thực hiện phụ lục đính kèm luận văn nhằm
  17. 12 giúp người đọc có cái nhìn khái quát hơn về văn học dân gian Stiêng nói riêng, vùng đất và con người Stiêng nói chung mà trong giới hạn nội dung luận văn chúng tôi chưa có dịp giới thiệu.
  18. 13 Chương 1 KHÁI QUÁT VỀ TỘC NGƯỜI STIÊNG 1.1. Lịch sử tộc người Stiêng Tên gọi Trong bảng danh mục các dân tộc Việt Nam (Ban hành theo quyết định số 121 – TCTK/PPCĐ ngày 02 tháng 3 năm 1979) của Tổng cục thống kê, số thứ tự 22 có ghi dân tộc Xtiêng. Ngoài ra còn có một số cách gọi và cách viết khác như: Satiêng, Sađiêng, Xađiêng, XaChiêng, XaTiêng, Xêdiêng…Trong thời Pháp thuộc, danh từ dùng để chỉ các tộc người thiểu số ở vùng cao là “mọi”, “man”, trong đó có người Stiêng. Trong luận văn này, chúng tôi thống nhất cách viết và gọi tên “Stiêng”. Chúng tôi đi thực tế điền dã và hỏi người Stiêng về tên gọi của dân tộc mình. Phần lớn họ đồng ý với cách gọi tên và phiên âm như trên. Đây cũng là cách dùng phổ biến của một số nhà nghiên cứu trong thời gian gần đây. “Theo tiếng Stiêng và cách phát âm gốc thì phải viết là Sdiêng. Do chữ D trong tiếng Stiêng rất khó phát âm, không đọc như chữ D, Đ trong tiếng Việt, người Stiêng thường đọc chữ D như cách phát âm trong tiếng Anh, dần dần họ viết và đọc hẳn như chữ Đ trong tiếng Việt nên những người làm nghiên cứu và ghi chép về người Stiêng đã biến đổi tên từ Sdiêng thành Stiêng” [64, 7]. Người Stiêng có nhiều nhóm địa phương. Một số tài liệu cho rằng, có bốn nhóm là: Bù Đíp, Bù Lách, Bù Dek, Bù Lơ. Một vài tài liệu khác cũng ghi nhận có bốn nhóm địa phương Stiêng là: Bù Dih – Vu Dih (vùng thấp), Bù Lơ – Vu Lơ (vùng cao), Bù Biêt – Vu Viêt (nhóm ảnh hưởng người Mnông, số đầu người sông Đak Quit và tại tỉnh MunĐunKiRi) và Bù Las – Vu Las (nhóm sống ở khu vực trảng). Hiện nay, người Stiêng chủ yếu còn tồn
  19. 14 tại hai nhóm chính là Bù Lơ và Bù Dek. Những công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước từ trước đến nay đều thống nhất xếp ngôn ngữ Stiêng vào họ Nam Á, nhóm Môn – Khmer. Trong quá khứ cũng như hiện tại, người Stiêng có những quan hệ về nguồn gốc, lịch sử phát triển tộc người, có mối giao lưu văn hóa với các dân tộc ít người ở Tây Nguyên như Mnông, Mạ, Kơho, Khmer… Lịch sử tộc người Những tài liệu khảo cổ học, nhân chủng học ở miền Đông Nam bộ, đặc biệt là ở tỉnh Bình Phước còn quá ít để có thể giúp chúng ta hiểu thấu đáo về lịch sử, nguồn gốc tộc người Stiêng thời cổ đại. Những di tích, di chỉ tìm được ở Dốc Chùa (Tân Uyên, Bình Dương), thành Cổ Tròn (Bình Long, Bình Phước), bộ đàn đá (Lộc Ninh, Bình Phước) là những phát hiện quan trọng. Tuy nhiên, những phát hiện ấy chưa là căn cứ chính xác để khẳng định rằng người Stiêng là chủ nhân của các nền văn hóa cổ xưa ấy. Những năm cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, một số nhà nghiên cứu người Pháp như Taber (1838), Azémar (1887), Barthélémy (1904), Raulin (1936)…đã nghiên cứu và cho ra đời một số tác phẩm về người Stiêng ở Bình Phước. Qua những tài liệu khảo cổ học, nhân chủng học, dân tộc học của các tác giả nêu trên, chúng ta có thể hình dung về địa bàn sinh sống của người Stiêng như sau: từ thời kì Đá mới đến thời kì Đồ đồng ở miền Nam Đông Dương, trong đó có vùng đất Bình Phước ngày nay là địa bàn sinh sống của người Stiêng (nhóm Indônêdiêng) cổ đại, ngôn ngữ nhóm Môn – Khmer. Đây là vùng đất của tổ tiên người Stiêng và một số dân tộc khác như Mạ, Mnông và nhiều dân tộc khác ở Tây Nguyên [1, 10-13]. Từ khoảng thế kỉ II đến thế kỉ III, tộc người Stiêng phát triển mạnh, khu vực cư trú ngày càng được mở rộng ở vùng Nam Tây Nguyên và Đông Nam bộ. Sau thế kỉ X, người Stiêng đã trở thành một tộc người hùng mạnh. Một số
  20. 15 tài liệu đã nhắc đến một “Vương quốc Stiêng”, “Vương quốc Mạ”…cho thấy sự phát triển hùng mạnh của các tộc người ở đây nhưng có lẽ đó chưa phải là một quốc gia theo đầy đủ ý nghĩa của nó [1, 48-49]. Theo những phần ghi chép trong sách địa lí, lịch sử thời Nguyễn và một vài công trình khảo sát của người Pháp ghi lại thì vùng cư trú của người Stiêng trước thế kỉ XIX khá rộng lớn, chiếm gần hết tỉnh Bình Phước, lan sang một phần tỉnh Tây Ninh hiện nay. Đây cũng là khu vực tranh chấp giữa người Chăm và người Khmer trong nhiều thế kỉ. Về sau, một số nhóm người Khmer từ phía Tây và Tây Bắc đã chuyển cư vào vùng phía Tây tỉnh Bình Phước, đẩy lùi và thu hẹp địa bàn cư trú của người Stiêng. Một vài nhóm người Chăm trong cuộc tranh chấp với người Khmer cũng trụ lại phía Tây Nam, vùng giữa sông Sài Gòn và sông Bé, góp phần làm thu hẹp địa bàn cư trú của người Stiêng lui về phía Bắc. Đến cuối thế kỉ XIX và đầu thế kỉ XX, sự hiện diện của người Việt trong cuộc Nam tiến đã nhanh chóng đẩy người Stiêng rút khỏi các vùng cư trú dọc các chi lưu sông Sài Gòn và sông Bé, sông Đồng Nai. Vào khoảng những năm 20 – 30 của thế kỉ XX, công cuộc bình định và thành lập các đồn điền cao su của thực dân Pháp đã xua đuổi người Stiêng rời khỏi vùng đất đỏ phía Tây Bắc Thủ Dầu Một vào các thung lũng đất xám. Người Stiêng vốn là một nhóm người từ phía Bắc, di chuyển xuống phía Nam bán đảo Đông Dương, cùng thời với những đợt chuyển cư lớn ở Đông Nam Á lục địa. Người Stiêng có thể đã định cư ở miền Nam Tây Nguyên từ những thế kỉ trước công nguyên. Họ đã nhanh chóng thích ứng với điều kiện địa lí tự nhiên khu vực rừng mưa nhiệt đới Nam Tây Nguyên, đặc biệt là những cánh rừng mưa nhiệt đới ở vùng Phước Long và rừng savan, nơi thềm dốc của cao nguyên đổ xuống vùng Đông Nam bộ hiện nay. Trong quá trình làm quen với vùng đất mới, hẳn đã diễn ra sự tiếp xúc với các tộc người láng
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2