ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI<br />
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN<br />
<br />
TRẦN LAM VY<br />
<br />
KỸ THUẬT VIẾT LẠI<br />
NGƯỜI XA LẠ CỦA A.CAMUS<br />
TRONG PHÍA SAU VỤ ÁN NGƯỜI XA LẠ<br />
CỦA K.DAOUD<br />
<br />
Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học nƣớc ngoài<br />
Mã số: 60 22 02 45<br />
<br />
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Đào Duy Hiệp<br />
<br />
Hà Nội-2016<br />
1<br />
<br />
MỤC LỤC<br />
<br />
MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 3<br />
1.<br />
<br />
Lí do chọn đề tài ................................................................................................................ 3<br />
<br />
2.<br />
<br />
Lịch sử nghiên cứu vấn đề ................................................................................................ 5<br />
<br />
3. Mục đích, đối tượng, phạm vi ............................................................................................. 11<br />
4. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................................... 12<br />
5. Cấu trúc luận văn ................................................................................................................ 15<br />
<br />
CHƢƠNG 1. LIÊN VĂN BẢN TRONG PHÍA SAU VỤ ÁN NGƯỜI XA LẠ16<br />
1.1. Trích dẫn, giễu nhại những motif và câu văn của Camus trong Phía sau vụ án Người xa lạ18<br />
1.2. Nhại lại hệ thống nhân vật của Camus trong Phía sau vụ án Người xa lạError! Bookmark not defined.<br />
1.3. Liên văn bản với những tác phẩm khác ............................. Error! Bookmark not defined.<br />
TIỂU KẾT ...................................................................................... Error! Bookmark not defined.<br />
<br />
CHƢƠNG 2. NGƢỜI KỂ CHUYỆN TRONG PHÍA SAU VỤ ÁN NGƯỜI XA LẠ<br />
.................................................................................. Error! Bookmark not defined.<br />
2.1 Người kể chuyện đối thoại và độc thoại ............................... Error! Bookmark not defined.<br />
2.2 Sự nhập nhằng giữa người kể chuyện – tác giả trong Phía sau vụ án Người xa lạError! Bookmark<br />
not defined.<br />
2.3. Người kể chuyện không đáng tin cậy................................... Error! Bookmark not defined.<br />
TIỂU KẾT ...................................................................................... Error! Bookmark not defined.<br />
<br />
CHƢƠNG 3. GIẢI TRUNG TÂM DIỄN NGÔN CỦA A.CAMUS TRONG PHÍA<br />
SAU VỤ ÁN NGƯỜI XA LẠ .................................. Error! Bookmark not defined.<br />
3.1. Diễn ngôn bá quyền trong Người xa lạ của A.Camus .......... Error! Bookmark not defined.<br />
3.2. Giải trung tâm diễn ngôn tư tưởng của A.Camus ................ Error! Bookmark not defined.<br />
3.3. Giải trung tâm diễn ngôn thực dân của A. Camus ............... Error! Bookmark not defined.<br />
TIỂU KẾT ...................................................................................... Error! Bookmark not defined.<br />
<br />
KẾT LUẬN ............................................................. Error! Bookmark not defined.<br />
2<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................. 26<br />
<br />
MỞ ĐẦU<br />
1. Lí do chọn đề tài<br />
Sau chiến tranh thế giới thứ hai Châu Âu rơi vào một cuộc khủng hoảng niềm<br />
tin, đó cũng là tình trạng chung của tất cả các quốc gia thời hậu chiến. Con người<br />
bắt đầu đặt ra những câu hỏi về mối liên hệ và xung đột giữa cộng đồng và cá<br />
nhân, câu hỏi về thiện và ác, đặt ra những câu hỏi về lương tâm của loài người.<br />
Liệu guồng máy này sẽ đưa nhân loại về đâu?Nỗi thất vọng bao trùm khắp Châu<br />
Âu.Riêng ở nước Pháp chủ nghĩa đế quốc sụp đổ, liền sau đó là sự thất bại nhanh<br />
chóng trước sự đổ bộ của người Đức là một tổn thương to lớn với người Pháp, một<br />
dân tộc đầy kiêu hãnh. Đây là tiền đề để chủ nghĩa hiện sinh trở thành một phong<br />
trào triết học lớn mạnh, không chỉ ở Pháp hay Châu Âu mà còn ảnh hưởng to lớn<br />
đến thế giới, trong đó có miền Nam Việt Nam. Hai cây bút nổi tiếng nhất và cũng<br />
là cánh chim đầu của chủ nghĩa hiện sinh thời bấy giờ là Albert Camus (1913 1960) và Jean Paul Sartre (1905 - 1980).Họ là nhà văn, nhà triết học, đồng thời<br />
cũng là hai người bạn thân.Tác phẩm của J.Sartre nghiêng về phía triết học hơn<br />
còn tác phẩm A.Camus nghiêng về phía văn học hơn.<br />
Albert Camus mất ở tuổi 47, không để lại quá nhiều tác phẩm nhưng những tác<br />
phẩm của ông vô cùng giá trị và có tầm ảnh hưởng lớn laotrên phạm vi quốc tế.<br />
Các tác phẩm chính của Camus thường được nhắc đến như: Người xa lạ<br />
(L'Etranger - 1942); Dịch hạch (La Peste - 1947); Sa đọa (La Chute, 1956); Cái<br />
<br />
3<br />
<br />
chết hạnh phúc (La Mort heureuse - văn bản ban đầu của Kẻ xa lạ, in sau khi ông<br />
mất, 1970); Người đầu tiên (Le premier homme, in năm 1995).<br />
Cuốn tiểu thuyếtNgười xa lạ nhanh chóng trở nên nổi tiếng và gây ra nhiều<br />
cuộc tranh cãi về cái nhìn của nhân vật về thế giới, con người.Cuốn tiểu thuyết đã<br />
trở thành đề tài ở nhiều cấp nghiên cứu cho mãi đến tận ngày nay. Trong đó có vấn<br />
đề về nhân vật trung tâm của tác phẩm : Meursault.<br />
Năm 2013, 71 năm sau ngày xuất bản đầu tiên tác phẩm Người xa lạ, cuốn tiểu<br />
thuyết Phía sau vụ án Người xa lạ của Kamel Daoud ra đời, trở lại với lai lịch của<br />
“tên Ả Rập” bị Meursault giết trên bãi biển năm nào. Phía sau vụ án Người xa lạ,<br />
tên gốc làMeursault, contre-enquête (dịch sát nghĩa là Meursault, lật lại cuộc điều<br />
tra) sau khi xuất bản cũng vẫn nhận được rất nhiều luồng ý kiến trái chiều, thậm<br />
chí dữ dội đến nỗi gây ra nguy hiểm cho tính mạng của tác giả. Khi xuất bản lần<br />
đầu tiên ở Pháp, cuốn tiểu thuyết đã nhận được nhiều lời khen từ độc giả và các<br />
chuyên gia nhưng ở quê nhà Algéria tác phẩm không được đón nhận như thế.Phía<br />
sau vụ án Người xa lạ đã giành giải thưởng Goncourt năm 2015 cho tác phẩm đầu<br />
tay, đã càng khẳng định giá trị của mình.<br />
Hai cuốn tiểu thuyết là hai cuộc đối thoại về những thân phận con người ở hai<br />
thời đại khác nhau, hai luồng tư tưởng khác nhau, hai quốc gia khác nhau, đã tạo ra<br />
những khía cạnh mới cần được đầu tư tìm hiểu sâu hơn. Bên cạnh đó, tác phẩm<br />
Phía sau vụ án Người xa lạ còn là một tác phẩm mới, chưa có công trình nghiên<br />
cứu nào trong nước nên chúng tôi đã chọn đề tài “Kĩ thuậtviết lại Người xa lạ<br />
trong Phía sau vụ án Người xa lạ của Kamel Daoud” làm đề tài nghiên cứu với<br />
mong muốn làm rõ hơn sự tương tác giữa hai tác phẩm, cũng như những giá trị nội<br />
dung và nghệ thuật mà cuốn tiểu thuyết Phía sau vụ án Người xa lạ mang lại.<br />
<br />
4<br />
<br />
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề<br />
2.1 Lịch sử các công trình nghiên cứu trong nƣớc<br />
Hiện nay, các nghiên cứu trong nước về Albert Camus khá nhiều so với các tác<br />
giả khác nhưng những công trình nghiên cứu tỉ mỉ và có khối lượng lớn vẫn chưa<br />
thể gọi là đầy đủ. Tác phẩm của Albert Camus được xuất bản khá sớm ở Việt Nam,<br />
từ cuối những năm 1960 các bản dịch tác phẩm của Camus đã được giới thiệu và<br />
có tác động mạnh mẽ vào đời sống văn chương ở miền Nam Việt Nam và dần dần<br />
đến với bạn đọc cả nước. Riêng về tác phẩm Người xa lạ (L’étranger) đã có năm<br />
bản dịch khác nhau, ở Việt Nam không có nhiều tác phẩm được dịch đi dịch lại<br />
năm lần, điều này cho thấy giá trị và tầm ảnh hưởng của Người xa lạ.<br />
Công trình nghiên cứu đáng chú ý nhất về Albert Camus tại Việt Nam có lẽ là<br />
chuyên luận Tiểu thuyết Albert Camus trong bối cảnh tiểu thuyết Pháp thế kỉ XX<br />
của tác giả Trần Hinh. Ở đây tác giả tập trung khai thác mối liên hệ của kĩ thuật<br />
trần thuật và câu chuyện được trần thuật khi khảo sát ba tác phẩm Người xa lạ,<br />
Dịch hạch và Sa đọa. Xét riêng về tác phẩm Người xa lạ, tác giả đã làm rõ cấu trúc<br />
của cốt truyện theo lối lưỡng phân, đó là sự dồn nén các tình tiết trong một mạch<br />
truyện nhanh đã thúc đẩy người đọc đào sâu suy nghĩ về nhân vật. Nhân vật<br />
Meursault ở đây là một nhân vật nước đôi không tốt cũng không xấu, không đạo<br />
đức và cũng không không đạo đức. Chính tính nước đôi này đã làm dấy lên nhiều<br />
cuộc tranh cãi xung quanh tác phẩm và đó cũng chính là sức sống của tác phẩm<br />
khiến Người xa lạ vẫn thu hút các nhà nghiên cứu cho đến tận ngày nay.<br />
Hiện nay ở Việt Nam cũng chưa có tập chuyên luận nào khác khảo sát riêng<br />
biệt các tác phẩm của Albert Camus được xuất bản. Các sáng tác của Camus được<br />
phân tích trong một phần các công trình như Văn học phi lí của Nguyễn Văn Dân,<br />
Tiểu thuyết pháp thế kỉ XX – Truyền thống và cách tân của Lộc Phương Thủy, Tiểu<br />
<br />
5<br />
<br />