Luận văn Thạc sĩ Văn học: Loại hình các nhân vật trong truyện truyền kì Việt Nam qua ba tác phẩm tiêu biểu: Thánh tông di thảo, Truyền kì mạn lục, Lan trì kiến văn lục
lượt xem 65
download
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Loại hình các nhân vật trong truyện truyền kì Việt Nam qua ba tác phẩm tiêu biểu: Thánh tông di thảo, Truyền kì mạn lục, Lan trì kiến văn lục phân loại và đặc điểm các nhân vật trong Thánh tông di thảo, Truyền kì mạn lục, Lan trì kiến văn lục; vai trò và đóng góp của loại hình các nhân vật trong các tác phẩm này.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Văn học: Loại hình các nhân vật trong truyện truyền kì Việt Nam qua ba tác phẩm tiêu biểu: Thánh tông di thảo, Truyền kì mạn lục, Lan trì kiến văn lục
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Trương Thị Hoa LOẠI HÌNH CÁC NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN TRUYỀN KÌ VIỆT NAM QUA BA TÁC PHẨM TIÊU BIỂU: THÁNH TÔNG DI THẢO, TRUYỀN KÌ MẠN LỤC, LAN TRÌ KIẾN VĂN LỤC. LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC Thành phố Hồ Chí Minh – 2011 1
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Trương Thị Hoa LOẠI HÌNH CÁC NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN TRUYỀN KÌ VIỆT NAM QUA BA TÁC PHẨM TIÊU BIỂU: THÁNH TÔNG DI THẢO, TRUYỀN KÌ MẠN LỤC, LAN TRÌ KIẾN VĂN LỤC. Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: VHVN – 08 - 010 LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. ĐOÀN THỊ THU VÂN. NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: Thành phố Hồ Chí Minh – 2011 2
- MỤC LỤC MỤC LỤC ............................................................................................................................ 3 1T T 1 PHẦN DẪN NHẬP .............................................................................................................. 1 1T 1T 1.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:........................................................................................................................ 1 1T 1T 2.MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU: ................................................................................................................ 2 1T 1T 3.LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ: ..................................................................................................... 2 1T 1T IV. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU: ......................................................................................... 8 1T T 1 V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:..................................................................................................... 10 1T 1T CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG........................................................................ 12 1T T 1 1.1.Truyện truyền kì trung đại Việt Nam – quá trình hình thành và phát triển: ........................................ 12 1T T 1 1.1.1.Khái niệm truyền kì: ................................................................................................................. 12 T 1 1T 1.1.2.Khái niệm truyện truyền kì trung đại Việt Nam: ........................................................................ 12 T 1 T 1 1.1.3.Mối quan hệ giữa truyện truyền kì Việt Nam với truyện truyền kì ở vùng văn hóa Đông Á: ...... 12 T 1 T 1 1.1.3.1.Truyện truyền kì ở Trung Quốc: ........................................................................................ 13 T 1 T 1 1.1.3.2.Truyện truyền kì Triều Tiên: .............................................................................................. 14 T 1 1T 1.1.3.3.Truyện truyền kì Nhật Bản: ............................................................................................... 14 T 1 1T 1.1.4.Quá trình hình thành và phát triển của thể loại truyện truyền kì Việt Nam: ................................ 15 T 1 T 1 1.1.4.1.Truyện truyền kì trung đại Việt Nam chịu ảnh hưởng thụ động từ văn học dân gian ( từ cuối T 1 thế kỷ XIV trở về trước):............................................................................................................... 15 1T 1.1.4.2.Truyện truyền kì trung đại Việt Nam tiếp thu một cách có ý thức văn học dân gian ( từ thế T 1 kỷ XV trở về sau):......................................................................................................................... 15 1T 1.1.4.3. Mối quan hệ giữa truyện truyền kì trung đại Việt Nam với văn xuôi lịch sử: ..................... 17 T 1 T 1 1.1.4.4. Mối quan hệ giữa hai yếu tố kì và thực trong truyện truyền kì trung đại Việt Nam ............ 18 T 1 T 1 *Sự thể hiện yếu tố thực trong thể loại truyền kì Việt Nam: .......................................................... 18 T 1 T 1 1.2. Bối cảnh thời đại của Đại Việt từ thế kỷ XV đến thế kỷ XVIII: ....................................................... 19 1T T 1 1.2.1.Bối cảnh Đại Việt thế kỷ XV: ................................................................................................... 19 T 1 1T 1.2.1.1.Sự suy vong của nhà Trần, sự xâm lược của giặc Minh và cuộc kháng chiến chống quân T 1 Minh: ............................................................................................................................................ 19 T 1 1.2.1.2.Sự khôi phục và xây dựng đất nước sau thắng lợi: ............................................................. 20 T 1 T 1 1.2.2.Bối cảnh Đại Việt từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII: .................................................................... 21 T 1 T 1 1.2.2.1.Sự suy sụp của nhà Lê và tình trạng chia cắt đất nước:....................................................... 21 T 1 T 1 1.2.1.2. Giai đoạn khủng hoảng của chế độ phong kiến Đại Việt: .................................................. 21 T 1 T 1 1.2.1.3. Phong trào Tây Sơn: ......................................................................................................... 22 T 1 1T 1.3. Vấn đề văn bản và tác giả: ............................................................................................................... 23 1T 1T 1.3.1. Tình trạng văn bản Thánh Tông di thảo, Truyền kì mạn lục, Lan Trì kiến văn lục. ................... 23 T 1 T 1 1.3.1.1 Tình trạng văn bản Thánh Tông di thảo: ............................................................................ 23 T 1 T 1 1.3.1.2. Tình trạng văn bản Truyền kì mạn lục: ............................................................................. 24 T 1 T 1
- 1.3.1.3. Tình trạng văn bản Lan Trì kiến văn lục: .......................................................................... 26 T 1 T 1 1.3.2. Vấn đề niên đại và tác giả của Thánh Tông di thảo, Truyền kì mạn lục. ................................... 27 T 1 T 1 1.3.2.1. Ý kiến của các nhà nghiên cứu trước đây: ......................................................................... 27 T 1 T 1 1.3.2.2. Ý kiến của tác giả luận văn : ............................................................................................. 37 T 1 1T 1.3.3. Cuộc đời và sự nghiệp các tác giả : .......................................................................................... 40 T 1 T 1 1.3.3.1.Lê Thánh Tông : (1442 – 1497). ........................................................................................ 40 T 1 T 1 1.3.3.2. Nguyễn Dữ : ..................................................................................................................... 44 T 1 1T 1.3.3.3. Vũ Trinh .......................................................................................................................... 45 T 1 1T 1.4 Vấn đề nhân vật trong tác phẩm văn học :......................................................................................... 47 1T T 1 1.4.1. Khái niệm nhân vật : ................................................................................................................ 47 T 1 1T 1.4.2. Các kiểu loại nhân vật : ............................................................................................................ 47 T 1 1T 1.4.2.1. Từ góc độ nội dung, tư tưởng :.......................................................................................... 47 T 1 T 1 1.4.2.2. Từ góc độ kết cấu – cốt truyện : ........................................................................................ 48 T 1 T 1 1.4.2.3. Từ góc độ thể loại : ........................................................................................................... 49 T 1 1T 1.4.2.4 Từ góc độ chất lượng nghệ thuật :...................................................................................... 49 T 1 T 1 1.4.2.5 Từ góc độ cấu trúc nhân vật : ............................................................................................. 49 T 1 1T 1.4.3. Các phương thức, phương tiện và biện pháp xây dựng nhân vật : ............................................. 50 T 1 T 1 1.4.3.1.Chi tiết nghệ thuật : ........................................................................................................... 50 T 1 1T CHƯƠNG 2: PHÂN LOẠI VÀ ĐẶC ĐIỂM CÁC NHÂN VẬT TRONG THÁNH 1T TÔNG DI THẢO, TRUYỀN KÌ MẠN LỤC, LAN TRÌ KIẾN VĂN LỤC..................... 52 T 1 2.1. Loại hình các nhân vật siêu nhiên và tôn giáo: ................................................................................. 52 1T T 1 2.1.1. Khái quát chung: ...................................................................................................................... 52 T 1 1T 2.1.2. Loại hình các nhân vật thần tiên, đạo sĩ: ................................................................................... 53 T 1 T 1 2.1.2.1. Loại hình các nhân vật thần tiên: ...................................................................................... 53 T 1 T 1 2.1.2.2. Loại hình các nhân vật đạo sĩ: ........................................................................................... 57 T 1 T 1 2.1.2.3. Thái độ đối với Đạo giáo của các tác giáo: ........................................................................ 59 T 1 T 1 2.1.3. Loại hình các nhân vật nhà sư: ................................................................................................. 61 T 1 1T 2.2. Loại hình các nhân vật bình phàm. .................................................................................................. 65 1T 1T 2.2.1. Khái quát chung: ...................................................................................................................... 65 T 1 1T 2.2.2. Loại hình nhân vật quan lại, nho sinh: ...................................................................................... 67 T 1 T 1 2.2.2.1. Loại hình nhân vật quan lại: .............................................................................................. 67 T 1 1T 2.2.2.2. Loại hình các nhân vật nho sinh. ....................................................................................... 71 T 1 T 1 2.2.2.3. Thái độ đối với Nho giáo: ................................................................................................. 76 T 1 1T 2.2.3. Loại hình các nhân vật phụ nữ:................................................................................................ 79 T 1 1T 2.2.3.1. Thủy chung yêu thương chồng con : ................................................................................. 80 T 1 T 1 2.2.3.2. Hiếu thuận và giàu đức hy sinh : ....................................................................................... 84 T 1 T 1 2.2.3.3. Thông minh, tài giỏi : ....................................................................................................... 86 T 1 1T 2.2.3.4. Những khát vọng và bi kịch của nhân vật nữ :................................................................... 87 T 1 T 1
- 2.2.3.5.Thái độ đấu tranh cho hạnh phúc của người phụ nữ : ......................................................... 94 T 1 T 1 2.2.4.Loại hình nhân vật thương buôn: ............................................................................................... 96 T 1 1T 2.2.4.1.Giảo quyệt, lừa đảo............................................................................................................ 96 T 1 1T 2.2.4.2.Là tác nhân gây ra những đổ vỡ gia đình, băng hoại đạo đức xã hội. .................................. 97 T 1 T 1 2. 3 Loại hình các nhân vật là hiện thân của tác giả: ............................................................................... 97 1T T 1 2.3.1. Nhân vật là hiện thân của nhà văn: ........................................................................................... 97 T 1 T 1 2.3.2. Ý nghĩa của loại hình nhân vật – hiện thân của nhà văn - trong tác phẩm................................. 98 T 1 T 1 2.3.2.1. Đề cao vai trò cá nhân và ngôi vị chí tôn nhà vua Lê Thánh Tông:.................................... 98 T 1 T 1 2.3.2.2. Đề cao cái tôi ẩn sĩ, lánh đời: .......................................................................................... 100 T 1 T 1 2.3.2.3. Lý tưởng sống, thái độ sống của người ẩn sĩ: .................................................................. 103 T 1 T 1 2.3.2.4. Nỗi lòng với những kiểu người “thấp cổ bé họng” trong xã hội:...................................... 105 T 1 T 1 2.4. Loại hình nhân vật các con vật: ..................................................................................................... 107 1T 1T 2.4.1. Một số hình ảnh con vật được đề cập đến trong các tác phẩm: ................................................ 107 T 1 T 1 2.4.1.1. Số lần xuất hiện: ............................................................................................................. 107 T 1 1T 2.4.1.2. Khái quát chung: ............................................................................................................ 108 T 1 1T 2.4.2. Những bài học nhằm mục đích giáo huấn con người: ............................................................. 108 T 1 T 1 2.4.2.1. Bài học luân lý đạo đức: ................................................................................................. 108 T 1 1T 2.4.2.2. Bài học về tình người cao đẹp:........................................................................................ 111 T 1 T 1 CHƯƠNG 3: VAI TRÒ VÀ ĐÓNG GÓP CỦA LOẠI HÌNH CÁC NHÂN VẬT 1T TRONG THÁNH TÔNG DI THẢO, TRUYỀN KÌ MẠN LỤC VÀ LAN TRÌ KIẾN VĂN LỤC. ........................................................................................................................ 113 T 1 3.1. Vai trò của loại hình các nhân vật trong Thánh Tông di thảo, Truyền kì mạn lục và Lan Trì kiến văn 1T lục: ....................................................................................................................................................... 113 T 1 3.1.1. Loại hình các nhân vật trong tác phẩm thể hiện được hiện thực xã hội đương thời:................. 113 T 1 T 1 3.1.1.1. Một xã hội với cuộc sống ấm no hạnh phúc. ................................................................... 113 T 1 T 1 3.1.1.2. Một xã hội đầy những biến động loạn ly: ........................................................................ 115 T 1 T 1 3.1.1.3. Một xã hội với những con người mang trong mình bản chất xấu xa, suy đồi đạo đức. ..... 117 T 1 T 1 3.1.2. Loại hình các nhân vật trong tác phẩm thể hiện sự xuất hiện của chủ nghĩa nhân đạo trong văn T 1 học .................................................................................................................................................. 121 T 1 3.1.2.1. Niềm tin đối với con người trong xã hội. ....................................................................... 122 T 1 T 1 3.1.2.2. Cái nhìn trân trọng đối với người phụ nữ. ...................................................................... 126 T 1 T 1 3.1.2.3. Sự quan tâm đến con người ở chiều sâu tâm lý: .............................................................. 128 T 1 T 1 3.1.3. Loại hình các nhân vật làm nên sức hấp dẫn cho tác phẩm: .................................................... 130 T 1 T 1 3.1.3.1. Loại hình các nhân vật siêu nhiên tôn giáo gợi lên một thế giới ly kì đồng thời gửi gắm T 1 những quan niệm nhân sinh, đạo lý sâu sắc. ................................................................................ 130 T 1 3.1.3.2. Loại hình các nhân vật con vật, đồ vật giáo dục con người những bài học ở đời. ............ 132 T 1 T 1 3.1.4. Loại hình các nhân vật có vai trò làm rõ đặc trưng của thể loại truyền kì: ............................... 134 T 1 T 1 3.1.4.1. Nhân vật được xây dựng với yếu tố “kì”. ........................................................................ 134 T 1 T 1 3.1.4.2. Nhân vật là người phát ngôn cho ý đồ tác giả. ................................................................ 141 T 1 T 1
- 3.2. Đóng góp của loại hình các nhân vật đối với thể loại truyền kì và văn học trung đại Việt Nam: ..... 142 1T T 1 3.2.1. Xây dựng một hệ thống nhân vật đa dạng. .............................................................................. 143 T 1 T 1 3.2.2. Lấy số phận nhân vật làm đối tượng chính trong sáng tác của mình. ....................................... 144 T 1 T 1 3.2.3. Xây dựng thành công những nhân vật có đời sống nội tâm rõ rệt. ........................................... 146 T 1 T 1 3.2.4. Xây dựng thành công nhân vật là hiện thân của nhà văn: ........................................................ 150 T 1 T 1 KẾT LUẬN ...................................................................................................................... 153 1T T 1 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................... 155 1T 1T
- PHẦN DẪN NHẬP 1.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Có thể nói văn học trung đại Việt Nam phát triển liền mạch từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX. Đi hết chặng đường của mình, văn học trung đại đã góp vào nền văn học nước nhà đầy đủ các thể loại với những tác phẩm nổi tiếng và các tác giả có tên tuổi. Và bên cạnh những thể loại khác, bộ phận văn học tự sự đã có những đóng góp nhất định cho văn học trung đại. Như lời nhận định của Nguyễn Đăng Na: “Văn xuôi tự sự không chỉ là một bộ phận cấu thành văn học dân tộc mà còn là ảnh xạ phản chiếu trình độ tư duy nghệ thuật của nền văn học đã sản sinh ra nó. Văn xuôi tự sự Việt Nam thời trung đại cũng vậy, vừa phản ánh tư duy nghệ thuật của Việt Nam vừa gắn liền với lịch sử văn học dân tộc”[66, tr.3]. Trong các thể loại văn xuôi tự sự Việt Nam thời trung đại, chúng ta không thể không nhắc đến thể loại truyền kì – một trong những thể loại góp phần tạo dựng vị thế của văn xuôi trung đại trong dòng chảy văn học dân tộc. Với đôi cánh truyền kì của mình, thể loại này đã nhanh chóng thâm nhập vào đời sống con người, đặc biệt là khía cạnh tâm hồn nhân vật. Chính vì vậy, thể loại truyền kì khi “trình làng” những tác phẩm đầu tay của mình thì đã được sự đón nhận của số đông nhiều người. Từ đó các tác giả trung đại đã chọn thể loại này để thể hiện tư tưởng cả mình. Đồng thời thể loại truyền kì cũng mang lại những thành công nhất định cho các nhà văn. Trước nay khi nói đến thể loại truyền kì Việt Nam thời trung đại, người đọc hay nhắc nhiều đến: Thánh Tông di thảo, Truyền kì mạn lục. Trong khi đó Lan Trì kiến văn lục vẫn chưa được nhìn nhận một cách thỏa đáng, mặc dù đây là một tác phẩm có thể xem là tiêu biểu của thể loại truyền kì giai đoạn sau. Ngoài ra khi nhắc đến những tác phẩm này, phần đông các nhà nghiên cứu chỉ quan tâm từng tác phẩm một cách riêng biệt, rời rạc mà chưa có cái nhìn tổng thể cho cả ba tác phẩm trên. Nếu có sử dụng thì cũng là để làm dẫn chứng cho những vấn đề rộng lớn, mang tính khái quát nhằm biểu đạt cho ý nghĩa, tư tưởng của mình. Như chúng ta đã biết cốt truyện và nhân vật là hai yếu tố làm nên cái hồn của tác phẩm. Đặc biệt là nghệ thuật xây dựng nhân vật trong ba tác phẩm trên có những điểm gặp gỡ, tương đồng và chính nghệ thuật xây dựng nhân vật đã góp phần làm nên giá trị của các tác phẩm. Thế nhưng chưa có công trình nào nghiên cứu chuyên sâu về loại hình nhân vật trong ba tác phẩm. Chính vì vậy việc tìm hiểu loại hình nhân vật trong ba tập truyện là một việc làm hết sức cần thiết. Điều đó sẽ giúp người đọc có một cái nhìn đầy đủ hơn, toàn diện hơn về tác phẩm. Đồng thời cũng cho thấy được vai trò, vị trí của loại hình các nhân vật trong thể loại truyền kì nói riêng và văn xuôi tự sự trung đại nói chung. Đó cũng là nguyên nhân chính khiến người viết quyết định chọn đề tài: “Loại hình các
- nhân vật trong truyện truyền kì Việt Nam qua ba tác phẩm tiêu biểu Thánh Tông di thảo, Truyền kì mạn lục, Lan Trì kiến văn lục”. 2.MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU: Trước nay các nhà nghiên cứu chủ yếu đi sâu vào việc đánh giá những giá trị nội dung và nghệ thuật của những tác phẩm truyền kì. Ngoài ra khi đề cập đến hình thức của thể loại này, các tác giả chủ yếu đi vào tìm hiểu từng tác phẩm riêng lẻ, chứ chưa có cái nhìn toàn diện, cụ thể. Chính vì vậy trên cơ sở tìm hiểu mối liên hệ giữa các nước trong khu vực của thể loại truyền kì, chúng tôi tiến hành khảo sát loại hình các nhân vật trong ba tác phẩm tiêu biểu: Thánh Tông di thảo, Truyền kì mạn lục, Lan Trì kiến văn lục. Dưới đây chúng tôi xin điểm qua những mục tiêu mà luận văn đã đặt ra. Đó là: - Trên cơ sở tiếp xúc tác phẩm, chúng tôi tiến hành nhóm họp những loại hình nhân vật có những điểm chung lại với nhau. Từ đó đi sâu vào khảo sát từng loại hình nhân vật. - Từ chỗ tìm ra những điểm chung của loại hình các nhân vật, bài viết đi vào khảo sát đặc trưng riêng của từng loại hình. Đó cũng là cách để chúng tôi đi vào phân tích từng loại hình nhân vật. - Dựa vào việc phân tích từng loại hình nhân vật, chúng tôi sẽ tiến hành tìm hiểu những đóng góp của chúng. Luận văn của chúng tôi không nhằm chỉ ra những đóng góp của từng tác phẩm riêng lẻ hay của thể loại truyền kì nói chung mà chỉ tìm hiểu những đóng góp của loại hình các nhân vật trong ba tác phẩm Thánh Tông di thảo, Truyền kì mạn lục, Lan Trì kiến văn lục đối với thể loại truyền kì nói riêng và văn xuôi trung đại nói chung. 3.LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ: Căn cứ vào tình hình tư liệu hiện nay, có thể khẳng định rằng loại hình nhân vật trong Thánh Tông di thảo, Truyền kì mạn lục, Lan Trì kiến văn lục là một vấn đề chưa được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm, xem xét một cách đầy đủ. Mà nếu có cũng chỉ là những bài nghiên cứu về từng tác phẩm riêng lẻ. Cụ thể các công trình, bài viết có liên quan đến các tác phẩm trên có thể kể như sau: 1. Thánh Tông di thảo: Trước nay Thánh Tông di thảo cũng được đề cập đến với tư cách một đối tượng nghiên cứu độc lập. Thế nhưng đa số những bài viết ấy chủ yếu tìm hiểu về niên đại và tác giả của Thánh Tông di thảo. Bởi lẽ chỉ riêng hai vấn đề này cũng đã gây nên nhiều vấn đề tranh cãi trong giới nghiên cứu với nhiều ý kiến hoàn toàn trái ngược nhau. Đó là những công trình: - Trong “Lời giới thiệu về Thánh Tông di thảo” của Lê Sỹ Thắng và Hà Thúc Minh trích trong “Thánh Tông di thảo” Nxb Văn học, 1963; “Văn bản Thánh Tông di thảo” của Trần Thị Băng
- Thanh trích trong “Những suy nghĩ từ văn học trung đại”, Viện văn học, Nxb Khoa học xã hội, 1999; “Về sách Thánh Tông di thảo” của Trần Bá Chi, đăng trên Tạp chí Hán Nôm số 5, 2006 và “Nghiên cứu văn bản và đánh giá thể loại truyền kì viết bằng chữ Hán Việt Nam thời trung đại”, Phạm Văn Thắm, Luận án Phó tiến sĩ Khoa học nhân văn, Hà Nội, 1996: các tác giả đều thừa nhận Thánh Tông di thảo là một tập truyện kí bao gồm tác phẩm của nhiều tác giả, được sáng tác rải rác có thể là từ thế kỷ X đến thế kỷ XIX. Đồng thời các nhà nghiên cứu này cũng cho rằng trong tập truyện này cũng có những truyện của Lê Thánh Tông nhưng đã được thêm bớt, chỉnh sửa ít nhiều. - Trong “Thánh Tông di thảo”, trích trong “Tìm hiểu kho sách Hán Nôm, nguồn tư liệu văn học sử học Việt Nam” (Thư tịch chí Việt Nam), Trần Văn Giáp, Nxb Văn hóa, 1984: tác giả đã dựa vào một số địa danh như Hà Nội, Đoài Hồ,......, hoặc sự kiện lịch sử hư cấu như nạn lụt Quý Tỵ... hay thuật ngữ Phó bảng, Cử nhân và cách dùng từ “hoàn cầu”, chỉ xuất hiện từ đời Nguyễn để đi đến kết luận rằng văn bản này được viết vào khoảng cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX. -Trong “Lược đồ quan hệ tiểu thuyết Hán Nôm Việt Nam và tiểu thuyết cổ các nước trong khu vực”, Trần Nghĩa, trích Tạp chí Hán Nôm số 2, 1998: tác giả đã nhận định rằng Thánh Tông di thảo ra đời là do mô phỏng Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ. - Các tác giả của “Tổng tập Văn học Việt Nam” (tập 4), Nxb Khoa học Xã hội, 2000, đã đưa ra các giải thích về một số từ ngữ nghi vấn trong Thánh Tông di thảo. Đó là “có một số địa danh hay danh hiệu quan chức thì hiện nay người ta đoán định hơi vội vã…. “hà nội” là danh từ chung, không phải là danh từ riêng, còn “Giáo thụ” là Giáo chức Quốc Tử giám thường phụ giảng giúp “Tu nghiệp”, chứ không phải “Giáo thụ” là một giáo chức đứng đầu đời Nguyễn” (Tr 557). Tuy vậy các tác giả này vẫn chưa đi đến những kết luận về ai là chủ nhân của Thánh Tông di thảo. - “Lời giới thiệu về thể loại kí” của Nguyễn Đăng Na, trích trong “Văn xuôi tự sự Việt Nam thời trung đại”, tập 2, Nxb giáo dục, 1999: tác giả đã dựa vào bản dịch của Thánh Tông di thảo, xuất bản năm 1963 và cho rằng nhan đề của sách chứng tỏ sách do người đời sau sưu tập. Trên đây là một số bài nghiên cứu xoay quanh vấn đề văn bản và tác giả của Thánh Tông di thảo. Ngoài ra còn một số bài nghiên cứu về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. Về phương diện này có thể kể đến một số công trình sau: - “Yếu tố hư ảo trong Thánh Tông di thảo” của Lê Nhật Ký, trích trong “Hoàng đế Lê Thánh Tông: nhà chính trị tài năng, nhà văn hóa lỗi lạc”, Nguyễn Huệ Chi, Nxb Khoa học xã hội, 1998: tác giả đã khẳng định yếu tố kì ảo có một vai trò quan trọng và khẳng định yếu tố kì ảo trong Thánh Tông di thảo được sử dụng một cách linh hoạt và đem đến cho tác phẩm những giá trị nhất định. - “Thánh Tông di thảo – bước đột khởi trong tiến trình phát triển của thể loại truyện ngắn Việt Nam trung cổ” của Vũ Thanh, trích trong “Hoàng đế Lê Thánh Tông: nhà chính trị tài năng, nhà
- văn hóa lỗi lạc”, Nguyễn Huệ Chi, Nxb Khoa học xã hội, 1998: tác giả đã khẳng định vị trí của Thánh Tông di thảo trong toàn bộ sự phát triển của truyện ngắn trung đại Việt Nam: “Thánh Tông di thảo là một bước tiến mới trong xu hướng ngày càng mở rộng khả năng sáng tạo nghệ thuật, từng bước tiến tới thoát khỏi ảnh hưởng thụ động của lối ghi chép đơn thuần những đền tích gia phả trong các đền, chùa (kiểu Việt điện u linh, Thiền uyển tập anh) và những sáng tác dân gian có sẵn (kiểu Lĩnh Nam chích quái) và là sự bắt đầu của lối tư duy kiểu mới của người sáng tác thật sự mang bản sắc của nghệ thuật sáng tạo”[15,tr. 422] - “Những bài kí trong Thánh Tông di thảo” của Phạm Ngọc Lan, trích trong “Hoàng đế Lê Thánh Tông: nhà chính trị tài năng, nhà văn hóa lỗi lạc”, Nguyễn Huệ Chi, Nxb Khoa học xã hội, 1998: trong bài nghiên cứu này, tác giả đã đi đến nhận định về sáu bài ký: “Với tính chất có cốt truyện, thể văn bay bướm của bút ký, cảm hứng trữ tình và giọng điệu tự sự hào hoa, các bài ký đã đem đến cho người đọc một chất thơ đặc biệt khó quên”.[15,tr. 447] 2. Truyền kì mạn lục: Khác với Thánh Tông di thảo, Truyền kì mạn lục chủ yếu là những băn khoăn xuất phát từ cách gọi đúng tên tác giả, về thời gian sống và sáng tác của Nguyễn Dữ, sách hoàn thành vào năm nào? Đó là những băn khoăn đã được giải đáp ở một số công trình. Có thể kể đến là: - Trong các bài viết “Nguyễn Dữ hay Nguyễn Tự ?” Nguyễn Nam, Tạp chí Hán Nôm số 2 – 2002; “Vấn đề tên tác giả Truyền kì mạn lục”, Nguyễn Quang Hồng, Tạp chí Hán Nôm, số 1 – 2002; “Truyền kì mạn lục dưới góc độ so sánh” của Nguyễn Đăng Na, Tạp chí Hán Nôm số 6 – 2005 và “Bàn thêm cách gọi tên tác giả và tác phẩm Truyền kì mạn lục” của Phạm Luận, Tạp chí Nghiên cứu văn học số 3 – 2006; “Bàn thêm tên tác giả - tác phẩm Truyền kì mạn lục” của Lại Văn Hùng, Tạp chí Văn học số 10 – 2002; “Đoán định lại thân thế Nguyễn Dữ và thời điểm sáng tác Truyền kì mạn lục” của Nguyễn Phạm Hùng, Tạp chí Văn học số 1 – 2006: các tác giả đã đi đến những nhận xét về tên tác giả: Nguyễn Dữ hay Nguyễn Tự, Nguyễn Dư. Theo các tác giả thì cho rằng đọc “Dữ” hay “Dư” chính là do xem chữ Hán với việc thông qua việc chỉ chú ý vào bộ phận biểu âm mà trên thực tế từ này đọc theo ba dấu: dữ, dự, dư. Đồng thời các tác giả cũng gọi tên tác giả theo nhiều cách khác nhau là Nguyễn Tự, hoặc Nguyễn Dư hoặc Nguyễn Dữ. Bên cạnh đó một số công trình này cũng cho rằng: Nguyễn Dữ sinh vào khoảnh thế kỉ XV và mất vào khoảng thập kỉ thứ tư của thế kỉ XVI. Nhà văn này có thể lớn hơn Nguyễn Bỉnh Khiêm vài tuổi nhưng không vì vậy mà cho rằng Nguyễn Bỉnh Khiêm là người phủ chính Truyền kì mạn lục cho Nguyễn Dữ. -Về số lượng tác phẩm của Truyền kì mạn lục, trong “Truyền kì mạn lục có 20 hay 22 truyện” của Nguyễn Đăng Na in trên Tạp chí Hán Nôm số 2/1988 thì ông khẳng định Truyền kì mạn lục chỉ
- có 20 truyện chứ không phải là 21 hay 22 truyện như Viện nghiên cứu Hán Nôm và Viện sử học đã ghi chép. Ngoài ra khi bàn về Truyền kì mạn lục, các nhà nghiên cứu cũng tranh luận về vấn đề nội dung và nghệ thuật của Truyền kì mạn lục. Đó là các công trình: - “Lịch sử văn học Việt Nam” tập II, Bùi Văn Nguyên, Tủ sách Đại học sư phạm, NXB Giáo dục, 1971 nhận xét chung về nội dung và nghệ thuật của Truyền kì mạn lục như sau: “Truyền kì mạn lục là một tập văn hay, cái hay ở đây không riêng về nội dung phong phú, chi tiết sinh động, nhưng cái hay ở đây còn ở nghệ thuật xây dựng nhân vật, phân tích tâm lý, phô diễn ngôn ngữ”. [ 90, tr.131] - “Truyền kì mạn lục và những thành tựu của văn xuôi Việt Nam”, Đinh Gia Khánh, trích trong Tuyển tập tập II, Nxb Giáo dục, 2007: tác giả cũng khẳng định rằng “Truyền kì mạn lục gồm những truyện ngắn, và với giá trị của một thiên cổ kì thư, tác phẩm đã trở thành mẫu mực cho truyện ngắn thời xưa”. [49, tr. 504] - “Tìm hiểu khuynh hướng sáng tác trong Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ”, Nguyễn Phạm Hùng, Tạp chí Văn học số 2/1987: “Hai mươi truyện của Truyền kì mạn lục không phải được phản ánh một cách nhất quán và đồng bộ. Chúng có những mâu thuẫn và phức tạp nhiều khi khó mà lý giải được một cách rành rẽ, thậm chí có thể ở một truyện cụ thể. Chắc chắn chúng không thể được sáng tác cùng một lúc, mà trong một thời gian kéo dài, trong khi đó bản thân tư tưởng, thế giới quan của Nguyễn Dữ cũng biểu hiện sự vận động đầy phức tạp và không loại trừ khả năng có những mâu thuẫn nhất định. Nhưng về cơ bản có thể nói các mâu thuẫn, xung đột của nhiều thuyện được triển khai khá thống nhất, tần số lặp lại các mô thức nghệ thuật trong mối thể hiện các xung đột ở một loạt các tác phẩm viết về người phụ nữ, người trí thức hay các lực lượng thống trị đã làm cơ sở đáng tin cậy cho việc xác định khuynh hướng sáng tác của nó”.[45, tr.15] Bên cạnh đó, một trong những vấn đề được các nhà nghiên cứu quan tâm bàn luận khi nói về Truyền kì mạn lục, đó là mối quan hệ giữa Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ với Tiễn đăng tân thoại của Cù Hựu – một tác giả Trung Quốc đời nhà Minh. Đó là những bài: -Trong các bài viết “Những vấn đề khác nhau liên quan đến Truyền kì mạn lục”, Kawamoto Kurive, Ngân Xuyên dịch từ bản thảo tiếng Pháp, Tạp chí Văn học số 6/1996; “Nghiên cứu so sánh một tiểu thuyết truyền kì trong Kim ngao tân thoại, Truyền kì mạn lục và Tiễn đăng tân thoại” của Toàn Huệ Khanh, Tạp chí Văn học số 2/2005; “Thử so sánh Tiễn đăng tân thoại của Cù Hựu với Kim ngao tân thoại của Kim Thời Tập, Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ và Ca tỳ tử của Asai Rey” Boisriftin do Phạm Tú Châu dịch, Tạp chí Văn học số 12/2006; “Tiễn đăng tân thoại và Truyền kì mạn lục” của K.I.Golugina, đăng trên Tạp chí Hán Nôm số 3/ 2004; “Ca tỳ tử (Otogiboko) và Vũ
- nguyệt vật ngữ (Ugetsumonogatan) với Truyền kì mạn lục” của Nguyễn Thị Oanh, trên Tạp chí Hán Nôm số 4/1995; “Quá trình truyền nhập và lưu hành Tiễn đăng tân thoại ở Việt Nam” của Nguyễn Nam, Tạp chí Văn học số 5/2001; “Lược đồ quan hệ tiểu thuyết Hán Nôm Việt Nam và tiểu thuyết cổ các nước trong khu vực” của Trần Nghĩa, Tạp chí Hán Nôm số 2/1998; “Đề tài tình yêu trong Kim ngao tân thoại của Hàn Quốc (So sánh với Truyền kì mạn lục của Việt Nam)” của KimSeona, Tạp chí Văn học số 10/1995 và “Vế mối quan hệ giữa Tiễn đăng tân thoại và Truyền kì mạn lục”, Phạm Tú Châu, Tạp chí Văn học số 3/1987; “So sánh chuyện tình giữa người và hồn ma trong Tiễn đăng tân thoại và Truyền kì mạn lục” của Đinh Thị Khang, Tạp chí Nghiên cứu văn học số 4 năm 2007: các tác giả đã nhấn mạnh mối quan hệ giữa “Tiễn đăng tân thoại” và “Truyền kì mạn lục”, đó là “Truyền kì mạn lục” đã chịu ảnh hưởng của “Tiễn đăng tân thoại”. Hầu hết các nhà nghiên cứu này đều cho rằng: Nguyễn Dữ phần nào đã dựa vào Tiễn đăng tân thoại để viết Truyền kì mạn lục. Tuy nhiên Truyền kì mạn lục cũng có những nét sáng tạo riêng, gần gũi với con người Việt Nam và “rất Nguyễn Dữ” Mặt khác khi đề cập đến Truyền kì mạn lục một số nhà nghiên cứu đã tiến hành khai thác theo hướng đi vào tìm hiểu một truyện cụ thể, tiêu biểu nhất. Đó là những bài: - “Một số vấn đề cần lưu ý khi đọc – hiểu văn bản Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Đăng Na, Văn học và tuổi trẻ, số tháng 10 – 2005. - “Chuyện chức Phán sự ở đền Tản Viên của Nguyễn Dữ” của Lê Trí Viễn, trích trong những bài giảng văn ở Đại học, NXb Giáo dục, 1982. - “Góp thêm vài suy nghĩ vế mối quan hệ giữa Chuyện cây gạo và Truyện chiếc đèn mẫu đơn”, Đinh Phan Cẩm Vân, Tạp chí Nghiên cứu văn học, số 6/2005. - “Cái bóng và những khoảng trống trong văn chương”, Nguyễn Nam, Tạp chí Nghiên cứu văn học, số 4/2004. - “Đời sống của nhân vật truyền kì ngoài tác phẩm và trong lòng tín ngưỡng dân gian Việt Nam”, Nguyễn Ngọc Hiệp, Tạp chí Văn học số 5/2005. 3. Lan Trì kiến văn lục: Nhìn chung về Lan Trì kiến văn lục thì những công trình nghiên cứu về tác phẩm này vẫn còn ít. Dưới đây chúng tôi xin được đưa ra hai công trình nghiên cứu chủ yếu. - “Vũ Trinh và Lan Trì kiến văn lục trong dòng truyện truyền kì Việt Nam”, Trần Thị Băng Thanh, trích trong “Những suy nghĩ từ văn học trung đại”, NXb Khoa học Xã hội Hà Nội, 1999 và “Vũ Trinh và Kiến văn lục”, Nguyễn Cẩm Thúy, Tạp chí Văn học, số 3/1983: hai tác giả này chủ yếu đi sâu phân tích và nhận định về giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. Từ đó đi đến khẳng định đây là một trong những tác phẩm truyền kì tiêu biểu của văn học trung đại Việt Nam.
- Bên cạnh đó Thánh Tông di thảo, Truyền kì mạn lục và Lan Trì kiến văn lục còn được đề cập đến trong một số công trình nghiên cứu dưới dạng nhân bàn về những vấn đề khác lớn hơn. Tuy vậy trong những công trình này thì Thánh Tông di thảo, Truyền kì mạn lục và Lan Trì kiến văn lục vẫn được khảo sát trên phương diện nội dung và nghệ thuật, nhằm góp thêm một cái nhìn đầy đủ, khái quát về những vấn đề tổng quát. Vì thế đó là những cái nhìn còn sơ lược về các tác phẩm. Dưới đây là một số công trình: - “Các loại truyện từ thế kỉ XV đến thế kỉ XVII” trích trong “Lịch sử văn học Việt Nam sơ giản”, Văn Tân, Nguyễn Hồng Phong, Nxb Khoa học Xã hội, 1963. - “Văn tự sự, truyện kí thế kỉ XV” trích trong “Văn học Việt Nam: thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVIII”, Đinh Gia Khánh, Bùi Duy Tân, Mai Cao Chương, Nxb Giáo dục, 1997. - Thơ văn Lê Thánh Tông, Nxb Khoa học Xã hội, 1986. - “Nghiên cứu văn bản và đánh giá thể loại truyền kì viết bằng chữ Hán ở Việt Nam thời trung đại”, Phạm Văn Thắm, Luận án Phó tiến sĩ Khoa học Ngữ văn, Hà Nội, 1996. - “Mấy vấn đề thi pháp học trung đại Việt Nam”, Trần Đình Sử, Nxb Giáo dục, 1999. - Lời giới thiệu trong “Văn xuôi tự sự Việt Nam thời trung đại”, Nguyễn Đăng Na, Nxb Giáo dục,1999. - “Những biến đổi của yếu tố kì và thực trong truyện ngắn truyền kỳ Việt Nam”, Vũ Thanh, Tạp chí văn học số 6/1994. - “Cái kì trong tiểu thuyết truyền kì”, Đinh Phan Cẩm Vân, Tạp chí Văn học số 10/2000. - “Quan niệm về Thần và việc văn bản hóa truyền thuyết trong truyện văn xuôi trung đại”, Trần Thị An, Tạp chí văn học, số 3/2003. - “Tiểu thuyết chữ Hán Việt Nam danh mục và phân loại”, Trần Nghĩa, Tạp chí Hán Nôm, số 3/1997. - “Tiểu thuyết chữ Hán Việt Nam, nội dung và nghệ thuật”, Trần Nghĩa, Tạp chí Hán Nôm số 4/1997. - “Ảnh hưởng của Đạo giáo đối với tiểu thuyết chữ Hán ở Việt Nam”, Trần Nghĩa, Tạp chí Hán Nôm, số 4/1999. - “Từ điển văn học Việt Nam”, Lại Nguyên Ân, Bùi Trọng Cường, Nxb Giáo dục, 1995. - “Từ điển văn học” (bộ mới), Đỗ Đức Hiểu chủ biên, Nxb Thế giới, 2003. - “Tìm hiểu truyện Hoa quốc kì duyên” Nguyễn Nam, Tạp chí văn học số 2/1996. - “Thể loại truyện kì ảo Việt Nam thời trung đại – quá trình nảy sinh và phát triển đến đỉnh điểm”, Vũ Thanh trích trong “Văn học Việt Nam – thế kỉ X đến XIX, những vấn đề lí luận và lịch sử”, Trần Ngọc Vương (chủ biên), NXB Giáo dục, 2007.
- - “Thi pháp truyện ngắn trung đại Việt Nam”, Trần Nho Thìn, chuyên luận trích trong “Truyện ngắn Việt Nam – lịch sử - thi pháp – chân dung”, của Phan Cự Đệ, NXB Giáo dục, 2007. Nhìn chung hầu hết các tác giả đã nghiên cứu về niên đại, tên tuổi của các tác giả. Đồng thời các nhà nghiên cứu cũng đi đến những kết luận xoay quanh nội dung và nghệ thuật của các tác phẩm. Trong khi đó về nghệ thuật xây dựng nhân vật các nhà nghiên cứu cũng chưa có một bài viết nghiên cứu đầy đủ, chuyên sâu. Chính vì vậy bài nghiên cứu đi vào nghiên cứu loại hình các nhân vật trong các tác phẩm của các tác giả trên. IV. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU: Truyện truyền kì trung đại Việt Nam được xem như là một bước tiến vượt bậc từ khi Thánh Tông di thảo ra đời, rồi thể loại này được xem là phát triển đến đỉnh điểm khi có sự xuất hiện của Truyền kì mạn lục. Giai đoạn sau bên cạnh Truyện kì tân phả, Tân truyền kì lục, thì có thể nói sự ra đời của Lan Trì kiến văn lục cũng mang lại cho thể loại truyện kì những điểm nổi bật. Đó là bởi khác với Truyền kì tân phả, Tân truyền kì lục, Lan Trì kiến văn lục đã có cách viết ít nhiều khác các tác giả đi trước và do đó đã đóng góp thêm những nét mới cho thể loại. Và người viết xin mượn lời nhận định của tác giả Trần Thị Băng Thanh về Lan Trì kiến văn lục để làm lý do chọn tác phẩm này: “Đấy là đóng góp đáng ghi nhận của Vũ Trinh cho lịch sử thể loại truyền kì nói riêng và thành tựu của văn học trung đại nói chung” [10, tr.239]. Vì vậy với đề tài này người viết xác định xin phạm vi nghiên cứu là ở ba tập truyện: Thánh Tông di thảo, Truyền kì mạn lục, Lan Trì kiến văn lục. 3.1. Thánh Tông di thảo: Mặc dù vấn đề niên đại và tác giả của tác phẩm hiện còn nhiều ý kiến khác nhau song vì mục đích của đề tài nên người viết quyết định tìm hiểu Thánh Tông di thảo gồm 19 truyện và 02 phụ chép. Do đó người viết tiến hành tìm hiểu tập truyện này dựa trên văn bản sau: “Thánh Tông di thảo” do Nguyễn Bích Ngô dịch vả chú thích, Phạm Văn Thắm giới thiệu (183 trang), NXB Văn học, Hà Nội 2001, gồm 19 truyện và 02 phụ chép: Truyện yêu nữ Châu Mai Lời phân xử cho anh điếc và anh mù Truyện dòng dõi con thiềm thừ Ngọc nữ về tay chân chủ Truyện hai Phật cãi nhau Truyện hai thần hiếu đễ
- Truyện người hành khất giàu Truyện chồng dê Truyện hai nữ thần Người trần ở Thủy Phủ. Phả ký sơn quân Gặp tiên ở hồ Lãng Bạc. Bức thư con muỗi Truyện một giấc mộng Duyên lạ ở Hoa Quốc Phụ chép 2. Phụ chép 1. Truyện tinh chuột Trận cười ở núi Vũ Môn Một dòng chữ lấy được gái thần Truyện lạ nhà thuyền chài 3.2. Truyền kì mạn lục: Người viết tiến hành tìm hiểu truyện ở văn bản: “Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ” , bản dịch của Trúc Khê, Ngô Văn Triện, (231 trang) NXb Văn nghệ Hội nghiên cứu giảng dạy văn học tp. Hồ Chí Minh – 1988, gồm 20 truyện: Chuyện bữa tiệc đêm ở Đà Giang. Chuyện Phạm Tử Hư lên chơi Thiên Tào. Câu chuyện ở đền ở Hạng Vương Chuyện yêu quái ở Xương Giang. Chuyện người nghĩa phụ ở Khoái Châu. Câu chuyện đối đáp của người tiều phu núi Na. Chuyện cây gạo. Chuyện cái chùa hoang ở huyện Đông Trào. Chuyện gã Trà Đồng giáng sinh Chuyện nàng Túy Tiêu. Chuyện kì ngộ ở Trại Tây. Chuyện người con gái Nam Xương. Chuyện đối tụng ở Long Cung. Chuyện Lý Tướng quân. Chuyện nghiệp oan của Đào Thị. Chuyện Lệ Nương. Chuyện chức Phán sự ở đền Tản Viên. Cuộc nói chuyện thơ ở Kim Hoa. Chuyện Từ Thức lấy vợ tiên. Chuyện tướng dạ xoa. 3.3.Lan Trì kiến văn lục: Người viết xin tìm hiểu và khảo sát từ văn bản: “Lan Trì kiến văn lục của Vũ Trinh” (152trang), Hoàng Văn Lâu dịch, NXB Thuận Hóa trung tâm văn hóa ngôn ngữ Đông Tây, gồm 45 truyện. Dốc Đầu Sấm. Người con gái trinh liệt ở Cổ Trâu Thần Cửa Cờn. Người đàn bà trinh tiết ở Thạch Thán. Đứa con của rắn. Đánh ma
- Tiên trên đảo. Điềm báo trước Nguyễn Quỳnh. Nguyễn Danh Nhược. Phạm Viên Nhớ ba kiếp Tiên ăn mày Rắn thiêng Con hổ có nghĩa. Thầy tướng Đẻ lạ Thần đền Chiêu Trưng Sống lại Hang núi giữa biển. Gái biến thành trai Người khổng lồ Thằng trộm. Gấu hổ chọi nhau Câu chuyện tình ở Thanh Trì. Con giải Ca kĩ họ Nguyễn Ma cổ thụ Cá thần Liên Hồ quận quân Khỉ Con hổ nhân đức Con hổ hào hiệp Nguyễn Trật. Bà đồng Tháp Báo Ân Phu nhân Lan quận công. Trạng nguyên họ Nguyễn. Nhớ kiếp trước Núi trên biển Thượng thư họ Đỗ. Đá nổi Thần giữ của. Mộng lạ. Ma trơi V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: Phương pháp lịch sử cụ thể: luận văn tìm hiểu loại hình các nhân vật trong Thánh Tông di thảo, Truyền kì mạn lục, Lan Trì kiến văn lục tức là đề cập đến tác phẩm của các tác giả cụ thể. Mà ba tác phẩm này lại là thành quả của một hoàn cảnh cụ thể lịch sử, nằm trong tiến trình phát triển của lịch sử dân tộc. Do đó người viết vận dụng phương pháp này để tìm hiểu sự tương tác giữa môi trường văn hóa, thời đại với tác giả để có cái nhìn thấu đáo cặn kẽ và lý giải được những nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. Phương pháp hệ thống: vận dụng phương pháp hệ thống vào việc sắp xếp các yếu tố vào một hệ thống, phân tích và lý giải mối liên hệ giữa các yếu tố đó để thấy được tính chỉnh thể của vấn đề cần khảo sát. Phương pháp phân loại, thống kê: sử dụng để chỉ ra tần số xuất hiện của các vấn đề cần khảo sát, đặc biệt là khi tìm hiểu loại hình các nhân vật trong tác phẩm, lấy đó làm căn cứ cho sự lý
- giải về những vấn đề đã phản ánh theo tính chất, mức độ, ý nghĩa. Kết quả của việc thống kê số liệu góp phần tăng thêm tính chính xác và thuyết phục cho luận văn. Phương pháp so sánh, đối chiếu: chủ yếu sử dụng phương pháp so sánh lịch đại và đồng đại để tiến hành so sánh ba tác phẩm với nhau, và ba tác phẩm này với các tác phẩm khác trước hoặc sau nó hoặc cùng thời với nó. Để từ đó thấy được những đóng góp của ba tác phẩm này. Phương pháp phân tích, tổng hợp: Những phương pháp trên đây không phải được sử dụng một cách độc lập mà trong quá trình thực hiện công trình người viết đã sử dụng phối hợp các phương pháp để có thể đạt được hiệu quả cao nhất.
- PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1.1.Truyện truyền kì trung đại Việt Nam – quá trình hình thành và phát triển: 1.1.1.Khái niệm truyền kì: Khái niệm truyền kì có thể hiểu bằng nhiều cách. Đó là: có khi được giải thích theo tính chất câu chuyện, khi thì dựa vào đặc điểm thể loại ở một thời kỳ nhất định, khi lại dựa vào lịch sử hoàn thành của truyện truyền kì, khi lại coi truyền kì là loại văn xuôi tự sự nhưng đã để mất yếu tố kì lạ, tất cả những điều này đều được đề cập đến trong một số giáo trình, tài liệu. Điển hình như trong “Từ điển tiếng Việt” có viết về truyền kì: “có tính chất những truyện kì lạ lưu truyền lại” (1087). Trong “Từ điển văn học” giải thích: “Truyền kì là một thể loại tự sự ngắn cổ điển của văn học Trung Quốc thịnh hành ở đời Đường” (447); hoặc “truyện ngắn đời Đường”; hoặc ký khúc đời Minh Thanh, hoặc truyện thần kì”. (141). 1.1.2.Khái niệm truyện truyền kì trung đại Việt Nam: - Truyện truyền kì trung đại Việt Nam ảnh hưởng nhiều từ truyện truyền kì Trung Quốc đời Đường. Và theo các nhà nghiên cứu đây cũng là thời kỳ đánh dấu sự chín muồi của thể loại tự sự. Theo đó, hai chữ truyền kì bao hàm mấy nghĩa sau: Một là: có ý chuộng lạ; hai là: đặc điểm của truyền kì là chứa đựng nhiểu thể, có thể nhận thấy tài viết sử, tài làm thơ, tài nghị luận trong tác phẩm truyền kì. - Truyện truyền kì trung đại Việt Nam ngay từ khi ra đời cho đến khi phát triển đến đỉnh điểm, đã trải qua một quá trình dài học tập để có thể tự hoàn thiện mình. Từ những tác phẩm đầu tiên còn âm hưởng của văn học dân gian, cho đến lúc thoát khỏi những ảnh hưởng thụ động của nó, thể loại này đã làm nên những thành công nhất định. 1.1.3.Mối quan hệ giữa truyện truyền kì Việt Nam với truyện truyền kì ở vùng văn hóa Đông Á: Chúng ta không thể phủ nhận một điều rằng: truyện truyền kì Việt Nam vốn có nguồn gốc từ truyện truyền kì Trung Quốc và có mối quan hệ với các nước khu vực chữ Hán. Tuy vậy, truyện truyền kì Việt Nam cũng có một quá trình hình thành và phát triển nội sinh gắn với nền văn hóa dân gian và văn xuôi lịch sử. Đồng thời trong suốt quá trình hoàn thiện mình, thể loại này vẫn tiếp tục chịu ảnh hưởng giao lưu với các nước trong khu vực, với Trung Quốc và các nước vùng văn hóa Đông Á. Dưới đây người viết xin đi vào trình bày sơ lược về đặc điểm của thể loại truyền kì ở các
- nước lân cận. Trên cơ sở đó để thấy được mối quan hệ giữa truyện truyền kì Việt Nam với truyện truyền kì các nước trong khu vực văn hóa Đông Á. 1.1.3.1.Truyện truyền kì ở Trung Quốc: - Theo các nhà nghiên cứu, truyền kì là thể loại văn xuôi nghệ thuật xuất hiện khá sớm trong văn học cổ điển Trung Quốc. Và theo quan điểm hiện nay, truyện truyền kì được xem là hình thức đầu tiên của truyện ngắn. Hiện nay có ba quan điểm khác nhau tranh luận về nguồn gốc của thể loại truyền kì ở Trung Quốc: + Loại quan điểm thứ nhất: Một số học giả cho rằng nguồn gốc của truyền kì là các sự tích lịch sử và truyện ngắn thế kỉ VIII – IX trong văn học Trung Quốc. Như vậy quan điểm này đã dựa vào tính chất văn - sử - triết bất phân thời trung đại. + Loại quan điểm thứ hai: Loại quan điểm này cho rằng nguồn gốc của truyện truyền kì là xuất phát từ truyện kể đời Đường. +Loại quan điểm thứ ba: Những nhà nghiên cứu theo quan điểm thứ ba đã khẳng định: nguồn gốc truyền kì có từ văn xuôi Trung Quốc cổ đại thế kỉ III – VI. - Đa số các nhà nghiên cứu đồng tình với ý kiến thứ hai. Đó là ở Trung Quốc, truyện truyền kì đã trải qua một quá trình hình thành và phát triển lâu dài, mà cụ thể là hình thành ở đầu đời Đường. Có thể thấy truyện truyền kì đời Đường phát triển qua ba giai đoạn: + Thời sơ Đường (618 – 741): Đây là giai đoạn hình thành truyện truyền kì. Nội dung khá đa dạng: có tác phẩm viết về đề tài tình yêu ma quái, quái dị; có truyện viết về thần tiên, có truyện viết về động vật được nhân cách hóa. Về bút pháp truyện truyền kì thời này thiên về ghi chép, ít sáng tạo. + Thời trung Đường (742 – 820): Có thể thấy đây là thời kì phát triển rực rỡ của truyền kì. Nội dung truyện truyền kì thời kỳ này thì có nhiều biến chuyển lớn. Đó là chủ đề về chốn quan trường, về khát vọng tình yêu và về lịch sử. Loại truyện này chủ yếu phản ánh tính hoang dâm vô độ của tầng lớp thống trị. Đồng thời tác phẩm cũng thể hiện sự bất mãn của các tác giả đối với đường lối chính sách đương thời. + Thời vãn Đường: (821 – 907): Ở thời kỳ này, thể loại truyền kì đã đi vào chặng suy thoái. Ngoài ra, cũng cần nói đến truyện truyền kì các đời Tống, Nguyên, Minh, Thanh: Đời Tống - Nguyên truyện truyền kì tiếp tục rơi vào tình trạng suy thoái dần. Sang đến đời Minh, thể loại truyền kì hưng thịnh trở lại. Nổi tiếng có tập Tiễn đăng tân thoại của Cù Hựu, Tiễn đăng dư thoại của Lý Xương Kỳ….Về hình thức những tác phẩm trên đều bao gồm những truyện ngắn, tương tự như truyền kì đời Đường. Nó được xem là những tác phẩm mở lối cho sự ra đời của những kiệt tác đời sau đó.
- - Đặc điểm của truyện truyền kì Trung Quốc: căn cứ vào quá trình phát triển của truyện truyền kì, một số nhà nghiên cứu đã chỉ ra một số đặc trưng của thể loại này: + Truyện truyền kì Trung Quốc ở thời Tống đã cho thấy yếu tố ma quỷ thần quái là đặc điểm cơ bản của truyền kì. + Đi sâu khắc họa hình tượng nhân vật ở cả hai phương diện nội dung và hình thức là đặc trưng cơ bản cho thể loại truyền kì khi nói về nghệ thuật của nó. 1.1.3.2.Truyện truyền kì Triều Tiên: Như chúng ta đã biết Triều Tiên thời trung cổ thuộc khối đồng văn. Đây cũng là đất nước có sự tương đồng về văn hóa với Việt Nam và các nước khu vực Viễn Đông. - Thời gian và hình thức ra đời của truyện truyền kì Triều Tiên: theo một số nhà nghiên cứu thì từ thế kỷ XV, trong đời sống kinh tế - văn hóa – xã hội Triều Tiên có những biến đổi đáng kể do sự cải cách của triều đại phong kiến đương thời. Và văn học Triều Tiên thế kỷ XV cũng đánh dấu bước chuyển đáng chú ý. - Hình thức ra đời: Ngay từ khi ra đời văn xuôi tự sự Triều Tiên chia làm hai dạng rõ rệt. Một dựa trên truyện tiếu lâm trong văn học dân gian, một dựa vào nguồn thần thoại, cổ tích, truyền thuyết. Nguồn thứ hai này tạo nên thể loại truyền kì. Nói đến thể loại này, các nhà nghiên cứu nhắc ngay đến Kim Ngao tân thoại của Kim Si Seup (Kim Thời Tập), tác phẩm truyền kì xuất hiện khá sớm vào thế kỷ XV và chịu ảnh hưởng sâu sắc Tiễn đăng tân thoại. 1.1.3.3.Truyện truyền kì Nhật Bản: - Ở Nhật Bản, từ cuối thế kỷ XII đã xuất hiện thể loại truyền kể được kể bởi những nghệ sĩ lãng tử dưới hình thức trường ca sử thi. Từ đầu thế kỷ XIV và đến thế kỷ XVI văn học Nhật Bản đã thực sự tồn tại một loại văn xuôi nghệ thuật khác rất xa với dòng chảy tư tưởng chung của thời đại này. Đó là truyện ngắn, trong đó một số có nguồn gốc phônclo với những cốt truyện cổ tích, một số khác lấy các cốt truyện từ văn học cổ điển Nhật Bản, từ những Phật thoại và cuối cùng là từ văn học Trung Quốc. Tới thế kỷ XVI nhiều truyện trong số đó – khoảng gần ba trăm truyện – được ghi chép và được xuất bản bằng các văn bản khắc ván. Đó là hình thức ban đầu của truyện ngắn Nhật Bản. - Con đường hình thành truyện truyền kì Nhật Bản theo ba bước. Điểm này không giống với Việt Nam và Triều Tiên. Nó mang đặc thù của văn học xứ sở hoa anh đào. Tức cuồi thế kỷ XVI, truyền kì Cù Hựu đã được biết đến ở Nhật Bản. Trước hết các tác giả người Nhật làm quen với Cù Hựu trong nguyên bản chữ Hán, kế tiếp là dịch những truyện tiêu biểu rồi phóng tác theo Cù Hựu và cuối cùng là ứng dụng, sáng tạo ra truyện truyền kì người Nhật. Kết cấu truyện chủ yếu vẫn theo lối tuyến tính nhưng được triển khai trong sự đa dạng của chủ đề, đề tài, nhân vật. Đặc biệt là truyện
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Bút pháp tả cảnh ngụ tình từ Chinh phụ ngâm (bản diễn nôm) đến Truyện Kiều (Nguyễn Du)
86 p | 313 | 60
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Cái tôi cô đơn trong thơ mới và thơ đương đại Việt Nam
87 p | 241 | 53
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn viết về đề tài tình yêu của Phạm Thị Hoài, Nguyễn Thị Thu Huệ, Phan Thị Vàng Anh
185 p | 267 | 50
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Thiên nhiên trong thơ chữ Hán Nguyễn Du
152 p | 319 | 48
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Vị trí của thể loại truyền kì trong tiến trình phát triển của Văn học Việt Nam
150 p | 194 | 36
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc trưng nghệ thuật của văn tế Nôm trung đại
132 p | 121 | 32
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Yếu tố kì ảo trong văn xuôi trung đại (thế kỉ XV đến thế kỉ XIX)
115 p | 117 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học nước ngoài: Kiểu nhân vật kiếm tìm trong tiểu thuyết
20 p | 217 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Văn hóa dân gian trong tiểu thuyết
114 p | 154 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Hồn - Tình - Hình - Nhạc trong thơ Hoàng Cầm
184 p | 173 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc điểm nghệ thuật thơ Bùi Giáng
168 p | 173 | 22
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Nhân vật trí thức văn nghệ sĩ trong văn xuôi Việt Nam hiện đại
151 p | 104 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Thể loại phóng sự Việt Nam từ 1975 đến nay (qua một số tác giả tiêu biểu)
121 p | 175 | 18
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc điểm văn học tầm căn qua sáng tác của Phùng Ký Tài (Roi thần, Gót sen ba tấc, Âm dương bát quái)
132 p | 150 | 17
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Khảo sát truyện cổ dân gian Ê Đê dưới góc độ loại hình
167 p | 125 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Những đóng góp của Tuệ Trung Thượng sĩ cho thơ Thiền Việt Nam
132 p | 163 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc điểm văn xuôi nghệ thuật Dạ Ngân
168 p | 150 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Cuộc đời và sự nghiệp văn học của Trương Duy Toản
171 p | 106 | 9
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn