intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Văn học: Nghệ thuật kể chuyện trong tiểu thuyết Đắm thuyền của Rabindranath Tagore

Chia sẻ: Lavie Lavie | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:88

98
lượt xem
19
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn Thạc sĩ Văn học: Nghệ thuật kể chuyện trong tiểu thuyết Đắm thuyền của Rabindranath Tagore nghiên cứu phong cách văn xuôi Tagore ở thể loại tiểu thuyết, khẳng định những sáng tạo và đóng góp của Tagore với tiến trình phát triển của văn học hiện đại Ấn Độ.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Văn học: Nghệ thuật kể chuyện trong tiểu thuyết Đắm thuyền của Rabindranath Tagore

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ______________ Nguyễn Thị Huệ NGHỆ THUẬT KỂ CHUYỆN TRONG TIỂU THUYẾT ĐẮM THUYỀN CỦA RABINDRANATH TAGORE Chuyên ngành : Văn học nước ngoài Mã số : 60 22 30 LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN THỊ BÍCH THUÝ Thnh phố Hồ Chí Minh – 2009
  2. LỜI CẢM ƠN Với tấm lòng chân thành, tác giả luận văn xin bày tỏ sự biết ơn vô hạn đến TS. NGUYỄN THỊ BÍCH THÚY. Trong suốt quá trình thực hiện đề tài, người viết có được cái may mắn lớn nhất là đã nhận được sự hướng dẫn chu đáo, nhiệt tình và tận tâm của cô. Một lần nữa, xin gửi đến cô lời cảm ơn sâu sắc nhất. Đồng thời, người viết cũng chân thành cảm ơn các thầy cô trong tổ văn học nước ngoài đã nhiệt thành truyền thụ kiến thức; các thầy cô trong phòng Khoa học công nghệ và sau Đại học trường ĐH Sư Phạm TP.Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện thuận lợi để người viết hoàn thành luận văn này. TP.Hồ Chí Minh, tháng 07 năm 2009. Người viết luận văn Nguyễn Thị Huệ
  3. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Khi đến đất nước Ấn Độ vĩ đại, chúng tôi rất cảm động và sung sướng được đến quê hương của một trong những nền văn minh lâu đời nhất thế giới. Văn hóa, triết học và nghệ thuật của nước An Độ đã phát triển rực rỡ và có những cống hiến to lớn cho loài người. Nền tảng và truyền thống của triết học An Độ là lý tưởng hòa bình bác ái. Liên tiếp trong nhiều thế kỉ, tư tưởng Phật giáo, nghệ thuật, khoa học An Độ đã lan tỏa khắp thế giới (Hồ Chí Minh). Lời nhận định của Bác đã nói lên tất cả niềm yêu mến, tự hào cùng lòng cảm phục đất nước và con người Ấn Độ. Ngay từ ban đầu, khi được tiếp xúc với nền văn hóa Ấn, người viết đã thực sự bị cuốn hút bởi tính chất đa dạng và phong phú của nó. 1.1. Là một quốc gia thuộc khu vực Nam Á, Ấn Độ từng là một trong những cái nôi văn minh nhân loại, cùng với tính chất đa sắc tộc, đa tôn giáo, vùng đất này có sức hấp dẫn lớn lao và riêng biệt. Với một di sản văn hóa phong phú và đặc trưng duy nhất, ngày nay, Ấn Độ vẫn đang tỏa sáng trên nhiều lĩnh vực, trong đó có văn học. 1.2. Bước vào thế kỉ XIX, văn học hiện đại Ấn Độ đã chuyển mình dữ dội trước biến động của thời cuộc.Trong tiến trình đổi mới ấy, Rabindranath Tagore nổi lên như một ngôi sao sáng của An Độ phục hưng. Tài năng và tầm ảnh hưởng của ông đối với văn học Ấn là rất to lớn và vô cùng sâu sắc. Năm 1913, R.Tagore nhận giải Nobel văn học cho tập thơ Lời dâng (Gitanjali) và trở thành người Châu Á đầu tiên có được vinh dự này. Có thể nói, thơ là thành tựu xuất sắc nhất của Tagore. Nhưng không vì thế mà chúng ta thiếu quan tâm đến mảng sáng tác văn xuôi của ông. Chính những sáng tác nghệ thuật này đã góp phần không nhỏ đưa văn học Ấn Độ hội nhập vào thế giới hiện đại. Tagore không chỉ là nhà thơ, nhạc sĩ, họa sĩ, mà còn là một cây bút viết truyện ngắn, đặc biệt là một tiểu thuyết gia rất có tài. 1.3. Tagore đến với thể loại tiểu thuyết muộn hơn so với thơ ca và truyện ngắn, nhưng nó cũng đã tạo cho R.Tagore vị trí và tầm vóc riêng biệt. Với hai cuốn tiểu thuyết nổi tiếng Gôra và Ngôi nhà và thế giới, ông đã mở ra hướng phát triển mới cho tiểu thuyết Bengal. Chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu “Nghệ thuật kể chuyện trong tiểu thuyết Đắm thuyền của Rabindranath Tagore” vì những lí do sau: Trước tiên là sự kính mến, ngưỡng mộ nhân cách và tài năng Tagore, một tài năng mang tầm vóc nhân loại. Quả thật, Tagore đã để lại một ấn tượng sâu sắc đối với độc giả: Đằng sau dáng vẻ như một vị thần là một tâm hồn rất con người, đằng sau đôi mắt nhiều chiều sâu là một trái tim đau đáu nỗi niềm nhân tình thế thái.
  4. Không chỉ là một nhà thơ thiên tài, Tagore còn là một nhà văn rất thành công với thể loại tiểu thuyết tâm lý xã hội. Đắm thuyền là tác phẩm tiêu biểu và nghệ thuật kể chuyện trong tác phẩm là nét đặc sắc nổi trội, thu hút độc giả. 2. Lịch sử vấn đề Trái với thơ ca, mảng sáng tác văn xuôi của Tagore, đặc biệt là tiểu thuyết còn chưa có được nhiều sự quan tâm của người đọc và các nhà nghiên cứu. Qua quá trình tìm hiểu, chúng tôi tập hợp được một số ý kiến như sau: Trong tác phẩm Ravinđranat Tagorơ, NXB Văn hoá Hà Nội, 1961, nhà nghiên cứu Cao Huy Đỉnh đã đề cập ít nhiều đến tiểu thuyết Gora. Nhưng sự đề cập này lại chủ yếu quan tâm đến nội dung tác phẩm, cụ thể là cuộc đấu tranh cách mạng của nhân dân Ấn Độ, còn việc đánh giá dưới góc độ nghệ thuật thì chưa được bàn đến. Giáo sư Lưu Đức Trung trong cuốn R. Tagore tuyển tập tác phẩm, NXB Lao Động Trung Tâm Ngôn Ngữ Đông Tây, đã nhận định tiểu thuyết Tagore “đóng góp đáng kể vào sự nghiệp phát triển chủ nghĩa hiện thực ở An Độ”; “chất hiện thực và lãng mạn trong tiểu thuyết của Tagore rất sâu đậm”, lối miêu tả nội tâm nhân vật cùng yếu tố thiên nhiên là thủ pháp đặc sắc của ông. Trong chuyên luận Rabindranath Tagore với thời đại phục hưng An Độ, NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội, 2006, tiến sĩ Nguyễn Văn Hạnh đã đánh giá cao ngòi bút tiểu thuyết của Tagore, cho rằng những tác phẩm của nhà văn là “Một sự thể nghiệm thành công tiểu thuyết dòng ý thức mà trước đó chưa từng được biết đến trong văn xuôi An Độ”. Trên cơ sở khảo sát toàn bộ sáng tác của Tagore, chuyên luận này cũng chỉ đưa ra những nhận xét có tính chất gợi mở chứ chưa đi sâu phân tích cụ thể. Các khóa luận tốt nghiệp, luận văn thạc sĩ của một số người học cũng đã khám phá Đắm thuyền dưới góc nhìn nghệ thuật như: Khoá luận tốt nghiệp cử nhân của Trần Thị Loan, Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội I, năm 1994, với đề tài “Nghệ thuật miêu tả tâm lý qua nhân vật Ramesh trong Đắm thuyền tiểu thuyết của Tagore”; Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Thị Huân, Trường Đại Học Quốc Gia Hà Nội, Trường Đại Học Sư Phạm, năm 1999 với đề tài: “Thời gian nghệ thuật, không gian nghệ thuật trong tiểu thuyết Đắm thuyền của Tagore”. Những bài nghiên cứu này phần nào nói lên được những đặc sắc về nghệ thuật viết tiểu thuyết của Tagore, nhưng cũng chỉ đề cập đến một vài khía cạnh trong một chỉnh thể nghệ thuật phong phú. Tóm lại, tại Việt Nam, nghiên cứu tiểu thuyết của R.Tagore là công việc còn nhiều mới mẻ. Với hướng nghiên cứu của những công trình đi trước, trong hướng nghiên cứu cụ thể của đề tài, chúng tôi sẽ đi sâu khảo sát những đặc điểm mới mẻ của nghệ thuật kể chuyện trong tiểu thuyết Đắm Thuyền của R. Tagore. 3. Đối tượng và Phạm vi nghiên cứu
  5. 3.1. Xuất phát từ đối tượng nghiên cứu: “Nghệ thuật kể chuyện trong tiểu thuyết Đắm thuyền”, phạm vi nghiên cứu chính của luận văn là tiểu thuyết Đắm thuyền, đồng thời mở rộng sang truyện ngắn và một số tiểu thuyết khác của Tagore. 3.2. Phương pháp nghiên cứu chủ yếu: Dựa trên văn bản nghệ thuật tác phẩm, tiến hành khảo sát thống kê, sau đó tiến hành phân tích các chi tiết thể hiện nghệ thuật kể chuyện. Đồng thời, đối chiếu so sánh với một số truyện ngắn, tiểu thuyết khác của Tagore, để chỉ ra hiệu quả nghệ thuật và nét hấp dẫn riêng của Đắm thuyền. 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 4.1. Đề tài nghiên cứu phong cách văn xuôi Tagore ở thể loại tiểu thuyết, khẳng định những sáng tạo và đóng góp của Tagore với tiến trình phát triển của văn học hiện đại Ấn Độ. 4.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài: Tìm hiểu phong cách tiểu thuyết Tagore, đồng thời mở rộng việc dạy và học thể loại này trong nhà trường.
  6. Chương 1: TAGORE VÀ “SỰ BẮT ĐẦU CON ĐƯỜNG MỚI CHO VĂN XUÔI ẤN ĐỘ” 1.1. Tiểu thuyết R.Tagore trên hành trình sáng tạo 1.1.1. Sự khởi đầu mới Ở Ấn Độ, dòng họ Thakur vùng Bengal thuộc số những lãnh chúa có thế lực. Tên của dòng họ này trong tiếng Bengali có nghĩa là vị chúa đất. Thời thuộc địa, cách phát âm Thakur là một thử thách rất lớn đối với người Anh. Một công chức người Anh, trong một lần ghi chép đã phiên âm chữ Thakur thành Tagore. Từ đó, trên các công văn giấy tờ được Anh hóa, Thakur đã được phiên âm thành Tagore. Vậy là tên họ Tagore được sinh ra từ sự nhầm lẫn, cũng giống như nhiều điều cơ bản của đời sống, đã được sinh ra từ nhầm lẫn, ngộ nhận. Và thế giới cũng sẽ chẳng biết đến sự nhầm lẫn này nếu như dòng họ Thakur ở Bengal không sinh ra một nhân vật xuất chúng: Đại thi hào Rabindranath Tagore. Rabindranath Tagore (1861-1941) sinh ra và lớn lên trong một gia đình quý tộc Bà La Môn. Cậu bé Rabi (tên thân mật của Tagore lúc nhỏ) đã nhận được sự giáo dục chu đáo và bài bản từ gia đình. Cuộc sống trường học không thích hợp với cậu. Rabindranath Tagore luôn mở rộng để đón nhận mọi kiến thức, từ thơ ca Anh đến những bài ru Bengal, từ khúc giao hưởng cổ điển chau chuốt đến âm điệu mộc mạc giản dị. Tất cả đã hình thành nên một con người có trí tuệ uyên thâm mà rất khiêm nhường, một tính cách hiện đại nhưng rất dân tộc, một tâm hồn nhiều suy tư nhưng cũng rất giàu tưởng tượng, một trái tim tinh tế và nhân đạo vô cùng. Có thể nói, Tagore đã dành trọn cuộc đời mình cho nền nghệ thuật Bengal, khiến ngôn ngữ ấy âm vang mãi mãi những giai điệu: “Jana gana mana adhinayyaka jaya he jaya he jaya he” (“Cất bước đi lên, chiến thắng, chiến thắng và chiến thắng”- Quốc ca An Độ); “Amar sonar Bangla ami tomay bhalo basil” (“xứ sở Bengal vàng mười, ta yêu người” –Quốc ca Banglades). Vào thập niên chín mươi của thế kỉ XIX, R. Tagore bắt đầu chắp bút viết những dòng văn xuôi đầu tiên. Với hai tác phẩm Ông chủ bưu điện và Sự trở lại của Khobababur, Tagore chính thức xuất hiện với tư cách là nhà viết truyện ngắn. Đến thập niên đầu của thế kỉ XX, nhà văn chuyển sang viết tiểu thuyết, với hai tác phẩm đầu tay là Bến bờ Bibkhi (1882) và Radia-Nhà thông thái (1887). Chuyển hướng sang sáng tác tiểu thuyết thực sự là một trải nghiệm mới mẻ đối với Tagore. Dù đã rất thành danh với thơ và truyện ngắn, nhưng bước sang tiểu thuyết, Tagore cũng phải trải qua giai đoạn tìm đường, thử nghiệm và thay đổi. Viết tiểu thuyết, Tagore hướng đến mục đích hết sức cao cả: giải thoát văn học dân tộc khỏi tình trạng khô cứng và nghèo nàn. Đồng thời, ông muốn chứng minh sự linh hoạt của tiếng Bengali, một ngôn ngữ không chỉ dành riêng cho thơ ca. Thêm nữa, với một trái tim nhạy cảm,
  7. Tagore hiểu rất rõ thực trạng bức bối, phức tạp của Ấn Độ lúc bấy giờ. Đó là bức tranh mà thơ không thể phản ánh chi tiết, truyện ngắn không đủ chuyển tải tất cả, chỉ có tiểu thuyết, với tầm vóc đồ sộ của mình mới có thể tái hiện mọi khía cạnh và tất cả những vấn đề cuộc sống hiện thực. Bởi vì, “Tiểu thuyết là tác phẩm tự sự cỡ lớn có khả năng phản ánh hiện thực đời sống ở mọi giới hạn không gian và thời gian. Tiểu thuyết có thể phản ánh được số phận của nhiều cuộc đời, những bức tranh phong tục, đạo đức xã hội, miêu tả các điều kiện sinh hoạt giai cấp, tái hiện nhiều tính cách đa dạng” (Nhiều tác giả (1993), Từ điển thuật ngữ văn học, NXB văn học, Hà Nội). Cho nên, chuyển hướng sang tiểu thuyết là thi sĩ Tagore bắt đầu một chặng đường mới. Sự khởi đầu này buộc Tagore phải lựa chọn những đề tài phù hợp. Đó không chỉ là đề tài trước đây ông đã từng thể hiện trong thơ mà còn là những mảng đề tài rộng lớn của cuộc sống hiện thực. Sự khởi đầu này cũng khiến Tagore phải lựa chọn hình thức nghệ thuật tương xứng. Đó không chỉ là bút pháp khai thác tâm lý và những biện pháp tu từ mà còn là cách tái hiện nhân vật cùng lối dẫn truyện đặc trưng. Tagore bước chân sang tiểu thuyết không phải với tư cách của người mở đường cho thể loại mới nhưng là người khai thông những bế tắc cho tiểu thuyết trong lòng đông đảo quần chúng. Thế nên, tiểu thuyết Tagore đến tay bạn đọc không tạo sự ngỡ ngàng về một thể loại hoàn toàn xa lạ, nhưng là bắt đầu một chặng đường phát triển mới của thể loại này. Khi chuyển sang viết tiểu thuyết, Tagore, với vị trí là một nhà thơ nổi tiếng, có lợi thế rất lớn trong những trường đoạn miêu tả nội tâm, khắc họa thiên nhiên, nhưng lợi thế này không giúp ông tránh khỏi những khó khăn ban đầu. Buổi đầu, Tagore đi vào lối mòn quen thuộc của các nhà viết tiểu thuyết lúc bấy giờ: Đề tài khai thác chủ yếu là những vấn đề lịch sử, từ đó, kín đáo gửi gắm những vấn đề hiện đại; cảm hứng chủ yếu là cảm hứng lãng mạn thể hiện qua việc ngợi ca người anh hùng lý tưởng. Sự khởi đầu một thể loại mới của Tagore chưa vượt qua được cái bóng của tiểu thuyết truyền thống. Do đó, những tác phẩm ban đầu của ông không để lại ấn tượng đối với công chúng. Cùng với tài năng, thái độ làm việc nghiêm túc, cần mẫn, tâm huyết, Tagore đã bắt đầu một chặng đường mới để khẳng định dấu ấn cá nhân. Ông bắt đầu chuyển hướng đề tài từ việc khai thác vấn đề lịch sử chuyển sang quan tâm đến những vấn đề của đời sống hiện thực, đồng thời, lựa chọn phương thức biểu hiện riêng, phù hợp hơn. Điều này đã thổi luồng sinh khi mới vào những bộ tiểu thuyết của ông. Nhà văn Pháp G. Duyamen cho rằng: “Một tiểu thuyết thực sự hứng thú là tiểu thuyết không chỉ mua vui cho chúng ta mà chủ yếu hơn là giúp đỡ chúng ta nhận thức cuộc sống và cắt nghĩa thế giới”. Các tác phẩm của Tagore đã tái hiện bức tranh toàn cảnh Ấn Độ thời phục hưng, đồng thời thể hiện tinh thần nhân đạo sâu sắc trong cách nhìn của ông về nỗi khổ đau của con người, đặc biệt là người phụ nữ. Những bộ tiểu thuyết đặc sắc của Tagore có thể kể tới là Nàng Binodini (1901), Đắm thuyền (1905), Gora (1910), Ngôi nhà và thế giới (1916).
  8. Trong hành trình sáng tạo, Tagore đến với thể loại tiểu thuyết không phải như một sự thử nghiệm, trái lại, đó là con đường tất yếu của một thiên tài toàn diện. Cho nên, có thể nói rằng, con đường đến với tiểu thuyết của Rabindranath Tagore là một sự dấn thân thực sự. 1.1.2. Cuộc dấn thân vinh dự Trong tự thuật My life, Tagore viết: “Tôi sinh năm 1861. Đó không phải là một ngày quan trong của lịch sử nhưng nó thuộc về giai đoạn lớn lao trong lịch sử Bengal”. Giai đoạn lớn lao mà Tagore muốn nói tới là giai đoạn trỗi dậy của tinh thần Ấn Độ với hàng loạt các cuộc cải cách trên nhiều lĩnh vực. Năm 1858, khi thực dân Anh chính thức tiến hành những chính sách khai thác thuộc địa, Ấn Độ lâm vào giai đoạn bị tàn phá về cả vật chất lẫn tinh thần. Bị đẩy vào thời đại của những mất mát, ý thức dân tộc của mỗi con người Ấn trỗi dậy mạnh mẽ. Và công cuộc phục hưng toàn diện đã diễn ra, trong đó có văn học nghệ thuật. Trong sự giao thoa với Phương Tây, nền văn học Ấn ngày càng lộ rõ sự tụt hậu. Về cơ bản, truyền thống văn học dân tộc là truyền thống thơ ca, văn xuôi không có chỗ đứng. Có thể nói, văn học Ấn Độ trong thời hiện đại bị bó hẹp trong những khuôn khổ cứng nhắc, như có lần Tagore đã nói: “Chúng tôi phải tìm thấy tự do không chỉ trong tư tưởng mà còn trong những biểu hiện văn học nữa. Nhưng nền văn học của chúng tôi đã để cho sự sáng tạo tan biến. Nó thiếu phong trào và bị ràng buộc trong một thứ tu từ học cứng nhắc”. Sự đổi mới, vì thế, là một nhu cầu tất yếu. Và người khai thông nguồn mạch để văn học An Độ theo kịp dòng chảy thế giới chính là Bankim Chadra. Cuộc cải cách văn học do B.Chandra khởi xướng đã thu hút được rất nhiều sự quan tâm của tầng lớp trí thức yêu nước, trong đó có Tagore. Với sự am hiểu uyên thâm, cùng lòng yêu nước nhiệt thành và tinh thần cầu tiến, R.Tagore đã hòa mình vào thời kỳ phục hưng Ấn Độ. Việc chuyển hướng sang tiểu thuyết nói riêng và văn xuôi nói chung cũng là một cách đổi mới văn học dân tộc. Với sự chuyển hướng này, Tagore đã dấn bước vào một con đường nhiều thử thách và khó khăn. Cái khó khăn mà nhà văn phải đối diện là thái độ tiếp nhận của công chúng đối với thể loại văn học và ngôn ngữ mới. Từ ngàn xưa, người Ấn luôn tự hào về tiếng Bengali, một ngôn ngữ có nguồn gốc tôn giáo cao quý, ngôn ngữ dành riêng cho thơ ca. Cho nên trong thời phục hưng văn học được thể hiện trong lớp vỏ ngôn ngữ mới là tiếng Anh thì lập tức nó đã bị những tư tưởng bài ngoài phê phán. Thêm vào đó, lịch sử văn học Ấn Độ, về cơ bản là lịch sử của thơ ca. Vì thế, tiểu thuyết đến với công chúng trong tư cách là một thể loại mới đã tạo ra phản ứng nhất định. Trước Tagore, Bankim Chandra và những nhà văn lớp trước đã cố gắng đem thể loại tiểu thuyết, đặc biệt là tiểu thuyết bằng tiếng Bengal lên văn đàn đương đại, nhưng sự hưởng ứng của công chúng là rất khiêm nhường.
  9. Như vậy, chuyển sang tiểu thuyết là con đường nhiều thử thách đối với Tagore ngay từ những bước chân đầu tiên. Khó khăn nối tiếp khó khăn, hai tiểu thuyết đầu tay lấy đề tài lịch sử của thế kỉ 17 đã không gây ấn tượng với độc giả và không thoát được cái bóng quá lớn của Bankim Chandra. Sau hai tiểu thuyết trình làng, phải mất tới mười lăm năm tác phẩm tiếp theo mới xuất bản. Mười lăm năm không phải là khoảng thời gian dài trong đời người nhưng đủ dài trong cuộc đời nghệ thuật và đủ để Tagore suy ngẫm tìm hướng đi phù hợp cho hành trình mới này. Năm 1902, tiểu thuyết Cokher bàli ra đời. Không còn mang đề tài lịch sử xưa cũ, tác phẩm tập trung khai thác những va chạm trong tư tưởng cá nhân, những hành động và phản ứng của nhân vật trong mối xung đột. Từ tác phẩm này, đông đảo công chúng đã tiếp nhận tiểu thuyết của ông. Dù không phải là người viết tiểu thuyết bằng tiếng Bengal đầu tiên và khi dấn thân vào con đường này, ông gặp phải rất nhiều những khó khăn, nhưng càng về sau, những bộ tiểu thuyết của Tagore càng gặt hái được rất nhiều thành tựu, được đánh giá rất cao về cả nội dung lẫn hình thức. Năm 1902, Đắm thuyền ra đời. Tác phẩm đã đặt nhân vật trong những mối xung đột, những trăn trở triền miên nội tâm trên hành trình đi tìm hạnh phúc. Đây là bộ tiểu thuyết được giới phê bình đánh giá rất thành công trong việc khai thác và phân tích tâm lý nhân vật, góp phần thể hiện tiểu thuyết dòng ý thức, một dạng tiểu thuyết hiện đại rất mới đối trong văn học Ấn Độ bấy giờ. Năm 1910, Tagore cho ra đời bộ tiểu thuyết lớn nhất của mình, tiểu thuyết Gora. Bối cảnh của tác phẩm là thời kì đấu tranh sôi động của các phong trào cải cách xã hội. Đồng thời, đây cũng là lời tiên đoán về cuộc đấu tranh bất hợp tác trong hòa bình chống lại chính quyền đô hộ mà một thập niên sau, nó mới diễn ra dưới sự lãnh đạo của Mahatma Gandhi. Với nội dung đồ sộ và hình thức nghệ thuật đổi mới, Gôra được đánh giá như là Mahabharata của An Độ hiện đại. Câu chuyện của hai thời đại khác biệt đã gặp nhau ở điểm chung trong tinh thần nhân văn đượm chất Ấn: Đó là tinh thần hòa hợp gắn kết mọi con người. Trải qua bao năm tháng thăng trầm của lịch, thông điệp kết thúc câu chuyện sử thi “Trên thiên giới không có chỗ cho lòng hận thù”, đã được tiếp nối trong sự đốn ngộ của nhân vật Gora “Cả thế giới là nhà tôi, mọi người là anh em tôi”. Theo dòng cảm hứng, Tagore tiếp tục cho ra đời bộ tiểu thuyết Ngôi nhà và thế giới (At home and Outside). Cũng giống như Gora, tác phẩm là hình ảnh thu nhỏ của cả thời đại trong những vấn đề của cá nhân và gia đình. Với những xung đột không ngừng của các nhân vật, tác phẩm đã cho thấy toàn cảnh những mâu thuẫn bên ngoài gia đình. Và số phận mỗi nhân vật cũng là biểu tượng cho những tầng lớp trong xã hội trước làn sóng văn hóa Phương Tây. Hiếm có bộ tiểu thuyết nào trong giai đoạn ấy, có một sức khái quát vĩ mô như Ngôi nhà và thế giới. Năm 1901, Tagore cho ra đời tác phẩm Chokher Bali viết bằng tiếng Bengali (Năm 1959 được đổi tên là Nàng Binodini). Đây không phải là bộ tiểu thuyết đầu tiên viết về người phụ nữ.
  10. Trước đó, Bankim Chandra đã tái hiện hình ảnh đau thương của người góa phụ vào những năm 70 của thế kỉ XIX như Cây độc, Di chúc của Krixnasan. Nhưng bộ tiểu thuyết này của Tagore đã được đón nhận nồng nhiệt và được đánh giá là “Tác phẩm đầu tiên và hay nhất về tâm lý phụ nữ trong văn học Bengal” (Lời nhận xét của Humanyun Kabir), là “Sự bắt đầu con đường mới cho văn xuôi An Độ” (đánh giá của Bhabani Bhâttcharrya). Với tiểu thuyết Nàng Binodini, Tagore đã khai mở thành công tiểu thuyết dòng ý thức, một kiểu tiểu thuyết hoàn toàn mới mẻ bấy giờ. Như vậy, trên hành trình sáng tạo của mình, Tagore dấn bước sang con đường tiểu thuyết như hướng đi tất yếu của một con người toàn tài. Tagore với tình yêu nghệ thuật và tinh thần nghiêm túc, ông đã không ngừng đổi mới, sáng tạo để cho ra đời những bộ tiểu thuyết đặc sắc. Con đường tiểu thuyết của Tagore trải qua nhiều giai đoạn khác nhau. Trước khi đạt được những thành công, nhà văn đã phải đối diện với không ít thử thách. Bộ mặt mới của tiểu thuyết Tagore bắt đầu khi ông có những bước đổi mới từ nội dung đến nghệ thuật thể hiện, bắt đầu là sự chuyển hướng đề tài. 1.1.3. Sự chuyển hướng đề tài Văn học có chức năng phản ánh cuộc sống. Các hiện tượng, sự việc của hiện thực là nguồn đề tài vô tận cho văn học. Trong thời kì đầu, đến với tiểu thuyết, Tagore chú trọng khai tác các vấn đề của lịch sử. Điều này đã hòa tan tác phẩm của ông vào những tác phẩm cùng thời. Không ai có thể nhận ra diện mạo riêng của tiểu thuyết Tagore cho đến khi nhà văn chuyển hướng đề tài. Tagore bắt đầu khai thác các đề tài hiện thực thay cho các vấn đề lịch sử trước đây. Nắm bắt hơi thở thời đại, R.Tagore đã tạo thành những chất liệu văn học sống động và chân thực. Hiện thực cuộc sống trong tác phẩm của Tagore là những mảng sáng tối, những vấn nạn còn tồn tại trong xã hội Ấn Độ hiện đại, tình yêu đôi lứa và đặc biệt là hình ảnh đời sống gia đình với tất cả những yêu thương và xung đột. 1.1.3.1. Những vấn nạn của xã hội và thời đại Đất nước An Độ những năm đầu thế kỉ XIX trở nên hết sức trì trệ và ngột ngạt. J.Nehru nói: “Cuộc sống An Độ trở thành một dòng nước lờ đờ, sống trong quá khứ, di chuyển chậm chạp qua những thế kỉ chết chồng chất. Gánh nặng quá khứ đè bẹp nó và một thứ hồn mê xâm nhập nó”. Lối sống bảo thủ, ít sáng tạo của người Ấn bắt nguồn từ niềm thỏa mãn đối với quá khứ, từ những tập tục hà khắc cổ hủ. Do vậy, sức kìm hãm của những cái xưa cũ cộng thêm sự cai trị thực dân làm bức tranh hiện thực Ấn Độ bao trùm sự đen tối. Là một người có cái nhìn tinh tế về hiện thực, Tagore đã chỉ cho độc giả Ấn Độ thấy được những vấn nạn trong nội bộ tư tưởng của dân tộc mình. Đó là tình trạng cưỡng hôn, những luật tục hà khắc đối với người phụ nữ và cả những vấn đề nóng bỏng của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.
  11. Trong truyện ngắn Lá số tử vi, nhà văn đã từng bày tỏ quan niệm: “Hôn nhân là một bản nhạc mà người ta diễn tấu trọn đời. Lời ca chỉ là một điệp khúc đơn giản nhưng có hàng ngàn cách ứng tấu khác nhau hàng ngày”. Và hôn nhân lại là vấn đề trung tâm trong nhiều tác phẩm văn học. Nàng Giribala (Mây và mặt trời) và Mahamaya (Dàn hỏa thiêu) đều cất bước theo chồng trong nỗi u sầu sâu khuất. Trên chiếc thuyền hoa, Giribala đã không một lần nào “ngẩng đầu nhìn lên, những giọt nước mắt rơi lã chã trong nỗi sầu muộn âm thầm”. Còn đám cưới của Mahamaya lại diễn ra trong một không gian đầy mùi chết chóc: “Chính tại gian phòng tối om, lờ mờ ánh lửa của hai giàn hòa thiêu gần đấy, lễ cưới của Mahamaya được cử hành với tiếng lầm rầm đọc kinh hành lễ hòa lẫn tiếng rên rỉ của kẻ sắp chết” (Dàn hỏa thiêu). Cưỡng hôn đã khiến bao nhiêu người phụ nữ trở thành quả phụ khi tuổi đời còn quá trẻ. Nàng Binodini trong bộ tiểu thuyết cùng tên đã phải dằn vặt trong đau khổ, khao khát trong tuyệt vọng. Nó đã khiến Mahamaya (Dàn hỏa thiêu) trở thành quả phụ ngay sau đêm cưới. Sự phân biệt đẳng cấp trong hôn nhân cũng là vấn đề được nhà văn hết sức quan tâm. Trong truyện ngắn Dàn hỏa thiêu, Rajib đã chua chát nhận ra hàng rào đẳng cấp khi anh cầu hôn Mahamaya: “Liệu có bao giờ nàng có thể bằng lòng chịu lấy Rajib tuy cũng thuộc đẳng cấp Bàlamôn nhưng ở hàng thấp hơn? Tình yêu là một chuyện, hôn nhân lại là một chuyện khác”. Không chỉ đẳng cấp, tôn giáo còn là vật cản đối với hôn nhân tự nguyện. Lời tâm sự đầy than vãn của Kuxum trong truyện ngắn Từ con đã là một lời tổng hợp xác đáng về thực trạng này: “Vừa mới đụng vào tôn giáo, tình yêu vĩnh cửu của ta đã tan vụn ra thành những nhúm nhỏ”. Truyền thống cưỡng hôn trong nếp sống gia đình của người Ấn và những định kiến gay gắt trong hôn nhân đã đẩy đưa biết bao nhiêu số phận con người rơi vào bi kịch. Vì thế, nó trở thành vấn đề nhức nhối trên các trang văn học và hiện diện trong tác phẩm Tagore như một nỗi ám ảnh khôn nguôi trong lòng người qua bao thế hệ. Vào những năm đầu thế kỉ XIX, vấn đề giải phóng người phụ nữ được các nhà cải cách xã hội như Ram Mohan Roy, Issorchandra Biddsagor hết sức quan tâm. Theo tục lệ tôn giáo, người phụ nữ Ấn Độ thường đeo vòng kiềng ở chân và trùm khăn mặt để nhắc nhớ về bổn phận của mình. Cái vòng chân như cái xiềng đã xích họ lại trong những công việc nội trợ quần quật hằng ngày, cái khăn che mặt khiến họ không bao giờ dám ngẩng mặt đối diện với bất kì ai. Với lòng yêu mến và cảm thông chân thành, Tagore dùng ngòi bút của mình để gióng lên tiếng nói đấu tranh cho quyền phụ nữ. Đặc biệt, hình tượng người phụ nữ góa bụa khốn cùng đã tìm được sự tái hiện trong hầu hết các tác phẩm văn xuôi của nhà văn. Đó là người góa phụ trẻ (Người láng giềng xinh đẹp) với ánh nhìn xa xăm trong đôi mắt khao khát vô vọng “Tổ ấm trong một trái tim người”. Đó là nàng Binodini trong tiểu thuyết cùng tên với tình yêu cháy bỏng, nồng nàn nhưng tuyệt vọng. Đó là
  12. Mahamaya (Dàn hỏa thiêu) với những vết thương thể xác và tinh thần hằn sâu vĩnh viễn suốt cuộc đời. Hơi thở của thời đại cũng đã thổi vào sáng tác của Tagore với một luồng sinh khí mới. Trong tiểu thuyết lớn nhất của mình, Gora (1910), ông đã đề cập đến những vấn đề chính trị đất nước. Sự thành công của bộ tiểu thuyết không chỉ bởi dung lượng mà còn bởi nội dung to lớn mà nó chuyển tải. Càng về cuối, những sáng tác của Tagore càng gần gũi với cuộc sống, theo sát, bắt nhịp và phản ánh kịp thời những biến cố của xã hội và con người. Những bộ tiểu thuyết của ông không còn đi bên lề cuộc sống mà thực sự tham gia vào cuộc sống tạo thành một sức hút đối với độc giả. 1.1.3.2. Đề tài giới trẻ và tầng lớp trí thức Ấn Độ Giới trẻ và tầng lớp trí thức Ấn đã tìm được sự thể hiện nghệ thuật trong các sáng tác của Tagore. Ông tỏ ra rất quan tâm và am tường đời sống của họ. Trong trang văn của Tagore, họ hiện lên với rất nhiều hình tượng, từ những người trí thức là bác sĩ, luật sư, thầy giáo, sinh viên đến những người nông dân chất phác, những kẻ làm công hiền lành. Trên những trang tiểu thuyết hay truyện ngắn của ông, không hề có sự phân biệt đẳng cấp. Viết về họ, bao giờ ngòi bút của ông cũng thể hiện niềm cảm thông che chở, sự yêu thương chân thành và đặc biệt là niềm tin vào nhân cách của họ. Trước hết, họ đều là những con người hành động. Trong Đắm thuyền, Ramesh đau đớn nhận ra sự nhầm lẫn nhưng anh không bao giờ buông xuôi để xem con tạo xoay vần ra sao. Ngược xuôi đến nhiều vùng đất của Ramesh là hành trình đi tìm lời giải cho bài toán tương lai. Hành động không ngừng suy tư, trăn trở nội tâm của anh cho thấy tính chất con người chủ động và sẵn sàng đón nhận mọi thử thách của cuộc đời. Khi sự thật trả tất cả những gì trước đây nhầm lẫn về đúng vị trí thì anh bước ra đường với lời tự nhủ: “Giờ đây, không ai cần mình nữa, trừ chính mình ra, mình phải bước vào đời và sống cuộc sống của chính mìnhi” [61, 358]. Trong Đắm thuyền, ta còn bắt gặp hình ảnh Kamala cương quyết dấn thân tìm chồng trong bóng tối nhá nhem đáng sợ. Dũng cảm gạt sang nỗi đau, kiên cường trước bóng đêm mà trước đây đã từng là nỗi sợ, Kamala cất bước ra đi. Hành động kiên quyết, không chút lưỡng lự ấy đã làm vụt sáng tính cách mạnh mẽ tiềm tàng bấy lâu trong con người nàng. Kiên cường đấu tranh với nghịch cảnh, không ngừng hành động để kiếm tìm hạnh phúc, những người trẻ trong tác phẩm của Tagore đã làm đúng như lời tuyên ngôn của ông trong tiểu thuyết Đắm thuyền: “Lúc thịnh cũng như lúc suy, đời người là cuộc đấu tranh không ngừng chống lại những rủi ro” [16, 73].
  13. Là con người của hành động, người góa phụ trẻ Binodini trong tác phẩm cùng tên, đã đấu tranh không ngừng để tìm kiếm hạnh phúc. Tagore viết: “Cái viễn cảnh ảm đạm phải sống cả đời trong cái hang tẻ ngắt chẳng chút tình yêu thương trong hẻm vắng suốt những ngày dài không hoạt động, không mục đích làm bản tính nổi loạn trong nàng được khơi dậy, phản kháng” [40, 616]. Yêu Bihari, Binobini chủ động bày tỏ tình yêu với anh bằng những bức thư chân thành, không ngần ngại bày tỏ trước tình cảm của mình. Hành động ấy khiến bao nhiêu người phụ nữ thế kỉ 21 phải ngỡ ngàng. Giới trẻ và tầng lớp trí thức Ấn, trong tác phẩm của Tagore có đời sống nội tâm hết sức phong phú. Khi phát hiện Kamala không phải là cô dâu của mình, nội tâm Ramesh (Đắm thuyền) bắt đầu đặt ra những câu hỏi. Rồi những chặng đường sau này, mỗi khi chiều xuống, trước hoàng hôn hay dưới ánh trăng, Ramesh thường đắm mình trong suy ngẫm. Những suy ngẫm của anh chảy dài như một dòng sông: mênh mông và vô tận. Người đọc, nếu không quen với kiểu tiểu thuyết của nhà văn, sẽ băn khoăn tự hỏi, tại sao nhân vật lại có nhiều lần trăn trở đến thế. Trong trọn bộ tiểu thuyết, các nhân vật chính như Ramesh, Kamala hay Hemnalini thể hiện tâm trạng nội tâm của mình chiếm tới một nửa số lần xuất hiện trong tác phẩm. Những trăn trở của nhân vật làm cho họ dần trưởng thành. Đó cũng là một cách sống tích cực. Mâu thuẫn là động lực của sự phát triển. Đấu tranh với mâu thuẫn nội tâm là cách phá bỏ những hàng rào giam hãm cuộc đời, để từng giây phút trôi qua, con người được tái sinh và cảm nhận đời sống bao la còn mình là một phần của thế giới. Không chỉ là những con người hành động, những con người có đời sống nội tâm phong phú, giới trẻ và tầng lớp trí thức Ấn Độ còn là những con người giàu nghĩa tình, sống trách nhiệm và ý thức sâu sắc về bổn phận. Người đọc yêu mến Ramesh vì tấm lòng tràn đầy tình yêu thương. Chính vì yêu thương, anh không nỡ đẩy người con gái mồ côi ra ngoài xã hội. Trong nỗi trăn trở của Ramesh luôn có sự cân đo giữa tình yêu và tình thương, luôn có sự hiện diện tiếng nói của con tim và lý trí. Anh không biết lựa chọn ra sao khi Kamala gắn với lòng nhân ái và trách nhiệm còn Hemnalini là tình yêu và hạnh phúc. Con người anh, vì thế, như trôi dạt vào tận cùng vũ trụ không phải để thấy mình nhỏ bé mà là để thấy rằng con người đôi khi phải hi sinh tình yêu và hạnh phúc riêng vì tình thương và trách nhiệm. Các nhân vật trong mọi sáng tác của Tagore luôn có cái nhìn nhân ái và sống tràn đầy tình yêu thương. Kamala (Đắm thuyền) đã che chở cho cuộc đời mồ côi của cậu bé Umesh; Hemnalini hết sức yêu thương cha mình, tình yêu ấy chỉ có một phần nhỏ là nghĩa vụ còn tất cả đều xuất phát từ trái tim. Cũng vậy, tình yêu thương mẹ của Nalinaksha rất vô bờ bến. Cho nên, mỗi khi nhắc tới mẹ, trong mắt anh ánh lên niềm vui khôn tả, cái niềm vui khiến người đối diện phải ngỡ ngàng khi
  14. thấy niềm “yêu mến trang trọng và thiết tha bừng sáng trên gương mặt anh khi nhắc đến người mẹ” [42, 227]. Trong tác phẩm Thực nghiệm tâm linh, Tagore đã nhấn mạnh: “Trong toàn thiện vô biên, không thể có đẳng cấp (…) Người là tuyệt đối độc nhất, không thể có hơn hay kém”. Vấn đề đẳng cấp và những khác biệt tôn giáo đã từng là hành rào ngăn cách thế giới con người. Nhưng những nhân vật trong tiểu thuyết Đắm thuyền chưa bao giờ suy tư, nghĩ ngợi về điều này khi đến với nhau. Ramesh theo Hindu giáo chính thống còn Hemnalini theo phái Brahmo Samaj (giáo phái thành lập năm 1828, thờ thần Brahma, chủ trương cải cách đạo Hindu và xã hội), thế nhưng tình yêu giữa họ vẫn nẩy nở một cách tự nhiên và trong sáng. Câu chuyện Người láng giềng xinh đẹp chỉ có ba nhân vật: hai người nhân vật trí thức nam và một người phụ nữ góa bụa. Nhân vật xưng tôi trong tác phẩm, ngay từ ban đầu đã thể hiện cái nhìn cảm thông chân thành đối với số phận góa bụa của người phụ nữ, anh nói: “Đối với cậu, đứng xa mà lí tưởng hóa cuộc sống góa bụa thì rất dễ, nhưng cậu phải nhớ rằng, trong cuộc sống góa bụa kia, có một trái tim đập dồn dập vì đau khổ và khao khát”. Người bạn của anh tuy ban đầu cho rằng tái hôn sẽ làm mất đi cái ý nghĩa thanh khiết của cuộc đời người góa bụa, nhưng sau cùng, chính anh là người đã mạnh dạn cầu hôn người phụ nữ mất chồng cạnh nhà và dũng cảm cãi lời cha để lựa chọn hạnh phúc cho mình. Câu chuyện nhỏ trong Từ con đã chuyển tải thông điệp lớn lao. Trước sức ép của người cha, nhân vật Hêmanta đã phải phân vân chọn lựa hạnh phúc hay đẳng cấp. Nhưng cuối cùng, anh đã kiên quyết: “Thưa cha, con không bỏ vợ đâu (…) Con bất cần đẳng cấp”. Lời dõng dạc tuyên bố của anh thực sự tạo ra chấn động. Nó đánh thẳng vào thành trì tồn tại hành ngàn năm qua của tư tưởng đẳng cấp. Biết bao nhiêu hạnh phúc bị vùi dập, biết bao nhiêu mối tình bị rơi vào tấn bi kịch tan vỡ chỉ vì đẳng cấp. Lời tuyên bố bất cần đẳng cấp đã dội một gáo nước lạnh vào những định kiến khắt khe và mở ra con đường mới cho những tư tưởng tiến bộ. Cùng với những chuyển biến của thời đại, người thanh niên Ấn Độ còn là những người có lý tưởng cao đẹp, sống và đấu tranh vì một mục đích lớn lao. Năm 1910, Tagore xuất bản tiểu thuyết Gora. Tác phẩm là lời tiên đoán về cuộc cách mạng bất hợp tác với thực dân Anh để giải phóng dân tộc mà sau này được lãnh đạo bởi M. Gandhi. Nổi bật trong bộ tiểu thuyết đồ sộ này là hình tượng nhân vật Gora. Anh là người gốc Anh, mồ côi cha mẹ và sống với bố mẹ nuôi người Ấn Độ. Người thanh niên trẻ Gora tích cực tham gia hoạt động trong các phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc. Hình tượng nhân vật Gora là lời kêu gọi và cổ vũ tầng lớp thanh niên, trí thức Ấn Độ vùng dậy đấu tranh giải phóng đất nước. Hình ảnh giới trẻ và tầng lớp trí thức Ấn đã tạo ra luồng sinh khí mới trong mảng đề tài về hiện thực. Khi tái hiện, Tagore không lôi bật họ ra khỏi đời sống dân tộc và cố khoác vào họ những cái áo tân thời. Họ vẫn là những con người rất Ấn, với những ý thức sâu sắc về bổn phận và nghĩa
  15. vụ, nhưng họ không sống thụ động, họ đã biết hành động để khẳng định và kiếm tìm con đường đi đến hạnh phúc. Đời sống của họ là đời sống của con người biết yêu thương, và chia sẻ. Thế giới nội tâm của họ đầy những biến động, phức tạp và trăn trở khôn nguôi. Đó thực sự là cuộc đấu tranh, đấu tranh để từng ngày hoàn thiện bản thân, đấu tranh để trưởng thành và tìm nguồn an ủi trên con đường phía trước. 1.1.3.3. Đề tài tình yêu đôi lứa Tình yêu là một đề tài xuyên suốt trong toàn bộ sự nghiệp sáng tác của Tagore. Tagore viết: “Thiếu tình yêu là một thứ chai đá, vì tình yêu là sự toàn thiện của tâm thức. Ta không yêu vì ta không hiểu, hay nói đúng ra là ta không hiểu vì ta không yêu. Thật vậy, tình yêu là ý nghĩa cuối cùng của tất cả những gì chung quanh ta. Chẳng phải chỉ là một tình cảm thế thôi, mà là chân lý, niềm vui ở tại nguồn gốc của mọi sự sáng tạo” (Thực nghiệm tâm linh). Đã nhiều lần, Tagore khẳng định ông đến với đời trong tư cách của một tình nhân. Cho nên, dù sáng tác thơ ca hay truyện ngắn, kịch hay tiểu thuyết, đề tài tình yêu là nguồn mạch vô tận. Có thể nói, tình yêu đã tìm được sự thể hiện toàn diện trong nghệ thuật trên các tác phẩm của Tagore. Tình yêu đến trong những rung cảm sâu xa từ ánh nhìn của đôi mắt: “Tay xiết trong tay, mắt vờn theo mắt, từ đó lịch sử tâm tình đôi ta bắt đầu” (Bài 16, Người làm vườn). Để nói lên màu sắc tình yêu, Tagore thường mượn hình ảnh của đôi mắt và ánh đèn. Dường như luồng ánh sánh nồng ấm và lan tỏa của đèn rất phù hợp với tính chất ngọt ngào hạnh phúc của tình yêu: Tình yêu ơi! Khi người đến Với ngọn đèn khổ đau bừng sáng ở trong tim Thì ta có thể nhìn thấy mặt người Và biết người là tuyệt vời hạnh phúc. (Bài 62, Những con chim bay lạc) Đôi mắt nhìn nhau, như Tagore đã nói: “Đôi mắt ta liên hệ với nhau trong một sự hòa đồng khiến chúng động tác tuy hai mà một” (Thực nghiệm tâm linh), và đôi mắt với tư cách là cửa sổ tâm hồn, mới có thể nói hết tâm trạng khi yêu mà không một ngôn ngữ nào có thể chuyển tải: Đôi mắt băn khoăn của em buồn Đôi mắt em nhìn sâu vào tâm tưởng của anh Như trăng kia muốn vào sâu trong biển cả. (Bài 28, Người làm vườn) Đôi mắt em còn là nơi chốn bình yên để cuộc đời anh trải dài trong niềm vui và hạnh phúc: Tim tôi, cánh chim vùng hoang dại, đã thấy trong mắt em cả một phương trời. Mắt ấy là nôi ngủ của bình minh; mắt ấy là vương quốc của các vì sao đêm. (Bài 31, Người làm vườn)
  16. Thế nên, trong niềm khao khát cháy bỏng, anh bao giờ cũng muốn chiếm trọn em cho riêng anh, riêng mình anh mà thôi: “Em là mây chiều lững lờ trôi trên bầu trời mộng ước của tôi. Đem tình yêu thèm khát, tôi hằng vẽ em, hằng tạo ra em. Em là của riêng, của riêng tôi, đang ngự trị đỉnh mộng đẹp vô bờ tôi ấp ủ!” (Bài 30, Người làm vườn) Tình yêu trong bản chất không chỉ có mật ngọt và hạnh phúc mà còn có cả những buồn đau tan vỡ. Dù có những khổ đau khi yêu, nhưng thơ tình Tagore không làm người đọc rơi vào bi lụy. Điều này được bắt nguồn từ quan niệm về nỗi u buồn của ông: “Không sợ chết cũng chẳng sợ đau khổ, và chỉ thấy ở đau khổ một phương diện của niềm vui (…) Chúng ta hiểu rằng đau khổ là cái giá phải trả cho bất cứ cái gì có giá trị trong đời sống: quyền năng, minh triết, tình yêu” (Thực nghiệm tâm linh). Cho nên, thơ tình Tagore khi thể hiện tận cùng nỗi đau, niềm tin vẫn luôn luôn hiện hữu: Hãy đặt lòng tin vào tình yêu cho dẫu tình yêu mang lại khổ đau. Chẳng nên khép kín lòng mình như thế … Em ơi! Trái tim ta có cũng chỉ để đem cho người đời với giọt lệ với bài ca… Nguồn vui mong manh như giọt sương mai vừa mới nở cười đã vội vàng chết yểu. Nhưng u buồn thường dai dẳng khó tan. Hãy để tình yêu trong mắt em bừng sáng. (Bài 30, Người làm vườn). Tiếp nối mạch chảy tình yêu trong thơ, các tác phẩm văn xuôi của Tagore cũng đi sâu khai thác đề tài này. Nhưng nếu trong thơ, tình yêu được thể hiện với những cung bậc thuộc về bản chất, thì khi bước sang truyện ngắn hay tiểu thuyết, tình yêu được gắn với số phận, gắn với đời sống xã hội mà ở đó, nó phải đối diện với những mối quan hệ khác nhau. Trong thơ, tình yêu thể hiện tất cả những gì là hỉ nộ, là buồn vui và hạnh phúc, nhưng khi sang văn xuôi, tình yêu có một đời sống cụ thể. Đời sống ấy không thể tách rời khỏi tôn giáo và đẳng cấp, bổn phận và gia đình. Trong những mối quan hệ này tình yêu chưa tìm được tiếng nói đồng điệu. Chính vì thế, tình yêu cũng phải đấu tranh để thay đổi số phận mà xã hội dành cho mình. Đối diện với đẳng cấp và tôn giáo, tình yêu đôi lứa đứng trên bờ vực thẳm. Những luật tục hà khắc của xã hội An Độ không thừa nhận tình yêu tự do. Mối tình trong sáng của Rajib và Mahamaya trong Dàn hỏa thiêu cũng vì đẳng cấp mà ta vỡ. Tình yêu trong Ảo ảnh tan vỡ lại mòn mỏi dưới sức nặng của tôn giáo. Người con gái tiểu vương đã yêu người theo đạo Hindu trong sự say mê và tôn kính: “Nếp sống sùng đạo và phong thái tự chủ của chàng trai Hindu đưa đầu óc ngây thơ của cô gái Hồi là tôi vào một trạng thái ngây ngất, vừa tôn kính vừa yêu thương”. Khác biệt tôn giáo đã biến tình yêu thành những ảo vọng trong cuộc chơi trốn tìm. Người con gái tiểu vương và Kasáclan tồn tại trên hai đường thẳng song song mà khoảng cách giữa họ là tôn giáo. Họ có thể đối diện thật gần nhưng không bao giờ gặp gỡ và đến
  17. được với nhau. Những khác biệt tôn giáo ngăn cách hai con người ấy bằng khoảng không gian vô tận. Và dù “một ngàn năm có qua đi nữa, cũng không sao dịch hai người gần nhau bằng một khoảng rộng của bàn tay” (Đắc đạo). Đắm thuyền đặt tình yêu trong mối quan hệ với bổn phận. Ramesh vì bổn phận làm con không thể cãi lời cha. Anh đau đớn hi sinh mối tình đầu tuyệt đẹp của mình vì nghĩa vụ làm con trong gia đình Hindu giáo. Nếu không có tình huống đắm thuyền và không biết được sự nhầm lẫn thì anh không dám nuôi hi vọng tình yêu với Hemnalini. Nhưng hi vọng để thất vọng. Trách nhiệm đối với cuộc sống của Kamala không cho phép anh có được niềm khao khát yêu đương. Nhiều lần anh từng đặt lên bàn cân bổn phận và tình yêu nhưng bao giờ bổn phận cũng nặng hơn. Cuối cùng, khi đã trải qua nhiều biến cố cùng nhiều lần trăn trở, một lần nữa anh đành chấp nhận hi sinh tình yêu của mình. Câu chuyện về nàng Binodini trong bộ tiểu thuyết cùng tên đã đặt tình yêu trong mối quan hệ với những định kiến xã hội. Là người phụ nữ góa bụa, Binodini rất yêu Bihari. Nàng tìm đủ mọi cách để bày tỏ tình cảm của mình. Nhưng cuối cùng, tình yêu ấy cũng phải nhường chỗ cho luật tục khắt khe. Sự góa bụa trong tiểu sử của nàng đã không cho phép nàng có được hạnh phúc trong cuộc đời. Lời nói cuối cùng của nàng trong tác phẩm khiến người đọc day dứt khôn nguôi: “Anh sẽ không bao giờ được hạnh phúc nếu anh lấy em. Anh sẽ mất hết lòng kiêu hãnh và tự trọng, mà ở em cũng sẽ không còn. Anh hãy tiếp tục cuộc đời anh như anh đã sống, trong sáng và tự do…”[47, 662]. Tình yêu vợ chồng của Mahendra và Asa cũng có những va chạm trong mối quan hệ với gia đình. Chính sự quấn quýt bên nhau không rời đã làm phật lòng người mẹ và người thím góa bụa. Mahendra vì quá yêu người vợ của mình mà không còn quan tâm đến những thành viên trong gia đình, gần như bỏ quên người mẹ già đã hết lòng yêu thương anh, còn Asa không hoàn thành trọn vẹn vai trò dâu con. Chính vì thế, họ tự đưa tình yêu của mình tới chỗ mâu thuẫn với gia đình, tạo ra bầu không khí bất hòa gay gắt. Và từ đó, ngày qua ngày nó trở nên nhàm chán và lỏng lẻo, nó không đủ sức níu trái tim. Do vậy, Mahendra mới có những bước chân lầm lạc khi bỏ lại sau lưng tất cả để chạy theo Binodini. Cũng về đề tài tình yêu, nhưng truyện ngắn Đắc đạo lại mang đến một hương vị khác cho người đọc. Câu chuyện kể một vị tu sĩ trong rừng sâu chìm đắm trong tu luyện khổ hạnh. Hằng ngày người sơn nữ dâng hoa quả cho ngài. Mải mê với mục đích tu hành, ngài không hề quan tâm đến tấm chân tình của cô gái. Cuối cùng đạo sĩ đắc đạo, đạt được quyền nhập vào cõi niết bàn thì ngài nhận ra rằng cái mình cần duy nhất lúc này đó chính là người sơn nữ. Trong sự nghiệp văn chương của Tagore, tình yêu là mảng đề tài xuyên suốt. Nếu thơ tình Tagore là những cung bậc nội tâm khi ngây ngất khi đau khổ thì tình yêu trong văn xuôi của ông có hình hài cuộc sống và mang hơi thở thời đại. Khắc họa tình yêu, các trang văn xuôi của Tagore có
  18. rất nhiều giọng điệu, lúc tự sự sâu lắng lúc trữ tình thiết tha. Trong mọi giọng điệu, tình yêu ở tiểu thuyết và truyện ngắn của ông được gắn kết với một số phận riêng. Và dù trong tư cách là một nhà thơ hay một nhà văn, Tagore luôn luôn là người thể hiện rất thành công về tình yêu. Bên cạnh tình yêu đôi lứa, bức tranh về hiện trạng gia đình cũng được tái hiện một cách sâu sắc và cụ thể. 1.1.3.4. Đề tài gia đình Là tế bào của xã hội, gia đình trở thành điểm tựa nuôi dưỡng tình cảm và tâm hồn mỗi con người. Với vai trò to lớn ấy, gia đình có một ý nghĩa hết sức quan trọng sự phát triển của xã hội. Chính vì thế mối quan hệ giữa gia đình và xã hội là mối quan hệ khắng khít và biện chứng. Do đó, những biến động trong bức tranh xã hội Ấn Độ đương thời tác động sâu sắc đến gia đình. Chưa bao giờ như bây giờ, gia đình đứng trước nhiều vấn đề thử thách. Vấn đề gia đình không phải là một đề tài mới trong văn xuôi Bengal, nhưng Tagore đã biết làm mới khi đặt nó dưới nhiều góc độ và những mối quan hệ khác nhau. Hơn thế, từ ngôi nhà Ấn Độ, ông đã mở ra cả một thế giới. Đó là thế giới với sự bình yên và xung đột, với tình cảm yêu thương tha thiết và sự mâu thuẫn gay gắt không thể tránh khỏi. Khi tái hiện các nhân vật của mình, Tagore thường đặt họ trong không gian gia đình. Không gian ấy tuy nhỏ hẹp nhưng đã tạo những nền tảng đầu tiên để nhân vật đối diện với không gian rộng lớn ngoài xã hội. Với sợi dây yêu thương, các thành viên trong gia đình đã gắn kết tạo thành những trang truyện nhiều xúc động. Trong các trang tiểu thuyết, hình ảnh gia đình Ấn Độ truyền thống đã được nhà văn miêu tả khá tập trung. Đọc Đắm thuyền, tình phụ tử và mẫu tử thực sự tạo cho người đọc những ấn tượng mạnh mẽ. Nhân vật người cha Babu Annada rất yêu và hết lòng lo lắng cho các con. Vì thế đứng trước nỗi đau của con “tim ông như thắt lại vì lo lắng cho cô con gái mà bao nhiêu năm nay ông đã thay bà chăm sóc” [ 20, 97]. Đến tuổi gần đất xa trời, ông chỉ mong mình có thể hoàn thành tâm nguyện cuối đời được nhìn thấy con hạnh phúc: “Con ơi! Cha cầu trời gạt bỏ tất cả những chướng ngại trên đường con đi, cầu cho con suốt đời hạnh phúc. Cha cầu sao cho trước lúc đi gặp mẹ con, cha được thấy con sung sướng toại nguyện, êm ấm chung đôi với người con yêu” [20, 97]. Và niềm vui của con cũng chính là niềm vui của ông. Đời người là sự đan xen của cả niềm vui và nỗi buồn, nụ cười và nước mắt. Những đau khổ và hạnh phúc của nhân vật babu Annada đều khởi nguồn từ tấm lòng ông dành cho con mình. Có thể nói, trong hệ thống nhân vật của Tagore, babu Annada là một trong những hình tượng người cha cao quý nhất. Nó rất khác so với hình ảnh người cha trong gia đình Ấn Độ truyền thống. Nếu những người cha truyền thống thường lấy quyền uy và mệnh lệnh thay thế cho tình thương và sự thấu hiểu thì babu Annada lại ngược lại. Lòng yêu thương con của ông đã đạt tới độ hòa hợp thấu hiểu. Có thể nói hình ảnh hai cha con babu Annada trên sân thượng là sự tái
  19. hiện đẹp đẽ nhất về hình ảnh gia đình: “Trong khi họ trò chuyện thì trời đã xế tà, bầu trời chuyển sang xin xỉn màu đồng. Cái giây phút giao cảm thầm lặng trên sân thượng giữa bao nhiêu ồn ào náo động của thành phố lớn nói lên lòng yêu thương nhau giữa cha và con, giữa già và trẻ. Họ nấn ná mãi cho đến khi nhập nhòa bóng tối và những giọt sương êm ái rơi xuống mặt như những giọt nước mắt” [38,195]. Đáp lại lòng yêu thương của cha, Hemnalini là một người con rất hiếu thảo. Rất nhiều lần, khi nhìn thấy những u sầu trên khuôn mặt cha, mọi nỗi muộn phiền riêng tư nội tâm đều tan biến nhanh chóng. Lòng nàng chỉ còn một nỗi xúc động tràn ngập về cha, chỉ còn duy nhất tình yêu thương và kính trọng cha. Không chỉ có hình tượng người cha cao quý, tác phẩm còn thể hiện sâu sắc về tình mẫu tử thiêng liêng mà nhẹ nhàng. Thường xuyên phải đối diện với những trận ốm của tuổi già, bà Kshemankari hiểu rằng thời gian trần thế của bà đã sắp hết. Nhưng điều lo lắng duy nhất trong lòng của người mẹ này không phải là bệnh tật, là sự sống và cái chết mà là hạnh phúc của Nalinaksha, người con duy nhất của bà. Bà nôn nóng hăm hở sắp đặt cuộc hôn nhân giữa Nalinaksha và Hemnalini chỉ vì hạnh phúc của con. Bà nói với con việc cưới xin bằng giọng điệu phân trần tha thiết chứ không phải bằng mệnh lệnh ép buộc khắt khe: “Con hãy làm ơn theo lời mẹ, con hãy cưới vợ đi” [49, 263]. Nalinaksha, con trai bà, xuất hiện trong tác phẩm như là hình ảnh của một con người mộ đạo, say mê những lễ nghi tôn giáo. Người ngoài nhìn vào sẽ chỉ thấy Nalin là một nhà tu khổ hạnh nhưng với trái tim người mẹ, bà Kshemankari đã nhìn thấy ở con mình một trái tim trần tục. Đó là cái nhìn thấu hiểu xuất phát từ tình yêu thương vô bờ dành cho con. Bà nói với Hemnalini: “Chỉ nhìn nó bề ngoài, cứ tưởng nó không thể nào yêu được, nhưng như thế là người ta nhầm (…) Nó có thể xúc cảm mạnh mẽ đến nỗi, nó đâm sợ phải cố kiềm chế khắt khe tình cảm của mình. Ai vượt qua được lớp vỏ khổ hạnh ấy tìm thấy con đường đi vào tâm hồn nó, thì nhất định khám phá ra đấy là một người rất nồng nhiệt” [55, 322]. Tình yêu con của bà còn tìm thấy trong mỗi lời nói về con. Nói về con, trong từng câu chữ, lòng bà bao giờ cũng tràn ngập cảm xúc tự hào: “Bởi vì nó là đứa con duy nhất của bác, cháu yêu quý ạ, và cũng không phải nhiều bà mẹ có con như Nalin đâu. Cháu biết không, bác thấy mình tưởng tượng nó là cha của bác và đến khi nó già yếu, bác có thể làm mọi việc mà nó đã làm vì bác” [55, 319]. Phải có tình yêu thương sâu sắc người mẹ ấy mới có được cái nhìn thấu hiểu chân tình và hãnh diện. Và cũng giống như babu Annada, bà phải yêu con lắm thì mới có cái nhìn hiện đại là không dùng uy quyền ép buộc con theo con đường do định sẵn. Có lẽ tình mẫu tử giống như sợi dây, hai đầu kết nối là hai đầu yêu thương. Đáp lại tình cảm của mẹ, Nalinaksha rất yêu và chăm lo cho mẹ. Tình yêu ấy thể hiện trong ánh mắt ngời sáng khi nói về mẹ, trong nỗi lo hốt hoảng khi hay tin mẹ bệnh và trong từng hành động động chăm sóc nhỏ
  20. nhặt hằng ngày: “Nalinaksha hễ về nhà là bao giờ cũng phải đi thăm mẹ đã, rồi mới làm bất kì việc gì khác, vì anh luôn luôn lo lắng về sức khỏe của mẹ” [55, 316]. Những hành động chăm sóc nhỏ nhặt nhất sẽ thể hiện một tình yêu thương lớn lao nhất. Vì thế, điều ấn tượng trước tiên mà Nalin tạo được trong lòng người đọc, không phải là trái tim một con người nồng nhiệt ra sao mà là tấm lòng của một người con yêu mẹ nhất mực như thế nào. Nhưng những thay đổi của xã hội đã đẩy gia đình đến các mối xung đột dữ dội. Khi đọc tiểu thuyết Nàng Binodini, trong nỗi xúc động trước tình mẫu tử thiêng liêng của bà Railasmi, trước khao khát hạnh phúc của Binodini, người đọc thấy thấp thoáng đâu đó những rạn vỡ. Những rạn vỡ ấy chắc chắn sẽ tạo ra đổ vỡ dù nhà văn đã cố gắng hàn gắn nó bằng kết thúc có hậu. Những xung đột trong tác phẩm bắt đầu từ ngày Asa bước chân về nhà chồng. Mái gia đình êm ấm thuận hòa bắt đầu những dấu hiệu rạn vỡ, mà nguyên nhân sâu xa của nó không phải vì mâu thuẫn mẹ chồng nàng dâu. Mối bất hòa giữa bà Railasmi và Asa ngày càng sâu sắc không hẳn vì hai người không tìm được tiếng nói chung mà vì bàn tay Mahendra vô tình đẩy họ về hai đầu của một con đường. Mahendra một mặt mâu thuẫn với mẹ, một mặt dẫn dắt người vợ ngây thơ theo cách của riêng anh. Là tầng lớp trí thức, quan niệm và cách nghĩ của anh khác biệt hẳn với mẹ. Anh thẳng thắn phê phán: “Cái cách mẹ cháu đang làm với cô vợ khốn khổ của cháu chết dần chết mòn thật là tồi tệ, thật là quá quắt” [5, 385]. Anh bất chấp những nỗi buồn của mẹ mà tuyên bố: “Chấm dứt trò dớ dẩn này…Từ giờ trở đi, tôi phải có trách nhiệm với vợ tôi. Tôi vẫn còn thiếu với cô ấy điều này” [5, 386]. Những khác biệt trong lối sống giữa hai thế hệ thật khó tồn tại dưới một mái nhà. Sự rạn vỡ này xuất phát từ những thay đổi quá đột ngột trong gia đình. Trong khi bà Rai đã quen với cách nghĩ về vị trí dâu con truyền thống thì Mahendra đã đặt vợ mình ở một vị trí đối chọi. Đặc biệt hơn, anh đưa tình yêu của mình vào một khung trời lãng mạn quên hết cả thực tại, đến độ, nhà văn phải thốt lên: “Mehendra đã tận hưởng hạnh phúc lứa đôi, công khai coi thường cả gia đình và lề thói” [8, 406]. Câu chuyện trong Từ con dù tình tiết hết sức nhẹ nhàng nhưng lại vô cùng ngột ngạt khi đặt ra vấn đề vấn đề hôn nhân trong mối quan hệ gia đình. Mâu thuẫn gia đình lên đến đỉnh điểm khi người con quyết không thể từ bỏ hôn nhân và hạnh phúc của mình vì đẳng cấp. Nếu người con bất tuân lệnh cha, sẵn sàng từ bỏ cả đẳng cấp vì hạnh phúc chính đáng thì người cha sẵn sàng từ bỏ con vì quy định của đẳng cấp. Đó là hai sự từ bỏ trong một mối xung đột và cũng là thực trạng phổ biến của gia đình Ấn Độ lúc ấy. Cũng như tình yêu đôi lứa, đề tài gia đình trở thành mạch chảy gần như xuyên suốt trong mỗi sáng tác của Tagore. Câu chuyện nhiều ẩn ý trong Ngôi nhà và thế giới (1916) một lần nữa đặt ra những câu hỏi về thực trạng đổ vỡ trong nhiều mái nhà Ấn Độ. Vẫn là những mâu thuẫn giữa cái cũ
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2