Luận văn Thạc sĩ Văn học: Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Bùi Ngọc Tấn
lượt xem 3
download
Luận văn chủ yếu đi sâu nghiên cứu vấn đề nghệ thuật tự sự của truyện ngắn Bùi Ngọc Tấn qua 20 truyện ngắn được tuyển tập trong hai cuốn Truyện ngắn Bùi Ngọc Tấn (NXB Hải Phòng, 2003) và Người chăn kiến (NXN Hội Nhà văn và Nhã Nam, 2010). Mời các bạn tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Văn học: Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Bùi Ngọc Tấn
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------------ NGÔ THỊ DUNG NGHỆ THUẬT TỰ SỰ TRONG TRUYỆN NGẮN BÙI NGỌC TẤN LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC Hà Nội - 2016
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------------ NGÔ THỊ DUNG NGHỆ THUẬT TỰ SỰ TRONG TRUYỆN NGẮN BÙI NGỌC TẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam Mã số: 60 22 01 21 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Lê Dục Tú Hà Nội - 2016
- LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành đƣợc luận văn này, em đã nhận đƣợc rất nhiều sự giúp đỡ từ các thầy cô trong suốt thời gian học tập và rèn luyện tại trƣờng. Xin cho em gửi lời cảm ơn chân thành và tri ân sâu sắc nhất đến những ngƣời thầy đáng kính đã luôn giúp đỡ em. Đặc biệt là cô Lê Dục Tú, ngƣời đã theo sát em trong suốt chặng đƣờng làm luận văn. Cô đã tận tình chỉ bảo cho em từng chút một và cho em nhiều lời khuyên hữu ích. Em thấy đƣợc tác phong làm việc khoa học và sự hết lòng vì học viên từ cô. Chúng em còn phải học hỏi rất nhiều từ các thầy cô. Kính chúc các thầy cô luôn luôn mạnh khỏe, công tác tốt, có nhiều niềm vui trong cuộc sống. Trong quá trình học tập, thực hiện luận văn, em còn nhiều thiếu sót, mong các thầy cô thông cảm cho em. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn!
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU ....................................................................................................................3 1. Lí do chọn đề tài ......................................................................................................3 2. Lịch sử vấn đề .........................................................................................................3 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ...........................................................................8 4. Tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu .......................................................................8 5. Dự kiến đóng góp của luận văn...............................................................................9 6. Cấu trúc luận văn ....................................................................................................9 Chƣơng 1. NGƢỜI KỂ CHUYỆN VÀ ĐIỂM NHÌN TRẦN THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN BÙI NGỌC TẤN ......................................................................10 1.1 Khái niệm về ngƣời kể chuyện và điểm nhìn..................................................10 1.1.1 Khái niệm về người kể chuyện .........................................................................10 1.1.2 Điểm nhìn trần thuật ........................................................................................12 1.2 Ngƣời kể chuyện tƣờng minh ...........................................................................14 1.2.1 Người kể chuyện cái tôi – dẫn chuyện, chứng nhân ........................................14 1.2.2 Người kể chuyện cái tôi – nhân vật chính ........................................................18 1.2.3 Người kể chuyện cái tôi - nghe chuyện ............................................................19 1.3 Ngƣời kể chuyện hàm ẩn ..................................................................................20 1.3.1 Người kể chuyện với điểm nhìn toàn tri ...........................................................20 1.3.2 Người kể chuyện tựa vào điểm nhìn nhân vật ..................................................23 1.4 Sự đan xen hai dạng thức trần thuật ...............................................................29 Chƣơng 2: KẾT CẤU VÀ NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN BÙI NGỌC TẤN....34 2.1 Kết cấu ................................................................................................................34 2.1.1 Khái quát về kết cấu .........................................................................................34 2.1.2. Kết cấu tuyến tính............................................................................................35 2.1.3. Kết cấu đảo ngược ..........................................................................................42 2.1.4. Kết cấu tâm lý..................................................................................................44 2.2 Nhân vật .............................................................................................................60 2.2.1 Khái quát về nhân vật truyện ngắn ..................................................................60 2.2.2 Các kiểu nhân vật .............................................................................................61 1
- 2.2.3 Nghệ thuật xây dựng nhân vật .........................................................................71 Chƣơng 3. NGÔN NGỮ VÀ GIỌNG ĐIỆU TRONG TRUYỆN NGẮN ..........82 BÙI NGỌC TẤN .....................................................................................................82 3.1 Ngôn ngữ trong truyện ngắn Bùi Ngọc Tấn ...................................................82 3.1.1 Ngôn ngữ giàu chất thơ ....................................................................................83 3.1.2 Ngôn ngữ đời thường, sử dụng khẩu ngữ, tiếng lóng ......................................85 3.1.3 Vận dụng ngôn ngữ dân gian ...........................................................................88 3.1.4 Tổ chức những câu ngắn ................................................................................89 3.2 Giọng điệu trong truyện ngắn Bùi Ngọc Tấn .................................................93 3.2.2 Giọng trữ tình, chiêm nghiệm ..........................................................................97 3.2.3 Giọng lạnh lùng, khách quan .........................................................................100 KẾT LUẬN ............................................................................................................104 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................108 PHỤ LỤC ...............................................................................................................114 2
- MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1 Bùi Ngọc Tấn là một nhà văn có nhiều đóng góp cho văn học Việt Nam hiện đại. Trong cả hai giai đoạn sáng tác (1954-1968 và 1990 đến 2014), tác giả đều có những tác phẩm nhận đƣợc sự quan tâm đông đảo của bạn đọc nhƣ: Một thời để mất (1995), Chuyện kể năm 2000 (2000), Rừng xưa xanh lá (2004), Biển và chim bói cá (2008), Người chăn kiến (2010),…Nhà văn là hội viên của nhiều tổ chức văn học uy tín. Các tác phẩm của ông nhận đƣợc nhiều giải thƣởng giá trị. 1.2 Bên cạnh thể loại kí, tiểu thuyết, truyện ngắn Bùi Ngọc Tấn giữ một vị trí quan trọng trong sự nghiệp sáng tác của nhà văn. Phần lớn các truyện ngắn đƣợc ông viết trong giai đoạn sau. Chúng có vai trò nhƣ một sự khởi đầu thứ hai, đánh dấu sự trở lại của nhà văn.Truyện ngắn của Bùi Ngọc Tấn mang nhiều giá trị đặc sắc. Đặc biệt, tập truyện ngắn Người chăn kiến (2010) thu hút sự quan tâm của đông đảo bạn đọc. 1.3 Các tác phẩm đã đƣợc công bố của Bùi Ngọc Tấn đều thuộc mảng văn xuôi, chủ yếu là văn xuôi tự sự. Nghệ thuật tự sự là vấn đề then chốt của văn học. Nhiều năm gần đây, tự sự học trở thành tâm điểm của giới nghiên cứu, phê bình. Tìm hiểu truyện ngắn Bùi Ngọc Tấn từ góc độ nghệ thuật tự sự là hƣớng tiếp cận nhiều tiềm năng, hy vọng tìm ra đƣợc những giá trị đặc sắc của truyện ngắn Bùi Ngọc Tấn. Với những lý do trên, ngƣời viết chọn đề tài “Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Bùi Ngọc Tấn” làm đề tài cho luận văn. 2. Lịch sử vấn đề 2.1 Đôi nét về nhà văn Bùi Ngọc Tấn Tác giả sinh năm 1934, mất năm 2014, quê ở Thủy Nguyên, Hải Phòng. Bùi Ngọc Tấn bắt đầu viết báo, viết văn từ năm 1954 khi vừa tròn 20 tuổi. Tác giả là phóng viên báo Tiền Phong (1954-1959) với bút danh Tân Sắc. Sau đó, ông làm biên tập cho báo Hải Phòng (1960-1968). Ông có thời gian “đi tập trung cải tạo 5 3
- năm” (1968-1973). Sau đó, ông làm việc tại Quốc doanh đánh cá Hạ Long 20 năm (1974-1994). Sự nghiệp văn chƣơng của Bùi Ngọc Tấn có nhiều trắc trở, nhà văn có một khoảng thời gian dài ngừng cầm bút (1975-1990). Con đƣờng viết văn của tác giả chia làm hai giai đoạn, giai đoạn một, từ năm 1954 đến năm 1968, giai đoạn hai, từ năm 1990 cho đến 2014. Có thể nói quãng thời gian đi cải tạo đã để lại nhiều ám ảnh trong cuộc đời nhà văn. Bùi Ngọc Tấn từng tuyên bố với bạn năm 1974 “Mình bẻ bút rồi. Đoạn tuyệt hẳn đấy.” Nhƣng nhƣ Dƣơng Tƣờng nhận xét “Những năm tháng hoạn nạn – theo quy luật bù trừ của tạo hoá? Đã tạo cho Bùi Ngọc Tấn hội nhập – thậm chí đồng hoá – vào môi trƣờng dƣới đáy, giàu thêm bao trải nghiệm trên mọi cũng bậc trầm luân của nhân sinh và hoà đồng với những thân phận phó – ngƣời (sous – homes) sau này trở thành tiêu mẫu cho những nhân vật của anh. “ [69, tr. 6 ]. Và Bùi Ngọc Tấn lại tiếp tục viết để hoàn thành nghiệp văn. Các tác phẩm của Bùi Ngọc Tấn đƣợc nhiều bạn đọc biết đến nhƣ: - Một thời để mất - hồi ký (1995) - Những người rách việc - truyện ngắn (1996) - Một ngày dài đằng đẵng - truyện ngắn (1999) - Chuyện kể năm 2000 - tiểu thuyết (2000) - Truyện ngắn Bùi Ngọc Tấn – truyện ngắn (2003) - Rừng xưa xanh lá - ký chân dung (2004) - Biển và chim bói cá - tiểu thuyết (2008) - Người chăn kiến - truyện ngắn (2010) Bùi Ngọc Tấn là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. Ông từng đƣợc nhận nhiều giải thƣởng, giải thƣởng của tạp chí Văn nghệ, tạp chí Văn nghệ Quân đội, bộ Văn hóa, nhà xuất bản Hội Nhà văn, giải Nguyễn Bỉnh Khiêm (Hải Phòng), giải thƣởng của Hội Nhà Văn Việt Nam, giải Henri Queffenlec (Pháp), giải thƣởng sách hay do độc giả và học giả bình chọn. 4
- Với Bùi Ngọc Tấn, văn chƣơng phải viết về sự thật, phải giản dị và chân thành nhƣ từng hơi thở của cuộc sống. Văn chƣơng là một lao động cực nhọc. Văn chƣơng còn đầy rẫy chông gai và hiểm nguy. Ngƣời nghệ sỹ là “những ngƣời mang nghiệp chƣớng”, mang sự nhếch nhác trần ai của ngƣời làm nghề. Nhà văn phải “bấm chân xuống đáy đời mà bƣớc.” Dù vậy, Bùi Ngọc Tấn vẫn yêu văn chƣơng bằng cả tấm chân tình bởi nhƣ ông từng tâm sự trong bài viết Bùi Ngọc Tấn – Người chăn kiến “Văn chƣơng là thế. Dìm không xuống, kéo không lên. Nó tồn tại bằng giá trị tự thân. Sống bằng cái gì mình có.” [71] Hiếm có nhà văn nào lại nhìn đời với sự đôn hậu và bao dung nhƣ Bùi Ngọc Tấn. Dƣơng Tƣờng nhận xét “Đọc Bùi Ngọc Tấn, tôi thêm tin rằng sự sa đoạ tâm hồn trƣớc thử thách của số mệnh không phải là tội tổ tông truyền. Cái lớn lao của Bùi Ngọc Tấn là ở chỗ tất cả những vùi dập cay nghiệt của số phận không hề làm anh hằn học, chua chát mà chỉ thêm bao dung. Phải là một tâm hồn rất quảng đại mới có thể nói về những nghiệm sinh ê chề của mình với một chất u – mua độ lƣợng và lạc quan đến thế” [69, tr. 7] Văn của Bùi Ngọc Tấn rất đẹp. Con ngƣời “đổi buồn lấy vui” ấy tâm niệm, viết để sống nhẹ hơn, viết để sống tốt hơn. Ông thuộc về kẻ yếu, kẻ ở tầng đáy “Văn nghệ, theo tôi, quý trƣớc hết vẫn là ở cái lòng nhân, là tình yêu thƣơng con ngƣời. Với tôi, mỗi lần viết là để mình đƣợc tốt hơn lên…Với tôi, văn chƣơng thuộc về những kẻ yếu, những ngƣời bất hạnh, những ngƣời đau khổ, những ngƣời ở tầng đáy, những ngƣời chịu đựng lịch sử. Tôi viết về họ, phụng sự họ” [25] Bùi Ngọc Tấn là ngƣời biết “chƣng cất cái đau thành hy vọng, thành tiếng cƣời. Đó là hóa học của nhân bản hay có khi là bí quyết đạt đạo của những bậc hiền” (Dƣơng Tƣờng). Ông là một nhà văn theo đúng nghĩa “văn chƣơng là cuộc đời”, một nhà văn chân chính. Với ông, văn chƣơng là một lao động nghiêm túc “Tôi viết dàn trải lắm. Phần chữa vất vả hơn phần viết. Giai đoạn trƣớc, trời nóng quá, tôi đã phải lấy nƣớc đá ra lau thật mát sàn, rồi nằm bò ra đó viết. Trời mất điện, tôi thắp đèn dầu. Năm 1990, mẹ tôi mất, ba tháng sau tôi mới viết trở lại. Tôi còn nhớ, có đợt tôi ngồi viết mà 5
- mặt mũi nóng bừng lên nhƣ ngƣời vừa uống bia về. Có những chuyện tôi viết nhƣ trong vô thức. Cái gì viết trong vô thức khi đọc lại thì hay lắm”. [38] Ngày 22/5/2014, Bùi Ngọc Tấn phát hiện một khối u ở phổi. Nhà văn tin là mình sẽ cầm cự đƣợc vài ba năm. Nhƣng ông không ngờ mình đã mắc trọng bệnh, vài tháng sau đó, 18/12/2014 nhà văn qua đời để lại nhiều tiếc thƣơng. 2.2 Lịch sử nghiên cứu truyện ngắn Bùi Ngọc Tấn Bùi Ngọc Tấn từng tâm sự trên trang bìa tập truyện ngắn Người chăn kiến “Năm 1955, tôi đến với văn chƣơng bằng truyện ngắn Hai chiếc máy bơm in trên Văn nghệ. Truyện viết với chủ đề chống tƣ tƣởng trông chờ máy bơm, phải tích cực đào giếng chống hạn, đƣợc dịch in trong Le Vietnam en marche (tạp chí đối ngoại của nƣớc ta) ngay số đầu tiên. Năm 1990, tôi trở lại văn chƣơng cũng bằng truyện ngắn Cún, viết về một con chó, nhƣng thực ra là chuyện ngƣời. Từ viết minh hoạ cho một chủ trƣơng chính sách đến viết về con ngƣời phải mất 35 năm”. [67] Nhà văn có một quãng im lặng kéo dài trong đời cầm bút. Các truyện ngắn ra đời, đánh dấu sự cầm bút trở lại của nhà văn. Hàng loạt truyện ngắn của Bùi Ngọc Tấn đƣợc gom lại thành hai tập Những người rách việc (1996), Một ngày dài đằng đẵng (1999). Nhìn chung, các truyện ngắn của ông không đƣợc chú ý nhiều. Năm 2003, Nhà xuất bản Hải Phòng cho in tập Truyện ngắn Bùi Ngọc Tấn. Đặc biệt là năm 2010, tập Người chăn kiến thu hút đông đảo độc giả. Cuốn sách đƣợc giới thiệu là cuốn sách hay trong chuyên mục “Mỗi ngày một cuốn sách” trên kênh VTV1 ngày 10/10/2012. Có thể nói, đây là tập truyện ngắn làm nên “thƣơng hiệu” Bùi Ngọc Tấn. Dù đã xuất hiện một thời gian dài song những đánh giá về truyện ngắn Bùi Ngọc Tấn còn thƣa thớt, chỉ rải rác trong một số bài điểm sách, bài phê bình, bài chia sẻ. Tuy vậy, các tác giả có nhận xét khái quát về truyện ngắn Bùi Ngọc Tấn. Đầu tiên phải kể đến bài viết của Dƣơng Tƣờng trên báo Văn nghệ số 49 ngày 04/12/1999, sau đƣợc chọn làm lời giới thiệu trong lần xuất bản cuốn Truyện ngắn Bùi Ngọc Tấn (NXB Hải Phòng, 2003). Bài viết với tiêu đề Bùi Ngọc Tấn và hóa học của nhân bản. Dƣơng Tƣờng chỉ ra đó là những truyện ngắn ngồn ngộn 6
- chất sống. Ông lý giải chính những năm tháng hoạn nạn đã giúp Bùi ngọc Tấn có thêm sự trải nghiệm, có thêm chất liệu sống cho những trang viết của mình. Chúng không hề làm cho nhà văn hằn học, chua chát mà ngƣợc lại càng thêm bao dung, lạc quan. Tiếp đến là bài viết của Vũ Quốc Văn Tân sắc Bùi Ngọc Tấn, một nhà văn đặc sắc in trên báo Tiền phong ngày 25/12/2005. Tác giả bài viết sau khi giới thiệu về cuộc đời của Bùi Ngọc Tấn, về cuốn hồi ức văn học Một thời để mất, đã có những nhận xét về các truyện ngắn của Bùi Ngọc Tấn. Tác giả cho rằng đọc truyện nào cũng đầy ắp vốn sống, ngồn ngộn chi tiết và lấp lánh tài hoa, gợi mở. Bùi Ngọc Tấn có lối viết văn lạ, dung dị mà hiện đại, viết về con ngƣời bình thƣờng với sự trân trọng và thƣơng xót. Truyện nào cũng xúc động. Đặc sắc là cái chất hóm hỉnh đôi khi trào lộng rất riêng, không giống ai. Bùi Ngọc Tấn còn khéo léo ngay trong cách đặt tên cho tác phẩm của mình. Thu Hà có bài viết hàm súc, cô đọng chỉ ra những đặc trƣng của Bùi Ngọc Tấn trong bài Sự giản dị mạnh mẽ đăng trên Tuổi trẻ online ngày 31/10/2011. Bài viết nhận xét sự giản dị trong câu chữ và ý tƣởng, trong mọi vấn đề của tập truyện, về tuyến nhân vật, những trải nghiệm cảm xúc ấn tƣợng. Tác giả cho rằng nhà văn đã thực sự đến đích trên con đƣờng văn của mình. Bài viết Thư kí thời đại: nhà văn Bùi Ngọc Tấn của Nguyễn Văn Tuấn đăng trên buingoctan.wordpress.com ngày11/04/2012 giới thiệu hai tác phẩm của Bùi Ngọc Tấn là Viết về bè bạn và Truyện ngắn Bùi Ngọc Tấn. Tác giả bài viết nhận xét tập truyện này là một trò chuyện với vô cùng. Đề tài của tập truyện là cuộc sống nhà tù và ám ảnh sau khi ra tù, những hoàn cảnh éo le, những câu chuyện thƣơng tâm thời kỳ đổi mới. Văn phong trầm tĩnh, bao dung, ngắn gọn, cô đọng, văn chƣơng của sự thật, thể hiện những suy nghĩ chiều sâu của một tác giả đứng tuổi. Đáng kể nhất là bài viết Bùi Ngọc Tấn, Nhà văn, và hắn của Phạm Xuân Nguyên đƣợc in trong phần kết của tập truyện Người chăn kiến. Tác giả phân tích sâu sắc, kĩ lƣỡng mối quan hệ của nhân vật “hắn” trong văn học từ trƣớc cách mạng tháng tám 1945 đến nay. Nhà phê bình cho rằng đọc Bùi Ngọc Tấn hãy đọc theo 7
- hắn. Ông có so sánh “hắn” của Tạ Duy Anh, của nguyễn Khải với hắn của Bùi Ngọc Tấn. Ngƣời viết chỉ ra nên tiếp cận Người chăn kiến từ góc độ “hắn”. Bên cạnh đó, một số luận văn tìm hiểu về văn chƣơng Bùi Ngọc Tấn xuất hiện rải rác. Đáng kể là một số đề tài: 1. Đặc điểm văn xuôi Bùi Ngọc Tấn qua “Biển và chim bói cá” và “Người chăn kiến” (Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Thị Bích Vân, Đại học Đà Nẵng, bảo vệ ngày 25/05/2013) 2. Đặc điểm nghệ thuật tiểu thuyết, truyện ngắn Bùi Ngọc Tấn (Luận văn thạc sĩ của Bùi Thị Kim Nga, Đại học sƣ phạm thành phố Hồ Chí Minh, bảo vệ năm 2013) Các đề tài trên đều khai thác văn xuôi của Bùi Ngọc Tấn trên các phƣơng diện nghệ thuật. Các tác giả đã có những nhận xét xác đáng trong đề tài. Tuy nhiên cả hai đề tài đều lấy phạm vi là văn xuôi Bùi Ngọc Tấn. Chƣa có đề tài nào đi sâu vào tìm hiểu truyện ngắn Bùi Ngọc Tấn một cách hệ thống và toàn diện. Dù vậy, đây là tƣ liệu quý báu giúp ngƣời viết có cơ sở tìm hiểu truyện ngắn Bùi Ngọc Tấn. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu a. Đối tượng Luận văn lấy đối tƣợng nghiên cứu chính là các truyện ngắn của Bùi Ngọc Tấn, tập trung vào nghệ thuật tự sự. b. Phạm vi nghiên cứu Luận văn chủ yếu đi sâu nghiên cứu vấn đề nghệ thuật tự sự của truyện ngắn Bùi Ngọc Tấn qua 20 truyện ngắn đƣợc tuyển tập trong hai cuốn Truyện ngắn Bùi Ngọc Tấn (NXB Hải Phòng, 2003) và Người chăn kiến (NXN Hội Nhà văn và Nhã Nam, 2010) 4. Tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu 4.1 Tư liệu Về mặt tƣ liệu, ngƣời viết cố gắng tìm hiểu đề tài qua sách, báo, nguồn internet. 8
- 4.2 Phương pháp nghiên cứu Luận văn dự kiến sử dụng một số phƣơng pháp sau: - Phƣơng pháp phân tích - Phƣơng pháp tổng hợp - Phƣơng pháp so sánh - Phƣơng pháp thống kê - Phƣơng pháp loại hình 5. Dự kiến đóng góp của luận văn Ngƣời viết mong muốn luận văn sẽ đóng góp một cách tƣơng đối đầy đủ và hệ thống về nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Bùi Ngọc Tấn trên các khía cạnh: ngƣời kể chuyện, điểm nhìn trần thuật, kết cấu và nhân vật, ngôn ngữ và giọng điệu. Từ đó, góp phần vào việc nhìn nhận những đóng góp của truyện ngắn Bùi Ngọc Tấn vào truyện ngắn Việt Nam hiện đại nói riêng, văn xuôi nói chung. 6. Cấu trúc luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, Phụ lục, phần Nội dung luận văn của tôi gồm 3 chƣơng: Chƣơng 1: Ngƣời kể chuyện và điểm nhìn trần thuật trong truyện ngắn Bùi Ngọc Tấn Chƣơng 2: Kết cấu và nhân vật trong truyện ngắn Bùi Ngọc Tấn Chƣơng 3: Ngôn ngữ và giọng điệu trong truyện ngắn Bùi Ngọc Tấn 9
- Chƣơng 1 NGƢỜI KỂ CHUYỆN VÀ ĐIỂM NHÌN TRẦN THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN BÙI NGỌC TẤN 1.1 Khái niệm về ngƣời kể chuyện và điểm nhìn 1.1.1 Khái niệm về người kể chuyện Tự sự là một trong ba phƣơng thức cơ bản tái hiện đời sống, bên cạnh trữ tình và kịch. Tự sự học đƣợc định hình từ những năm 60-70 của thế kỷ XX ở Pháp, là một phân nhánh chủ yếu của thi pháp học hiện đại, nghiên cứu cấu trúc của văn bản trần thuật. Theo Từ điển thuật ngữ văn học, Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên) thuật ngữ “narrator” đƣợc dịch là ngƣời trần thuật hoặc ngƣời kể chuyện. Các tác giả cũng đƣa ra khái niệm về ngƣời trần thuật “Ngƣời trần thuật là một nhân vật hƣ cấu hoặc có thật, mà văn bản tự sự là do hành vi ngôn ngữ của anh ta tạo thành. Trong khi kể miệng, ngƣời trần thuật là một ngƣời sống sinh động. Trong trần thuật viết phi văn học (nhƣ báo chí, lịch sử), ngƣời trần thuật nói chung đồng nhất với tác giả. Nhƣng trong tác phẩm trần thuật mang tính chất văn học thì ngƣời trần thuật lại khác, nó bị trừu tƣợng hóa đi, trở thành một nhân vật ẩn hoặc hiện trong tác phẩm tự sự” [40, tr. 221]. Trƣớc đây, khái niệm ngƣời kể chuyện thƣờng bị bỏ qua, ngƣời đọc chỉ chú ý vào nhân vật, các sự kiện, biến cố, các biện pháp tu từ,….Về sau, khi ngành nghiên cứu tự sự học, trần thuật học phát triển mạnh thì thuật ngữ này mới thực sự đƣợc chú ý. Ngƣời ta không còn quá đề cao cách xây dựng nhân vật, tạo ra các kịch tính, biến cố lớn mà quan tâm nhiều đến cách kể chuyện của tác phẩm. Quan niệm đồng nhất ngƣời kể chuyện và tác giả dần dần đƣợc xóa bỏ. Ngƣời kể chuyện chính là hình tƣợng do nhà văn sáng tạo nên, mang nhiệm vụ trần thuật và chỉ im lặng khi nhân vật lên tiếng. Ngƣời kể chuyện có thể mang tƣ tƣởng của nhà văn, thể hiện cách nhìn nhận, đánh giá của ngƣời nghệ sỹ về thế giới khách quan nhƣng tuyệt đối không bao giờ đƣợc đồng nhất hai khái niệm này. “Ngƣời kể chuyện là hình tƣợng ƣớc lệ về ngƣời trần thuật trong tác phẩm văn học, chỉ xuất 10
- hiện khi nào câu chuyện đƣợc kể bởi một nhân vật cụ thể trong tác phẩm. Đó có thể là hình tƣợng của chính tác giả (ví dụ “tôi” trong Đôi mắt), dĩ nhiên không nên đồng nhất hoàn toàn với tác giả ngoài đời, có thể là một nhân vật đặc biệt do tác giả sáng tạo ra (ví dụ: ngƣời điên trong Nhật ký người điên của Lỗ Tấn), có thể là một ngƣời biết một câu chuyện nào đó. Một tác phẩm có thể có một hoặc nhiều ngƣời kể chuyện” [40, tr. 221]. Vai trò của ngƣời kể chuyện trong tác phẩm rất lớn, giúp đem lại cho tác phẩm một cái nhìn và một sự đánh giá bổ sung về mặt tâm lý, nghề nghiệp hay lập trƣờng xã hội cho cái nhìn tác giả, làm cho sự trình bày, tái tạo con ngƣời và đời sống trong tác phẩm thêm phong phú, sáng tạo. Sách Lý luận văn học nêu “Thông thƣờng, tác phẩm tự sự nào cũng xuất hiện ngƣời kể chuyện với tƣ cách là một nhân vật trung gian có nhiệm vụ kể lại đầu đuôi diễn biến của toàn bộ câu chuyện. Ngƣời kể chuyện có mặt ở mọi thời điểm, mọi nơi chốn và luôn luôn ẩn hiện trên từng trang sách.” [15, tr. 253]. Theo Genette, dựa vào việc tồn tại của ngƣời kể chuyện đƣợc báo hiệu nhƣ thế nào trong văn bản, ngƣời ta phân biệt ngƣời kể chuyện giấu mặt và ngƣời kể chuyện lộ diện. Một ngƣời kể chuyện lộ diện (overt narrator) là anh/cô ta tự nhắc đến mình ở ngôi thứ nhất (“Tôi”, “Chúng tôi”); ngƣời trực tiếp hoặc gián tiếp hƣớng đến ngƣời nghe; một ngƣời sẵn sàng biểu hiện thái độ thân thiện với ngƣời đọc bất cứ lúc nào cần đến. Ngƣời kể chuyện giấu mặt (covert narrator), ngƣợc lại, là một ngƣời không bày tỏ những đặc điểm công khai nhƣ đã nêu trên. Cụ thể là anh ta/cô ta là ngƣời không hƣớng đến chính mình hay ngƣời nhận hoặc ngƣời nghe; một ngƣời có giọng điệu và phong cách ít nhiều trung tính (không có đặc tính rõ rệt); một ngƣời mơ hồ về giới tính; một ngƣời thể hiện không “có ý muốn quan tâm” đến bất cứ thứ gì; một ngƣời không sẵn sàng bộc lộ dù rất cần thiết. Sự phân biệt dựa trên “quan hệ với câu chuyện” của ngƣời kể chuyện có ngƣời kể chuyện ngôi thứ nhất và ngƣời kể chuyện ngôi thứ ba. Trong trần thuật ngôi thứ nhất, câu chuyện đƣợc kể bởi một ngƣời kể chuyện hiện diện nhƣ một nhân vật trong truyện. Một trƣờng hợp đặc biệt của trần thuật ngôi thứ nhất là tự truyện, 11
- trong đó ngƣời kể chuyện là vai chính trong câu chuyện. Trong trần thuật ngôi thứ ba, câu chuyện đƣợc kể bởi ngƣời thứ ba, không phải là nhân vật trong truyện. Nhìn chung, các phƣơng thức tự sự quy về: trần thuật theo ngôi thứ nhất và trần thuật theo ngôi thứ ba. Theo lý thuyết tự sự của Mieke Bal, sự phân biệt giữa ngƣời trần thuật ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba thực chất là không tồn tại, vì xét từ điểm nhìn ngữ pháp, chủ thể này luôn là một ngôi thứ nhất. Nhiều lý thuyết khác nhau về ngƣời kể chuyện tồn tại song đều thống nhất nhau ở những điểm mấu chốt. Ngƣời kể chuyện là vấn đề trung tâm của tự sự học. Bên cạnh đó, điểm nhìn là một trong những vấn đề cơ bản, then chốt của trần thuật. 1.1.2 Điểm nhìn trần thuật Điểm nhìn đƣợc hiểu là vị trí, chỗ đứng của ngƣời kể chuyện để xem xét, bình luận, miêu tả các sự việc, hiện tƣợng trong tác phẩm. Điểm nhìn có vai trò quan trọng trong việc dẫn dắt ngƣời đọc đi vào thế giới nghệ thuật mà nhà văn đã xây dựng lên. “Không thể có nghệ thuật nếu không có điểm nhìn, bởi nó thể hiện sự chú ý, quan tâm và đặc điểm của chủ thể trong việc tạo ra cái nhìn nghệ thuật. Giá trị của sáng tạo nghệ thuật một phần không nhỏ là do đem lại cho ngƣời thƣởng thức một cái nhìn mới đối với cuộc sống. Sự đổi thay của nghệ thuật bắt đầu từ đổi thay điểm nhìn” [40, tr. 113]. Trong bài Phối cảnh và điểm nhìn trong văn bản nghệ thuật, tác giả Đào Duy Hiệp đã trích dẫn trong Từ điển bách khoa về các khoa học và ngôn ngữ của hai tác giả Oswald Ducrot và Tzvetan Todorov “Thuật ngữ cách nhìn hay điểm nhìn dựa vào mối quan hệ giữa ngƣời kể chuyện và thế giới đƣợc thể hiện. Truyện kể đƣợc tạo nên từ nơi bắt đầu điểm nhìn” [24, tr. 106]. Tác giả cũng sơ đồ hóa ba kiểu điểm nhìn của Genette. Trong đó, focalisation zéro là điểm nhìn biết tuốt, focalisatinon interne là điểm nhìn đƣợc đặt vào bên trong nhân vật (interne fixe : cố định, interne variable : biến đổi, interne multiple : đa bội) và focalisation externe là điểm nhìn bên ngoài. Ngƣời kể chuyện toàn tri ứng với điểm nhìn zero. Ngƣời kể chuyện mang sức mạnh toàn năng, thông suốt, tƣờng tận hết mọi chuyện không chỉ ở hiện tại mà còn 12
- có khả năng tái hiện lại quá khứ và dự báo trƣớc tƣơng lai. Với vai trò nhƣ thƣợng đế, Chúa trời, ngƣời kể chuyện biết hết mọi chuyện nhân sinh, vũ trụ. Ngay cả đời sống nội tâm phức tạp, thầm kín của con ngƣời cũng đƣợc anh ta thâu tóm và kể lại một cách trung thực. Độ bao quát hiện thực của ngƣời kể chuyện bao giờ cũng lớn hơn hết thảy mọi nhân vật. Con mắt của ngƣời trần thuật có mặt ở khắp mọi nơi, mọi lúc, xoáy sâu vào từng chi tiết nhỏ của đời sống để kể lại cho độc giả. Nhờ vậy mà mọi hiện thực đều đƣợc phơi bày một cách rõ nét. Điều này dƣờng nhƣ đang trở thành một hạn chế lớn của kiểu ngƣời kể chuyện toàn tri và điểm nhìn zero. Ngày nay, dạng ngƣời kể chuyện này không đƣợc nhiều nhà văn sử dụng vì nó tạo ra tâm lý nhàm chán cho độc giả. Con ngƣời hiện đại luôn đƣợc xem là một thực tế phức tạp và khó hiểu. Bởi vậy, mọi câu chuyện đƣợc viết ra đều phải tạo cho ngƣời đọc hứng thú khám phá, một thái độ biết hoài nghi, phủ nhận. Nhƣng kiểu ngƣời kể chuyện toàn tri với điểm nhìn zero lại không thể thực hiện đƣợc điều đó khi mọi chỗ trống đều đƣợc lấp đầy, mọi hiện thực đều đƣợc phơi bày khiến độc giả rơi vào cảm giác tẻ nhạt, thiếu hứng thú, nó tạo ra một lớp độc giả lƣời biếng. Ngƣời kể chuyện bên trong gắn với điểm nhìn bên trong, điểm nhìn của nhân vật, nội tiêu điểm. Ở đây, nhà văn thôi không nói nữa mà xây dựng lên kiểu nhân vật tự nhìn, nhân vật tự nói và tự chiêm nghiệm, tự đánh giá. Bởi vậy, nó mang tính chân thực và gần gũi hơn. Tầm bao quát hiện thực, sự hiểu biết của ngƣời kể chuyện tƣơng ứng với nhân vật trong truyện. Ngƣời kể chuyện bên ngoài thƣờng gắn với điểm nhìn bên ngoài, ngoại tiêu điểm. Trong những văn bản tự sự sử dụng kiểu ngƣời kể chuyện này, độc giả dƣờng nhƣ không hề cảm nhận đƣợc sự tồn tại của kiểu ngƣời kể chuyện. Bởi vì khi đó ngƣời kể chuyện giấu mình, đứng ngoại câu chuyện để miêu tả, trần thuật lại một cách khách quan và trung thực. Đặc biệt nội tâm của nhân vật không đƣợc đi sâu khám phá mà chỉ chủ yếu là ghi lại lời nói và hành động của nhân vật. Trong tác phẩm tự sự, chọn cách xuất phát từ điểm nhìn nào để ngƣời kể chuyện kể lại chuyện cũng chính là dụng ý nghệ thuật của nhà văn. Có những tác phẩm từ đầu đến cuối đều nhất mực tuân thủ theo một kiểu ngƣời kể chuyện, một 13
- điểm nhìn duy nhất. Tuy nhiên, trong nhiều trƣờng hợp, đó lại là sự phối ghép của nhiều điểm nhìn khác nhau mà ngƣời ta gọi đó là lối kể chuyện phân mảnh. Ở lối kể chuyện này xuất hiện nhiều kiểu ngƣời kể chuyện trong cùng một tự sự, kể lại sự việc bằng nhiều điểm nhìn khác nhau. Có thể mở đầu, ngƣời kể chuyện giấu mình để kể, sau đó, chức năng trần thuật có thể đƣợc chuyển cho một hay nhiều nhân vật, từ điểm nhìn chúa trời chuyển sang điểm nhìn bên trong,...Với lối viết phân mảnh nhƣ vậy, sẽ tạo nên cái nhìn đa dạng, đa chiều cho tác phẩm, và đặc biệt là nó không gây cảm giác nhàm chán cho độc giả mà luôn luôn là sự hào hứng muốn khám phá tiếp câu chuyện. Tìm hiểu truyện ngắn của Bùi Ngọc Tấn trên phƣơng diện ngƣời kể chuyện và điểm nhìn trần thuật chúng tôi nghiên cứu các khía cạnh đã trình bày ở trên. Ngƣời viết có thống kê sau : 4/20 truyện ngắn đƣợc trần thuật theo ngôi thứ nhất, 12/20 truyện ngắn đƣợc trần thuật theo ngôi thứ ba, 4 truyện ngắn đan xen hai dạng thức trần thuật. Điều này cho thấy nỗ lực đổi mới ở thể loại truyện ngắn của tác giả trên phƣơng diện trần thuật. Hơn nữa, việc lựa chọn ngôi trần thuật và điểm nhìn trần thuật giúp nhà văn chuyển tải những thông điệp tới độc giả. 1.2 Ngƣời kể chuyện tƣờng minh 1.2.1 Người kể chuyện cái tôi – dẫn chuyện, chứng nhân Theo thống kê của ngƣời viết, 8/20 truyện ngắn xuất hiện "tôi". Trong đó, 7/8 truyện ngắn, ngƣời kể chuyện xƣng tôi đóng vai trò dẫn truyện, chứng nhân. 1/8 truyện ngắn, ngƣời kể chuyện xƣng tôi đóng vai trò nhân vật chính. Điều này cho thấy việc sử dụng cái tôi – chứng nhân chiếm ƣu thế nhiều hơn so với cái tôi - nhân vật chính. Trong văn bản, ngƣời kể chuyện lộ diện, hoàn toàn xác định, kể lại câu chuyện có thể của chính mình, có thể của nhân vật khác mình đƣợc nghe hay trực tiếp chứng kiến. Truyện ngắn lúc này đƣợc trần thuật theo ngôi thứ nhất. Lý thuyết trần thuật của Genette đã chỉ ra trần thuật ngôi thứ nhất đƣợc kể bởi một ngƣời kể chuyện hiện diện trong tác phẩm với tƣ cách một nhân vật. Đó là một câu chuyện về những sự kiện mà bản thân anh/cô ta tự trải nghiệm. Một câu chuyện về trải nghiệm 14
- cá nhân. Nhân vật xƣng tôi vừa là nhân vật, vừa là ngƣời kể chuyện, kể lại những trải nghiệm của chính mình và của những nhân vật khác. Nếu ngƣời kể chuyện là nhân vật chính thì anh/cô ta là một cái tôi – vai chính, nếu anh/cô ta là vai phụ thì anh/cô ta là cái tôi - chứng nhân. Trong Những thành tựu của truyện ngắn sau 1975, Bích Thu đã cho rằng một trong những thành tựu của truyện ngắn sau 1975 là nghệ thuật trần thuật với sự xuất hiện của “tôi”. Tác giả bài bài viết nhận định “Các nhà văn rất chú trọng đến các khía cạnh truyền đạt giọng điệu cái tôi của mình trong tác phẩm khiến hình thức kể chuyện ở ngôi thứ nhất xuất hiện ngày càng nhiều. Kể ở ngôi thứ nhất, nhân vật ngƣời kể chuyện xƣng tôi kể chuyện về bản thân hay về ngƣời khác nhƣng không lộ rõ là tác giả. Nhân vật ngƣời kể chuyện xƣng tôi giữ vai trò quyết định đối với toàn bộ cấu trúc văn bản. “Tôi” là nhân vật xuyên suốt còn những nhân vật khác chỉ đƣợc miêu tả từ điểm nhìn của ngƣời kể chuyện.” [58]. Trong phần thứ nhất của tiểu thuyết Biển và chim bói cá, Bùi Ngọc Tấn lựa chọn cái "tôi" – vai chính, một câu chuyện về trải nghiệm cá nhân của cậu bé tên Phong lần đầu đƣợc đi biển. Lối trần thuật từ ngôi thứ nhất với điểm nhìn bên trong đƣợc sử dụng duy nhất với nhân vật tôi trong suốt 15 lần xuất hiện. Với truyện ngắn, cái tôi đóng vai trò dẫn chuyện, chứng nhân chiếm ƣu thế hơn. 7/8 truyện ngắn ngƣời xƣng tôi đóng vai trò này. Đó là các truyện Cún, Người mua nhà của bố mẹ tôi, Lạc đội hình, Làng có 99 cái ao, cây đa 99 cành và ông đại tá về hưu, Dị bản một truyện đã in, Một ngày dài đằng đẵng, Trung sĩ. Nhân vật "tôi" trong Cún phảng phất nhƣ nhân vật ông giáo trong truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao. "Tôi" chứng kiến toàn bộ cuộc đời Cún và câu chuyện của anh Trung hàng xóm. Ngƣời kể chuyện đóng vai trò dẫn dắt chuyện. Nhân vật tôi mở đầu câu chuyện về Cún một cách trực tiếp "Cún là hàng xóm của tôi. Tôi chỉ sống bên cạnh Cún có một năm thôi. Đó cũng là một năm duy nhất Cún có mặt trên cuộc đời này, là cả cuộc đời của Cún. Giờ đây Cún đã biến mất, không để lại một dấu vết gì." Liền sau đó là nguồn gốc, quê quán, lý do Cún đƣợc đƣa đến ở với anh Trung. Thỉnh thoảng, nhân vật xƣng tôi có kể về chuyện của mình "Tôi, một anh 15
- chàng viết báo tỉnh lẻ, có một số bài báo đƣợc mọi ngƣời để ý đến. Nhà tôi khách khứa nhiều" nhƣng chỉ phục vụ cho việc kể những câu chuyện có liên quan đến anh Trung và Cún. Ngƣời kể chuyện không hề giấu mình đi mà đƣợc xác định rõ, có tên tuổi, nghề nghiệp, nơi ở. Quá khứ, hiện tại của nhân vật chính đƣợc tôi kể lại chi tiết. Các sự việc xảy đến với anh Trung, với Cún, "tôi" đều chứng kiến. "Tôi" có tham gia vào diễn biến cốt truyện nhƣng không nhiều, chỉ đóng vai trò bổ sung nhƣ đoạn về ông khách, đoạn ăn ngô bung. Người mua nhà của bố mẹ tôi là câu chuyện về nhân vật "cô Thoan" nhƣng lại đƣợc bắt đầu bằng suy nghĩ của nhân vật "tôi" về quyết định hệ trọng : bán ngôi nhà, bán mảnh vƣờn của bố mẹ để lại. Điểm nhìn bên trong xoáy sâu vào nhân vật "tôi". Những kí ức về tuổi thơ, về năm tháng đã qua ùa về. Với nhân vật tôi, căn nhà, mảnh vƣờn ấy còn là chốn cƣ ngụ cuối cùng, là quê hƣơng, là tất cả. Đây là nơi "tôi" tìm về khi muốn quên đi thực tại. Phải bán đi ngôi nhà và mảnh vƣờn là sự lựa chọn bất đắc dĩ. Chính những dòng suy tƣ của nhân vật tôi là duyên cớ dẫn đến câu chuyện về cô Thoan. Các sự kiện đƣợc tái hiện qua lời kể trực tiếp của nhân vật xƣng tôi hiện diện trong tác phẩm. Nhân vật tôi ở đây có mối quan hệ "họ hàng" với nhân vật chính. Tôi đã chứng kiến quá trình đổi đời của cô Thoan. Tôi kể lại câu chuyện về cuộc đời cô Thoan, từ lúc cô Thoan còn nghèo khó đến khi cô có cơ số là "lâu la" trong nhà. Nhân vật tôi gợi mở, quan sát, nhìn nhận, đánh giá về các sự kiện. Ngƣời kể chuyện đã khéo léo dẫn dắt câu chuyện để làm nổi bật nhân vật chính. Trong truyện ngắn Lạc đội hình, nhân vật tôi có tham gia vào diễn biến câu chuyện ở mối quan hệ “đồng hƣơng” với nhân vật chính. Đẩu đƣợc miêu tả tỉ mỉ, chi tiết về ngoại hình “ngƣời dây”, về tính tình “lƣơng thiện”, về cuộc đời nghèo đói trớ trêu, về sự lạc đội hình. Tuy vậy, nhân vật tôi chỉ kể lại câu chuyện một cách khách quan, không đi sâu vào nội tâm nhân vật. Đẩu suy nghĩ thế nào và dự tính ra sao, nhân vật tôi không tiết lộ. Ngay cả cái nghèo của anh cũng đƣợc trần thuật khách quan thông qua cuộc trò chuyện. Ngƣời kể chuyện xƣng tôi dẫn dắt mạch truyện, hƣớng độc giả theo từng sự việc. Nhân vật tôi am hiểu tƣờng tận tính cách 16
- lƣơng thiện của “đồng hƣơng”, những lý do khiến Đẩu lạc đội hình. Tôi hoàn toàn có danh xƣng, có chỗ đứng trong tác phẩm. Trong Làng có 99 cái ao, cây da 99 cành và ông đại tá về hưu, nhân vật tôi kể về ông đại tá về hƣu Nguyễn Trung Chiến. Sau khi khái quát về cái làng của mình, nhân vật tôi đã trình bày rõ nhân vật mà mình sắp kể “Câu chuyện tôi đang kể đây là kể về ông đại tá về hƣu Nguyễn Trung Chiến. Nó hoàn toàn không phải nhƣ kiểu chuyện Tướng về hưu của một nhà văn nổi tiếng đã viết, cũng không nhƣ câu ca dao nào đó bôi bác Đầu đƣờng đại tá bơm xe…” [67, tr. 133]. Ngƣời kể chuyện xƣng tôi cũng thẳng thắn bày tỏ quan điểm của mình về nhân vật “Ông Chiến về làng đã thay đổi cả bộ mặt làng tôi. Đúng là một ngƣời có tầm nhìn, có đầu óc, hay nhƣ anh chàng Quy Ƣớc tác giả vở chèo Nông thôn tươi sáng đã nói: Hơn nhau là ở cái đầu…”. Nhƣ vậy, nhân vật tôi chỉ đóng vai trò là ngƣời dẫn truyện trong tác phẩm này, chứ không tham gia vào diễn biến truyện. Ngƣời kể chuyện có thể là một ngƣời dân trong làng, cũng có thể là một sáng tạo của nhà văn. Tuy nhiên, nhân vật xƣng tôi chỉ xuất hiện trực tiếp duy nhất ở đoạn mở đầu, sau đó trao lại vai trò trần thuật cho nhân vật chính. Truyện ngắn trở về ngôi kể thứ ba. Trong Dị bản một truyện đã in, nhân vật tôi mở đầu bằng việc nhắc lại một truyện đã đƣợc in thành sách. Từ đó, ngƣời kể chuyện trần thuật các sự việc theo ý của mình, tạo ra một câu chuyện khác. Nhân vật tôi tiếp tục đóng vai trò của ngƣời gợi dẫn, không tham gia vào câu chuyện. “Chuyện của họ đã có nhà văn viết thành sách. Rất cảm động. Tôi còn nhớ đoạn chị vợ là nghệ sĩ vĩ cầm bỗng thấy anh hoạ sĩ, ngƣời yêu của chị, ngƣời chị đƣợc tin đã hy sinh ở chiến trƣờng trở về” [67 , tr.159]. “Tôi” chỉ xuất hiện duy nhất một lần và đứng ở ngoài kể lại câu chuyện tình giữa ba ngƣời. Bằng tình yêu, họ đã âm thầm sống cho nhau đến cuối cuộc đời, cố gắng hàn gắn những vết thƣơng do chiến tranh gây ra. Khi kết thúc truyện Một ngày dài đằng đẵng, ngƣời kể chuyện mới trực tiếp xƣng tôi và cho biết mình đóng vai trò là ngƣời nghe chuyện. “Câu chuyện trên tôi đƣợc nghe Cƣờng kể khi tôi cùng tù với anh ở trại P.L năm 1973.” Còn trƣớc đó, ngƣời kể chuyện nhập mình vào nhân vật Cƣờng kể lại chuyến chuyển trại. Ngƣời kể chuyện xƣng tôi trong truyện ngắn 17
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Bút pháp tả cảnh ngụ tình từ Chinh phụ ngâm (bản diễn nôm) đến Truyện Kiều (Nguyễn Du)
86 p | 312 | 60
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Cái tôi cô đơn trong thơ mới và thơ đương đại Việt Nam
87 p | 238 | 53
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn viết về đề tài tình yêu của Phạm Thị Hoài, Nguyễn Thị Thu Huệ, Phan Thị Vàng Anh
185 p | 266 | 50
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Thiên nhiên trong thơ chữ Hán Nguyễn Du
152 p | 318 | 47
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Vị trí của thể loại truyền kì trong tiến trình phát triển của Văn học Việt Nam
150 p | 193 | 36
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc trưng nghệ thuật của văn tế Nôm trung đại
132 p | 121 | 32
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Yếu tố kì ảo trong văn xuôi trung đại (thế kỉ XV đến thế kỉ XIX)
115 p | 116 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học nước ngoài: Kiểu nhân vật kiếm tìm trong tiểu thuyết
20 p | 215 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Văn hóa dân gian trong tiểu thuyết
114 p | 154 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc điểm nghệ thuật thơ Bùi Giáng
168 p | 168 | 22
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Thể loại phóng sự Việt Nam từ 1975 đến nay (qua một số tác giả tiêu biểu)
121 p | 175 | 18
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Những đặc điểm cơ bản của tiểu thuyết Tạ Duy Anh
113 p | 107 | 18
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Những cách tân kịch của A.P. Chekhov
142 p | 136 | 18
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc điểm văn học tầm căn qua sáng tác của Phùng Ký Tài (Roi thần, Gót sen ba tấc, Âm dương bát quái)
132 p | 146 | 17
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Những đóng góp của Tuệ Trung Thượng sĩ cho thơ Thiền Việt Nam
132 p | 163 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc điểm văn xuôi nghệ thuật Dạ Ngân
168 p | 149 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Cuộc đời và sự nghiệp văn học của Trương Duy Toản
171 p | 99 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Hiện tượng Epiphany trong tập truyện ngắn "Người Dublin" của James Joyce
137 p | 98 | 8
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn