intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Văn học: Nghiên cứu tiểu thuyết “Tên của đóa hồng” của Umberto Eco nhìn từ lý thuyết giải cấu trúc

Chia sẻ: Lavie Lavie | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:120

191
lượt xem
25
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Dưới đây là luận văn Thạc sĩ Văn học: Nghiên cứu tiểu thuyết “Tên của đóa hồng” của Umberto Eco nhìn từ lý thuyết giải cấu trúc. Luận văn trình bày về cơ sở lý luận; dấu vết và ngược xuôi phát tán trong mê cung tiểu thuyết; sự trì biệt của văn bản.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Văn học: Nghiên cứu tiểu thuyết “Tên của đóa hồng” của Umberto Eco nhìn từ lý thuyết giải cấu trúc

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Nguyễn Thị Hương Thảo NGHIÊN CỨU TIỂU THUYẾT “TÊN CỦA ĐÓA HỒNG” CỦA UMBERTO ECO NHÌN TỪ LÝ THUYẾT GIẢI CẤU TRÚC LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC Thành phố Hồ Chí Minh – 2014
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Nguyễn Thị Hương Thảo NGHIÊN CỨU TIỂU THUYẾT “TÊN CỦA ĐÓA HỒNG” CỦA UMBERTO ECO NHÌN TỪ LÝ THUYẾT GIẢI CẤU TRÚC Chuyên ngành: Văn học nước ngoài Mã số: 60 22 02 45 LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. NGUYỄN HỮU HIẾU Thành phố Hồ Chí Minh – 2014
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tiêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Người thực hiện Nguyễn Thị Hương Thảo 1
  4. LỜI CẢM ƠN Trong thời gian thực hiện luận văn thạc sĩ chuyên ngành Văn học nước ngoài với đề tài “Nghiên cứu tiểu thuyết Tên của đóa hồng của Umberto Eco nhìn từ lý thuyết giải cấu trúc”, tôi đã nhận được sự quan tâm của Ban chủ nhiệm khoa Ngữ văn trường Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh, của quý thầy cô giảng dạy chuyên ngành Văn học nước ngoài (Cao học khóa 23 – Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh). Đặc biệt, tôi đã nhận được sự giúp đỡ hết sức tận tình và nhiệt tâm của Phó Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Hữu Hiếu, người trực tiếp hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin kính gửi lời cảm ơn đến Phó Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Hữu Hiếu, Ban chủ nhiệm khoa Ngữ văn, quý thầy cô, các phòng ban của trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh (Phòng Sau đại học, Thư viện trường) và gia đình, bạn bè đã tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong suốt thời gian qua. Xin chân thành cảm ơn! Người thực hiện Nguyễn Thị Hương Thảo 2
  5. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................ 1 LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................... 2 MỤC LỤC ............................................................................................................ 3 MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 5 I. Lý do chọn đề tài ...................................................................................................5 II. Lịch sử vấn đề ......................................................................................................7 III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................11 IV. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................13 V. Cấu trúc luận văn ..............................................................................................14 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN........................................................................... 17 1.1. Từ lý thuyết cấu trúc đến giải cấu trúc luận ................................................17 1.1.1. “Giải cấu trúc” – vấn đề thuật ngữ ............................................................17 1.1.2. Giải cấu trúc trong phê bình văn học ........................................................22 1.2. Lý thuyết “Giải cấu trúc” của Jacques Derrida và tác phẩm “Tên của đóa hồng” của Umberto Eco ..............................................................................................26 1.2.1. Nguyên tắc giải cấu trúc của Jacques Derrida ..........................................26 1.2.2. “Tác phẩm mở” - “Tên của đóa hồng”của Umberto Eco - và lý thuyết giải cấu trúc của Jacques Derrida .........................................................................................32 Tiểu kết chương 1: ..................................................................................................38 Chương 2. DẤU VẾT VÀ NGƯỢC XUÔI PHÁT TÁN ................................ 40 TRONG MÊ CUNG TIỂU THUYẾT ............................................................. 40 2.1. Dấu vết – kí hiệu không chứa cái biểu đạt ....................................................40 3
  6. 2.1.1. Thế giới được “đọc” qua kí hiệu ...............................................................41 2.1.2. Những tranh luận về tội ác ........................................................................47 2.1.3. Sự đảo ngược của thế giới .........................................................................51 2.2. Từ Ngược xuôi phát tán đến mê cung văn bản ............................................56 2.2.1. Phát tán những câu chuyện .......................................................................57 2.2.2. Phát tán những văn bản .............................................................................62 2.2.3. Phát tán các diễn ngôn ..............................................................................67 Tiểu kết chương 2: ..................................................................................................77 Chương 3. SỰ TRÌ BIỆT CỦA VĂN BẢN ..................................................... 79 3.1. Kéo dài và mở rộng biểu tượng......................................................................79 3.1.1. Thư viện ....................................................................................................82 3.1.2. Những con số và biểu tượng tôn giáo .......................................................88 3.2. Tính bất khả quyết của những cặp phạm trù ...............................................92 3.2.1. Chúa Trời và Quỷ dữ ................................................................................92 3.2.2. Chân lý và cái cười ...................................................................................96 Tiểu kết chương 3: ................................................................................................101 KẾT LUẬN ...................................................................................................... 103 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 106 PHỤ LỤC ......................................................................................................... 112 4
  7. MỞ ĐẦU I. Lý do chọn đề tài Xuất hiện ở phương Tây vào những năm 60 của thế kỉ XX, giải cấu trúc đã trở thành một trào lưu tư tưởng có tính chất khuynh đảo nền lí luận đương thời, đặc biệt là triết học và phê bình văn chương. Lấy chủ nghĩa cấu trúc làm điểm tựa, trước nó, tác phẩm văn học được nghiên cứu dưới góc độ tác giả, nhà phê bình chú ý tới hoàn cảnh lịch sử, xã hội, tiểu sử, tư tưởng nhà văn. Đến lượt chủ nghĩa cấu trúc cùng một số đại diện tiêu biểu như R. Jakobson với thi học, Iu. Lotman với cấu trúc văn bản nghệ thuật, và Jonathan Culler với thi pháp học cấu trúc, tác phẩm được xem xét như một chỉnh thể cấu trúc nằm gọn trong văn bản với những biểu hiện mang tính chất quy luật, khép kín với hai tầng: cái biểu đạt và cái được biểu đạt. Tác phẩm được coi là đối tượng trung tâm và duy nhất của nghiên cứu, phê bình. Phản ứng lại chủ nghĩa cấu trúc, giải cấu trúc luận đã mở ra thời kì thứ ba của nghiên cứu và tiếp nhận. Qua đó, tác phẩm nghệ thuật được đặt trong xu hướng đối thoại với độc giả và đối thoại với chính nó, phát tán tối đa chiều kích và dung lượng phản ánh. Giới hạn của ngôn ngữ và kết cấu bị phá vỡ, văn bản được nhìn qua lăng kính vạn hoa, sản sinh vô hạn về nghĩa, mở ra cùng sự tiếp nhận của độc giả. Cùng với thủ pháp sáng tác của trào lưu hậu hiện đại, nghiên cứu theo tinh thần giải cấu trúc luận là chìa khóa mở ra những lớp màn bí ẩn đằng sau mê lộ của ngôn từ. Theo Nguyễn Minh Quân trong bài viết “Lý thuyết và phê bình văn học đương đại: từ cấu trúc luận đến giải cấu trúc” thì “Một văn bản càng có tính chất siêu hình chừng nào, càng nhiều ý nghĩa chừng nào và càng có tính chất phổ thông chừng nào thì càng khích động lối đọc giải cấu trúc chừng đó” [63]. Và tiểu thuyết “Tên của đóa hồng” của nhà văn người Ý Umberto Eco là một tác phẩm như thế. 5
  8. Umberto Eco được coi là một trong những hiện tượng lớn nhất của văn chương nửa sau thế kỉ XX ở châu Âu. Trước khi là một tiểu thuyết gia, Umberto Eco được biết đến như một học giả uyên bác về ký hiệu học, một nhà thần học, một chuyên gia về triết học trung cổ, “ông có mặt trong danh sách của hai mươi nhà tư tưởng đương đại lớn nhất thế giới, và cũng là ứng cử viên thường trực của Viện Hàn lâm Thụy điển về việc bình chọn giải Nobel văn học” [66]. Vị Giáo sư danh dự trường Đại học Bologne ở Italia - Umberto Eco - vẫn thường coi mình là một “giáo sư đại học viết tiểu thuyết vào những ngày Chủ nhật” [49] . Xuất phát điểm ấy hình thành nên một ngòi bút xuất sắc, cảm quan văn chương giao thoa cùng kiến thức sâu rộng về các lĩnh vực khoa học: kí hiệu học, thần học, tôn giáo. Đồng thời, trí tuệ bậc thầy ấy chủ trương đả phá sự sùng bái tri thức một cách tuyệt đối, như ông đã từng nói “con người biết cười vào chân lý, làm cho chân lý cười lên, vì chân lý duy nhất chính là bài học để giải phóng chúng ta ra khỏi sự đam mê chân lý một cách mù quáng” [28, tr.536]. Tiểu thuyết đầu tay của Eco mang tên “Tên của đóa hồng” ra đời vào năm 1980 đã tạo được cơn chấn động trong cơn lốc của tiểu thuyết đương đại. Ẩn dưới lớp áo trinh thám bí ẩn, toàn bộ tác phẩm là cuộc đối thoại đa chiều từ quá khứ, đến hiện đại, tới tương lai của những quan điểm khác nhau về lịch sử, tôn giáo. Kho tàng ẩn dụ khổng lồ dẫn dắt người đọc đến những mã khác nhau, tìm ra những mã diễn giải không hề được định sẵn. Bản thân nhà văn Umberto Eco không hẳn đồng tình với cách đọc giải cấu trúc với tính chất “cho phép người đọc tạo ra (...) những cách đọc không giới hạn và không kiểm nghiệm được” [9, tr.141]. Tuy nhiên, qua quá trình tìm hiểu, chúng tôi nhận thấy rằng giải cấu trúc luận là một hướng nghiên cứu hoàn toàn thích hợp với một tác phẩm mang đậm tính siêu hình, đồ sộ về mặt dung lượng phản ánh cũng như giá trị về mặt tư tưởng như “Tên của đóa hồng”. Tính chất phức tạp, chằng chịt biểu hiện của tính chất liên văn bản, của các hình thức diễn ngôn, tính đa trị của biểu tượng, nhân vật,...đã tạo nên một “siêu tiểu thuyết” có thể luận giải từ góc độ giải cấu trúc. 6
  9. Với đề tài “Nghiên cứu tiểu thuyết “Tên của đóa hồng” nhìn từ lý thuyết giải cấu trúc”, chúng tôi có mong muốn khám những tầng sâu ý nghĩa còn được ẩn chứa trong tác phẩm mang tầm tư tưởng lớn của một học giả uyên bác như Umberto Eco bằng phương pháp “đọc kĩ” (close reading) của lý thuyết giải cấu trúc. Đời sống của một tác phẩm văn học thực sự mở ra khi nó rời khỏi bàn viết của tác giả. Với một tác phẩm lớn như “Tên của đóa hồng”, được coi là “thiên truyện tường minh sâu sắc những vấn đề lý thuyết về ký hiệu học và tác phẩm mở của Eco” [66], tư tưởng và ý nghĩa của nó mang giá trị thời đại và thôi thúc người đọc ý hướng quay ngược thời gian, đối thoại cùng quá khứ trong bối cảnh hiện đại, Như Umberto Eco đã viết: “Văn bản đã hoàn tất, và tự nó nảy sinh những tương quan ngữ nghĩa mới của nó. Dù lúc viết ra có chủ ý hay không, giờ đây đứng trước những câu hỏi hay những thách thức đa nghĩa, chính tôi cũng khó khăn khi diễn dịch điều mâu thuẫn (...). Có lẽ tác giả nên từ giã dương thế khi viết xong. Để khỏi cản trở hành trình của văn bản” [28, tr.552]. Những gì Umberto Eco nhắn gửi tới người đọc ở những dòng cuối cùng trong cuốn sách chính là một tất yếu của văn bản một khi nó được sản sinh. Nhìn tiểu thuyết “Tên của đóa hồng” từ góc độ giải cấu trúc, người viết không chỉ muốn tìm ra những ẩn số về mặt nội dung trong tác phẩm, mà mục đích sâu xa hơn đó là tìm ra những yếu tố đã làm nên tính hấp dẫn của tiểu thuyết. Đồng thời, chúng tôi có cơ hội tiếp xúc với một tác phẩm có giá trị, mang tầm cỡ quốc tế bằng một con đường mới - lý thuyết giải cấu trúc. II. Lịch sử vấn đề Tiểu thuyết “Tên của đóa hồng” của Umberto Eco được ra đời vào năm 1980 tại châu Âu và được sự đón nhận nồng nhiệt của độc giả với số sách bán được hơn 10 triệu bản in. Năm 1989, lần đầu tiên cuốn sách được giới thiệu đến độc giả Việt Nam qua bản dịch của dịch giả Đặng Thu Hương. Hành trình dài 7
  10. của tác phẩm diễn ra đồng thời cũng là một hành trình dài của quá trình tìm hiểu và nghiên cứu tác phẩm đồ sộ và tầm cỡ này. Tình hình nghiên cứu lý thuyết Giải cấu trúc ở Việt Nam: Giải cấu trúc (deconstruction) là một trào lưu tư tưởng bắt nguồn từ Pháp, vào những năm 60 của thế kỉ XX với những tên tuổi lớn như Michel Foucault, Jacques Lacan, Roland Barthes, Jacques Derrida. Tại Việt Nam, giải cấu trúc đã được một số nhà lý luận phê bình đề cập đến với cương vị là những vấn đề lý thuyết. Trong bài viết “Giải cấu trúc và nghiên cứu, phê bình văn học hôm nay” của GS.TS Trần Đình Sử trên trang web phebinhvanhoc.com.vn năm 2012, đã nêu ra một điểm khác biệt của giải cấu trúc trong tương quan với chủ nghĩa cấu trúc trước đó. Đồng thời, ông nêu ra năm lý thuyết đưa đến giải cấu trúc. Đó là chủ nghĩa đối thoại của nhà tư tưởng Nga M. Bakhtin, tư tưởng giải cấu trúc của nhà triết học Pháp. J. Derrida (1966), lí thuyết ngôn ngữ hành vi của nhà ngữ học Mĩ J. L. Austin, lý thuyết về ngữ cảnh và lí thuyết liên văn bản. GS. TS Trần Đình Sử nhận định “Giải cấu trúc cũng phê bình tác phẩm văn học theo lối đọc kĩ, phơi bày những tư tưởng, cấu trúc, ngôn từ “bị bỏ sót”, những“nghĩa đang ngủ yên trong văn bản” nhằm phát hiện ý nghĩa mới…GIẢI Nó cũng vạch ra những ý tưởng xem ra là mới mà kì tình rất cũ, vạch ra các liên văn bản được lắp ghép khéo léo vào các sáng tác mới, những bắt chước vụng về, những lối mòn quen thuộc.” [66]. Sau bài viết của GS. TS Trần Đình Sử là bài viết của PGS.TS La Khắc Hòa:“Giải cấu trúc luận theo cách hiểu của tôi”. Trong bài viết này, PGS. TS La Khắc Hòa đã khái quát quá trình hình thành và phát triển của giải cấu trúc luận, đồng thời ông cũng đưa ra quan niệm về mặt thuật ngữ “giải cấu trúc luận thường được giải thích như khái niệm đồng nghĩa với “hậu cấu trúc luận” [60]. Cũng như Trần Đình Sử, La Khắc Hòa đưa ra năm nền tảng hình thành nên giải cấu trúc. Trong đó, có thể thấy điểm gặp gỡ của cả hai đó là coi yếu tố liên văn bản và hệ thống ký hiệu (trong quan niệm của J. Derrida) chính là những yếu tố 8
  11. hình thành nên giải cấu trúc. Một số bài nghiên cứu khác đáng chú ý như “Hậu cấu trúc luận/ giải cấu trúc” của nhà phê bình Nguyễn Hưng Quốc, “Giải kiến tạo là gì” của Ngô Tự Lập cũng góp phần làm rõ hơn lý thuyết giải cấu trúc và nhìn chung không có sự đối nghịch nào với những lý thuyết trước đó. Về các bản dịch, có thể kể đến bài viết “Chủ nghĩa hậu cấu trúc của Terry Eagleton” được Thiệu Bích Hường dịch từ cuốn Literary theory, An introduction, do nhà xuất bản University of Minnesota Press ấn hành 1983. Bản dịch được đăng trên Tạp chí Văn học nước ngoài số 4 năm 2008. Ngoài những vấn đề cơ bản của chủ nghĩa cấu trúc, bài viết chủ yếu đề cập đến vấn đề nữ quyền trong văn học. Đặc biệt, gần đây có bản dịch của dịch giả Dương Thắng từ bản tiếng Pháp về bài viết của Lucie Guillemette và Josiane Cossette ở Đại Học Tổng Hợp Trois – Rivières, Québec, Canada, mang tên “Di sản của Derrida: Déconstruction và Différance”. Trong bài viết, tác giả đã nêu ra khá rõ về những đặc điểm cần lưu ý của giải cấu trúc (hay còn gọi là giải kiến tạo). Đó là lý thuyết Différance “lấy từ différence có nghĩa là sự khác biệt, bằng cách thay chữ e bằng chữ a, hai từ này viết sẽ khác nhau nhưng khi đọc lên thì giống nhau” [56]. Thuật ngữ này đã được Nguyễn Duy Bình dịch là “sự trì biệt”. Theo đó, có thể hiểu sự trì biệt (Differance) như sự phá hủy tính đồng nhất, sự sùng bái danh tính và sự thống trị của bản thân trước người khác, cho thấy sự khác nhau giữa những cái được viết ra với những cái được nói ra, đồng thời sự trì biệt là hiện thân của tính bất khả giải, không thể chạm đến cái đích cuối cùng, mà luôn biến đổi, đang trong trạng thái thay đổi không ngừng và “không bao giờ biểu đạt trọn vẹn” [59]. Trên đây là một vài công trình bước đầu nghiên cứu về giải cấu trúc luận tại Việt Nam những năm gần đây. Nhìn chung, các công trình lý luận đã bước đầu đưa khái niệm giải cấu trúc đến với lý thuyết phê bình của nước nhà với những kiến giải gần gũi và dễ tiếp nhận. 9
  12. Tình hình nghiên cứu tiểu thuyết “Tên của đóa hồng” của Umberto Eco: Trên thế giới, đã có khá nhiều công trình viết về tiểu thuyết “Tên của đóa hồng”. Ngay cả tác giả của nó - nhà văn Umberto Eco - cũng đã viết cuốn tiểu luận “Những phản hồi về “Tên của đóa hồng” (Reflections on THE NAME OF THE ROSE) năm 1985. Ngoài ra, còn có Bài luận về “Tên của đóa hồng” (Essay on The Name of the Rose) của Joseph Rosenblum viết năm 1992. Trong bài viết của mình, J. Rosenblum bàn về nội dung của tiểu thuyết, lý giải chủ đề, ý nghĩa, một số biểu tượng và nhân vật. Đồng thời, ông còn đề cập đến bối cảnh phê bình tác phẩm sau khi nó ra đời. Nhìn chung, bài viết tập trung lý giải nội dung của tác phẩm mà chưa chú ý đến nghệ thuật và không đề cập đến vấn đề giải cấu trúc. Do sự hạn chế về tư liệu, nên người viết chưa thể thâu tóm hết những công trình lớn thực sự nghiên cứu về tác phẩm này. Gần đây, tại Việt Nam có một vài công trình nghiên cứu về tác Umberto Eco có thể kể đến như bài viết “Xung quanh vấn đề diễn giải và siêu diễn giải của Umberto Eco: Một vài liên tưởng thiết thực” của Đặng Thị Hạnh được đăng trên Tạp chí Văn học nước ngoài, số 2, năm 2005. Bài viết trình bày tóm lược những quan điểm về Umberto Eco về “Diễn giải và lịch sử, Siêu diễn giải các văn bản và Giữa tác giả và văn bản”. Trong đó, có nói đến vấn đề diễn giải, sự đồng sáng tạo của độc giả khi tiếp nhận tiểu thuyết “Tên của đóa hồng” (một khía cạnh của giải cấu trúc): “Eco thấy thú vị về một số nguồn những nhà nghiên cứu hoặc người đọc phát hiện thấy khi đọc “Tên của bông hồng”: Có những nguồn ông đã sử dụng một cách hoàn toàn có ý thức và ông sung sướng thấy người đọc đã khám phá được cái mà ông đã giấu rất khéo léo với mục đích dẫn người đọc tìm ra cho được. Có những nguồn hoàn toàn xa lạ với ông, và ông cũng vui thích vì có ai đó tin rằng ông đã dẫn lại một cách bác học đến thế”. [9, tr.142] 10
  13. Bài viết của Nguyễn Văn Dân trên Tạp chí Văn học nước ngoài, số 7, năm 2011 với nhan đề “Nhà ký hiệu học Umberto Eco với lý thuyết về tác phẩm mở” đã giới thiệu quan niệm của tác giả người Ý Eco về “Thi pháp tác phẩm mở”, đồng thời chỉ ra 7 mã ngôn ngữ mà Umberto Eco định hướng cho người đọc tiếp cận tác phẩm của mình. Năm 2009, luận văn Thạc sĩ của Hoàng Thị Ngọc Anh: “Diễn ngôn truyện kể trong tiểu thuyết “Tên của đóa hồng” của Umberto Eco” ra đời, thể hiện mối quan tâm của độc giả và giới phê bình về tác phẩm nhiều ẩn số và đồ sộ này. Luận văn thiên về nghiên cứu cấu trúc của truyện kể qua diễn ngôn của người kể chuyện, diễn ngôn của nhân vật và phối cảnh trần thuật, thời gian trần thuật trong cấu trúc truyện kể “Tên của đóa hồng”. Gần đây nhất, tháng 10 năm 2013, là bài nghiên cứu của nhóm tác giả Tô Thùy Quyên – Bùi Thị Hồng – Hà Thị Thới (học viên Cao học trường Đại học Sư phạm TP.HCM) với nhan đề: “Tên của đóa hồng” của Umberto Eco có phải là tiểu thuyết trinh thám?”. Bài nghiên cứu đã vận dụng 8 nguyên tắc của Todorov về loại hình tiểu thuyết trinh thám, để chứng minh và tìm ra thể loại thật sự của nó - giả trinh thám (một biểu hiện của giải cấu trúc về thể loại). Đây là một bài viết có tính chất định hướng cho người đọc về mặt thể loại trước khi tiếp cận tác phẩm. Nhìn chung, các bài viết, công trình nghiên cứu về Umberto Eco ở Việt Nam tuy chưa nhiều nhưng gần đây có xu hướng gia tăng. Tuy đã có “chạm ngõ” giải cấu trúc, xong vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề này trong tác phẩm của Umberto Eco nói chung, và tiểu thuyết “Tên của đóa hồng” nói riêng. III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Với đề tài “Nghiên cứu tiểu thuyết “Tên của đóa hồng” của Umberto Eco nhìtừ lý thuyết giải cấu trúc” chúng tôi nghiên cứu tác phẩm thông qua bản dịch 11
  14. của Lê Chu Cầu, do hai nhà xuất bản phối hợp ấn hành là Nxb Văn học và Nxb Nhã Nam, năm 2013. Để hiểu và vận dụng lý thuyết giải cấu trúc trong nghiên cứu một tác phẩm là điều khá phức tạp. Do đó, về mặt lý luận, chúng tôi đi từ chủ nghĩa cấu trúc trong văn học để hiểu thế nào là giải cấu trúc. Để tránh trường hợp nhiễu loạn về quan điểm, chúng tôi chọn lý thuyết giải cấu trúc của Jacques Derrida, người đã đưa giải cấu trúc lên đỉnh cao, có tầm ảnh hưởng sâu rộng đến giới học thuật và nghiên cứu. Qua đó, chúng tôi ứng chiếu những đặc trưng và biểu hiện của lý thuyết giải cấu trúc, làm tâm điểm để phân tích và lý giải. Các từ khóa trong lý thuyết giải cấu trúc được vận dụng trong việc phân tích và luận giải vấn đề trong tác phẩm “Tên của đóa hồng” ở một số bình diện nhất định và phù hợp. Theo đó, công việc giải cấu trúc được tiến hành bằng ba khái niệm: Dấu vết (Trace), Phát tán (Dissemination), và Trì biệt (Differance): - Tính chất dấu vết qua những dấu hiệu và phúng dụ trong tác phẩm - Tính chất phát tán của văn bản trong kết cấu và diễn ngôn. - Tính đa trị của một số biểu tượng nổi bật trong tác phẩm. Ngoài ra, luận văn quan tâm đến tính liên văn bản (vốn được xem là hiện thân của lý thuyết giải cấu trúc) và xem xét tính nhị nguyên của một số phạm trù được Umberto Eco nêu ra với tinh thần giải cấu trúc: “Mỗi phạm trù đều có dấu vết của phạm trù đối lập nó” [51]. Qua đó, những vấn đề về tư tưởng, tôn giáo, lịch sử, triết học dần dần được phơi bày, hé lộ câu chuyện của nó qua lối viết uyên bác, chằng chịt những đối thoại, liên văn bản của Eco. “Tên của đóa hồng” tự nó đã là một phúng dụ vĩ đại về những vấn đề lớn của thời đại. Để tìm hiểu nó, người viết chú trọng khai thác những ẩn nghĩa bề sâu - cái được coi là mục đích của lý thuyết giải cấu trúc trong nghiên cứu văn học. 12
  15. IV. Phương pháp nghiên cứu Trong luận văn này, chúng tôi sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu riêng lẻ lẫn tích hợp nhằm đi tìm mạch ngầm của văn bản, tìm cách diễn giải thích hợp cho tác phẩm. Phương pháp đầu tiên là phương pháp thống kê. Bằng việc đọc kĩ tác phẩm, việc đầu tiên giúp chúng tôi nhìn nhận và khai thác tác phẩm là chọn lọc và thống kê những chi tiết, hình ảnh có vấn đề, nhằm đi tìm trục liên kết giữa chúng với nhau. Đây là cách thức đầu tiên trong cuộc hành trình khám phá và diễn giải cuốn tiểu thuyết. Phương pháp thống kê là công cụ đắc lực cho để triển khai phân tích và tổng hợp. Không chỉ vậy, việc thống kê còn có ý nghĩa khảo sát tính chất liên văn bản, sự xuất hiện của biểu tượng,… từ đó phát hiện ra mối quan tâm của tác giả cũng như định vị con đường nghiên cứu tác phẩm. Phương pháp thống kê đồng thời hỗ trợ cho phương pháp phân tích cấu trúc. Với ý nghĩa tìm ra được cấu trúc tác phẩm, phương pháp phân tích góp phần làm sáng tỏ những vấn đề, tạo xung lực mạnh mẽ cho việc cảm nhận tác phẩm. Đây là cuốn tiểu thuyết dày đặc các tín hiệu ngầm, vì thế, phân tích là phương pháp rất quan trọng trong việc tìm ra ý nghĩa sâu xa trong tư tưởng tác giả. Phương pháp này, là nền tảng để chúng tôi xây dựng trên nó cách nhìn giải cấu trúc, và phương pháp giải cấu trúc. Cách tiến hành phương pháp này dựa theo những tư tưởng của Jacques Derrida nhằm làm sáng tỏ vấn đề. Ngoài ra, để có cái nhìn bao quát về tác phẩm, cũng như những vấn đề xung quanh nó, phương pháp đối chiếu so sánh nhằm khái quát hóa những nét chung của nó với những tác phẩm khác, và vạch ra sự khác biệt giữa nó với những yếu tố khác nhau trong cùng một văn bản. Trong ý nghĩa đó, phương pháp đối chiếu so sánh còn góp phần làm tăng sức thuyết phục luận văn. Sau khi tìm hiểu những vấn đề, chúng tôi sử dụng phương pháp tổng hợp để nhìn nhận 13
  16. và đánh giá tác phẩm, tạo một cái nhìn toàn diện và nhất quán của các vấn đề nơi tác phẩm này. V. Cấu trúc luận văn Luận văn được triển khai thành ba phần: phần dẫn nhập, phần nội dung và phần kết luận. Trong phần nội dung có ba chương. Chương 1 khái quát những vấn đề lý thuyết cơ bản, tạo đà tìm hiểu tác phẩm. “Giải cấu trúc” là một thuật ngữ với quá trình hình thành phức tạp và được nói bởi nhiều quan điểm khác biệt. Chúng tôi sẽ đưa ra những cách hiểu khác nhau về nội hàm chữ “Giải cấu trúc” (Deconstruction), và những biểu hiện của giải cấu trúc. Vấn đề lí thuyết rất quan trọng trong việc nghiên cứu và định hướng lộ trình khám phá tác phẩm. Trong Chương 1, chúng tôi xác định chủ nhân của lý thuyết giải cấu trúc mà chúng tôi coi nó là điểm tựa: Giải cấu trúc luận của Jacques Derrida. Để tìm hiểu giải cấu trúc luận theo tư tưởng của Derrida, chúng tôi liên hệ tới nguồn gốc đã sản sinh ra nó – thuyết cấu trúc cùng những hệ tư tưởng mà nó chịu ảnh hưởng (Phân tâm học của Freud, quan niệm về vô thức của Jacques Lacan, thời kì tiền thân của giải cấu trúc với những lý thuyết nhà tư tưởng Roland Barthes). Từ đó, chúng tôi nêu trình bày những biểu hiện của giải cấu trúc trong phê bình văn học. Với việc xác định tư tưởng giải cấu trúc của Derrida là chìa khóa dẫn đường cho tác phẩm, luận văn tiến hành đi tìm những nguyên tắc giải cấu trúc của Derrida thông qua những từ khóa tiêu biểu trong lý thuyết của ông. Đồng thời từ đó xác lập mối quan hệ giữa tiểu thuyết “Tên của đóa hồng” và lý thuyết này. Để làm rõ điều này, chúng tôi liên hệ tác phẩm với chính những tư tưởng của Umberto Eco về thi pháp của tác phẩm “mở”. Bằng con đường này, chúng tôi chứng minh được sự tương quan giữa tiểu thuyết “Tên của đóa hồng” – một tác phẩm “mở” – với lý thuyết giải cấu trúc – một cách đọc “mở”. Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN 14
  17. 1.1. Từ lý thuyết cấu trúc đến giải cấu trúc luận 1.1.1. “Giải cấu trúc” - vấn đề thuật ngữ 1.1.2. Giải cấu trúc và phê bình văn học 1.2. Lý thuyết “giải cấu trúc” của Jacques Derrida và tác phẩm “Tên của đóa hồng” của Umberto Eco 1.2.1. Nguyên tắc giải cấu trúc của Jacques Derrida 1.2.2. “Tác phẩm mở” - “Tên của đóa hồng”của Umberto Eco - và lý thuyết giải cấu trúc của Jacques Derrida Chương 2 sử dụng hai lý thuyết: Dấu vết (Trace) và Phát tán (Dissemination) để diễn giải tác phẩm, và bộc lộ kĩ thuật viết của nhà văn. Với hai khái niệm này, chúng tôi mong muốn “tháo dỡ” những tầng nghĩa và truy hồi đường dây huyết mạch của tác phẩm. Trong đó, kết cấu của văn bản được xem như sự phát tán không ngừng của các văn bản, các cốt truyện, và sự đối thoại đa âm của diễn ngôn. Từ đó, cho thấy tính chất giải cấu trúc và tư duy thẩm mĩ của nhà văn Umberto Eco trong sáng tác văn chương. Chương 2. DẤU VẾT VÀ NGƯỢC XUÔI PHÁT TÁN TRONG MÊ CUNG TIỂU THUYẾT 2.1. Dấu vết – kí hiệu không chứa cái biểu đạt 2.1.1. Thế giới được “đọc” qua kí hiệu 2.1.2. Những tranh luận về tội ác 2.1.3. Sự đảo ngược của thế giới 2.2. Từ Ngược xuôi phát tán đến mê cung văn bản 2.2.1. Phát tán những câu chuyện 2.2.2. Phát tán những văn bản 2.2.3. Phát tán các diễn ngôn Ở Chương 3, chúng tôi giải cấu trúc tác phẩm dựa vào từ khóa quan trọng nhất của lý thuyết: khái niệm Trì biệt (Differance). Khái niệm trì biệt được nhìn nhận dưới góc độ biểu tượng và tính nhị nguyên của những cặp khái niệm. Về 15
  18. biểu tượng, chúng tôi lựa chọn biểu tượng Thư viện – điểm mấu chốt nảy sinh những vấn đề của tác phẩm, biểu tượng lớn nhất của cuốn tiểu thuyết. Ngoài ra chúng tôi hướng sự tập trung vào khai thác các biểu tượng tôn giáo xuất hiện với tần số dày đặc trong tác phẩm dưới nhiều góc độ, nhằm cho thấy sự trượt nghĩa, tính chất kéo dài và mở rộng nghĩa của những biểu tượng. Về tính nhị nguyên của khái niệm, chúng tôi xoay quanh hai vấn đề lớn nhất trong tác phẩm: Chúa Trời - Quỷ dữ và Chân lý - Cái cười. Từ đó, chủ đề tư tưởng của tác phẩm được hiển lộ. Chương 3. SỰ TRÌ BIỆT CỦA VĂN BẢN 3.1. Kéo dài và mở rộng biểu tượng 3.1.1. Thư viện 3.1.2. Những con số và biểu tượng tôn giáo 3.2. Tính bất khả quyết của những cặp phạm trù 3.2.1. Chúa Trời và Quỷ dữ 3.2.2. Chân lý và cái cười Phần Kết luận mang tính chất tổng kết, khái quát con đường giải cấu trúc trong tiểu thuyết “Tên của đóa hồng”, nêu lên tư tưởng của tác phẩm và định hướng giải cấu trúc như một cách đọc khả dụng đối với tiểu thuyết đương đại. 16
  19. Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1. Từ lý thuyết cấu trúc đến giải cấu trúc luận 1.1.1. “Giải cấu trúc” – vấn đề thuật ngữ Giải cấu trúc là một phương pháp nghiên cứu triết học, văn học xuất hiện tại Pháp những năm 1960, được chính thức khởi nguồn từ nhà triết học người Pháp Jacques Derrida qua tác phẩm “Of Grammatology”. Trong tác phẩm này, lần đầu tiên, Jacques derrida đã sử dụng từ “Deconstruction” - “Giải cấu trúc” như một lý thuyết phản hồi (và phản ứng) lại chủ nghĩa cấu trúc vốn đã tồn tại và trở thành thống soái trong lĩnh vực nghiên cứu các ngành khoa học xã hội từ đầu thế kỉ XX. Bằng cách vạch ra những mâu thuẫn nội tại trong chủ nghĩa cấu trúc, giải cấu trúc phủ nhận tính đơn nhất, bền vững, tính duy nhất đúng trong mối quan hệ giữa cái biểu đạt và cái được biểu đạt. Nói cách khác lý thuyết giải cấu trúc được xem như một nhánh phái sinh từ chủ nghĩa cấu trúc. Trong “Từ điển tiếng Pháp”, thuật ngữ này được định nghĩa theo hai cách sau: - Về ngữ pháp: “Deconstruction là sự thay đổi, sự ngắt quãng cấu trúc và bố cục của từ trong câu với mục đích tạo ra nghĩa khác, nghĩa mới với những từ tương tự” [67]. - Về cơ học: Deconstruction chỉ sự sự tháo rời, tháo dỡ, phân rã. Giải thích về thuật ngữ giải cấu trúc, ý kiến của Barbara Johnso được trích từ “Từ điển thuật ngữ văn học và lý thuyết văn học”, như sau : “Giải cấu trúc” không đồng nghĩa với “sự phá hủy”. Thực chất, nó gần với nghĩa gốc của từ “phân tích”, theo từ nguyên học có nghĩa là “tháo ra, mở ra” (undo) - một sự đồng nghĩa thực sự với “de - construct”. Giải cấu trúc một văn bản không thể tiến hành bởi sự nghi ngờ ngẫu nhiên hoặc sự phá hủy có tính võ đoán, mà bằng cách tháo gỡ một cách cẩn thận những tầng nghĩa mâu thuẫn nhau trong chính văn bản đó. (Barbara Johnso nhấn mạnh) Nếu có bất cứ điều gì bị tiêu hủy trong 17
  20. cách đọc giải cấu trúc thì đó không phải là văn bản, mà đó là quyền thống trị một cách tuyệt đối giữa biểu hiện này với một biểu hiện khác. Một cách đọc giải cấu trúc là một cách đọc trong đó hướng đến sự phân tích nét đặc trưng của sự khác biệt quan trọng của văn bản với chính nó. 1 “Deconstruction” trong Bách khoa toàn thư của lý thuyết văn học đương đại (Encyclopedia of Contemporary Literary Theory) định nghĩa: chủ nghĩa giải cấu trúc được hình thành ở Pháp từ cuối những năm 60 của thế kỉ XX và có ảnh hưởng sâu rộng trong giới phê bình Anh Mỹ do Jacques Derrida đề xướng. Nó tiêu biểu cho sự phản ứng trước những phong trào lý thuyết và triết học đầu thế kỉ XX có thể kể đến như hiện tượng học của E. Husserl, F. Saussure và chủ nghĩa cấu trúc Pháp, và thuyết phân tâm học của S. Freud và J. Lacan. Chủ nghĩa giải cấu trúc theo J. Derrida gồm có hai nhiệm vụ: trước hết, nó bày ra cái tự nhiên mơ hồ của “có một trung tâm” diễn ngôn, cái phụ thuộc vào sự thật, sự có mặt, nguồn gốc hoặc tương tự chúng. Thứ hai, là sự lật đổ lý thuyết siêu hình bằng cách thay thế những ranh giới của khái niệm. Chủ nghĩa giải cấu trúc tìm kiếm sự tồn tại bên ngoài của những hệ thống tư tưởng truyền thống để đặt áp lực lên ranh giới của chúng và để thử thiết lập mà không cần tra xét, nghi ngờ chúng. Như để thay thế cho sự hạn hẹp của lý thuyết siêu hình truyền thống, các dấu vết Derrida thấy không thể thiếu đối với cả chủ nghĩa cấu trúc và hiện tượng học, thì giải cấu trúc tán thành 1 Deconstruction is not synonymous with “destruction”, however. It is in fact much closer to the original meaning of the word 'analysis' itself, which etymologically means 'to undo'- a virtual synonym for 'to de-construct'. The deconstruction of a text does not proceed by random doubt or arbitrary subversion, but by the careful teasing out of warring forces of signification within the text itself [my ialics]. If anything is destroyed in a deconstructive reading, it is not the text, but the claim to unequivocal domination of one mode of signifying over another. A deconstructive reading is a reading which analyses the specificity of a text's critical difference from itself. [35, tr. 209-210]. 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2