intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Văn học: Nhân vật phò trợ trong truyện cổ tích các dân tộc thiểu số ở Gia Lai

Chia sẻ: Lavie Lavie | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:88

105
lượt xem
21
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn Thạc sĩ Văn học: Nhân vật phò trợ trong truyện cổ tích các dân tộc thiểu số ở Gia Lai nêu lên các kiểu nhân vật phò trợ trong truyện cổ tích của tộc người thiểu số ở Gia Lai; một số mô típ liên quan đến nhân vật phò trợ trong truyện cổ tích của tộc người thiểu số ở Gia Lai.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Văn học: Nhân vật phò trợ trong truyện cổ tích các dân tộc thiểu số ở Gia Lai

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Trần Thị Kim Chung NHÂN VẬT PHÒ TRỢ TRONG TRUYỆN CỔ TÍCH CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở GIA LAI LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC Thành phố Hồ Chí Minh – 2013
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Trần Thị Kim Chung NHÂN VẬT PHÒ TRỢ TRONG TRUYỆN CỔ TÍCH CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở GIA LAI Chuyên ngành : Văn học Việt Nam Mã số : 60 22 01 21 LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. HỒ QUỐC HÙNG Thành phố Hồ Chí Minh – 2013 2
  3. LỜI CẢM ƠN Luận văn này hoàn thành với sự nỗ lực của bản thân. Qua đây, tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến: TS. Hồ Quốc Hùng – người đã hướng dẫn tôi rất tận tình. Phòng Sau Đại học, Ban chủ nhiệm khoa Ngữ văn cùng Ban quản lý Thư viện trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, Thư viện tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, Thư viện tỉnh Gia Lai – các thầy cô đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành luận văn Thạc sĩ. Trong thời gian hoàn thành luận văn này, tôi nhận được nhiều sự giúp đỡ, hỗ trợ của gia đình, bạn bè. . Học viên Trần Thị Kim Chung 3
  4. MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 7 Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI ............. 11 1.1. Cơ cấu tộc người ........................................................................................... 11 1.2. Tình hình tư liệu ............................................................................................ 16 1.2.1. Tư liệu đã được công bố ........................................................................ 17 1.2.2. Tư liệu điền dã......................................................................................... 17 1.2.3. Nhận xét chung ....................................................................................... 18 1.3. Những vấn đề lí thuyết của Propp được vận dụng trong đề tài ............... 21 1.4. Những vần đề về típ và mô típ liên quan đến đề tài.................................. 24 Tiểu kết chương 1: .................................................................................................. 26 Chương 2. CÁC KIỂU NHÂN VẬT PHÒ TRỢ TRONG TRUYỆN CỔ TÍCH CỦA TỘC NGƯỜI THIỂU SỐ Ở GIA LAI ......................................... 27 2.1. Các tiêu chí phân loại nhân vật phò trợ ...................................................... 28 2.2. Phân loại nhân vật phò trợ ........................................................................... 32 2.2.1. Nhóm nhân vật phò trợ có chức năng giải quyết những nhiệm vụ khó khăn ..................................................................................................................... 32 2.2.2. Nhóm nhân vật phò trợ có chức năng phò trợ về việc thay đổi về không gian ...................................................................................................................... 39 2.3. So sánh nhân vật phò trợ trong truyện cổ tích của các dân tộc thiểu số ở Gia Lai và truyện cổ tích người Việt.............................................................................. 46 2.3.1. Sự tương đồng ......................................................................................... 47 2.3.2. Sự khác biệt ............................................................................................. 47 Tiểu kết chương 2: .................................................................................................. 53 Chương 3. MỘT SỐ MÔ TÍP LIÊN QUAN ĐẾN NHÂN VẬT PHÒ TRỢ TRONG TRUYỆN CỔ TÍCH CỦA TỘC NGƯỜI THIỂU SỐ Ở GIA LAI54 3.1. Mô típ uống rượu và hút thuốc của nhân vật phò trợ................................ 55 3.2. Mô típ hóa thân của nhân vật phò trợ ......................................................... 57 3.3. Mô típ vật thiêng của nhân vật phò trợ ....................................................... 59 3.4. Mô típ đánh nhau của nhân vật phò trợ ...................................................... 61 4
  5. 3.5. Mô típ kết hôn của nhân vật phò trợ ........................................................... 63 Tiểu kết chương 3: .................................................................................................. 67 PHẦN KẾT LUẬN ................................................................................................. 68 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 70 PHỤ LỤC 5
  6. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Thống kê sự xuất hiện nhân vật phò trợ là Trời, Thần, Tiên ............ 36 Bảng 2.2. Thống kê sự xuất hiện nhân vật phò trợ là đồ vật............................. 40 Bảng 2.3. Thống kê sự xuất hiện nhân vật phò trợ là con vật ........................... 43 6
  7. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Văn học dân gian nói chung và truyện cổ tích nói riêng là nơi lưu giữ những mối quan hệ văn hóa các dân tộc, lịch sử hình thành và phát triển của các dân tộc đó. Nằm trong mối quan hệ với các nước Đông Nam Á,Việt Nam được xem là quốc gia có nền văn hóa đa các dân tộc với kho tàng văn học dân gian khá phong phú. Các dân tộc thiểu số ở Gia Lai là một bộ phận trong cộng đồng cư dân Tây Trường Sơn. Qua các biểu hiện văn hóa, trong đó có văn học dân gian của nhóm các dân tộc này có thể thấy được chân dung đời sống tinh thần của khối cộng đồng đó. Thực tế cho thấy, nhiều nhà nghiên cứu đã quan tâm đến các lĩnh vực này. Riêng đối với thể loại cổ tích rất quen thuộc của giới nghiên cứu Folklore, chúng tôi muốn khảo sát sâu một khía cạnh nhỏ. Đó là khía cạnh về nhân vật phò trợ. Để giúp cho nhân vật chính được hoàn thiện, truyện cổ tích các dân tộc Gia Lai bao giờ cũng xuất hiện nhân vật phò trợ. Đây là nét đặc thù trong cấu tạo truyện cổ nói chung của nhân loại. Vì vậy, nghiên cứu nhân vật phò trợ (hay còn gọi là nhân vật trợ thủ) là một vấn đề cần được quan tâm. Từ nhân vật phò trợ, chúng ta có thể mở rộng nghiên cứu các mô típ liên quan tới nhân vật này, cấu tạo cốt truyện, kiểu truyện…Đồng thời so sánh các nhân vật trợ thủ, cấu tạo truyện…giữa các vùng miền trong một đất nước để từ đó tìm ra những nét tương đồng, dị biệt. Với tất cả những lí do trên nên chúng tôi quyết định lựa chọn lựa đề tài: Nhân vật phò trợ trong truyện cổ tích của các dân tộc thiểu số ở Gia Lai. Chúng tôi hi vọng góp một phần công sức nhỏ vào quá trình nghiên cứu văn học dân gian ở một vùng đất đỏ ba dan đầy nắng gió. 2. Mục đích nghiên cứu và phạm vi đề tài Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi đặt ra những mục tiêu nghiên cứu sau: Thứ nhất: Khảo sát sự xuất hiện của nhân vật phò trợ được phân bố truyện cổ tích của các dân tộc thiểu số ở Gia Lai. Thứ hai: Thông qua việc khảo sát nhân vật phò trợ trong truyện cổ của các dân tộc thiểu số ở vùng này, chúng tôi muốn tìm hiểu cách tổ chức, cấu tạo của thể loại 7
  8. truyện cổ tích của các dân tộc thiểu số ở Gia Lai. Thứ ba: Thử so sánh nhân vật phò trợ của các dân tộc thiểu sốở Gia Lai và dân tộc Việt. Đề tài được giới hạn trong phạm vi truyện cổ của các dân tộc thiểu số ở Gia Lai trong đó chỉ xin trình bày truyện cổ của hai các dân tộc là Jơ rai và Ba na. Vì đây là hai cộng đồng lớn nhất và lâu đời ở khu vực này. Việc chọn hai dân tộc này theo chúng tôi là phù hợp về mặt khoa học. 3. Lịch sử vấn đề Những công trình chuyên viết về nhân vật phò trợ của truyện cổ tích các dân tộc ít người ở Gia Lai hiện nay chúng tôi chưa tìm thấy. Tuy nhiên một số công trình ở nhiều mức độ khác nhau có liên quan đến đề tài, xin dẫn ra đây: Trần Đức Ngôn: Nghiên cứu kết cấu truyện cổ tích thần kì Việt theo lí thuyết hình thái học của Vladimia Iacoplevich Prop, tiểu luận cấp I, bản đánh máy tại Thư viện Viện nghiên cứu văn hóa, Hà Nội. Tăng Thị Kim Ngân với luận văn: Khảo sát những đặc điểm trong cấu tạo truyện cổ tích thần kì dân tộc Việt Nam (dưới ánh sáng lí thuyết của Propp về hình thái học). Với hai tài liệu này, chúng tôi thấy được những đặc điểm cấu tạo của truyện cổ tích người Việt dựa trên lí thuyết của Propp. Trong luận án tiến sĩ văn hóa học: Yếu tố thần kì trong truyền thuyết và truyện cổ tích người Việt ở Nam Trung Bộ, tác giả Nguyễn Định trình bày khá công phu về yếu tố thần kì trong truyện cổ và truyền thuyết ở Nam Trung Bộ dựa trên lí thuyết hình thái học của Propp. Toàn bộ luận văn được chia làm ba chương. Chương thứ nhất tác giả trình bày về các khái niệm yếu tố thần kì, khái quát về tiểu vùng văn hóa, quá trình nghiên cứu văn hóa dân gian người Việt ở Nam Trung Bộ. Đây là chương cơ sở để làm nền tảng cho các chương sau. Chương thứ hai, chương thứ ba, tác giả trình bày về yếu tố thần kì trong truyện cổ tích thần kì, truyền thuyết của người Việt ở Nam Trung Bộ. Trong chương này, tác giả trình bày khá công phu, tác giả có cố gắng lựa chọn các tác phẩm truyện cổ, truyền thuyết ở Nam Trung Bộ, sắp xếp, phân loại, so sánh với yếu tố thần kì ở Bắc Bộ và Nam Bộ. Những thao tác 8
  9. dựa vào lí thuyết Propp tác giả đã chỉ ra vai trò, chức năng của nhân vật phò trợ. Tiếc rằng những khảo sát này chú trọng khảo sát ở truyện cổ người Việt ở Nam Trung Bộ nên chúng tôi chỉ tham khảo các thao tác khoa học. Phan Ánh Nguyễn với luận văn thạc sĩ : Motif hôn nhân giữa người và thần linh trong truyền thuyết và cổ tích Việt Nam có đề cập tới chức năng của thần linh với vai trò phò trợ. Ở đây tác giả cũng khẳng định rằng thần linh xuất hiện trong cuộc sống của con người và có một vai trò nhất định đối với xã hội loài người. Ở đây, dưới nhiều hình thức khác nhau, thần linh luôn là lực lượng giúp đỡ cho con người để đời sống của loài người tốt hơn. Như vậy trên thực tế các công trình chuyên khảo về nhân vật phò trợ của các dân tộc thiểu sốở Gia Lai hầu như chưa thấy. Dẫn những công trình trên, chúng tôi muốn thử vận dụng một số thao tác để tiến hành phân loại, mô tả các chức năng, các mô típ liên quan để tìm hiểu cấu tạo nhân vật phò trợ trong truyện cổ các dân tộc thiểu sốở Gia Lai. 4. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp thống kê: Được sử dụng để thống kê số lượng truyện cổ tích các dân tộc thiểu số ở Gia Lai có sự xuất hiện của nhân vật phò trợ. Đồng thời khảo sát tần số xuất hiện của nhân vật phò trợ thông qua ba bảng thống kê. Phương pháp nghiên cứu văn học dân gian theo vùng văn hóa: Quá trình sinh sống, môi trường sống tác động không nhỏ tới văn hóa của các dân tộc này. Nghiên cứu văn học các dân tộc thiểu sốcho chúng ta thấy nét đặc trưng riêng của các dân tộc thiểu số tác động vào quá trình xây dựng, tổ chức các kiểu nhân vật và kiểu truyện. Phương pháp so sánh: Thông qua hình ảnh nhân vật phò trợ, phương pháp này được sử dụng để tìm ra những nét tương đồng và dị biệt giữa truyện cổ của người Việt và truyện cổ của các dân tộc thiểu sốở Gia Lai. Phương pháp điền dã: Thông qua cuộc điền dã, chúng tôi sẽ bổ sung thêm những câu chuyện liên quan tới đề tài. Việc sưu tầm này bước đầu cho chúng tôi một cái nhìn thực tế, toàn diện hơn về nhân vật phò trợ. 9
  10. Phương pháp cấu trúc: Được sử dụng để nghiên cứu chức năng nhân vật theo phương pháp nghiên cứu của Propp. 5. Đóng góp của luận văn Từ những cố gắng nhất định, tác giả luận văn mong muốn góp phần nhỏ trong việc giải quyết được các nội dung sau: Thứ nhất: Thống kê, phân loại, mô tả kiểu nhân vật phò trợ trong truyện cổ người Ba na, Jơ rai. Thứ hai: Từ hệ thống nhân vật này qua thao tác có thể thấy tính ưu việt của một số lí thuyết được vận dụng vào nghiên cứu truyện cổ các dân tộc ít người ở Tây Nguyên. Trong đó lí thuyết Hình thái học được chúng tôi quan tâm chú ý. Khi miêu tả nhân vật phò trợ, chúng tôi đã chú ý xác định được một số chức năng của nhân vật phò trợ theo cách xác định chức năng nhân vật trong truyện cổ tích của Propp. 6. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, phần kết luận luận, văn được chia làm ba chương chính. Chương thứ nhất có tên là Những vấn đề chung liên quan đến đề tài. Trong phần này, chúng tôi trình bày các vấn đề đó là cơ cấu các dân tộc, phân bố các dân tộc, tình hình tư liệu và những vấn đề vận dụng lí thuyết Propp trong khảo cứu. Chương thứ hai có tên là Các kiểu nhân vật phò trợ trong truyện cổ của các dân tộc thiểu số ở Gia Lai. Trong đó chúng tôi tập trung phân loại và mô tả ba kiểu nhân vật phò trợ đồng thời nêu bật hình thức phò trợ của nhân vật này. Qua đó so sánh với nhân vật phò trợ trong truyện cổ tích người Việt để thấy sự khác biệt giữa kiểu nhân vật phò trợ này trong truyện cổ của các dân tộc thiểu số với người Việt. Chương thứ ba có tên là Một số mô típ liên quan đến nhân vật phò trợ trong truyện cổ của các dân tộc thiểu số ở Gia Lai. Trong chương này chúng tôi khảo sát các mô típ thường xuất hiện trong các kiểu truyện như sau: Mô típ uống rượu và hút thuốc của nhân vật phò trợ, mô típ tái sinh của nhân vật phò trợ, mô típ vật thiêng của nhân vật phò trợ, mô típ đánh nhau của nhân vật phò trợ, mô típ kết hôn của nhân vật phò trợ . Phần cuối cùng của luận văn, chúng tôi rút ra những kết luận bước đầu trong việc khảo cứu nhân vật phò trợ trong truyện cổ tích các dân tộc thiểu sốở Gia Lai. 10
  11. Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI Trong mục này, chúng tôi tập trung mô tả, phân tích những cơ sở về các dân tộc trong quá trình phát triển của lịch sử, xã hội có liên quan đến nhân vật phò trợ để tạo tiền đề cho việc triển khai hai chương sau. Chúng tôi đi sâu, làm rõ ba vấn đề sau: Một là, cơ cấu các dân tộc thiểu số ở Gia Lai và tập tục, đặc trưng văn hóa liên quan đến nhân vật phò trợ trong truyện cổ tích ở Gia Lai. Hai là, tình hình tư liệu có ảnh hưởng quyết định tới việc khảo sát nhân vật phò trợ. Việc đặt ra những tiêu chí và lựa chọn những tiêu chí là nhiệm vụ quan trọng trong việc xử lí tài liệu. Ngoài ra, qua quá trình điền dã, chúng tôi đã sưu tầm được 4 câu chuyện liên quan đến đề tài. Nội dung các câu chuyện được chúng tôi trình bày trong phần phụ lục của luận văn. Ba là, vận dụng cách phân chia nhân vật theo chức năng của Propp, chúng tôi nhận thấy có nhiều điểm khác biệt về chức năng của nhân vật phò trợ trong truyện cổ của thế giới và truyện cổ các dân tộc thiểu số ở Gia Lai. 1.1. Cơ cấu tộc người Tình hình cơ cấu và phân bố các dân tộc chính là cơ sở quan trọng để hình thành nên các văn bản truyện cổ của các dân tộc thiểu số ở nơi đây. Từ sự phân bố khác nhau của các dân tộc thiểu sốđã tạo nên sự khác biệt trong lối sống của họ. Thậm chí ngay trong từng bộ phận của cùng một các dân tộc cũng ảnh hưởng tới nhận thức, văn hóa ứng xử của họ. Điều này được lí giải một phần nào khi nghiên cứu văn bản truyện cổ của các dân tộc ở vùng đất Gia Lai. Gia Lai là một tỉnh miền núi nằm ở phía bắc Tây Nguyên với hai dân tộc chính là Jơ rai và Ba na, chiếm gần 1/2 dân số toàn tỉnh với khoảng 600.000 người. Các di sản văn hóa dân tộc ở Gia Lai đã được các cấp chính quyền địa phương và ngành chức năng gìn giữ và phát huy giá trị, đặc biệt là không gian văn hóa cồng chiêng Tây nguyên được UNESCO công nhận là Kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại. Theo điều tra dân số (01/04/2009) bao gồm nhiều cộng đồng dân tộc cùng sinh sống. Trong đó, người Kinh chiếm 52% dân số. Còn lại là các dân tộc Jơ rai (33,5%), Ba na(13,7%). Các nhóm các dân tộc khác như Giẻ triêng, Xơ đăng, Cơ ho, Thái, Mường,… chiếm tỉ lệ nhỏ và có bộ phận mới đến tụ cư vài thập niên gần đây. 11
  12. Nhìn chung kho tàng văn học dân gian có giá trị lớn hầu như tập trung ở hai các dân tộc là Jơ rai và Ba na. Tìm hiểu cơ cấu các dân tộc cho phép chúng ta nhìn nhận một cách toàn diện hơn về văn hóa của các dân tộc thiểu số này trong bối cảnh phát triển của xã hội. Đồng thời đây còn được xem là cơ sở chắc chắn để khẳng định mối quan hệ giữa văn hóa các dân tộc và truyện cổ tích của họ trong đó có liên quan đến nhân vật phò trợ.  Về các dân tộc Jơ rai: Theo các tư liệu để lại, người Jơ rai hay còn gọi là: Jarai, Djarai, Giơ Rai, Chơ Rai, Tơ Buăn, Hơbau, Hdrung, Chor hay Gia Lai. Các dân tộc Jơ rai là một dân tộc nói tiếng Jơ rai thuộc hệ ngôn ngữ Nam Đảo. Dân số của dân tộc này tại Việt Nam khoảng 317.557 người năm 1999 và 411.275 người năm 2009. Người Jơ Rai là một nhánh lớn của các dân tộc Orang Đê cổ hay còn gọi là người Ê đê cổ. Trong lịch sử điều này được ghi chép khá nhiều trong các bia ký Chăm Pa. Sự tấn công của đế quốc Mông Cổ, sau này là Nam Tiến của người Việt đã đẩy bộ phận người Chăm Pa lên vùng bình nguyên Cheo Reo hòa hợp với người Ê đê cổ tạo ra nhóm các dân tộc, tự gọi là Anak Jarai tức con cái của Jơ rai. Trong văn hóa và tính cách của người Jơ Rai có nhiều yếu tố Chăm Pa trung đại so với người Ê đê chịu ảnh hưởng đứt gãy của yếu tố Lâm Ấp Chăm Pa cổ đại. Vậy có chăng trong mối quan hệ ấy, truyện dân gian của Ê đê và Jơ rai có ảnh hưởng ít nhiều đến nhau? Vấn đề này sẽ còn được nghiên cứu rất nhiều tuy nhiên trong phạm vi cho phép của luận văn, chúng tôi xin tạm dừng bàn luận vấn đề ở đây. Theo sự tìm hiểu của cá nhân trong khắp toàn vùng Gia Lai thì người Jơ rai có tất cả năm nhóm: Jơ rai cheo reo (Jơ rai chor hay Jơ rai phun); Jơ rai Hđrung; Jơ rai Aráp, Jơ rai M’thur và Jơ rai Tpuan (hay Puôn). Nhóm Jơ rai chor (Cheo reo hay phun) sống chủ yếu ở thung lũng sông Ayun Pa (thuộc Ayun Pa – Gia lai) và một ít ở huyện Krông Pa (Gia Lai). Theo tiếng Jơ rai, chor nghĩa là cát trắng của vùng thung lũng lòng chảo; Phun có nghĩa là gốc; còn Cheo Reo là tên của hai vị tù trưởng Chu và Chreo ghép vào đặt tên cho đèo Cheo Reo – một đèo núi đi từ vùng núi cao xuống vùng đất bằng của thị xã Ayun Pa. Vì thế 12
  13. Jơ rai chor có nghĩa là người Jơ rai vùng thung lũng, hay người Jơ rai khu vực đèo Cheo Reo. Hđrung có nghĩa là hàm rồng, là tên ngọn núi lửa lớn đã tắt cách thành phố Playku chừng 3km về phía Đông Nam. Người Jơ rai Hđrung xưa kia họ sống tập trung quanh ngọn núi Hđrung rồi sau đó mới tỏa đi các nơi khác. Hiên nay Jơ rai Hđrung sống chủ yếu ở thành Phố Pleiku, Chư Pah, Chư Prông và Măng Yang (Gia Lai). Aráp cũng là tên gọi của một ngọn núi. Núi này nằm ở phía đông của thành phố Kon Tum và là nơi giáp ranh giữa nơi cư trú của người Jơ rai và Ba na. Ngoài ra Aráp còn tên của một con Voi của câu chuyện huyền thoại. Nhóm này cư trú ở phía bắc thành phố Pleiku, bắc huyện Chư Pah, xã Hbau Đak Đoa (Gia Lai), thành phố Kon Tum và một số xã thuộc huyện Sa Thầy (Kon Tum). Nhóm Jơ rai Tpuan (hay Puôn) chủ yếu sống ở vùng dọc biên giới Việt Nam – Campuchia, tức là phía tây huyện Chư Pah và ở huyện Chư Prong (Gia Lai). Ở bên Campuchia, người Jơ rai Tpuan sống dọc theo dòng sông Xê xan (khúc sông ở Việt Nam gọi là Pô Cô). Do sống ở biên giới nên gọi là Tpuan (nghĩa là người Jơ rai vùng ven hay người Jơ rai ngoại vi). Nhóm M’thur (hay Mdhur) có nghĩa là nghèo.Nhóm Jơ rai này sống giáp với các dân tộc Ê đê, Chăm, sống chủ yếu ở vùng Krông Pa (Gia Lai). Do ít nhiều bị tách biệt và sống gần các dân tộc khác nhau nên nếp sống thường ngày của từng nhóm người Jơ rai cũng khác nhau.  Về dân tộc Ba na Người Ba na còn có các tên gọi khác: Ba na dưới Núi, Ba na Đông, Ba na Tây, Ba na trên Núi, Tơ Lộ, Bơ Nâm, Glơ Lâng, Rơ Ngao, Krem, Roh, Con Kde, A la công, Krăng, Bơ Môn, Kpăng Công, Y Lăng) có dân số 174.456 người (đến năm 2003), thuộc nhóm ngôn ngữ Môn-Khmer. Người Ba na có hai nhóm chính, nhóm sống từ đèo Mang yang về phía thấp là nhóm Hla Kông (người Ba na ở dưới chân núi) và nhóm từ đèo Mang yang lên trên cao là nhóm Kpal Công (người Ba na ở trên núi). Nhóm Hla Kông gồm các nhóm: Ba na Tơ lô, Ba na Konkodeh, Ba na kriem. 13
  14. Nhóm Kopal Kông gồm: Ba na roh, Ba na Rongao, Ba na Honeng, Ba na Kolan, Ba na Bonam, Ba na Kon Tum. Hiện nay Kon Tum gồm những nhóm Ba na: Nhóm Ba na Kon Tum, Ba na Rongao và Ba na Bơnam. Nhóm Tơ lô sinh sống chủ yếu ở vùng Kông Chro, An khê. Ba na honeng và Ylang tập trung chủ yếu sống ở Kon tum, Huyện Konplong, Đak Đoa. Nhóm Ba na Roh chủ yếu sống ở Mang yang, Đak Đoa.. Nhóm Ba na Kriem sinh sống chủ yếu ở xã Sơn Lang thuộc Kbang, Vinh Thạnh - Bình Định. Thực tế hiện nay Ba na Tơ lô, Bonam, và Konkodeh sống ở An Khê, Kông Chro, Kbang có những sắc thái khác biệt nhau. Người Ba na Bonam chủ yếu sống ở vùng rừng già, làm nương đốt rẫy là chính, có phải vì sống ít tiếp xúc với bên ngoài nên coi là lạc hậu (Bonam). Người Ba na Tơ lô sống ven sông Ba, trên nhưng đồi núi tương đối bằng phẳng và rộng, làm nương. Đồng bào ở đây có tiếp xúc rộng rãi hơn vói các nhóm khác. Người Ba na Konkodeh là người sinh sống trung gian giữa người Ba na Tơ lô và Bonam. Phải chăng vì lẽ đó mà người Ba na Konkodeh có hai nghĩa là người ở vùng giữa hoặc người mới đến cư ngụ? Con Ba na Roh là người sinh sống lâu đời tại địa phương. Ở đây đáng lưu ý mái nhà rông và nhà mồ có mái cao, thon đẹp chứ không rộng và thấp như Ba na khác tại An khê, Kbang, Kông Chro. Nguồn gốc Ba na hiện nay là vấn đề phức tạp chưa rõ ràng. Theo nhiều nhà nghiên cứu trước đây các dân tộc thiểu sốvùng Trường Sơn – Tây Nguyên có nguồn gốc từ các cuộc di cư của giống người Melanesien ở các quần đảo nam Thái Bình Dương lên. Sau đó lại có các cuộc di chuyển của giống người Inđônêxia từ phía Tây sang. Trong quá trình di cư đã có các cuộc chung đụng để chiếm giữ đất đai, một bộ phận chuyển lên miền núi, cao nguyên và trở thành các dân tộc tại chỗ Tây Nguyên trong đó có người Ba na. Ngày nay theo một số truyền thuyết cho rằng người Ba na là một nhóm người có nguồn gốc tại chỗ, lúc đầu cư trú ở phần đất phía đông tỉnh Gia Lai, một phần đồng bằng và phía đông tỉnh Bình Định, về sau di cư sang Kon Tum. Từ thế kỉ X về trước, người Ba na sống trong vùng đất tương đối ổn định và đóng kín. Trong hơn 300 năm, từ 1150-1470 người Ba na cùng với các dân tộc Tây Nguyên chịu sự thống trị của Vương quốc Chăm Pa. Năm 1471 dưới sự lãnh đạo của vua Lê 14
  15. Thánh Tông, người Ba na thoát khỏi ách đô hộ của người Chăm. Sau đó, khu vực này thường xuyên chịu ảnh hưởng ít nhiều của các cuộc gây hấn của Lào và Thái Lan. Từ thế kỉ XX, đồng bào ở đây sống chung cùng với các dân tộc thiểu sốkhác trong sự hòa hiếu, đoàn kết xây dựng cuộc sống mới. Dấu ấn rõ ràng nhất về việc chịu ảnh hưởng của văn hóa Chăm Pa là hình ảnh Thần Rắn trong văn học dân gian của các dân tộc này. Ngày nay, các nhà nghiên cứu cũng tìm thấy những vết tích hình Thần Rắn còn sót lại trên các họa tiết trang trí của chum, vòng đeo tay, ghè rượu… Điều đáng lưu ý giữa hai các dân tộc này là sự phân bố phạm vi sinh sống của họ. Người Jơ rai thường phân bố dọc ven núi cho nên những câu truyện cổ của họ thường xuất hiện các vị thần như: núi, trời và thường hướng ra phía biển. Còn người Ba na sống chủ yếu ở dọc bờ sông, đời sống gắn liền với nước. Ở hai các dân tộc này, họ sống bằng nghề trồng trọt nương rẫy; lúa tẻ là cây lương thực chính. Công cụ canh tác của họ giản đơn, chủ yếu là con dao chặt cây, phát rừng, cái cuốc xới đất và cây gậy chọc lỗ khi tra hạt giống. Cho nên chúng ta rất dễ dàng bắt gặp những công cụ này trong các sáng tác dân gian. Đối với họ, mỗi công cụ là một vị thần linh cứu trợ, phù giúp cho con người có được miếng cơm, miếng nước. Cũng như vậy, nhưng người Ba na lại có thêm vật dụng cần thiết cho lao động nữa, đó là cái lò rèn. Chúng ta không mấy xa lạ khi bắt gặp hình ảnh cái lò rèn có phép thuật được nhân vật chính diện trong truyện cổ sử dụng để sáng tạo ra công cụ lao động và diệt trừ yêu tinh. Chính vì vậy, trong những câu chuyện của người Ba na chúng ta thấy có xuất hiện kiểu truyện người anh hùng sử dụng cái lò rèn thần được Thần ban để tiêu diệt yêu tinh nhưng trong truyện của người Jơ rai thì ta lại không thấy xuất hiện. Người Jơ rai sống thành từng làng (plơi hay bôn). Đây các dân tộc duy nhất thuộc hệ ngôn ngữ Nam Đảo có nhà rông, có thể do ảnh hưởng của cư dân Ba na thuộc hệ ngôn ngữ Môn-Khmer. Có nhóm A Ráp của người Jơ rai thực ra là người gốc Ba na đã bị Jơ rai hóa. Plei của các dân tộc này là “đơn vị cư trú của các gia đình mẫu hệ nhỏ”. Nên trong phạm vi ấy, chúng ta vẫn thấy đâu đó sự giao thoa trong sáng tác dân gian của hai các dân tộc này. Nói tóm lại, cơ cấu các dân tộc và những tác động của môi trường sinh sống có liên quan tới cấu tạo, chức năng của nhân vật phò trợ trong truyện cổ tích của các dân 15
  16. tộc thiểu số ở Gia Lai. Trong truyện cổ của các dân tộc thiểu số ở Gia Lai, chúng ta thấy xuất hiện rất nhiều hình ảnh nhân vật thần linh như: trời, thần. Họ sống chủ yếu trên các đỉnh núi cao, các triền núi, nơi tiếp giáp giữa ranh giới Trời- Đất, nơi khoảng cách giữa Trời, thần và con người khá gần gũi. Cho nên hình tượng này xem ra rất giống con người, rất cởi mở, thân thiện. Người Ba na lại sống theo các con sông, con suối cho nên nước có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống tâm linh của họ. Đó là vị thần cứu họ thoát khỏi nạn đại hồng thủy, sự ăn thịt của các loài vật sống dưới nước khác. Cuộc sống gắn bó với nương rẫy, săn bắn nên công cụ lao động sản xuất chủ yếu là khiên, giáo, mác, cung tên, gươm. Với quan niệm đa thần, họ coi mỗi công cụ sản xuất là một vị thần cứu mạng, giúp họ săn được nhiều thú, làm được nhiều lúa gạo. Không giống như các dân tộc thiểu sốkhác,mỗi khi vào rừng săn bắn các dân tộc thiểu số ở Gia Lai thường không mang một con vật nuôi như chó, mèo đi cùng mà họ đi tới đâu, ở đó đều là bạn, là người giúp đỡ. Hình ảnh con Rắn, con Voi, lợn rừng xuất hiện trong truyện cổ tích của họ với vai trò cứu trợ là điều chúng ta rất đáng suy nghĩ. 1.2. Tình hình tư liệu Nguồn tư liệu và kho tàng văn học dân gian hiện nay chỉ tập trung vào nghiên cứu kho tàng của hai các dân tộc trên ngoài ra chúng tôi chưa tìm thấy một văn bản nào liên quan đến đề tài của các dân tộc thiểu số khác mặc dù họ đã chuyển tới vùng đất này sinh sống. Có thể do tính chất manh mún, thiếu ổn định nên các nhà nghiên cứu chưa chú tâm khảo sát. Trên thực tế, chúng tôi thấy được rằng các dân tộc thiểu số khác họ sinh sống rải rác theo từng cụm nhỏ, số lượng dân cư không nhiều, mức độ tập trung cũng không cao cho nên việc tạo ra những dấu ấn về văn học dân gian là khá ít. Mặt khác, các dân tộc thiểu số này di cư tới vùng đất đỏ ba dan này, họ đã mang theo những nét văn hóa bất biến của các dân tộc mình, dường như họ không thay đổi lối sống hay tập tục của mình khi tới đây. Sự ảnh hưởng của vùng miền này không quá mạnh mẽ để họ có thể làm thay đổi hoặc là ảnh hưởng tới cuộc sống riêng của họ. Các dân tộc thiểu số như Tày, Nùng, Mông, Mường, Mán…có một nhỏ sống rải rác trong môi trường cùng với người Kinh ở các huyện, thị trấn,các vùng trung tâm của vùng, số còn lại sống tập trung và tách biệt nên việc giao lưu văn hóa và sự 16
  17. ảnh hưởng của nó tới vùng miền là không đáng kể. Bởi vậy nên nghiên cứu văn hóa dân gian ở các dân tộc thiểu sốnày cũng không hề dễ dàng. Cần phải nói thêm, Gia Lai không phải là địa bàn cố hữu của những các dân tộc này vì họ mới bắt đầu di cư tới từ đầu thế kỉ XX. Do đó chưa có điều kiện để khảo cứu. Tiến trình sưu tầm và nghiên cứu đã khẳng định vốn folklore Gia Lai vừa đa dạng lại vừa phong phú hay nói chính xác hơn là “ Các tư liệu thu thập được cho phép khẳng định rằng fôn- clo của người Ba na Tơ lô vùng đất này trước đây ít nhất năm mươi năm là một nền nghệ thuật dân gian đồng bộ, giàu có và có chất lượng nghệ thuật” [48, tr.252] 1.2.1. Tư liệu đã được công bố Qua quá trình tìm kiếm, chúng tôi thu thập được những nguồn tài liệu vô cùng quan trọng về truyện cổ tích của các dân tộc thiểu sốở Gia Lai như sau: Theo khảo sát bước đầu từ các cuốn sách hiện có: Vũ Ngọc Bình (chủ biên), Văn học dân gian Gia Lai, (Sở văn hóa thông tin thể thao), năm 1996. Trong tư liệu này, các tác giả đã thu thập tài liệu từ thư tịch, kế thừa kết quả sưu tầm nghiên cứu của những người đi trước. Trong nguồn tư liệu này ghi rõ xuất xứ của tư liệu, tác giả đã sưu tầm được 33 truyện cổ của hai các dân tộc Ba na và Jơ rai nhưng chưa phân loại các truyện này. Trong 33 truyện này, có tới 20 truyện đều có hình ảnh nhân vật phò trợ. Chúng tôi sử dụng cuốn này vì các dữ liệu liên quan đến đề tài khá đầy đủ và chính xác các truyện cổ của các dân tộc nơi đây. Cuốn Truyện cổ dân gian Gia Lai do Sở văn hóa thông tin Gia Lai cung cấp, trong cuốn này nhìn chung vẫn dựa trên cuốn Văn học dân gian Gia Lai trong cuốn này cũng trình bày lại 33 truyện cổ, chưa sắp xếp theo một mục nào cụ thể. 1.2.2. Tư liệu điền dã Nguồn thứ hai là từ việc sưu tầm điền dã. Với sự cố gắng nhất định của chúng tôi, chúng tôi đã đi diền dã các vùng của các dân tộc thiểu số sinh sống, chủ yếu là ở huyện Kbang – nơi có dòng sông Ba êm đềm chảy qua, nơi có số lượng người Ba na và Giơ rai chiếm tỉ lệ đông nhất. Qui trình điền dã được chúng tôi thực hiện như sau: Thời gian: Chúng tôi đi điền dã là từ ngày 1/7/2013 tới 1/8/2013. 17
  18. Địa điểm: Tại huyện Kbang, tỉnh Gia Lai. Phương tiện thực hiện: Máy ghi âm, máy ảnh. Kết quả thu được: Trong đó chúng tôi sưu tầm được thêm 4 truyện có liên quan đến đề tài luận văn. Đó là các câu chuyện có tên như sau: Truyện thứ nhất: Cuộc chiến giữa các tù trưởng (Sưu tầm) Do Bà Đinh Thị H’Nót, 76 tuổi, làng T’MẬT- xã Đông- Kbang- Gia Lai kể. Truyện thứ hai: Chàng Jăng Gre (Sưu tầm) Do Bà Đinh Thị H’Nót,76 tuổi, làng T’MẬT, xã Đông, Kbang, Gia Lai kể. Truyện thứ ba: Kén chàng rể ( Sưu tầm) Do Ông Đinh Kuek, 69 tuổi, làng Kyang, xã Kon Lương Khương, Kbang, Gia Lai kể. Truyện thứ tư: Cô em út( Sưu tầm) Do Bà Đinh Thị Lăm, 52 tuổi làng Kyang, xã Kon Lương Khương, Kbang, Gia Lai kể. Chúng tôi xin tạm dịch và trình bày nội dung của bốn truyện này trong phần Phụ lục 1b của luận án. Nhìn chung kho tàng văn học dân gian của các dân tộc thiểu số ở đây khá phong phú về thể loại, đa dạng về nội dung, cách thể hiện nhưng chưa được sưu tầm hết. Riêng về truyện cổ theo đánh giá của chúng tôi thì số người biết kể chuyện hiện giờ còn rất ít. Một lí do khách quan là những người biết kể chuyện thì không còn nhiều, một số còn lại thì tuổi tác của họ khá cao, họ đều tầm trên 70 tuổi, số lượng này chỉ tính trên đầu ngón tay. Mặt khác lối sống hiện đại hóa bắt đầu du nhập vào trong làng bản nên hầu như lớp trẻ bây giờ ít quan tâm tới kho tàng truyện cổ hơn. Đây là một khó khăn lớn trong việc lưu giữ những nét văn hóa nói chung của nền văn hóa nước ta và truyện cổ của các dân tộc thiểu sốở nước ta nói riêng. Chúng ta sẽ hi vọng trong một thời gian gần nhất chúng ta sẽ nhận được sự quan tâm nhiều hơn của các ban nghành tới kho tàng văn học dân gian nơi đây. 1.2.3. Nhận xét chung Việc xác lập một tiêu chí cho quá trình lựa chọn văn bản là hết sức cần thiết. Từ lâu trong việc nghiên cứu về văn học dân gian đã từng có ý kiến khác nhau về vấn đề 18
  19. thể loại. Có một thực tế là khi kể chuyện, người kể chuyện không có ý thức về thể loại. Ngay cả người sưu tầm vẫn dùng khái niệm duy nhất là truyện cổ dân gian. Tuy nhiên theo chúng tôi, truyện cổ dân gian là một khái niệm chỉ một bộ phận của văn học dân gian, bộ phận này gồm nhiều thể loại trong đó có cả thể loại truyện cổ tích. Truyện cổ tích là khái niệm được dùng với hai nghĩa chủ yếu: nghĩa thứ nhất là chỉ một bộ phận của văn học dân gian, nghĩa thứ hai là một thể loại của bộ phận truyện cổ dân gian trong văn học dân gian. Dựa trên những nền tảng nói chung, chúng tôi sẽ khoanh vùng và lựa chọn những câu truyện mang đậm tính chất “cổ tích” nhất. Đó là một thể loại chính của sáng tác tự sự dân gian có tâm thế hư cấu, bao gồm cổ tích thần kì, cổ tích sinh hoạt và cổ tích loài vật. Những truyện dưới đây được chúng tôi lựa chọn như sau: Tất cả những truyện tìm được không đề cập tới vấn đề phân loại truyện cổ. Chẳng hạn như, trong cuốn Văn học dân gian Gia Lai, (Sở văn hóa thông tin thể thao), năm 1996 có phân chia các tác phẩm văn học dân gian theo thể loại như Trường ca (Hơ mon, Hơ ri), loại này thường dựa được hát hoặc kể, không được lưu giữ bằng văn bản, loại thứ hai là truyện kể hay truyện cổ (Khan, T’roi) – đây là đối tượng mà chúng tôi muốn hướng tới trong luận văn này. Chính vì vậy mà việc phân loại truyện cổ ở đây không hề dễ dàng chút nào. Tuy nhiên việc phân loại truyện cổ là một việc làm cần thiết trong nghiên cứu văn học dân gian. Trong chính các công trình nghiên cứu về truyện cổ của các dân tộc thiểu số thiểu số, các nhà nghiên cứu cũng khẳng định rằng: “Trong thực tế thì nhiều khi ranh giới giữa các thể loại cũng chưa thật rành mạch, nhất là ở những truyện có xu hướng chuyển tiếp giữa truyện cổ tích thần kì và truyện cổ tích sinh hoạt. Hoặc trong nhiều trường hợp lại rất khó phân biệt giữa truyện cổ tích về loài vật và truyện cổ tích thần kì…Do sự biến đổi kì ảo giữa các thể loại mà nhiều khi việc sắp xếp phân loại truyện cổ tích còn phải dựa trên những phán đoán chủ quan của người thực hiện”[43, tr.7]. Nói như vậy để thấy việc phân loại và lựa chọn truyện cũng chỉ dừng lại ở mức độ tương đối. 19
  20. Với số lượng 33 văn bản truyện cổ được các tác giả sưu tầm từ các vùng, huyện thuộc tỉnh Gia Lai cùng với 4 truyện cổ chúng tôi sưu tầm cho phép chúng ta có thể khẳng định đây là một thể loại tồn tại khá đậm nét so với thể loại khác ở hai dân tộc này. Tuy nhiên, việc xem xét các loại truyện này trên văn bản sẵn có, chúng ta nhận thấy tính chất đan xen của những câu chuyện được phỏng đoán là truyện cổ tích. Thực tế một câu chuyện vẫn có sự đan xen về thể loại. Trong những câu chuyện cổ có bóng dáng của Anh hùng ca, đôi khi có cả sự đan xen của truyền thuyết hay là truyện cổ tích về loài vật, về sinh hoạt. Chẳng hạn như truyện Đăm Dông đánh thần sét, Cha con Đăm Bông Pha, Chiếc sáo thần kì,…Tính chất thể loại là một vấn đề khó phân biệt rạch ròi và không thuộc phạm vi khảo sát của đề tài tuy nhiên nhìn chung có thể đánh giá được rằng: Tính chất bay bổng cùng với những đặc trưng văn hóa các dân tộc làm người ta ngờ rằng chúng mang hơi thở của những truyện mang cốt lõi của tư duy cổ tích, đôi khi ngờ rằng truyện ca ngợi về người anh hùng bộ lạc cho nên nó lại mang bóng dáng của những truyện truyền thuyết. Những nhận thức trên hoàn toàn dựa vào văn bản, nếu đi sâu vào văn bản sẽ thấy cách kể truyện cổ tích không giống như kể trường ca, mỗi câu chuyện được kể chỉ khoảng mười phút, một đêm kể chừng từ năm đến bảy câu chuyện và không cần tập trung đầy đủ mọi người trong bản làng để kể mà người trong nhà ai lớn tuổi nhất và biết kể chuyện thì kể lại cho con cháu nghe. Với cách lưu giữ như vậy, truyện cổ ở đây được truyền từ đời này sang đời khác, họ nhớ như in và cách kể rất diễn cảm. Từ tình hình tư liệu trên chúng tôi có thể đưa ra các nhận xét sau: Thứ nhất: Quá trình thu thập không chỉ dừng lại ở những văn bản truyện cổ tích mà ngay cả những truyện được xem là “nghi án cổ tích” cũng được xem xét vì những sự phân định, giới thuyết về chúng như:truyện cổ tích, truyện cổ, truyện kể…không phải lúc nào cũng đầy đủ và rõ ràng. Vì vậy, chúng tôi đã lựa chọn những truyện nào mang đậm tính cổ tích để phục vụ cho nghiên cứu của đề tài này. Thứ hai: Trong thực tế số lượng truyện kể còn khá nhiều nhưng nhớ nhiều nhất vẫn là các già làng, các vị lớn tuổi trong làng. Những văn bản truyện cổ này được dịch ra từ tiếng địa phương cho nên khó bộc lộ hết được cái thần thái của chúng. Tuy 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2