Luận văn Thạc sĩ Văn học: Những đặc trưng cơ bản của Văn học dân gian Bến Tre qua một số thể loại tiêu biểu
lượt xem 21
download
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Những đặc trưng cơ bản của Văn học dân gian Bến Tre qua một số thể loại tiêu biểu nêu khái quát về vùng đất và con người Bến Tre; diện mạo Văn học dân gian Bến Tre; những đặc trưng cơ bản của Văn học dân gian Bến Tre qua một số thể loại tiêu biểu.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Văn học: Những đặc trưng cơ bản của Văn học dân gian Bến Tre qua một số thể loại tiêu biểu
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Huỳnh Thanh Sang NHỮNG ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA VĂN HỌC DÂN GIAN BẾN TRE QUA MỘT SỐ THỂ LOẠI TIÊU BIỂU LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC Thành phố Hồ Chí Minh - 2012
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Huỳnh Thanh Sang NHỮNG ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA VĂN HỌC DÂN GIAN BẾN TRE QUA MỘT SỐ THỂ LOẠI TIÊU BIỂU Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 60 22 34 LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. HỒ QUỐC HÙNG Thành phố Hồ Chí Minh - 2012
- MỤC LỤC Trang phụ bìa Mục lục Trang PHẦN MỞ ĐẦU .......................................................................................... 3 1. Lí do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu ................................................ 3 2. Lịch sử vấn đề ........................................................................................... 4 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................... 15 4. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................ 16 5. Đóng góp của luận văn ........................................................................... 17 6. Kết cấu của luận văn ............................................................................... 17 PHẦN NỘI DUNG .................................................................................... 18 Chương 1: Khái quát về vùng đất và con người Bến Tre ..................... 18 1.1. Lịch sử hình thành và phát triển .......................................................... 18 1.2. Đặc điểm vùng đất và con người ......................................................... 25 Chương 2: Khái quát về diện mạo văn học dân gian Bến Tre ............. 37 2.1. Diện mạo văn học dân gian Bến Tre qua tư liệu ................................. 37 2.1.1. Nhận xét tình hình chung ............................................................. 37 2.1.2. Quá trình chọn lọc tác phẩm ........................................................ 41 2.2. Diện mạo văn học dân gian Bến Tre dưới góc độ cơ cấu và phân bố thể loại ......................................................................................................... 56 2.3. Diện mạo văn học dân gian Bến Tre qua các hình thức sinh hoạt ...... 61 2.3.1. Qua lễ hội dân gian ...................................................................... 61 2.3.2. Qua tín ngưỡng địa danh.............................................................. 62
- Chương 3: Những đặc trưng cơ bản của văn học dân gian Bến Tre qua một số thể loại tiêu biểu..................................................................... 66 3.1. Những đặc điểm cấu trúc và giá trị nội dung của thể loại truyền thuyết ........................................................................................................... 66 3.1.1. Vấn đề phân loại .......................................................................... 66 3.1.2. Truyền thuyết địa danh ................................................................ 67 3.1.3. Truyền thuyết lịch sử ................................................................... 74 3.1.4. Truyền thuyết sáng tạo văn hóa ................................................... 78 3.2. Những đặc điểm cấu trúc và giá trị nội dung của thể loại cổ tích ....... 81 3.2.1. Truyện cổ tích thần kì .................................................................. 82 3.2.2. Truyện cổ tích sinh hoạt .............................................................. 89 3.3. Những đặc điểm cấu trúc và giá trị nội dung của thể loại truyện cười 96 3.3.1. Nhận xét về đề tài ........................................................................ 96 3.3.2. Nhận xét về cấu trúc .................................................................. 112 3.4. Một số đặc điểm và giá trị của thể loại ca dao................................... 117 3.4.1. Nhận xét về các hình thức diễn xướng ...................................... 117 3.4.2. Nhận xét về đề tài ...................................................................... 121 3.4.3. Nhận xét về kết cấu .................................................................... 140 PHẦN KẾT LUẬN.................................................................................. 152 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................... 154
- PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu. Bến Tre là một trong những vùng đất được hình thành và phát triển sớm ở Nam Bộ - dãi đất luôn nhoài ra biển Đông và mang nhiều điểm đặc biệt về nhiều phương diện của Tổ Quốc. Từ thế kỉ XVII, trên vùng đất này đã có những lớp lưu dân đến khai phá và lập nghiệp. Theo thời gian, bằng ý chí và nghị lực phi thường, họ đã biến vùng đất nê địa sình lầy, hoang vu, hiểm trở thành một vùng trù phú. Lịch sử gian khổ và khắc nghiệt đó đã hình thành ở con người nơi đây những nét tính cách, tâm lí riêng góp phần qui định sự đa dạng và phong phú về văn hóa vùng “Địa linh nhân kiệt này”. Văn học dân gian Bến Tre hình thành và phát triển trong quá trình đó nên ngoài những điểm chung, nó còn mang những dáng vẻ khá riêng biệt. Những thể loại văn học dân gian tiêu biểu như: truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện cười, ca dao sẽ góp phần cho thấy những đặc trưng riêng đó. Đó cũng chính là lí do mà chúng tôi sẽ tập trung khảo sát kĩ những thể loại này nhằm gợi lên một số đặc trưng cơ bản của văn học dân gian vùng đất Bến Tre. Bến Tre được coi là “một vùng văn hóa lâu đời”. Nhiều nhà khoa học, nhà nghiên cứu văn hóa dân gian đã tiếp cận vùng văn hóa dân gian Bến Tre với những mục đích và phương pháp khác nhau. Không ít tác phẩm văn học dân gian Bến Tre được các nhà nghiên cứu sưu tầm, giới thiệu trong những công trình công phu về lịch sử, văn hóa vùng đất này: [78], [96], [100]. Cũng có nhiều công trình nghiên cứu Văn học dân gian vùng đất Bến Tre ở nhiều giác độ khác nhau trong những mục đích chung là: Sưu tầm và hệ thống hóa tác phẩm văn học dân gian; Tìm hiểu những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của thể loại hay tác phẩm. Nhìn chung các công trình nghiên cứu của các thế hệ đi trước đã phác họa chân xác diện mạo văn hóa, văn học dân gian
- Bến Tre. Tuy nhiên, hầu hết các công trình (ngoài thể loại ca dao – dân ca được khảo sát chi tiết và có chiều sâu) đều tập trung vào công việc sưu tầm, giới thiệu tác phẩm. Những thể loại có trữ lượng tác phẩm khá lớn và rất tiêu biểu như: truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện cười chưa được xem xét chi tiết. Do đó, thiết nghĩ đi sâu vào xem xét, khám phá những thể loại tiêu biểu này nhằm khái quát một số đặc trưng cơ bản của Văn học dân gian Bến Tre là một công việc rất cần thiết. Đó cũng là mục đích chính mà luận văn muốn hướng đến. 2. Lịch sử vấn đề. Tìm hiểu và khảo sát tư liệu sẽ giúp cho chúng tôi định hướng được hướng tiếp cận và giải quyết vấn đề. Chúng tôi còn xác định rằng ngoài các tư liệu về văn học dân gian, các tư liệu về địa lí, văn hoá, lịch sử Bến Tre cũng có liên quan và tác động không nhỏ đến sự tồn tại của văn học dân gian vùng đất này. Do đó, tìm hiểu lịch sử vấn đề, chúng tôi tiếp cận khảo sát tài liệu theo các hướng sau đây: Thứ nhất là các tài liệu viết về đề tài mà luận văn thực hiện: các tài liệu ghi chép tác phẩm văn học dân gian Bến Tre, những công trình nghiên cứu về các thể loại, tác phẩm văn học dân gian Bến Tre; Thứ hai, các tư liệu về lịch sử, địa chí, văn hoá ở Bến Tre nếu có liên quan đến đề tài cũng được khảo sát. Từ những cứ liệu này, chúng tôi sẽ định hướng cụ thể hơn cho nhiệm vụ khoa học của đề tài. Sức sống của một vùng đất có nhiều truyền thống văn hoá đã có những ảnh hưởng sâu rộng đến lòng nhiệt thành của các nhà nghiên cứu khiến việc sưu tầm nghiên cứu văn học dân gian Bến Tre có từ rất sớm. Có thể chia quá trình sưu tầm nghiên cứu ấy thành hai thời kỳ: trước và sau năm 1975. Theo Nguyễn Phương Thảo – một người chuyên nghiên cứu văn hoá, văn học dân gian ở Bến Tre thì người sưu tầm văn học dân gian Bến Tre sớm nhất là Trương Vĩnh Ký với những công trình ra đời ở nữa cuối thế kỷ XIX
- như: Truyện đời xưa (1865), Truyện khôi hài (1882), Hát, Lý, Hò An Nam (1886). Trong đó, Nguyễn Phương Thảo cũng cho rằng: “Khó có thể xác định được rạch ròi đâu là văn học dân gian Bến Tre, đâu là văn học dân gian của vùng khác”. Ông cũng cho rằng, cùng chung mục đích này có các công trình sưu tầm của các tác giả như: Truyện tiếu đàm (1912) của Phụng Hoàng Sang và Dương Nhiếp; Truyện Ông Ó (1913) của Bùi Quang Nho; Chuyện vui (2 tập) của Huỳnh Khắc Trường [114; 24]. Đến năm 1965, với tâm niệm “Chúng tôi thích làm văn hoá, viết sách, sưu khảo, tìm hiểu non sông gấm vóc, ghi lại các sự kiện lịch sử từng địa phương, làm sống lại công nghiệp của tiền nhân có những trang sử oai hùng làm vẻ vang cho dân tộc” [78; 3], Huỳnh Minh cho xuất bản cuốn sách Kiến Hoà xưa và nay [78]. Trong công trình này, ông viết về lịch sử hình thành phát triển, đặc điểm về địa lí tự nhiên, các di tích lịch sử, nhân vật lịch sử và tín ngưỡng của con người vùng đất Bến Tre xưa. Theo ông quan niệm : “Bến Tre xưa là một vùng đất quan trọng tại Đồng bằng sông Cửu Long về mặt kinh tế, văn hoá, tại sao không viết thành quyển sách?” [78; 5]. Trong chương 3 của công trình này, ông đã giới thiệu một số truyện dân gian Bến Tre, đa số là giai thoại và những truyện chỉ dừng lại ở mức độ tư liệu ghi chép lịch sử, cũng có một số truyện đáp ứng được phong cách thể loại. Năm 1971, Nguyễn Duy Oanh cho ra đời cuốn sách có giá trị lớn về mặt lịch sử Bến Tre – Tỉnh Bến Tre trong lịch sử Việt Nam (từ 1757 đến 1945) [96]. Do mục đích làm sử học như ông đã định hướng từ đầu “Chúng tôi nghiêng về phần lịch sử, nhất là tiểu sử các danh nhân trong tỉnh, vì chúng tôi nghĩ rằng đây cũng là một dịp để nhắc nhở và nhớ ơn các vị tiền nhân ấy” [96; 10] nên trong quyển sách này, ông chủ yếu nhấn mạnh về các phương diện lịch sử. Tuy nhiên, ông cũng dành riêng một chương để nói về Văn chương bình dân ở Bến Tre. Ở các chương viết về lịch sử vùng đất Bến
- Tre, ông đã cung cấp một cái nhìn khá toàn diện và chi tiết về tỉnh Bến Tre (từ 1757 đến 1945) ở các mặt như: hình thể, nhân văn, lịch sử, hành chánh, kinh tế, giáo dục, y tế, kể cả lịch sử về văn chương, các nhân vật lịch sử, danh nhân trong tỉnh. Trong đó, ông đưa ra một số nhận định khá chi tiết về con người Bến Tre và những điều kiện sinh hoạt của họ: “Họ sống về nghề trồng tỉa, nhứt là làm ruộng, làm vườn, trồng giồng nhiều hơn đánh cá, thủ công nghệ và thương mại. Họ có đức tính cần cù nhẫn nại. Với sức cần cù nhẫn nại truyền thống ấy, họ lần lượt biến những rừng rậm thành ruộng đất phì nhiêu, những giồng khô cằn cỗi thành vùng đất đai mầu mỡ”[96;24]. Về đặc điểm địa lí Bến Tre, ông nhận xét: “Toàn vùng là một miền phẳng thấp nếu so với mực nước biển thì cao độ không chỗ nào cao hơn năm thước. Điểm cao nhất ở tỉnh này nằm ở vùng duyên hải Ba Tri và Thạnh Phú, nơi các dãi đất được bồi lên tạo thành những “giồng” liên tiếp” [96; 24]. Trong chương giới thiệu về văn chương bình dân, tác giả không đi vào phân tích đầy đủ về hình thức cũng như nội dung mỗi tác phẩm. Theo tinh thần đó, tác giả giới thiệu 10 truyện dân gian (mà tác giả gọi là huyền thoại). Bên cạnh đó, tác giả còn giới thiệu một số câu đố, ca dao, tục ngữ được tác giả chia theo từng thời kì: thời kì quân chủ (1757 – 1867), thời kì Pháp thuộc ( 1867 đến đầu 1945), thời kì chuyển mình (1945). Tuy chưa đi vào phân tích cụ thể các tác phẩm văn học dân gian do mục đích tiếp cận vấn đề, thế nhưng những kiến thức khoa học đã đưa ra trong công trình này thật sự có ý nghĩa đối với công việc nghiên cứu, tìm hiểu văn học dân gian trên vùng đất Bến Tre. Từ sau năm 1975, công việc sưu tầm và nghiên cứu văn học dân gian có bước phát triển rất rõ. Nhiều nhà nghiên cứu với tâm huyết, lòng nhiệt thành và tình cảm yêu mến vùng đất đã cho ra đời nhiều công trình có giá trị lớn. Có thể nhắc đến các công trình sau:
- Sau nhiều năm sưu tầm nghiên cứu, năm 1981, nhạc sĩ Lư Nhất Vũ và nhà thơ Lê Giang đã cho ra đời quyển sách Dân ca Bến Tre [134]. Tập sách dày khoảng hơn 100 trang là công trình đầu tiên giới thiệu một cách bao quát các thể loại dân ca Bến Tre: hò, lí, nói thơ Lục Vân Tiên, hát huê tình, hát sắc bùa Phú Lễ mà hai tác giả đã sưu tầm và nghiên cứu. Ở đây các tác giả chú ý đến phương diện cấu trúc âm nhạc của các làn điệu dân ca Bến Tre, qua đó các tác giả đã làm rõ một số đặc trưng của các thể loại dân ca ở Bến Tre là chính. Những giá trị nội dung của ca dao – dân ca đã được khái quát: “Những bài dân ca Bến Tre được sưu tập, giới thiệu bước đầu trong tập sách này đều mang nội dung trữ tình trong sáng và chất phác, đề cập đến tình yêu trai gái, muốn phá vỡ khuôn khổ lễ giáo hà khắc. Một số bài trách móc những ông chồng phụ bạc, nói lên thân phận người phụ nữ bị ràng buộc bởi tập tục của chế độ phong kiến, đã kích và châm biếm thói hư tật xấu trong xã hội cũ, vạch trần những mưu mô thủ đoạn của bọn thống trị, ca ngợi thiên nhiên và lao động sản xuất, đã góp phần nói lên tiếng nói đấu tranh cho tự do và độc lập trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và Đế quốc Mĩ vừa qua” [134; 117]. Ngoài ra, hai tác giả còn dành một chương để nói về “Dân ca Bến Tre với sự giao lưu nghệ thuật”. Trong chương này, Lư Nhất Vũ và Lê Giang dành khá nhiều trang để bàn về mối quan hệ, giao lưu giữa dân ca Nam Bộ (ở Bến Tre) với Trung Bộ qua nghệ thuật âm nhạc; mối quan hệ giao lưu dân ca từ Bắc chí Nam trên cơ sở phân tích, so sánh cấu trúc, làn điệu của một số bài hò, lí… ở Bến Tre với các vùng khác. Chẳng hạn như: “Những điệu lí con sáo Bến Tre, tuy mới nhập vào “đàn sáo Việt Nam”, nhưng tỏ ra cũng có những dòng máu lâu đời đúng tính qui luật âm nhạc học mà giới nghiên cứu rất quan tâm “là những thực thể dân tộc âm nhạc học” các bài lí nằm trong hệ thống lí con sáo đều có những nét chung và nhiều nét khu biệt khá độc đáo mang sắc thái địa phương vô cùng phong phú. Các điệu lí con sáo ở Bình Đại
- và Mỏ Cày tỉnh Bến Tre trong gia đình lí con sáo ở Nam Bộ đều đạt được trình độ thẩm mĩ như vậy, chúng là đặc sản của vùng Đồng bằng Cửu Long, có tiếng nói riêng, có hình vóc riêng, có hơi thở và sức sống của người Nam Bộ ở phía Nam đất nước” [143; 106]. Những so sánh này dựa trên nền âm nhạc là chính. Tuy nhiên, có thể tham khảo được một số vấn đề về lịch sử chuyển hóa văn học dân gian vùng ngoài vào đàn trong từ nhiều thế kỉ trước. Cũng trên cơ sở đó, các tác giả còn bước đầu đưa ra mối quan hệ, giao lưu văn hoá Việt – Chăm và Việt – Khmer qua một vài làn điệu dân ca Nam Bộ ở Bến Tre, đây thực sự là một gợi ý tích cực, quí báu. Có thể nói đây là công trình nghiên cứu có giá trị đặc biệt ở góc độ âm nhạc. Tuy nhiên, những đóng góp tích cực của công trình còn có ý nghĩa lớn đối với người nghiên cứu văn học dân gian nói chung trên vùng đất Bến Tre. Nó có tác dụng mở đầu cho những công trình sưu tầm, nghiên cứu tiếp sau rộng và sâu hơn. Ở cấp độ rộng hơn, năm 1984 hai tác giả Lê Giang và Lư Nhất Vũ tiếp tục cho ra mắt bạn đọc quyển sách Tìm hiểu dân ca Nam Bộ [135]. Tuy nhiên, phần sưu tập những làn điệu dân ca ở Bến Tre trong công trình này không có gì mới so với tư liệu được công bố năm 1981 trong công trình Dân ca Bến Tre chúng tôi đã nói ở trên. Cũng trong năm 1984, các tác giả Bảo Định Giang, Nguyễn Tấn Phát, Trần Tấn Vĩnh, Bùi Mạnh Nhị đã cho ra đời quyển Ca dao Nam Bộ [34]. Công trình có một số bài nghiên cứu về ca dao – dân ca Nam Bộ. Phần sưu tầm các bài ca dao – dân ca khá phong phú, trong đó có một số bài nhắc đến địa danh của tỉnh Bến Tre, con người Bến Tre. Tuy nhiên, các tác giả không ghi cụ thể nơi sưu tầm các bài ca dao – dân ca. Đáng kể nhất là công trình nghiên cứu, sưu tầm, giới thiệu một cách khá toàn diện về diện mạo văn học dân gian ở Bến Tre của Nguyễn Phương Thảo và Hoàng Thị Bạch Liên năm 1988 – công trình Văn học dân gian Bến Tre [114]. Sau gần 10 năm tiến hành nghiên cứu, sưu tầm điền giả, hai tác giả
- đã công bố rất nhiều tác phẩm văn học dân gian Bến Tre ở tất cả các thể loại. Những tác phẩm này được tác giả phân thành các mục: truyện cổ; truyện cười, truyện trạng; ca dao; dân ca; vè; phương ngôn, tục ngữ, câu đố. Trong bài tiểu luận ở phần đầu, Nguyễn Phương Thảo đã giới thiệu một cách khái quát về hoàn cảnh tự nhiên và xã hội vùng đất Bến Tre, tình hình sưu tầm và nghiên cứu văn học dân gian ở Bến Tre – một vùng văn học dân gian. Đáng chú ý nhất là phần giới thiệu về đặc điểm nội dung và nghệ thuật của văn học dân gian Bến Tre. Trong phần này, thứ nhất, tác giả đã khái quát một số nội dung chính của văn học dân gian Bến Tre như: bài ca tự hào về công cuộc khai phá gian lao; tinh thần chống phong kiến và thái độ phê phán những thói hư tật xấu; tình cảm đối với quê hương đất nước; khát vọng và hạnh phúc tình yêu lứa đôi. Trong đó tác giả chỉ ra một số nét riêng về nội dung của văn học dân gian vùng đất này như: “Trong văn học dân gian Bến Tre không có những nhân vật như Sơn Tinh – Thuỷ Tinh, Ông Đùng, Bà Đà, mà phổ biến là những bài ca những câu chuyện về một thời cầm phảng phát cỏ, đào mương lên liếp, cầm mác đánh cọp, cầm lao đâm cá sấu. Dấu vết của công cuộc khai phá gian lao nhưng anh dũng in đậm trong văn học dân gian ở Bến Tre”[114; 37]. “Nơi cùng trời cuối đất, nét tính cách phóng khoáng ngang tàng lại như một chất men khiến cho tinh thần chống thực dân phong kiến và sự phê phán những thói hư tật xấu của người dân Bến Tre thêm gai gắt và quyết liệt”[114; 40]. “Tình cảm với quê hương của người Bến Tre thể hiện trước hết ở lòng tự hào về quê hương giàu có. Phương ngôn ở Bến Tre giới thiệu sản vật các vùng từ đặc sản nhân tạo đến đặc sản tự nhiên từ bánh tráng, bánh phồng đến cam quýt…”[114; 47]. “Thái độ vượt lên trên lễ giáo phong kiến của các chàng trai cô gái trong ca dao Bến Tre có phần dứt khoát hơn cương quyết hơn. Nhìn ở phương diện khác đó là chất dân chủ trong văn học dân gian Bến Tre” [114; 58]. Tuy nhiên, do mục đích tiếp cận vấn đề nên tác giả chưa đi
- sâu vào phân tích cụ thể các tác phẩm văn học dân gian để lí giải những nét đặc trưng đó. Thứ hai, tác giả giới thiệu và chỉ ra một số đặc trưng về nghệ thuật của một số thể loại văn học dân gian Bến Tre như: truyện cổ, truyện cười, ca dao. Ở truyện cổ, tác giả cho rằng: “Yếu tố thần kì trong truyện cổ Bến Tre không đậm nét như truyện cổ vùng trung châu và đồng bằng Sông Hồng, nơi dân tộc Việt định cư và xây dựng quốc gia lâu đời. Chất hiện thực đậm nét hơn, ngay cả với hệ thống truyện về thời kì khai phá” [114; 58]. Ở truyện cười, truyện trạng, tác giả đánh giá: “Nét đặc trưng truyện cười, truyện trạng ở Bến Tre là sự ngắn gọn. Tình tiết ít, tập trung vào việc làm bật ra tiếng cười ở cuối truyện (…). Mặt khác biện pháp phóng đại được dùng khá phổ biến trong truyện cười dân gian” [114; 59]. Về ca dao, ông nhận xét một số đặc trưng về thể thơ và ngôn ngữ: “Ca dao Bến Tre tuy sử dụng những thể quen thuộc của dân tộc nhưng ở mức độ không nhiều. Ngược lại một hiện tượng phải lưu ý khi xem xét ca dao Bến Tre về mặt hình thức là hiện tượng những bài ca chỉ có ba dòng lời” [114; 60]. “Ca dao Bến Tre đa số là những bài ca giàu chất xông xáo, phóng túng, tự do. Tính cách, tâm lí của con người trên cù lao này rõ ràng tác động mạnh đến ngôn ngữ của ca dao Bến Tre” [114; 69]. Tuy chưa đi vào phân tích và lí giải cụ thể những đặc trưng đó, song những gợi ý tích cực trên thật sự có ý nghĩa đối với người nghiên cứu văn học dân gian. Đó là những gợi ý quí báu giúp chúng tôi tìm hiểu và gải quyết các vấn đề trong luận văn này. Năm 1991 cuốn sách Địa chí Bến Tre [100] do Thạch Phương và Đoàn Tứ chủ biên ra mắt bạn đọc. Đây là một quyển sách “thực sự có tầm cỡ” (chữ dùng của GS. Lê Trí Viễn) giới thiệu một cách hệ thống, bao quát và rành mạch về các đặc điểm tự nhiên, dân cư, lịch sử, kinh tế, văn hoá trong tỉnh Bến Tre. Trong phần thứ tư , có một chương tác giả nói về văn hóa Bến Tre. Trong đó, các tác giả đã giới thiệu một cách bao quát về tám thể loại văn
- học dân gian Bến Tre: truyện cổ tích, truyền thuyết, truyện cười, truyện trạng, tục ngữ và phương ngôn, vè, câu đố, ca dao. Tác giả có dừng lại phân tích sơ lược nội dung của các thể loại trên, tuy nhiên nó chỉ dừng lại ở tính chất tập hợp, giới thiệu, miêu tả tư liệu là chính. Trong phần phụ lục về văn hoá các tác giả giới thiệu một số tác phẩm văn học dân gian ở tất cả các thể loại trên. Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy phần lớn tác phẩm này trùng với các tác phẩm mà Nguyễn Phương Thảo và Hoàng Thị Bạch Liên đã giới thiệu trong công trình văn học dân gian Bến Tre trước đó. Tuy nhiên với việc giới thiệu bao quát về các thể loại văn học dân gian ở Bến Tre đã cung cấp cho người đọc, người nghiên cứu một cái nhìn khái quát. Những phân tích cụ thể và chi tiết về đặc điểm tự nhiên, xã hội, văn hoá ở Bến Tre thật sự là những đóng góp quí báu. Cũng trong năm 1991, đặc san nền văn hoá nghệ thuật “Nghiên cứu văn hoá nghệ thuật” số 5 (năm 1991) đăng một loạt bài về văn hoá nghệ thuật Bến Tre. Tiêu biểu là các bài như: Nét riêng của dân ca Bến Tre [136] của Lư Nhất Vũ, Miệt vườn và văn hoá miệt vườn [6] của Nguyễn Chí Bền, Phác thảo diện mạo Folklore của người Việt ở Bến Tre [86] của Thạch Nguyễn. Đáng lưu ý nhất là bài của Thạch Nguyễn. Ở bài viết này tác giả đã cung cấp một cái nhìn khái quát về văn học dân gian Bến Tre. Trong đó, tác giả có những nhận xét về những nét riêng tiêu biểu của văn học dân gian Bến Tre. Chẳng hạn tác giả cho rằng: “Cảm quan thẩm mĩ chính của hệ thống truyện cổ ở đây hướng tới những sự vật, con người của của phương Nam” (.…). “Có thể một cái nhìn suy nguyên về sự vật, cái nhìn vốn có trong tư duy thần thoại của người Việt cổ nay vẫn thấy có trong khát vọng muốn cắt nghĩa, lí giải cuộc sống của người Việt nơi đây”. “Có thể thấy rõ hai mảng ca dao cũ và mới đan xen vào nhau và cùng tồn tại trong ca dao nơi đây (….). Mảng thứ hai là những sáng tác xuất hiện trong quá trình con người khai phá, xây
- dựng vùng đất mới. Thường thì loại ca dao thứ hai này ít chất mượt mà hơn, óng chuốt hơn loại ca dao thứ nhất. Bù lại, loại thứ hai này lại có những nét độc đáo riêng trong cách phô diễn, cấu trúc và vốn từ ngữ” [86; 63 – 67]. Tất cả cung cấp thêm một cái nhìn toàn diện hơn về văn học dân gian Bến Tre. Không đi vào nghiên cứu trên diện rộng, Huỳnh Ngọc Trảng tiến hành sưu tầm và nghiên cứu một thể loại dân ca được cho là mang dáng vẻ riêng của Bến Tre so với khu vực đồng bằng Sông Cửu Long. Năm 1992, ông công bố công trình Hát sắc bùa Phú Lễ [123]. Trong công trình này tác giả đi vào phân tích đặc điểm và nguồn gốc của Hát sắc bùa Phú Lễ trên cơ sở phân tích so sánh các bài hát sắc bùa ở đây trong mối tương quan với Hát sắc bùa miền Nam Trung Bộ. Tác giả chỉ ra rằng: “Như vậy, qua các cứ liệu trình bày trên cho thấy hát sắc bùa Phú Lễ có nguồn gốc từ hát sắc bùa miền Nam Trung Bộ và có thể có gốc gác trực tiếp với hát sắc bùa Nghĩa Bình. Đây là những chứng tích biểu hiện rõ nhất mối giao lưu văn hoá Trung Bộ - Nam Bộ”. “Mặt khác sự xác định nguồn gốc Nam Bộ của hát sắc bùa Phú Lễ cũng không nhằm phủ định những sáng tạo mới của hình thức diễn xướng này trên vùng đất mới Phú Lễ” [123; 9]. Trong phần sau của công trình, tác giả công bố một số bài Hát sắc bùa Phú Lễ đã sưu tập. Những đóng góp của Huỳnh Ngọc Trảng trong công trình này làm phong phú thêm cho nền văn học dân gian Bến Tre. Đồng thời, công trình này là tư liệu quí báu cho những người nghiên cứu tìm hiểu văn học dân gian Bến Tre sau đó. Theo hướng tiếp cận về văn hoá dân gian, năm 1997 Nguyễn Phương Thảo cho ra mắt bạn đọc quyển Văn hoá dân gian Nam Bộ những phác thảo [116]. Tuy viết về văn hoá dân gian Nam Bộ, song trong công trình này Nguyễn Phương Thảo dành rất nhiều trang để nói về văn hoá và văn học dân gian ở Bến Tre. Điều đó được thể hiện ở chỗ những cứ liệu tác giả dùng để so sánh, phân tích, dẫn chứng đa số lấy từ văn học dân gian Bến Tre. Nét tiêu
- biểu về văn hoá và văn học dân gian Bến Tre trong công trình này được thể hiện qua hai bài viết: Miệt vườn và văn hoá miệt vườn Bến Tre và Truyện Ông Ó. Đáng chú ý trong bài viết về Truyện Ông Ó tác giả đã đưa ra một vài nhận xét có ý nghĩa khoa học: “Đến với Truyện Ông Ó là đến với những tiếng cười nhằm vạch mặt sự ngu dốt, tham ăn của giai cấp thống trị, thói hám lợi của con người. Nhân vật Truyện Ông Ó đề cập tập trung nhất là những kẻ trong giai tầng thống trị. Tiếng cười của Ông Ó Xóm Dưa không hề nể nan một kẻ nào trong thế lực vương quyền, không buông tha một nhân vật nào đại diện cho vương quyền ở Xóm Dưa, ở làng Hội Phước, ở tổng Minh Đạt cũng như ở kinh kì” [116; 94]. “Tiếng cười của Truyện Ông Ó hướng con người tới chỗ tự hoàn thiện mình, phơi bày những cái đáng cười của xã hội phong kiến. Những biện pháp nghệ thuật của Truyện Ông Ó cũng khiến cho tiếng cười ấy rõ ràng hơn, sảng khoái hơn. Sự lưu hành, tồn tại truyện Ông Ó cho đến hôm nay chứng tỏ sức sống của tiếng cười ấy” [116;109] Năm 1997, Khoa Ngữ Văn - Đại học Cần Thơ cho ra mắt độc giả quyển Văn học dân gian Đồng bằng Sông Cửu Long [69]. Trong công trình này, các tác giả giới thiệu một số tác phẩm văn học dân gian đã sưu tầm ở các thể loại văn xuôi dân gian và văn vần dân gian. Căn cứ vào phần ghi địa điểm sưu tầm chúng tôi tuyển chọn được một số tác phẩm ở các thể loại: truyền thuyết, ca dao, tục ngữ, câu đố. Ngoài ra, công trình này còn có hai bài nghiên cứu về các thể loại văn xuôi dân gian và các thể loại văn vần dân gian. Đáng lưu ý trong phần viết về văn xuôi dân gian các tác giả có đề cập và phân tích truyện Ông Ó ở Bến Tre: “Ông Ó và Ba Phi vừa là hai nhân vật có thật vừa là hai nhân vật “trạng” trong văn học dân gian ĐBCL. Nếu như Truyện Ông Ó hướng vào xã hội với chủ đề gần với truyện trào phúng thì Truyện Bác Ba Phi hướng về tự nhiên với quê hương U Minh giàu có sản vật, gần gũi với truyện bông đùa. Trong dòng chảy của truyện trạng từ Bắc vào Nam, có thể
- xem truyện Ông Ó là sự nối tiếp truyện Trạng Quỳnh, Trạng Lợn” [69; 15 – 16]. Năm 2009, Lư Hội giới thiệu tập sách Di sản văn hoá Bến Tre [50]. Trong tập sách này tác giả giới thiệu một số nét về văn hoá Bến Tre như tín ngưỡng dân gian, tín ngưỡng tôn giáo và phong tục của người Bến Tre. Ngoài ra, tác giả còn trình bày về các hình thức diễn xướng dân gian ở Bến Tre như: hò, lí, hát ru, hát sắc bùa, vè, nói thơ Vân Tiên và đờn ca tài tử. Trong đó, tác giả giới thiệu một số tư liệu sưu tầm, tuy nhiên phần lớn tư liệu đều trùng với các tài liệu trước đó. Gần đây nhất, trong luận văn Thạc sĩ với đề tài Khảo sát ca dao – dân ca Bến Tre [25], Đặng Thị Thuỳ Dương đã đi vào khảo sát, phân tích khá chi tiết nội dung và nghệ thuật của ca dao – dân ca Bến Tre. Về nội dung, tác giả luận văn cho rằng ca dao – dân ca Bến Tre phản ánh sinh động cảnh quan thiên nhiên như: địa hình, cây cối, loài vật và những đặc sản trên vùng đất. Ca dao – dân ca Bến Tre còn phản ánh đậm nét chân dung con người Bến Tre trong lao động sản xuất, trong chiến đấu và trong đời sống tình cảm hàng ngày. Về nghệ thuật, tác giả đi vào khảo sát một số phương diện: thể thơ, ngôn ngữ và kết cấu. Ở luận văn này, tác giả quan tâm đi vào khảo sát khá chi tiết đặc điểm chủ yếu về nội dung và nghệ thuật của ca dao Bến Tre. Vì mục đích đó, tác giả không đi sâu vào phương diện nổi bật nhất trong nội dung và nhệ thuật của ca dao – dân ca Bến Tre, vấn đề mà người viết sẽ cố gắng tìm hiểu trong luận văn này. Từ những bài viết, công trình đã phác thảo trên, có thể thấy rằng, văn học dân gian Bến Tre đã được quan tâm nghiên cứu, tiếp cận từ nhiều góc độ, bình diện. Điều đó được thể hiện qua sự phong phú về tư liệu trên. Tuy vậy, cũng có thể thấy rằng, phần lớn các công trình đều tập trung vào công việc sưu tầm giới thiệu tác phẩm văn học dân gian Bến Tre. Những bài nghiên cứu
- về các thể loại tiêu biểu như truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện cười…đều dừng lại ở tính chất giới thiệu khái quát. Trong tình hình đó, đi sâu vào tìm hiểu, phân tích cơ cấu của một số thể loại tiêu biểu để có thể thấy được những đặc trưng cơ bản của văn học dân gian Bến Tre thiết nghĩ là một công việc cần thiết. Đó cũng chính là nhiệm vụ cần giải quyết của chúng tôi trong luận văn này. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. Ở mục này, chúng tôi sẽ giới hạn phạm vi cho đề tài theo hướng: - Tìm hiểu những nét cơ bản về bối cảnh, địa lí, lịch sử, văn hoá xét thấy có liên quan đến cơ cấu, phong cách của văn học dân gian Bến Tre. - Vì giới hạn của luận văn nên chúng tôi chỉ đề cập đến các thể loại tiêu biểu và xét thấy có vấn đề. Đó là các thể loại truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện cười, ca dao. 4. Phương pháp nghiên cứu. Vận dụng và vận dụng kết hợp các phương pháp: - Phương pháp thống kê: Trước hết, phương pháp này giúp chúng tôi thống kê tác phẩm văn học dân gian Bến Tre để thấy được phần nào diện mạo văn học dân gian vùng đất này, qua đó đi vào khảo sát các tác phẩm ở một số thể loại tiêu biểu. Việc sử dụng phương pháp này còn giúp chúng tôi tính toán được số lượng nhiều hay ít của một số tình tiết, từ ngữ, công thức… trong các tác phẩm văn học dân gian, từ đó dẫn đến những kết luận khách quan. - Phương pháp phân tích và so sánh: Phân tích và so sánh để bước đầu thấy được những điểm tương đồng và dị biệt của văn học dân gian Bến Tre so với các vùng khác và trong nền văn học dân gian dân tộc. - Phương pháp loại hình lịch sử:
- Tìm hiểu tác phẩm trong cơ cấu thể loại của nó để khám phá những nét riêng của văn học dân gian Bến Tre. - Phương pháp hệ thống: Đặt những tác phẩm văn học dân gian Bến Tre trong cùng một hệ thống như hệ thống tác phẩm văn học dân gian Nam Bộ hoặc cả nước để thấy được nét chung cũng như nét riêng của nó. - Phương pháp nghiên cứu liên ngành: Những kiến thức của nhiều ngành khác nhau như: địa lí, lịch sử, dân tộc học, văn hóa học… giúp chúng tôi lí giải những đặc điểm riêng của một số thể loại văn học dân gian tiêu biểu ở Bến Tre. 5. Đóng góp của luận văn. Dựa trên sự tổng hợp các công trình tản mạn trước đó, luận văn sẽ tập trung giải quyết được: - Phác hoạ diện mạo chung của Văn học dân gian Bến Tre. - Làm rõ một số đặc trưng cơ bản của Văn học dân gian Bến Tre thông qua việc chỉ ra đặc trưng cấu trúc và giá trị nội dung của một số thể loại tiêu biểu như truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện cười, ca dao. 6. Kết cấu luận văn. Luận văn bao gồm ba phần: phần mở đầu, phần nội dung và phần kết luận. Trong đó, phần nội dung gồm ba chương: Chương 1: Khái quát về vùng đất và con người Bến Tre (19 trang). Chương 2: Khái quát về diện mạo văn học dân gian Bến Tre (29 trang). Chương 3: Những đặc trưng cơ bản của văn học dân gian Bến Tre qua một số thể loại tiêu biểu (89 trang).
- PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I KHÁI QUÁT VỀ VÙNG ĐẤT VÀ CON NGƯỜI BẾN TRE 1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Bến Tre là một vùng đất mới, lịch sử hình thành và phát triển của vùng đất này gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển của khu vực Đồng Nai - Gia Định - Cửu Long xưa mà ngày nay ta thường gọi tên chung là đất Nam Bộ. Các tài liệu sử còn lưu giữ cho ta thấy rằng cho đến đầu thế kỷ XVII, vùng đất Bến Tre ngày nay cơ bản vẫn còn là một vùng đất hoang vu, rừng rậm, đầm lầy. Cho đến cuối thế kỷ XVIII, Lê Quí Đôn còn nhận xét: “Ở phủ Gia Định đất Đồng Nai, từ các cửa biển Cần Giờ, Lôi Tạp, Cửa Đại, Cửa Tiểu trở vào, toàn là rừng rậm hàng dặm”. [Dẫn theo Địa chí Bến Tre; 283]. Theo cuộc Nam tiến của dân tộc, những lưu dân đến vùng đất nơi đây định cư và khai phá trong tinh thần mở rộng biên cương, bờ cỏi để đất nước giàu mạnh hơn. Vào năm 1757 vùng đất Bến Tre được sát nhập vào dinh Long Hồ, phủ Gia Định và chính thức có tên trong bản đồ Việt Nam sau sự kiện vua Chân Lạp là Nặc Nguyên chết. Chú Nặc Nguyên là Nặc Nhuận xin hiến đất Tra Vang (Trà Vinh, Bến Tre), và Ba Thắc (Sóc Trăng, Bạc Liêu) để được Võ Vương Nguyễn Phúc Khoát phong làm vua. Kể từ đó, đất Bến Tre dần được người dân khai phá, mở rộng phát triển. Có thể khái quát trình đó như sau: Thời kỳ khai phá (từ thế kỷ XVII đến giữa thế kỷ XIX) Là một phần của lãnh thổ Việt Nam từ giữa thế kỷ XVIII, tuy nhiên trước đó khá lâu đã có một bộ phận cư dân người Việt đến định cư và “lập ở
- đó những tổ chức”. Sách Gia Định thành thông chí viết: “Chúa Nguyến Phúc Tần (1648 – 1686) sai tướng vào khai thác phong cương ở nơi bằng thẳng, rộng rãi, đặt dinh Tân Thuận, cất nha thự cho các qua giám quân, cai bộ và ký lục ở. Ngoài ra, còn cho dân trưng chiếm, chia làng, lập xóm, chợ phố” [Dẫn theo Địa chí Bến Tre; 242]. Jules Sien cũng đã nhận xét rằng “Trước khi Nam Kỳ trở thành một bộ phận của Việt Nam, người Việt đã lập ở đó những tổ chức, những nhóm người di cư đã xây dựng làng xóm, hay tới ở chung với người Cao Miên”[117;10]. Cùng với đó, còn có một nhóm lưu dân người Hoa xin được đến nơi đây để cư trú và sinh sống. “Năm 1679, chúa Nguyễn Phúc Tần lại cho phép 3.000 người Hoa “phản Thanh phục Minh” theo hai tướng Trần Thượng Xuyên và Dương Ngạn Địch đến cư trú chính trị và định cư ở vùng Biên Hòa và Mỹ Tho” [100; 242]. Như vậy, có thể nói rằng kể từ thế kỷ XVII trở đi vùng đất Bến Tre đã bắt đầu có sự biến đổi mạnh. Đây cũng là một đặc điểm chung của nhiều vùng đất khác ở Nam Bộ. Các tài liệu lịch sử cho biết rằng những lưu dân người Việt đến vùng đất cù lao Bến Tre không sớm cũng không muộn hơn bao nhiêu so với các điểm định cư ở phía Bắc sông Tiền, hay các vùng Tân Bình, Biên Hòa, Bà Rịa. Họ hầu hết là những người từ các tỉnh miền Trung, gồm nhiều thành phần khác nhau. Đó là những người nông dân nghèo khổ bị chế độ phong kiến đàn áp làm cho bần cùng lại phải gánh chịu bao phen chà xát của cuộc nội chiến phong kiến liên miên giữa hai tập đoàn phong kiến Trịnh - Nguyễn. Có thể nói đây là thành phần đông đảo nhất. Một thành phần khá lớn khác cũng lưu lạc đến nơi đây sinh sống, đó là những người “trốn lính và lính trốn”, những tù nhân bị lưu đày viễn xứ. Thành phần còn lại trong số lưu dân người Việt đến đây là những người có tiềm lực kinh tế theo lời kêu gọi của chúa Nguyễn, họ vào nơi đây để mở rộng kinh doanh, gia tăng sản xuất để tạo nên cơ nghiệp mới.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn viết về đề tài tình yêu của Phạm Thị Hoài, Nguyễn Thị Thu Huệ, Phan Thị Vàng Anh
185 p | 257 | 50
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Thiên nhiên trong thơ chữ Hán Nguyễn Du
152 p | 305 | 46
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc trưng nghệ thuật của văn tế Nôm trung đại
132 p | 119 | 32
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học nước ngoài: Kiểu nhân vật kiếm tìm trong tiểu thuyết
20 p | 213 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Yếu tố kì ảo trong văn xuôi trung đại (thế kỉ XV đến thế kỉ XIX)
115 p | 114 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong lý luận Văn học ở Việt Nam từ 1975 đến nay
166 p | 153 | 28
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Hồn - Tình - Hình - Nhạc trong thơ Hoàng Cầm
184 p | 153 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Văn hóa dân gian trong tiểu thuyết
114 p | 153 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc điểm nghệ thuật thơ Bùi Giáng
168 p | 143 | 22
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Nhân vật trí thức văn nghệ sĩ trong văn xuôi Việt Nam hiện đại
151 p | 100 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Thể loại phóng sự Việt Nam từ 1975 đến nay (qua một số tác giả tiêu biểu)
121 p | 170 | 17
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc điểm văn học tầm căn qua sáng tác của Phùng Ký Tài (Roi thần, Gót sen ba tấc, Âm dương bát quái)
132 p | 143 | 17
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Khảo sát truyện cổ dân gian Ê Đê dưới góc độ loại hình
167 p | 122 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Những đóng góp của Tuệ Trung Thượng sĩ cho thơ Thiền Việt Nam
132 p | 157 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc điểm văn xuôi nghệ thuật Dạ Ngân
168 p | 146 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Thiền uyển tập anh từ góc nhìn văn chương
108 p | 122 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc điểm tiểu thuyết, truyện ngắn của Nguyễn Văn Xuân
172 p | 81 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học Việt Nam: Tìm hiểu đặc sắc nghệ thuật của nhà văn Nguyễn Tuân trước Cách mạng tháng Tám năm 1945
91 p | 62 | 7
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn