ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI<br />
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN<br />
-------------------<br />
<br />
NGUYỄN THỊ THU GIANG<br />
<br />
NHỮNG MOTIF HIỆN SINH TRONG TRUYỆN VÀ<br />
TIỂU THUYẾT CỦA F.DOSTOEVSKY<br />
(BÚT KÝ DƯỚI HẦM, TỘI ÁC VÀ TRỪNG PHẠT)<br />
<br />
Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học nƣớc ngoài<br />
Mã số: 60220145<br />
<br />
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS. Phạm Gia Lâm<br />
<br />
Hà Nội - 2016<br />
<br />
MỤC LỤC<br />
<br />
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 3<br />
1. Mục đích, ý nghĩa đề tài ......................................................................................... 3<br />
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề<br />
<br />
..................................................................................... 7<br />
<br />
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................... 11<br />
4. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................... 12<br />
5. Cấu trúc luận văn ............................................................................................... 12<br />
<br />
CHƢƠNG 1: F.DOSTOEVSKY VÀ TRIẾT HỌC HIỆN SINH ............. 13<br />
1.1. Triết học hiện sinh và chủ nghĩa hiện sinh trong văn học ............................................ 13<br />
1.2. F.Dostoevsky - nhà tư tưởng hiện sinh ................................................................... 19<br />
<br />
CHƢƠNG 2: XUNG ĐỘT GIỮA CÁ NHÂN VÀ XÃ HỘI .............. Error!<br />
Bookmark not defined.<br />
2.1. Hành trình đi tìm cái "Tôi" đích thực. ................... Error!<br />
<br />
Bookmark not defined.<br />
<br />
2.2. Tội ác - hậu quả phá vỡ liên hệ cá nhân và xã hội ..... Error!<br />
<br />
Bookmark not defined.<br />
<br />
CHƢƠNG 3: ỨNG XỬ VỚI TỰ DO .......... Error! Bookmark not defined.<br />
3.1. Sự xa lạ: những nguyên nhân và hậu quả ................ Error!<br />
<br />
Bookmark not defined.<br />
<br />
3.2. Con người sám hối để hướng đến tự do tuyệt đối ...... Error!<br />
<br />
Bookmark not defined.<br />
<br />
KẾT LUẬN .................................................... Error! Bookmark not defined.<br />
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..... Error! Bookmark not defined.<br />
<br />
1<br />
<br />
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT<br />
<br />
1. F. M: Fyodor Mikhailovich<br />
<br />
2<br />
<br />
MỞ ĐẦU<br />
1. Mục đích, ý nghĩa đề tài<br />
1.1. Lý do lựa chọn đề tài<br />
Chủ nghĩa hiện sinh là một trường phái triết học chủ yếu trong trào lưu<br />
chủ nghĩa nhân bản phi duy lý. Triết học hiện sinh đặt lên vị trí hàng đầu tính<br />
đặc thù độc đáo của tồn tại con người. Giá trị bản thân nó mang lại về đạo đức<br />
nhân sinh, về sự tôn vinh nhân bản và vì lợi ích chính đáng cho con người rất<br />
lớn lao. Chủ nghĩa hiện sinh đã trở thành một trào lưu triết học lớn của<br />
Phương Tây hiện đại, phát triển và phổ biến rộng rãi đặc biệt vào những năm<br />
50 – 60 của thế kỷ XX. Trào lưu triết học này không chỉ có ảnh hưởng đến<br />
nhiều khuynh hướng triết học, văn học – nghệ thuật hiện đại mà còn thâm<br />
nhập sâu rộng vào đời sống xã hội. Bởi thế có rất nhiều nhà nghiên cứu, phê<br />
bình triết học, nhân học, văn học… đi vào tìm hiểu, dịch thuật, nghiên cứu<br />
chuyên sâu vấn đề này. Chúng tôi cho rằng: việc tiếp tục tìm hiểu sâu rộng về<br />
sự giao thoa ảnh hưởng của triết học hiện sinh và văn học là một điều có ý<br />
nghĩa và mang tính nhân văn sâu sắc.<br />
Trong bài viết Những vấn đề cơ bản của tư tưởng Nga thế kỷ XIX đầu<br />
thế kỷ XX do PGS. TS Đào Tuấn Ảnh dịch từ cuốn Tư tưởng Nga của<br />
N.Berdyaev có đoạn: “ Bí mật của cá tính chỉ có thể nhận biết được bằng tình<br />
yêu, ở đó có cái gì đó không thể nào hiểu hết được, hiểu đến tận cùng được.<br />
Tôi quan tâm không hẳn vấn đề nước Nga đã từng như thế nào xét một cách<br />
thực chứng, mà là vấn đề Đấng sáng tạo đã nghĩ gì về nước Nga, hình bóng<br />
của nước Nga có thể nhận biết và hiểu được bằng trí tuệ, tư tưởng của nó. Nhà<br />
thơ Nga Chutchev đã từng nói: “Nước Nga không thể hiểu được bằng đầu óc,<br />
không thể đo được bằng thước đo thông thường, nước Nga có bản sắc đặc<br />
biệt, với nước Nga chỉ có thể tin tưởng”. Để hiểu được nước Nga cần phải có<br />
đức tin thần thánh, hi vọng và tình yêu” [30, tr. 1]. Tìm hiểu về chủ nghĩa<br />
<br />
3<br />
<br />
hiện sinh trong hai tác phẩm tiêu biểu của một nhà văn nhân đạo chủ nghĩa<br />
xuất sắc của Nga để thêm hiểu dân tộc Nga và để tìm thấy những điểm chung<br />
trong đời sống nội tâm của con người dù ở đâu. Đó là lí do thứ hai thôi thúc<br />
hướng khai thác trong luận văn của chúng tôi.<br />
Bên cạnh đó, đề tài của chúng tôi muốn hướng đến những ý nghĩa sau:<br />
1.2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn<br />
Thứ nhất. Ở Việt Nam, những năm bốn mươi của thế kỷ XX đã bắt đầu<br />
xuất hiện những tác phẩm văn học chịu sự ảnh hưởng của chủ nghĩa hiện sinh<br />
đang rất phổ biến trên thế giới lúc bấy giờ. Xuất hiện gây sự chú ý và ít nhiều<br />
mang dáng dấp hiện sinh là tiểu thuyết của nhóm Tự lực văn đoàn. Lên ngôi ở<br />
miền Nam Việt Nam vào những năm sáu mươi - bảy mươi của thế kỉ XX, “e<br />
dè” xuất hiện trở lại văn đàn vào cuối thế kỉ XX và “nở rộ” những năm đầu<br />
thế kỉ XXI; khuynh hướng hiện sinh xuất hiện và tồn tại như một dòng chảy<br />
liền mạch trong tiểu thuyết Việt Nam hiện đại. Quá trình đổi mới, mở cửa<br />
cùng sự giao lưu, hội nhập quốc tế khiến văn học Việt Nam, trong đó có tiểu<br />
thuyết, bắt buộc phải chuyển động để hòa mình vào “trò chơi chung” của văn<br />
học thế giới. Trong bối cảnh mới, triết – mĩ hiện sinh có điều kiện xâm nhập<br />
vào văn học Việt Nam, góp phần làm đa dạng các sắc thái thẩm mĩ văn học,<br />
khẳng định những phong cách riêng. Và vì thế, việc chúng ta – những độc giả<br />
Việt Nam chủ động nghiên cứu, đánh giá đúng những giá trị cũng như mặt<br />
hạn chế của triết học phương Tây nói chung và chủ nghĩa hiện sinh nói riêng<br />
là hết sức cần thiết trong bối cảnh thế giới đương đại. Việc tìm tòi khám phá<br />
này là cách mở rộng vốn văn hóa cũng như có thêm công cụ đánh giá về văn<br />
học nước mình trong dòng chảy chung của văn hóa nhân loại.<br />
Thứ hai. Với một di sản văn học phong phú, trải rộng trên nhiều lĩnh<br />
vực, Fyodor Mikhailovich Dostoevsky xứng đáng là một đại diện xuất sắc của<br />
nền văn học Nga. Cùng với Lev Tolstoy, F.Dostoevsky không chỉ được xem là<br />
<br />
4<br />
<br />