Luận văn Thạc sĩ Văn học: Quan hệ giữa yếu tố tôn giáo và yếu tố thẩm mỹ trong những sáng tác văn học của Tuệ Trung Thượng sĩ
lượt xem 5
download
Đề tài tập trung nghiên cứu về Yếu tố tôn giáo và yếu tố thẩm mỹ trong những sáng tác văn học của Tuệ Trung Thượng sĩ (chủ yếu là qua sáng tác về thơ). Yếu tố tôn giáo chủ yếu thể hiện trên phương diện Thiền học, Thiền tính.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Văn học: Quan hệ giữa yếu tố tôn giáo và yếu tố thẩm mỹ trong những sáng tác văn học của Tuệ Trung Thượng sĩ
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN VŨ THỊ HẢI YẾN QUAN HỆ GIỮA YẾU TỐ TÔN GIÁO VÀ YẾU TỐ THẨM MỸ TRONG NHỮNG SÁNG TÁC VĂN HỌC CỦA TUỆ TRUNG THƯỢNG SĨ LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Hà Nội-2012
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN VŨ THỊ HẢI YẾN QUAN HỆ GIỮA YẾU TỐ TÔN GIÁO VÀ YẾU TỐ THẨM MỸ TRONG NHỮNG SÁNG TÁC VĂN HỌC CỦA TUỆ TRUNG THƯỢNG SĨ Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 60 22 34 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN KIM SƠN Hà Nội-2012 2
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU .................................................................................................................................... 6 1. Lý do chọn đề tài. ......................................................................................................... 6 2. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu................................................................. 7 3. Mục đích, ý nghĩa của đề tài. ....................................................................................... 7 4. Lịch sử vấn đề. ............................................................................................................. 8 5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................ 10 6. Cấu trúc của Luận văn ................................................................................................ 11 CHƢƠNG 1: THIỀN VÀ VĂN CHƢƠNG TUỆ TRUNG THƢỢNG SĨ TRONG BỐI CẢNH THIỀN VÀ VĂN CHƢƠNG ĐỜI TRẦN ........................................................ 12 1.1. Khái niệm về Thiền và thực tiễn của Thiền học ................................................. 12 1.1.1. Khái niệm về Thiền.......................................................................................... 12 1.1.2. Vấn đề thực tiễn của Thiền học ....................................................................... 13 1.2. Diện mạo của văn học Thiền Lý - Trần .............................................................. 15 1.2.1. Đội ngũ sáng tác ............................................................................................. 19 1.2.2. Khuynh hướng sáng tác của văn học Lý – Trần ............................................. 21 1.2.2.1. Đề tài về cảnh giới giác ngộ ........................................................................ 21 1.2.2.2. Về cách tu tâm dưỡng tính ........................................................................... 26 1.3. Cuộc đời và những sáng tác văn chƣơng của Tuệ Trung Thƣợng sĩ ............... 30 CHƢƠNG 2: THIỀN TRONG VĂN CHƢƠNG CỦA TUỆ TRUNG THƢỢNG SĨ ....... 34 2.1. Quan niệm về Thiền trong sáng tác văn học của Tuệ Trung Thƣợng sĩ ......... 34 2.2. Triết lý Thiền trong văn chƣơng của Tuệ Trung Thƣợng sĩ ............................ 36 2.2.1. Những phạm trù về bản thể luận thể hiện trong văn chương Tuệ Trung Thượng sĩ ................................................................................................................... 36 4
- 2.2.1.1. Triết lý về tâm không .................................................................................... 36 2.2.1.2. Phạm trù chân như ....................................................................................... 42 2.2.2. Tu dưỡng luận hay chính là tư tưởng “hòa quang đồng trần” của Tuệ Trung Thượng sĩ ........................................................................................................ 51 CHƢƠNG 3: VĂN CHƢƠNG CHUYỂN TẢI THIỀN CỦA TUỆ TRUNG THƢỢNG SĨ ............................................................................................................................ 57 3.1. Tƣ duy Thiền và tƣ duy thơ – tính phi lô gic của Thiền và tƣ duy trực ngộ phi lô gic của thơ ................................................................................................... 57 3.2. Thi pháp thơ Tuệ Trung Thƣợng sĩ .................................................................... 59 3.2.1. Đề tài tôn giáo thể hiện trong thơ ................................................................... 59 3.2.2. Ngôn ngữ giàu tính triết lý Phật giáo ............................................................. 67 3.2.3. Không gian và thời gian trong thơ Thiền Tuệ Trung Thượng sĩ .................... 77 3.2.3.1. Không gian trong thơ Thiền Tuệ Trung Thượng sĩ ...................................... 77 3.2.3.2. Thời gian trong thơ Thiền Tuệ Trung Thượng sĩ ......................................... 80 3.3. Hình tƣợng và xúc cảm ......................................................................................... 83 3.3.1. Thiền gia là chủ thể trữ tình trong thơ ............................................................ 83 3.3.2. Xúc cảm của Thiền gia .................................................................................... 94 KẾT LUẬN .............................................................................................................................. 98 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................... 102 PHỤ LỤC ............................................................................................................................... 107 5
- MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài. Văn học Lý - Trần từ lâu luôn là thách thức đối với giới nghiên cứu cả ở nội dung cũng như là hình thức. Nó được các nhà văn, nhà thơ thể hiện qua các tác phẩm của mình bằng những gam màu tôn giáo và những suy tư về cuộc sống đương thời. Có thể nói đó là thời kỳ nở rộ của nền văn học viết Việt Nam. Thời Lý - Trần tư tưởng Phật giáo chiếm vị trí độc tôn và chi phối tới những sáng tác văn học. Tư tưởng đó xuyên suốt trong những tác phẩm của các Thiền sư với những nội dung về cuộc đời và thế sự. Một trong những tác giả tiêu biểu của triều đại nhà Trần đó là Tuệ Trung Thượng sĩ. Chính ông đã truyền tư tưởng Phật giáo vào trong thi phẩm của mình như một sức mạnh của thái độ “cư trần lạc đạo”. Ông là người đầu tiên bàn tới những quan điểm “bất nhị” và sự giải thoát con người ngay giữa cuộc đời hiện thực. Tuệ Trung Thượng sĩ là người của dòng dõi vương triều, song ông có một cảm quan về cuộc đời, và một cách sống của Thiền gia. Ông chịu ảnh hưởng lớn của tư tưởng Phật giáo, nhưng những giáo điều và những luật định nghiêm ngặt của Phật giáo không ràng buộc, bó chặt vào trong suy tưởng và phong cách sáng tác của ông. Tuệ Trung Thượng sĩ – hình ảnh tự tại giải thoát, “hòa quang đồng trần” đã trở thành một người tiên phong trong việc “hòa lẫn” thế tục với Thiền. Những sáng tác của Tuệ Trung Thượng sĩ là những bài ca mang âm hưởng của tôn giáo, bộc lộ những suy tư về cuộc đời, về vô thường, chân như, về cả cái tự tại siêu thoát trong hiện thực. Ông đã đem cái mới đến cho văn chương Lý - Trần. Song cái mới đó được thể hiện ở sự hòa trộn giữa những yếu tố thẩm mỹ và những yếu tố tôn giáo trong các sáng tác văn học của ông. 6
- Những tác phẩm văn học của ông không bị khô cứng như những tác phẩm tôn giáo khác, bởi trong đó thể hiện những cảm xúc và tâm tư riêng của Tuệ Trung Thượng sĩ. Vì những lý do trên chúng tôi nghiên cứu đề tài Quan hệ giữa yếu tố tôn giáo và yếu tố thẩm mỹ trong những sáng tác văn học của Tuệ Trung Thượng sĩ nhằm tìm hiểu sâu hơn về tư tưởng cũng như những giá trị nghệ thuật trong sáng tác văn học của Tuệ Trung Thượng sĩ. 2. Đối tƣợng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu. Đề tài tập trung nghiên cứu về Yếu tố tôn giáo và yếu tố thẩm mỹ trong những sáng tác văn học của Tuệ Trung Thượng sĩ (chủ yếu là qua sáng tác về thơ). Yếu tố tôn giáo chủ yếu thể hiện trên phương diện Thiền học, Thiền tính. 3. Mục đích, ý nghĩa của đề tài. Qua việc tìm hiểu tư liệu về cuộc đời, sự nghiệp, những tư tưởng của Tuệ Trung Thượng sĩ thể hiện trong sáng tác văn học. Chúng tôi nghiên cứu đề tài Quan hệ giữa yếu tố tôn giáo và yếu tố thẩm mỹ trong những sáng tác văn học của Tuệ Trung Thượng sĩ với mục đích làm rõ hơn về giá trị tư tưởng trong các tác phẩm của Tuệ Trung Thượng sĩ. Đồng thời khám phá về sự đan xen, tác động qua lại giữa yếu tố tôn giáo và yếu tố thẩm mỹ trong mỗi tác phẩm văn học để từ đó hiểu một cách chân xác và tổng quát về thái độ sống của tác giả, về cảm quan sống của một Thiền gia nhập thế. Từ mục đích đó, nghiên cứu đề tài chúng tôi mong muốn góp phần làm phong phú tư liệu về Tuệ Trung Thượng sĩ. Qua đó làm nổi bật giá trị tư tưởng cũng như nghệ thuật các tác phẩm của Tuệ Trung Thượng sĩ, đồng thời mang lại những giá trị nhất định trong việc khơi mạch nguồn sáng tạo cho những công trình nghiên cứu tiếp theo. 7
- 4. Lịch sử vấn đề. Từ trước đến nay một số các công trình nghiên cứu về Phật giáo Việt Nam, Phật giáo Lý – Trần đều đã đề cập tới nhân vật Tuệ Trung Thượng sĩ, đã có một số công trình và bài viết về Tuệ Trung Thượng sĩ trên phương diện tư tưởng, trong lĩnh vực văn học. Trong đó kể tới Kỷ yếu hội thảo khoa học về Tuệ Trung Thượng sĩ với Thiền tông Việt Nam, Nxb Đà Nẵng, Trung tâm nghiên cứu Hán Nôm, (2000) [59]. Cuốn sách là tập hợp những bài nghiên cứu về Tuệ Trung Thượng sĩ. Trong đó có những bài nghiên cứu thiên về cuộc đời, về hành trạng, và những khám phá Tuệ Trung Thượng sĩ trên phương diện đạo, về phương diện Thiền. Trong một số bài được đăng trong kỷ yếu có bài “tinh thần tam giáo đồng nguyên qua một số bài thơ Tuệ Trung Thượng sĩ “ tác giả Trần Thanh Đam đã trình bày về tư tưởng của Tuệ Trung Thượng sĩ Trần Tung qua một số bài thơ trong hệ thống thơ của Tuệ Trung. Hay bài “Chất Thiền Đại Việt trong thơ Tuệ Trung Thượng sĩ” của tác giả Nguyễn Thị Thanh Xuân, ở bài viết này cũng đã chọn một số bài thơ của Tuệ Trung phân tích và bình luận về chất Thiền, nhưng ở mức độ giới thiệu và chưa đi vào phân tích cụ thể những triết lý hay Thiền ngữ trong đó. Và một số bài nghiên cứu về vai trò của phái Thiền Trúc Lâm trong xã hội Việt Nam đời Trần. Đồng thời những bài viết trong cuốn kỷ yêu cũng nêu ra được vai trò của Tuệ Trung Thượng sĩ với của Thiền tông Việt Nam trong lịch sử phát triển của dân tộc. Tuy nhiên trong số nhiều những bài nghiên cứu đó chưa có bài nghiên cứu nào đi vào khai thác thi phẩm của Tuệ Trung Thượng sĩ dưới góc độ tôn giáo và thẩm mỹ. Luận án tiến sĩ Triết học của Nguyễn Đức Diện với đề tài Tư tưởng triết học của Tuệ Trung Thượng sĩ [62] đã phân tích hoàn cảnh ra đời của những tư tưởng triết học của Tuệ Trung Thượng sĩ. Trong công trình nghiên cứu này, tác giả đã làm rõ về cuộc đời, sự nghiệp và những tác phẩm của ông trên 8
- phương diện tư tưởng. Luận án cũng đã trình bày một cách có hệ thống quan điểm về bản thể, thế giới hiện tượng, mối quan hệ giữa bản thể và thế giới hiện tượng trong triết học của ông. Lê Thị Thanh Tâm trong luận án Tiến sĩ Nghiên cứu so sánh thơ Thiền Lý - Trần Việt Nam và thơ Thiền Đường Tống[42] cũng có những đánh giá phân tích so sánh về một số bài thơ của Tuệ Trung Thượng sĩ với những nhà thơ Đường Tống trên phương diện hình ảnh con người với những chuyến tiêu dao, trên thuyền và hình ảnh con người tìm kiếm. Tác giả có trích dẫn và đánh giá một số bài thơ của Tuệ Trung Thượng sĩ khi so sánh với Hoa Đình Thuyền tử: “Tuệ Trung Thượng sĩ đời Trần thì khác hơn. Con thuyền của ông là con thuyền ngao du, con thuyền trong cuộc chơi của mọi sóng gió, con thuyền “chơi đùa với chân như”, “chơi đùa vơi hư không”. Với hệ thống thi liệu này, tác giả cung cấp được phần nào trong cách nhìn về tiêu dao của Tuệ Trung Thượng sĩ. Tuy nhiên đó chỉ là những so sánh giữa thơ Tuệ Trung Thượng sĩ với thơ Thiền Đường Tống, tác giả không đi cụ thể những bài thơ của Tuệ Trung. Hoàng Văn Cảnh với luận án Tiến sĩ “Pháp bảo đàn kinh” và ảnh hưởng của nó với các nhà Thiền học đời Trần [3] đã có những phân tích mang tính hệ thống về sự ảnh hưởng của Pháp bảo đàn kinh đến tư tưởng và đối với những sáng tác của Trần Thái Tông, Trần Nhân Tông và Tuệ Trung Thượng sĩ. Tác giả đã phân tích ảnh hưởng đó trên phương diện tư tưởng. Đó là tài liệu quan trọng trong việc nghiên cứu Tuệ Trung Thượng sĩ. Bởi Tuệ Trung Thượng sĩ là một Thiền gia, và cuốn Pháp bảo đàn kinh của Huệ Năng, là một trong những kinh điển của Thiền tông Trung Hoa, có ảnh hưởng vô cùng lớn tới hệ tư tưởng của phái Trúc Lâm Yên Tử về thể tính, bản lai diện mục, vô trụ, vô chấp, vô tướng. Và sự ảnh hưởng từ cuốn kinh điển đó mang tới những cách nhìn đầy triết lý trong thơ của Tuệ Trung Thượng sĩ. 9
- Những bài viết và tư liệu trên đã góp phần vào hệ thống nghiên cứu về Tuệ Trung Thượng sĩ, tuy nhiên chưa có công trình nghiên cứu, hay bài viết nào khai thác cụ thể về yếu tố tôn giáo và yếu tố thẩm mỹ trong những sáng tác văn học của Tuệ Trung Thượng sĩ. Với việc tham khảo tài liệu của các nhà nghiên cứu, cũng như những bài viết về Tuệ Trung Thượng sĩ chúng tôi nghiên cứu đề tài Quan hệ giữa yếu tố tôn giáo và yếu tố thẩm mỹ trong những sáng tác văn học của Tuệ Trung Thượng sĩ. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Với việc lựa chọn nghiên cứu đề tài Quan hệ giữa yếu tố tôn giáo và yếu tố thẩm mỹ trong những sáng tác văn học của Tuệ Trung Thượng sĩ chúng tôi đã sử dụng Phương pháp Phân tích, tổng hợp. Dựa trên những tác phẩm văn học cụ thể của Tuệ Trung Thượng sĩ, từ đó phân tích những giá trị nghệ thuật, những hình tượng, và giá trị triết lý của Thiền học. Qua đó để đánh giá về tư tưởng đồng thời qua đó khẳng định được trong thơ của Tuệ Trung Thượng sĩ có những yếu tố tôn giáo và yếu tố thẩm mỹ. Bên cạnh đó việc sử dụng phương pháp liên ngành trong đề tài nghiên cứu này rất quan trọng và không thể thiếu. Tên đề tài thể hiện mối liên hệ giữa lĩnh vực văn hóa học với văn học. Bằng những kiến thức về văn hóa học, tôn giáo học cụ thể là về những khái niệm cơ bản của Phật giáo Thiền tông, dựa trên nền tảng về tác gia văn học Tuệ Trung Thượng sĩ, chúng tôi tham chiếu và phân tích trên góc độ văn học. Đó thể hiện tính liên ngành trong quá trình nghiên cứu, và nhờ đó một tác gia văn học, một Thiền gia Tuệ Trung được lột tả trên bình diện tư tưởng cũng như những nghệ thuật trong thơ ông. Nghiên cứu đề tài về một tác giả văn học trong bối cảnh văn học đời Trần việc đánh giá so sánh là không thể thiếu. Từ đó chúng tôi sử dụng phương 10
- pháp so sánh để làm nổi bật hơn con người cũng như tư tượng nghệ thuật của tác giả Thiền gia Tuệ Trung Thượng sĩ. So sánh những tác phẩm thơ văn của ông với các tác phẩm của tác gia khác trong cùng thời đại để thấy sự giống và khác nhau của Tuệ Trung Thượng sĩ với những thi nhân vừa là thiền gia, không phải là Thiền gia khi làm thơ 6. Cấu trúc của Luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết Luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, Nội dung đề tài gồm 3 chương: Chương 1: Thiền và văn chương Tuệ Trung Thượng sĩ trong bối cảnh Thiền và văn chương đời Trần Chương 2: Thiền trong văn chương Tuệ Trung Thượng sĩ Chương 3: Văn chương chuyển tải Thiền của Tuệ Trung Thượng sĩ 11
- CHƢƠNG 1: THIỀN VÀ VĂN CHƢƠNG TUỆ TRUNG THƢỢNG SĨ TRONG BỐI CẢNH THIỀN VÀ VĂN CHƢƠNG ĐỜI TRẦN 1.1. Khái niệm về Thiền và thực tiễn của Thiền học 1.1.1. Khái niệm về Thiền Samadhi: Định hay là Thiền định. Theo các nhà nghiên cứu, “Thiền” là nói tắt, nói đầy đủ là Thiền na, phiên âm theo ngôn ngữ Ấn Độ, là Dhyna, được dịch là tịch lự, trầm tư về một chân lý, một triết lý hoặc đạt đến chỗ ngộ và in sâu trong tâm thức. Xung quanh khái niệm về Thiền, có nhiều ý kiến. Tác giả Nguyễn Tài Thư, viết trong lịch sử Phật giáo Việt Nam: “Thiền là phương pháp tự tỉnh, tự giác, tự ngộ, tự chứng. Đây là yếu tố hoàn toàn có tính cá nhân, có tính cô đơn, tính triết lý sâu thẳm của con người đối với vũ trụ. Sự giác ngộ và chứng đắc được ví như người uống nước lạnh, nóng tự biết. Cái ngộ, cái biết ấy không thể nói cho ai thấy được” [49]. Hội thảo Tuệ Trung Thượng sĩ với Thiền tông Việt Nam, Trần Trung Phượng với bài viết Mạch Thiền trong văn hóa - tư tưởng Việt Nam viết: “Thiền không phải là một hệ thống khái niệm có thể lĩnh hội được bằng lý trí hoặc bằng phân tích khoa học. Diễn tả theo ngôn ngữ hình tượng (một cái hết sức tương đối và hoàn toàn có tính chất biểu trưng), Thiền là một vòng tròn không thể xác định được chu vi và chính vì thế có thể tìm thấy tâm điểm của vòng tròn này ở bất cứ chỗ nào” [59]. Từ những khái niệm trên chúng tôi hiểu rằng Thiền là sự tu tập, tập luyện, tập luyện thân tâm để đạt tới sự bừng sáng của trí tuệ. Để khái quát Thiền là gì dùng lời của tác giả Lược khảo tư tưởng Thiền Trúc Lâm, để hiểu hơn những đặc tính của Thiền: “Những nhà tư tưởng Ấn Độ cho rằng, người thông minh là người cả đời biết tập trung suy nghĩ, tư tưởng vào một cái. Nếu làm 12
- được như vậy chắc chắn cuộc đời họ sẽ phát hiện, tìm ra được một cái gì đó hữu ích. Việc tập trung tư tưởng này cũng giống như người ta tập trung ánh sáng vào một điểm. Khi đó điểm sáng trở nên rất mạnh. Tư tưởng cũng vậy, nếu biết tập trung, nó tạo nên được những sức mạnh mà người ta không bao giờ ngờ tới. Các nhà bác học sở dĩ họ phát sinh ra cái này, cái kia là vì cả cuộc đời họ cũng chỉ nghĩ về một vấn đề”[18]. 1.1.2. Vấn đề thực tiễn của Thiền học Thực tiễn của Thiền học là chuyên ngành nghiên cứu về phương pháp Thiền định để con người đạt tới chứng ngộ. Các Thiền sư sử dụng những nghi thức tu tập của đạo Thiền để mong cầu đạt tới cảnh giới giác ngộ, tìm kiếm Niết bàn và khám phá về bản thể. Triết lý nhà Phật quan niệm vũ trụ vốn là một cái “chân như”, “chân tính”, hay “bản lai tính”, có tính chất hằng thường, không trái cũng không phải, không xấu cũng không tốt, “vô thủy”, “vô chung”. Không có cái đầu cũng không có cái cuối. Bản tính của sự vật vốn là tự tính, chẳng có cái “vô”, mà cũng chẳng có cái “hữu”. Tất thảy mọi vật đều biến chuyển theo quy luật sinh diệt, hoa nở rồi tàn, thời thế có thái có bĩ, con người sinh ra rồi cũng già và chết đi cũng giống như cây cỏ, loài vật. Nếu xét về tự tính của sự vật các Thiền gia Lý - Trần cho rằng bản thân con người cũng không nằm ngoài quy luật đó, sống đúng với quy luật ắt hẳn không có buồn đau bi thương. Thiền gia quan niệm không có khái niệm về “hư” cũng không có cái gọi là “thực”, lúc mê thì cho là “thực” thì tỉnh thì nói là “hư”. Tất cả mọi biến chuyển có - không đều do tâm vọng động mà ra, cái tâm tính đó chi phối tới con người, tới hành động cũng như những sai trái của con người. Vốn mọi vật đều theo dòng chảy tự nhiên, nắm bắt được sự vận động hằng thường hẳn con người đã tự đốn ngộ được chân tâm của mình. 13
- Nếu Thiên chúa giáo mang lại sự cuồng tín cho mỗi con chiên thì Phật giáo mang tới con đường nhận chân bể khổ của đời người và tìm cách giải thoát đường khổ đó cho con người. Nhưng tìm ra bể khổ ở Phật giáo không dựa vào thần Phật mà ở chính bản thân bằng cách tu sửa, chứng ngộ. Tôn chỉ của Thiền tông Lý - Trần theo đại thừa Phật giáo, sự quảng đại của thân tâm và cách ứng xử với cuộc đời với con người. Với các Thiền phái Tì Ni Đa Lưu Chi, Vô Ngôn Thông, Thảo Đường và Trúc Lâm Yên Tử. Phật giáo Việt Nam thời Lý - Trần, cụ thể là Thiền Trúc Lâm đã kế thừa và hình thành với những kinh sách riêng mang tính chất một tôn giáo độc lập phù hợp với lòng người với nhân quần. Thực tế Thiền học nghiên cứu về phương pháp Thiền định, nhờ Thiền định mới tiếp cận được chân lý, giải thoát cùng với pháp môn đốn ngộ “trực chỉ nhân tâm, kiến tính thành Phật”. Theo quan niệm Phật giáo tất cả những hiện tượng, những sự vật trên cõi nhân sinh này chỉ là hư ảo, không có thật, mọi tên gọi khái niệm chỉ là giả danh. Tất cả đều từ tâm sinh ra. Tâm động sinh ra vọng tưởng, tâm tĩnh thì hư vô, sắc không, sinh tử đều “không”. Cái tánh không của vật thể, của thế giới khách quan hằng thường. Tánh không, không phải là sự trống rỗng mà quay trở về với chính bản thể, bản nguyên của tạo vật, trở về với nguồn cội. Thiền học, khai mở cho người ta thấy thế giới chân như (tuyệt đối), một cảnh giới giác ngộ tự tâm. Tuy nhiên Thiền học Lý - Trần bàn về một Niết bàn thực tại, không phải Niết bàn ở Tây phương cực lạc như Tịnh độ, không cầu đạo, cầu Phật bên ngoài mà hướng vào nội tâm con người. Phật nói rằng tất cả các chúng sinh đều có Phật tính, chỉ cần quay trở về với Phật tính tự tâm hẳn nhiên sẽ thành Phật. Cuộc đối thoại của Trần Thái Tông và quốc sư Phù Vân thể hiện rõ tư tưởng Phật tại tâm. “Trong núi vốn không có Phật, Phật chỉ ở trong tâm. Tâm lặng mà biết gọi là chơn Phật. Nay bệ hạ nếu ngộ tâm này thì tức khắc thành Phật, Không nhọc tìm cầu bên ngoài” [52]. 14
- Vấn đề tiếp theo mà Thiền học luôn đề cập tới đó là chuyện sinh tử, luôn là đề tài trong các tác phẩm thi ca Thiền gia, vấn đề sinh tử là vấn đề vô thường mà người mới học đạo luôn luôn truy tìm và đi lý giải điều đó, lý giải về cuội nguồn của sự vật sinh ra, rồi mất đi, tìm về sự bắt đầu cũng như một cái kết thúc. Tuy nhiên sinh tử đại sự là quan niệm của thường nhân, đau khổ về sự ra đi của số kiếp, của đời người hay của một sự kết thúc nào đó. Phật giáo cho rằng mọi hiện tượng luôn biến đổi và vận động theo trật tự của tự tính, nó hằng thường như những gì vốn có, có khổ đau, có hoan hỉ ai lạc, cũng đều do tâm khởi ra, thấy vui không cười, thấy buồn không khóc, đó mới đạt đến sự chứng ngộ với chân tâm mình. Con người luôn nhầm lẫn và sự nhầm lẫn đó cũng do tâm sai biệt mà ra người lầm mê cho rằng “sinh tử đại sự”. Sinh cũng là giả sinh, tử cũng giả tử. Còn đối với các bậc Thiền sư đạt đạo không có sinh cũng chẳng có tử, tất cả khái niệm đó chỉ là vọng tâm mà ra. Trong cái quy luật sinh tử đó, con người chỉ là bước từ bến nọ sang bến kia, chốn nào cũng khổ đau, chốn nào cũng an nhiên nếu người ta làm chủ được tâm vọng động của mình thì lúc đó sinh tử trở lại bình thường, trở về đúng vị trí của nó. Thiền học thực chất là nghiên cứu về phương pháp Thiền định để chân tâm tĩnh tại tìm đến giải thoát và giác ngộ. Thiền học cũng là nghiên cứu về giáo lý đặc thù của Phật giáo, Thiền học Lý - Trần mang đến cho người học những phương pháp đốn ngộ truyền thống và một tinh thần nhập thế siêu việt. 1.2. Diện mạo của văn học Thiền Lý - Trần Xã hội thời Lý - Trần là xã hội kinh qua những biến cố và thăng trầm của ngoại xâm cũng như nội loạn. Trước triều đại Lý, vào những năm đầu thế kỷ X, với chiến thắng Ngô Quyền đã xóa sạch một nghìn năm bắc thuộc của dân tộc đại Việt. Bằng việc khẳng định chủ quyền với phương Bắc, và một triều 15
- đại hùng cường xuất hiện, Việt Nam tự đứng trên đôi chân và nền văn hóa đa dạng của mình. Thời kỳ bắc thuộc, về lĩnh vực văn hóa không tránh khỏi sự pha trộn, loại bỏ và ảnh hưởng của nước ta và phương Bắc. Tuy nhiên tinh thần của đại Việt không lúc nào bị lu mờ trong sự kinh bang của nền văn hóa khác. Lý Công Uẩn lên ngôi, đánh dấu mốc sử vàng bằng việc dời đô về Thăng Long, tiếp đến là sự chuyển giao quyền lực có một không hai trong lịch sử các triều đại phong kiến trong và ngoài nước là nhà Lý sang nhà Trần. Một sự chuyển giao quyền lực tuy còn nhiều điều bàn cãi song cái được hơn là cái mất. Trần Thủ Độ, con người tham vọng, chính sự tham vọng của ông đã mở ra thời kỳ hoàng kim cho triều Trần, và sự thịnh vượng lâu bền của dân tộc trong các đời vua Trần. Thời kỳ này các dòng phái Thiền tông vào nước ta, thế kỷ thứ 6 Thiền sư Tì Ni Đa Lưu Chi người miền Nam Thiên Trúc (Ấn Độ) đắc pháp với tam tổ Tăng Xán ở Trung Hoa, qua Việt Nam truyền đạo, mở đầu cho dòng Thiền Tì Ni Đa Lưu Chi vào Việt Nam “Đây là một Thiền phái rất có tính cách dân tộc Việt Nam, vừa biểu lộ được sinh hoạt tâm linh siêu việt của Phật giáo vừa biểu lộ được đời sống thực tế và đơn giản của quần chúng nghèo khổ” 1. Dòng Thiền Tì Ni Đa Lưu Chi tồn tại và phát triển từ năm 580 – 1216, truyền thừa được 19 thế hệ, có những Thiền sư của Thiền phái này đã nhập thế tích cực giúp đời: Thiền sư Định Không, Trưởng lão La Quý An, Thiền sư Vạn Hạnh, Minh Không, Bảo Nghiêm… Khoảng 300 năm sau vào thế kỷ thứ IX, Việt Nam xuất hiện đạo Thiền theo hướng Trung Quốc truyền qua, đó là dòng Thiền Vô Ngôn Thông. Dòng Thiền Vô Ngôn Thông trải qua 15 thế hệ với 40 vị truyền thừa kể đến một số Thiền sư có ảnh hưởng lớn tới thời cuộc bấy giờ: Định Hương, Khuông Việt, Viên Chiếu, Mãn Giác, Không Lộ, Thường Chiếu… Đến thời Lý Thánh Tông, vị vua nằm mộng xây chùa Diên Hựu đã 1 Nuyễn Lang, Việt Nam phật giáo sử luận 16
- thành lập Thiền phái Thảo Đường. Với sự ra đời và phát triển của ba dòng Thiền, dân tộc Việt Nam được thừa hưởng những tinh hoa của tư tưởng Phật giáo Thiền tông truyền vào kết hợp với tinh thần yêu nước, yêu dân, đoàn kết tự cường. Những Thiền sư đại diện cho các dòng Thiền đó thể hiện tinh thần Thiền tông với sự truyền giáo đến các đệ tử của mình bằng những bài thi kệ nổi tiếng, những bài thi kệ đó tồn tại trong hệ thống văn thơ Việt Nam như những tác phẩm văn học Phật giáo chói sáng của thời kỳ văn học Lý - Trần, nó không chỉ mang ý nghĩa răn dạy, chỉ dẫn các đệ tử mà còn có giá trị nhân văn sâu sắc, bên cạnh cảm thức tôn giáo của mỗi bài thi kệ là hồn cốt của dân tộc Việt trong đó. Những bài thơ chứa đậm tinh thần Phật giáo cùng với văn phong tính cách của người Việt tạo nên những nốt thăng, nốt trầm của bản nhạc văn chương Thiền đại đồng thuần Việt. Đến thời Trần Nhân Tông, Phật Giáo hoàn toàn trở thành quốc giáo, bởi chính vị hoàng đế minh tuệ này đã trở thành Hương Vân Đầu Đà Trúc Lâm Yên Tử. Ngài được tôn xưng là Phật Hoàng, bên cạnh những triết thuyết hoằng pháp thần dân, Phật Hoàng còn để lại những bài thơ, bài phú mang chất Thiền tông rõ nét, trong những bài thơ phú đó, tư tưởng tùy duyên, hòa quang đồng trần, vô sở đại, được ngài bộc lộ. Để có được một Phật Hoàng của Trúc Lâm, không thể không nói tới người thầy mà chính Trần Nhân Tông thừa nhận, có ảnh hưởng vô cùng lớn trong con đường ngộ đạo của mình đó là Tuệ Trung Thượng sĩ. Tuệ Trung Thượng sĩ - ngọn đuốc sáng của Thiền tông thời Lý - Trần. Từ hoàn cảnh xã hội, hoàn cảnh ra đời của các dòng Thiền, thời đại Lý - Trần với hệ tư tưởng xuyên suốt, trải dài một màu sắc Phật giáo. Không thể phủ nhận trên con đường Phật giáo trở thành quốc giáo thì Nho giáo, Lão Trang luôn song hành, đỉnh cao của sự dung hòa đó là hệ thống tam giáo đồng nguyên, trong phương thức trị nước an dân của các bậc hoàng đế. Khi Phật giáo chủ đạo, khi Nho giáo lên ngôi, nhưng những hệ tư tưởng ngoại bang đó 17
- vào Việt Nam, đã hòa đồng trong dòng chảy của tinh thần yêu nước thương nòi của người Việt. Không còn sắc diện của Phật giáo Trung - Ấn, không còn Nho giáo, Lão giáo thuần Trung Hoa. Đến Việt Nam, kết hợp với cung cách và tâm tính của người Việt, các luồng tư tưởng đó đã tồn tại theo âm hưởng của văn hóa dân tộc Việt, đã tạo ra những thành tựu trong văn học. Kiều Thu Hoạch khẳng định: “ Thiền sư Lý - Trần tỏ ra rất sở trường trong việc hình tượng hóa giáo lý nhà Phật” [25]. Qua những bài thơ Thiền, những bài phú, các Thiền sư vẫn dữ nguyên khí chất truyền đạo của mình, gợi mở cho người tiếp nhận tự khai sáng tâm siêu việt của mình. Tuy nhiên trong một số những bài thơ mang đậm chất Thiền tông, một số bài thơ vẫn có hơi hướng của Nho - Lão. Sự kết hợp tinh tế đó, là sản phẩm đặc biệt mang tâm hồn của người Việt. Phải nói rằng trong giai đoạn Phật giáo nở nộ này, để trích cú ý nghĩa những câu kinh, để truyền giảng về giáo lý của Phật giáo, với phương trâm “dĩ tâm truyền tâm” hẳn chỉ có những câu thơ Thiền là hàm ý đủ nhất, vừa ngắn gọn, vừa sâu xa, vừa nói hết được đạo lý lại không mắc vào sự diễn giải dễ nhầm lẫn khái niệm. Văn học có vai trò đáng kể để các Thiền sư qua đó bộc lộ tâm đạo của mình. Văn học giai đoạn này, có vai trò chuyên trở tư tưởng của các Thiền gia tới người tiếp nhận, những câu thơ miêu tả về thiên nhiên, về thế sự hay chính là bày tỏ tư tưởng thâm sâu của sự chứng ngộ, cách tu tâm của bậc trí giả. Với bút pháp khi tả cảnh, khi gợi mở nội tâm, những câu hỏi tu từ bỏ lửng. Giá trị thẩm mỹ trong mỗi bài thơ Thiền thể hiện qua cảm xúc của thi nhân trước thiên nhiên vạn vật trước thời cuộc ví như “Thị đệ tử” của Thiền sư Vạn Hạnh, “Ngôn hoài” của ngài Không Lộ, hay tiêu biểu có “Cáo tật thị chúng”, Mãn Giác Thiền sư, “Cư trần lạc đạo” của Trần Nhân Tông, và không thể không nói đến những bài thơ Thiền của Tuệ Trung Thượng sĩ. Trong những bài thơ Thiền của Tuệ Trung Thượng sĩ nói riêng 18
- của các Thiền sư Lý - Trần nói chung cảm thức tôn giáo hòa quyện với giá trị nhân văn, vừa răn dạy người vừa giáo hóa nhưng không khô khan, nhẹ nhàng, đơn giản sâu sắc, luôn đạt tới cảnh giới tột đỉnh của nhận thức để người tiếp nhận tự khai ngộ. 1.2.1. Đội ngũ sáng tác Tôn giáo là hệ thống giáo lý kinh điển, tuy nhiên những Thiền sư, các tác gia văn học Lý - Trần bàn về hữu vô, sinh tử, niết bàn qua những áng văn thơ. Trong mỗi bài thơ Thiền, thể hiện sự lắng đọng cảm xúc và truyền tải nhiều luận đàm về cuộc sống. Đội ngũ sáng tác họ là ai? Là những nhà tu hành, hoàng thân quốc thích hay những cư sĩ an bần lạc đạo. Tất cả họ đã mang tới cho thơ văn Lý - Trần những sáng tác văn học tiêu biểu thể hiện hệ thống tư tưởng cho cả thời đại về giáo lý về thẩm mỹ văn chương. Người Việt Nam với bản lĩnh độc lập tự cường, cùng với tính uyển chuyển của cư dân lúa nước phương nam, nên bất kỳ một học thuyết nào vào Việt nam đều phục vụ đạo yêu nước yêu dân của dân tộc. Phật giáo khi vào Việt Nam cũng ảnh hưởng và chịu sự chi phối của quy luật đó. Với tính cởi mở, quảng đại quần chúng, với hệ thống giáo lý phá chấp triệt để, tinh thần đốn ngộ tự tại, Phật giáo bắt gặp được những luồng tư tưởng vốn có, kết hợp với tín ngưỡng dân gian, dung hợp với các hệ tư tưởng khác như Nho giáo, Lão Trang tạo nên một diện mạo riêng cho đạo Phật Việt Nam. Phật giáo Thiền tông thời Lý - Trần tạo cho mình một vị thế đặc biệt trong dòng chảy lịch sử của dân tộc Việt. Sự du nhập Phật giáo từ Ấn Độ, Trung Quốc với hệ quả là các dòng phái, Vô Ngôn Thông, Tì Ni Đa Lưu Chi và Thảo Đường, hình thành phát triển đã mở ra một thời kỳ nở rộ của Thiền tông, cùng hệ thống các kinh điển truyền thừa các tác giả văn học Phật giáo xuất hiện với những bài thi kệ nói lên sự vô chấp, giáo truyền sự đốn ngộ, và những nguyên 19
- tắc của quy luật sinh tồn. Hệ thống những bài thi kệ đó, là sản phẩm tất yếu của một thời kỳ Thiền tông đơm hoa. Trong hệ thống văn học Việt Nam có thể nói, thời đại văn học Lý - Trần là thời đại bùng nổ của các Thiền sư xuất gia và tại gia. Từ nhà tu hành đến bậc quan lại, hoàng đế, tinh thần Phật giáo thấm sâu trong mỗi dòng tư tưởng của họ qua các bài thi kệ. Tuy Phật giáo dường như đã trở thành một hệ tư tưởng chính thống trong xã hội thời Lý – Trần, nhưng Nho giáo và Lão giáo cũng không bị lu mờ. Thời kỳ này hiện tượng tam giáo đồng nguyên hiện tiền rõ nhất, hòa quyện nhất và thông đạt nhất. Nho giáo với đặc quyền riêng của mình vẫn giữ một vị trí tối cao trong phương pháp “trị an” của các hoàng đế thời đó. Nho giáo có những tôn chỉ riêng trong hệ thống tư tưởng mà các vua quan đời Lý – Trần sử dụng như một cách thức trị quốc, tuy nhiên để “an dân” và hướng lòng dân theo thì các vua triều Lý đặc biệt là đến triều Trần dùng Phật giáo để truyền bá tư tưởng của giai cấp thống trị. Những Thiền sư, quốc sư ra giúp vua gây dựng cơ đồ như Vạn Hạnh, Khuông Việt, Mãn Giác, Không Lộ, đến những đế vương Lý Thái Tông, Trần Thái Tông, Trần Nhân Tông, Tuệ Trung Thượng sĩ… Họ tiêu biểu cho những con người tham vọng “giáo dân” bằng Phật giáo, và tìm đến một phương pháp chứng ngộ của riêng mình. Hệ thống đội ngũ sáng tác giai đoạn này thể hiện thái độ yêu nước, đoàn kết toàn dân. Tiên phong trong vấn đề này phải kể đến Thiền sư Vạn Hạnh, người đã có công phò tá và lập ra triều Lý. Với những bài thơ, những bài sấm vĩ thể hiện con mắt thông tường trước thời cuộc của ngài. Bài kệ : Thị đệ tử, trước khi viên tịch, Thiền sư Vạn Hạnh đọc cho các đệ tử nói về sự sinh diệt hằng thường, nói về cuộc đời thịnh suy, hay “Yết bảng thị chúng”, một cách thông báo với toàn dân về sự sụp đổ của nhà Tiền Lê, và sự xuất hiện của nhà Lý. Qua những bài sấm vĩ đó thấy được sự mẫn tuệ và nghệ thuật chính trị của Thiền sư. Hay đến một loạt các tác gia văn học Lý - Trần tiêu 20
- biểu cho tinh thần đoàn kết tự cường, xây dựng một quốc gia thanh bình trên phương châm đạo và đời song hành. Thánh đăng ngữ lục là tác phẩm viết về cuộc đời hành trì và tài năng của năm vị hoàng đế triều Trần, Trần Thái Tông, Thánh Tông, Trần Nhân Tông, Trần Anh Tông, Trần Minh Tông. Những vị hoàng đế đó ngoài là năm vị vua sáng của dân tộc, họ còn là những nhà tu hành người xuất gia, người tại thế, và là những nhà thơ nhà văn tiêu biểu của dòng văn học Lý - Trần. Có thể nói những sáng tác như Khóa hư lục, Thiền Tông chỉ nam tự, Cư trần lạc đạo,…và những bài thơ sáng tác thời kỳ này là những tác phẩm tiêu biểu, và những luồng tư tưởng khác nhau song mục đích cuối cùng đều muốn thể hiện niềm khao khát yêu chuộng hòa bình, sự an bần lạc đạo, và khơi gợi giúp đỡ thị chúng bỏ bến mê tìm về bến giác. Đội ngũ sáng tác văn học Phật giáo giai đoạn này đa nhân cách, phong phú về thể loại cũng như loại hình, thể hiện những khát khao giao cảm với đời, và sự chứng ngộ nhân tâm cũng như những thông điệp mang tính đại đoàn kết dân tộc. 1.2.2. Khuynh hướng sáng tác của văn học Lý – Trần Nghiên cứu về khuynh hướng sáng tác văn học Phật giáo giai đoạn Lý - Trần cần một hệ thống nhiều tư liệu cũng như khảo chú, tuy nhiên trong đề tài luận văn này việc mô tả một số thể loại chỉ để minh chứng cho sự truyền tải tư tưởng Phật giáo trong đó. Không chú trọng làm sáng rõ những thể tài như những nội dung độc lập mang giá trị lịch sử. Chúng tôi chỉ nhằm mục đích giới thiệu một số thể tài trong văn học Phật giáo Lý - Trần để thấy được sự toàn diện trong hình thức sáng tác của các tác gia văn học giai đoạn này. 1.2.2.1. Đề tài về cảnh giới giác ngộ Văn học là lãnh địa để thi nhân mang cảm xúc từ cuộc sống trở về với cuộc sống. Đề tài tôn giáo là phạm trù rộng lớn đó là mảng triết thuyết kỳ bí của cảnh giới giác ngộ. Đề tài tôn giáo được các Thiền nhân gợi mở trong 21
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn viết về đề tài tình yêu của Phạm Thị Hoài, Nguyễn Thị Thu Huệ, Phan Thị Vàng Anh
185 p | 265 | 50
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Thiên nhiên trong thơ chữ Hán Nguyễn Du
152 p | 307 | 46
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc trưng nghệ thuật của văn tế Nôm trung đại
132 p | 119 | 32
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học nước ngoài: Kiểu nhân vật kiếm tìm trong tiểu thuyết
20 p | 214 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Yếu tố kì ảo trong văn xuôi trung đại (thế kỉ XV đến thế kỉ XIX)
115 p | 115 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong lý luận Văn học ở Việt Nam từ 1975 đến nay
166 p | 154 | 28
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Hồn - Tình - Hình - Nhạc trong thơ Hoàng Cầm
184 p | 158 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Văn hóa dân gian trong tiểu thuyết
114 p | 153 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc điểm nghệ thuật thơ Bùi Giáng
168 p | 148 | 22
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Nhân vật trí thức văn nghệ sĩ trong văn xuôi Việt Nam hiện đại
151 p | 101 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Thể loại phóng sự Việt Nam từ 1975 đến nay (qua một số tác giả tiêu biểu)
121 p | 173 | 18
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc điểm văn học tầm căn qua sáng tác của Phùng Ký Tài (Roi thần, Gót sen ba tấc, Âm dương bát quái)
132 p | 145 | 17
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Khảo sát truyện cổ dân gian Ê Đê dưới góc độ loại hình
167 p | 123 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Những đóng góp của Tuệ Trung Thượng sĩ cho thơ Thiền Việt Nam
132 p | 161 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc điểm văn xuôi nghệ thuật Dạ Ngân
168 p | 147 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Thiền uyển tập anh từ góc nhìn văn chương
108 p | 124 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc điểm tiểu thuyết, truyện ngắn của Nguyễn Văn Xuân
172 p | 82 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học Việt Nam: Tìm hiểu đặc sắc nghệ thuật của nhà văn Nguyễn Tuân trước Cách mạng tháng Tám năm 1945
91 p | 64 | 8
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn