intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Văn học: Quan niệm về thơ trên tạp chí Văn nghệ Quân đội giai đoạn 1986 - 2006

Chia sẻ: Minh Tú | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:98

36
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài có cấu trúc gồm 3 chương trình bày: Giới thuyết thuật ngữ “Quan niệm về thơ” – Một số quan niệm về thơ trong truyền thống văn học Việt Nam; bối cảnh chung – Những nội dung cơ bản của quan niệm về thơ trên Văn nghệ Quân đội giai đoạn 1986 – 2006; từ quan niệm đến thực tiễn sáng tác thơ trên Văn nghệ Quân đội giai đoạn 1986 - 2006.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Văn học: Quan niệm về thơ trên tạp chí Văn nghệ Quân đội giai đoạn 1986 - 2006

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ---------- DƯƠNG THỊ THUÝ HẰNG QUAN NIỆM VỀ THƠ TRÊN TẠP CHÍ VĂN NGHỆ QUÂN ĐỘI GIAI ĐOẠN 1986 - 2006 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC HÀ NỘI - 2009
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ---------- DƯƠNG THỊ THUÝ HẰNG QUAN NIỆM VỀ THƠ TRÊN TẠP CHÍ VĂN NGHỆ QUÂN ĐỘI GIAI ĐOẠN 1986 - 2006 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM MÃ SỐ: 60 22 34 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS. LÊ VĂN LÂN HÀ NỘI - 2009
  3. MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................... 1 CHƢƠNG 1 .................................................................................................. 7 GIỚI THUYẾT THUẬT NGỮ “QUAN NIỆM VỀ THƠ” – MỘT SỐ QUAN NIỆM VỀ THƠ TRONG TRUYỀN THỐNG VĂN HỌC VIỆT NAM .............................................................................................................. 7 1.1. Giới thuyết thuật ngữ “Quan niệm về thơ” ...................................... 7 1.2. Quan niệm về thơ trƣớc 1986 ............................................................ 8 1.2.1. Quan niệm về thơ thời trung đại ................................................. 8 1.2.2. Quan niệm thi ca thời 1930-1945 .............................................. 13 1.2.3. Quan niệm về thơ giai đoạn kháng chiến cứu nƣớc (1945 – 1975) và trƣớc 1986 ............................................................................. 16 CHƢƠNG 2 ................................................................................................ 22 BỐI CẢNH CHUNG - NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA QUAN NIỆM VỀ THƠ TRÊN VĂN NGHỆ QUÂN ĐỘI GIAI ĐOẠN 1986 – 2006 ............................................................................................................. 22 2.1. Bối cảnh chung ................................................................................. 22 2.2. Những nội dung cơ bản của quan niệm về thơ trên Văn nghệ quân đội giai đoạn 1986 –2006 ......................................................................... 25 2.2.1. Bản chất thơ ............................................................................... 25 2.2.3. Mối quan hệ giữa thơ và cuộc sống ........................................... 32 2.3.Ngôn ngữ thơ ..................................................................................... 41 2.4.Nhà thơ, chủ thế sáng tạo thơ ........................................................... 44 2.4.1.Tài năng và yếu tố cảm xúc ........................................................ 44 2.4.2.Trách nhiệm nhà thơ .................................................................. 48 2.5.Bạn đọc và hoạt động tiếp nhận thơ ................................................. 56 91
  4. CHƢƠNG 3 ................................................................................................ 63 TỪ QUAN NIỆM ĐẾN THỰC TIỄN SÁNG TÁC THƠ TRÊN VĂN NGHỆ QUÂN ĐỘI GIAI ĐOẠN 1986 – 2006 .......................................... 63 3.1.Thơ hay trƣớc hết là ở nội dung – “Chúng tôi làm thơ ghi lại cuộc đời mình” ................................................................................................. 63 PHẦN KẾT LUẬN ..................................................................................... 88 TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 90 92
  5. PHẦN MỞ ĐẦU I. Lý do chọn đề tài 1.Thơ là một trong những loại hình nghệ thuật kì diệu, “cõi thơ là cõi bồng phiêu” (Bùi Giáng), nơi chứng kiến lao động miệt mài và sự thăng hoa cảm xúc của người nghệ sĩ. Mỗi vần thơ được viết ra, một mặt là kết quả của những suy tư cá nhân độc đáo, mặt khác, những suy tư ấy phải thể hiện được tâm thế và trạng thái tinh thần của thời đại; đây cũng chính là năng lực cảm nhận chiều sâu thế giới của người nghệ sĩ. Để có được điều đó, nhìn chung, nhà thơ chịu sự chi phối của một hệ thống quan niệm sáng tác, quan niệm này là sản phẩm của tư duy cá nhân kết hợp với những cảm thụ từ phía thời đại. Có thể khẳng định rằng, ở bất cứ nền văn học nào, việc kiến tạo hệ thống quan niệm về thơ luôn là một vấn đề lý thuyết vô cùng quan trọng, góp phần định hướng cho việc nghiên cứu và sáng tác thơ ca. Đây là lý do đầu tiên định hướng chúng tôi trong việc lựa chọn đề tài. 2.Vị trí của văn học Việt Nam giai đoạn 1986-2006. Như chúng ta biết, bất cứ một giai đoạn văn học nào, đều giữ một vị trí nhất định trong sự phát triển của nền văn học nói riêng, toàn thể xã hội nói chung. Tuy nhiên, trong hàng nghìn khúc quanh lịch sử ấy, có những giai đoạn đặc biệt, ghi dấu những mốc chuyển dịch đột biến, tạo ra sự “thay da đổi thịt” cho hàng loạt các yếu tố khác. Văn học Việt Nam, trong đó có thơ ca, giai đoạn 1986-2006 là một khúc quanh như thế. 1986-2006, nhắc đến khoảng thời gian này, chắc rằng ai cũng có thể hình dung ra tính chất cơ bản của nó: 20 năm đổi mới văn học, 20 năm thay bộ áo mới cho toàn thể các yếu tố cấu thành lên văn học, 20 năm “thay máu” cho văn học, cho thơ ca. Trong 20 năm này, chúng ta chứng kiến những bước tiến nhanh chưa từng thấy so với mấy chục năm văn học trước đó; chúng ta chứng kiến những đổi mới cách tân mang tính đột phá, tạo ra một sinh lực 1
  6. mới tràn trề cho bộ phận sáng tác, cũng như bộ phận tiếp nhận; 20 năm – bên cạnh những thành tựu đạt được, chúng ta cũng được “trải nghiệm” những yếu tố lạc loài, lai căng, kệch cỡm… Tuy nhiên, như mọi người hay nói, đến La Mã có trăm con đường; dù là tiến bộ tích cực hay lai căng, lạc loài; dù đúng hay còn nhiều hạn chế… tất cả đã tạo nên một bộ mặt tươi mới và sinh động chưa từng có, góp phần đưa văn học nói chung, thơ ca nói riêng dịch chuyển theo hướng đi lên. Từ sau 1986 trở lại đây, việc tìm hiểu, nghiên cứu về giai đoạn văn học này đã và đang được được tiến hành rộng rãi, góp phần đưa đến cho độc giả một cái nhìn toàn cảnh, chi tiết. 3.Văn nghệ Quân đội là một tạp chí uy tín từ trước tới nay. Ra đời tháng 01/1957, trải qua hơn nửa thế kỷ phấn đấu và trưởng thành, tạp chí đã trở thành mái nhà ấm quy tụ nhiều tác giả tên tuổi thể hiện tài năng, là một diễn đàn văn nghệ sinh động và có chiều sâu, nơi các ý kiến bàn luận được thể hiện khá dân chủ. Đây cũng là một trong những cơ quan tổ chức các cuộc thi thơ lớn. Hoạt động phê bình, bàn luận văn học nói chung, thơ nói riêng được tiến hành đều đặn và đạt chất lượng nhất định trên các số tạp chí. Nhiều chuyên mục đã và đang tồn tại như: Giới thiệu tác phẩm thơ mới, Nhà văn viết về mình, Nhà văn nghề văn, Nghĩ ngắn về nghề….Như thế, có thể khẳng định rằng, trong 52 năm tồn tại phát triển, Văn nghệ Quân đội đã đóng góp đáng kể vào việc làm sinh động, đa diện đa sắc cho đời sống văn học nghệ thuật, trong đó có lĩnh vực bàn luận về thơ ca. Việc tìm hiểu về vấn đề phê bình thơ, luận bàn thơ trên Văn nghệ Quân đội còn rất thưa thớt, hạn chế. Cho đến nay, số lượng bài viết, công trình về lĩnh vực này có thể nói là đếm trên đầu ngón tay. II. Lịch sử vấn đề Việc nghiên cứu, tổng hợp, đánh giá những quan niệm về thơ trên tạp chí Văn nghệ Quân đội trong 20 năm (1986 – 2006) đến nay hầu như chưa có công trình nào. Trên tạp chí này cũng chỉ mới in một số ý kiến, nhận định, 2
  7. phát biểu riêng lẻ về thơ. Vì vậy, ở đây, chúng tôi chỉ có thể trình bày chung về những điểm chính của các ý kiến nhận định đó. Tháng 6/1988, tạp chí Văn nghệ Quân đội mở cuộc trao đổi Đổi mới tư duy sáng tạo văn học, đổi mới tư duy lý luận phê bình văn học. Tại cuộc trao đổi này, Đặng Anh Đào có bài viết Đổi mới tư duy trên tinh thần khoa học và cách mạng. Bài viết có đoạn: “Tôi rất hoan nghênh tạp chí Văn nghệ Quân đội đã gợi mở cuộc trao đổi về vấn đề đổi mới tư duy sáng tạo văn học, đổi mới tư duy lý luận phê bình văn học”[43; tr.101]. Tuy nhiên, ý kiến của Đặng Anh Đào dừng lại chủ yếu ở lĩnh vực phê bình, lý luận văn học nói chung; lĩnh vực phê bình, bàn luận thơ ca trên Văn nghệ quân đội mới chỉ mang tính gọi tên, điểm xuyết. Tháng 7/1988, trên tinh thần đổi mới toàn diện mà Đảng đề ra, nhà thơ Hữu Thỉnh - ủy viên BCH Hội nhà văn Việt Nam, đã có những nhận xét khá xác đáng về tình hình chung của lĩnh vực phê bình, luận bàn thơ ca trên Văn nghệ Quân đội. Theo Hữu Thỉnh, việc bàn luận, phê bình thơ trên tạp chí không đi “chệch” quỹ đạo của phê bình thơ ca nói chung lúc đó, cũng như đúng hướng theo sự chỉ đạo của Đảng và Nhà nước. Tuy nhiên, thành tựu nổi trội mang tính sắc nhọn chưa có nhiều: “Nó lành mà chưa mạnh, nó ổn định nhưng thiếu tung hoành, nó làm ta yên tâm nhưng chưa làm ta sảng khóai. Nó đúng nhưng chưa sắc. Nó đĩnh đạc nhưng chưa linh diệu” [44; tr. 126]. Nhận xét như thế có thể coi là đúng, là tinh, về một hành trình dài của phê bình, luận bàn thơ ca trên Văn nghệ Quân đội. Từ đây, Hữu Thỉnh đã đưa ra những ý kiến đề xuất mà có thể tóm gọn vào một ý: Văn nghệ quân đội cần tìm tòi hơn, dũng cảm hơn, dám nghĩ dám làm hơn trong việc chọn lựa, đăng tải các bài viết, ý kiến về thơ trên tạp chí của mình. Bộ máy biên tập “thực sự vì bạn đọc hơn, dũng cảm hứng lấy những cọ xát, trước mắt chưa có những bài hay thì hãy bớt đi những bài vô thưởng, vô phạt “biết rồi khổ lắm nói mãi” [44; tr. 3
  8. 126]. Theo ý nhà thơ Hữu Thỉnh, giảm số lượng, tăng chất lượng cũng là một điều nên làm: “không nhất thiết tháng nào cũng phải đủ mâm đủ bát lấp đầy trang cho đủ số (…) chọn in trước hết là chất lượng, như vậy có thể có số ít, số nhiều “cơm có bữa, chợ có phiên” [44; tr. 126]. Sau bài viết thẳng thắn của Hữu Thỉnh, một thời gian sau, tháng 6/1992, trong một bài viết có tựa đề Giới thiệu và phê bình thơ hôm nay, nhà thơ Nguyễn Đức Mậu – một cây bút chủ chốt của Văn nghệ quân đội đã đưa ra những nhận xét đúng, sắc về tình hình phê bình, luận bàn thơ nói chung trên các báo cũng như ở Văn nghệ quân đội. Một tình trạng phổ biến là chứng bệnh “vô thưởng vô phạt”, chung chung, không sai nhưng cũng không có gì đặc sắc: “Một: trích dẫn một số câu, một số bài trong tập để khen ngợi. Hai: điểm xuyết vài lời chê chung chung về cấu trúc, cảm xúc hoặc sự trùng lặp đơn điệu trong bút pháp…Ba: bằng lời lẽ xã giao, thay cho lời kết người điểm sách hi vọng ở bước đường đi tới, ở mùa gặt mới của tác giả” [64; tr 105]. Theo tác giả ý kiến, những kiểu luận bàn, phê bình chung chung như vậy trên Văn nghệ quân đội cũng như các báo khác, chính là một trong những nguyên nhân cốt yếu khiến người đọc bàng quan, nghi ngờ về chất lượng, độ thu hút của thơ ca; và một cách gián tiếp, đã hạ thấp giá trị, nhân cách của người làm thơ cũng như người thẩm bình. Trên đây là một số ví dụ ít ỏi về việc tìm hiểu vấn đề quan niệm thơ trên Văn nghệ Quân đội. Từ đây, chúng tôi có nhận xét: -Những ý kiến luận bàn, tìm hiểu, nghiên cứu về quan niệm thơ trên Văn nghệ Quân đội còn rất hạn chế, không có tính quy mô. Hình thức chủ yếu hiện nay là dừng lại ở các bài viết nhỏ lẻ, đăng rải rác trên các báo chí, trao đổi tại các cuộc hội họp. -Những ý kiến, bài viết bàn về đối tượng của luận văn này đều thừa nhận hai điểm cơ bản: 1.Sự đều đặn, “đủ mặt đủ tên” của việc bàn luận, phê bình 4
  9. thơ trên tạp chí; 2.Tính chất riêng biệt, độc đáo, đặc sắc của vấn đề này trên Văn nghệ Quân đội chưa thật sự nổi rõ. Từ việc trình bày lý do chọn đề tài cũng như lịch sử nghiên cứu vấn đề trên đây, chúng tôi không tham vọng có thể phác họa lên một cách đầy đủ nhất bộ mặt của vấn đề “Quan niệm thơ trên Văn nghệ quân đội” trong 20 năm đổi mới; song cũng mong rằng sẽ tiếp tục bổ sung thêm những khám phá và luận điểm mới về vấn đề này. III. Đối tƣợng, nhiệm vụ 3.1. Đối tƣợng -Toàn bộ tư liệu có liên quan tới vấn đề Quan niệm về thơ trên tạp chí Văn nghệ Quân đội giai đoạn 1986-2006, đặt trong mối liên hệ không tách rời với các nội dung khác của tạp chí trong 20 năm nói trên. -Đối tượng cụ thể mà chúng tôi hướng đến là “Quan niệm về thơ”. Trong khuôn khổ luận văn này, chúng tôi sẽ đi vào khảo sát các yếu tố sau: Bối cảnh và một số đặc điểm cơ bản của sự phát triển thơ ca trong giai đoạn 1986-2006; Quan niệm về thơ và các yếu tố nghệ thuật của tác phẩm thơ (Bản chất thơ, Mối quan hệ giữa thơ và cuộc sống, Nhà thơ và quá trình sáng tạo tác…); Từ Quan niệm đến thực tiễn sáng tác trên Văn nghệ Quân đội (1986 – 2006). Một điểm được lưu ý trong luận văn này: Quan niệm về thơ trên tạp chí Văn nghệ quân đội giai đoạn 1986-2006 vừa mang những nét chung của vấn đề triển khai, vừa mang những nét đặc thù của tạp chí Văn nghệ Quân đội. Bên cạnh đó, người viết không bỏ qua sự tác động mạnh mẽ từ hoàn cảnh lịch sử xã hội nói chung. 3.2. Nhiệm vụ -Thống kê toàn bộ các tri thức liên quan tới vấn đề “Quan niệm về thơ”, trong giai đoạn từ 1986 đến 2006 trên Văn nghệ Quân đội, sắp xếp thành những luận điểm lớn. 5
  10. -Từ việc thống kê, sắp xếp nói trên, bước đầu đưa ra một số nét vận động chính của vấn đề Quan niệm về thơ: những bước phát triển phù hợp với xu thế thời đại và tương ứng với thực tế sáng tác; cũng như một số điểm cần bổ sung, xem xét. IV. Phƣơng pháp -Thống kê và phân tích: Các tri thức nằm rải rác ở tất cả các số tạp chí, được tập hợp và phân loại, cuối cùng ưu tiên xem xét đánh giá loại vấn đề có ý nghĩa nhất, cơ bản nhất. Trong quá trình triển khai luận văn, các chương mục do bản thân tư liệu khống chế, quy định; không áp đặt, định trước. -So sánh: Trên cơ sở các tư liệu đã được lựa chọn về vấn đề luận văn nghiên cứu; chúng tôi tiến hành đối chiếu so sánh với các giai đoạn khác, hoặc các tạp chí, tài liệu khác (trên cơ sở cùng một vấn đề), từ đó rút ra những kết luận tương ứng. V. Bố cục luận văn Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, Luận văn “Quan niệm về thơ trên tạp chí Văn nghệ Quân đội giai đoạn 1986-2006” gồm ba chương: Chương 1: Giới thuyết thuật ngữ “Quan niệm về thơ” – Một số quan niệm về thơ trong truyền thống văn học Việt Nam Chương 2: Bối cảnh chung – Những nội dung cơ bản của quan niệm về thơ trên Văn nghệ Quân đội giai đoạn 1986 – 2006 Chương 3: Từ quan niệm đến thực tiễn sáng tác thơ trên Văn nghệ Quân đội giai đoạn 1986 - 2006 6
  11. CHƢƠNG 1 GIỚI THUYẾT THUẬT NGỮ “QUAN NIỆM VỀ THƠ” – MỘT SỐ QUAN NIỆM VỀ THƠ TRONG TRUYỀN THỐNG VĂN HỌC VIỆT NAM 1.1. Giới thuyết thuật ngữ “Quan niệm về thơ” Để sáng tạo thơ ca, người làm thơ không chỉ cần đến những yếu tố như tài năng thiên bẩm, cảm xúc, khả năng sử dụng ngôn từ… mà còn cần được trang bị, hoặc “tự mình trang bị” một hệ thống mang tính lý thuyết về thể loại thơ. Nó sẽ có tác dụng trong việc nhà thơ xác định rõ ràng hướng đi của thơ mình trên tất cả các phương diện. Đồng thời, với hệ thống quan niệm đó, người làm thơ sau những giây phút thăng hoa sáng tạo tác phẩm, sẽ trở thành một nhà phê bình có tri thức và kinh nghiệm trong việc thẩm định thơ mình. Hệ thống lý thuyết này có thể được hình thành từ chính sự trải nghiệm trong quá trình sáng tạo tác phẩm, hoặc là sản phẩm của việc lượm lặt, tích lũy kinh nghiệm từ các thế hệ đi trước, từ đồng nghiệp, từ các nhà phê bình. Ở một mặt khác, về phía độc giả, các nhà nghiên cứu phê bình, việc tìm hiểu hệ thống quan niệm về thơ của một tác giả thơ, một giai đoạn thơ sẽ giúp họ có trong tay cái gọi là “công cụ” nhằm soi chiếu, lý giải và đánh giá thỏa đáng trước mỗi một hiện tượng thơ. Vậy Quan niệm về thơ là gì? Theo nghĩa hẹp, việc trả lời câu hỏi này chính là đi xác định vấn đề: thơ là gì? Đây là một vấn đề thuộc về lý thuyết thể loại, nó giúp chúng ta khu biệt thơ ca với các thể loại khác như truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch… Tương tự với một hiện tượng trong tiếp nhận văn học, có bao nhiêu độc giả thì sẽ có bấy nhiêu cách tiếp nhận, bấy nhiêu hiện tượng “đồng sáng tạo”; thực tế câu hỏi “Thơ là gì” luôn là một câu hỏi mở, mang tính lịch sử, và có đáp án đa dạng; tùy thuộc vào mỗi thời đại, mỗi dân tộc, trình độ 7
  12. học vấn, địa vị xã hội… Nghìn năm đã trôi qua, loài người tiếp tục đi tìm lời giải. Trong phạm vi luận văn này, trên cơ sở tìm hiểu nguồn tư liệu thực tế, chúng tôi nhận thấy rằng, các ý kiến về thơ trên tạp chí Văn nghệ Quân đội trong giai đoạn 1986-2006 khá phong phú, nhiều chiều nhiều vẻ. Hình thức phát ngôn đa dạng, có thể dưới dạng các bài nghiên cứu công phu, các bài bình thơ, thẩm thơ hay giới thiệu thơ; hoặc xuất hiện dưới dạng phỏng vấn, phát biểu ngắn, trao đổi… Đối tượng tham gia không giới hạn: có người là các nhà nghiên cứu nổi tiếng; nhiều người là nhà thơ – người trực tiếp tham gia vào quá trình thai nghén và sinh thành tác phẩm; lại có các ý kiến mang tính tản mạn từ phía công chúng…Vấn đề bàn luận đa dạng, không chỉ là câu trả lời cho câu hỏi “Thơ là gì”; người viết còn chú ý tới các phương diện khác như: cảm xúc trong thơ, tài năng nhà thơ, bạn đọc và sự tiếp nhận thơ …Từ thực tế đó, với mong muốn thông qua các ý kiến luận bàn, bước đầu có cái nhìn mang tính tổng thể về “Quan niệm thơ” trên Văn nghệ Quân đội, giai đoạn đổi mới (1986-2006), chúng tôi sử dụng khái niệm “Quan niệm về thơ” với ý nghĩa không chỉ lý giải “Thơ là gì” mà còn đề cập tới nhiều vấn đề khác liên quan đến thơ, quá trình hình thành và tiếp nhận thơ ca. Chúng tôi quy vấn đề “Quan niệm về thơ trên Văn nghệ Quân đội giai đoạn 1986 – 2006” về các điểm như sau: Bản chất thơ, Mối quan hệ giữa thơ và cuộc sống, Nhà thơ và quá trình sáng tác thơ ca, Bạn đọc và hoạt động tiếp nhận thơ… 1.2. Quan niệm về thơ trƣớc 1986 1.2.1. Quan niệm về thơ thời trung đại Dân tộc Việt Nam là dân tộc có truyền thống thi ca. Thơ được trọng vọng, tôn vinh. Người làm thơ được gọi là thi nhân, hàm chứa nét đẹp, sự tinh tuyển của cuộc đời và đất trời. Cùng với sáng tác thơ ca, truyền thống bàn luận 8
  13. về thơ cũng phát triển. Cho đến ngày nay nhìn lại, chúng ta có thể thấy một hệ thống các quan niệm về thơ khá dày dặn. Suốt thời trung đại Việt Nam, do hoàn cảnh lịch sử, do vai trò của văn hóa Hán, đặc biệt là do chế độ đào tạo và tuyển lựa nhân tài, nền học thuật (trong đó có hệ tri thức văn học) ở ta chịu ảnh hưởng sâu đậm và to lớn nền học thuật Trung Hoa. Thi luận cổ dân tộc không nằm ngòai thực tế này. Thêm vào đó, đúng như quan niệm của giáo sư I.S.Lisevich, trong thời cổ trung đại, các nền văn chương phương Đông chưa phát triển đồng đều mà thường theo quy luật: có một nền văn chương kiến tạo vùng, còn các nền văn chương khác tham gia tạo thành vùng văn chương lớn như văn chương Viễn đông mà hạt nhân là văn chương Trung Hoa, bên cạnh vùng văn chương Ấn Độ, vùng văn chương Cận Đông. Vì vậy, quan niệm về thơ thời trung đại cũng có sự ảnh hưởng sâu đậm từ quan niệm về thơ ca của Trung Hoa. Ngày nay, chúng ta thường nói tới vai trò quyết định của chủ thể trong sáng tạo. Nguyên lý này có tính phổ quát bởi thơ là sản phẩm tinh thần của chính nhà thơ. Người xưa đã thể hiện nguyên lý chung đó bằng một định thức quen thuộc: Thơ là người; thơ là tâm, là gan ruột. Ngô Thì Vị viết về Trịnh Hoài Đức: “Thơ ông như người ông, điều mà ông gánh vác như điều mà ông tu dưỡng” [12; tr 110]. Nhận xét vừa bao quát vừa xác đáng. Thơ là người, mà người thì có nhiều loại, nên thơ cao thấp cũng không giống nhau. Nguyễn Cư Trinh viết: “Người có sâu cạn, cho nên thơ có mờ tỏ rộng hẹp khác nhau” [12; tr. 47]. Người có nhiều thiên hướng vì thế thơ cũng có nhiều “sở trường riêng” (lời Lê Quý Đôn). Nguyễn Địch Cát xác định: “Người nào trội về nhân cách thì làm thơ hay trang nhã, người nào trội về khí phách thì làm thơ hay hùng hồn, người nào giỏi về dùng từ đặt câu thì làm thơ hay hoa mỹ, người nào giỏi về điển cố thì làm thơ hay vững vạng… xem thơ thì có thể mường tượng được người”[12; tr. 47]. Nhấn mạnh tới yếu tố bên trong, người xưa không coi nhẹ 9
  14. yếu tố bên ngoài, nếu chưa có sự ăn nhập giữa hai yếu tố không thể bật thành tiếng thơ. Kính trai Ngô Hy Phan viết: “Bên trong có gì trái với tâm, bên ngoài không có gì chạm tới vật, nên biết bao nỗi lòng cao vợi thẳng ngay chưa hoàn toàn bộc lộ được [12; tr. 117]. Trước hết trong lòng phải có điều da diết muốn được giãi bày, cảnh chỉ là chỗ “ngụ ý”, sự chỉ là nơi “tự thuật”. Nguyễn Thứ Phủ cho thơ của Lê Hy thường nảy sinh là do “đắc ý nơi núi sông, hay nhân việc nên lời” [12, tr. 126]. Chỉ khi lòng hóa thành nỗi riêng tư day dứt mới mong gửi gắm nơi cảnh vật. Như thế, rất rõ là cổ nhân luôn đề cao yếu tố chủ quan của nhà thơ, coi đây là một yếu tố hàng đầu trong việc sáng tạo thơ ca. Bên cạnh việc đề cao mệnh đề “thơ là người”, cổ nhân còn nhấn mạnh đến chữ “tâm”. Thơ kỳ ngộ nhờ thấm nhuần và bắt nguồn từ “tâm”, Ngô Thì Nhậm viết: “Ý đẹp lời hay nhưng sự diệu kỳ vẫn hội ngộ ở bên tâm” [12; tr. 237]. Trước đó, ở bên Trung Quốc, Nhạc Phi đời Tống cũng viết: “Cái kỳ diệu của sự vận dụng là ở tâm” [12; tr. 129]. Vậy tâm là gì, theo Ngô Thì Nhậm, tâm là “đều có thể nói cái có thể nói, không thể nói cái không thể nói” [12; tr. 237]; ông lý giải rõ hơn: “Nó (tâm) gửi gắm nơi việc, bộc lộ nơi lời. Còn như đối với việc mà nó gửi gắm, lời mà nó bộc lộ thì cũng như cá tât nhiên phải nhảy, chim tất nhiên phải bay” [12; tr. 237]. Tâm vì thế mà có sức sống. Như thế, thơ là cầu nối giữa tâm hồn với tâm hồn. Cho dù chữ tâm hàm nghĩa rộng đến đâu thì nó cũng luôn giữ vai trò quyết định trong thơ. Thi ca chỉ phát ra khi có điều sở đắc ở tâm. Còn khi đã phát ra, nó phải tuân thủ theo mệnh lệnh của tâm. Đó là đạo của sự sáng tạo thơ ca, nghiêm ngặt và phổ quát. Đạo này sẽ chi phối cái đạo của sự cảm thụ thơ ca. Một trong những điều gần gũi khác giữa quan niệm thơ xưa và nay là việc nhấn mạnh tới mối quan hệ của thi ca và đời sống. Cổ nhân cho rằng, có ba sự nghiệp lớn có thể lưu danh hậu thế. Đó là lập công, lập đức và lập ngôn. 10
  15. Trong thực tế, ba sự nghiệp ấy gắn bó, hòa quyện với nhau. Ý nghĩa lớn lao của văn chương đối với con người và cuộc đời xuất phát từ đây. Lê Quý Đôn viết thật bao quát, đúng đắn: “Văn chương là gốc lớn để lập thân, là việc lớn để sửa đời” [12; tr. 83]. Cao Xuân Dục đặt văn chương trong quan hệ trực tiếp với nghiệp nước: “văn là sự nghiệp lớn để trị nước, là công việc bất hủ, làm một lúc nhưng truyền lại muôn đời”[12; tr. 84]. Thi ca không nằm ngòai quỹ đạo chung này. “Thi dĩ ngôn chí” – thơ là công cụ để bộc lộ chí khí con người. Bàn về mục đích thơ, Ninh Tốn xác định: “Việc là ở Ô Châu thực lục, nhưng nghĩa khuyên bảo răn đe, nhờ văn để hành đạo, nhưng không rơi vào phù hoa, tới việc để làm sáng lý, nhưng không đọng ở chỗ thô thiển, đặt nó nơi bình phong, có thể là sự toan tính sâu xa giúp thánh triều coi dân chế trị, khắc nó nơi ván gỗ, có thể là nuôi dưỡng to lớn thành sự khuyên răn mẫu mực cho ngàn vạn đời sau” [12; tr. 28]. Chính vì quan niệm thơ để tỏ chí, tỏ lòng như vậy nên các bài thơ cổ thường có tiêu đề như: Cảm hoài, Thuật hoài, Thuật hứng… Tiếp cận thơ cổ, người đọc thường thống nhất hay là đồng nhất chủ thể phát ngôn với chủ thể trữ tình, khám phá bài thơ là khám phá chủ thể nhà thơ. Đề cập tới chức năng của thơ, thời trung đại, phổ biến quan niệm văn dĩ tải đạo, văn trị giáo hóa của Nho giáo: văn chương là phương tiện chở đạo, phải thực hiện chức năng giáo hóa lòng người. Với nhà nho, “văn” là một cách hành đạo, thơ là một con đường để dưỡng tâm. Nguyễn Thượng Hiền biểu đạt rất đúng: “Thét một tiếng đã nâng dậy chứng ỳ của cả một nền phong hóa suy đồi” [12; tr.101]. Bởi vậy, dễ hiểu khi thơ gắn liền với chính sự, với thời cuộc. Ngô Thế Vinh viết: “Cái biến của văn chương cũng thông suốt với chính sự” [12; tr. 142]. Lòng người làm thơ phải chứa chan cảm xúc “ưu thời mẫn thế” (Ngô Thì Hoàng), cảm hứng thi ca chân chính cần được khơi nguồn từ những điều mắt thấy tai nghe can hệ tới sự tồn vong của dân tộc, đất nước. Đinh Linh Uy trong “Tang thương lệ sử” cho rằng, chiều hướng sáng tạo thi ca là “quan 11
  16. hệ của hưng suy một thuở, cảm khái nghìn thu” [12; tr. 63]. Trước đó, ông đã lý giải lẽ “hưng vong” của cuộc dâu bể thế này: “Đất Thăng Long thời xưa là đất đế vương, xây dựng đô kỳ, mũ đai non vật, thịnh ở non nam, văn thái phong lưu, nhất nơi hải nội…Sau khi thay đổi, hoang phế sạch trơn, hoàng đô phần nửa thê lương, vương phủ cũng giao cho ngọn lửa” [12; tr. 62]. Đây là lý do bên trong thôi thúc ông cầm bút viết những vần thơ “tang thương” vừa để giải tỏ nỗi lòng, vừa để chia sẻ nỗi ưu tư trước nhân tình thế thái. Chính bởi xuất phát từ ý thức về chức năng cao cả của thơ ca, các nhà thơ thời trung đại đặc biệt chú ý đến lời thơ – phương tiện chuyển tải tâm tư. Thơ hay không thể thiếu lời hay. Lời cố nhiên cần cho cả sử, cả triết. Tác phẩm khoa học cũng lấy ngôn từ làm công cụ tư duy nên sức mạnh ngôn từ cũng có một ý nghĩa nhất định. Tuy nhiên, lời thơ với văn chương, nhất là với thơ ca lại có một tầm quan trọng hơn nhiều. Lời cần “đắc địa”, không chỉ đúng mà còn hay. Bùi Ngọc Quỹ bộc bạch: “Khó nhất trong ngôn ngữ chính là lời thơ”. Vậy nên, thi nhân phải dụng công rất nhiều, trau chuốt rất nhiều để luyện nên “thần cú”, thần tự: “Hàng râu nhổ hết để tìm một chữ đúng nơi” [12; tr. 41]. Người đọc thơ, vừa đi tìm ý đẹp, vừa đi tìm lời hay. Thưởng thơ, Nguyễn Thứ Phủ khen: “Lời thơ lại rực rỡ như hoa xuân” [12; tr. 127] Thực ra, việc đề cao vai trò của ngôn từ trong văn chương, và nói riêng trong thi ca, có ý nghĩa phổ biến trong lý luận thời trước ở phương Đông cũng như phương Tây. Đọc bất kỳ một công trình lý luận văn chương nào ta cũng có thể bắt gặp tính thiêng liêng, mạnh mẽ của ngôn từ nếu được dùng khéo léo. Kinh Phúc âm có một câu nổi tiếng: “Ngôn ngữ đã có trong sự khởi đầu”. Ở Trung Hoa, theo P.Grinstep, “hoa văn của lời tái tạo hoa văn của trời”. Vì vậy, khái niệm văn chương, nhất là thi ca, được hiểu như một thứ lời nói đặc biệt có ngôn luật, có nhịp điệu, nói khác đi, như một thứ nghệ thuật của ngôn từ. Nhà nghiên cứu Andromenhid viết: “Sự hoàn thiện ngôn từ một cách chu 12
  17. đáo thích hợp với các nhà thơ hơn cả” [12; tr. 99]. Trong tay nhà thơ, ngôn từ như được tái sinh, linh hoạt và uyển chuyển: “Ở trong phép tắc, nhưng nó lại phải siêu thoát ra ngoài sự vật, mẫu mực mà không gò ép, giản phác mà không buông tuồng” [12; tr. 35] 1.2.2. Quan niệm thi ca thời 1930-1945 Giai đoạn 1930 – 1945 được coi là một cuộc cách mạng trong văn học Việt Nam. Dưới ảnh hưởng của văn hóa phương Tây, đặc biệt là văn hóa Pháp, thơ ca Việt Nam đã có một bước tiến dài so với hàng nghìn năm thơ ca truyền thống. Cái tên “Thơ Mới” đánh dấu sự thay đổi về mọi phương diện trong đời sống thơ ca: sáng tác, phê bình, tiếp nhận; tất nhiên, không loại trừ sự thay đổi về Quan niệm thơ ca. Giai đoạn 1930 – 1945 được coi là thời đại của chữ Tôi. Các nhà thơ đều hướng đến việc đòi giải phóng cái tôi cá nhân trong thơ khỏi những rào cản, ràng buộc, quy phạm. Nhà thơ Lưu Trọng Lư là một trong những người không chỉ bằng sáng tác, mà còn bằng bút chiến, ngay từ đầu đã lên tiếng cổ động cho phong trào thơ mới. Khi ông viết: “các chế độ chính trị cũng có ảnh hưởng lớn đến thơ văn, vì các thi sĩ ta xưa đều là những nhà nho miệt mài mười năm đèn sách chỉ lăm le một ngày kia xuất chúng. Thơ cũ của họ là một thứ thơ văn quý phái, bệ vệ, đường hoàng, có lề lối để thù tạc với nhau hay để ca tụng những kẻ quyền thế đương thờii, những công danh sự nghiệp của người và của mình. Những nhà nho ấy, nếu không may mất thời lỡ vận, hoặc giả có tiêm nhiễm một ít tư tưởng phật lão mà đâm ra chán đời, thì dưới bóng trăng trong, dốc bầu rượu, họ cũng chỉ ngâm ngợi được một đôi câu sáo: “chiếc hoa tàn, bóng mây qua, đời là bể khổ” [6; tr. 39]; tức là Lưu Trọng Lư đòi bộc lộ ý thức cá nhân, con người cá nhân tự do, giải phóng cảm xúc cá nhân ra khỏi những hình thức thơ ca cũ. Bằng mẫn cảm của một thi sĩ, Lưu trọng Lư đã cảm nhận một cách sâu sắc rằng: nội dung trữ tình của thơ Mới phải là cái tôi cá 13
  18. nhân của con người hiện đại. Và khi quan niệm cái tôi cá nhân ngự trị, chi phối tất cả ắt phải có một hình thức thơ mới có đủ khả năng để thực hiện chúng. Quan niệm về thơ ca kết tinh khá đầy đủ trong công trình Một thời đại trong thi ca của Hoài Thanh. Là người trong cuộc, Hoài Thanh đã có những bài tranh luận, bênh vực Thơ mới từ cuối năm 1934 trên Tiểu thuyết thứ bảy, cũng như trên các báo khác. Theo ông, thơ cũ và thơ Mới khác nhau chủ yếu ở một điểm quan trọng nhất: một đằng nói chuyện cái ta “chỉ chung cho nhiều người, cho đoàn thể”, và một đằng nói chuyện cái tôi, cái bản ngã cá nhân. Ông viết: “cứ đại thể thì tất cả tinh thần xưa – hay thơ cũ, và thời nay – hay thơ mới – có thể gồm lại trong hai chữ tôi và ta. Ngày trước là thời chữ ta. Bây giờ là thời chữ tôi. Nói giống nhau thì vẫn có chỗ giống nhau như chữ tôi vẫn giống chữ ta. Nhưng chúng ta vẫn tìm những chỗ khác nhau” [6; tr. 24]. Như thế, tưởng không có gì có thể rõ ràng hơn về quan niệm nội dung trữ tình cá nhân của thơ ca hiện đại trong quan niệm của Hoài Thanh. Một mặt, thơ Mới đề cao cái tôi cá nhân gắn liền với quan niệm cá nhân về con người, mặt khác, thơ Mới khước từ cái ta, hay còn gọi là “cái tôi siêu cá thể” của thơ cổ. Với Xuân Thu nhã tập, nhóm này đã kết nạp vào cái tôi cá nhân hiện có của thơ Mới những tín điều huyền diệu, linh thiêng, khó nắm bắt, có màu sắc siêu nhiên. Cũng là đề cao bản ngã của thi nhân, họ cho rằng: thơ chỉ hình dung cái bản ngã thuần túy, cái bản ngã cuối cùng của thi sĩ hay sự vật. Thơ chỉ là một sự nhớ lại, một cuộc trở về, “cuộc trở về của thi sĩ trong cái tôi của mình nằm ngòai sự vật” [6; tr. 44]. Đây chính là cái bản ngã, cái tôi đã thoát khỏi cái tôi trần thế thông thường, đã “từ cái tôi dày đặc, tăm tối, biến trong khoảnh khắc đến cái ta sáng suốt không cùng”, “cái ta đã giác ngộ, đã giải quyết, hòa lẫn với khinh thanh, rung động nhịp nhàng với nhạc thiên thu, theo điệu tuyệt vời và tuyệt đối” [6; tr. 45]. Xuân Thu nhã tập đã lấy cái tôi linh thiêng này làm nội dung trữ trữ tình cho thơ hòng vượt thoát khỏi thơ mới đương thời. 14
  19. Về tác phẩm thơ, Hoài Thanh trong Thi nhân Việt Nam đã xem tác phẩm thơ có hai phần không thể tách rời nhau, đó là “thi thể” và “thi tứ”. Trong đó, thi thể được hiểu là “khuôn khổ bài thơ”, thi tứ là “giọng thơ”, hồn thơ. Vũ Ngọc Phan lại hình dung tác phẩm thơ ra làm hai phương diện “ý” và “lời”, giữa ý và lời có khi vênh nhau, “ý lẫn lời nửa cũ nửa mới”, với những đậm nhạt xô lệch nhau. Xuân Thu nhã tập đưa ra khái niệm “chất thơ”và cho rằng muốn trở thành một tác phẩm thơ thì yếu tố quan trọng đầu tiên nếu không có nó sẽ không có gì hết, đó là chất thơ, đặt trong sự đối lập với chất văn. Một bài thơ là nơi chất thơ tập trung một cách cao nhất, quyết định bài thơ đó hay hay không. Khi bàn về yếu tố tình cảm trong thơ, các tác giả giai đoạn này tiếp nối quan điểm truyền thống của cha ông, khẳng định tình cảm là cái gốc của thơ, không có tình cảm không có thơ, và không có tình cảm rung động thực sự, không có chân cảm, “sự thành thực của tâm hồn” (Thạch Lam), “khát vọng thành thực” (Hoài Thanh) thì sẽ không có thơ hay. Cái mới hơn so với truyền thống, đó là sự tham gia của lý trí và mối quan hệ giữa tình cảm và lí trí như thế nào. Với Xuân Thu nhã tập, họ loại trừ sự tham gia của lí trí trên mọi khâu: quá trình sáng tạo thơ, nội dung tác phẩm thơ, thưởng thức thơ. Họ cho rằng thơ là “một cái gì trên cả âm điệu, không giải thích được, chỉ cảm được mà thôi” và “nghĩa xuôi câu thơ, cảnh tả, chuyện thuật, hay tình kể lể trong ấy, cái gì giãi bày thứ tự, rõ rệt đều không phải cốt thơ, vì không thuần túy, không vượt lên trên cách thông dụng vụ lợi của trí não, và ngôn ngữ là lợi khí thứ nhất của trí não” [6; tr. 82]. Họ tiến đến khái quát: “Đừng luận lý với thơ, cũng đừng luận lí với người yêu, với giáo điều” [6; tr. 82]. Quan niệm này đã được đẩy đến tính chất cùng kỳ lý, một lần nữa lại khẳng định thơ là lãnh địa thuần túy của cảm xúc, cảm giác, trực cảm huyền diệu. 15
  20. Vấn đề dấu ấn tác giả trong sáng tạo thi ca được các tác giả thơ giai đoạn 1930 – 1945 đặc biệt coi trọng. Nhận xét về phong trào thơ Mới, Hoài Thanh nói đến bản sắc riêng của từng người: “Chưa bao giờ người ta thấy xuất hiện cùng một lần một hồn thơ rộng mở như Thế Lữ, mơ màng như Lưu Trọng Lư, hùng tráng như Huy Thông, trong sáng như Nguyễn Nhược Pháp, ảo não như Huy Cận… từ người này sang người khác, sự cách biệt rõ ràng” [6; tr. 54]. Ông còn trả lời câu hỏi: muốn có bản sắc cá nhân trong sáng tạo thơ ca thì phải làm thế nào? Điều thứ nhất, yêu cầu các nhà thơ không được bắt chước, phải tự mình tìm lấy con đường đi của riêng mình: “Tôi gọi bằng màu chết cái thói bắt chước vô ý thức, nó đương lưu hành trong làng thơ như một cái họa. Không một nhà thơ nào nổi tiếng mà không có một bọn xúm lại bắt chước. Bắt chước rồi tìm ra những vẻ đẹp riêng thì còn nói gì. Đằng này, họ như những con thiêu thân chỉ nhảy vào lửa mà chết” [6; tr. 88]. Điều thứ hai, Hoài Thanh yêu cầu các nhà thơ phải biết phát huy tận cùng bản sắc riêng, phải biết cưỡng lại, phá bỏ những khuôn thước sáo mòn có sẵn: “Làm thơ là phải phản động lại, là lật cái lớp ý sáo, chữ sáo để tìm ở dưới những gì linh động và sâu sắc hơn” [6; tr. 89]. Bởi vậy, khi phê bình, ông chú ý đến những phát hiện riêng ấy, ở những nguồn “thi cảm”, “thi thể”, thi tứ, lời thơ, điệu thơ – những yếu tố tạo thành cái hồn của thi nhân. Tác giả Vũ Bằng thì cho rằng, cái giọng điệu riêng của mỗi tác giả, là cái duy nhất, không lặp lại ở tác giả khác, nó làm nên cái “sức độc sáng” (original): “cái độc sáng sâu xa, cái được sáng tác do cái chất của bản thể tạo ra không thể nào bắt chước được” [6; tr. 45]. 1.2.3. Quan niệm về thơ giai đoạn kháng chiến cứu nƣớc (1945 – 1975) và trƣớc 1986 Cuộc tổng khởi nghĩa Cách mạng tháng Tám 1945 đã phá tan xiềng xích của thực dân Pháp, phát xít Nhật; lật đổ chế độ phong kiến hàng nghìn năm; giành chính quyền về tay nhân dân; đưa đất nước ta sang một giai đoạn mới. 16
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2