intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Văn học: Số phận con người trong tiểu thuyết của Dương Hướng

Chia sẻ: Minh Tú | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:122

25
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài đi vào nghiên cứu sâu hơn về vấn đề thân phận con người trong tiểu thuyết của Dương Hướng. Chúng tôi coi những công trình khoa học đi trước như những gợi dẫn quý báu trong quá trình thực hiện đề tài. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Văn học: Số phận con người trong tiểu thuyết của Dương Hướng

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------------ NGUYỄN THỊ THU SỐ PHẬN CON NGƯỜI TRONG TIỂU THUYẾT CỦA DƯƠNG HƯỚNG LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM Mã số: 60 22 34 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Đăng Điệp Hà Nội – 2013 1
  2. MỤC LỤC TRANG 1. Lý do chọn đề tài………………………………………………….................4 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề…………………………………………………...5 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu…………………………………………....9 4. Phƣơng pháp nghiên cứu………………………………………………… .9 5. Cấu trúc của luận văn……………………………………………………….10 CHƢƠNG 1: Vấn đề con ngƣời trong tiểu thuyết Việt Nam sau 1975 và quan niệm của nhà văn Dƣơng Hƣớng về con ngƣời……………………………... 10 1.1. Con ngƣời- đối tƣợng trung tâm của văn học………………………… ... 10 1.2. Sự đổi mới quan niệm về con ngƣời trong tiểu thuyết Việt Nam sau 1975……………………………………………………………………………11 1.2.1 Con ngƣời xã hội.......................................................................................14 1.2.2 Con ngƣời tự nhiên (bản năng).................................................................16 1.2.3 Con ngƣời tâm linh....................................................................................19 1.3. Quan niệm của nhà văn Dƣơng Hƣớng về con ngƣời………………. …...22 1.3.1.Đôi nét về cuộc đời, sự nghiệp của nhà văn Dƣơng Hƣớng………….....22 1.3.2. Quan niệm của nhà văn Dƣơng Hƣớng về con ngƣời………………......25 CHƢƠNG 2: SỐ PHẬN CON NGƢỜI QUA THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT CỦA DƢƠNG HƢỚNG……………………………. ........ 29 2.1. Khái lƣợc về nhân vật văn học………………………………………........29 2.2. Các loại nhân vật trong tiểu thuyết của Dƣơng Hƣớng…………………...32 2.2.1. Nạn nhân của chiến tranh……………………………………………….35 2.2.1.1. Ngƣời lính trở về sau chiến tranh……………………………………..37 2.2.1.2. Ngƣời phụ nữ- biểu hiện của bi kịch tình yêu, hạnh phúc gia đình .51 2.2.1.3. Một số nhân vật khác………………………………………………....59 2.2.2. Nạn nhân của cơn lốc lịch sử…………………………………………...62 2
  3. 2.2.2.1. Nạn nhân của công cuộc Cải cách ruộng đất và phong trào Hợp tác hoá nông thôn………………………………………………………………………63 2.2.2.2. Nạn nhân của những tập tục, hủ tục, định kiến……………………….70 2.2.3. Nhân vật bị tha hóa……………………………………………………...75 2.2.3.1 Nhân vật bị tha hóa bởi môi trƣờng hoàn cảnh………………………..76 2.2.3.2. Nhân vật bị tha hóa bởi chính bản thân…………………………….....78 2.2.4. Những con ngƣời vƣợt lên trên số phận……………………………… ..83 CHƢƠNG 3: NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN SỐ PHẬN CON NGƢỜI TRONG TIỂU THUYẾT CỦA DƢƠNG HƢỚNG…………………………………….88 3.1. Nghệ thuật tạo dựng xung đột…………………………………………….88 3.1.1 Xung đột bên ngoài...................................................................................90 3.1.2 Xung đột bên trong....................................................................................94 3.2. Ngôn ngữ………………………………………………………………….98 3.2.1. Ngôn ngữ trần thuật……………………………………………………..99 3.2.2. Ngôn ngữ nhân vật…………………………………………………….102 3.3. Giọng điệu trần thuật…………………………………………………….104 3.3.1. Giọng điệu phân tích, mổ xẻ....………………………………………..105 3.3.2. Giọng ngợi ca bi tráng…………………………………………………109 3.3.3. Giọng trữ tình xót xa…………………………………………………..110 3.3.4. Giọng triết lý…………………………………………………………..111 KẾT LUẬN…………………………………………………………………..114 TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………………116 3
  4. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài: 1.1 “Văn học và cuộc sống là hai vòng tròn đồng tâm mà tâm điểm là con người”. Nhận xét của nhà văn Nguyễn Minh Châu nói lên được sứ mệnh cao cả của văn chương là phản ánh một cách sinh động và trung thực về con người. “Thân phận con người là mối quan tâm vĩnh cửu của các nhà văn chân chính”. Nó là mạch nước ngọt ngào để các nhà văn hòa mình vào đó, đi tiếp trong bước đường sáng tạo không mấy bằng phẳng của nghề cầm bút. Là một trong những tác giả tiêu biểu của văn học đương đại với tư duy “nhìn thẳng vào sự thật” để phản ánh những góc khuất của lịch sử, Dương Hướng đã chạm đến được những vấn đề quan trọng nhất liên quan đến số phận con người trong chuyển biến của lịch sử. Từng có những trải nghiệm sâu sắc về lịch sử, về chiến tranh, những trang viết của ông rất sâu đậm, hằn rõ những thân phận và tính cách mỗi nhân vật. “Nó không nửa vời, nửa chừng và càng không hời hợt. Ngòi bút của Dương Hướng là một ngòi bút quyết liệt dám nói thật kể cả những bi kịch đau đớn nhất của con người, của chiến tranh” [24]. 1.2 Hai tác phẩm Bến không chồng và Dưới Chín tầng trời tuy chưa có những cách tân thực sự về thi pháp nhưng là hai tiểu thuyết đáng chú ý của văn học Việt Nam sau 1986. Nếu như Bến không chồng đã được trao giải thưởng của Hội nhà văn năm 1991 thì Dưới chín tầng trời cũng được lọt vào vòng chung khảo cuộc thi tiểu thuyết lần thứ 3 (2006- 2009) do Hội nhà văn tổ chức. Cả hai tác phẩm đều miêu tả rất ám ảnh về số phận con người qua những bước thăng trầm của lịch sử. Tuy nhiên, cho đến nay, mới chỉ xuất hiện những bài viết và những công trình nghiên cứu đề cập đến một vài khía cạnh của hai tiểu thuyết mà chưa có công trình nào khảo sát một cách hệ thống về số phận con người trong hai tác phẩm này. Đây chính là vấn đề mà luận văn sẽ hướng tới. Đặt vấn đề tìm hiểu số phận con người trong tiểu thuyết của Dương Hướng (khảo sát qua hai tiểu thuyết Bến không chồng và Dưới chín tầng trời), chúng 4
  5. tôi hy vọng sẽ góp thêm một tiếng nói tri ân đối với tài năng của nhà văn Dương Hướng. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2.1 Những đánh giá chung về sự nghiệp của Dƣơng Hƣớng: Thuộc số các nhà văn xuất hiện và trưởng thành từ phong trào văn nghệ quần chúng, Dương Hướng đến Với nghiệp văn khá muộn nhưng những tác phẩm của ông lại được bạn đọc yêu thích. Đó là cái tài và cũng là cái duyên của người cầm bút. Đặc biệt trên lĩnh vực tiểu thuyết, nhà văn đã gặt hái được thành công đáng ghi nhận. Dù chỉ là nhà văn “nghiệp dư” với số lượng tiểu thuyết khá khiêm tốn (ba cuốn) nhưng Dương Hướng đã là cái tên thường được nhắc đến trong các công trình nghiên cứu về văn học sau 1975. Người ta ghi nhận ông như một gương mặt sáng giá của cao trào đổi mới văn học. Tác giả Nguyễn Duy Liễm trong bài viết “Dương Hướng người ghi mốc son cho văn học thời kì đổi mới” đã đánh giá rất cao về tác phẩm của Dương Hướng. Theo tác giả, với tác phẩm Bến không chồng, Dương Hướng đã “rẽ ngoặt” khỏi “tính nguyên tắc” và dám nói thẳng những cái “mông muội- sự ấu trĩ về một sai lầm” khủng khiếp của thời đại đã qua. Và nhà nghiên cứu đi đến kết luận “Dương Hướng đã mở đường cho văn học đổi mới bứt phá” [20]. Khi luận bàn về tác phẩm Dưới chín tầng trời, Nguyễn Duy Liễm đã chỉ rõ Dương Hướng chạm đến một vấn đề khá nhạy cảm của lịch sử. Ông đã thẳng thắn chỉ ra những nghịch cảnh, những bi thương của con người trong chiến tranh, những con người có nhiều đóng góp cho cách mạng, nhưng họ lại phải chịu những oan ức, những bi kịch do chính cách mạng đem lại cho họ như thương gia Đức Cường, gia tộc Hoàng Kỳ… Nhà nghiên cứu nhận định “Dương Hướng đang làm một cánh chim báo bão” [20]. Nhà nghiên cứu nhấn mạnh trọng tâm của quốn sách là nhân vật Trần Tăng- những cán bộ cao cấp bị tha hóa biến chất. Dương Hướng dám đụng đến vùng “đất cấm”, “đất thiêng” khi bóc trần sự tha hóa của họ. Theo nhà nghiên cứu cái hay, bất ngờ và làm nên sự thành công của tác phẩm là tác giả để cho nhân vật Tuyết- sản phẩm tinh thần của Trần Tăng rẽ ra thành một diện mạo riêng khi nhận ra cái sai lầm của thời cuộc. Có thể nói, trong bài viết Nguyễn 5
  6. Duy Liễm đã đánh giá rất cao vai trò của nhà văn Dương Hướng trong văn học thời đổi mới. 2.2 Những bài bình luận, đánh giá về tiểu thuyết Bến không chồng: Là tác phẩm được giải thưởng của Hội nhà văn năm 1991, Bến không chồng là cái tên được nhắc đến khá nhiều trong giới nghiên cứu phê bình cũng như độc giả. Theo sự thống kê của chúng tôi thì có những bài viết đáng chú ý sau: - Nhà văn Trung Trung Đỉnh có bài: Dương Hướng và Bến không chồng đăng trên tạp chí Văn nghệ quân đội số 12 năm 1991. trong bài viết, tác giả đưa ra nhân xét về đề tài, nội dung và kết cấu của Bến không chồng. Theo tác giả, tác phẩm tuy có đề cập đến đề tài nông thôn, chiến tranh và xã hội nhưng Dương Hướng không nhằm vào đề tài, mà “Anh khai thác tận cùng thân phận những nhân vật chính” [5]; Về mặt nội dung, tác giả cảm nhận được sự chân thật giản dị trong ngòi bút hiện thực của Dương Hướng qua việc miêu tả ngôi làng Đông ngột ngạt của chiến tranh và sau chiến tranh. Với “những hủ tục ngặt nghèo chưa tháo gỡ được từ bên trong từng con người, từng dòng họ…” tự nhiên, gần gũi. Còn về mặt kết cấu tiểu thuyết, tác giả chỉ ra cách kết cấu hồn nhiên, thuận theo thời gian, sự kiện; Tác giả cũng chỉ ra mặt hạn chế, đó là sự dẫn dắt đôi khi hơi vụng, thiếu tế nhị. Nhưng cuối cùng, ưu điểm vẫn là chủ yếu. - Nhà văn Nguyên Ngọc đã có những nhận xét về tiểu thuyết Bến không chồng như sau: “Đến Bến không chồng của Dương Hướng thì tiếng kêu thét của cá nhân vị vùi lấp càng mạnh mẽ, thống thiết hơn”, “Viết về vai trò của cá nhân, lại đụng đến nhiều vấn đề của làng quê Việt Nam, Bến không chồng đặt ra nhiều vấn đề nhưng nhà văn chỉ xoáy sâu vào số phận của những nhân vật gắn với thời đoạn đó, trong hoàn cảnh đó” và nhà văn đi đến kết luận “Dương Hướng là ngòi bút có tình khi nói về nỗi đau của con người” [29]. - Nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Long có bài phê bình trên báo Văn nghệ: “Tác phẩm cho thấy một phương diện của thực trạng đời sống tinh thần trong 6
  7. nông thôn… con người vừa là nạn nhân mà cũng là thủ phạm của tấn bi kịch đời mình, họ phải chịu trách nhiệm một phần về số phận của mình. Cái nhìn của anh theo tôi là đúng mực, bình tĩnh và khách quan mà vẫn toát lên niềm tin và nỗi xót xa về con người…” [23]. Theo tác giả, nông thôn trong tác phẩm của Dương Hướng không được khai thác sâu ở phương diện các phong trào cách mạng, các vấn đề của đời sống chính trị xã hội mà ông tập trung làm rõ ý thức và tập quán về họ tộc tới số phận con người. Sức hấp dẫn của cuốn tiểu thuyết chính là ở “sự chân thực, ở vốn hiểu biết đời sống nông thôn và một cách nhìn cảm thông, nhân đạo với số phận con người” [23]. - Ngoài ra, tác phẩm còn có một số công trình nghiên cứu khoa học, khóa luận tốt nghiệp của sinh vên, luận văn thạc sĩ, Luận án phó tiến sĩ ngữ văn. Về cơ bản các bài nghiên cứu đi vào khảo sát khía cạnh Bến không chồng là một tác phẩm tiêu biểu tạo nên diện mạo nông thôn Việt Nam trong văn xuôi thời đổi mới. Tiêu biểu tác giả Lã Duy Lan với công trình “Văn xuôi viết về nông thôn trong công cuộc đổi mới qua một số tác phẩm tiêu biểu”. Hoặc trong luận văn thạc sĩ của Lê Thị Tâm Hoài với đề tài “Người phụ nữ trong ba tiểu thuyết đoạt giải 1991”… 2.3 Những bài nghiên cứu về tác phẩm Dưới chin tầng trời: Dưới chin tầng trời được in Năm 2007 do nhà xuất bản Hội nhà văn phát hành. Tuy đã được xuất bản một thời gian khá lâu và được lọt vào vòng chung khảo cuộc thi tiểu thuyết lần thứ ba của Hội nhà văn nhưng chưa có một công trình nào đi sâu nghiên cứu tác phẩm. Các bài viết bình luận tác phẩm này trên báo chí cũng rất hạn chế và nếu có thì phần nhiều mang tính giới thiệu sách. Chúng tôi liệt kê những bài viết đáng chú ý sau: - Nhà nghiên cứu Bùi Việt Thắng có bài “Bi kịch lạc quan Dưới chín tầng trời” in trên tạp chí Nhà văn số 10- 2008 và sau đó in trong cuốn Tiểu thuyết đương đại (nhà xuất bản Văn hóa thông tin). Trong bài viết, đầu tiên ông khẳng định tiểu thuyết Dưới chín tầng trời là một tác phẩm mang tính bi kịch nhưng qua số phận bi kịch của mỗi nhân vật ta không cảm thấy yếu hèn đi mà 7
  8. có niềm tin vào một ngày mai. Điều thứ hai nhà phê bình nhấn mạnh là cách tiếp cận lịch sử của nhà văn khi nhận định đây là “cuốn tiểu thuyết toàn bích về những góc khuất của lịch sử” [39]. Ngoài ra, ông còn cho rằng tác phẩm mang đậm “chất sử thi tâm lý” bởi nó được mở ra với một thời gian dài, không gian rộng và tầng tầng lớp lớp nhân vật. - Là người giới thiệu cuốn tiểu thuyết Dưới chín tầng trời, nhà phê bình Hoàng Ngọc Hiến có bài “Cách nhìn của Dương Hướng trong tiểu thuyết Dưới chín tầng trời”. Trong bài viết, tác giả đã nói lên được cái “linh hồn” của tác phẩm “ngồn ngộn sức sống và đời sống nóng hổi những tư tưởng của thời đại và những vấn đề thời sự của đất nước” [10]. Bằng việc phân tích một số nhân vật trung tâm: Yến Quyên, Hoàng Kỳ Trung, Trần Tăng, Đào Kinh…Hoàng Ngọc Hiến đã làm nổi bật lên nghệ thuật xây dựng nhân vật của nhà văn. - Khi đánh giá về tiểu thuyết của Dương Hướng, nhà nghiên cứu Phong Lê có bài “Từ Bến không chồng đến Dưới chín tầng trời” được đăng trên tạp chí Nhà văn số 9- 2009. Trong bài viết, tác giả đã đánh giá khái quát về giá trị nội dung của Bến không chồng. Ông cho rằng tác phẩm “đã góp được một cái nhìn mới về bức tranh đất nước trong thời chiến và hậu chiến”, với “gánh nặng không phải chỉ là chiến tranh, mà còn là những lầm lạc của con người trong bối cảnh có quá nhiều biến động và thử thách”. Tác giả đi đến lí giải, đó chính là nguyên cớ cho mọi tai họa của con người. Bến không chồng vào thời điểm ra đời, là một trong số ít tiểu thuyết viết về nông thôn và chiến tranh động được vào chiều sâu những vấn đề khó nói, hoặc không thể nói trên cả một chặng dài lịch sử. Song khi so sánh với Dưới chín tầng trời, ông cho rằng Dưới chín tầng trời là “một bứt phá ngoạn mục để tiến đến một cái đích mới, rõ ràng là cao hơn, xa hơn trong bám đuổi những chuyển động ngày càng gấp gáp hơn, bề bộn hơn, phiền phức hơn của các mạch đời trong chuyển giao giữa hai thế kỷ”[18]. Theo tác giả, sưc hút của tác phẩm lại nằm ở phía nhân vật. Tác phẩm có hàng trăm nhân vật, thuộc mọi tầng lớp xã hội, song mỗi nhân vật đề có tính sắc sảo luôn cuốn hút người đọc ở tính cách và số phận. Về mặt nghệ thật, tác giả Phong Lê nhận định đây vẫn là một tác phẩm viết theo lối truyền thống, tuy 8
  9. nhiên vẫn có sự tìm tòi của nhà văn trong cách viết. Đó là sự lắp gép các sự kiện không theo tuyến tính, sự lắp gép cấu trúc các khối đời vừa độc lập vừa xen cài. Trong tác phẩm cũng có nhiều chi tiết mang tín biểu tượng tạo nên những ấn tượng cho tác phẩm. Còn về cấu trúc, cũng giống như nhà phê bình Bùi Việt Thắng, ông khẳng định đây là cuốn tiểu thuyết mang đậm chất sử thi, nhân vật chính nhà văn muốn hướng tới chính là lịch sử với một sức mạnh đầy quyền năng. Như vậy qua việc khảo sát một số bài viết của các nhà nghiên cứu phê bình, của các giả, chúng tôi thấy những bài viết này ít nhiều đã đề cập đến nội dung tư tưởng cũng như hình thức nghệ thuật của hai cuốn tiểu thuyết của nhà văn Dương Hướng. Trong luận văn này, chúng tôi xin đi vào nghiên cứu sâu hơn về vấn đề thân phận con người trong tiểu thuyết của Dương Hướng. Chúng tôi coi những công trình khoa học đi trước như những gợi dẫn quý báu trong quá trình thực hiện đề tài. 3.Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu: Luận văn tập trung tìm hiểu số phận con người trong hai tiểu thuyết Bến không chồng và Dưới chín tầng trời của nhà văn Dương Hướng. 3.2. Phạm vi nghiên cứu: Để làm rõ hơn vấn đề, chúng tôi sẽ nghiên cứu số phận con người trong hai tiểu thuyết của Dương Hướng trong mối tương quan với các tiểu thuyết của các tác giả khác sau năm 1975. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu: Phương pháp phân tích tổng hợp: Là phương pháp quan trọng và đặc biệt cần thiết để đi sâu tìm hiểu số phận con người trong tiểu thuyết của Dương Hướng. Việc phân tích mỗi tác phẩm để thấy được những khía cạnh cụ thể trong phản ánh số phận con người của tác giả trong tác phẩm. Phương pháp tổng hợp giúp cho việc xâu chuỗi các đặc điểm của tác phẩm, đồng thời đánh giá được nét sáng tạo riêng của ngòi bút Dương Hướng. 9
  10. Phương pháp khảo sát, thống kê: Trong khi phân tích tác phẩm, luận văn sử dụng các phương pháp khảo sát, thống kê để tăng thêm độ tin cậy và sức thuyết phục, giúp cho việc triển khai luận điểm, luận cứ được sáng tỏ. Phương pháp so sánh đối chiếu: Cùng với việc phân tích những nét mới trong tiểu thuyết của dương Hướng, tác giả luận văn sẽ tiến hành so sánh, đối chiếu với một số tiểu thuyết cùng giai đoạn và trước đó, nhằm khẳng định vị trí và giá trị của tác phẩm. 5. Cấu trúc luận văn Chương 1: Vấn đề con người trong tiểu thuyết Việt Nam sau 1975 và quan niệm của nhà văn Dương Hướng về con người. Chương 2: Số phận con người qua thế giới nhân vật trong tiểu thuyết của Dương Hướng Chương 3: Nghệ thuật thể hiện số phận con người trong tiểu thuyết của Dương Hướng 10
  11. PHẦN NỘI DUNG CHƢƠNG 1: VẤN ĐỀ CON NGƢỜI TRONG TIỂU THUYẾT VIỆT NAM SAU 1975 VÀ QUAN NIỆM CỦA NHÀ VĂN DƢƠNG HƢỚNG VỀ CON NGƢỜI 1.1 Con ngƣời - đối tƣợng trung tâm của văn học Con người là đối tượng nghiên cứu, miêu tả đồng thời cũng là đối tượng tác động của văn hoc. Điều này đã thành nguyên lí có tính phổ quát. Nói về đối tượng của văn chương, ta thường nhắc đến câu nói nổi tiếng của M.Gorki “văn học là nhân hoc”. Cho dù viết về vấn đề gì, thần linh, yêu ma hay quỷ quái, đồ vật hay con vât, cho dù tuyên bố tác giả đã chết hay nhân vật đã chết thì rốt cuộc, văn học vẫn là câu chuyện về con người. Nói như Trần Đình Sử con người là “phạm trù văn hóa, là nội dung cơ bản của văn học và trình độ ý thức về con người, đánh dấu trình độ phát triển của văn học” [36]. Những mặt liên quan đến con người, thuộc về con người đều nằm trong phạm vi biểu hiện của văn học. Từ mặt xã hội đến thuộc tính tự nhiên, từ ý thức đến bản năng, từ dã man đến văn minh, từ tội ác đến đạo đức, từ quá khứ đến tương lai, từ thất vọng đến hi vọng, hễ thuộc về con người thì văn học biểu hiện. Các ngành khoa học khác xem xét con người tùy thuộc vào mục đích khoa học của lĩnh vực đó. Tuy nhiên, mọi thành tựu của các ngành khoa học đều được văn học triệt để khai thác khi biểu hiện, lí giải về con người, thể hiện trình độ tổng hợp của nhận thức về thế giới nghệ thuật của nhà văn. “Văn học là phương tiện quan trọng giúp con người trở thành con người vì nó mở ra những bí mật của con người, giúp con người hiểu thêm về chính mình, trở nên phong phú hơn và một phần từ chỗ hiểu mình, từ chỗ phong phú của chính mình, con người hiểu thêm về thế giới, về sự phong phú của thế giới” [45]. Vì vậy, tầm vóc của một nền văn học thể hiện ở cách đặt vấn đề về con người. Trong văn học, con người là điểm xuất phát, đồng thời cũng là đích cuối cùng của mọi sáng tạo. Toàn bộ thế giới nghệ thuật trong văn học bộc lộ một quan niệm thẩm mỹ về con người. Một tác phẩm văn học có thể không có nhân 11
  12. vật người nhưng nó luôn phải là câu chuyện về cõi nhân sinh. Có như vậy, văn học mới làm cho con người hướng thiện hơn, nhân ái hơn và cũng làm cho con người đa dạng, phong phú. từng trải và hiểu biết hơn…. 1.2 Sự đổi mới quan niệm về con ngƣời trong tiểu thuyết Việt Nam sau 1975 Quan niệm là một điều cốt lõi trong sang tạo nghệ thuật. Phải có một quan niệm, nhà văn mới có thể lựa chọn, khái quát, nhào nặn, tạo ra hình tượng nghệ thuật. Theo D.X.Likhachiev, quan niệm nghệ thuật gắn với sự miêu tả con người, cái nhìn nghệ thuật về con người trong sự miêu tả đó. Cho nên quan niệm nghệ thuật về con người như là cơ sở trung tâm đưa văn học vào đúng quỹ đạo “nhân học” của nó. Nói quan niệm nghệ thuật là nói tới “phạm trù về các chỉnh thể nghệ thuật, là công cụ để tư duy về các hiện tượng nghệ thuật như những chỉnh thể”[35]. Trong đó, quan niệm nghệ thuật về con người có một cách hiểu chung mang tính phổ biến, đó là sự “lí giải, cắt nghĩa sự cảm thấy con người đã được hóa thân thành các nguyên tắc, phương tiện, biện pháp hình thức thể hiện con người trong văn học”[37]. Chừng nào chưa có sự đổi mới trong quan niệm nghệ thuật về con người thì sự tái hiện các hiện tượng đời sống khác nhau chỉ có ý nghĩa mở rộng về lượng trên cùng một chiều sâu. Điều này chứng tỏ sự phát triển của tư duy nghệ thuật phải song hành cùng sự mở rộng, đào sâu các giới hạn trong quan niệm nghệ thuật về con người. Khi tìm hiểu quan niệm nghệ thuật về con người trong tác phẩm văn học, chúng ta cũng thấy điểm nhìn khác nhau về con người của các nhà văn trong từng giai đoạn, từng thời kì. Trong thực tế sáng tác và tiếp nhận văn học, người sáng tác có cách giải mã con người theo ý đồ riêng của mình, người tiếp nhận cũng dễ dàng nhận ra. Bởi vì, những thay đổi trong quan niệm nghệ thuật qua các chặng đường sáng tác văn học, thể hiện ý thức của nhà văn về việc miêu tả con người, cho thấy sự biến đổi mô hình nghệ thuật về con người, được người nghệ sĩ cụ thể hóa trong các nhân vật. 12
  13. Con người trong văn học Việt Nam 1945- 1975 chủ yếu là con người trùng khít với con người xã hội, con người của tầng lớp, giai cấp, con người hành động, con người phi thường. Điều này cũng dễ hiểu, bởi trong hoàn cảnh kháng chiến, nhiệm vụ của văn học là trực tiếp tham gia vào sự nghiệp cách mạng của Đảng, hưởng ứng các khẩu hiệu và nhiệm vụ chính trị. Về cơ bản, đó là những tính cách nhất quán, hoặc xấu hoặc tốt, hoặc cao cả hoặc thấp hèn. Cái nhìn về con người của nhà văn bị sự quy định chặt chẽ bởi cái nhìn chung của cộng đồng. Nhà văn muốn thông qua con người để phán ánh lịch sử, con người trở thành phương tiện để khám phá lịch sử. Vì vậy mà nhân vật trong tiểu thuyết thời kì này nặng về cái chung mà nhẹ về cái riêng. Làm sao có thể khác được? Chiến tranh có quy luật riêng của nó. Muốn vượt qua những khắc nghiệt của chiến tranh, con người cần sống một cách thực tế, không được phép quá suy tư và đa cảm, không được phép nghĩ nhiều đến lợi ích và nguyện vọng riêng tây và cần huy động mọi phẩm chất cao đẹp tiềm ẩn trong bản thân mình. Chính điều này đã dẫn đến hệ thống nhân vật trong tiểu thuyết 1945- 1975 mang tính phân tuyến: ta đại diện cho cái thiện, chính nghĩa, địch tiêu biểu cho cái ác, phi nghĩa. Để ngợi ca vẻ đẹp của chính nghĩa, của lòng yêu nước, các nhà văn đã dựng lên những nhân vật mang màu sắc lí tưởng, tiêu biểu cho vẻ đẹp của cộng đồng (chị Sứ, Hai Thép trong Hòn đất của Anh Đức, Lữ, Khuê trong Dấu chân người lính của Nguyễn Minh Châu, Thụy, Môn, Nhàn trong Xung đột của Nguyễn Khải…). Cảm hứng lãng mạn và khuynh hướng sử thi đã chi phối nguyên tắc xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết giai đoạn này. Từ sau 1975, tình hình cục diện đã hoàn toàn đổi khác. Cuộc sống mới đã đặt ra những triển vọng cao hơn cùng những đòi hỏi lớn hơn đối với nhà văn. Việc chuyển đổi mối quan tâm của văn học chính là nguyên nhân chi phối sự đổi mới quan niệm nghệ thuật về con người bởi nó đồng nghĩa với sự thay đổi vị thế của con người trong văn học: từ vai trò là phương tiện để nhà văn quan sát lịch sử xã hội trở thành đối tượng quan sát của nhà văn. Con người quay trở về với thời bình, phải đối diện với bao khó khăn phức tạp. Đời sống cá nhân của con người với bao mối quan hệ chằng chịt, phức tạp lắm khi oái oăm đã trở 13
  14. thành đối tượng của văn học. Mỗi con người vừa là thành viên của một thể chế xã hội, cũng vừa là một con người cá nhân trong mối quan hệ với chính mình, với gia đình, bạn bè, người thân. Nhân vật được nhìn ngắm, soi chiếu trên trục lịch đại để hiểu rõ về bản thân. Các nhân vật luôn có ý thức nhìn nhận về quá khứ để lí giải chính bản thân mình, để tự thú, để sám hối. Trong sự vận động của chính bản thân, con người tự nhận thấy cái cao cả, cái thấp hèn, cái tốt, cái xấu…trong chính mình. Như thế, với tư cách là đối tượng của văn học “con người được nhìn nhận như một nhân cách đích thực trong tính tổng thể và toàn vẹn, được soi chiếu từ mọi mối quan hệ, được thừa nhận ở mọi giá trị liên quan tới con người mà trong đó giá trị xã hội chỉ là một yếu tố”[35]. Vì đời sống cá nhân là đối tượng hàng đầu nên những gì thuộc về cá nhân đều được nhà văn nỗ lực khai thác, khám phá. Nếu nhân vật của giai đoạn trước thường được nhấn mạnh ở góc độ xã hội, giai cấp, tầng lớp thì nhân vật thời kì này được đặc biệt quan tâm thể hiện ở tư cách cá nhân, với thế giới tâm hồn đầy bí ẩn. Những trăn trở, những suy tư dằn vặt của nhân vật được nhà văn khắc họa sâu sắc nhằm thể hiện rõ hơn con người cá nhân. Thế giới nội tâm của con người được khám phá ở bình diện ý thức, tiềm thức, vô thức. Những khát vọng, mong ước mang tính bản năng được nói đến nhiều hơn. Vấn đề hạnh phúc cá nhân, tình yêu gắn với tình dục được nhắc đến như một phần tất yếu của con người mang đầy tính nhân bản. Bệnh đơn giản một chiều trong quan niệm nghệ thuật về con người ở giai đoạn trước đã được khắc phục. Văn học mở rộng khám phá con người trên nhiêu bình diện: con người phàm tục xen lẫn thiên thần và ác quỷ, con người không hoàn hảo vừa có ý nghĩa đối thoại với những quy phạm nghệ thuật từng được xác lập trong quá khứ, vừa đòi hỏi phải xem xét con người một cách toàn diện, trong những hoàn cảnh cụ thể, cá biệt. Và thật có ý khi báo cáo của Ban chấp hành Hội nhà văn Việt Nam lần thứ VI khẳng định: “có lẽ sự thật lớn nhất mà văn học ta cần tìm hiểu là sự thật về tâm hồn con người”. 14
  15. Khi nói đến cái nhìn toàn vẹn về con người, chúng ta nói đến con người trong ba mối quan hệ chính: con người xã hội, con người tự nhiên và con người tâm linh. 1.2.1 Con ngƣời xã hội Con người trong tính hiện thực của nó luôn là “tổng hòa của các mối quan hệ xã hội” (Mark). Con người tồn tại những thuộc tính xã hội. Là một tế bào của xã hội, con người phản ánh nhiều mối quan hệ xã hội: gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, dòng tộc, luật pháp... Mỗi giai đoạn lịch sử, con người xã hội trong văn học lại được nhìn nhận ở một phương diện khác. Trước 1975, con người xã hội là một phương diện được văn học đặc biệt chú ý. Về cơ bản đó là những con người được được xếp theo giai cấp nhất định, có tư tưởng rõ ràng, có lập trường kiên định. Sau 1975, các nhà tiểu thuyết vẫn chú ý đến con người xã hội nhưng rõ ràng mức độ quan tâm đã khác trước. Con người trong tiểu thuyết thời kì đổi mới không quá nặng về giai cấp, đấu tranh giai cấp mà nó được nhìn nhận trong nhiều mối quan hệ khác nhau: quan hệ với gia đình, dòng họ, cộng đồng, pháp luật, với cung cách làm ăn mới... Thậm chí, có những nhà văn đã đề cập đến những khu vực trước đây chúng ta vẫn né tránh: vấn đề đồng tính, cuộc đấu tranh chống tệ nạn xã hội, chống giáo điều, sự mòn cũ trong tư duy, quan niệm cổ hủ về giá trị, xung đột thế hệ, xung đột văn hóa... Đời sống kinh tế thị trường đặt con người trước hàng loạt quan hệ phức tạp và con người được xây dựng mang hơi thở của thời đại. Viết về những con người đó, nhà văn không nhấn mạnh vào những biểu hiện bề ngoài mà đi sâu khám phá, lý giải phần chìm khuất bên trong nhân vật nhằm mang đến cho người đọc những nhận thức mới mẻ. Vì vậy, khi miêu tả con người xã hội, các nhà văn không còn bị gò ép theo tiêu chí tốt- xấu mà họ nhìn thấy cả mặt tốt, mặt xấu trong mỗi con người, nhìn thấy sự phức tạp của cá nhân khi đứng trước những hoàn cảnh cụ thể. Giang Minh Sài trong Thời xa vắng, Khiêm, Hoan trong Ngược dòng nước lũ, Khải trong Thượng đế thì cười, Vạn, Hạnh trong Bến không chồng... đều là những con người xã hội. Tuy nhiên đã có sự thay đổi, nhà văn luôn đặt nhân vật trong các hoàn cảnh cụ thể, nhìn sâu vào nội tâm của họ để thấy con người 15
  16. trong các mối quan hệ xã hội chứ không xếp con người trong những mối quan hệ xã hội đã được dựng sẵn. Trong số các tiểu thuyết xuất hiện gần đây, Dưới chín tầng trời của Dương Hướng là tác phẩm đề cập đến những vấn đề nhạy cảm như những sai lầm ấu trĩ của thời cải cách ruộng đất, sự tha hóa của đội ngũ lãnh đạo, của những người dân trước áp lực của nền kinh tế thị trường, những con người “bên kia chiến tuyến”... Các nhà văn đã mượn tiểu thuyết để phân tích một cách toàn diện, sâu sắc vấn đề con người cá nhân cũng như mối quan hệ cá nhân- xã hội, trong đó có cả tính hai mặt của con người. Sự thay đổi tọa độ nhìn ngắm con người từ bình diện xã hội cho thấy các nhà văn không hề thờ ơ với vấn đề nóng bỏng của đời sống. Trái lại, nó cho thấy sự nhạy cảm của đội ngũ cầm bút trước những biến động của lịch sử. Những biến động lịch sử ấy được biểu hiện qua những biến cố, những sự kiện, có khi chảy lặng lẽ. Nhưng tất thảy, nó là môi trường thử thách nhân vật và buộc nhân vật phải tự thể hiện mình. Tính cách nhân vật hiện lên logic, tự nhiên chứ không gò ép khiên cưỡng. 1.2.2 Con ngƣời tự nhiên (bản năng) Đây là bình diện quan trọng nhưng đã có lúc chúng ta hoặc là ý thức về nó chưa đầy đủ hoặc rơi vào cực đoan. “Trong tính hiện thực của nó”, Mark đã chú ý đến con người tự nhiên bên cạnh con người xã hội. Vercors cũng cho rằng loài người có hai phương thức sinh tồn. Phương thức sinh vật cho thấy con người là một thứ nhân chủng sống chỉ cần đến những cái “thiết yếu” và một đôi chút “hữu ích”; Phương thức tinh thần để phân biệt con người với các loài khác và ngày càng làm cho họ trở thành người hơn. Như vậy, bên cạnh phần người, con người còn có một phần khác không kém phần quan trọng: phần con. Tất nhiên, phần con vơi tư cách là một thành tố cấu thành con người vừa mang tính bản năng vừa mang tính văn hóa. Con người trở nên hài hòa khi nó sống hài hòa với tự nhiên, với bản năng gốc của mình bên cạnh yếu tố xã hội. Điều đó có nghĩa là văn chương để hiểu con người sâu sắc, thấu đáo hơn, cần phải tôn trọng bản tính tự nhiên của con người. 16
  17. Việc xuất hiện con người tự nhiên là một chuyển đổi rất lớn trong tiểu thuyết sau 1975. Tuy nhiên, việc quan tâm đến con người tự nhiên cần được hiểu như là sự quan tâm đến con người trong tính toàn vẹn của nó. Nó đã góp phần trả lại con người trong tính nguyên thủy và từ đó nhận thấy rõ hơn sự tác động cũng như mối quan hệ hai chiều giữa môi trường với cái tự nhiên nguyên thủy (bản năng) của con người. Sự bùng nổ và ảnh hưởng sâu rộng của học thuyết Freud cũng như các thành tựu khoa học hiện đại ngày càng vén lên những bức màn bí ẩn về cõi tâm linh, cõi tiềm thức, siêu thức trong tâm thức con người. Ta ngày càng ý thức hơn rằng cái bản năng của con người không hề đơn giản, con người là một thực thể kì diệu và huyền bí “con người là một cơ thể, và cơ thể này bất chấp sự tàn héo của nó, là một tiềm năng kép: tiềm năng tồn tại và tiềm năng biến hóa” [44]. Điều này đã tiếp sức cho văn chương, các nhà văn bằng sự nhạy cảm của mình đã khám phá con người tự nhiên ở nhiều góc độ khác nhau. Trước hết, theo Mark- Engles “Sống, trước hết có nghĩa là ăn, ở mặc và nhiều thứ khác nữa”. Đó chính là nhu cầu tự nhiên có tính thiết yếu của con người. Vấn đề là những nhu cầu thiết yếu ấy khi ở trong hoàn cảnh này sẽ dẫn đến sự tha hóa, trong hoàn cảnh khác nó lại là mong ước nâng cao đời sống của con người. Để có những đồng tiền, Sự (Luật đời và cha con), Măng (Dưới chín tầng trời) sẵn sàng giở những trò mánh khóe, lừa gạt, thậm chí Thanh Măng còn lừa cả cha nuôi của mình; Để thỏa mãn những nhu cầu về vật chất, Lý (Mùa lá rụng trong vườn) sẵn sàng nổi loạn... Họ là những nhân vật bị tha hóa trước hoàn cảnh và không chiến thắng nổi dục vọng bản năng. Nhưng được thưởng thức những món ăn ngon, được sống trong một ngôi nhà xinh xắn đầy đủ tiện nghi... cũng là một nhu cầu chính đáng khi nền kinh tế đã phát triển. Chính những dục vọng bản năng này góp phần làm cho con người trong văn chương hiện lên thật hơn, đầy đặn và sống động hơn. Phương diện nhạy cảm nhất ở con người bản năng chính là vấn đề tính dục và tình dục. Bản thân tình dục không phải là tội lỗi, nó vừa là cách thức duy trì nòi giống, vừa đem đến khoái cảm cho con người. Nhưng một thời kì 17
  18. dài vấn đề nhạy cảm này được coi là vùng cấm của văn học. Những tác phẩm văn học trung đại do quan niệm khắc kỉ của đạo đức nho giáo, vấn đề tính dục hầu như vắng bóng. Nhưng khi con người cá nhân bắt đầu lên tiếng, những tác phẩm như Truyện Kiều bị cho là dâm thư, hay thơ Hồ Xuân Hương bị coi là dâm tục. Văn học hiện thực 1930- 1945 cũng có những tác giả viết về sex như Chí Phèo của Nam Cao hay Số đỏ, Giông tố, Làm đĩ của Vũ Trọng Phụng. Song mục đích của các nhà văn là hoặc tô đậm số phận bi kịch bất hạnh của nhân vật (Chí Phèo), hoặc tạo ấn tượng phê phán mạnh mẽ sự tha hóa về lối sống do tác động của xã hội kim tiền ô hợp. Giai đoạn 1945- 1975, thời điểm toàn dân chỉ có một mối quan tâm duy nhất: chiến thắng kẻ thù bằng bất cứ giá nào thì con người cá nhân với những nhu cầu tự nhiên của nó bị quyên lãng, thậm chí còn bị lên án trong văn chương. Văn học sau 1975, đặc biệt là sau đổi mới, trong tinh thần đổi mới, thị hiếu văn chương đang dần thay đổi, ý thức đời tư trở nên mạnh mẽ khiến vấn đề liên quan trực tiếp đến cá nhân nhất như tình yêu, hạnh phúc trở thành một đòi hỏi chính đáng trong đời sống con người, một yêu cầu bức xúc từ thực tế đời sống xã hội. Với sự hiểu biết về con người ngày càng đầy đủ, người nghệ sĩ trở nên nhạy cảm hơn về con người tự nhiên, trong đó tính dục được nhà văn nhận thức, phản ánh phù hợp với logic nội tại của cuộc sống. Đọc tiểu thuyết đương đại, ta dễ dàng nhận thấy các nhà tiểu thuyết đương đại không ngần ngại miêu tả bản chất tự nhiên của con người. Trong luận án tiến sĩ Ngữ văn “Những cách tân nghệ thuật trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (giai đoạn 1986- 2006)” Mai Hải Oanh đưa ra nhận định: Tiểu thuyết thời kỳ đổi mới, khi miêu tả tính dục, các nhà văn thường đề cập ở ba phương diện chính: “thứ nhất, tính dục như một ham muốn tự nhiên góp phần tăng thêm sự hòa hợp của tình yêu, bù đắp sự trống vắng của con người; thứ hai, tính dục là sức mạnh bản năng thuần túy, kéo con người rơi vào cảnh “bờ mê bến lú”; thứ ba, một số kẻ coi tình dục chỉ là trò mua vui, hoặc lợi dụng thân xác để tiến thân, cầu lợi” [34]. Chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả luận án. Chỉ xin nói thêm về vấn đề 18
  19. tính dục trong một số tiểu thuyết viết về chiến tranh. Chúng ta thừa nhận rằng “những cảm xúc thánh thiện, thanh khiết về tình yêu, những khoái cảm nhân tính có nguồn từ quan hệ tính giao đã có một vị trí nhất định trong sinh hoạt xã hội nói chung, trong văn chương nói riêng” (Nguyễn Hòa). Hướng đến cách bộc lộ này, các nhà văn đã xóa đi tính bản năng trong “sex” để cho thấy loại hoạt động tinh thần của hành vi tính dục của con người đáng được nâng niu, trân trọng. Đa số các tiểu thuyết viết về chiến tranh đều đề cập đến vấn đề này. Qua những rung động của tâm hồn và những đòi hỏi về thể xác, một mặt người đọc thấy được sự khắc nghiệt của cuộc chiến, mặt khác các nhà văn đã giúp người đọc có cái nhìn độ lượng, nhân ái hơn đối với con người. Đã là người, ai mà không có những khao khát bất tận về hạnh phúc, nhất lại ở trong sự mong manh của sự sống và cái chết. Mặc cho kẻ địch truy lùng, mặc chiến tranh, Hai Hùng và Ba Sương vẫn trao cho nhau những giây phút dịu ngọt tựa như “hai sinh vật của thời loạn đi vào nhau trọn vẹn” [17, tr.245]. Cũng như Kiên và Phương khi bước vào cuộc chiến, dù biết rằng “chẳng còn đêm nào như đêm nay”, “còn tối nay chúng mình bên nhau để bắt đầu đi vào cuộc chiến oai hùng của anh” [27, tr.151], họ bên nhau trong sự vụng về mãnh liệt, nguyên vẹn tinh khôi, để rồi lại tiếc nuối: “Hai đứa mình có chết đi vẫn còn trong trắng”. Nhân vật Hạnh (Bến không chồng) đang ở tuổi thanh xuân căng tràn nhựa sống, phải sống xa chồng đằng đẵng, lầm lũi trong cảnh bặt vô âm tín do sự chia cắt của chiến tranh. Cô đã ngâm mình dưới nước, vùng vẫy, quẫy đạp với ham muốn làm tình để chống trả với nỗi khát thèm nhục dục. Đó là cách Hạnh giải tỏa nỗi cô đơn vào những đêm ở bến không chồng. Việc thể hiện con người bản năng với những ham muốn hưởng thụ chính đáng, nhu cầu ái ân thỏa mãn bản năng sinh dục tự nhiên, là một phần không thể thiếu trong đời sống tình cảm, tinh thần của những con người bình thường. Theo Nguyễn Văn Thọ, tình yêu có cấp độ văn hóa thì sex cũng có cấp độ văn hóa. Một khi nó là thi pháp của nhà văn, phương tiện để phản ánh sự việc, vươn tới cái đẹp và chiều sâu nhân bản, nó buộc các nhà văn khi miêu tả 19
  20. phải ở một tầm văn hóa và tầm mỹ học cao, phù hợp với tầm đón nhận của người đọc. 1.2.3 Con ngƣời tâm linh Nếu như con người bình thường với những dục vọng liên quan đến tính dục bản năng được xem “là một biểu hiện của dòng văn chương bừng tỉnh trước những khát vọng sống mãnh liệt của cá nhân, của những ham muốn hưởng thụ của con người sau chiến tranh” [30] thì việc đi sâu vào thế giới nội tâm để khám phá chiều sâu tâm linh cũng là biểu hiện của sự đổi mới trong quan niệm nghệ thuật về con người. Tiểu thuyết thời kì đổi mới đã mở cánh cửa vào thế giới tâm linh “nhằm nhận diện hình ảnh con người đích thực”. Con người với bao sự ngổn ngang đầy bất ngờ lý trí không thể nắm bắt, giải thích hết được. Trước một thế gới người nhiều chiều thì thế giới tâm linh khiến người ta hoang mang nhưng lại muốn đi tìm nhất. Hơn nữa, tiểu thuyết đóng vai trò “là một cuộc thăm dò cuộc sống con người trong thế giới đã trở thành cạm bẫy”[26, tr.31] nó sẽ là cơ hội đẩy cuộc thăm dò chiều sâu bên trong con người đi đến địa hạt tận cũng nhất. Trước đây, do điều kiện nhất định của lịch sử, văn học ta thường ngần ngại khi nói về những vấn đề thuộc về cá nhân, tâm linh. Đó chính là một trong những nguyên nhân làm cho nhân vật tiểu thuyết 1945- 1975 nhiều khi rơi vào sơ lược, công thức chính vì sự hạn hẹp và định kiến của chúng ta. Nhưng khi cuộc sống trở lại đúng với nhịp phát triển bình thường của nó, thế giới tinh thần của con người chính là mảnh đất màu mỡ để nhà văn khai thác qua đó bộc lộ nhân sinh quan của mình. Đặc điểm của con người tâm linh là có khả năng sống với nhiều chiều thời gian, nhiều kiếp, có những cảm nhận vượt ra khỏi lý tính, có năng lực tiên tri, có khả năng linh cảm về những phúc- họa trong đời... có khi họ sống triền miên trong những hoang tưởng mộng mị. Nếu như con người duy lý hành động theo sự mách bảo của ý thức, theo logic tất yếu của đời sống thì con người tâm linh hướng về những sức mạnh bí ẩn, những thế lực siêu nhiên và có những hành động nhiều khi lạ lẫm, kì quặc, 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0