intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Văn học: Thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn Đỗ Chu

Chia sẻ: Lavie Lavie | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:128

125
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn Thạc sĩ Văn học: Thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn Đỗ Chu trình bày về thế giới nghệ thuật và hành trình nghệ thuật của Đỗ Chu; đề tài, tư tưởng, cảm thức con người trong truyện ngắn Đỗ Chu; nghệ thuật viết truyện ngắn của Đỗ Chu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Văn học: Thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn Đỗ Chu

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Lê Thị Tuyết Lan THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN ĐỖ CHU LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC Thành phố Hồ Chí Minh - 2013
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Lê Thị Tuyết Lan THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN ĐỖ CHU Chuyên ngành: Lý luận văn học Mã số : 60 22 01 20 LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. PHÙNG QUÝ NHÂM Thành phố Hồ Chí Minh - 2013
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. ................... Lê Thị Tuyết Lan 1
  4. LỜI CẢM ƠN Trước hết, tôi xin chân thành cám ơn Trường Đại học Sư Phạm Thành phố Hồ Chí Minh, Phòng Khoa học và Đào tạo sau đại học đã tạo điều kiện cho chúng tôi được học tập tại trường. Tôi xin cám ơn Ban giám hiệu, Tổ Ngữ văn, các đồng nghiệp ở Trường THPT Trần Phú, Quận Tân Phú đã tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tôi trong công tác để tôi có thể theo học chương trình sau đại học. Tiếp theo, tôi xin gửi lời cám ơn đến Quý Thầy Cô trực tiếp giảng dạy lớp Lí luận văn học K.22 đã cung cấp cho chúng tôi nhiều kiến thức quý giá và hướng dẫn chúng tôi phương pháp nghiên cứu khoa học. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn PGS.TS Phùng Quý Nhâm vì Thầy đã rất tận tình hướng dẫn tôi cách tiếp cận, động viên, giúp tôi hoàn thành luận văn. Sau nữa, xin cám ơn gia đình đã hỗ trợ tôi trong quá trình đi học và thực hiện luận văn. Cuối cùng, cho tôi được nói lời tri ân tất cả. 2
  5. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ 1 LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................. 2 MỤC LỤC .................................................................................................................... 3 MỞ ĐẦU....................................................................................................................... 5 1. Lí do chọn đề tài .............................................................................................................. 5 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................................. 6 3. Lịch sử vấn đề nghiên cứu ............................................................................................. 7 4. Đóng góp của luận văn ................................................................................................. 15 5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................. 16 6. Kết cấu của luận văn .................................................................................................... 16 CHƯƠNG 1: THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT VÀ HÀNH TRÌNH NGHỆ THUẬT CỦA ĐỖ CHU............................................................................................................ 17 1.1. Xác định khái niệm Thế giới nghệ thuật ................................................................. 17 1.1.1. Khái niệm .............................................................................................................. 17 1.1.2. Con đường đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn ............................................... 17 1.2. Đỗ Chu - con người và hoạt động văn chương ........................................................ 19 1.2.1. Con người .............................................................................................................. 19 1.2.2. Hoạt động văn chương .......................................................................................... 22 1.3. Khái quát về truyện ngắn Đỗ Chu ........................................................................... 34 1.3.1. Những chặng đường phát triển của truyện ngắn Đỗ Chu...................................... 34 1.3.2. Khái quát thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn Đỗ Chu ..................................... 40 1.3.3. Truyện ngắn Đỗ Chu trong dòng chảy của truyện ngắn Việt Nam những năm 1960 - 1980 ...................................................................................................................... 41 CHƯƠNG 2: ĐỀ TÀI, TƯ TƯỞNG, CẢM THỨC CON NGƯỜI TRONG TRUYỆN NGẮN ĐỖ CHU ...................................................................................... 46 2.1. Đề tài ........................................................................................................................... 46 2.1.1. Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và chống Mỹ ở miền Bắc......................... 46 2.1.2. Hiện thực đời sống đất nước sau 1975 .................................................................. 50 2.1.3. Hoài niệm về quê hương - tuổi thơ ....................................................................... 52 2.2. Tư tưởng ..................................................................................................................... 54 2.2.1. Tự hào về vẻ đẹp của thiên nhiên, đất nước .......................................................... 55 2.2.2. Ca ngợi vẻ đẹp của con người ............................................................................... 56 3
  6. 2.2.3. Trăn trở, lo lắng trước những biểu hiện chưa tốt của đất nước trong thời kỳ mới 61 2.3. Cảm thức con người trong truyện ngắn Đỗ Chu .................................................... 63 2.3.1. Con người sử thi .................................................................................................... 63 2.3.2. Con người đời tư, thế sự ........................................................................................ 70 CHƯƠNG 3: NGHỆ THUẬT VIẾT TRUYỆN NGẮN CỦA ĐỖ CHU .............. 80 3.1. Nghệ thuật xây dựng cốt truyện, kết cấu ................................................................. 80 3.1.1. Cốt truyện đơn giản, chi tiết chọn lọc hấp dẫn...................................................... 80 3.1.2. Kết cấu truyện ....................................................................................................... 85 3.2. Lời văn nghệ thuật ..................................................................................................... 98 3.2.1. Lời văn sống động, giàu hình ảnh ......................................................................... 98 3.2.2. Lời văn đậm chất thơ ........................................................................................... 100 3.2.3. Lời văn đa giọng điệu .......................................................................................... 102 3.3. Thủ pháp xây dựng nhân vật .................................................................................. 105 3.3.1. Xây dựng ngoại hình nhân vật ............................................................................ 106 3.3.2. Khắc họa ngôn ngữ và hành động nhân vật ........................................................ 108 3.3.3. Miêu tả nội tâm nhân vật ..................................................................................... 111 KẾT LUẬN .............................................................................................................. 117 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 121 4
  7. MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Trong quá trình vận động và phát triển, văn học Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Góp phần tạo nên sự phát triển của văn học Việt Nam trong mỗi giai đoạn phải nhắc đến lực lượng những người cầm bút có tài, có tâm huyết với nghề, có trách nhiệm với dân tộc. Những sáng tác của họ không chỉ kết tinh vẻ đẹp của tư tưởng, tình cảm, định hình phong cách mỗi cá nhân mà còn làm nên diện mạo của các thời đại văn học. Nhìn lại những nhà văn trưởng thành từ cuộc kháng chiến chống Mỹ, hiện tượng Đỗ Chu là một hiện tượng đáng chú ý. Tuy sáng tác không nhiều nhưng chỗ đứng của ông trong làng văn thật vững. Phác thảo diện mạo của truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975, Bùi Việt Thắng đã rất tinh tế khi nhận định “Không ham hố, viết ít nhưng găm lại được nhiều ở bạn đọc, đấy là thành công của Đỗ Chu” [24, tr.13]. Có thể nói, Đỗ Chu đã hòa vào dòng chảy của cảm hứng ca ngợi quê hương, đất nước, con người Việt Nam bằng một lối văn mượt mà, sâu lắng, trữ tình, đầy chất thơ để khẳng định vị trí của mình như ông từng nói “bề dày của một tác giả là uy tín văn học, là những đóng góp đáng kể cho văn học từng đất nước” [6]. Trong một đời cầm bút, Đỗ Chu đã từng bước chinh phục đồng nghiệp, độc giả bằng một số giải thưởng cao quý như: Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật năm 2001 với tập truyện Hương cỏ mật, Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam năm 2002 với tập tùy bút Tản mạn trước đèn, Giải thưởng Văn học ASEAN năm 2004 với tập truyện Một loài chim trên sóng, Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật năm 2012 với các tác phẩm Một loài chim trên sóng, Tản mạn trước đèn. Đỗ Chu thử sức ở nhiều thể loại. Mỗi thể loại mang nét độc đáo riêng. Đến với những bài tùy bút, người đọc thật sự bị cuốn hút bởi vốn kiến thức sâu rộng, khả năng suy ngẫm, chiêm nghiệm, đúc kết thành những triết lí sâu sắc của một cái tôi tài hoa, uyên bác. Từ cõi tâm tư của mình, nhà văn đã làm phong phú hơn cõi tâm tư của độc giả. Từ chuyện đời, chuyện người gắn với bao biến động của lịch sử, bao đổi thay, tác động cuả thời cuộc, người đọc nghiệm ra được những giá trị vĩnh hằng. Bước vào truyện ngắn, Đỗ Chu nhẹ nhàng đưa ta vào thế giới của cái đẹp. Vẻ đẹp của cuộc sống, của con người bàng bạc, hòa quyện, lấp lánh, cứ len lỏi như một mạch nước ngầm thấm mát tâm hồn. Trang sách mở ra như mời 5
  8. gọi, dẫn dắt, để rồi khi khép lại, người đọc vẫn cứ miên man trong những suy nghĩ, xúc cảm sâu lắng. Việc tiếp cận văn chương Đỗ Chu giúp chúng tôi hiểu hơn những nét đặc sắc trong văn phong của một nhà văn tài hoa, nghiệm lại những đóng góp, vị trí của ông trong làng văn, mở rộng kiến thức của mình ra ngoài khuôn khổ những nhà văn quen thuộc của chương trình Trung học phổ thông. Hơn nữa, bước vào thế giới nghệ thuật của nhà văn tài hoa này, chúng tôi dừng chân chiêm ngưỡng vẻ đẹp của truyện ngắn. Truyện ngắn tuy là một thể loại tự sự có tính cơ động, ngắn gọn, chỉ là một lát cắt của đời sống, nhưng khả năng phản ánh hiện thực, con người cùng chủ thể sáng tạo ra nó lại vô cùng lớn. Hầu như, nhà văn tài năng nào cũng đến với truyện ngắn, để lại dấu ấn của mình ở truyện ngắn, tạo nên sự đa dạng trong tính chất, giọng điệu, cảm hứng ... Trong đó, mảng truyện ngắn đậm chất thơ có sức hấp dẫn, có chỗ đứng riêng trong lòng độc giả. Nghiên cứu về Đỗ Chu ở cấp độ luận văn Thạc sĩ có Luận văn nghiên cứu Đặc trưng văn xuôi nghệ thuật Đỗ Chu của Ngũ Nhị Song Hiền (2010) và Luận văn nghiên cứu Thế giới nghệ thuật trong tùy bút của Đỗ Chu của Mai Sơn Tùng (2011). Do vậy, khi viết luận văn này, chúng tôi xin đi vào tìm hiểu Thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn Đỗ Chu để thêm một lần nữa thấy được rõ hơn những điểm độc đáo của truyện ngắn Đỗ Chu trong bức tranh đa diện, đa sắc của truyện ngắn Việt Nam hiện đại. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2.1. Đối tượng nghiên cứu Nhà văn Đỗ Chu viết nhiều thể loại: truyện ngắn, tùy bút, tiểu thuyết, thơ. Trong đó, thể loại ông gắn bó lâu dài và thành công là truyện ngắn và tùy bút. Thực hiện đề tài này, chúng tôi tập trung nghiên cứu các truyện ngắn của Đỗ Chu đã thu thập được qua các tập truyện đã xuất bản như: • Phù sa (1967) • Gió qua thung lũng (1971) • Trung du (1977) • Tháng hai (1985) • Tuyển tập truyện ngắn Đỗ Chu (2003) 6
  9. Ngoài ra, chúng tôi tiếp cận thêm các tác phẩm thuộc các thể loại khác của Đỗ Chu để có được cái nhìn trọn vẹn hơn về tác giả: • Đám cháy trước mặt (Tiểu thuyết, 1973) • Những chân trời của các anh (Tùy bút, 1986) • Tản mạn trước đèn (Tùy bút, 2004) • Thăm thẳm bóng người (Tùy bút, 2008) • Một số bài thơ Đồng thời, chúng tôi tìm hiểu một số vấn đề lý luận về đặc trưng thể loại, một số thuật ngữ có sử dụng trong quá trình thực hiện đề tài. Trong điều kiện và khả năng, chúng tôi tiếp cận một số truyện ngắn của một số tác giả cùng thời với Đỗ Chu như: Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Trung Thành, Nguyễn Thi, Nguyễn Huy Thiệp... để so sánh nhằm phát hiện những nét tương đồng và riêng biệt của truyện ngắn Đỗ Chu. 2.2. Phạm vi nghiên cứu Thế giới nghệ thuật là một thuật ngữ được đề cập nhiều trong nghiên cứu văn học. Trong phạm vi luận văn này, chúng tôi tập trung nghiên cứu đề tài, tư tưởng, cảm thức về con người và nghệ thuật viết truyện ngắn của Đỗ Chu. 3. Lịch sử vấn đề nghiên cứu Đỗ Chu là một trong những nhà văn tiêu biểu của văn học Việt Nam hiện đại. Trong phạm vi tư liệu có được, chúng tôi nhận thấy có rất nhiều bài viết về truyện ngắn Đỗ Chu trên các báo, tạp chí, các sách hợp tuyển, một số luận văn Thạc sĩ. Chúng tôi đặc biệt chú ý một số nhận định về những khía cạnh nổi bật trong truyện ngắn Đỗ Chu. 3.1. Đề tài Đọc những truyện ngắn của Đỗ Chu, ngay từ những sáng tác đầu tay, Nhật Vũ nhận thấy đề tài chính là những vấn đề thời sự của đất nước, của cốt cách, bản sắc văn hóa của dân tộc “Từ những trang viết đầu tiên khi 17, 18 tuổi, ông đã bộc lộ nhiều suy tư, khi đó dường như ông đã vượt qua những vấn đề thời sự chiến tranh đang nóng bỏng để nghĩ xa hơn đến vấn đề cốt cách văn hóa dân tộc” [98]. Còn Lê Hương Thủy khi nghiên cứu Đặc trưng truyện ngắn Đỗ Chu đã khẳng định rằng hiện thực đời sống chính là gốc rễ, là điểm tựa cho nhà văn khi viết truyện ngắn “Đỗ 7
  10. Chu đã có lần nói rằng: “Cái chân đế của một tác phẩm chính là sự gắn bó với đời sống”. Cũng bởi chính ý thức đó, cho nên, dù được xếp vào loại “tác giả truyện ngắn nghiêng về trữ tình” sáng tác của ông vẫn luôn có sự bám rễ sâu xa vào hiện thực đời sống. Đọc truyện ngắn Đỗ Chu, người đọc có thể thấy được bức tranh của lịch sử - một quá khứ dù có đau thương và mất mát nhưng rất đỗi hào hùng trong những năm tháng chiến tranh và cả hiện thực của ngày hôm nay với không ít ngổn ngang, bề bộn” [61, tr.117]. Nguyễn Văn Thọ trong Lão Mai - quế hương đời không những nhận ra được nét chung của Đỗ Chu trong dòng văn học phản ánh hiện thực cách mạng, phục vụ nhân dân, mà còn thấy được nét riêng trong truyện ngắn Đỗ Chu “Văn chương Việt Nam không thể thiếu ông, nhất là khi nói đến Một nền văn học hiện đại, đồng hành với từng bước đi của nhân dân. Nói như thế không có nghĩa văn Đỗ Chu phỏng hiện thực, mà là Văn ông không tách rời đời sống dân tộc, có trách nhiệm với các cuộc xoay đổi lịch sử cách mạng. Lại một cách chả giống ai, có sắc diện đặc biệt” [94]. 3.2. Cảm hứng Điểm nổi bật khác trong truyện ngắn Đỗ Chu là cảm hứng. Điều đó thể hiện qua cách nhìn cuộc sống của nhà văn. Vương Trí Nhàn cho rằng “cảm hứng chủ đạo trong anh thường chân tình, đầm ấm. Đó là một cái nhìn cuộc sống trong trẻo, yêu thương. Trải qua những vất vả gian khổ, sự trong trẻo đó, nỗi yêu thương đó không bao giờ mất đi trong nhân vật cũng như trong tác giả của nó” [88]. Xuất phát từ niềm mong muốn “nói một cái gì bền vững, sâu xa trong lòng người” trong tác phẩm để tạo “những động lực cho người ta sống và làm việc” nên thấm đẫm các trang viết của Đỗ Chu là cảm hứng ca ngợi “tình yêu đối với quê hương, gia đình”, “tình nghĩa đối với đồng đội, bạn bè”, “tình yêu đất nước”, “tình yêu thương đùm bọc giữa nhân dân” [88]. Trên Tạp chí Nghiên cứu văn học số 9 năm 2006, trong bài viết Đặc trưng truyện ngắn Đỗ Chu, Thạc sĩ Lê Hương Thủy cho rằng “Trong gần ba thập kỉ đầu cầm bút, sáng tác của Đỗ Chu thể hiện rõ chủ nghĩa anh hùng cách mạng..., nổi bật với cảm hứng lãng mạn cách mạng” [61, tr.117], thể hiện ở khuynh hướng “thiên về khai thác cái đẹp trong đời sống”, “cái đẹp được biểu hiện ở tình yêu quê hương, tình quân dân, tình đồng chí, đồng đội, ở những mối tình trong trắng, đầy thi vị - những tình yêu chớm nở và được nuôi dưỡng trong chiến tranh dù phía trước đang là cuộc chiến cam go và thử thách” [61, tr.118]. 8
  11. Ngũ Nhị Song Hiền trong Luận văn Đặc trưng văn xuôi nghệ thuật của Đỗ Chu đã nhận thấy về mặt cảm hứng sáng tác, ngoài cảm hứng chủ đạo là cảm hứng lãng mạn, truyện ngắn Đỗ Chu ở giai đoạn sau được viết với cảm hứng thế sự “trong truyện ngắn Đỗ Chu, dựa vào hai giai đoạn sáng tác, có thể thấy nổi bật lên hai cảm hứng chủ đạo: cảm hứng lãng mạn và cảm hứng thế sự” [34, tr.35]. 3.3. Nhân vật Nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Hạnh nhận thấy điểm độc đáo ở nhân vật trong truyện Đỗ Chu là những nam nữ thanh niên “xuất hiện một cách đông đảo, giữ vị trí trung tâm và với một tinh thần mới mẻ”, “họ đều trẻ từ khuôn mặt đến tâm hồn, đều có những suy nghĩ và hành động rất giống nhau về bản chất”, “họ có thể bước đi trên đất Mẹ, ngay ở những vùng bom đạn ác liệt nhất, một cách vững chãi hơn, tin cậy và hồn nhiên hơn” [31, tr.436]. Ngòi bút Đỗ Chu khi khắc họa những con người ấy đã giúp ta “nhận ra rõ hơn vị trí của họ trong cuộc đời, càng thấy yêu quý họ thêm và càng hiểu rằng chủ nghĩa xã hội đã cắm rễ sâu xa đến mức nào trong nếp sống, trong sinh hoạt của quần chúng đông đảo”, từ đó “muốn sống có trách nhiệm và xứng đáng, cao quý và tế nhị” [31, tr.437]. Ông còn thấy rằng nhân vật trong truyện Đỗ Chu còn là lớp người lớn tuổi “đã tham gia cuộc kháng chiến lần trước, bây giờ lại tiếp tục hoạt động say mê và sáng tác trên cương vị mới” [31, tr.438], là những em bé “thông minh, lanh lợi, biết đùm bọc, thương yêu nhau, ngây thơ cũng dũng cảm, nghĩa khí như cha anh” [31, tr.438]. Từ đó, ông khẳng định “nhân vật của Đỗ Chu đều có một cái lõi tính cách giống nhau. Tất cả đều trưởng thành hoặc được nuôi dưỡng trong không khí cách mạng, đều có những phẩm chất tốt đẹp và rất đáng yêu” [31, tr.437]. Nhân vật của Đỗ Chu thuộc loại nhân vật “ít hành động, mà nặng yêu thương, tâm sự, hồi tưởng” [31, tr.443]. Vương Trí Nhàn trong bài viết Đỗ Chu như là một nhà văn của những vùng quê chiến sĩ chỉ rõ nét nổi bật trong truyện ngắn Đỗ Chu là thế giới nhân vật. Ông gọi đó là “một thứ nhân vật riêng”. Họ là “những con người của làng xóm, nông thôn, của thị xã, phố huyện, có học hành, nhưng còn nguyên dáng dấp của những đứa con gia đình nghèo, chăm chỉ lao động, yêu cuộc sống, nhanh chóng thích hợp với cuộc chiến đấu hiện nay”. Trên trang sách, họ hiện ra thật sống động “trong nhiều công việc khác nhau, ở nhiều ngả đường khác nhau trong công cuộc chống Mỹ cứu nước”, với vẻ đẹp của “tâm hồn thật trong trẻo”, “đi vào 9
  12. cuộc chiến đấu gian khổ một cách thanh thản, thoải mái”, “âm thầm chịu đựng mọi khó khăn” [88] đóng góp sức mình cho sự nghiệp chung với một niềm tin phơi phới. Theo ông, dù nhân vật khá đông nhưng Đỗ Chu đã “hiểu biết” và xây dựng thành “những nhân vật độc đáo, có cuộc sống riêng”, thể hiện được cái “chất Đỗ Chu”. Thành công ấy có được là bởi nhà văn có khả năng quan sát, nắm bắt, thể hiện đối tượng của mình “Đỗ Chu đã cảm thấy họ, và cảm xúc của tác giả là gần với họ, lấy họ làm nền cho những điều định nói”, hay nói cách khác “Đỗ Chu nắm bắt được tinh chất trong con người anh gặp, cuộc sống anh trải qua, và anh biết quy nó vào đúng cái điều mà anh thường săn sóc”. Dường như giữa tác giả và nhân vật không có một ranh giới nào “nhân vật chính trong truyện, ký của Đỗ Chu bao giờ cũng là chính Đỗ Chu” [88]. Nguyễn Văn Thọ cũng nhận thấy “nhân vật của ông đa phần xoay quanh người lính và con người sống ở nông thôn, gốc gác là nông dân”, “những trang văn của Đỗ Chu đều đi sâu vào tâm lí và thân phận con người trong những cảnh huống nhất định”, “bàn cho ra cái văn hóa của vùng và con người Việt”, đi sâu vào tâm tình của con người trong chiến tranh, sau chiến tranh” [94]. Nhân vật của Đỗ Chu thiên về kiểu nhân vật tâm trạng “nặng về hoài niệm và hồi tưởng. Đỗ Chu thường chú ý khắc họa những dòng hồi ức của nhân vật. Ở đó, quá khứ và hiện tại cùng đan xen tồn tại, thời gian đồng hiện, nhân vật hiện diện với dòng chảy của ý thức. Nhân vật thường được đặt trước một khung cảnh và ký ức bất chợt tràn về” [61, tr.123]. Ngũ Nhị Song Hiền nhìn thấy trong truyện ngắn Đỗ Chu có nhiều kiểu nhân vật “nhân vật lí tưởng, nhân vật tính cách - số phận, nhân vật tư tưởng” [34, tr.61]. 3.4. Văn phong 3.4.1. Văn phong trữ tình, đậm chất thơ Nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Hạnh trong tác phẩm Văn học Văn hóa - vấn đề và suy nghĩ, có bài viết bàn về những đặc trưng của truyện ngắn Đỗ Chu. Theo ông, điểm bao trùm, cũng là một nét hấp dẫn trong tác phẩm của Đỗ Chu là “làm nổi bật được cái tích cực, cái tốt đẹp của cuộc sống với một tâm hồn trữ tình ấm áp và hồn hậu” [31, tr.441], là sự kết hợp của vẻ đẹp tâm hồn và chất thơ “Cái vốn nghệ thuật cơ bản của anh là tâm hồn, là tình cảm, là tấm lòng thiết tha đối với đất nước và chế độ mới. Qua cái hằng ngày, cái một lúc, 10
  13. cái xáo trộn, anh đã nhìn thấy được chất thơ, cái lâu dài và bền vững, biết nối hôm nay vào hôm qua và nhìn ra phía trước” [31, tr.445]. Giáo sư đã nhắc đến Nam Cao, Nguyễn Đình Thi, Nguyên Ngọc, Sêkhôp, Pautôpxki, Aitmatôp, để khẳng định “Đỗ Chu vẫn có cái tươi mát, bồi hồi riêng biệt của anh. Gần như anh không bao giờ miêu tả một cách khách quan, trần trụi, miêu tả cũng là hồi tưởng và biểu hiện” [31, tr 446]. Chính điều đó giúp Đỗ Chu, từ khi là một nhà văn trẻ đã có được “những đoạn văn xúc động, giàu chất thơ” [31, tr.446], “nhiều đoạn văn đáng nhớ, buộc người đọc phải sống những người, những cảnh của mình, phải đọc chậm rãi, phải dừng lại ở giữa trang để thưởng thức” [31, tr. 447]. Trong phần giới thiệu của Tuyển tập Văn học Việt Nam thế kỷ XX, Truyện ngắn 1945 - 1975, quyển 2, tập V, Bùi Việt Thắng cũng đã nhắc đến Đỗ Chu với tư cách là một nhà văn thành công ở thể loại truyện ngắn, bên cạnh một số nhà văn khác như: Nguyễn Kiên, Nguyễn Khải , Bùi Đức Ái, Nguyễn Quang Sáng, Nguyễn Thi, Phan Tứ... Bùi Việt Thắng gọi Đỗ Chu là một nhà văn “tài hoa”, “lãng tử”, với quan niệm “mỗi truyện ngắn là một mảnh phân thân” thấm đến tận “chân tơ kẽ tóc” trên từng trang văn, với mong muốn viết những “áng văn xuôi mọc cánh”, đã tạo nên những tác phẩm “có vẻ như là tất cả mà vẫn không có gì” [50, tr.13], định hình phong cách văn xuôi đầy chất thơ, kế tục phong cách trữ tình của dòng văn học trước đó với đại diện tiêu biểu là Thạch Lam “Trong văn học hiện đại Việt Nam, có thể nói Thạch Lam là nhà văn tiêu biểu cho phong cách tự sự - trữ tình. Truyện ngắn Thạch Lam giúp ta “cảm” được đời sống hơn là “hiểu” được nó. Văn xuôi Thạch Lam giàu chất thơ, một thứ văn xuôi có nhạc tính. Sau năm 1945, phong cách trữ tình trong truyện ngắn được kế tục bởi Nguyễn Thành Long, Đỗ Chu, Lý Biên Cương” [50, tr.17]. Nhật Tuấn trong bài viết Uy lực già làng Đỗ Chu có dẫn lại ý kiến của nhà thơ Trần Mạnh Hảo viết trên Dân luận ngày 08/09/2011 “Đỗ Chu mê “Bông hồng vàng”, “Lẵng quả thông” của Pautopxki (do Vũ Thư Hiên dịch đầu những năm sáu mươi của thế kỉ trước). Giọng văn đầy chất thơ, lãng mạn và tươi mát như suối nguồn, như ánh trăng của nhà văn Nga này mê hoặc Đỗ Chu và các nhà văn trẻ thời đó. Đỗ Chu đã viết các truyện đầu tay như “Phù sa”, “Hương cỏ mật”, “Thung lũng cò”... khá hấp dẫn như một ông Pautopxki con con” [97]. Văn Chinh đã thấy được chất trữ tình, chất thơ bàng bạc là điểm nổi bật trong truyện ngắn Đỗ Chu. Ông cho rằng “Một chút lãng mạn Pháp, một chút cổ điển Nga và một chút lý 11
  14. tưởng hóa Nga Xô Viết đã như những đám mây lạ được làn gió chuyển mùa làm nên mùa xuân trên vùng quê văn hóa màu mỡ là Kinh Bắc, khiến hạt mầm nghệ sĩ vẫn còn phong kín trong lòng đứa con rồi ra sẽ làm vinh dự cho quê hương, một đứa trẻ buồn nỗi con côi pha lẫn niềm bâng khuâng vị thành niên, đã bật lên truyện Hương cỏ mật” làm văn đàn ngỡ ngàng [6]. Khi xem Đỗ Chu như một nhà văn của những vùng quê chiến sĩ, Vương Trí Nhàn cũng nhắc đến sự hòa quyện giữa chất thơ và văn xuôi, tạo nên lối văn giàu chất thơ “Ngay từ những truyện ngắn đầu tiên, anh đã đi theo một đường hướng về truyện mà anh theo đuổi cho đến hiện nay. Có người gọi là truyện giàu chất thơ. Có người gọi là truyện ngắn trữ tình, có màu sắc chủ quan” [88]. Còn Nguyễn Hữu Quý thừa nhận yếu tố tạo nên dấu ấn Đỗ Chu trong sáng tác chính là chất thơ “Đỗ Chu đã làm tôi mê đắm với nhiều truyện ngắn và tùy bút man mác chất thơ” [91]. Nguyễn Trọng Tạo thấy được có một nguồn mạch trữ tình chảy tràn trên trang viết Đỗ Chu, cái tình của người viết được gửi gắm vào những câu văn giàu nhạc điệu khiến “Văn bác ấy thật mê ly, như có một điệu nhạc réo rắt du dương vang ra từ câu này đến câu khác”, “Truyện của bác ấy đẹp và buồn”, “có cả tấm lòng, gan ruột của người viết”, “đọc xong cứ xao xuyến lâng lâng” [92]. Trong bài viết Phiên bản Đỗ Chu, Nguyên An khẳng định “Chu là một phong cách truyện ngắn giàu chất thơ, thứ thơ thanh cao và bình dị vẫn có trong đời hỗn tạp mà anh là người có công chưng cất lại, tô thắm thêm. Hình như trong cảnh bẫn bách, thì người ta càng có cơ gượng dậy, đứng lên vui sống là nhờ những trang văn giàu chất thơ như thế” [68]. Theo Lê Hương Thủy, truyện ngắn Đỗ Chu có được vị trí và sức sống trong lòng độc giả là ở “cái không khí mà nhà văn tạo nên cho mỗi tác phẩm. Bầu không khí bàng bạc chất thơ luôn “dăng dện trong tâm trí người đọc”, “Với một tâm hồn mẫn cảm và tinh tế trong cách cảm nhận cái Đẹp, Đỗ Chu thường có xu hướng khai thác chất thơ trong đời sống” [61, tr.122]. Và chính “những trang viết đầy chất thơ của Đỗ Chu hồi bấy giờ đã làm hấp dẫn nhiều thế hệ người đọc” [61, tr.118]. Trên Văn nghệ quân đội số 6 năm 2002, trong bài viết Cũng một loài chim trên sóng, Phạm Thị Minh Thư nhìn thấy cách thức truyện ngắn Đỗ Chu đi vào lòng người đọc, không 12
  15. dụng công ở cốt truyện, chỉ nhẹ nhàng mà rất đỗi ngọt ngào chiếm lĩnh tâm hồn mọi người “chẳng cốt truyện, chỉ đột khởi từ một nguyên cớ rất không đâu, mỗi truyện ngắn của Đỗ Chu ngày ấy đều đã đi rất ngọt ngào vào lòng người đọc, quyến luyến dăng dện mãi không thôi trong tâm hồn họ” [62, tr.94]. 3.4.2. Văn phong lịch lãm, sâu sắc Cầm bút từ khi còn là học sinh, nhưng ngay từ những sáng tác đầu tay, Nguyễn Văn Thọ đã nhận thấy một lối viết rất chững chạc, tinh tế “đem đến cho người đọc nhiều suy nghĩ rốt ráo về tình người và trách nhiệm làm Con Người”, “Sự chín, sâu sắc tới mức, các nhà văn đàn anh như Nguyễn Minh Châu hay Nguyễn Khải đều nhầm lẫn, cứ tin đấy là một người già cầm bút. Sau này càng viết càng đẹp, Đỗ Chu như cây mai già đến độ mãn khai, cho Văn chương Việt những áng văn khó trộn vào bất cứ tác giả nào. Ăm ắp tinh thần Việt, thuần Việt, gánh theo triết luận Á Đông” [94]. Bởi vậy, văn Đỗ Chu “không bao giờ dành cho kẻ đọc nhanh, thời thượng. Nó là sự nhẩn nha sống chậm, soi kỹ vào đáy thẳm tâm hồn từng giai tầng, ở từng cảnh huống đời sống, buộc người đọc phải sống chậm lại, nhẩn nha cùng tác giả; như ăn chậm, nhai kỹ để thụ hưởng tới kiệt cùng khi tận hưởng khoái lạc...” [94]. Còn Nguyễn Việt Chiến khẳng định “Đỗ Chu là một trong số các văn tài đặc biệt của xứ Bắc hà, một số truyện ngắn và bút ký của ông được xếp vào hạng “đặc sản” truyền kỳ của dòng văn chương lịch lãm, thâm thúy suốt mấy chục năm qua” [73]. 3.5. Kết cấu Ngũ Nhị Song Hiền nhận thấy truyện của Đỗ Chu có nhiều kiểu kết cấu, mỗi kiểu có một phương thức thể hiện riêng. Với kiểu “truyện không có cốt truyện”, “những trang văn của ông chủ yếu để diễn tả cảm xúc, sự cảm nhận đời sống tinh tế của nhân vật” [34, tr.51]. Kiểu “truyện lồng trong truyện” có “điểm nối giữa các câu chuyện là những lời dẫn chuyện” [34, tr.54] làm cho không gian, thời gian, sự kiện được mở rộng. Những truyện có kiểu “cốt truyện đơn tuyến” thường “ít nhân vật, ít thoại, ít hành động, nhưng nhiều hồi tưởng, nhiều độc thoại nội tâm, nhiều giọng điệu trần thuật tạo nên các bè giọng khác nhau làm sinh động cho chuyện kể”, “tạo nên những mạch ngầm tư tưởng”, “thể hiện sự lột xác của Đỗ Chu khỏi lối mòn trước đây” [34, tr.56-57]. 3.6. Giọng điệu 13
  16. Đọc truyện Đỗ Chu, ta dễ dàng cảm nhận được một giọng kể thân mật, gần gũi “như là giọng bè bạn ở ngoài đời, như là khoác vai nhau mà kể, nằm dựa lưng vào nhau mà kể, gác chân lên nhau mà kể” [71]. Nguyễn Minh Châu cho rằng “Đỗ Chu trong những năm tháng chống Mỹ, bằng một giọng điệu của truyện ngắn - đã làm say lòng người, những chỗ anh sa đà, lòng thòng cũng khiến người ta phải nghe. Những điều anh nói đều quen thuộc, chẳng có gì lạ, cái chính là giọng nói, là giọng điệu kể chuyện đã đóng vai trò nội dung. Đỗ Chu như một cây quế, cái chất lại nằm ngoài vỏ. Ô hay, ai bảo một thanh quế không quý, khéo còn quý hơn cái ruột cuả nhiều giống cây khác” [54, tr.231]. Với Văn Chinh, giọng văn Đỗ Chu “đằm thắm mà tinh tế, trẻ trung mà bặt thiệp, rất chính trị nhưng đầy ắp văn hóa - một cái hồn Việt khu trú trong nông thôn xa xưa như bừng thức dậy” [74]. Ngũ Nhị Song Hiền không những phát hiện mà còn phân loại được tính đa dạng trong giọng điệu của truyện ngắn Đỗ Chu “Hầu hết trong sáng tác của Đỗ Chu trước 1975 là giọng trữ tình đằm thắm. Từ sau 1975, do sự khám phá, phát hiện các bề trái của hiện thực cuộc sống nên xuất hiện thêm giọng chiêm nghiệm, suy tư và giọng điệu mỉa mai, châm biếm” [34, tr.81]. 3.7. Một số hạn chế Theo Vương Trí Nhàn, nhân vật trong truyện Đỗ Chu còn đơn giản “những nhân vật thường đơn giản và trở đi trở lại trong một dáng nào đó”, “chưa có tính cách, chỉ có những tính nết, những cá tính nhân vật nên chắc là không làm sao đứng được” [88]. Khả năng bao quát, phản ánh hiện thực của tác phẩm chưa rộng, chưa sâu “Đỗ Chu chưa chỉ rõ cuộc sống là như thế nào”, “anh còn dừng lại ở phần bên ngoài” [88]. Bởi thế, “cuộc kháng chiến chống Mĩ với tất cả quy mô của nó, với tất cả vẻ sôi nổi dữ dội, sự lay chuyển nhiều mặt của nó chưa vào tác phẩm của Đỗ Chu một cách mãnh liệt”, và “cái khác nhau trong hai thời kỳ, sự đổi mới bên cạnh sự kế tục của ngày hôm nay so với ngày hôm qua chưa được anh cảm thấy và thể hiện đầy đủ” [88]. Và tình huống trong truyện Đỗ Chu còn “đơn giản lắm”, bởi tình huống thường thấy là “những cuộc hội ngộ: chiến tranh đẩy các nhân vật vốn cùng gốc gác đi theo những 14
  17. chặng đường khác nhau, rồi chiến tranh lại đưa họ về một con đường, họ lại gặp nhau và nhận ra nhau vẫn như xưa. Họ chưa kịp sống chung với nhau thì truyện đã chấm dứt” [88]. Theo Nguyễn Văn Hạnh, trong truyện ngắn Đỗ Chu, nhân vật xuất hiện chưa đa dạng, tính cách chưa rõ ràng. Phần lớn là “nhân vật chính diện”, “tuy khác nhau về tuổi tác, về môi trường sinh hoạt, nhưng tính cách lại rất giống nhau và ít biến đổi trong tác động qua lại đối với hoàn cảnh” [31, tr.442]. Do đó, “khi phải đề cập đến những đối tượng khác, chuyển sang cung bậc khác, anh tỏ ra lúng túng, bất lực” [31, tr.442]. Về khả năng phản ánh hiện thực, do ngòi bút thiên về “những khía cạnh tích cực của cuộc sống”, nên “Đỗ Chu ít có những trang viết miêu tả trực tiếp chiến tranh” [31, tr.437]. Tác phẩm của Đỗ Chu “chưa đặt ra được những vấn đề lớn, chưa nói được cái rắn rỏi, ác liệt, cái bề bộn của cuộc sống” [31, tr.443]. Về tình huống truyện, Giáo sư cũng cho rằng “Đỗ Chu ít phân tích xã hội, không nhìn thấy, hoặc né tránh những tình huống phức tạp” nên tình huống còn rất đơn giản [31, tr.443]. Sự giản dị và tự nhiên vừa là ưu điểm “Một nét rất đáng qúy trọng trong sáng tác của Đỗ Chu là tính chất giản dị và tự nhiên. Giản dị và tự nhiên trong kết cấu, trong nghệ thuật dẫn dắt câu chuyện, trong giọng văn, trong lời văn” [31, tr.445], vừa là hạn chế, làm cho tác phẩm có “sức khái quát nói chung còn yếu” [31, tr.443], “không cân đối, lỏng lẻo, dàn trải” [31, tr.449]. Nhìn chung, qua các tài liệu thu thập được, chúng tôi nhận thấy những phương diện trong truyện ngắn Đỗ Chu được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Song ở cấp độ luận văn Thạc sĩ, chưa có luận văn nào đi sâu tìm hiểu thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn Đỗ Chu. Bởi thế, chúng tôi mong muốn được góp thêm một góc nhìn để thấy rõ hơn sự thành công của nhà văn Đỗ Chu ở thể loại truyện ngắn. Những ý kiến của những người đi trước sẽ là định hướng quý giá cho việc nghiên cứu của chúng tôi. 4. Đóng góp của luận văn Luận văn tập trung tìm hiểu Thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn Đỗ Chu nhằm làm rõ hơn các chặng đường sáng tác, những nét độc đáo trong tư duy, sáng tạo nghệ thuật của nhà văn Đỗ Chu ở thể loại truyện ngắn. Với cá nhân, luận văn này giúp tôi mở rộng cái nhìn, có thêm kiến thức về truyện ngắn Việt Nam hiện đại, về những tác giả ngoài chương trình học bậc Trung học phổ thông. 15
  18. 5. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình viết luận văn, chúng tôi sử dụng các phương pháp sau: Phương pháp thu thập, phân tích, tổng hợp các dữ liệu: sau khi xác định đối tượng nghiên cứu của đề tài, chúng tôi tìm kiếm, tập hợp các dữ liệu có liên quan từ nhiều nguồn như tác phẩm, sách, báo viết, báo mạng, bài nghiên cứu về Đỗ Chu. Sau đó, chúng tôi đọc, phân loại thành từng mục nhằm giải quyết các vấn đề đặt ra trong phạm vi nghiên cứu của luận văn. Phương pháp nghiên cứu thi pháp học: chúng tôi vận dụng những điều đúc kết được về đặc trưng thể loại, nội hàm của các thuật ngữ để tiếp cận văn bản, nhằm rút ra những yếu tố đặc sắc trong truyện ngắn Đỗ Chu. Phương pháp hệ thống - cấu trúc: chúng tôi nghiên cứu từng tác phẩm trong mối liên hệ thống nhất giữa nội dung và hình thức, giữa truyện ngắn với toàn bộ những sáng tác của tác giả, giữa nhiều tác phẩm trong cùng một giai đoạn, cùng thể loại để thấy được hết những nét độc đáo của truyện ngắn của Đỗ Chu. Phương pháp so sánh: chúng tôi so sánh các truyện ngắn của Đỗ Chu trong từng giai đoạn, so sánh truyện ngắn Đỗ Chu với một số tác giả cùng thời hoặc ở các giai đoạn trước, nhằm thấy được một cách toàn diện những điểm tương đồng và riêng biệt, những đóng góp và hạn chế của truyện ngắn Đỗ Chu. 6. Kết cấu của luận văn Tên đề tài luận văn: Thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn Đỗ Chu Ngoài Mở đầu và Kết luận, Luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Thế giới nghệ thuật và hành trình nghệ thuật của Đỗ Chu Chương 2: Đề tài, tư tưởng, cảm thức con người trong truyện ngắn Đỗ Chu Chương 3: Nghệ thuật viết truyện ngắn của Đỗ Chu. 16
  19. CHƯƠNG 1: THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT VÀ HÀNH TRÌNH NGHỆ THUẬT CỦA ĐỖ CHU 1.1. Xác định khái niệm Thế giới nghệ thuật 1.1.1. Khái niệm Theo Từ điển thuật ngữ văn học do Lê Bá Hán chủ biên Thế giới nghệ thuật là khái niệm chỉ tính chỉnh thể của sáng tác nghệ thuật (một tác phẩm, một loại hình tác phẩm, sáng tác của tác giả, một trào lưu) [29, tr.302]. Thế giới ấy không trùng khít với thế giới thực tại bên ngoài, cũng không giống y như thế giới tâm hồn con người. Đó là “một thế giới riêng được sáng tạo ra theo các nguyên tắc tư tưởng”, “có không gian riêng, thời gian riêng, quy luật tâm lí riêng, có quan hệ xã hội riêng, quan niệm đạo đức, thang bậc giá trị riêng... chỉ xuất hiện một cách ước lệ trong sáng tác nghệ thuật” [29, tr.303]. Trong sự đa dạng của thế giới văn chương, mỗi một tác giả là một thực thể có tư tưởng, quan điểm, cá tính, dụng ý nghệ thuật riêng, mỗi một tác phẩm là một đơn vị sáng tác trong hệ thống các sáng tác của mỗi tác giả, mỗi một trào lưu văn học là tập hợp của những tác giả, tác phẩm có nhiều tương đồng trong quan điểm, phương pháp sáng tác, nên “mỗi thế giới nghệ thuật có một mô hình nghệ thuật trong việc phản ánh thế giới”, “ứng với một quan niệm về thế giới, một cách cắt nghĩa về thế giới” [29, tr.303]. Sự hấp dẫn của thế giới nghệ thuật phụ thuộc vào sự độc đáo trong tư duy nghệ thuật của người nghệ sĩ. Tìm hiểu thế giới nghệ thuật trong sáng tác của một tác giả nghĩa là khám phá những nét độc đáo trong tư duy nghệ thuật của tác giả đó. 1.1.2. Con đường đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn Tác phẩm văn học là một sáng tạo nghệ thuật của nhà văn. Mỗi một tác phẩm có một thế giới nghệ thuật riêng. Con đường đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn thật không đơn giản. Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh cho rằng “Đọc văn nghiên cứu văn là đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn. Thế giới ấy được xây dựng nên cốt là để “tha hồ muôn khách đến” (Xuân Diệu). Ấy thế mà trước người đọc, cánh cửa nghệ thuật nhiều khi dường như khép chặt” [45, tr.82]. Trong chuyên luận của mình, Giáo sư cũng đã gợi ý cho người đọc cách mở “cánh cửa nghệ thuật” ấy. “Văn học nghệ thuật là một hoạt động tư tưởng” [45, tr.7], và “Tư tưởng 17
  20. nghệ thuật là một cái gì rất riêng, nó là tài riêng và tình riêng kết hợp, là tư tưởng cá nhân và hình tượng độc đáo thống nhất hài hòa, là chỗ mạnh riêng, là sở trường riêng của mỗi cây bút, là cái tạng riêng của mỗi nhà văn” [tr.71-72], do đó điều phải nghiên cứu trước tiên là “tư tưởng của tác giả” được “rút ra từ toàn bộ tác phẩm của nhà văn” [45, tr.8]. Giữa tư tưởng và sáng tác của người nghệ sĩ có mối liên hệ mật thiết với nhau “Tư tưởng bao trùm cả sự nghiệp sáng tác của nhà văn, chi phối toàn bộ thế giới nghệ thuật cuả ông ta. Nó tạo ra cho sự nghiệp ấy, cho thế giới nghệ thuật ấy tính thống nhất, tính hệ thống, hay nói đúng hơn, tính chỉnh thể” [45, tr.8]. Việc nghiên cứu tư tưởng nghệ thuật của nhà văn phải đặt trong quá trình sáng tác để thấy được sự vận động, biến đổi, phát triển của tư tưởng nghệ thuật. Muốn vậy, người nghiên cứu phải nắm bắt chính xác số lượng tác phẩm của tác giả, thời điểm sáng tác của từng tác phẩm. Khi thấy được sự vận động, biến đổi của tư tưởng nghệ thuật, người nghiên cứu phải căn cứ vào “tác động của hoàn cảnh khách quan” tới sự vận động ấy để lí giải [45, tr.55]. Để nắm bắt được tư tưởng của nhà văn - yếu tố chi phối thế giới nghệ thuật của họ - người nghiên cứu có thể căn cứ vào nhiều yếu tố. Trước hết là đề tài. Hiện thực cuộc sống rất phong phú. Chất liệu từ đời sống rất đa dạng, không phải nhà văn nào khi viết cũng phải bao quát, sử dụng hết những chất liệu ấy. Mỗi nhà văn tùy thuộc vào khả năng quan sát, nắm bắt, tùy thuộc vào độ nhạy và độ rung của tâm hồn, tùy thuộc vào nhu cầu thể hiện, mục đích viết, tùy thuộc vào tài năng và sở thích, họ sẽ lựa chọn “những nguồn chất liệu phù hợp để dựng nên thế giới nghệ thuật riêng của mình” [45, tr.12]. Qua nhiều tác phẩm, mỗi nhà văn sẽ có được một hệ thống đề tài riêng, mà khi căn cứ vào đó, chúng ta sẽ hiểu được tư tưởng của tác giả “các nhà văn dù lớn đến đâu cũng chỉ có một vùng đề tài ưa thích nhất và ông ta chỉ có thể viết hay về đề tài ấy” [45, tr.12]. Sau khi xem xét nhà văn “viết cái gì ?”, với “tư tưởng ra sao?”, người nghiên cứu phải chú ý đến việc nhà văn “viết như thế nào ?”. Tạo nên thế giới nghệ thuật, thể hiện tư tưởng của mỗi nhà văn có rất nhiều yếu tố. Xét trong chỉnh thể văn bản, các yếu tố phải kết hợp chặt chẽ với nhau “Thế giới nghệ thuật của nhà văn hiểu đúng nghĩa của nó, là một chỉnh thể. Đã là chỉnh thể tất phải có cấu trúc nội tại theo những nguyên tắc thống nhất”, có nghĩa là “quan hệ giữa các yếu tố trong chỉnh thể có tính quy luật” [45, tr.34] . Các yếu tố ấy là hình tượng nghệ thuật, chi tiết nghệ thuật, thủ pháp nghệ thuật... Người nghiên cứu phải chú ý phân tích hình tượng nghệ thuật trong “quan hệ với toàn bộ tác phẩm như 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
11=>2