ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN<br />
----------------------------------------------------LÊ THỊ KHÁNH VÂN<br />
<br />
THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT TRONG<br />
TRUYỆN NGẮN NGUYỄN DẬU<br />
<br />
Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam<br />
Mã số: 60 22 01 21<br />
<br />
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Lê Dục Tú<br />
<br />
Hà Nội – 2016<br />
<br />
MỤC LỤC<br />
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 4<br />
1. Lý do chọn đề tài.......................................................................................... 4<br />
2. Lịch sử vấn đề .............................................................................................. 4<br />
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................... 6<br />
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu .................................................................... 7<br />
5. Phƣơng pháp nghiên cứu .................................................................................. 7<br />
6. Đóng góp của luận văn ..................................................................................... 8<br />
7. Cấu trúc của luận văn ....................................................................................... 8<br />
<br />
CHƢƠNG 1: TRUYỆN NGẮN NGUYỄN DẬU TRONG DIỆN MẠO<br />
TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM ĐƢƠNG ĐẠI.................................................. 9<br />
1.1. Diện mạo truyện ngắn Việt Nam đương đại ............................................. 9<br />
<br />
1.1.1. Bối cảnh lịch sử, xã hội, văn hóa ............................................................ 9<br />
1.1.2. Những thành tựu của thể loại truyện ngắn ........................................... 14<br />
1.2. Tác giả Nguyễn Dậu và hành trình sáng tácError! Bookmark not defined.<br />
<br />
1.2.1. Tác giả Nguyễn Dậu .............................. Error! Bookmark not defined.<br />
1.2.2. Hành trình sáng tác ............................... Error! Bookmark not defined.<br />
2.1. Giới thuyết về nhân vật văn học .............. Error! Bookmark not defined.<br />
<br />
2.1.1. Đặc điểm nhân vật trong văn học giai đoạn trước 1986 ............... Error!<br />
Bookmark not defined.<br />
2.1.2. Đặc điểm nhân vật trong văn học giai đoạn sau 1986 .................. Error!<br />
Bookmark not defined.<br />
2.2. Các kiểu nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn DậuError! Bookmark not<br />
defined.<br />
<br />
2.2.1. Nhân vật cô đơn .................................... Error! Bookmark not defined.<br />
<br />
2.2.2. Nhân vật dị biệt ..................................... Error! Bookmark not defined.<br />
2.2.3. Nhân vật tha hóa. .................................. Error! Bookmark not defined.<br />
CHƢƠNG 3: MỘT SỐ PHƢƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT TRONG TRUYỆN<br />
NGẮN NGUYỄN DẬU ...................................... Error! Bookmark not defined.<br />
3.1. Cốt truyện .................................................. Error! Bookmark not defined.<br />
<br />
3.1.1. Cốt truyện truyền thống ........................ Error! Bookmark not defined.<br />
3.1.2. Cốt truyện hiện đại. ............................... Error! Bookmark not defined.<br />
3.2. Tình huống truyện..................................... Error! Bookmark not defined.<br />
3.3. Không gian nghệ thuật.............................. Error! Bookmark not defined.<br />
<br />
3.3.1 Không gian hiện thực. ............................ Error! Bookmark not defined.<br />
3.3.2. Không gian ảo ....................................... Error! Bookmark not defined.<br />
3.4. Thời gian nghệ thuật ................................. Error! Bookmark not defined.<br />
<br />
3.4.1. Thời gian hiện thực ............................... Error! Bookmark not defined.<br />
3.4.2. Thời gian tâm lý .................................... Error! Bookmark not defined.<br />
3.5. Giọng điệu trần thuật................................ Error! Bookmark not defined.<br />
<br />
3.5.1.Giọng chiêm nghiệm triết lý ................... Error! Bookmark not defined.<br />
3.5.2. Giọng điệu cảm thương ........................... Error! Bookmark not defined.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 19<br />
<br />
MỞ ĐẦU<br />
1.<br />
<br />
Lý do chọn đề tài<br />
<br />
Văn học Việt Nam từ sau Đổi mới đến nay phát triển rất sôi động với nhiều xu<br />
hƣớng, khuynh hƣớng, nhiều hiện tƣợng khác nhau. Sự phong phú, đa dạng, phức<br />
tạp của văn học Việt Nam đƣơng đại thể hiện trên nhiều bình diện: đề tài, chủ đề,<br />
khuynh hƣớng thẩm mĩ, thủ pháp nghệ thuật, phong cách, thể loại sáng tác... Bên<br />
cạnh sự xuất hiện của những tên tuổi mới thì một lực lƣợng đông đảo các nhà văn<br />
khởi bút từ trong chiến tranh đã trở lại với một diện mạo và tinh thần mới. Kinh<br />
nghiệm cầm bút cộng với sự trải nghiệm qua nhiều những thời điểm khác nhau của<br />
lịch sử, bên cạnh đó làn những thôi thúc của công cuộc Đổi mới, đã giúp các nhà<br />
văn gặt hái đuợc những thành tựu mới cho văn chƣơng đƣơng đại.<br />
Trong bức tranh văn học đầy sắc màu của văn chƣơng đƣơng đại, nhà văn Nguyễn<br />
Dậu xuất hiện lặng lẽ, điềm đạm nhƣng để lại một dấu ấn không thể phai<br />
mờ.Thành tựu văn học của ông, đặc biệt là ở thể loại truyện ngắn quả thực dày dặn<br />
và có phong cách riêng không trộn lẫn.<br />
Tuy nhiên, do nhiều vấn đề về lịch sử, truyện ngắn Nguyễn Dậu trong nhiều thập<br />
kỉ không đƣợc nhắc đến trong các tài liệu học tập và nghiên cứu. Từ đó, cũng chƣa<br />
có một công trình dày dặn nào đi sâu nghiên cứu về tác giả này. Thẩm định về sáng<br />
tác của Nguyễn Dậu chủ yếu là các bài phê bình, nhận xét về từng tác phẩm, đánh<br />
giá chất lƣợng của từng truyện ngắn, từng tập truyện… mà thiếu một sự hệ thống<br />
nhất định trong việc nhận diện truyện ngắn của nhà văn này. Cũng đã có một số<br />
những bài nhận xét khái quát về truyện ngắn Nguyễn Dậu nhƣng hầu hết là các bài<br />
viết ngắn, chƣa làm rõ đƣợc những nét đặc sắc của truyện ngắn Nguyễn Dậu. Bởi<br />
thế luận văn này một mặt mong muốn khái quát lại một cách có hệ thống về cuộc<br />
đời và sự nghiệp của nhà văn Nguyễn Dậu, mặt khác đi sâu vào tìm hiểu thế giới<br />
nghệ thuật của truyện ngắn Nguyễn Dậu. Đồng thời, luận văn cũng muốn đóng góp<br />
một vài ý kiến chủ quan đối với hiện tƣợng truyện ngắn Nguyễn Dậu, dù là rất nhỏ<br />
ở một số khía cạnh, phƣơng diện nào đó, hi vọng góp phần có cái nhìn đúng đắn,<br />
toàn diện hơn đối với truyện ngắn Nguyễn Dậu. Từ đó, khẳng định lại vị trí của<br />
ông, đánh giá một cách thỏa đáng đóng góp của nhà văn cho thể loại truyện ngắn<br />
nói riêng, văn học Việt Nam đƣơng đại nói chung.<br />
2.<br />
<br />
Lịch sử vấn đề<br />
4<br />
<br />
Truyện ngắn Nguyễn Dậu nhƣ đã nói là một hiện tƣợng văn học không mới nhƣng<br />
đã có thời gian dài bị lãng quên. Cuộc đời và sự nghiệp của nhà văn Nguyễn Dậu<br />
đƣợc nhắc đến chủ yếu là các bài giới thiệu ngắn theo dạng tiểu sử trong các tuyển<br />
tập văn học vùng miền. Một số bài viết về ông có tác giả là những đồng nghiệp,<br />
yêu mến và trân trọng cuộc đời ngƣời nghệ sĩ ghi lại, nhƣ để nhắc nhớ, để tiếc<br />
thƣơng cho một tài năng bị vùi dập trong bão tố lịch sử.<br />
Tiểu sử nhà văn Nguyễn Dậu đƣợc nhắc đến qua vài dòng ngắn ngủi trong thƣ mục<br />
của thƣ viện Hải Phòng và qua các bài viết của đồng nghiệp. Trong đó, chủ yếu ghi<br />
lại năm sinh năm mất, quê quán và một vài nét về quá trình làm việc của ông. Về<br />
sự nghiệp văn chƣơng, cũng chỉ có một số bài viết giới thiệu sơ lƣợc về quá trình<br />
từ cầm bút đến thành danh của nhà văn Nguyễn Dậu.<br />
Bài viết Nhà văn Nguyễn Dậu và sức sống của ngòi bút của tác giả Vũ Quốc Văn<br />
đăng trên trang vanthoviet.com (1/9/2011) đã khái quát về chặng đời nhọc nhằn,<br />
truân chuyên mà cũng vô cùng vẻ vang của nhà văn Nguyễn Dậu. Bên cạnh việc<br />
biên niên lại cuộc đời và sự nghiệp của nhà văn, tác giả Vũ Quốc Văn, với lòng<br />
yêu kính và tiếc thƣơng một nhân cách, một tài năng, đã hé lộ cho ngƣời mến mộ<br />
ông thấy đƣợc một Nguyễn Dậu có phần đời nhiều cay đắng. Bị phê phán từ sự<br />
kiện tác phẩm bị “xét lại” của văn học những năm 1960 mà theo lối phê bình lúc<br />
đó gọi các tác phẩm viết theo kiểu “tự nhiên chủ nghĩa”, tiểu thuyết Mở hầm cùng<br />
với các tiểu thuyết nhƣ Nhãn đầu mùa (Xuân Tùng, Trần Thanh), Mùa hoa dẻ<br />
(Văn Linh) đã bị giới phê bình lúc đó khai tử. Cuộc đời nhà văn bẵng đi nhiều năm<br />
phải xa rời nghiệp viết, nhƣng ông không hề nản chí mà vẫn âm thầm quay trở lại<br />
với vẹn nguyên tình yêu nghề.<br />
Với Nguyễn Dậu - Nhọc nhằn sông Luộc, tác giả Kiến Văn (đăng trên tạp chí Văn<br />
nghệ Quân đội ra ngày 22/09/1911) lại tập trung vào quãng đời sau khi tiểu thuyết<br />
Mở hầm bị phê phán. Nguyễn Dậu đã quay trở lại nghiệp viết sau 28 năm dừng bút<br />
sau sụ kiện Mở hầm. Bài viết đã cho thấy một tác giả vẫn vẹn nguyên niềm say mê<br />
với nghiệp viết, đặc biệt, các sáng tác sau này của ông lại càng dồi dào một tinh<br />
thần lạc quan, truyền tải đƣợc niềm vui sống và khao khát thiện lƣơng đến ngƣời<br />
đọc.<br />
Bài Nhà văn Nguyễn Dậu và nhà văn Vũ Bão, hai người anh, hai bàn phím, một<br />
giấc mơ… của nhà văn Nguyễn Khắc Phục đăng trên trannhuong.net (16/7/2013)<br />
5<br />
<br />