Luận văn Thạc sĩ Văn học: Thi pháp tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh (qua so sánh với tiểu thuyết Phía tây không có gì lạ của Erich Maria Remarque và tiểu thuyết Khói lửa của Henri Barbusse)
lượt xem 15
download
Đề tài có cấu trúc gồm 3 chương trình bày tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh trong bối cảnh tiểu thuyết đương đại Việt Nam; hệ thống các kiểu loại nhân vật trong tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh, nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Văn học: Thi pháp tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh (qua so sánh với tiểu thuyết Phía tây không có gì lạ của Erich Maria Remarque và tiểu thuyết Khói lửa của Henri Barbusse)
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN VŨ THỊ THÚY VÂN THI PHÁP TIỂU THUYẾT NỖI BUỒN CHIẾN TRANH CỦA BẢO NINH (QUA SO SÁNH VỚI TIỂU THUYẾT PHÍA TÂY KHÔNG CÓ GÌ LẠ CỦA ERICH MARIA REMARQUE VÀ TIỂU THUYẾT KHÓI LỬA CỦA HENRI BARBUSSE) LUẬN VĂN THẠC SI ̃ Hà Nội – 2013 1
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN VŨ THỊ THÚY VÂN THI PHÁP TIỂU THUYẾT NỖI BUỒN CHIẾN TRANH CỦA BẢO NINH (QUA SO SÁNH VỚI TIỂU THUYẾT PHÍA TÂY KHÔNG CÓ GÌ LẠ CỦA ERICH MARIA REMARQUE VÀ TIỂU THUYẾT KHÓI LỬA CỦA HENRI BARBUSSE) Luận văn Thạc Sĩ chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 60 22 34 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN BÁ THÀNH Hà Nội – 2013 2
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU ..................................................................................................... 84 1. Lí do chọn đề tài ....................................................................................... 84 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu ...................................................................... 106 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.......................................................... 1612 4. Mục đích nghiên cứu…...………………………………………………....13 5. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 1713 6. Cấu trúc luận văn .................................................................................. 1814 NỘI DUNG ............................................................................................. 1915 CHƢƠNG1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ THI PHÁP TIỂU THUYẾT VÀ CÁC TÁC PHẨM PHÍA TÂY KHÔNG CÓ GÌ LẠ (ERICH MARIA REMARQUE), KHÓI LỬA (HENRI BARBUSSE), NỖI BUỒN CHIẾN TRANH (BẢO NINH) ............................................................................. 1915 1.1.Tiểu thuyết - Đặc trưng thể loại tiểu thuyết .......................................... 1915 1.1.1. Thể loa ̣i tiểu thuyết ..................................................................... 1915 1.1.2.Mô ̣t số vấ n đề về thi pháp tiể u thuyế t .......................................... 2117 1.2. Tác giả Maria Remarque và tiểu thuyết Phía Tây không có gì lạ ......... 2521 1.2.1.Erich Maria Remarque – Nhà văn hiện đại tiêu biểu của Đức ....... 2521 1.2.2. Tiểu thuyết Phía tây không có gì lạ ............................................. 2622 1.3. Tác giả Henri Barbusses và tiểu thuyết Khói Lửa................................ 2824 1.3.1.Về tác giả Henri Barbusse – Nhà văn Pháp nổi tiếng .................... 2824 1.3.2. Khói lửa – viên gạch đặt nền móng cho văn học xã hội chủ nghĩa Pháp ............................................................................................................ 2925 1.4. Bảo Ninh và tác phẩm Nỗi buồn chiến tranh ...................................... 3027 1.4.1.Bảo Ninh – con người và sự nghiê ̣p văn chương .......................... 3027 1.4.2.Tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh – đỉnh cao của văn học Việt Nam thời hậu chiến....................................................................................... 3329 5
- 1.5. Khái quát về những tương đồng và khác biệt của Nỗi buồ n chiế n tranh so với Phía tây không có gì lạ và Khói lửa. .................................................. 3430 1.5.1. Những nét tương đồ ng ............................................................... 3430 1.5.2. Những điể m khác biê ̣t của Nỗi buồn chiến tranh so với Phía tây không có gì lạ và Khói lửa ................................................................... 3632 CHƢƠNG 2: HỆ THỐNG NHÂN VẬT VÀ KHÔNG – THỜI GIAN NGHỆ THUẬT ....................................................................................... 3834 2.1.Quan niê ̣m nghê ̣ thuâ ̣t về con người của Bảo Ninh trong Nỗi buồ n chiế n tranh......................................................................................................... 3834 2.1.1. Con người bản ngã, bản năng ...................................................... 3834 2.1.2. Con người tâm linh ..................................................................... 4036 2.1.3. Con người là na ̣n nhân của hoàn cảnh ......................................... 4440 2.2. Hê ̣ thố ng nhân vật .............................................................................. 4743 2.2.1 Thế giới nhân vật ......................................................................... 4844 2.2.2. Các kiểu nhân vật đặc biệt ......................................................... 5854 2.2.3. Thủ pháp xây dựng nhân vật ....................................................... 5248 2.3.Không gian nghê ̣ thuâ ̣t ........................................................................ 6662 2.3.1. Không gian phố phường ảo giác.................................................. 6763 2.3.2. Không gian rừng núi huyền thoại ................................................ 7167 2.4.Thời gian nghê ̣ thuâ ̣t ........................................................................... 7571 2.4.1. Dòng thời gian đứt gãy, đồng hiện .............................................. 7571 2.4.2. Dòng thời gian quá khứ .............................................................. 7874 CHƢƠNG 3: ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT TRẦN THUẬT ................. 8379 3.1. Sự di chuyển giữa các điểm nhìn trần thuật......................................... 8379 3.1.1. Nhân vật trần thuật xưng “tôi” trong Nỗi buồn chiến tranh và Phía tây không có gì lạ....................................................................................... 8379 3.1.2. Nhân vật trần thuật xuất hiện ở ngôi thứ ba ................................. 8682 6
- 3.1.3. Nhân vật trần thuật là các nhân vật khác...................................... 9187 3.1.4. Sự đan xen các điểm nhìn trần thuật ............................................ 9389 3.2. Nghệ thuật tổ chức cốt truyện ............................................................. 9591 3.2.1. Nỗi buồn chiến tranh với cốt truyện theo dòng ý thức ................. 9591 3.2.2. Nỗi buồn chiến tranh dưới cốt truyện kiểu lồng ghép (tiểu thuyết “tiểu thuyết trong tiểu thuyết”, “truyện trong truyện”) ................................... 9894 3.2.3.Sử dụng phương thức kết cấu mở ............................................... 10197 3.3. Ngôn ngữ trần thuật ......................................................................... 10399 3.3.1. Nỗi buồn chiến tranh với thủ pháp độc thoại nội tâm .............. 104100 3.3.2. Ngôn ngữ đối thoại ................................................................. 106102 3.3.3. Ngôn ngữ tả thực .................................................................... 108104 3.4. Sự đa dạng trong giọng điệu trần thuật ........................................... 109105 3.4.1. Giọng hồi tưởng, buồn thương ................................................ 110106 3.4.2. Giọng giễu nhại ...................................................................... 112108 3.4.3. Giọng triết lý, chiêm nghiệm................................................... 114110 KẾT LUẬN ......................................................................................... 118114 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................. 121117 7
- MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Chiế n tranh - cho đế n nay , vẫn là mô ̣t đề tài lớn , mang tầ m vóc nhân loại. Nó từng có bề dài và bề dày trong tiế n triǹ h của lich ̣ sử văn ho ̣c thế giới. Chiế n tranh và âm vang trong bản trường ca Iliat , Ođixê của Homer , trong bô ̣ tiể u thuyế t đồ sô ̣ Chiế n tranh và hòa bình của Tolstoi… Và gần hơn, trong Chuông nguyê ̣n hồ n ai của He mingway, trong Cái trống thiếc của Gunter Grass , trong Khói Lửa của H .Barbusse, trong Phía tây không có gì lạ của E .Remarque và mô ̣t số tác phẩ m kh ác,… Ở Việt Nam , chiế n tranh vẫn là đề tài có tin ́ h thời sự vì nó gắ n liề n với số phâ ̣n đau thương của dân tộc . Chiế n tranh như mô ̣t nỗi ám ảnh , mô ̣t vế t thương rỉ máu , khó lành. Đặc biệt , đến với nền văn học thời hậu chiến, ta như sống lại với cả một quá khứ hào hùng nhưng cũng đầy bi cảm. Trong giai đoạn này, cảm hứng ngợi ca và cổ vũ không còn là dòng chảy chính mạnh mẽ trong quá trình sáng tác của nhà văn mà họ đã đi vào những mặt trái, những góc khuất của cuộc chiến tranh để phản ánh nó một cách đầy đủ, sâu sắc và trung thực nhất. Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh là một tác phẩm phản ánh rõ nét nhất và nó được coi là một cột mốc sáng chói của văn học thời kì đổi mới. Không phải ngẫu nhiên mà Nỗi buồn chiến tranh đạt Giải nhất của Hội nhà văn Việt Nam năm 1991 (cùng với các tác phẩm khác là Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường và Bến không chồng của Dương Hướng). Tác phẩm là cách nhìn chiến tranh của riêng nhà văn, không giống như sử thi truyền thống . Bảo Ninh có cái nhìn sâu hơn về thân phận con người đã trải qua trận mạc, sự mất mát cá nhân trong thời chiến. Xuyên suốt tác phẩm là nỗi buồn về chiến tranh, về một tình yêu không trọn vẹn. Đó là những trang văn “nhỏ máu đầu ngọn bút”, chứa đựng cả 8
- niềm hạnh phúc tuyệt đỉnh lẫn nỗi thống khổ tột cùng. Tác phẩm đã chạm vào mẫu số chung của cả nhân loại - khai thác chiến tranh từ góc độ đời tư. Nội dung ấy lại được thể hiện qua một bút pháp quả là mới lạ “một cuốn hơi khó đọc - đương nhiên, khi được viết với một kĩ thuật khá lạ”. Nhà văn Nguyên Ngọc cũng đánh giá “về mặt nghệ thuật đó là thành tựu cao nhất của văn học đổi mới”. Chúng tôi cho rằng đi vào thế giới nghệ thuật của tác phẩm sẽ khám phá, khẳng định giá trị đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của nó vì nội dung nào cũng được chứa đựng bởi hình thức, hình thức nào cũng chứa đựng nội dung. Tiểu thuyết Phía tây không có gì lạ và Khói lửa được đánh giá là hai cuốn tiểu thuyết viết về đề tài chiến tranh hay nhất trên thế giới. Khi so sánh về cuốn tiểu thuyết của Bảo Ninh, tờ nhật báo uy tín của nước Anh đã nhận xét: “Vượt ra ngoài sức tưởng tượng của người Mĩ, Nỗi buồn chiến tranh đi từ chiến tranh Việt Nam đã đứng ngang hàng với c uốn tiểu thuyết chiến tranh vĩ đại của thế kỉ, Mặt Trận phía Tây vẫn yên tĩnh của Erich Maria Remarque (…). Một cuốn sách về sự mất mát của tuổi trẻ, cái đẹp, một câu chuyện tình đau đớn… một thành quả lao động tuyệt đẹp”. Nhận thấy được những sự tương đồng về phương diện thể loại, quan niệm về chiến tranh, hiện thực được phản ánh trong chiến tranh và về con người trong chiến tranh, chúng tôi đã quyết định tìm hiểu vấn đề “Thi pháp tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh (Qua so sánh với tiểu thuyết Phía tây không có gì lạ của Erich Maria Remarque và tiểu thuyết Khói lửa của Henri Barbusse)” giúp chúng tôi hiểu hơn về một nhà văn hậu chiến nhìn nhận và thể hiện cuộc chiến tranh như thế nào, đồng thời qua đó chúng tôi nhận thức được thế giới nghệ thuật của nhà văn Bảo Ninh. 9
- 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu 2.1.Tình hình nghiên cứu ba tác phẩm: Khói Lửa, Phía tây không có gì lạ, Nỗi buồn chiến tranh. *Về tác phẩm Khói Lửa của H.Barbusse Kể từ khi ra đời (1916) trên báo Sự nghiệp cho đến khi được xuất bản thành sách (1917), Tác phẩm Khói Lửa đã được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm, bình giá trong các cuộc báo, tạp chí. Báo Sự thật số ra 2 - 9 – 1935(dẫn lại trong lời tựa viết cho cuốn Khói Lửa – Nhà xuất bản Ngoại văn Mạc tư khoa năm 1953) G.Đimitrop có viết “Tên tuổi của H.Barbusse sẽ chói lòa trên những lá cờ của hàng triệu người đang đấu tranh chống lại thế giới cũ, thế giới của sự bóc lột, của sự nô lệ và của những cuộc chiến tranh ăn cướp” và “H.Barbusse là người chiến sĩ phản đối chiến tranh đế quốc đầu tiên và lớn nhất trong văn học thế giới” [dẫn theo 18; tr.1]. Trong cuốn Những cuộc thảo luận về chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô,(1961), Nhà xuất bản Văn học, Hà Nội, ở trang 82,có in bài viết của A.Ivasenko với bài “góp phần vào vấn đề chủ nghĩa hiện thực phê phán và chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa” do Vũ Thứ Hiển và Lê Đình Kỵ (dịch), có đoạn đã nhận xét “Barbusse liên miên bất tận trong những mô típ tàn khốc, vì bản thân thực tại cũng tàn khốc. Ở nhà tự nhiên chủ nghĩa, sự thể hiện tự nó là mục đích; ở nhà hiện thực xã hội chủ nghĩa Barbusse, mô tả cái gì là đứng trên lập trường của một lí tưởng xã hội nhất định và nhằm phục tùng những nhiệm vụ tác động đến thực tại về mặt tư tưởng” [dẫn theo 18; tr.13]. Annet Vidan trong bài viết H.Barbusse-chiến sĩ của hòa bình (tr.65), Nhà xuấst bản Les essditeurs Francais reessunis, Paris-1953, đã viết:“Đọc tác phẩm của ông, tôi như vừa được ở chiến hào ra” và “Ông đã thét lên tiếng 10
- thét của chân lí,…Tác phẩm của ông là bức tranh của cuộc đời tăm tối như địa ngục của chúng tôi. Chúng tôi cảm ơn ông đã vạch cho chúng tôi một tương lai vô cùng vinh quang”[dẫn theo 18; tr.13]. Cuốn Văn sĩ xã hội của Hải Triều - Nhà xuất bản Văn hóa cứu quốc Việt Nam có viết “Đối với Việt Nam chúng ta, thân thế và sự nghiệp văn học của Henri Barbusse đã có ảnh hưởng lớn đối với các nhà văn và các nhà hoạt động cách mạng ngay trong những năm trước cách mạng tháng Tám. Barbusse đã nghiêm khắc lên án chế độ thuộc địa vô cùng tàn bạo của thực dân Pháp. Đã từ lâu, báo chí Việt Nam đã có những bài giới thiệu H.Barbusse như một nhà văn dùng nghệ thuật của mình để phục vụ nhân dân, phục vụ chân lí, phục vụ Chủ nghĩa xã hội” [dẫn theo 18; tr.9]. Trong bài viết Nhà văn Pháp có mối thâm giao với Nguyễn Ái Quốc, tác giả Hữu Ngọc từng nhận định về Khói Lửa: “Đây là tác phẩm hiện đại đầu tiên tả chiến tranh một cách trần trụi của nhà văn, theo bút pháp tự nhiên chủ nghĩa, không tô vẽ bằng một lớp phấn “ái quốc” hay “anh hùng ca”. Lời lẽ mộc mạc ý vị vì dùng tiếng lóng của lính, vừa tục tằn vừa gây được cảm xúc. Khói Lửa sẽ sống mãi với tinh thần là tư liệu sâu sắc về nhân tính và là khuôn mẫu của một thể loại văn học đề cập đến chiến tranh với triết lí về con người, vượt ra ngoại ý thức hệ và chính trị”[41; tr.5]. *Tác phẩm Phía tây không có gì lạ của Remarque Ra đời năm (1929), tác phẩm Phía tây không có gì lạ cho đến nay vẫn là một tác phẩm đặc biệt cho những ai muốn tìm hiểu, nghiên cứu. Trong lời mở đầu của cuốn sách Phía tây không có gì lạ, tác giả Lưu Minh Sơn trong bài viết Erich Maria Remarque - người đi qua chiến tranh đã có những nhận định, đánh giá về cuộc đời, sự nghiệp văn chương của Remarque 11
- Ngoài ra, trong cuốn Almanach những nền văn minh thế giới, (1997), Nhà xuất bản Văn hóa thông tin, Hà Nội và trong Từ điển văn học bộ mới (2004), Nhà xuất bản Thế giới, cũng đã đi sâu tìm hiểu tác giả Remarque và tác phẩm Phía tây không có gì lạ ở phương diện nghiên cứu tác gia tác phẩm. *Tác phẩm Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh Kể từ khi ra đời (1987), rồi đạt giải thưởng của Hội nhà văn Việt Nam (1991) dưới nhan đề Thân phận của tình yêu cho đến nay, cuốn tiểu thuyết được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm, bình giá trong các cuộc hội thảo, trên các tạp chí và trong một số chuyên đề. Trên Báo Thể thao-Văn hóa số ra ngày 28.10.2006, Nguyễn Quang Thiều có nhận xét: “Nỗi buồn chiến tranh đã chạm vào mẫu số chung của nhân loại, đó là câu chuyện của thân phận, của mất mát, của tình yêu và của chiến tranh”. Trong Thi pháp học hiện đại, (2000), Nhà xuất bản Hội nhà văn, Hà Nội, ở phần III, Phê bình truyện, tác giả Đỗ Đức Hiểu có bài viết riêng về Nỗi buồn chiến trang. Tác giả đã đối chiếu mô hình tiểu thuyết của Bảo Ninh với một số tiểu thuyết Châu âu thế kỉ XX như Đi tìm thời gian đã mất của Marcel Prourt. Trong bài viết Kĩ thuật dòng ý thức qua Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh của tác giả Nguyễn Đăng Điệp, in trong Tự sự học – một số vấn đề lí luận và lịch sử, (2003), Nhà xuất bản Đại học sư phạm, đã khám phá kĩ thuật dòng ý thức qua việc nghiên cứu những giấc mơ đứt gãy, những trạng thái ngủ “mở mắt” của nhân vật Kiên. Từ đó tác giả rút ra kết luận về sức hấp dẫn của thiên tiểu thuyết: “Văn Bảo Ninh hấp dẫn người đọc ở chính khoảng lặng của ngôn từ, ở màu sắc của biểu tượng được dệt lên từ những giấc mơ, những độc thoại của con người về mình và về chính cõi người”[52; tr.408]. Đào Duy Hiệp trong Phê bình văn học từ lí thuyết hiện đại, (2007), Nhà xuất bản Giáo Dục, đã nghiên cứu thời gian trong tiểu thuyết Nỗi buồn 12
- chiến tranh. Một trong những kết luận quan trọng mà tác giả rút ra là: “Chính những thủ pháp “sai trật, ngoái lại, đoán trước” ở đây đã dệt nên trong tác phẩm của Bảo Ninh một mạng lưới tâm lí truyện kể được xem như một ý thức về thời gian hoàn toàn rõ rệt và những mối liên hệ không mập mờ giữa quá khứ, hiện tại và tương lai”[23; tr267 - 289]. Nhìn chung, qua những tài liệu nghiên cứu mà chúng tôi tập hợp được thì vấn đề về nội dung, nghệ thuật của cả ba cuốn tiểu thuyết trên đã được các nhà nghiên cứu đưa ra bàn luận trong mấy năm trở lại đây. Tuy vậy, việc khẳng định giá trị của mỗi cuốn tiểu thuyết vẫn là công việc lâu dài của giới phê bình và công chúng văn học. 2.1.Tình hình nghiên cứu vấn đề thi pháp trong tiểu thuyết Khói Lửa, Phía tây không có gì lạ và Nỗi buồn chiến tranh Khi đi tìm hiểu vấn đề thi pháp trong cả ba tác phẩm trên, có thể nhận thấy rõ ràng nhất ở hai tác phẩm Khói lửa và Phía tây không có gì lạ dường như việc nghiên cứu ở phương diện nghệ thuật, thi pháp của mỗi tác phẩm trên vẫn là vấn đề còn đang rất mới. Hầu hết những bài viết bàn luận về tác giả, đáng giá cao về nội dung tác phẩm chứ chưa có bài nào thực sự khai thác sâu ở lĩnh vực nghệ thuật của tác phẩm. Việc nghiên cứu vấn đề thi pháp Nỗi buồn chiến tranh ở Việt Nam có khá nhiều bài viết, bài nghiên cứu bàn luận về: nhân vật, không-thời gian, cốt truyện, có thể kể đến các công trình như: Trong cuốn Văn học Việt Nam sau 1975, những vấn đề nghiên cứu và giảng dạy, Nguyễn Văn Long, Lã Nhâm Thìn (cb),(2005), Nhà xuất bản Giáo dục, có in hai bài nghiên cứu về vấn đề nhân vật trong Nỗi buồn chiến tranh Tác giả Phạm Xuân Thạch với Nỗi buồn chiến tranh viết về thời kì hậu chiến – từ chủ nghĩa anh hùng đến nhu cầu đổi mới bút pháp đã chia thế giới nhân vật trong Nỗi buồn chiến tranh thành ba tuyến chạy song song với 13
- cuộc đời nhân vật Kiên: những người phụ nữ, những người đồng đội, những người thân. Tác giả Nguyễn Thị Mai Liên với bài viết Hình tượng con người – nạn nhân chiến tranh trong hai tiểu thuyết Một nỗi đau riêng và Nỗi buồn chiến tranh đã so sánh hai tác phẩm trên ở ba phương diện: con người dị dạng nhân hình, con người tha hóa về nhân tính, con người khắc khoải về một xứ sở bình yên nhưng không trốn chạy thực tại. Trên tạp chí Nghiên cứu văn học, số tháng 10.2008, tác giả Đinh Thị Huyền đã đưa ra một số đặc điểm của nhân vật tiểu thuyết hậu chiến nói chung: nhân vật tha hóa về nhân tính, nhân vật suy tư chiêm nghiệm sống với thời gian hai chiều, nhân vật tự nhận thức. Trong bài viết Những biến đổi trong cấu trúc thể loại tiểu thuyết sau 1975 in trong cuốn Tiểu thuyết đương đại – tiểu luận – phê bình văn học, (2005), Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, Tác giả Bùi Việt Thắng đã cho rằng: “Cùng với những tác phẩm khác, Nỗi buồn chiến tranh có thời gian – tâm lí và kí ức trở nên đậm đặc (với tỉ lệ quá khứ ba – hiện tại một)” và “Kí ức như là một chất liệu kiến tạo nên cấu trúc tác phẩm. Nỗi buồn chiến tranh có nhiều tầng lớp (đa tuyến) nhưng lại mang dáng vẻ gọn nhẹ, linh hoạt. Kiểu cấu trúc dựa vào lịch sử tâm hồn tạo điều kiện cho nhà văn miêu tả nghệ thuật đời sống theo chiều sâu” [59; tr.414]. Điểm nhìn và thời gian nghệ thuật của Nỗi buồn chiến tranh cũng được tác giả Trần Quốc Huấn đánh giá trong bài viết Thân phận tình yêu của Bảo Ninh đã cho rằng: “Toàn bộ tác phẩm là cái nhìn ngoái lại, thờ thẫn, đăm đắm của một người lính khi đã tàn cuộc. Cái nhìn dằng dặc, đầy phân tán nhưng không hề lơ đãng. Điểm nhìn có góc độ rộng, song khá tập trung” [25;tr.85]. 14
- Trên Tạp chí Sông Hương, số 205 (3-2006), Trần Huyền Sâm viết bài khái quát về giá trị nội dung và nghệ thuật của Nỗi buồn chiến tranh qua bài Bảo Ninh và nỗi ám ảnh về chiến tranh. Theo Trần Huyền Sâm: “Nỗi buồn chiến tranh đã chứng tỏ một cây bút sắc sảo, có chiều sâu (…). Thủ pháp đậm đặc nhất là thủ pháp độc thoại nội tâm” [50;tr.45]. Trong bài viết Tìm hiểu trình tự thời gian nghệ thuật của Ăn mày dĩ vãng và Nỗi buồn chiến tranh – tiếp cận từ lí thuyết thời gian của Genetle đăng trên Tạp chí Sông Hương, số 225, của Trần Quốc Hội đã nhận định một trong những vấn đề tạo nên sự thành công của hai tác phẩm trên là do “hai tác giả đã xử lí theo kết cấu đảo thuật thời gian, phá vỡ cấu trúc truyền thống” [27;tr.41]. Nhưng “nếu Ăn mày dĩ vãng mỗi “blog” là một lát cắt của sự kiện thì trong Nỗi buồn chiến tranh mỗi “blog” là mỗi vòng tròn đồng tâm. Hầu như trong Nỗi buồn chiến tranh không có sự kiện hành động mà chỉ là sự kiện tâm trạng hay nói cách khác tâm trạng về sự kiện” [27;tr.41]. Dù chỉ trong bài viết ngắn nhưng Trần Quốc Hội cũng đã minh chứng qua sự thống kê khá tỉ mỉ và đưa ra nhận xét chính xác về cách xây dựng nhân vật trong tác phẩm của Bảo Ninh. Nghiên cứu đó gợi ý rất nhiều cho chúng tôi tìm hiểu cách xây dựng cốt truyện và hình tượng nhân vật. Qua một số nhận xét của các nhà nghiên cứu, phê bình, chúng tôi rút ra một số kết luận sau: - Ra đời sau Khói Lửa và Phía tây không có gì lạ gần bảy mười lăm năm. Cùng thâm canh trên mảnh đất viết về chiến tranh nhưng Bảo Ninh không nhìn chiến tranh bằng những tấm huân chương, những bản anh hùng ca, mà giống như hai nhà Remarque và H.Barbusse, Bảo Ninh đã nhìn nhận chiến tranh từ góc độ của người vừa cầm súng vừa cầm bút để ghi lại, phơi bày một cách trần trụi tất cả những gì khốc liệt, đau thương, tăm tối nhất của chiến tranh. 15
- - Kể từ khi ra đời, tác phẩm đã tạo ra những luồng ý kiến đánh giá khác nhau, thậm chí đối lập về giá trị nội dung và tài năng nghệ thuật của Bảo Ninh. Nhưng từ khi đất nước hội nhập, tác phẩm được nhiều độc giả biết đến, nhiều nhà nghiên cứu quan tâm, xu hướng đánh giá cao nội dung và nghệ thuật tác phẩm chiếm ưu thế. - Chúng tôi nhận thấy các khía cạnh nghệ thuật của tiểu thuyết như cốt truyện, thời gian nghệ thuật, ngôn ngữ, điểm nhiǹ trần thuật… hầu hết đã được các nhà nghiên cứu quan tâm. Hơn nữa nhiều hướng tiếp cận mới từ lý thuyết thi pháp của văn xuôi phương Tây càng làm giàu thêm giá trị tác phẩm. Tuy nhiên do phạm vi của một bài báo, bài viết nên các tác giả chỉ mới nêu lên một vài đặc điểm của một vài khía cạnh về thi pháp tác phẩm chứ chưa nghiên cứu một cách toàn diện, sâu sắc và có hệ thống. Qua những nhận xét trên chúng ta đã thấy được rằng các tác giả đều đã khẳng định những nét nghệ thuật độc đáo trong tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh đã làm nên thành công lớn cho tác giả. Tuy nhiên mỗi công trình, mỗi ý kiến thường chỉ đề cập đến một vài khía cạnh nhất định về nghệ thuật trần thuật của tác phẩm chứ chưa đi sâu vào phân tích tìm hiểu và trình bày một cách có hệ thống. Đó sẽ là những tài liệu bổ ích, là nền tảng kiến thức, là cơ sở để chúng tôi tiếp tục đi sâu tìm hiểu về vấn đề này mong mang đến cho người đọc một cái nhìn toàn diện và hệ thống hơn về mảng nghệ thuật trong tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu nghê ̣ thuật tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh. Phía tây không có gì lạ của Erich Maria Remarqua, Khói lửa của Heri Barbusse. Để thấy được sự tương đồng và đồng thời làm toát lên được sự sáng tạo và thành công của tác giả Bảo Ninh. 16
- Nghiên cứu thi pháp tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh, chúng tôi sẽ đi vào nghiên cứu thi pháp nhân vật, Không – thời gian nghê ̣ thuâ ̣t , đă ̣c điể m nghê ̣ thuâ ̣t trầ n thuâ ̣t và chỉ ra hiệu quả nghệ thuật trong sự đổi mới về phương diện này của tác phẩm. Trong nghệ thuật trần thuật, chúng tôi sẽ nghiên cứu các điểm nhìn trần thuật, nghệ thuật tổ chức cốt truyện, ngôn ngữ, giọng điệu, không gian và thời gian nghệ thuật. Luận văn làm rõ những đổi mới nghệ thuật tác phẩm trong thể loại tiểu thuyết. 4.Mục đích nghiên cứu Tìm hiểu về thi pháp tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh qua so sánh với tiểu thuyết Phía tây không có gì lạ của Remarque và tiểu thuyết Khói lửa của Barbusse, để có một cái nhìn toàn diện hơn về tác phẩm Nỗi buồn chiến tranh cũng như đóng góp của Bảo Ninh vào nghệ thuật tiểu thuyết, vào tiến trình phát triển của văn học đương đại Việt Nam. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu như: phương pháp tiếp cận thi pháp học; phương pháp thống kê; phương pháp so sánh - đối chiếu; phương pháp lịch sử - xã hội. - Phương pháp tiếp cận thi pháp học Phương pháp tiếp cận thi pháp học giúp chúng tôi chỉ ra bản chất nghệ thuật của tác phẩm, chỉ ra lí do tồn tại của hình thức nghệ thuật trong mối quan hệ với nội dung để chỉ ra đặc trưng nghệ thuật của tác phẩm. -Phương pháp thống kê Ở một số tiểu mục như thời gian nghệ thuật, thế giới nhân vật, nghệ thuật ngôn từ, chúng tôi khảo sát đưa ra số liệu, cụ thể hóa kĩ thuật xây dựng tác phẩm của tác giả. Kết quả thống kê sẽ là cơ sở cho chúng tôi phân tích giá trị nội dung và so sánh với một số tác phẩm khác. - Phương pháp so sánh 17
- Khi phân tích giá trị các yếu tố nghệ thuật được xây dựng trong tác phẩm, chúng tôi có so sánh với cách thức xây dựng tác phẩm của các tác giả khác để làm nổi bật đóng góp của Bảo Ninh trên con đường đổi mới tiểu thuyết. - Phương pháp lịch sử - xã hội Sử dụng phương pháp lịch sử - xã hội, chúng tôi muốn có một cái nhìn tổng quát khi đặt các tác phẩm vào bối cảnh của xã hội để nghiên cứu, nhìn nhận trong mối quan hệ ngoại sinh, phù hợp với quy luật khách quan, điều đó giúp chúng tôi có thể hình dung được mối quan hệ gần gũi với đời sống của dân tộc, và rộng hơn là đời sống của nhân dân thế giới. 6. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Những vấn đề lí luận về thi pháp tiểu thuyết và các tiể u thuyế t Phía tây không có gì lạ (Erich Maria Remarque), Khói Lửa (Henri Barbusse), Nỗi buồ n chiế n tranh (Bảo Ninh) Chương 2: Hê ̣ thố ng nhân vâ ̣t và Không – thời gian nghê ̣ thuâ ̣t Chương 3: Đặc điểm nghệ thuật trần thuật 18
- NỘI DUNG CHƢƠNG1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ THI PHÁP TIỂU THUYẾT VÀ CÁC TÁC PHẨM PHÍA TÂY KHÔNG CÓ GÌ LẠ (ERICH MARIA REMARQUE), KHÓI LỬA (HENRI BARBUSSE), NỖI BUỒN CHIẾN TRANH (BẢO NINH) 1.1.Tiểu thuyết - Đặc trƣng thể loại tiểu thuyết 1.1.1. Thể loa ̣i tiểu thuyết Tiểu thuyết là một khái niệm mới và ngay thế kỷ XIX đã được coi là“hình thái chủ yếu của nghệ thuật ngôn từ”. Ở châu Âu, tiểu thuyết xuất hiện vào thời kì xã hội cổ đại tan rã và văn học cổ đại suy tàn. Giai đoạn phát triển mới của tiểu thuyết châu Âu bắt đầu từ thời Phục hưng và đến hết thế kỷ XIX với sự xuất hiện của các nghệ sĩ bậc thầy như Xtăng-đan, Ban-dắc, Đích- kenx, Gô-gôn, L.Tônxtôi... Tiểu thuyết hình thành ở Châu Âu vào thời kỳ xã hội cổ đại tan rã , văn học cổ đại suy tàn ; hình thành ở Trung Quốc vào thời Ngụy Tấn (III - IV) dưới dạng chí quái chí nhân . Lịch sử thể loại tiểu thuyết là lịch sử dần khẳng định ưu thế thể loại của mình . Đến thế kỉ XIX, tiểu thuyết được coi là hình thái chủ yếu của nghệ thuật ngôn từ. Giai đoạn hiện nay, tiểu thuyết vẫn đứng ở vị trí then chốt trong hệ thống thể loại văn học. Nhà bác học Nga – M. Bakhtin (1895 - 1975) - một trong những nhà khoa học nhân văn lỗi lạc nhất trong thế kỉ XX, rất đề cao thể loại tiểu thuyết. “Có thể coi tiểu thuyết là sản phẩm tinh thần tiêu biểu nhất cho thời đại mới của lịch sử loài người, là thành quả rực rỡ có giá trị như một bước nhảy vọt thực sự vĩ đại của hàng ngàn năm văn chương thế giới” [38; tr.8] Bakhtin nhận định “Tiểu thuyết là thể loại văn chương duy nhất luôn biến đổi, do đó nó phản ánh sâu sắc hơn, cơ bản hơn, nhạy bén hơn sự chuyển biến của bản thân hiện thực . Chỉ kẻ biến đổi mới hiểu được sự biến đổi . Tiểu thuyết sở dĩ 19
- thành nhân vật chính trong tấn kịch phát triển văn học thời đại mới bởi vì nó là thể loại duy nhất do thế giới mới ấy sản sinh ra và đồng chất với thế giới ấy về mọi mặt” [38; tr.27]. Gần với quan niệm của Bakhtin, Kundera – nhà văn Pháp gốc Tiệp, nhà lí luận về tiểu thuyết đặc sắc , một trong những nhà tiểu thuyết quan trọng nhất hiện nay, cũng chỉ ra những yêu cầu mà tiểu thuyết cần đáp ứng để có khả năng hoàn thành sứ mệnh cao cả của miǹ h . Tiểu thuyết theo quan niệm của Kundera thể hiện trong min ̀ h “tinh thần phức tạp” “hiền minh của hoài nghi” , tiểu thuyết không đi tim ̀ câu trả lời mà đặt ra các câu hỏi . Nó nghiên cứu “không phải hiện thực mà là hiện sinh” - nghiên cứu ngay chính bản chất sự tồn tại của con người . Kundera không thoả mañ với quan niệm về tiểu thuyết như sự phản ánh hiện thực . Đối với ông , đó trước hết là “sự tổng hợp trí tuệ lớn” tự do thu nhận vào mình những suy tư về bất kỳ đề tài nào . Ông khẳng định không có cái gì có thể đưa ra suy luận mà lại nằm ngoài nghệ thuật tiểu thuyết. Trên cơ sở tìm hiểu quan niệm của Bakhtin và Kundera - hai nhà nghiên cứu tiểu thuyết lỗi lạc, ta thấy việc đưa ra một khái niệm hoàn chỉnh, đầy đủ về tiểu thuyết là một vấn đề đầy thách thức với các nhà nghiên cứu phê bình lí luận văn học . Trong hơn một thế kỷ qua, ở Việt Nam, cũng có nhiều quan niệm của các nhà văn, nhà khoa học về tiểu thuyết. So với các nước thì tiểu thuyết ở Việt Nam phát triển muộn hơn. Mãi đến đầu thế kỉ XVIII, với sự xuất hiện của Nam triều công nghiệp diễn chí, Hoàng Lê nhất thống chí thì nước ta mới có tác phẩm có quy mô tiểu thuyết. Tuy nhiên nó vẫn là những tác phẩm thuộc phạm trù tiểu thuyết cổ điển phương Đông. Phải sang đầu thế kỷ XX thì ở Việt Nam mới có tiểu thuyết hiện đại. 20
- Trong Bàn về tiểu thuyết, Bùi Việt Thắng cho rằng tiểu thuyết là “một truyện viết bằng văn xuôi đặt ra để tả tí nh tự người ta , phong tục xã hội hay những sự lạ tích kỳ, đủ làm cho người đọc có hứng thú” [59; tr.218]. Trong Từ điển văn học (Bộ mới) tác giả Lại Nguyên Ân và Nguyễn Huệ Chi viết: “Tiểu thuyết là thuật ngữ chỉ thể loại tác phẩm tự sự trong đó sự trần thuật tập trung vào một số phận, một cá nhân trong quá trình hình thành và phát triển của nó; sự trần thuật ở đây được triển khai trong không gian và thời gian nghệ thuật đến mức đủ truyền đạt cơ cấu của nhân cách .” [20; tr.1716]. Điểm lại một số quan niệm về tiểu thuyết được giới nghiên cứu phê bin ̀ h quan tâm trên để thấy một cái nhìn khái quát nhất về thể loại tiểu thuyết. Đồng thời đó cũng là minh chứng cụ thể nhất về tính phức tạp của bản thân thể loại. Là thể loại đặc biệt, tiểu thuyết chứa đựng trong nó những yếu tố chưa hoàn kết, việc đưa ra khái niệm khái quát, đầy đủ là vấn đề khoa học lâu dài, và đầy thách thức. Nhìn chung có thể nhận thấy “ Tiểu thuyết là một hình thức tự sự cỡ lớn , mô tả đời sống riêng của con người trong những mối quan hệ rộng lớn với xã hội” [37; tr.244] Trên tinh thần đó có thể thống nhất với quan niệm trong giáo trình Lí luận văn học – Phương Lựu (Chủ biên) để làm cơ sở nghiên cứu: “Tiểu thuyết là hình thức tự sự cỡ lớn đặc biệt phổ biến trong thời cận đại và hiện đại. Với những giới hạn rộng răi trong hình thức trần thuật , tiểu thuyết có thể chứa đựng lịch sử nhiều cuộc đời, những bức tranh phong tục, đặc điểm xã hội, miêu tả cụ thể các điều kiện sinh hoạt giai cấp, tái hiện những tính cách đa dạng” [37; tr.387] 1.1.2.Mô ̣t số vấ n đề về thi pháp tiể u thuyế t Lịch sử tiểu thuyết xuất hiện từ rất sớm ở châu Âu và đã phát triển rất mạnh so với các thể loại khác. Ở đây người ta biết đến tiểu thuyết với các tên 21
- tuổi bậc thầy như Xtangđan, Banzac, Đichkenx, L.Tonxtoi... đã đưa thể loại này đạt tới sự nảy nở trọn vẹn. Riêng ở Trung Quốc mầm mống tiểu thuyết cũng xuất hiện sớm với những pho tiểu thuyết chương hồi nổi tiếng. Tiểu thuyết phát triển mạnh mẽ như một dòng chảy từ tiểu thuyết hiện thực xã hội phê phán phương Tây đến nguồn mạch dồi dào của tiểu thuyết Mĩ Latinh và các nước khắp hành tinh. Ngày nay tiểu thuyết đã có những cách tân đổi mới như là sử dụng kỹ thuật độc thoại nội tâm, dòng ý thức, sự xáo trộn liên tục các bình diện thời gian và không gian, điểm nhìn trần thuật luôn được thay đổi chủ yếu giao cho các nhân vật dị biệt, sử dụng phổ biến bút pháp nhại, bút pháp huyền thoại, sử dụng nghệ thuật đồng hiện. Mở đầu cho kiểu tiểu thuyết cách tân này là các tên tuổi như: M. Proust, J. Joyce, Kafka... và ở Việt Nam cũng đã xuất hiện các tên tuổi như: Bảo Ninh, Nguyễn Minh Châu, Chu Lai,... Từ quan niệm về thể loại tiểu thuyết trên đây , ta nhận thấy trong tương quan thể loại , tiểu thuyết có một số đặc trưng thể loại mang tính đặc thù . Tiểu thuyết nhìn cuộc sống từ góc độ đời tư . Đặc điểm này làm cho tiểu thuyết khác biệt với sử thi (anh hùng ca), ngụ ngôn. Tiểu thuyết miêu tả những tình cảm, dục vọng và những biến cố thuộc đời sống riêng tư và đời sống nội tâm của con người. Đời sống riêng tư là tiêu điểm miêu tả cuộc sống một cách tiểu thuyết. Yếu tố đời tư càng phát triển, chất tiểu thuyết càng tăng. Tiểu thuyết gần gũi cuộc sống hơn các thể loại văn chương khác chính bởi tiểu thuyết nhìn cuộc sống từ góc độ đời tư với yêu cầu tái hiện cuộc sống như một thực tại đang sinh thành. Tiểu thuyết đặc trưng bởi chấ t văn xuôi. Chất văn xuôi chính là sự tái hiện cuộc sống không thi vị hoá, lãng mạn hoá, lư tưởng hoá. Chất văn xuôi làm cho tiểu thuyết khác với truyện thơ, thơ trường thiên, sử thi. Miêu tả cuộc sống như thực tại cùng thời đang sinh thành, tiểu thuyết hấp thụ vào bản thân nó mọi yếu tố ngổn ngang bề bộn của cuộc đời bao gồm cái cao cả và cái tầm thường , 22
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Bút pháp tả cảnh ngụ tình từ Chinh phụ ngâm (bản diễn nôm) đến Truyện Kiều (Nguyễn Du)
86 p | 312 | 60
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Cái tôi cô đơn trong thơ mới và thơ đương đại Việt Nam
87 p | 238 | 53
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn viết về đề tài tình yêu của Phạm Thị Hoài, Nguyễn Thị Thu Huệ, Phan Thị Vàng Anh
185 p | 266 | 50
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Thiên nhiên trong thơ chữ Hán Nguyễn Du
152 p | 318 | 47
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Vị trí của thể loại truyền kì trong tiến trình phát triển của Văn học Việt Nam
150 p | 193 | 36
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc trưng nghệ thuật của văn tế Nôm trung đại
132 p | 121 | 32
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Yếu tố kì ảo trong văn xuôi trung đại (thế kỉ XV đến thế kỉ XIX)
115 p | 116 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học nước ngoài: Kiểu nhân vật kiếm tìm trong tiểu thuyết
20 p | 215 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Văn hóa dân gian trong tiểu thuyết
114 p | 154 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc điểm nghệ thuật thơ Bùi Giáng
168 p | 168 | 22
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Thể loại phóng sự Việt Nam từ 1975 đến nay (qua một số tác giả tiêu biểu)
121 p | 175 | 18
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Những đặc điểm cơ bản của tiểu thuyết Tạ Duy Anh
113 p | 107 | 18
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Những cách tân kịch của A.P. Chekhov
142 p | 136 | 18
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc điểm văn học tầm căn qua sáng tác của Phùng Ký Tài (Roi thần, Gót sen ba tấc, Âm dương bát quái)
132 p | 146 | 17
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Những đóng góp của Tuệ Trung Thượng sĩ cho thơ Thiền Việt Nam
132 p | 162 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc điểm văn xuôi nghệ thuật Dạ Ngân
168 p | 149 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Cuộc đời và sự nghiệp văn học của Trương Duy Toản
171 p | 99 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Hiện tượng Epiphany trong tập truyện ngắn "Người Dublin" của James Joyce
137 p | 98 | 8
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn