Luận văn Thạc sĩ Văn học: Thơ thiền đời Lí và đời Trần những điểm tương đồng và dị biệt
lượt xem 40
download
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Thơ thiền đời Lí và đời Trần những điểm tương đồng và dị biệt giới thiệu tới các bạn về thái quát về Thiền tông Việt Nam và thơ thiền Lí Trần; những điểm tương đồng giữa thơ thiền đời Lí và thơ thiền đời Trần; những điểm dị biệt giữa thơ Thiền đời Lí và thơ Thiền đời Trần.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Văn học: Thơ thiền đời Lí và đời Trần những điểm tương đồng và dị biệt
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH ------------------------- Nguyễn Thái Quân THƠ THIỀN ĐỜI LÍ VÀ ĐỜI TRẦN - NHỮNG ĐIỂM TƯƠNG ĐỒNG VÀ DỊ BIỆT Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 60 22 34 LUẬN VĂN THẠC SỸ VĂN HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. ĐOÀN THỊ THU VÂN Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2011
- LỜI CẢM ƠN Sau một thời gian khá dài, dưới sự định hướng, chỉ dạy và sửa chữa của người hướng dẫn, đến giờ phút này, Luận văn Thạc sĩ của tôi đã được hoàn thành. Cho phép tôi được bày tỏ lòng cảm ơn chân thành đến tất cả quý Thầy Cô trong Khoa Ngữ văn, những người đã dạy dỗ và truyền thụ cho tôi nhiều kiến thức quý báu từ khi tôi còn học Đại học cho đến bây giờ. Đặc biệt, tôi xin được gửi lời tri ân sâu sắc đến: PGS.TS. Đoàn Thị Thu Vân Những sự dạy bảo và hướng dẫn, động viên và khích lệ, quan trọng hơn nữa là tấm gương nghiên cứu khoa học, giáo dục của Cô đã giúp tôi có đ ủ tâm lực để hoàn thành Luận văn này. Bên cạnh đó, tôi cũng xin được cảm ơn tất cả Thầy Cô của Phòng Sau Đại học và Thư viện Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, Ban Lãnh đạo và nhân viên Thư viện Khoa học Tổng hợp đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong thời gian đi tìm tài liệu nghiên cứu. Cuối cùng, tôi xin kính chúc Cô Đoàn Thị Thu Vân và tất cả quý Thầy Cô dồi dào sức khỏe, hạnh phúc và tiếp tục có những cống hiến tốt nhất cho sự nghiệp khoa học, giáo dục của nước nhà./. Học viên Nguyễn Thái Quân
- MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài: Văn hoá là động lực để phát triển xã hội. Vì vậy, việc bảo bảo tồn, kế thừa và phát huy những truyền thống văn hoá mà ông cha đã để lại là một nhu cầu cấp thiết trong thời buổi hội nhập như ngày nay. Một trong những di sản văn hoá vô cùng quý báu của dân tộc mà chúng tôi muốn đề cập đến là thơ Thiền. Thơ Thiền là một đối tượng nghiên cứu hấp dẫn nhưng phức tạp, vừa liên quan đến tôn giáo, triết học, vừa liên quan đến nguyên tắc thể loại văn học thuộc về một thời đại nhất định. Tuy nhiên, hiện nay việc nghiên cứu thơ Thiền trên thế giới chỉ tập trung nhiều vào các quốc gia Trung Quốc, Nhật Bản…. Ở Việt Nam, giới nghiên cứu cũng quan tâm đến thơ Thiền nhưng thường có xu hướng nghiên cứu so sánh thơ Thiền Lí Trần với thơ Thiền Trung Quốc, thơ Thiền Nhật Bản hoặc nghiên cứu thơ Thiền Lí Trần nói chung mà chưa có sự tách rời để so sánh thơ Thiền đời Lí và thơ Thiền đời Trần nhằm thấy được những điểm tương đồng cũng như những điểm dị biệt và ý nghĩa của chúng. Như chúng ta biết thời đại Lí Trần là thời đại của sự phục hưng dân tộc, đặc biệt là phục hưng văn hoá, trong đó có văn học. Sự đóng góp của thơ ca Phật giáo vào thành tựu văn hoá thời kì này là không nhỏ. Nhưng đời Lí và đời Trần dù sao cũng là hai triều đại khác nhau nên văn hoá, văn học dưới mỗi triều đại cũng có chỗ khác nhau dù quả thật, chúng có nhiều đặc điểm chung khó tách bạch dẫn đến sự ra đời các thuật ngữ, khái niệm: văn học Lí Trần, thơ ca Lí Trần, thơ Thiền Lí Trần…….Vì vậy, sự nghiên cứu so sánh thơ Thiền đời Lí và thơ Thiền đời Trần là việc làm cần thiết. Vả lại, thơ văn Lí Trần nói chung, thơ Thiền Lí Trần nói riêng đã được đưa vào giảng dạy ở các bậc trung học phổ thông, đại học và cả sau đại học. Thực tiễn dạy và học thơ Thiền Lí Trần đã hình thành nhận xét: hấp dẫn và thú vị nhưng cũng thâm sâu khó thấu. Từ thực tiễn này, người viết thiết nghĩ việc nghiên cứu thơ Thiền Lí Trần xem ra rất có ích, trước hết là đối với bản thân người viết đang dạy Văn ở bậc phổ thông, và sau đó hy vọng đề tài này sẽ có chút đóng góp đối với những người đang tham gia học tập, giảng dạy và nghiên cứu thơ Thiền Lí Trần.
- Từ những nguyên nhân nói trên, chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài "Thơ Thiền đời Lí và đời Trần - những điểm tương đồng và dị biệt" với mong muốn góp thêm một tiếng nói về một khía cạnh mới của thơ Thiền Lí - Trần. 2. Lịch sử vấn đề: Thơ Thiền đã được nghiên cứu từ thế kỉ XV với nhiều hình thức như: sưu tầm, tuyển chọn, giới thiệu, dịch thuật, phê bình…trực tiếp hoặc gián tiếp trong nhiều công trình khác nhau. Do chưa có công trình nào nghiên c ứu so sánh thơ Thiền đời Lí và đời Trần nên trong phần Lịch sử vấn đề nầy, chúng tôi xin được lược thuật những công trình nghiên cứu về thơ Thiền theo hai loại sau: - Loại nghiên cứu, sưu tầm, tuyển chọn hoặc giới thiệu thơ văn Lí Trần nói chung. - Loại nghiên cứu, sưu tầm, tuyển chọn hoặc giới thiệu thơ Thiền Lí Trần nói riêng. Trước tiên xin được đề cập đến loại nghiên cứu, sưu tầm, tuyển chọn hoặc giới thiệu thơ văn thời Lí Trần nói chung. Việc sưu tầm, tuyển chọn thơ văn Lí Trần bắt đầu với Việt âm thi tập của Phan Phu Tiên 1433 (sau được Chu Xa hiệu đính, Lí Tử Tấn phê bình, khắc in năm 1459). Hơn nửa thế kỉ sau đó, hàng loạt những công trình khác lần lượt ra đời như: Quần hiền phú tập (Hoàng Sần Phu), Cổ kim chế từ tập (Lương Như Hộc), Việt điện u linh tục bổ (Nguyễn Văn Chất), Tinh tuyển chư gia luật thi (Dương Đức Nhan), Đại Việt sử kí toàn thư (Ngô sĩ Liên), Quốc triều chương biểu tập (Trần Văn Mô), Lĩnh Nam chích quái (Vũ Quỳnh và Kiều Phú sưu tầm), Trích diễm thi tập (Hoàng Đức Lương) soạn xong năm 1497. Đến thế kỉ thứ XVIII, Lê Quý Đôn trên cơ s ở những tài liệu trước đó, đã vi ết nên Toàn Việt thi lục (ra đời khoảng những năm 1760-1767). Trong tác phẩm này, ông biên soạn thơ văn nước ta từ đời Lí đến đời Hồng Đức. Bên cạnh Toàn Việt thi lục, ông còn viết Kiến văn tiểu lục gồm 12 phần, đáng chú ý là ph ần Thiên chương. Phần này ghi chép tên những nhân vật đã làm những bài bia, bài minh ở các chùa, quán vào các triều Lí Trần và giới thiệu, phê bình một số thơ văn thời Lí Trần. Một lần nữa, trong Đại Việt thông sử, thiên Văn nghệ chí, Lê Quý Đôn đã nêu ra mục lục các sách của các tác gia đi trước từ đời Lí đến đời Trần. Như vậy có thể nói rằng đóng gớp của nhà bác học thời Lê này vào công việc sưu tầm, tuyển chọn và bảo lưu thơ văn Lí Trần là rất lớn.
- Đến nửa cuối thế kỉ XVIII – nửa đầu thế kỉ XIX, Phạm Đình Hổ trong Vũ trung tùy bút có dành một số bài để phân tích một số hiện tượng, đặc điểm cùng sự phát triển của các thể tài văn học Việt Nam. Trong những bài này, có bài ông viết về những nhân vật nổi tiếng thời Lí Trần như: Phạm Ngũ Lão, Lý Đ ạo Tái (Huyền Quang)…và thơ văn của họ. Thậm chí, ông còn đưa ra nhận định văn thơ thời Lí Trần: “Ta thường xét về văn hiến nước ta, văn đời Lí thì cổ áo xương kính…..đến đời Trần lại kém hơn đời Lí nhưng cũng còn điển nhã hoa thiệm, nghị luận phô bày đều có sở trường cả…..thơ đời Lí già dặn, súc tích, thơ đời Trần tinh vi, trong trẻo đều có sở trường tột bực…” Phan Huy Chú trong Lịch triều hiến chương loại chí còn dành cả phần Văn tịch chí để giới thiệu văn học nước ta từ thời Lí Trần đến nửa đầu thế kỉ XIX. Rất tiếc là không thấy ông đề cập đến thơ thời Lí. Từ thế kỉ thứ XX đến nay, công tác sưu tầm, tuyển chọn, nghiên cứu và giới thiệu văn học Lí Trần ngày càng rầm rộ hơn, quy mô hơn và chuyên sâu hơn. Trên Nam Phong tạp chí (tập 20) Đinh Văn Chấp đã phiên dịch hàng loạt thơ thời Lí Trần với chủ ý đáng trân trọng là “…chép lại câu văn của tổ quốc kẻo lâu ngày thất thác…”. Bên cạnh đó là hoạt động dịch và giới thiệu thơ văn Lí Trần của Thi Nham, Nguyễn Lợi, Hoa Bằng…cũng được xem là những đóng góp cho công việc nghiên cứu văn học thời đại này. Tiếp theo là những tài liệu thuộc loại nghiên cứu, sưu tầm, tuyển chọn hoặc giới thiệu thơ Thiền Lí Trần. Đầu tiên có thể kể đến hai công trình Văn học đời Lí và Văn học đời Trần (1942) của Ngô Tất Tố. Trong hai tác phẩm này, tác giả đã ghi nguyên âm chữ Hán, phiên âm, dịch nghĩa, dịch thơ, chú thích, chú giải, dịch thuật các tác phẩm thơ văn Phật giáo thời Lí Trần nhưng chưa thấy có quan điểm so sánh thơ văn đời Lí với thơ văn đời Trần. Càng về sau, việc nghiên cứu thơ Thiền Lí Trần được chú ý nhiều hơn với rất nhiều công trình khoa học, bài viết, chuyên luận, khảo luận. Trước hết có thể kể đến bài viết Mối quan hệ lâu đời giữa văn học Việt Nam và văn học Trung Quốc của Giáo sư Đặng Thai Mai, đăng trên TCVH số 7-1961. Dù đặt trọng tâm vào mối quan hệ giữa văn học Viêt Nam và văn học Trung Quốc nói chung nhưng thơ ca Phật giáo Việt Nam được nhắc đến khá rõ nét trong sự đối sánh với thơ Đường, thơ Tống. Kiều Thu Hoạch trong bài viết Tìm hiểu thơ văn của các nhà sư Lí Trần đăng trên TCVH số 6-1965 đã cất công nghiên cứu thơ văn của các nhà sư từ đời Lí đến đầu đời Trần như Viên Chiếu, Mãn Giác, Không Lộ, Đạo Hạnh, Tuệ Trung, Huyền Quang…Qua bài viết
- này, tác giả không chỉ phân tích cảm hứng Thiền và cảm hứng thế tục trong thơ của các Thiền sư mà còn thể hiện quan điểm cho rằng việc nghiên cứu thơ Thiền Lí Trần là việc làm cần thiết “Văn thơ Lí Trần không còn lại bao nhiêu. Riêng đời Lí, ngoài mấy bài chiếu, hịch của vua chúa, những thơ văn khác đều thuộc về Thiền sư. Do đó, đánh giá cho đúng phần thơ văn này cũng là một việc làm cần thiết trong công tác nghiên cứu văn học sử.” Nguyễn Đăng Thục cũng có những bài viết về Phật giáo và văn học Phật giáo Việt Nam như Tinh thần văn nghệ Phật giáo Việt Nam; Tinh thần Thiền học Việt Nam đăng trên Báo Tư Tưởng số 4-1971. Trong hai bài viết này, tác giả cũng rải rác bàn luận về sự ảnh hưởng của thơ Thiền Trung Hoa đối với tư tưởng thơ Thiền Việt Nam. Tiếp đó, Trần Thị Băng Thanh trong bài viết đăng trên TCVH số 5-1972 - Một vài tìm tòi bước đầu về văn bản văn thơ Lí Trần – đã khảo sát ba tác phẩm văn học Thiền Tông là Khoá hư lục, Tam tổ thực lục và Thánh đăng ngữ lục. Theo tác giả thì đây là ba tác phẩm còn nhiều vấn đề phải bàn về nguồn gốc và dị bản của chúng. Từ những năm 70, 80 Nguyễn Huệ Chi đã viết và cho đăng hàng loạt bài bàn về văn học Lí Trần trên Tạp chí Văn học như Từ nghĩa rộng đến nghĩa hẹp của chữ “văn học” trong quá khứ đến việc phân loại các loại hình văn h ọc Lí Trần, TCVH số 5-1976; Trần Tung, một gương mặt lạ trong làng thơ Thiền thời Lí Trần, TCVH số 4-1977; Các yếu tố Phật, Nho, Đạo được tiếp thu và chuyển hóa như thế nào trong đời sống tư tưởng và văn học thời đại Lí Trần, TCVH số 6-1978; Mãn Giác và bài thơ Thiền nổi tiếng của ông, TCVH số 5-1987; Đề nghị một cách hiểu mối quan hệ giữa văn học đời Trần và cuộc kháng chiến chống xâm lược đời Trần, TCVH số 3-1988; Hội nhập văn hóa dưới thời Lí Trần, nhìn từ một trung tâm Phật giáo tiêu biểu – Quỳnh Lâm, TCVH số 2-1992. Trong loạt bài viết này, bên cạnh việc nghiên cứu văn thơ Lí Trần nói chung, thơ văn của một số gương mặt Thiền sư (Trần Tung, Mãn Giác) nói riêng, tác giả còn quan tâm lí giải mối quan hệ giữa văn học đời Trần (trong đó có thơ Thiền) với cuộc kháng chiến chống Nguyên – Mông và cả sự ảnh hưởng của Tam giáo đối với tư tưởng và văn học thời đại Lí Trần. Một đóng góp quan trọng của Nguyễn Huệ Chi trong loạt bài viết này là đã dựa vào tình hình thực tế của công tác sưu tầm, dịch thuật, giới thiệu thơ Lí Trần để gợi ra phương thức nghiên cứu đặc thù cho văn học giai đoạn này, định hình một số nguyên tắc tìm hiểu thơ văn Lí Trần và văn học Trung đại Việt Nam.
- Nổi bật nhất trong công tác nghiên cứu thơ văn Lí Trần có thể kể đến bộ Thơ văn Lí Trần gồm ba tập của Viện Văn học (tập I xuất bản năm 1977, tâp II xuất bản năm 1988, tập III xuất bản năm 1978). Bộ sách này được soạn dưới sự chỉ đạo của giáo sư Đặng Thai Mai và giáo sư Cao Xuân Huy, do giáo sư Nguyễn Huệ Chi làm chủ biên. Trong công trình đồ sộ này, những người biên soạn không chỉ ghi nguyên văn chữ Hán, phiên âm, dịch nghĩa, dịch thơ của các tác phẩm thơ văn Lí Trần mà còn đưa vào đó nh ững lời tựa, lời giới thiệu mở đầu của những nhà làm tuyển tập tiền bối như: Phan Phu Tiên, Lí Tử Tấn, Hoàng Đức Lương, Lê Quý Đôn…để người đọc có thể hiểu thêm ý kiến của người xưa về công việc sưu tập thơ văn Lí Trần. Bên cạnh đó, các soạn giả còn chú thích, khảo đính công phu để mạnh dạn khắc phục lại những chỗ nhầm lẫn mà các công trình trư ớc đó đã mắc phải. Có thể nói rằng, với bộ Thơ văn Lí Trần, diện mạo của văn học thời đại Lí Trần đã được dựng lại một cách đầy đủ và sáng rõ. Từ đầu những năm 90 đến nay, công tác nghiên cứu các tác phẩm thơ văn Phật giáo được các nhà nghiên cứu chú ý nhiều hơn, sâu sát hơn. Việt Nam Phật giáo sử luận, (NXB Văn học, Hà Nội, 1992) của Nguyễn Lang (Thích Nhất Hạnh) dù là công trình nghiên cứu về lịch sử Phật giáo Việt Nam, đề cập đến khía cạnh hệ thống và sử liệu Phật giáo nhưng cũng có trích dẫn nhiều bài thơ Thiền đặc sắc thời Lí Trần. Hà Văn Tấn có bài viết Vấn đề văn bản học các tác phẩm văn học Phật giáo Việt Nam đăng trên TCVH số 4-1992. Cũng như Tr ần Thị Băng Thanh trong Một vài tìm tòi bước đầu về văn bản thơ văn Lí Trần, Hà Văn Tấn đã kh ảo sát ba trường hợp mà chính Thiền uyển tập anh đã lưu ý. Đó là trường hợp ba bài kệ của sư Tịnh Không, sư Nguyện Học và sư Không Lộ. Qua sự trích dẫn và đối chiếu văn bản, tác giả thể hiện sự băn khoăn, hoài nghi khoa học vì có quá nhiều điểm giống nhau giữa bài kệ của sư Tịnh Không với bài kệ của Thiền sư Giáp Sơn (Trung Quốc), giữa bài kệ của sư Nguyện Học với bài kệ của Thiền sư Huệ Tư (Trung Quốc), giữa bài thơ của sư Không Lộ với bài thơ của Lý Tư ờng (Trung Quốc). Còn trong Hai trăm năm lịch sử văn học nhà Lí (Bài giảng tại Đại học Sư phạm Sài Gòn, niên khóa 1970-1971) Phạm Văn Diêu đã nhận định rằng: hình thức nghệ thuật văn học thời Lí chịu ảnh hưởng tuyệt đối của thi văn Trung Hoa. Nhưng nói về hình thức nghệ thuật của văn học đời Lí và cả đời Trần một cách khá đầy đủ, chi tiết và công phu phải kể đến cuốn Khảo sát đặc trưng nghệ thuật của thơ Thiền
- Việt Nam từ thế kỉ XI đến thế kỉ XIV, (Trung Tâm Nghiên Cứu Quốc Học và NXB Văn học, 1996) của Đoàn Thị Thu Vân. Trong cuốn sách này tác giả đã tiến hành khảo sát những đặc trưng nghệ thuật của thơ Thiền thời Lí Trần như: ngôn ngữ, hình tư ợng, thể loại, kết cấu, giọng điệu….Bên cạnh đó còn dành riêng một chương để so sánh thơ Thiền Lí Trần với thơ Nho cùng thời, với thơ Thiền Trung Quốc và với thơ Haiku của Nhật Bản. Trong chuyên luận mang tên Thơ Thiền Việt Nam - những vấn đề lịch sử và tư tưởng nghệ thuật (NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội, 1998), Nguyễn Phạm Hùng đã đi từ việc khái quát tình hình nghiên cứu thơ Thiền ở Viêt Nam đến việc trình bày khái niệm “thơ Thiền”, “đặc điểm thơ Thiền” Việt Nam nói chung và thơ Thiền Lí Trần nói riêng. Đồng thời, tác giả còn tuyển chọn rất nhiều bài thơ Thiền tiêu biểu từ thời Lí Trần đến đời Nguyễn. Thơ Thiền đời Lí và thơ Thiền đời Trần được dành cho hai chương riêng biệt nhau nhưng chỉ tiếc rằng chưa thấy có sự so sánh giữa chúng. Năm 1999, Nguyễn Duy Hinh cho ra đời công trình nghiên cứu Tư tưởng Phật giáo Việt Nam (NXB KHXH, Hà Nội). Trong công trình này, tác giả bàn về lịch sử tư tưởng triết học Phật giáo là chính nhưng cũng có tham cứu, dẫn giải khá nhiều thơ Thiền thời Lí Trần. Cũng năm đó, Đi giữa đôi dòng (NXB KHXH, Hà Nội) của Phạm Tú Châu được xuất bản. Ngoài việc nhấn mạnh giá trị văn học của Thiền uyển tập anh, tác giả còn đề cập đến vấn đề “ảnh hưởng công án” của thơ Thiền Trung Quốc đối với thơ Thiền Việt Nam qua bài Độc Phật sự đại minh lục hữu cảm của Trần Thánh Tông. Thơ Thiền Lí Trần cũng được nghiên cứu rải rác trong các công trình viết về vấn đề ảnh hưởng của văn học Trung Quốc đối với văn học Việt Nam, của thơ Thiền Trung Quốc đối với thơ Thiền thời Lí Trần như bài viết Hán văn Lí Trần, thời kì cổ điển của 10 thế kỉ Hán văn Việt Nam thời độc lập (Hán Nôm số 1-1999) của Phạm Văn Khoái. Trong bài viết này, về mặt ngôn ngữ, tác giả có quan điểm cho rằng ngôn ngữ thơ Thiền Việt Nam chịu ảnh hưởng của ngôn ngữ Hán văn thời Tiên Tần, Lưỡng Hán và ngôn ngữ kinh điển Phật giáo Trung Hoa. Ở chuyên luận Mấy vấn đề thi pháp văn học trung đại Việt Nam (NXBGD, Hà Nội, 1999) của Trần Đình Sử, tuy thơ Thiền Lí Trần chỉ được nhắc đến rải rác để minh hoạ cho những luận cứ về thi pháp văn học Trung đại nhưng những nhận định về thơ Thiền Lí Trần mà tác giả đưa ra hết sức xác đáng: “Thơ Thiền Việt Nam thời Lí Trần ngay cả nhan đề cũng
- mang hình thức kệ……sang đời Trần, cảm giác Thiền thú được tăng lên và sang đời Lê thì phai dần…” Luận án Tiến sĩ Ngữ văn Ý thức văn học cổ trung đại Việt Nam (ĐHKHXH & NV TP. HCM, 2001) của Đoàn Lê Giang đã đề cập đến sự hình thành, vận động và phát triển của ý thức văn học cổ trung đại Việt Nam. Trong đó có chương I, mục 1.3.2- “Ý thức văn học của các Thiền sư thời Lí Trần” đã bàn đến những ảnh hưởng của tư tưởng Lão Trang vào thơ Thiền Việt Nam thời Lí Trần mà theo tác giả, Tuệ Trung thượng sĩ là một ví dụ tiêu biểu nhất. Năm 2002, tác giả Nguyễn Hữu Sơn qua công trình Loại hình tác phẩm Thiền uyển tập anh (NXB KHXH, Hà Nội) đã trích dẫn một số bài thơ Thiền đời Lí và phân tích chúng trong sự so sánh với Thiền Trung Hoa. Cùng năm 2002, trong Văn học Phật giáo thời Lí Trần - diện mạo và đặc điểm (NXB Đại học Quốc gia TP.HCM), Nguyễn Công Lý đã nghiên c ứu Phật giáo và văn học Phật giáo thời Lí Trần một cách công phu ở những phương diện: lực lượng sáng tác, hệ thống thể loại, văn tự - ngôn ngữ, đề tài….. Năm 2003, Minh Chi tiếp tục đóng góp cho công tác nghiên cứu thơ Thiền Lí Trần bằng các công trình: Phật giáo và triều đại Lí Trần; Thơ Thiền thời Lí; Truyền thống văn học và Phật giáo Việt Nam. Những công trình nàyđã giúp ngư ời đọc có được những hiểu biết hết sức căn cơ về thơ Thiền Lí Trần thông qua hệ thống luận chứng dồi dào, công phu. Một người có đóng góp lớn lao cho công tác nghiên cứu Phật học và thơ Thiền Lí Trần cũng cần được kể đến là Lê Mạnh Thát. Nhiều công trình nghiên cứu về Phật giáo và văn học Phật giáo Việt Nam của tác giả như: Tổng tập văn học Phật giáo Việt Nam; Toàn tập Trần Thái Tông; Toàn tập Trần Nhân Tông; Lịch sử Phật giáo Việt Nam (3 tập) đã và đang là những công trình có uy tín, là chỗ dựa tin cậy cho những ai nghiên cứu về Phật giáo và thơ văn Phật giáo Việt Nam. Những năm gần đây, những công trình nghiên cứu về Phật giáo và văn học Phật giáo không ngừng được công bố. Những công trình này hầu hết đều ít nhiều có nghiên cứu thơ Thiền với điểm nhìn so sánh nhưng ch ỉ là so sánh thơ Thiền Việt Nam với thơ Thiền Trung Quốc, Triều Tiên hoặc thơ Haiku của Nhật Bản. Chẳng hạn, Vấn đề tính xác thực của các tác phẩm và việc nghiên cứu thơ Thiền thời Lí (TCKHXH số 4-2004) của Nguyễn Phạm Hùng đã khảo sát một số trường hợp trùng lắp tư liệu giữa thơ Thiền Việt Nam và Trung
- Quốc; Basho (1644-1694) và Huyền Quang (1254-1334) – sự gặp gỡ với mùa thu hay sự tương hợp về cảm thức thẩm mỹ (NCVH số 7-2005) của Lê Từ Hiển so sánh thơ Thiền Việt Nam với thơ Haiku Nhật bản thông qua hai tác giả tiêu biểu Basho và Huyền Quang; Lịch sử tư tưởng Thiền từ Veda Ấn Độ đến Thiền tông Trung Quốc (NXB KHXH Hà Nội, 2005) của Hoàng Thị Thơ cũng dành một mục Thơ Thiền để đề cập đến thơ Thiền Việt Nam và Trung Quốc. Nhật Chiêu thì có hàng loạt các bài viết đăng trên Văn hóa Phật giáo từ số 8 đến số 11-2005 bàn về thơ Thiền của Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông, Tuệ Trung Thượng Sĩ, Huyền Quang…. Luận án Tiến sĩ Ngữ văn Nghiên cứu so sánh thơ Thiền Lí Trần (Việt Nam) với thơ Thiền Đường Tống (Trung Quốc) (ĐHKHXH & NV TP.HCM, 2007) của Lê Thị Thanh Tâm là công trình đứng trên điểm nhìn so sánh rõ nét nhất. Luận án tập trung so sánh thơ Thiền Lí Trần với thơ Thiền Đường Tống bao gồm hai nội dung lớn: Vấn đề nhân sinh quan Phật giáo Thiền tông (thể hiện qua hình tượng con người) và vấn đề bản thể luận Phật giáo Thiền tông (thể hiện qua hình ưt ợng thiên nhiên). Nhờ vậy mà thơ Thiền Lí Trần được xem xét với nhiều đặc điểm về cả nội dung lẫn hình thức, giúp ích rất nhiều cho chúng tôi khi tiến hành nghiên cứu đề tài này. Quyển Con người nhân văn trong thơ ca Việt Nam sơ kì trung đại (NXBGD, 2007) của Đoàn Thị Thu Vân cũng là một tài liệu có ý nghĩa đối việc hoàn thành luận văn này. Tác giả đã giới thiệu vẻ đẹp của con người nhân văn trong thơ thời Lí, thời Trần (chủ yếu là thơ Thiền) và thời Lê sơ trong sự so sánh với nhau. Sự đối sánh này cũng là m ột trong những ngọn nguồn cảm hứng để chúng tôi chọn làm luận văn với đề tài “Thơ Thiền đời Lí và đời Trần – những điểm tương đồng và dị biệt”. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu chính của luận văn là thơ Thiền Việt Nam đời Lí và đời Trần trong sự đối sánh với nhau để thấy được những điểm tương đồng và dị biệt giữa chúng thể hiện ở các phương diện như: tác giả, tư tưởng, cảm hứng, hình tượng, ngôn ngữ, giọng điệu, thể loại và kết cấu. Sự so sánh đối chiếu này được thực hiện dựa trên sự tiếp thu và kế thừa những quan điểm của những người đi trước về nội dung cũng như nghệ thuật của thơ Thiền Lí Trần. Tuy
- nhiên, việc so sánh thơ Thiền Lí Trần với thơ Thiền Đường Tống (Trung Quốc), thơ Thiền Triều Tiên, thơ Haiku của Nhật Bản… không nằm trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này. 4. Phương pháp nghiên cứu: Khi nghiên cứu đề tài này, chúng tôi đặt thơ Thiền đời Lí và thơ Thiền đời Trần trong hệ thống văn học Trung đại Việt Nam và văn học Phật giáo Thiền tông Việt Nam. Vì tính chất phức tạp của đối tượng nghiên cứu, trong đề tài này, người viết sử dụng những phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau: - Phương pháp so sánh - Phương pháp phân tích thi pháp học - Phương pháp nghiên cứu liên ngành Trong quá trình triển khai đề tài, chúng tôi còn sử dụng một số phương pháp khác như thống kê, phân loại để làm cơ sở cho việc phân tích, đánh giá và so sánh thơ Thiền đời Lí và đời Trần. Các phương pháp nói trên được vận dụng đan xen và hỗ trợ lẫn nhau ở các chương. 5. Đóng góp của đề tài: - Ý nghĩa khoa học: So sánh làm rõ những nét tương đồng và dị biệt giữa thơ Thiền đời Lí và thơ Thiền đời Trần nhằm rút ra được ý nghĩa của điều này, và từ đó, có thể xác định rõ nét hơn những giá trị đặc sắc của thơ Thiền mỗi triều đại nói riêng, thơ Thiền thời đại Lí – Trần nói chung trên cơ sở của mỹ học Thiền. - Ý nghĩa thực tiễn: Việc nghiên cứu thơ Thiền nói chung và thơ Thiền Lí Trần nói riêng đã tr ải qua một thời gian khá dài với công lao sưu tập, dịch thuật, giới thiệu… của nhiều nhà khoa học. Từ những gợi ý của các công trình nghiên cứu nói trên, chúng tôi đã chọn đề tài này với hy vọng đây là hướng tiếp cận ít nhiều gần gũi và hữu ích cho việc nghiên cứu, tiếp nhận và giảng dạy thơ Thiền Lí Trần, đặc biệt là ở bậc đại học. 6. Cấu trúc của luận văn: Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tư liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung luận văn bao gồm ba chương:
- Chương 1: Khái quát về Thiền Tông Việt Nam và thơ Thiền Lí Trần. 1.1. Khái quát về Thiền tông Việt Nam 1.1.1. Quá trình du nhập của Phật giáo Thiền tông vào Việt Nam. 1.1.2. Đặc điểm của Thiền tông Việt Nam. 1.1.3. Về khái niệm “Thiền” và “thơ Thiền”. 1.2. Thơ Thiền Việt Nam thời Lí Trần 1.2.1. Phật giáo Thiền tông thời đại Lí Trần 1.2.2. Thơ Thiền Lí Trần Chương 2: Những điểm tương đồng giữa thơ Thiền đời Lí và thơ Thiền đời Trần. 2.1. Về tác giả 2.2. Về tư tưởng 2.3. Về cảm hứng 2.4. Về hình tượng 2.5. Về ngôn ngữ 2.6. Về giọng điệu 2.7. Về thể loại 2.8. Về kết cấu Chương 3: Những điểm dị biệt giữa thơ Thiền đời Lí và thơ Thiền đời Trần. 2.1. Về tác giả 2.2. Về tư tưởng 2.3. Về cảm hứng 2.4. Về hình tượng 2.5. Về ngôn ngữ 2.6. Về giọng điệu 2.7. Về thể loại 2.8. Về kết cấu
- Chương 1- TỔNG QUAN VỀ THIỀN TÔNG VIỆT NAM VÀ THƠ THIỀN LÍ TRẦN 1.1. Thiền tông Việt Nam 1.1.1. Quá trình du nhập của Phật giáo Thiền tông vào Việt Nam Phật giáo là một tôn giáo có nguồn gốc ở Ấn Độ, ra đời vào khoảng thế kỉ thứ VII TCN trong lòng xã hội Ấn Độ cổ đại với sự thành lập của những nhà nước chủ nô chuyên chế và sự phân biệt đẳng cấp xã hội gay gắt. Phật giáo ra đời là để chống lại sự phân biệt đẳng cấp này. Đây là một trào lưu tư tưởng phản ánh đấu tranh giai cấp có những nguyên cớ sâu xa trong lòng xã hội và văn hoá – tư tưởng Ấn Độ cổ đại. Từ Ấn Độ, Phật giáo nhanh chóng truyền sang các quốc gia lân cận như: Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản, Triều Tiên, Sri-lan-ka….tạo thành một vùng lãnh thổ rộng lớn chịu ảnh hưởng của văn hoá và tư tưởng Phật giáo. Phật giáo truyền vào Việt Nam chủ yếu theo ba con đường với những thời điểm hoàn toàn khác nhau: Phật giáo từ Ấn Độ (Nam Ấn) trực tiếp truyền sang Việt Nam vào khoảng thế kỉ II sau CN; Phật giáo từ Ấn Độ truyền sang Trung Quốc rồi truyền đến Việt Nam với Thiền sư Tì-ni- đa- lưu- chi vào thế kỉ VI và cuối cùng là Phật giáo được truyền trực tiếp từ Trung Quốc sang Việt Nam với Thiền sư Vô Ngôn Thông vào thế kỉ IX. Phật giáo truyền vào Việt Nam rất sớm bằng đường biển từ Nam Ấn sang khoảng thế kỉ thứ II sau CN. Thời kì đầu, theo Nguyễn Lang, các tu sĩ đi theo các thuy ền buôn Ấn Độ vào Việt Nam và truyền bá đạo Phật với những tín ngưỡng đơn sơ như: thờ Phật, đốt trầm, tụng kinh, chữa bệnh, trừ tà, bày phép cúng dường, bố thí cho dân bản địa, cũng như truyền pháp Tam quy, Ngũ giới cho người dân ở đây chứ chưa giảng dạy kinh điển gì [ ]. Tiếp theo là hệ thống kinh điển văn hệ Bát nhã (chủ yếu là kinh điển Đại thừa mang tính Thiền học của Phật giáo vùng Nam Ấn như: Kim cương, Tượng đầu tịnh xá, Bát thiên tụng Bát nhã, Bát nhã tâm kinh, Bát nhã ba la mật, Đại bát niết bàn… ) truyền sang cùng với sự phát triển của trung tâm Phật giáo Luy Lâu. Theo Thiền uyển tập anh, trước khi Phật giáo truyền bá vào Trung Quốc thì ở kinh đô Luy Lâu (Bắc Ninh - Giao Châu) đã “xây hơn hai mươi ngọn tháp, được độ năm trăm tăng sĩ và dịch được mười lăm bộ kinh”. Những người đầu tiên truyền bá Phật giáo ở Việt Nam là Mâu Bác, Khương Tăng Hội, Chi Cương Lương (hay Cương Lương Lâu Chi) và Ma-ha-kỳ-vực. Tuy nhiên, về thời điểm Phật giáo truyền vào Việt Nam vẫn tồn tại nhiều ý kiến khác nhau. Nguyễn Công Lý trong Bản sắc dân tộc trong văn học Thiền tông thời Lí Trần trên cơ sở đọc tiểu sử các vị Thiền sư và sự suy luận đã có quan ý kiến cho rằng
- “Trước Mâu Bác và Khương Tăng Hội, đạo Phật đã đư ợc truyền bá rộng ở đất Giao Châu và có những danh tăng nên hai ông mới có điều kiện tu học rồi truyền đạo ở đây.….trước thế kỉ thứ II sau CN, đạo Phật đã truyền vào việt Nam rồi. Có lẽ là từ thế kỉ thứ I sau CN cũng nên.”[25]. Phật giáo cũng được truyền từ Ấn Độ sang Trung Quốc rồi mới truyền đến Việt Nam với Thiền sư Tỳ-ni-đa-lưu-chi. Ông được xem là Tổ thứ nhất của phái Thiền đầu tiên ở Việt Nam. Theo Thiền uyển tập anh, Thiền sư là người miền Nam nước Thiên Trúc (Nam Ấn Độ), dòng dõi Bà la môn, từ nhỏ có chí vượt lên thế tục, từng đi nhiều nơi trong nước Tây Trúc mong được truyền tâm ấn của Phật, nhưng pháp duyên chưa gặp gỡ. Sau đó lại sang Trung Quốc học đạo với Tổ thứ ba là Tăng Xán, được Tổ truyền pháp. Tỳ-ni-đa-lưu-chi đã dịch kinh Tượng đầu Tịnh xá – một trong những bộ kinh Đại thừa quan trọng thuộc hệ Bát nhã, trong đó nh ấn mạnh “tư tưởng vô trú, siêu việt có và không” là tư tưởng từng được Long Thọ (Tổ thứ 14 của Thiền Tông Ấn Độ) xiển dương với bài “Bát bất” mở đầu cuốn Trung luận”. Năm 580, ông sang Giao Châu truyền đạo, trụ trì tại chùa Pháp Vân (Luy Lâu - tên cũ của Bắc Ninh) và dịch kinh Tổng trì. Năm 594 ông truyền tâm ấn cho Pháp Hiền rồi mất. Phái Thiền của ông gọi là phái Thiền Tỳ-ni-đa-lưu-chi. Phái Thiền này rất coi trọng việc tu định, tham Thiền. Đây chính là pháp môn của Bồ-đề-đạt-ma – đại biểu cho Thiền Tông Ấn Độ. Thiền phái Tỳ-ni-đa-lưu-chi, theo Thiền uyển tập anh, truyền thừa được 19 đời với những Thiền sư đắc pháp như: Pháp Hiền, Pháp Thuận, Vạn Hạnh, Đạo Hạnh, Khánh Hỷ, Huệ Sinh…..Phái Thiền này còn gọi là phái Thiền Nam Phương. Phật giáo cũng đư ợc truyền trực tiếp từ Trung Quốc sang Việt Nam với Thiền sư Vô Ngôn Thông, thế kỉ IX. Thiền sư Vô Ngôn Thông vốn người Quảng Châu (Trung Quốc), thuở nhỏ ham thích môn Không học (Phật học), bỏ gia sản đến thụ nghiệp tại chùa Song Lâm ở Vụ Châu. Tính sư cẩn trọng, trầm lặng, nói ít hiểu nhiều, thông đạt sự lí, vì thế người đương thời gọi là Vô Ngôn Thông. Ngài đắc pháp từ Thiền sư Bách Trượng, học trò đời thứ ba của Lục Tổ Huệ Năng. Năm 820, ngài sang nước ta truyền đạo, hình thành nên Thiền phái Vô Ngôn Thông. Dòng Thiền này mang đậm dấu ấn của Thiền Tông Trung Hoa với tư tưởng: chân lí không phải ở đâu xa mà ở ngay hiện tiền, ở trong bản thân mỗi người, nhưng chân lí ấy chỉ có thể tu chứng trực tiếp chứ không thể nào nắm bắt được qua ngôn ngữ, văn tự, sách vở…, đó là “đốn ngộ”, là “bất lập văn tự”, cũng là tinh thần câu nói rất tiêu biểu cho dòng Thiền Nam Tông Trung Hoa của Thiền sư Bách Trượng: “Tâm địa nhược
- không, tuệ nhật tự chiếu” (Nếu tâm đất trống không, mặt trời trí tuệ sẽ tự chiếu sáng.). Theo Thiền uyển tập anh, Thiền phái Vô Ngôn Thông truyền thừa được 15 đời và có nhiều Thiền sư đắc đạo như: Khuông Việt, Viên Chiếu, Mãn Giác, Ngộ Ấn, Tịnh Không, Quảng Nghiêm….. 1.1.2. Đặc điểm của Thiền tông Việt Nam Như đã trình bày ở trên, Phật giáo truyền vào Việt Nam bằng ba con đường ở ba thời điểm hoàn toàn khác nhau. Ba con đường này có thể quy về hai ngả: từ Ấn Độ truyền sang bằng đường biển và từ Trung Quốc sang bằng đường bộ. Thời kì đầu, phật giáo Việt Nam chủ yếu là sản phẩm của sự tiếp nhận trực tiếp Phật giáo từ Ấn Độ truyền sang. Về sau, hướng tiếp nhận này giảm dần, trong khi đạo Phật từ Trung Quốc truyền sang chiếm ưu thế hơn. Từ Trung Quốc, Phật giáo với ba tông phái là Thiền Tông, Tịnh Độ Tông và Mật Tông được truyền vào Việt Nam. Trong ba tông phái này thì Thiền Tông là tông phái phát triển mạnh nhất và có nhiều đặc sắc nhất mà nổi bật là phái Thiền Thảo Đường do Thiền sư Thảo Đường sáng lập vào đời nhà Lí và phái Thiền Trúc Lâm ở đời Trần do Trần Nhân Tông sáng lập. Hai Thiền phái này đã t ạo nên bản sắc của Phật giáo Thiền Tông Việt Nam với những đặc điểm: Là sự dung hòa giữa ba nguồn du nhập; có sự khác biệt với Phật giáo Ấn Độ, Trung Quốc do mang dấu ấn của văn hóa bản địa; chủ trương “phá chấp”, “đốn ngộ”, nhập thế, đưa Thiền vào đời sống thực tiễn; tích hợp tích cực với Nho và Lão - Trang. Theo An Nam chí lược của Lê Trắc, Thiền uyển tập anh và các sách của Trần Văn Giáp, Nguyễn Lang thì phái Thiền Thảo Đường do Thiền sư Thảo Đường và vua Lí Thánh Tông sáng lập nên tại chùa Khai Quốc (Trấn Quốc) ở kinh đô Thăng Long. Khi Lí Thánh Tông chinh phạt Chiêm Thành về có bắt được một số tù binh, trong đó có một Thiền sư người Trung Quốc đang cùng thầy truyền đạo ở Chiêm Thành (thuộc dòng Thiền Tuyết Đậu Minh Giác – tức Thiền phái của Thiền sư Trùng Hiển ở núi Tuyết Đậu). Nhà vua giao cho quan Tăng lục làm nô. Một hôm Tăng lục đi vắng trong khi đang viết dở cuốn Ngữ lục, sư Thảo Đường xem xong, có chữa lại, quan Tăng lục về thấy, lấy làm lạ và tâu lên vua. Khi được hỏi về Phật pháp, Thảo Đường ứng đối trôi chảy nên vua phong làm Quốc sư. Ông là người là đức hạnh, được vua bái làm thầy Về yếu chỉ của Thiền phái này, trong bài văn Cảnh sách, Thảo Đường đã nêu : ‘‘Thiền bản vô môn, phi túc cụ linh căn, đa địa kì đồ, mạt kiếp dung lưu, thành nan ngộ nhập. Quán
- tâm vi thế, như vô bát nhã chi tuệ, hãn năng giai chứng. Duy hữu niệm Phật nhất môn, tối vi điệp cảnh, tự cổ chí kim, ngu trí đồng tu, nam nữ cộng thú, vạn vô nhất nhất như tứ liệu giả sở minh. Chỉ yếu tự biện khẳng tâm, vật nhi tự chi bất đắc’’ (Thiền môn vốn không có cửa vào nhất định, không phải là người có linh căn thì phần nhiều rơi vào đường lầm lạc, trọn đời trôi nổi, khó mà giác ngộ. Phép quán tâm thì rất tế nhị, tinh vi, nếu không có trí tuệ bát nhã, ít có thể đạt tới chứng nghiệm. Chỉ có lối niệm Phật rất là mau lẹ, tiện lợi. Từ xưa đến nay, người thông minh, kẻ ngu độn đều tu được, đàn ông đàn bà đều chuộng, muôn người không một ai sai lầm như bốn lời đã tỏ rõ. Chỉ cần phân tích lấy tâm mình, chớ nghi ngờ là mình làm không được). Từ đó có thể suy luận, đặc điểm của Thiền Thảo Đường là sự dung hợp cả Thiền Tông, Tịnh Độ Tông và Mật Tông, nghĩa là k ết hợp cả ‘‘đốn ngộ” và ‘‘tiệm ngộ”. Những người thượng căn thượng trí thì phù hợp với Thiền quán để có thể tự ‘‘đốn ngộ” mà không cần tụng niệm, không cần câu nệ kinh kệ, văn tự. Còn những người hạ căn hạ trí thì phù hợp với pháp môn niệm Phật (tụng niệm kinh Phật) để dần dần có thể giác ngộ (‘‘tiệm ngộ”). Chính vậy mà Thiền Thảo Đường phù hợp với mọi tầng lớp trong xã hội. Rất tiếc là Thiền phái này chủ yếu được các vua quan triều Lí tiếp nhận mà không truyền bá rộng rãi trong nhân dân nên dần dần bị mai một cùng với sự thay đổi triều đại từ Lí sang Trần[24]. Trên cơ sở tiếp thu Phật học của các sư Viên Chứng, Đại Đăng, Tiêu Dao, Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông mà trực tiếp là Tuệ Trung Thượng Sĩ, Trần Nhân Tông đã khai sáng nên phái Thiền Trúc Lâm trên núi Yên Tử - một Thiền phái hoàn toàn Việt Nam và cũng là Thiền phái duy nhất đời Trần. Tông chỉ của Thiền phái này là sự kế thừa, dung hợp giữa các tư tưởng Thiền của phái Vô Ngôn Thông và Lâm Tế ở Trung Quốc, phát triển cho phù hợp với tình hình dân tộc Việt Nam lúc bấy giờ. Thiền Trúc Lâm còn dung hợp cả Thiền Tông và Tịnh Độ Tông, giữa ‘‘đốn ngộ” và ‘‘tiệm ngộ”, vừa truyền đạo bằng những công án hiểm hóc theo kiểu «Bất lập văn tự; Trực chỉ nhân tâm; Kiến tính thành Phật» vừa bằng những lời lẽ truyền giảng rõ ràng, cụ thể và dễ hiểu. Kế thừa tinh thần Phật tại tâm, ngoài tâm không có Phật và Phật tính bình đẳng, Phật tánh không khác, Thiền phái Trúc Lâm còn dung hoà Tam giáo, đặc biệt chịu ảnh hưởng của tư tưởng Lão – Trang, chủ trương dung hợp Thiền định, ngồi thiền niệm Phật, thọ trì cấm giới, khuyến thiện ngăn ác, bố thí từ bi, tôn trọng phép nước, kính thờ vua, hiếu thảo với cha mẹ….Với tinh thần «Nhất thiết duy tâm đạo», «Vạn pháp vô thường» những người theo Thiền phái này có một nhân sinh quan tích cực, xem
- sống chết là lẽ thường, thịnh suy là quy luật tự nhiên, không tham sống sợ chết, không tham cầu danh lợi, sẵn sàng quên mình vì ngư ời (Vô ngã vị tha). Phải chăng đó chính là nguyên nhân sâu xa hình thành tinh thần thời đại với những con người tự tin, phóng khoáng, tạo nên hào khí Đông A ngút trời? Thiền Tông Việt Nam có sự khác biệt với Thiền Tông Trung Quốc, Thiền Tông Ấn Độ do mang đậm dấu ấn của văn hoá bản địa. Đó là sự gắn bó giữa đạo và đời. Rất nhiều Thiền sư vừa làm việc nước vừa làm việc đời. Những lúc quốc gia đứng trước nguy cơ mất còn thì các vị sẵn sàng nhập thế giúp nước; những lúc đất nước yên bình, dân chúng ấm no thì xuất thế, lui về chốn núi non, am chùa để tu tập Thiền và di dưỡng tinh thần, sống cuộc sống tự do tự tại, gần gũi thiên nhiên. Nước Đại Việt thời Lí Trần tuy là một quốc gia độc lập nhưng vẫn luôn đứng trước nguy cơ xâm lược của phương Bắc nên ở thời này, nhiều nhà sư, nhà Thiền học đã có công lớn đối với đất nước trong việc chính trị - ngoại giao, giúp vua trị nước, an dân, phát triển xã hội, được vua phong là Quốc sư, Đại sư hoặc kính trọng như thầy như sư Khuông Việt (Ngô Chân Lưu), Pháp Thuận, Giác Hải, Mãn Giác, Không Lộ, Huệ Sinh, Khánh Hỷ, Thông Biện, Viên Thông…. Sư Vạn Hạnh còn là người có vai trò đ ặc biệt trong sự hình thành nên cơ nghiệp của vương triều nhà Lí. Thời đại Lí Trần xem Phật giáo là Quốc giáo. Những người theo Phật chiếm số lượng rất lớn với đầy đủ giai tầng trong xã hội. Dưới có thứ dân, trên có vua quan, hoàng tộc, quý tộc. Sách xưa còn ghi: « Thiên hạ Lí Trần bán vi tăng» (Thiên hạ thời Lí Trần một nửa là tăng chúng). Có những vị vua xuất gia đi tu như Lí Huệ Tông, Trần Nhân Tông (Đệ nhất tổ phái Thiền Trúc Lâm Yên Tử). Một số vị vua tu tại gia như Lí Thánh Tông (người cùng với Thiền sư Thảo Đường khai sáng nên dòng Thiền Thảo Đường và là thế hệ thứ hai của dòng Thiền này), Lí Anh Tông, Lí Cao Tông, Trần Thánh Tông, Trần Anh Tông….Nhiều người xuất thân từ hoàng tộc đi tu hoặc trở thành cư sĩ như Mãn Giác thi ền sư (Lí Trường- con quan Trung Thư Viên Ngoại Lang), Linh Nhân Hoàng Thái Hậu (Ỷ Lan Nguyên Phi- vợ vua Lí Thánh Tông, mẹ vua Lí Nhân Tông), Diệu Nhân ni sư (Lí Ngọc Kiều – con trưởng của Phụng Kiền Vương, gọi vua Lí Thánh Tông bằng chú ruột), Tuệ Trung thượng sĩ (Tr ần Tung, con cả của An Sinh Vương Trần Liễu, anh ruột Hương Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn)... Còn quan lại, trí thức trong xã hội tu Phật thì nhiều không kể xiết. Về tổ chức chính quyền, triều đình nhà Lí còn dành hẳn một hệ thống ngạch quan cho người tu hành (ngạch Tăng ban) để đặt ra phẩm trật, chế độ và trọng dụng các tăng sĩ lỗi lạc. Các vị quan lại trong
- Tăng ban không chỉ có quyền điều khiển đời sống tinh thần của xã hội mà còn có vai trò rất lớn trong địa hạt chính trị và kinh tế. Có vị sư được phong Tăng thống (người đứng đầu Giáo hội Phật giáo) như sư Khuông Việt (dòng Thiền Vô Ngôn Thông), sư Huệ Sinh, sư Khánh Hỷ (dòng Thiền Tỳ-ni-đa-lưu-chi); có vị được phong Quốc sư như sư Thông Biện (dòng Thiền Vô Ngôn Thông), sư Viên Thông (dòng Thiền Tỳ-ni-đa-lưu-chi) v.v… Có vị được vua mời làm cố vấn để bảo ban việc nước như sư Vạn Hạnh, sư Mãn Giác… Có vị được giao làm công tác ngoại giao như sư Pháp Thuận v.v… Đó là chưa kể có vị vua vốn xuất thân từ chốn Thiền môn như vua Lí Thái Tổ (được sư Vạn Hạnh nuôi dạy từ nhỏ ở chùa Tiên Sơn). Ngoài ra, để có thể phù hợp với thực tiễn của Đại Việt, một quốc gia còn non trẻ và nhỏ hơn rất nhiều so với nước phương Bắc, Thiền Tông thời Lí Trần đã dung hợp với tín ngưỡng dân gian bản địa. Bằng chứng là Phật Tổ được biết đến như một siêu nhân có nhiều quyền phép: «Phật là tên thụy, như là tên thần của Tam Hoàng, tên thánh của Ngũ Đế. Phật là ông tổ đầu tiên của đạo đức, nguồn gốc của thần minh…..Phật có thể biến hoá huyền ảo, có thể tròn, có thể vuông, có thể già, có thể trẻ, có thể biến đi, có thể hiện ngay… ». Việc giới thiệu, hình dung Phật như một siêu nhân như thế phù hợp với yêu cầu của một dân tộc nhỏ bé và luôn bị nước Hán rộng lớn nhòm ngó, muốn được giải phóng, được lãnh đạo bởi một lãnh tụ có phép thần thông để có thể chuyển yếu thành mạnh, chuyển bại thành thắng. Thiền Tông Việt Nam đề cao tinh thần tự do, ‘‘phá chấp’’ - cởi bỏ mọi sự ràng buộc, không vướng mắc vào bất kì vật gì dù đó là Phật hay Pháp: Pháp bản như vô pháp Phi hữu, diệc phi không (Pháp vốn không có pháp Không phải có mà cũng không phải không có) (Đáp Lí Thái Tông tâm nguyên chi vấn I - Huệ Sinh) Tinh thần phá chấp còn thể hiện ở yêu cầu người học Thiền phải buông bỏ tất cả để cho tâm được trống không, an nhiên. Nhờ đó mới lĩnh h ội được tinh tuý của Thiền học. Nguyên tắc chính yếu trong truyền thụ Thiền học là «Dĩ tâm truy ền tâm». Chính vì vậy không ít những Thiền sư đã bày tỏ quan niệm buông bỏ triệt để «Vong thân, vong thế, dĩ đô vong». Bởi không phải ngồi Thiền, tụng kinh niệm Phật là có thể đắc đạo. Và có mấy ai thành Phật bằng đường tu hành: Đắc thành chính giác hãn bằng tu
- Chỉ vị lao lung trí tuệ ưu. (Mấy ai thành Phật bởi tu hành Chỉ trói cùm thêm trí óc mình.) (Cảm hoài – Bảo Giám) Cho nên chỉ có những người mê hoặc mới tìm cầu Thiền, Phật: Mê chi cầu đạo Hoặc chi cầu Thiền Thiền Phật bất cầu Uổng khẩu vô nghiên (ngôn) (Mê, phải cầu Phật Hoặc, phải cầu Thiền Chẳng cầu Thiền, Phật Mím miệng ngồi yên) (Thị Tịch - Diệu Nhân ni sư) Mạnh mẽ hơn nữa, Quảng Nghiêm còn khẳng định nam nhi phải tự có chí «xung thiên», không nên đi theo vết mòn của Như Lai: Nam nhi tự hữu xung thiên chí Hưu hướng Như Lai hành xứ hành (Làm trai lập chí xông trời thẳm Theo lối Như Lai luống nhọc mình) (Hưu hướng Như Lai) không câu chấp vào cái «có» cũng không bận lụy vào cái «không»; bởi vì, nếu ta cho là «có» thì là có mà nghĩ rằng «không» thì cũng là không, «có» và «không» như bóng trăng in đáy nước, chỉ là ảo ảnh mà thôi : Tác hữu trần sa hữu Vi không nhất thiết không Hữu không như thủy nguyệt Vật trước hữu không không (Có thì có tự mảy may, Không thì cả thế gian này cũng không. Vầng trăng vằng vặc in sông
- Chắc chi có có không không mơ màng?) (Hữu không- Đạo Hạnh) Tất cả đều phải «tuỳ duyên» (tuỳ theo thời điểm, cơ duyên mà hành xử), «vô vi» (thuận theo tự nhiên), không tìm cầu tha lực mà phải tự quay về với chính mình, thắp sáng lên ngọn đuốc soi đường đi cho chính mình với quan niệm «Ưng vô sở trụ, nhi sinh kì tâm». Thiền, Phật hay sự giác ngộ có ở bất cứ nơi đâu, bất cứ hành động nào, không cần phải cầu tìm. Vì «Hà sa cảnh thị bồ đề đạo ; Nghĩ hướng bồ đề cách vạn tầm» (Cát sông Hằng nơi nào cũng là Phật ; Thế mà người ta cứ tưởng đạo còn cách xa vạn dặm) (Đáp Từ Đạo Hạnh chân tâm chi vấn - Kiều Trí Huyền) và «Hành diệc Thiền, toạ diệc Thiền; Nhất đoá hồng lô hoả lí liên» (Đi cũng Thi ền, ngồi cũng Thiền; Trong lò lửa đỏ một đoá sen) (Phật tâm ca – Tuệ Trung)… Có quan niệm như thế con người mới có thể «Cư trần lạc đạo» như Trần Nhân Tông đã khái quát và được xem là yếu chỉ của Thiền Trúc Lâm Yên Tử: Cư trần lạc đạo thả tuỳ duyên Cơ tắc xan hề khốn tắc miên Gia trung hữu bảo hưu tầm mịch Đối cảnh vô tâm mạc vấn Thiền (Cư trần lạc đạo phú) Thiền Tông Việt Nam cũng ch ủ trương xem trọng thực tại hiện tiền, không coi trọng quá khứ hay tương lai: Đãn tri kim nhật nguyệt Thuỳ thức cựu xuân thu? (Biết thời gian của hôm nay Xuân xưa, thu cũ ai hay biết gì?) (Nhật nguyệt I – Thiền Lão) Xem «bốn núi» sinh, lão, bệnh, tử là lẽ thường nhiên: Sinh lão bệnh tử Tự cổ thường nhiên (Sinh, lão, bệnh, tử Lẽ thường tự nhiên) (Thị tịch – Diệu Nhân)
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn viết về đề tài tình yêu của Phạm Thị Hoài, Nguyễn Thị Thu Huệ, Phan Thị Vàng Anh
185 p | 257 | 50
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Thiên nhiên trong thơ chữ Hán Nguyễn Du
152 p | 305 | 46
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc trưng nghệ thuật của văn tế Nôm trung đại
132 p | 119 | 32
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học nước ngoài: Kiểu nhân vật kiếm tìm trong tiểu thuyết
20 p | 213 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Yếu tố kì ảo trong văn xuôi trung đại (thế kỉ XV đến thế kỉ XIX)
115 p | 114 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong lý luận Văn học ở Việt Nam từ 1975 đến nay
166 p | 153 | 28
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Hồn - Tình - Hình - Nhạc trong thơ Hoàng Cầm
184 p | 153 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Văn hóa dân gian trong tiểu thuyết
114 p | 153 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc điểm nghệ thuật thơ Bùi Giáng
168 p | 144 | 22
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Nhân vật trí thức văn nghệ sĩ trong văn xuôi Việt Nam hiện đại
151 p | 100 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Thể loại phóng sự Việt Nam từ 1975 đến nay (qua một số tác giả tiêu biểu)
121 p | 171 | 17
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc điểm văn học tầm căn qua sáng tác của Phùng Ký Tài (Roi thần, Gót sen ba tấc, Âm dương bát quái)
132 p | 143 | 17
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Khảo sát truyện cổ dân gian Ê Đê dưới góc độ loại hình
167 p | 122 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Những đóng góp của Tuệ Trung Thượng sĩ cho thơ Thiền Việt Nam
132 p | 158 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc điểm văn xuôi nghệ thuật Dạ Ngân
168 p | 146 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Thiền uyển tập anh từ góc nhìn văn chương
108 p | 122 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc điểm tiểu thuyết, truyện ngắn của Nguyễn Văn Xuân
172 p | 81 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học Việt Nam: Tìm hiểu đặc sắc nghệ thuật của nhà văn Nguyễn Tuân trước Cách mạng tháng Tám năm 1945
91 p | 62 | 7
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn