intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Văn học: Tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh qua góc nhìn trần thuật học

Chia sẻ: Minh Lộ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:82

19
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích của đề tài nhằm khẳng định một phong cách nghệ thuật tiểu thuyết trong nền tiểu thuyết còn khá non trẻ của văn học đương đại. Chúng tôi tin rằng nghệ thuật tiểu thuyết của Nguyễn Xuân Khánh sẽ còn tác động rất nhiều tới những cây bút viết tiểu thuyết đương đại.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Văn học: Tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh qua góc nhìn trần thuật học

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN -------------------------------------- HOÀNG THỊ HIỀN LƯƠNG TIỂU THUYẾT NGUYỄN XUÂN KHÁNH QUA GÓC NHÌ N TRẦN THUẬT HỌC LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM MÃ SỐ : 602234 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS HÀ VĂN ĐỨC Hà Nội – 2010
  2. MỤC LỤC Phần 1 : Mở đầu ...................................................................................... 2 1.Lý do chọn đề tài ............................................................................... 2 2.Lịch sử vấn đề ................................................................................... 6 3.Phạm vi và phƣơng pháp nghiên cứu ................................................. 8 4.Cấ u trúc luâ ̣n văn ............................................................................. 10 Phầ n 2: Nô ̣i dung chính ........................................................................ 12 Chƣơng 1:Thời gian và không gian trầ n thuâ ̣t trong tiể u thuyế t Nguyễn Xuân Khánh ....................................................................................... 12 1.1. Một số vấn đề lý thuyết ........................................................... 12 1.2. Không gian trầ n thuâ ̣t trong tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh . 13 1.3. Thời gian trầ n thuâ ̣t trong tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh ..... 23 1.4. Tiể u kế t .................................................................................... 31 Chƣơng 2: Kết cấu và điểm nhìn trần thuật trong tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh ....................................................................................... 33 2.1. Một số vấn đề lý thuyết .......................................................... 33 2.2. Kết cấu trầ n thuâ ̣t trong tiể u thuyế t Nguyễn Xuâ n Khánh ....... 34 2.3. Điểm nhìn và các cấp độ trần thuật trong tiể u thuyế t Nguyễn Xuân Khánh . ................................................................................... 44 2.4. Tiể u kế t ................................................................................. 53 Chƣơng 3 : Ngôn ngữ trầ n thuâ ̣t trong tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh ........................................................................................................... 54 3.1. Một số vấn đề lý thuyết .......................................................... 54 3.2. Ngôn ngữ độc thoại ................................................................ 55 3.3. Ngôn ngữ đối thoại ................................................................ 64 3.4. Tiể u kế t ................................................................................. 71 Phần 3: Kết luận .................................................................................... 72 Tài liệu tham khảo ................................................................................. 76 Các sách tác phẩm: ............................................................................. 76 Các sách công cụ: ............................................................................... 76 Các bài viết trên các trang web : .......................................................... 77 1
  3. Phần 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Tiểu thuyết Việt Nam trong vài chục năm qua đã trải qua những bƣớc thăng trầm. Sự xuất hiện những cây bút trẻ cùng với những cách viết mới đã tạo nên một bầu không khí khá sôi động trên văn đàn. Sự phong phú đa dạng của tiểu thuyết đƣợc thể hiện trong các khuynh hƣớng, phong cách, lối viết cũng nhƣ thể tài. Dƣờng nhƣ các nhà tiểu thuyết luôn ngầm lựa chọn một trong hai hƣớng: truyền thống hay cách tân. Bên cạnh đó, xu hƣớng tiểu thuyết mạng, tiểu thuyết thƣơng mại cũng đang dần có đƣợc một vị trí khá ổn định trong lòng độc giả. Một trong những đề tài chiếm đƣợc sự quan tâm của nhiều cây bút là đề tài lịch sử: những nhìn nhận, đánh giá, nhận thức lại quá khứ ở những góc cạnh khác nhau. Các tiểu thuyết này có tham vọng đi dọc chiều dài thời gian, khái quát những thời kỳ đã qua, theo s át từng các sự kiện, những cuộc cách mạng song hành với việc lý giải những vấn đề bức xúc của thực tại. Những mảng hiện thực rộng lớn đƣợc soi chiếu từ nhiều góc nhìn khác nhau, tạo nên một cốt truyện đa tầng và một bầu không khí sử thi cho các tác phẩm. Tuy nhiên đôi khi do nhà văn quá ôm đồm nên các sự kiện còn mang tính trùng lặp, rƣờm ràm, gây nên cảm giác nặng nề, khô khan, và khó chinh phục đƣợc độc giả. Khuynh hƣớng thứ hai khá tự do trong bút pháp nghệ thuật, với những nỗ lực cách tân khiến ngƣời ta dễ nghĩ tới những tiểu thuyết có dấu ấn của cảm quan hậu hiện đại. Khuynh hƣớng này thƣờng lấy tâm trạng của con ngƣời trong cuộc sống hiện đại làm đối tƣợng phản ánh: Những linh hồn cô đơn, lạc loài; những trái tim đầy tổn thƣơng, hoang dại; những nỗi niềm không cất thành tiếng, không chia sẻ thành lời. Cứ nhƣ thế độc 2
  4. giả nhƣ bƣớc vào một thế giới của những cung bậc tâm trạng khác nhau, đầy phức tạp và những mâu thuẫn. Dƣờng nhƣ đó là bức tranh đời sống tinh thần của con ngƣời trong cuộc sống hiện tại. Các nhà viết tiểu thuyết muốn đi tìm lối thoát và lời giải cho những bế tắc trong nội tâm của con ngƣời, nhƣng dƣờng nhƣ họ chƣa làm đƣợc điều đó. Những tác phẩm mới chỉ dừng lại ở sự phản ánh, và đôi lúc không tránh khỏi tính phiến diện và cực đoan. Nhƣng một dấu hiệu cách tân mà chúng ta dễ nhận thấy ở những cuốn tiểu thuyết theo khuynh hƣớng này là sự đổi mới trong nghệ thuật viết: kết cấu phân mảnh, tính đa âm, sự va chạm của các loại ngôn ngữ…Tất cả đều thể hiện sự tìm tòi trong lối viết và khát vọng đổi mới của một thế hệ mới nhiệt tình, năng nổ. Bakhtin cũng đã từng nhận định tiểu thuyết - “ Đó là thể loại duy nhất nảy sinh và đƣợc nuôi dƣỡng bởi thời đại mới của lịch sử thế giới vì thế mà thân thuộc, sâu sắc với thời đại ấy, trong khi đó thì các thể loại lớn khác chỉ đƣợc thời đại mới kế thừa ở dạng đã hoàn tất (…) do đó phản ánh sâu sắc hơn, cơ bản hơn, nhạy bén hơn hiện thực. Chỉ kẻ biến đổi mới hiểu đƣợc sự biến đổi” [7, tr. 25]. Nói gắn gọn, có thể hiểu rằng tiểu thuyết là thể loại năng động, thích ứng và biến đổi theo sự phát triển của từng thời đại. Tiểu thuyết biến đổi không có giới hạn, nên nhiều lúc nó kéo theo sự thâm nhập của mọi thể loại khác vào trong cấu trúc của mình. Sự phát triển của tiểu thuyết nhiều lúc khiến ngƣời tiếp nhận nghĩ rằng nó là thể loại vô định hình, thậm chí mọi mô hình cấu trúc đều bị nó phá vỡ. Đây là thể loại luôn có xu hƣớng cách tân về mọi mặt từ nội dung đến hình thức thể hiện. Tiểu thuyết Việt Nam không nằm ngoài xu thế đấy. Từ sau 1986, tiểu thuyết Việt Nam đã có những bƣớc phát triển theo hƣớng đa dạng hóa, hiện đại hóa về cả phƣơng thức nghệ thuật lẫn nội dung tƣ tƣởng. Các nhà 3
  5. văn luôn cố gắng tìm tòi những cách viết mới, với mong muốn tìm ra một hƣớng đi riêng cho thể loại vốn “khó tính” này. Nhƣng dƣờng nhƣ mọi đóng góp cũng chỉ mới dừng lại ở mức độ tìm tòi, đổi mới. Do vậy, nhìn lại nền tiểu thuyết trong vòng 20 năm qua, chúng ta vẫn khó nhận ra những cây bút thực sự có dấu ấn phong cách riêng. Nguyễn Xuân Khánh là một trong số ít các nhà văn nhận đƣợc những đánh giá cao của giới phê bình, nghiên cứu. Số lƣợng tác phẩm của ông không nhiều nhƣng hầu hết đều là những tác phẩm có giá trị và có những đóng góp quan trọng về mặt thể loại. Với văn chƣơng Nguyễn Xuân Khánh là ngƣời đến muộn. Nhƣng lại là ngƣời đến muộn có duyên. Có ngƣời suốt cuộc đời cầm bút chỉ mong có đƣợc cái duyên nhƣ nhà văn lão thành này mà không đƣợc. Cái duyên đầu khi cầm bút sáng tác chính là những đề tài lịch sử. Hai tác phẩm làm nên tên tuổi Nguyễn Xuân Khánh cũng là hai trong số những tác phẩm làm nên diện mạo của nền văn học đƣơng đại, và có lẽ sẽ là hai tác phẩm có sức sống lâu bền trong nền văn học dân tộc nói chung. Sáng tác không nhiều nhƣng Nguyễn Xuân Khánh đã buộc ngƣời ta phải nhớ đến mình nhƣ một đại diện của một ngƣời viết tiểu thuyết lịch sử thành công. Nguyễn Xuân Khánh cũng là nhà văn khá nhạy cảm với các vấn đề tiếp biến văn hóa. Con ngƣời ấy sống giữa lòng Hà Nội nhƣng vẫn mang trong mình cái chân chất của một ngƣời dân quê, luôn đau đáu trong mối ân tình không thể dứt với bao nền tảng văn hóa của dân tộc. Ông day dứt trƣớc những biến đổi của xã hội khiến cho cái bản sắc đang dần bị mai một. Trong hai tác phẩm nhà văn đã lƣu giữ cho chúng ta những sinh hoạt, phong tục văn hóa rất đẹp và có giá trị của ngƣời Việt. Điều quan trọng mà nhà văn muốn gửi gắm chính là sự tiếp biến của văn hóa trong 4
  6. quá trình giao lƣu với các nền văn hóa khác và trong quá trình biến thiên của lịch sử. Ngoài ra, nhà văn lớn tuổi này còn khát khao đi tìm những câu trả lời cho những bế tắc của con ngƣời trong đời sống thực tại. Tiểu thuyết của ông cũng đề cập đến nhiều vấn đề đời tƣ, thế sự đầy ám ảnh. Nguyễn Xuân Khánh bắt đầu nghề viết cũng đã khá lâu. Đầu tiên ông chủ yếu dịch sách. Những tác phẩm dịch của ông bao gồm: “Những quả vàng” của Nathalie Saraute; “Lời nguyền cho kẻ vắng mặt” của Tahar Ben Jelloun; “Nhân dạng nam” của Elizabeth Badinter; “Ngƣời đàn bà ở đảo Saint Dominique” của Bona Dominique. Không chỉ đam mê dịch sách mà những thôi thúc viết trong ông không bao giờ ngơi nghỉ, nên ông còn là tác giả của những cuốn: “George Sand - Nhà văn của tình yêu”, “Miền hoang tƣởng”, “Hai đứa trẻ và con chó mèo xóm núi”... (Nhà văn Châu Diên đã từng có một bài viế t khá hay về cuộc đời văn của Nguyễn Xuân Khánh từ những tác phẩm đầ u tay đế n những tá c phẩm được cho là đỉnh cao. Chúng tôi xin dẫn bài viết này trong phần Phụ lục cuối luận văn ) Sƣ̣ nghiê ̣p sáng tác tiểu thuyết của Nguyễn Xuân Khánh có thể nói là bắt đầu đƣợc ghi dấu ấn từ những tác phẩm : Miề n hoang tưởng , Hồ Quý Ly, Mẫu Thượng Ngàn . Ngoài ra ông đã từng viết 1 số tác phẩm nhƣng chƣa đƣợc xuất bản (Trư cuồng- bản lƣu hành trên mạng, Đội gạo lên chùa- sắp xuất bản). Không phải là đồ sô ̣ so với mô ̣t đời văn , nhƣng đã là quá đủ khi chƣ̀ng ấ y có thể làm nên mô ̣t phong cách tiể u thuyế t mới , có sƣ́c ảnh hƣởng không nhỏ tới văn đàn . Ngƣời viế t đã tƣ̀ng nghiên cƣ́u tiể u thuyế t Nguyễn Xuân Khánh trong khóa luận tốt nghiệp đại học cách đây 2 năm. Nhƣng lúc đó , chúng tôi chỉ xoáy sâu vào khía cạnh thể loại của tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh , mà 5
  7. chƣa đi sâu vào nghê ̣ thuâ ̣t tiể u thuyế t có thể xem là chiń muồ i của cây bút tài hoa này . Nghiên cƣ́u tiể u thuyế t Nguyễn Xuân Khánh qua góc nhìn Trần thuật học có thể xem là một hƣớng đi để khai thác đƣơ ̣c tƣơng đố i toàn diê ̣n về nghê ̣ thuâ ̣t tiể u thuyế t của ông . Mục đích của đề tài muốn khẳng định một phong cách nghê ̣ thuâ ̣t tiể u thuyế t trong nề n tiể u thuyế t cò n khá non trẻ của văn học đƣơng đại . Chúng tôi tin rằng nghệ thuật tiểu thuyết của Nguyễn Xuân Khánh sẽ còn tác đô ̣ng rấ t nhiề u tới nhƣ̃ng cây bút viế t tiể u thuyế t đƣơng đa ̣i . Mô ̣t nhà văn không còn trẻ song đã làm đƣơ ̣c nhƣ̃ ng viê ̣c mà rấ t nhiề u nhà văn trẻ mong muố n nhƣng khó có thể làm đƣơ ̣c . 2. Lịch sử vấn đề Nguyễn Xuân Khánh cầ m bút đã lâu , nhƣng sƣ̣ nghiê ̣p của ông chỉ thƣ̣c sƣ̣ đƣơ ̣c ghi dấ u bắ t đầ u tƣ̀ khi Hồ Quý Ly ra đời . Do vâ ̣y , nhƣ̃ng công trình nghiên cứu khoa học về các sáng tác của ông chƣa thực nhiều . Nế u có thì chỉ một số báo cáo khoa học sinh viên ở các trƣờng đại học . Phầ n lớn các báo cáo chỉ khai thác các khiá ca ̣nh khác nhau về nghê ̣ thuâ ̣t tiể u thu yế t của ông , hoă ̣c các vấ n đề về thể loa ̣i . Ngoài ra còn có 1 số bài viế t mang tin ́ h chấ t giới thiê ̣u ở trên các báo . Ở các bài viết này , hầ u hế t các tác giả đều đề cao sự đóng góp của Nguyễn Xuân Khánh trên văn đàn , cũng nhƣ ngơ ̣i ca sƣ́c sáng ta ̣o không nghỉ ngơi của mô ̣t nhà văn “lớn tuổ i”. Nhà nghiên cứu Nguyên Ngọc khi nói về Mẫu Thượng Ngàn đã đƣa ra nhƣ̃ng lời ngơ ̣i ca : “Bằng cuốn tiểu thuyết này, bằng khám phá này - tôi muốn nói vậy - Nguyễn Xuân Khánh một lần nữa khiến ta kinh ngạc vì bút lực còn dồi dào đến tràn trề và say đắm của anh. Tác giả đã ngót 75 tuổi. Gừng già thật cay!” [13, tr. 1]. Tác giả Ngô Khánh Lê Huyền : “Văn 6
  8. chƣơng Nguyễn Xuân Khánh chững chạc, đúng mực, thấm đẫm tình cảm và luôn kèm theo bề sâu văn hóa dày đă ̣c [12, tr. 1] Nhà nghiên cứu Phạm Xuân Nguyên : “Lối viết của Nguyễn Xuân Khánh đúng là cổ điển nhƣng vẫn mang đậm hơi thở của đời sống hiện đại…Hồ Quý Ly” - bằng một ngòi bút già dặn, vững chắc, thỉnh thoảng điểm những thử nghiệm về hình thức (nhân vật chính khi là ngôi thứ ba, khi là ngôi thứ nhất...), đã đào sâu vào bi kịch của một nhân vật lịch sử hồi đầu thế kỷ 15, một nhà cải cách tài ba và táo bạo, một con ngƣời đến quá sớm trong một thời đại quá trì trệ, đã phải trả giá đau đớn: Ông bị chính quần chúng nhân dân chống lại và bỏ rơi khi quân xâm lƣợc đến. Cuộc kháng chiến do ông khởi xƣớng không đƣợc hƣởng ứng, cả hai cha con ông đều bị kẻ thù bắt làm tù binh, và cuối cùng chết trong cảnh đi đày ô nhục... Ðƣơng nhiên khi ngƣời ta dựng lại những bi kịch lịch sử nhƣ vậy, thì bao giờ cũng là để gợi những liên tƣởng hiện đại nào đó. Thông điệp của Nguyễn Xuân Khánh là sự trăn trở, đồng cảm với công cuộc đổi mới và những nhà cải cách trong lịch sử. Có thể gọi đó là một kiểu nhân vật hùng vĩ, lớn lao. Còn Mẫu thượng ngàn là nhân vật quần chúng nhƣng mang tính đại diện tiêu biểu cho dân tộc Việt. Suy nghĩ về sức sống của dân tộc qua những đụng độ văn hoá Việt - Pháp, Đông - Tây trƣớc nạn ngoại xâm. Đạo Mẫu trong tiểu thuyết (thể hiện qua nhân vật nữ: Bà Tổ Cô bí ẩn, bà Ba Váy đa tình, cô đồng Mùi, mõ Hoa khốn khổ, trinh nữ Nhụ…) vừa là tín ngƣỡng vừa thể hiện tính phồn thực và sự trƣờng tồn của dân tộc Việt.” [14, tr. 1] Nhìn chung các bài viết mới chỉ đ ƣa ra mô ̣t số nhâ ̣n xét sơ lƣơ ̣c về nhƣ̃ng thành công của Nguyễn Xuân Khánh . Mục đích của luận văn là 7
  9. hƣớng tới mô ̣t cái nhin ̀ tổ ng thể , khái quát nhất về sự nghiệp văn học của ông. Với mô ̣t nhà văn lớn tuổ i , viê ̣c chúng ta nh ìn nhận về giá trị và đóng góp của họ thời điểm bây giờ là một việc làm cần thiết . Đặc biệt khi sức viế t của Nguyễn Xuân Khánh vẫn còn dồ i dào và có vẻ nhƣ chƣa có dấ u hiê ̣u nguôi ca ̣n (cụ thể là ông sắp cho ra đời m ột cuốn tiểu thuyết mới có tên Đội gạo lên chùa ). Trong khóa luâ ̣n tố t nghiê ̣p đa ̣i ho ̣c cách đây 2 năm ngƣời viế t đã có dip̣ đề câ ̣p đế n nhƣ̃ng đóng góp về mă ̣t thể loa ̣i của tiể u thuyế t Nguyễn Xuân Khánh . Trong luâ ̣n văn này , chúng tôi sẽ tập trung khai thác về nghê ̣ thuâ ̣t viế t tiể u thuyế t của ông . Bởi, dù viết không nhiều tác phẩm , nhƣng Nguyễn Xuân Khánh đã sớm ta ̣o dƣ̣ng cho mình mô ̣t phong cách tiể u thuyế t khá nhấ t quán trong sƣ̣ vâ ̣n đô ̣ng của s ự sáng tạo không ngƣ̀ng . Đặc biệt các sáng tác của ông đều thể hiện một bút pháp khá điêu luyện , khó lẫn lộn trên văn đàn . Nhìn tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh theo góc độ của Trần thuật học có thể sẽ giúp cho chúng tôi c ó đƣơ ̣c nhƣ̃ng nhâ ̣n xét khách quan và khái quát về sƣ̣ nghiê ̣p của ông . 3. Phạm vi và phƣơng pháp nghiên cứu Chúng tôi sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu theo Trần thuật học cũng bởi ƣu điể m vƣơ ̣t trô ̣i của nó . Trƣớc hết, "Trần thuật là một phương thức cơ bản của tự sự, một yếu tố quan trọng tạo nên hình thức của tác phẩm văn học. Cái hay, sức hấp dẫn của một truyện ngắn hay tiểu thuyết phụ thuộc rất nhiều vào nghệ thuật kể chuyện của nhà văn” [10, tr. 187] Vai trò đậm nhạt của trần thuật còn phụ thuộc vào đặc điểm của thể loại, những khuynh hƣớng phát triển của thể loại ấy . Trong địa hạt của tác phẩm tự sự nói chung và tiể u thuyế t nói riêng , nghệ thuật trần thuật đóng vai trò tối quan trọng. Nó không chỉ là yếu tố liên kết, dẫn dắt câu chuyện mà còn là bản thân của câu chuyện. Khi mà cốt truyện không còn đóng 8
  10. vai trò xƣơng sƣờn, nhân vật bị xoá mờ đƣờng viền cụ thể thì yếu tố trần thuật là chìa khoá mở ra những cánh cửa của truyện. Theo Từ điển thuật ngữ văn học, "Trần thuật " là phƣơng diện cơ bản của phƣơng thức tự sự là việc giới thiệu, khái quát, thuyết minh, miêu tả đối với nhân vật, sự kiện, hoàn cảnh, sự vật theo cách nhìn của một ngƣời trần thuật nhất định (...). Thành phần của trần thuật không chỉ là lời thuật mà chức năng của nó còn là kể việc. Nó bao hàm cả việc miêu tả đối tƣợng, phân tích hoàn cảnh, thuật lại tiểu sử nhân vật, lời bình luận, lời trữ tình ngoại đề, lời ghi chú của tác giả (...). Trần thuật gắn liền với toàn bộ công việc bố cục, kết cấu tác phẩm. [6, tr. 364] Do vâ ̣y nghiên cƣ́u tiể u thuyế t Nguyễn Xuân Khánh theo trầ n thuâ ̣t học sẽ cho chúng ta cái nhìn tƣơng đối toàn diện về nghệ thuật văn chƣơng của nhà văn . Có thể xem đó là chìa khóa để chúng ta khám phá phong cách của tác giả , cũng nhƣ những đặc sắc của các tác phẩm . Sƣ̣ nghiê ̣p sáng tác của Nguyễn Xuân Khánh khô ng phải là đồ sô ̣ , nhƣng hầ u hế t nhƣ̃ ng tác phẩ m của ông đề u mang đế n mô ̣t dấ u ấ n đă ̣c biê ̣t, khó có thể trộ n lẫn - tạo nên một phong cách tiể u thuyế t riêng của nhà văn. Trên thƣ̣c tế đô ̣c giả biế t đế n sự nghiệp tiểu thuyết của Nguyễn Xuân Khánh chủ yếu qua hai tác phẩm: Hồ Quý Ly và Mẫu Thượng Ngàn . Ngoài ra ông từng sáng tác một số tác phẩm khác nhƣ : Miề n hoan g tưởng - đã xuấ t bản khá lâu , Trư cuồ ng – chƣa đƣơ ̣c xuấ t bản chiń h thƣ́c , và tác phẩ m mới nhấ t sắ p đƣơ ̣c xuấ t bản cũng hƣ́a he ̣n là mô ̣t bƣớc đô ̣t phá trong nề n văn chƣơng đƣơng đa ̣i là Đội gạo lên chùa . Trong luâ ̣n văn này , ngƣời viết cố gắng tạo đƣợc một cái nhìn tổng thể , khái quát nhất về sự nghiê ̣p văn chƣơng của Nguyễn Xuân Khánh , ba tác phẩ m mà chúng tôi tâ ̣p trung khai thác là ba tác phẩ m đã đƣơ ̣c in ấ n chiń h thƣ́c : Miề n hoang tưởng , Hồ Qu ý Ly và Mẫu Thượng Ngàn . Thƣ̣c ra pha ̣m vi nghiên cƣ́u 9
  11. không phải là nhiề u , nhƣng để thấ y đƣơ ̣c tầ m vóc của Nguyễn Xuân Khánh thể hiện trong đó lại là một quá trình không phải đơn giản . Ngƣời viế t cố gắ ng tìm hiể u đƣơ ̣c nhƣ̃n g nét chung nhấ t làm nên mô ̣t Nguyễn Xuân Khánh – ngƣời có thể xem là truyề n lƣ̉a cho mô ̣t nề n tiể u thuyế t đang có nhƣ̃ng chuyể n đô ̣ng tích cƣ̣c . 4. Cấ u trúc luâ ̣n văn Luâ ̣n văn của chúng tôi gồ m 3 chƣơng , khai thác các khía ca ̣nh khá c nhau trong nghê ̣ thuâ ̣t trầ n thuâ ̣t của tiể u thuyế t Nguyễn Xuân Khánh . Phầ n 1: Mở đầ u Phầ n 2: Nô ̣i dung chính Chƣơng 1: Thời gian và không gian trầ n thuâ ̣t trong tiể u thuyế t Nguyễn Xuân Khánh . 1.1. Mô ̣t số vấ n đề lý thuyế t 1.2. Không gian trầ n thuâ ̣t trong tiể u thuyế t Nguyễn Xuân Khánh 1.2.1. Không gian song trùng : Thƣ̣c và Ảo 1.2.2. Hiê ̣n tƣơ ̣ng coi tro ̣ng , đề cao không gian gia đình 1.3. Thời gian trầ n thuâ ̣t trong tiể u thuyế t Nguyễn Xuân Khánh 1.3.1. Hiê ̣n tƣơ ̣ng thời gian gián cách . 1.3.2. Hiê ̣n tƣơ ̣ ng thời gian nén 1.3.3. Thời gian trong sƣ̣ tƣơng ƣ́ng với không gian : thời gian chế t 1.4. Tiể u kế t Chƣơng 2: Kế t cấ u và điể m nhiǹ trầ n thuâ ̣t trong tiể u thuyế t Nguyễn Xuân Khánh . 2.1. Mô ̣t số vấ n đề lý thuyế t 2.2. Kế t cấ u trầ n thuâ ̣t tro ng tiể u thuyế t Nguyễn Xuân Khánh 2.2.1. Hình thức k ết cấu phân mảnh 10
  12. 2.2.2. Kế t cấ u tâm lý 2.3. Điể m nhìn và các cấ p đô ̣ trầ n thuâ ̣t trong tiể u thuyế t Nguyễn Xuân Khánh 2.3.1. Sƣ̣ dich ̣ chuyể n điể m nhìn liên tục 2.3.2. Các cấp độ trần thuật 2.4. Tiể u kế t Chƣơng 3: Ngôn ngƣ̃ trầ n thuâ ̣t trong tiể u thuyế t Nguyễn Xuân Khánh 3.1. Mô ̣t số vấ n đề lý thuyế t 3.2. Ngôn ngƣ̃ đô ̣c thoa ̣i 3.2.1. Độc thoại nhân vật 3.2..2. Độc thoại của ngƣời vắng mặt . 3.3. Ngôn ngƣ̃ đố i thoa ̣i 3.3.1. Đối thoại nhân vật 3.3.2. Hô ̣i thoa ̣i (Đối thoại đám đông ) 3.4. Tiể u kế t . Phầ n 3:Kế t luâ ̣n 11
  13. Phần 2 NỘI DUNG CHÍ NH Chƣơng 1 THỜI GIAN VÀ KH ÔNG GIAN TRẦN THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT NGUYỄN XUÂN KHÁNH 1.1. Một số vấn đề lý thuyết Trong sáng tác văn học, thời gian đƣợc đo bằng nhiều kích thƣớc khác nhau và xuất hiện dƣới những dạng khác nhau tạo nên nhịp điệu trong tác phẩm. Nó gắn liền với tổ chức bên trong của hình tƣợng nghệ thuật và nhƣ một hệ quy chiếu mang tính chất ẩn để phản ánh hiện thực, thể hiện tƣ duy của tác giả. Phạm trù thời gian gắn với mỗi thể loại văn học nhằm cung cấp những cơ sở để phân tích cấu trúc bên trong của hình tƣợng văn học. Tìm hiểu thời gian trong tác phẩm văn học thực chất là cách phân chia các ranh giới của các thế giới nghệ thuật phản chiếu trong tác phẩm đó. Có hai phạm trù thời gian chính là thời gian cốt truyện và thời gian văn bản . Thời gian văn bản : Độ dài của từng sự kiện đƣợc tác giả kể lại (số trang , số dòng… ). Sƣ̣ chú tro ̣ng thời gian văn bản cho 1 số sƣ̣ kiê ̣n nào đó thể hiê ̣n vấ n đề trung tâm của tác phẩ m , cũng nhƣ tập trung tƣ tƣởng của nhà văn .Thời gian cố t truyê ̣n : Cách kể chuyện của nhà văn theo trình tƣ̣ thời gian nào , có sự sai trật so với thời gian tuyến tính hay không ? Thƣờng hai loại thời gian trên luôn tồn tại song song và đƣợc soi chiếu lên nhau. Bởi thực chất khi chúng ta tìm hiểu độ dài của một đoạn văn trong một tác phẩm, mục đích cũng là để xem vị trí của nó trong tổng thể cốt truyện, từ đó nhận thức đƣợc sự đầu tƣ của tác giả, nhịp điệu của văn bản hay suy ngẫm của nhân vật. 12
  14. Khi nghiên cứu về thời gian trong tác phẩm văn học bao giờ chúng ta cũng đặt thời gian cốt truyện trong mạch chảy của thời gian tuyến tính. Với 1 tác phẩm giá trị và công phu, cốt truyện luôn có sự đảo lộn về thời gian, thậm chí ngƣời đọc còn phải vẽ cả sơ đồ mới dựng lại đƣợc diễn biến thực của câu chuyện đó. Không gian là một phạm trù triết học chỉ hình thức tồn tại của vật chất, của thế giới. Không gian văn ho ̣c là m ôi trƣờng trong đó nhân vâ ̣t số ng và vâ ̣n đô ̣ng . Nó bao gồm phong cảnh , cũng nhƣ điều kiện khí hậu , nhƣ̃ng thành phố , khu vƣờn , căn phòng …Không gian chi phối đến hành vi, suy nghĩ và tình cảm của nhân vật. Khi tìm hiểu không gian của cốt truyện, những dấu hiệu mà chúng ta không thể bỏ qua là : sƣ̣ dich ̣ chuyể n không gian; Sƣ̣ thu he ̣p hay mở rô ̣ng không gian ; Không gian chung, không gian riêng . ( không gian cô ̣ng đồ ng , cá nhân… ). Ngoài ra còn một phạm trù không gian khác là không gian diễn ngôn : Môi trƣờng , không gian hiê ̣n hành của ngƣời kể chuyê ̣n , nơi ngƣời kể chuyê ̣n số ng . Tác phẩm nghệ thuật là 1 thế giới- thế giới nghệ thuật. Thế giới đó có con ngƣời tồn tại trong không gian và thời gian nhất định. Không gian và thời gian trong tác phẩm không chỉ là không gian – thời gian vật chất mà là một phƣơng thức biểu hiện thế giới tinh thần, hiện thực đời sống. 1.2. Không gian trầ n thuâ ̣t trong tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh 1.2.1. Không gian song trùng : thực và ảo Hiện tƣợng song trùng về không gian xuất hiện khá nhiều trong tiểu thuyết đƣơng đại. Lý do có thể giải thích là bởi cảm giác vô định, mất phƣơng hƣớng của con ngƣời trong cuộc sống hiện tại. Sự tồn tại hai thế giới song trùng trong cuộc sống một con ngƣời không chỉ phản ánh đời sống nội tâm phức tạp của họ, mà còn là một nhu cầu đƣợc khám phá và thấu hiểu bản thân mình. Hai thế giới khác biệt nhƣng không hoàn toàn 13
  15. mâu thuẫn, bởi nó soi chiếu, phản ánh lẫn nhau, giống nhƣ hai mặt của một cuộc đời. Nguyễn Xuân Khánh đã nhận ra điều đó và ông đã khai thác thành công hiện tƣợng này trong tác phẩm của mình, tạo ra dấu ấn riêng, làm nên một nét phong cách khó có thể tìm thấy ở cây bút khác. Trong tiể u thuyế t Nguyễn Xuân Khánh xuấ t hiê ̣n hiê ̣n tƣơ ̣ng không gian song trùng Thực và Ảo . Không gian thực là không gian của hiện tại, thời đại, của sự tỉnh táo, của sự sống, ánh sáng. Còn không gian ảo là không gian của tâm linh, của giấc mơ, của cái chết, và bóng tối. Mỗi nhân vật trong tác phẩm của ông luôn đi tìm mình trong cả hai không gian ấy. Có những lúc cái thực và ảo lẫn lộn. Đến mức bản thân nhân vật cũng không phân biệt đƣợc. Sống giữa đời thƣờng mà nhƣ đang đi trong giấc mộng. Từ tiểu thuyết đƣợc xuất bản đầu tiên: Miền hoang tưởng, Nguyễn Xuân Khánh nhƣ đã định hình một phong cách riêng trong việc tạo dựng không gian cho tác phẩm mình: không gian lạ bởi sự mờ ảo giữa hƣ và thực. Các nhân vật trong tác phẩm đều theo đuổi 1 lý tƣởng riêng, nhƣng họ đều gặp nhau ở 1 điểm là hiện thực không cho họ cơ hội để thực hiện nó. Và họ tìm cách “đánh mê” mình. Họ sống nhƣ trong mộng. 22 lần tác giả để cho nhân vật mình mơ. Đặc biệt, nhà văn để cho nhân vật trò chuyện với Chúa 16 lần, và lạc vào thế giới của một bức tranh hƣ ảo đến 6 lần. Nhân vật chính: Tƣ, thậm chí còn tìm mình trong 1 bức tranh của ngƣời bạn. Tƣ tạo cho mình 1 không gian riêng, vô thực nhƣng cố đem nó để áp vào hiện thực, do vậy anh sống nhƣ 1 kẻ lạc loài. Không gian của anh bao trùm bởi những hoang tƣởng, khắc khoải, bởi chúa, bởi tiếng đàn, cả tiếng vƣợn hú và bóng hình 1 ngƣời con gái lúc ẩn lúc hiện. Hồ Quý Ly: Không gian thực chính là không gian của lịch sử, thời đại. Tác phẩm tái hiện lại gần nhƣ cả một giai đoạn lịch sử thời Trần từ 14
  16. năm 1370 đến năm 1400 - giai đoạn suy vi, khủng hoảng. Cụ thể các đời vua đƣợc nhắc đến là: Vua Dụ Tông, vua họ Dƣơng, Cung định vƣơng Trần Phủ, Nghệ Tông, Duệ Tông, Thuận Tông, Hoàng thái tử An, loạn nhà Hồ.Tất cả các nhân vật đều đƣợc đặt trong dòng chảy của thời kỳ lịch sử đầy sự biến thiên này. Do phần lớn nhân vật đều là nhân vật có thật (44/50 nhân vật có thật), nên có thể thấy mỗi nhân vật đều đƣợc cố định bởi 1 vị trí nhất định trong không gian hiện thực- đó là cái thực bất biến. Nguyễn Xuân Khánh không làm công việc của một nhà viết sử, nên không gian bề nổi ấy với ông gần nhƣ chỉ là một phần của tảng băng trôi. Tác giả muốn đi sâu tìm hiểu thế giới bên trong của nhân vật. Muốn tìm ra dòng nƣớc ngầm ẩn sâu phía dƣới những cột mốc, sự kiện. Do vậy trong tác phẩm tồn tại một không gian khác, nơi chúng ta không thể tìm thấy ghi chép trong một tài liệu lịch sử nào. Một không gian của những giấc mơ, của nội tâm…- Không gian ảo. Trong Hồ Quý Ly, dƣờng nhƣ nhà văn rất có ý thức khi đặt nhân vật vào trong những giấc mơ để khám phá thế giới nội tâm của họ. Hơn 10 lần nhà văn để cho nhân vật sống trong mơ. Có 3 nhân vật nằm trong sự sắp đặt hữu ý này là Nghệ hoàng, Hồ Quý Ly và Hồ Nguyên Trừng. Có thể thấy trong những giấc mơ này xuất hiện nhân vật, cũng nhƣ các mối quan hệ của họ, và có cả suy nghĩ nội tâm. Nghệ hoàng mơ về một bài thơ có hai con vật: hầu mõm đỏ và gà trắng, không cần giải thích có lẽ cũng hiểu đây chính là biểu trƣng cho hai nhân vật: Quý Ly và Nghệ Tông- và kết quả của giấc mơ chính là dự đoán về nguy cơ của một cuộc “thoán nghịch” sắp tới. Giấc mơ ám ảnh nhất có lẽ chính là giấc mơ của Hồ Quý Ly.Trong giấc mơ Hồ Quý Ly gặp Nghệ hoàng, gần nhƣ những suy nghĩ sâu kín nhất của vua và tôi đều đƣợc thể hiện một cách rõ ràng, những tình cảm cũng bộc lộ chân thực, quan trọng hơn qua đó ta thấy đƣợc một 15
  17. phần con ngƣời Hồ Quý Ly: con ngƣời cô độc, có cả sợ hãi lẫn sự hoài nghi về chính mình. Rõ ràng không gian ảo- giấc mơ dù không đƣợc diễn ra trong hiện thực nhƣng lại là một phần của hiện thực, bởi chính ở đó sự thực vốn đƣợc che đậy hàng ngày lại đƣợc thể hiện chân thực nhất, con ngƣời đƣợc là chính mình, các mối quan hệ hiện nguyên hình bản chất của nó. Thế giới ảo mà Nguyễn Xuân Khánh tạo dựng trong Hồ Quý Ly mang những sứ mệnh: Dự đoán tƣơng lai, Soi chiếu nội tâm, Kiếm tìm hạnh phúc. Cái ảo không chỉ tồn tại trong những giấc mơ mà nó hiện hữu ngay trong thực tại-Lúc nhân vật đang tỉnh táo. Nhân vật luôn có xu hƣớng tách mình ra khỏi không gian thực tại, đặt mình trong một không gian riêng của nhƣng suy nghĩ riêng- không gian của tâm linh, của nội tâm. Ở đó ta thấy một Hồ Quý Ly đang dằn vặt với những câu hỏi không cùng, đang đối diện với những nỗi ám ảnh mà ông biết khó có thể thoát ra- một Hồ Quy Ly quá đơn độc vì không ai hiểu mình, và mình lại quá hiểu rõ ngƣời khác. Ông hoảng hốt trong giấc mơ gặp Nghệ hoàng, không phải vì ông sợ vị vua đã mất, mà sợ chính bản thân mình, sợ mình sẽ không kiên trì, sợ những phút giây yếu đuối mà chùng bƣớc, cao hơn cả là sợ không ai ủng hộ mình. Có lúc Quý Ly đã nghi ngờ chính con đƣờng mình đang đi... Hai lần trong tác phẩm nhà văn để cho Hồ Quý Ly khóc trƣớc bàn thờ ngƣời vợ quá cố- công chúa Huy Ninh. Những giọt nƣớc mắt ấy là những giọt nƣớc mắt của một con ngƣời đang cảm thấy cô đơn, đúng hơn là cô độc. Không có tri âm! Nguyên Trừng hiểu ông, nhƣng tận sâu trong lòng không ủng hộ ông. Vị Thái Sƣ vật lộn với nỗi trống vắng không thể giãi bày cùng ai: “....Bảo là nỗi cô đơn của kẻ thoán nghịch cũng đƣợc...bảo là nỗi cô đơn của kẻ làm việc lớn cũng đƣợc” [1, tr. 98]. 16
  18. Mẫu Thượng Ngàn: không gian ảo là không gian của tâm linh, của những câu chuyện dân gian và những hiện tƣợng kì lạ không thể giải thích đƣợc bằng khoa học. Câu chuyện ông Đùng bà Đà với bi kịch của một tình yêu chung dòng máu; Câu chuyện về ông Hộ Hiếu với những cơn ốp Đồng kì lạ có thể chữa bệnh đƣợc cho con ngƣời, và dự đoán số phận của họ... Cao hơn cả là câu chuyện về Mẫu với những hình ảnh mang tính biểu tƣợng cao nhƣ Mẫu Thƣợng Ngàn, Cô Chín Đền Sòng...Không gian kì ảo này không phải là một không gian mê hoặc, đánh lừa con ngƣời, mà nó thể hiện những khát vọng ẩn sâu trong lòng mỗi ngƣời: khát vọng đƣợc yêu thƣơng, sẻ chia trong vòng tay của Mẫu- đó là một không gian thẫm đẫm tính văn hóa. Sử dụng không gian ảo tác giả muốn đƣa vào tác phẩm những chi tiết kì ảo, mang tính huyền thoại, tạo ra những ẩn số gợi sự chú ý của ngƣời đọc. Những lễ hội văn hóa dân gian vốn là một truyền thống đẹp của dân tộc. Nguyễn Xuân Khánh đã tạo dựng một không gian văn hóa bên cạnh không gian của lịch sử nhƣ để chứng minh sự tồn tại 2 thế giới trong cuộc sống của con ngƣời: một thế giới thực, và một thế giới ảo- của tâm linh, của những điều kì lạ khó có thể giải thích bằng khoa học. Cái ảo nhƣng không phi lý, không vô nghĩa. Ngay từ đầu tác phẩm ngƣời đọc đã thấy những nhân vật cứ náo nức chờ đợi đến ngày hội nhƣ một sự kiện thiêng liêng, có ý nghĩa trọng đại...Từ những kẻ xâm lƣợc đến những ngƣời dân xa xứ đều lần lƣợt trở về làng Cổ Đình, để rồi họ cùng gặp nhau trong đêm hội kì diệu ấy. Trải qua bao nhiêu biến động của lịch sử, trƣớc hoàn cảnh đất nƣớc xâm lƣợc; rồi bệnh dịch tả hoành hoành nhiều lúc khiến con ngƣời muốn đầu hàng...Song cuối cùng họ vẫn đứng vững cho đến giờ phút linh thiêng, khi tất cả tinh thần, niềm tin yêu đều hƣớng về Mẫu. 17
  19. Tác giả đã miêu tả lễ hội kẻ Đình công phu và tỉ mỉ, đủ ba phần: Trƣớc hội, chính hội và sau hội. Trƣớc hội là phần chuẩn bị: từ lựa chọn diễn viên, tập đàn và hát ca trù đến việc dọn dẹp đình làng, chuẩn bị các trò chơi (bơi chải, chọi gà, bắt chạch trong chum, đấu vật, thổi cơm, làm hình nhân.. ..) đều đƣợc tiến hành sôi nổi và chuyên tâm. Chính hội có một phần quan trọng là phần Lễ: Mẫu đƣợc rƣớc bởi các trinh nữ, giá Mẫu là giá đầu tiên, đƣợc diễn ra trong chừng mƣời phút: uy nghi mà hiền từ nhân hậu: “Luồng sinh khí hỉ xả tỏa ra mạnh lắm. Nó làm cho nỗi lòng của kẻ đang gặp khổ sở đƣợc xoa dịu...biến kẻ ác đang có dã tâm trở nên hiền hòa...” [2, tr.708]. Giá đồng thứ hai là giá “Quan lớn tuần chanh”[2, tr.709] - một vị “anh hùng văn hóa” đƣợc hƣ cấu: oai phong, uy nghiêm.Giá thứ ba là giá Bà Chúa Thác Bờ- là ngƣời từ bi thƣờng giáng trần chữa bệnh cứu ngƣời. Các giá đƣợc rƣớc trong tiếng nhạc, tiếng phách và những lời ca . Kết thúc rƣớc giá tất cả mọi ngƣời trong điện thờ đều nhập đồng- “con ngƣời nhƣ đƣợc nạp năng lƣợng mới để tiếp tục sống....tất cả đều trở nên tinh khiết...” [2, tr. 712] . Phần thứ ba: sau hội là lễ rƣớc ông Đùng bà Đà và phong tục “trải ổ”. Nhà văn đã tái diễn không khí của phần này trong sự huyền bí, linh thiêng và có cái gì đó sờ sợ. Không gian màn đêm với những ánh lửa le lói là cái nền cho những cặp tình nhân đến với nhau. Đấy là một không gian mang tính huyền thoại, kì ảo. Một lễ hội kéo dài suốt ba ngày đƣợc tái diễn khá chân thực và gợi trí tò mò cho ngƣời đọc. Cái linh thiêng và kì diệu trong ngày hội lan tỏa khắp cốt truyện, khiến cho nhiều ngƣời nghĩ rằng đây là một cuốn tiểu thuyết phong tục. Sự kiện này dù đƣợc tạo dựng trên cơ sở những chất liệu dân gian nhƣng nó vẫn là sự hƣ cấu của tác giả. Nhà văn đã khéo léo chắp nhặt những dữ liệu còn lại, thông qua trí tƣởng tƣợng, kinh nghiệm 18
  20. và sự sáng tạo của mình để đem ngƣời đọc thực sự bƣớc vào trong một không khí văn hóa đậm bản sắc dân tộc. Xây dựng sự kiện này tác giả muốn giữ lại cho chúng ta một nét văn hóa truyền thống đẹp đang dần bị mai một trong cuộc sống thị trƣờng đầy những toan tính này. Bên cạnh đó đặt sự kiện văn hóa trên cái nền của cuộc chiến tranh chống Pháp tác giả muốn khẳng định sức sống lâu bền của một dân tộc không một thế lực nào có thể dập tắt. Mùa “trải ổ” là mùa sinh sản, các thế hệ con của Mẫu sẽ là những ngƣời kế tục và gìn giữ những gì thuộc về dân tộc mình (dù đó có thể là những đứa con sinh ra trong sự cƣỡng bức: con của Nhụ). Và dƣờng nhƣ trong Mẫu Thượng Ngàn, không gian ảo có xu thế lấn át không gian thực. Mục đích của nhà văn muốn chứng minh giá trị của sức mạnh tinh thần trong mọi cuộc chiến, nó có thể giúp dân tộc ấy chiến thắng mọi sự nô dịch, áp bức về chính trị cũng nhƣ văn hóa Không gian ảo trong Mẫu Thượng Ngàn thƣờng gắn liền với bóng đêm, thậm chí là cái chết. Đọc tác phẩm hẳn ai cũng bị ám ảnh bởi cái đêm ngƣời ta thay nhau đi chôn ngƣời chết vì bệnh dịch tả, những bƣớc chân, những dáng ngƣời, cả tiếng khóc ơ hờ gợi nên sự tang tóc đến lạnh ngƣời. Nhƣng trong Mẫu Thượng Ngàn các nhân vật luôn có xu hƣớng vƣợt ra khỏi không gian của cái chết, vƣơn đến không gian của sự sống. Đó là sự tái sinh! Không gian của sự sống thƣờng gắn liền với những chiếc giƣờng, trên chiếc giƣờng ấy bằng sự sẻ chia và sự cảm hóa về thể xác của những nhân vật nữ, những ngƣời đang đứng trƣớc lƣỡi hái của tử thần đều đƣợc vực dậy. Phillip đƣợc Mùi cứu sống; Ông Hộ Hiếu đƣợc Bà Pháo, Lý Cỏn có bà Ba Váy, Điều có Nhụ...chính cái sinh khí của những ngƣời phụ nữ đã đƣa những ngƣời đàn ông ấy ra khỏi sự cám dỗ của bóng tối. Cái ảo thƣờng gắn liền với những hiện thƣợng khó giải thích là vậy! 19
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2