Luận văn Thạc sĩ Văn học: Tự sự mê lộ trong tiểu thuyết Paul Auster
lượt xem 16
download
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Tự sự mê lộ trong tiểu thuyết Paul Auster giới thiệu tới các bạn những nội dung về mê lộ và các kiểu không gian, nhân vật của những hành trình, liên văn bản - những hành trình kết nối bất định trong tiểu thuyết Paul Auster.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Văn học: Tự sự mê lộ trong tiểu thuyết Paul Auster
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Võ Thị Mỹ Lam TỰ SỰ MÊ LỘ TRONG TIỂU THUYẾT PAUL AUSTER LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC Thành phố Hồ Chí Minh - 2011
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Võ Thị Mỹ Lam TỰ SỰ MÊ LỘ TRONG TIỂU THUYẾT PAUL AUSTER Chuyên ngành: Văn học nước ngoài Mã số: 602230 LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. ĐÀO NGỌC CHƯƠNG Thành phố Hồ Chí Minh - 2011
- LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn: Thầy giáo hướng dẫn, Phó Giáo sư Tiến sĩ Đào Ngọc Chương Các thầy cô Tổ Văn học nước ngoài, các thầy cô Khoa Ngữ Văn Phòng Sau Đại học trường Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh Gia đình và bạn bè đã tận tình góp ý, giúp đỡ để tôi hoàn thành luận văn này. Tp. Hồ Chính Minh, ngày 25 tháng 09 năm 2011 Người viết luận văn Võ Thị Mỹ Lam Lớp Cao học Văn học nước ngoài K19
- MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................................ 3 4T T 4 MỤC LỤC ............................................................................................................................. 4 4T T 4 LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................................. 6 4T 4T MỞ ĐẦU ............................................................................................................................... 1 4T T 4 1. Lý do chọn đề tài.................................................................................................................................. 1 4T 4T 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................................................... 3 4T 4T 3. Lịch sử vấn đề ...................................................................................................................................... 4 4T 4T 4. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................................................... 13 4T 4T 5. Bố cục của luận văn ........................................................................................................................... 14 4T 4T 6. Đóng góp của luận văn ....................................................................................................................... 15 4T 4T CHƯƠNG 1: MÊ LỘ VÀ CÁC KIỂU KHÔNG GIAN ....................................................... 17 4T T 4 1.1 Mê lộ - những vấn đề khái quát ........................................................................................................ 17 4T 4T 1.1.1 Thuật ngữ mê lộ ........................................................................................................................ 17 T 4 4T 1.1.2 Khái quát về phương thức tự sự mê lộ ....................................................................................... 20 T 4 T 4 1.2 Hệ không gian mê cung .................................................................................................................... 25 4T 4T 1.2.1 Không gian con đường .............................................................................................................. 27 T 4 4T 1.2.2 Không gian căn phòng .............................................................................................................. 34 T 4 4T CHƯƠNG 2: NHÂN VẬT CỦA NHỮNG HÀNH TRÌNH ................................................. 40 4T T 4 2.1 Nhân vật với hành trình ngẫu nhiên.................................................................................................. 41 4T 4T 2.1.1 Nhân vật với tình huống tình cờ, kì lạ........................................................................................ 43 T 4 T 4 2.1.2 Nhân vật với hành trình may rủi................................................................................................ 49 T 4 4T 2.1.3. Nhân vật với hành trình dòng ý thức ........................................................................................ 53 T 4 T 4 2.2 Nhân vật với hành trình khám phá bản ngã ..................................................................................... 57 4T T 4 2.2.1 Những bản ngã song trùng ....................................................................................................... 58 T 4 4T 2.2.2 Những mảnh vỡ bản ngã ........................................................................................................... 67 T 4 4T CHƯƠNG 3: LIÊN VĂN BẢN - NHỮNG HÀNH TRÌNH KẾT NỐI BẤT ĐỊNH ............. 77 4T T 4 3.1 Khái quát về liên văn bản ................................................................................................................. 77 4T 4T 3.2 Phương thức lồng ghép .................................................................................................................... 79 4T 4T 3.2.1 Lồng ghép truyện trong truyện .................................................................................................. 79 T 4 4T 3.2.2 Lồng ghép với thể loại khác ...................................................................................................... 91 T 4 4T 3.3 Những cặp vòng tương tác.............................................................................................................. 100 4T 4T 3.3.1 Sự xuất hiện của tác giả .......................................................................................................... 101 T 4 4T 3.3.2. Sự xuất hiện của những nhân vật lịch sử ................................................................................ 105 T 4 T 4 KẾT LUẬN ....................................................................................................................... 112 4T T 4
- TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................. 115 4T 4T PHỤ LỤC .......................................................................................................................... 123 4T T 4
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi. Các số liệu khảo sát, kết quả trong luận văn này là trung thực và chưa từng công bố ở các công trình khác. Người viết luận văn Võ Thị Mỹ Lam Lớp Cao học Văn học nước ngoài K19
- MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Paul Auster từng nói rằng điều kì diệu của văn học chính là tuy nhiều độc giả sẽ cùng đọc một cuốn sách nhưng mỗi người sẽ có “một cuốn sách” cho riêng mình bởi vì mỗi độc giả sẽ đọc rất khác nhau, “mỗi người có một quá khứ, cá tính và những kinh nghiệm khác nhau” [7, tr.70]. Và theo ông, “sách chính là phương tiện để hai người xa lạ, chưa bao giờ gặp gỡ nhau, dù sống ở hai vùng khác nhau của thế giới, vẫn có thể gặp gỡ nhau trong những khuôn khổ gần gũi và tin cậy” [7, tr. 70]. Có lẽ sáng tác với phương châm như trên nên tiểu thuyết của Paul Auster đã đánh thức niềm đồng cảm sâu xa của bao trái tim từ muôn nẻo xa xôi cùng hướng về những vấn đề chung của cuộc sống nhân sinh đương đại mà ông đã phản ánh trong sáng tác của mình. Và cũng có lẽ vì thế mà đã tạo nên tên tuổi và vị trí của ông hiện nay trên văn đàn Mỹ nói riêng và thế giới nói chung. Paul Auster là một tác giả hậu hiện đại nổi tiếng, có tên đầy đủ là Paul Benjamin Auster, sinh ngày 3 tháng 2 năm 1947 ở Newark, New Jersey, trong một gia đình trung lưu Do Thái gốc Ba Lan. Cha của ông là Samuel Auster và mẹ là Queenie Auster. Paul Auster đã từng đi du lịch nhiều nơi như Italia, Pháp, Dublin (quê hương của Jame Joyce). Tháng 6 năm 1969, ông tốt nghiệp cử nhân ngành tiếng Anh và văn học so sánh rồi tiếp tục hoàn thành chương trình thạc sĩ một năm sau đó. Năm 1970, Paul Auster đã đến Paris (Pháp) và sống bằng nhiều nghề khác nhau trong đó có dịch các tác phẩm văn học Pháp. Năm 1974, từ Pháp trở về Mỹ, Paul Auster bắt tay vào việc viết. Sự sáng chế cô đơn (The Invention of Solitude,1982) là tác phẩm thành công đầu tay của ông nhưng chưa thực sự tạo nên một tiếng vang lớn. Đến năm 1985, sau khi lần lượt bị bảy nhà xuất bản từ chối, Thành phố thủy tinh (City of glass) đã xuất hiện trên văn đàn Mỹ và nhận được sự tiếp nhận nồng nhiệt của công chúng. Sau đó, năm 1986, ông xuất bản cuốn Những bóng ma (Ghosts) và năm 1987 là Căn phòng khóa kín (The locked room). Cả ba cuốn trên được tác giả tập hợp in chung với tiêu đề The NewYork trilogy vào năm 1987 (dịch giả Trịnh Lữ dịch sang tiếng Việt và in chung trong Trần trụi với văn chương). Sau khi ra đời, tác phẩm này đã tạo nên một làn sóng mới trong lòng độc giả cũng như giới phê bình nghiên cứu văn chương. Trong đó, các ý kiến đánh giá chủ yếu xoay quanh vấn đề “trinh thám phản truyền thống” cũng như đặc trưng của hư cấu hậu hiện đại trong tiểu thuyết của ông. Brendan Martin trong Tính chất hậu hiện đại của Paul Auster (Paul Auster’s postmodernity) đã có những nhận xét tương tự về vấn đề trên: Thành phố thủy tinh là một tác phẩm nhại thể loại trinh thám và mang nhiều đặc trưng chuẩn mực của hư cấu hậu hiện đại. Chúng bao gồm một quan hệ không rõ ràng, vô định
- và mỉa mai giữa nhân vật với tác giả; một giọng kể chuyện mơ hồ; sự nhập nhằng giữa thực tế và hư cấu; và nhân vật song trùng như là một chủ đề trung tâm…. 1 [114] F 0 P P Sự xuất hiện của Trần trụi với văn chương cũng đã tạo nên danh tiếng của Paul Auster với tư cách là một tác giả hậu hiện đại. Cho đến nay, Paul Auster đã xuất bản mười ba tiểu thuyết bao gồm Trần trụi với văn chương (The NewYork trilogy, 1985-1987), Trong xứ sở của những điều cuối cùng (In the country of last things, 1988), Nguyệt đài (Moon palace, 1989), Nhạc đời may rủi (The music of chance, 1991), Levithan (Levithan, 1992), Vùng xa (Timbuktu, 1999), Ngài Vertigo (Mr.Vertigo, 1999), Cuốn sách về những ảo giác (The book of illusions, 2002), Đêm đền thiêng (Oracle night, 2003), Những hành động điên cuồng ở Brooklyun (The Brooklyn follies, 2005), Cuộc du hành trong phòng văn (Travel in the scriptorium, 2007), Người trong bóng tối (Man in the dark, 2008) và Vô hình (Invisible, 2009). Ông còn có hồi kí và tự truyện: Nghệ thuật của khao khát (The Art of hunger), Sự sáng chế cô đơn (The invention of solitude, 1982), Cuốn vở đỏ (The red notebook, 1995), Vừa đủ (Hand to mouth, 1997); năm kịch bản phim: Nhạc đời may rủi (The music of chance, 1993), Khói (Smoke, 1995), Tuyệt vọng (Blue in the face, 1995), Lulu trên cầu (Lulu on the bridge, 1998) và Góc khuất nội tâm của Martin Frost (The inner life of Martin Frost, 2007). Ngoài ra, ông còn có năm tác phẩm dịch thuật, một tập thơ và nhiều tiểu luận văn học. 2 F 1 P Paul Auster đã nhận được nhiều giải thưởng văn học danh tiếng, trong đó, có Prince Asturias của Tây Ban Nha vào tháng 10 năm 2006. Ông đang là phó chủ tịch trung tâm Pen của Mỹ. Hiện nay, ông sống cùng với vợ (Siri Hustvedt, cũng là một nhà văn nổi tiếng ở Mỹ) và con gái (Sophie Auster) tại Brooklyn, NewYork. Trong Một nghệ thuật của khát vọng: việc đọc Paul Auster (A art of desire: Reading Paul 0T Auster), Bernd Herzogenrath cho rằng Paul Auster là một trong những văn sĩ nổi bật nhất của văn T 0 đàn Mỹ hiện nay. Paul Auster đã tạo cho mình một phong cách văn chương hậu hiện đại đặc trưng với những tác phẩm có phong cách giả trinh thám cũng như nhiều thể loại khác. Với thể loại trinh thám, Paul Auster được đánh giá như một bậc thầy với ngòi bút siêu hạng. Từ việc phải giải mã câu chuyện của tội phạm, tác giả đẩy nhân vật cũng như độc giả vào hành trình vô tận của cuộc truy tìm bản ngã, truy nguyên về bản thể thế giới, về một ngôn ngữ chân xác của con người “thời kì tiền sa ngã” để “diễn ngôn sự thật”, về bí ẩn khôn lường trong thế giới nội tâm của các nhà văn… Trinh thám của ông được các nhà nghiên cứu xem như là một dạng “trinh thám 1 City of glass is a pastiche of the dectective genre and exhibit many of classic traits of postmodern fiction. These include an indeterminate and irionic relationship between character and author; an ambiguous, narative voice; the blurring of fact and fiction; and dopelganger as a central theme… 2 Nguồn: http://www.stuartpilkington.co.uk/paulauster/body.htm và http://www.answers.com/topic/paul-auster
- phản truyền thống”, là “tiểu thuyết trinh thám siêu hình”, “một trò chơi chấp dính bằng thủy tinh”, “một biến tấu lạ lùng của thể loại trinh thám”, hay “một hỗn hợp của trinh thám và tân lãng mạn”…nhằm chuyển tải tinh thần của kỉ nguyên hậu hiện đại. Có thể nói rằng, Paul Auster đã tạo ra một dạng đặc biệt của tiểu thuyết trinh thám hậu hiện đại, nhưng vẫn dùng đến những yếu tố quen thuộc của tiểu thuyết trinh thám cổ điển, đồng thời sáng tạo được một hình thức mới kết nối các đặc tính của thể loại này với các phẩm chất thử nghiệm, siêu hình và châm biếm mỉa mai của văn phong hậu hiện đại. Cùng với tiểu thuyết của D.Brow, U.Eco, J.L.Borges, G.G.Márquez…tiểu thuyết trinh thám phản truyền thống của Paul Auster góp phần tạo nên bức chân dung văn học trinh thám náo động hiện nay. Giống với nhiều tác giả đương đại khác, trinh thám chỉ là một điểm dừng chân trong nhiều điểm dừng chân khác của họ trên hành trình văn học. Vì vậy, bên cạnh thể loại trinh thám, Paul Auster còn thử nghiệm trong những thể loại khác như tiểu thuyết lãng mạn, tiểu thuyết phiêu lưu. Và chúng tôi thấy rằng Paul Auster không chỉ xuất sắc ở tiểu thuyết trinh thám trong Trần trụi với văn chương mà còn tạo nên một phong cách độc đáo không kém với Nhạc đời may rủi, Người trong bóng tối, Nguyệt đài (Moon palace)…Trong nhiều tác phẩm của ông, dù thể hiện dưới bút pháp khác nhau nhưng chúng cùng hướng về hành trình đi tìm nhân dạng của nhân vật, về ngôn ngữ, về mối quan hệ giữa cha và con trai, vấn đề ngẫu nhiên may rủi, việc hư cấu một tiểu thuyết trong chính tiểu thuyết của ông…Tất cả đan bện trong nhau tạo nên một mối liên văn bản giữa các tác phẩm của ông và với các tác phẩm trước đó như một mê cung bất tận nối liền trong sự kết nối với nhiều nhân vật lịch sử, thậm chí với cả chính cuộc đời bản thân tác giả. Đó là một trong những biểu hiện cho kĩ thuật tự sự mê lộ. Viết về mê lộ là một đề tài đầy sức quyến rũ huyền hoặc với các tác giả lớn từ F.kafka, J.L.Borges, J.Joyce, R.Grillet cho đến G.G.Márquez…Với họ, mê lộ đã hiện hình qua những không gian mê cung, thời gian tuần hoàn vô tận, qua tâm trạng hoang mang bối rối của nhân vật, qua những tấm gương tầng tầng lớp lớp soi chiếu nhau thành một màn sương hư hư thực thực... Cùng với những lớp phủ của thời gian, bản chất rối rắm cố hữu của mê lộ nay phức tạp hơn trong thi pháp kể chuyện của các nhà văn khi chuyển tải hiện thực thuộc kỉ nguyên “đa phương”, “đa tầng” của xã hội hậu hiện đại. Vì thế, đề tài và kĩ thuật tự sự mê lộ đã tạo nên một vệt nối dài trong dòng văn chương của nhân loại qua các thời đại. Trong đó, khó có thể nào không lưu ý đến hiện tượng kể chuyện theo lối mê lộ trong nhiều tiểu thuyết của Paul Auster. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Cho đến nay, ở Việt Nam, đã có sáu tiểu thuyết của Paul Auster đã được dịch và giới thiệu đến với độc giả, bao gồm Thành phố thủy tinh, Những bóng ma, Căn phòng khóa kín được in chung
- trong Trần trụi với văn chương do nhà xuất bản Phụ Nữ ấn hành năm 2007; Nhạc đời may rủi được dịch ra tiếng Việt và in vào năm 2007 ở nhà xuất bản Phụ Nữ; Người trong bóng tối xuất bản năm 2008 của nhà xuất bản Hội Nhà văn. Và một tác phẩm nữa mà dịch giả Cao Việt Dũng đã để nguyên tên tiếng Anh Moon Palace in năm 2009. Nhưng do điều kiện khách quan trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi chỉ xin đi vào Thành phố thủy tinh, Những bóng ma, Căn phòng khóa kín, Nhạc đời may rủi, và Người trong bóng tối. Cả năm tác phẩm trên đều được dịch giả Trịnh Lữ dịch sang tiếng Việt. Trong đó, nằm ở trục trung tâm là bộ ba tác phẩm trong Trần trụi với văn chương. Đồng thời, như trên chúng tôi đã khẳng định, tác phẩm của Paul Auster như những khối rubic, vì vậy chúng ta có thể soi ngắm dưới nhiều góc độ khác nhau để thấy được vẻ đẹp lấp lánh và chiều sâu huyền bí của chúng. Bởi vậy, trong khuôn khổ của luận văn cao học, chúng tôi chỉ tập trung đi vào tìm hiểu vấn đề tự sự mê lộ trong năm tiểu thuyết trên ở một số phương diện cách tổ chức không gian, nghệ thuật xây dựng nhân vật và kiểu trần thuật liên văn bản. Nhìn ngắm tác phẩm của Paul Auster dưới góc độ tự sự mê lộ, chúng tôi muốn chỉ ra phần chìm của tảng băng trong tác phẩm của ông về vấn đề nhân sinh, bản ngã, thế giới…trong sự lắp ghép kết nối bất định của phương thức liên văn bản. 3. Lịch sử vấn đề Hiện nay, trên thế giới, đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về Paul Auster. Xuất phát từ nhiều góc độ nghiên cứu khác nhau, các nhà phê bình cho thấy sự phong phú về đề tài trong tiểu thuyết của Paul Auster. Đó là vấn đề nhân dạng, bản ngã, ngôn ngữ, cái ngẫu nhiên…Tuy nhiên, dù số lượng các bài là khá nhiều nhưng phần lớn chỉ chủ yếu tập trung vào bộ ba tác phẩm trinh thám trong Trần trụi với văn chương. Ở đây, chúng tôi xin nêu ra một cách khái quát những vấn đề cơ bản trong một số công trình nghiên cứu đi trước. Trong đó, chủ yếu xem xét giá trị nội dung tư tưởng và nghệ thuật của tác phẩm qua các vấn đề nhân vật, đặc trưng thể loại trinh thám, hình tượng không gian nghệ thuật và thủ pháp trần thuật liên văn bản. Tuy nhiên, cách phân chia này cũng chỉ là cách thức mang tính tương đối để tiện theo dõi trong quá trình tiếp nhận những đóng góp của các công trình đi trước. Xem xét tác phẩm của Paul Auster về mặt nội dung tư tưởng, các nhà nghiên cứu thường đi từ vấn đề nhân vật. Bởi vì nhân vật là chìa khóa để đi vào khám phá quan niệm, tư tưởng và cách nhìn nhận của nhà văn về con người trong một thời đại nhất định. Trong hầu hết các công trình nghiên cứu về tác phẩm của Paul Auster, đa số các tác giả đều trực tiếp hay gián tiếp đề cập đến vấn đề nhân vật. Borbála Bokos là tác giả đam mê nền văn học Mỹ hậu hiện đại, đã xuất bản công trình Thế giới là một ảo ảnh (The world is an illusion). Trong đó, có bài tiểu luận Về nhân vật cặp đôi bí ẩn
- trong Trần trụi với văn chương của Paul Auster (On the uncanny double in The NewYork trilogy’s Paul Auster), tác giả xem xét mối liên hệ của các nhân vật cặp đôi, tên gọi và sự trộn lẫn nhân dạng của họ để chỉ ra các yếu tố tạo nên sự bí ẩn trong Trần trụi với chương qua mối liên hệ liên văn bản. Và sự bí ẩn của những nhân vật cặp đôi tạo nên nỗi khiếp sợ mà chủ yếu xuất phát từ hiện tượng xuất hiện hoặc biến mất rất đột ngột của các nhân vật cặp đôi. Trong đó, những nhân vật cặp đôi này có thể là hiện thân của sự cô độc, của những đau khổ, những ám ảnh... Bởi vậy, cảm quan về nhân sinh hiện ra trong tác phẩm qua những hiện thân của nhân vật cặp đôi cùng với nỗi ám ảnh về sự sợ hãi và những nỗi đau từ quá khứ ấy. Chúng luôn hiện diện và dày vò khiến họ luôn cố gắng kiềm nén và trốn tránh bằng cách lao vào những hành trình bí ẩn. Họ là những con người cô độc, lẻ loi sống trong xã hội như những bóng ma, như những chiếc bóng vô hình vô ảnh. Bởi vậy, Trần trụi với văn chương được Borbála Bokos xem là “một câu chuyện của những nỗi đau và sự mất mát” 3 [111]. F 2 P P Cũng đi vào vấn đề nhân vật nhưng đứng từ góc nhìn phân tâm học của Lacan, Catherine Roger khảo sát các hình tượng nhân vật trong quan hệ của cái bản ngã (the ego), cái tôi (the self) và chủ thể (the subject) với ý thức và vô thức. Nhà nghiên cứu nhận định: hầu hết các tiểu thuyết của Paul Auster liên quan đến phần vô thức. Phần ý thức của cái tôi do thám cái tôi vô thức bí ẩn riêng tư nhằm nhận thức những hoạt động của cái tôi vô thức. Sự phân tách giữa cái tôi ý thức và cái tôi vô thức diễn ra suốt văn bản và đây chính là quá trình mà Auster tổ chức trong thơ ca và tác phẩm văn xuôi của ông. 4 [115]. F 3 P P Và sự chuyển đổi giữa phần vô thức và ý thức này đã được tác giả hình tượng hóa qua nhân vật. Bởi vậy, nhân vật trong tác phẩm của Paul Auster thường hành động theo vô thức hay nói khác hơn “sự khao khát cái khác được gọi là thèm muốn (hunger) trong tiểu thuyết của Paul Auster. Nó là động lực thúc đẩy nhân vật tham gia vào những hành trình một cách liên tục” 5. [115] Ngoài ra, trongF 4 P P tiểu luận này, Catherine Roger cũng nói đến sự ảnh hưởng của thuyết hư vô, thuyết hiện sinh và chủ nghĩa thực dụng của người Mỹ xuất hiện trong tác phẩm của Paul Auster. Công trình Chuyến bộ hành xuyên Thành phố thủy tinh của Paul Auster: Sự rong chơi trong tiểu thuyết của ông (Walking through Paul Auster’s “City of glass”: Flânerie in his novel) của Jeanette Gonsior cũng hướng đến phân tích hình tượng nhân vật nhưng theo một hướng khác. Trong tiểu thuyết thứ nhất của bộ ba tác phẩm này, Thành phố thủy tinh, các nhân vật được xem 3 The NewYork trilogy is a story of pain and loss. 4 Paul Auster’s fiction mostly deals with the unconscious. The conscious part of the self spies on the intimate, secret, unconscious self, so as to see through its workings. A split between conscious and unconscious selves occurs during writing and it is this process that Auster stages in his poetry and in his prose. 5 The desire of the other is called “hunger” in Paul Auster’s fiction. It is what motivates his characters, what makes them walk endlessly.
- xét từ góc độ như là người lang thang trong thành phố New York hậu hiện đại, cũng là một chủ đề thường xuất hiện trong tiểu thuyết của Paul Auster. Ở đây, tác giả cho rằng nhân vật Quinn là một thám tử lang thang (flâneur-detective) và Stillman là nhân vật chống lại lang thang (anti-flâneur). Tuy tác giả không chủ ý kết luận hành trình của nhân vật là hành trình trong một mê cung và bản thể của mỗi nhân vật cũng là những mê cung nhưng trong công trình này người nghiên cứu đã chỉ ra cho người đọc rằng những nhân vật đang lang thang trong “thành phố New York hậu hiện đại” là những con người lẩn quẩn trong không gian như rơi vào một mê cung không lối thoát. Tiếp đến, Thành phố thủy tinh của Paul Auster như là một tiểu thuyết trinh thám hậu hiện đại (Paul Auster’s ‘City of glass’ as a postmodern dectective novel) của Toni Rudat cũng hướng góc nhìn vào vấn đề nhân vật. Sau khi chỉ ra một số vấn đề như khái quát tiểu thuyết trinh thám hậu hiện đại, câu hỏi về sự thực và nhân dạng trong thời kì hậu hiện đại. Ở phần trung tâm của công trình, tác giả chủ yếu phân tích hình tượng nhân vật Quinn như một nhân vật phức tạp trong mối quan hệ với các nhân vật khác, và Paul Auster cũng là một hình ảnh của Quinn. Ở đây, tác giả cũng chỉ ra có đến bốn Paul Auster như chúng tôi có đề cập theo quan điểm của Steven E. Alford trong công trình kế tiếp. Tập trung vào vấn đề nhân vật người kể chuyện là một điểm chú ý khác của giới phê bình khi nghiên cứu Trần trụi với văn chương. Trong tiểu luận Những tấm gương của chứng điên cuồng: Trần trụi với văn chương của Paul Auster (Mirrors of Madness: Paul Auster's The New York Trilogy), Steven E.Alford chủ yếu đi vào phân tích hình tượng nhân vật người kể chuyện trong mối tương quan với tác giả và độc giả để từ đó chỉ ra người kể chuyện của bộ ba tác phẩm này cũng là {Paul Auster} (là danh tính của nhân vật người kể chuyện xưng tôi ẩn danh) bên cạnh một nhân vật nhà văn Paul Auster và một tác giả Paul Auster thật. Nhà nghiên cứu chủ yếu xuất phát từ vấn đề tác giả của tác phẩm Don Quixote mà nhân vật nhà văn Paul Auster đã kể cho Quinn nghe, từ đó, ông cho rằng nếu nhân vật Quinn là nhại nhân vật Pancha, nhân vật Stillman nhại tập hợp ba người bạn của Don Quixote (ông cố đạo, lão thợ cạo và anh chàng độc thân) và Don Quixote được kể bởi chính nhân vật Don Quixote thì người kể chuyện Thành phố thủy tinh là {Paul Auster}. Bởi vì, ta sẽ có nhân vật tác giả Cid Hamete Benengeli tương đương với nhân vật nhà văn Paul Auster, tác giả Miguel de Saavedra tương đương với tác giả Paul Auster thật và người kể chuyện Don Quixote sẽ tương đương với người kể chuyện {Paul Auster}. Như vậy, chúng ta sẽ có đến ba Paul Auster: tác giả thật – nhân vật – người kể chuyện. Hiện tượng tạo ra bộ ba này một lần nữa được tác giả Paul Auster nhại lại khi tạo ra bộ ba Daniel Quinn - William Wilson - MaxWork. Ngoài ra, nhà nghiên cứu cũng khẳng định người kể chuyện trong Những bóng ma và Căn phòng khóa kín cũng là {Paul Auster}. Bởi vì, câu chuyện Những bóng ma đã xảy ra cách thời điểm kể chuyện hơn ba
- mươi năm trước, thời điểm bắt đầu truyện là ngày 3 tháng 2 năm 1947 cũng là năm sinh của tác giả Paul Auster. Trong Căn phòng khóa kín, người kể chuyện xưng tôi cũng sinh vào năm 1947. Như vậy, người kể chuyện của ba tiểu thuyết trong Trần trụi với văn chương là một và có mối tương tác rất phức tạp với nhau trong ba tiểu thuyết như lời nhận xét của Steven E. Alford: Những tên gọi và những mối tương quan qua lại của người kể chuyện của ba tiểu thuyết trong Trần trụi với văn chương là phức hợp và nghịch lý. Tên của các nhân vật đối xứng nhau, các nhân vật được tiết lộ là những con người tưởng tượng được hư cấu bởi những nhân vật khác, các nhân vật xuất hiện trong một tiểu thuyết chỉ để duy trì tên họ của họ nhưng chuyển sang một nhân dạng khác trong một tiểu thuyết khác…Điều này không chỉ tạo nên sự phức tạp mà còn hoàn toàn mâu thuẫn nhau 6 [109]. F 5 P P Đi vào vai trò của tác giả trong mối tương quan với vai trò của người kể chuyện là một trong những vấn đề John Zilcosky phân tích trong Trận đấu của tác giả: sự thách thức của Paul Auster với lý thuyết (The revenge of the author: Paul Auster’s challenge to theory). Theo nhà nghiên cứu, tác giả không còn là những người mang quyền năng tuyệt đối của thượng đế, công việc tạo lập văn bản với họ không đồng nghĩa với việc họ có quyền sinh thành, tạo lập và phán quyết tất cả mọi lớp ý nghĩa của văn bản để và người đọc chỉ có việc tiếp nhận một cách thụ động. Nên trong quá trình đọc tác phẩm của Paul Auster, độc giả càng phải là người chủ động tìm ra những “văn bản” riêng cho mình, cũng như tác giả có thể ẩn mình qua các thủ thuật và tiểu xảo mà họ sử dụng trong tác phẩm là những nhận xét của John Zilcosky khi phân tích Trần trụi với văn chương. Ông cũng cho rằng nếu R. Barthe coi tác giả văn học thời hậu cấu trúc như đã chết, họ chỉ là những “người biên chép hiện đại” (modern scriptor) thì trong tác phẩm của Paul Auster, đã xuất hiện kiểu tác giả như vậy. Trong tác phẩm của ông, tác giả không ẩn mình mà xuất hiện một cách rõ ràng, có khi là một nhân vật hoặc đóng vai một người kể chuyện với vai trò của “một người biên chép hiện đại”. Hiện tượng Thành phố thủy tinh xuất hiện hai tác giả, trong đó bao gồm nhân vật cũng với tên tuổi là Paul Auster (giống tác giả thật ngoài đời) và người kể chuyện xưng tôi xuất hiện ở cuối tác phẩm khẳng định mình chỉ là “người biên tập” lại nội dung câu chuyện này thông qua cuốn vở đỏ của Quinn và những gì nhân vật nhà văn Paul Auster kể lại là một ví dụ điển hình minh họa cho luận điểm trên của John Zilcosky mà ông đã đưa ra trong bài viết Trận đấu của tác giả: sự thách thức của Paul Auster với lý thuyết. Cũng như thông qua cặp đôi khái niệm “thám tử - độc giả” (reader- 6 The names and interrelations of the narrators of the three books of The New York Trilogy are complex and paradoxical. Characters' names are twinned, characters are revealed to be imaginary beings invented by other characters, characters appear in one book, only to maintain their name, but switch to another identity, in another book, and so forth. This makes for not only complexity, but outright contradiction.
- detective) và “tội phạm – tác giả” (author – criminal), ông cho rằng những nhân vật như Stillman trong Thành phố thủy tinh, Đen trong Những bóng ma hay Fanshawe trong Căn phòng khóa kín đều là “tội phạm” đồng thời cũng là “tác giả” của những câu chuyện trên, đã biên kịch nội dung, đã “vẽ kiểu cuộc đời” cho các nhân vật thám tử; và các nhân vật Quinn trong Thành phố thủy tinh, Lam trong Những bóng ma hay người kể chuyện xưng tôi trong Căn phòng khóa kín vừa là những nhân vật đóng vai thám tử truy tìm tội phạm nhưng thật ra đang đọc câu chuyện do các tội phạm vẽ ra cũng là chuyện cuộc đời của chính họ. Tuy nhiên, những “tác giả - tội phạm” này lại không được xem như là tác giả của câu chuyện mà người kể chuyện mới chính là tác giả, người biên tập lại câu chuyện. Như vậy, với cách tạo ra sự nhập nhằng rối rắm trong sự tương quan giữa các nhân vật là con đường mà Paul Auster đi đến kết luận “văn bản không tác giả” (author-less writing). Vì vậy, John Zilcosky đã cho rằng “sự chấp nhận của người kể chuyện về sự ngẫu nhiên không lý giải được…là một ẩn dụ cho sự chào đón của Auster về một thể loại mới của văn bản vô tác nhân” 7 F 6 P P [120]. Với tác phẩm Trần trụi văn chương của Paul Auster, ngoài vấn đề nhân vật, đa số các nhà phê bình thường nghiên cứu đặc trưng của thể loại “tiểu thuyết trinh thám phản truyền thống”. Trong bài viết Chủ nghĩa hậu hiện đại và văn chương của Barry Lewis được in trong công trình Văn học hậu hiện đại thế giới - Những vấn đề lý thuyết do Nhà xuất bản Hội Nhà văn Trung tâm Văn hóa Đông Tây ấn hành năm 2003, bên cạnh những tên tuổi như John Barth, Donald Barthelme, Don De Lillo, Robert Coover…tác giả đã xếp Paul Auster vào một trong hai mươi văn sĩ hậu hiện đại danh tiếng nhất đương đại. Ở bài viết này, ông cũng nhận định rằng Trần trụi với văn chương được xem là một tác phẩm nhại thể loại trinh thám. Paul Auster đã dùng lớp áo trinh thám phủ lên tác phẩm một màn sương hư ảo để chuyển tải những vấn đề của nhân sinh bởi vì “việc truy tầm những manh mối cám dỗ nhà văn hậu hiện đại…rất gần gũi với việc độc giả săn tìm nghĩa của văn bản” [46, tr. 244]. Nhà nghiên cứu văn học Hans Bertens cũng có nhận xét rằng Thành phố thủy tinh được viết theo chiều hướng sử dụng “cách viết và đề tài lạ lùng”. Bởi vì ngay bản thân câu chuyện này xuất hiện rất nhiều sự kiện kì lạ. Điều đó thể hiện ở việc nhân vật Quinn nhận được cú điện thoại kì lạ giữa đêm khuya bởi một người lạ để tìm thám tử Paul Auster. Quinn đã đóng vai thám tử Paul Auster. Trong quá trình nhập vai ấy, thám tử giả này lại đi gặp một nhà văn cũng có tên là Paul Auster. Rồi đến gần cuối tác phẩm, Quinn một mình đến ở trong căn hộ nhà Peter, “nhận thức ăn từ 7 The narator’s acceptance of author-less contingency is, I would argue, a metaphor for Auster’s welcoming of a new type of ‘author-less writing’.
- một vài người lạ mang đến, với ngày tháng cứ ngắn dần cho đến khi rút cuộc anh thấy mình như tan vào hư không”. [46, tr. 352] Trần trụi với văn chương được chú ý hơn cả ở phương diện thể loại trinh thám. Trong Trận đấu của tác giả: sự thách thức của Paul Auster với lý thuyết (The revenge of the author: Paul Auster’s chanllenge to the theory), ngoài việc phân tích mối quan hệ giữa tác giả, người kể chuyện và nhân vật, John Zilcosky còn xem xét Trần trụi với văn chương từ góc độ thể loại trinh thám. Ông khẳng định đây là là một tác phẩm thuộc thể loại trinh thám mới, tiểu thuyết trinh thám siêu hình trong sự pha trộn với lý thuyết văn học. Nhà nghiên cứu chỉ ra rằng, trong thể loại trinh thám, những thám tử truy tìm tội phạm như những độc giả đang truy tìm đầu mối của câu chuyện mà tác giả viết ra. Một số tác giả khác đi vào nghiên cứu Trần trụi với văn chương của Paul Auster trên phương diện nhìn nhận tầm ảnh hưởng của các tác giả như Beckett hay Kafka đến tác phẩm của ông. Đồng thời, xem xét tác phẩm thuộc nền văn học của trào lưu hậu hiện đại trên phương diện thi pháp, các nhà phê bình cũng chỉ ra mối liên hệ giữa các tác phẩm, tác giả; những câu chuyện thần thoại và lịch sử mà Paul Auster có đề cập trong tác phẩm của mình và tìm hiểu mối quan hệ giữa các tác phẩm của Paul Auster với nhau. Theo cách thức này, họ chỉ ra trong tác phẩm của Paul Auster đã tồn tại một dạng liên văn bản như sự xuất hiện của các tác giả (Walt Withman, Nathaniel Hawthorne, Herman Meville…) thuộc chủ nghĩa siêu nghiệm và hiện thực trong văn học Mỹ thế kỉ XIX. Ngoài ra, các tác phẩm như Âm thanh và cuồng nộ, Marco Polo du kí, Walden, Moby Dick…cũng như nhiều bộ phim cũng được đề cập trong tác phẩm của ông tạo nên sự phức tạp và bí ẩn trong tác phẩm của Paul Auster. Ở xu hướng nghiên cứu này, đặc biệt kể đến công trình Thế giới là quyển sách: tiểu thuyết của Paul Auster (The world that is the book: Paul Auster’s fiction) của Aliki Varvogli. Trong công trình này, tác giả đã khảo sát một cách tỉ mỉ những nguồn văn hóa và văn học giàu có đã xuất hiện trong tác phẩm của Paul trong cách nhìn của những tác phẩm hậu hiện đại để chỉ ra những vấn đề về nhân dạng của nhân vật, về ngôn ngữ… Một nhận định khác nữa mà nhiều nhà nghiên cứu đã từng đưa ra, đó là sự xuất hiện của cuộc 0T đời tác giả trong đời nhân vật, đây cũng là một biểu hiện của thủ pháp siêu hư cấu. Brendan Martin nói như vậy và Bernd Herzogenrath cũng đã nói như vậy. Một nghệ thuật của khát vọng (A art of desire: reading Paul Auster) của Bernd Herzogenrath T 0 ra đời vào năm 2005 đã dành hẳn một chương để khảo sát Thành phố thủy tinh. Trước hết, nhà phê bình dựa vào đặc trưng thể loại trinh thám mà trong đó chủ yếu là truyện trinh thám của Edgar Allan Poe để đi vào phân tích Thành phố thủy tinh rồi đưa ra kết luận đó là một tiểu thuyết trinh thám siêu hình (a metaphysical detective novel). Sau đó, ở chương hai, tác giả dựa vào phân tâm học của
- Lacan và giải cấu trúc của Derrida để chỉ ra một số vấn đề về ngôn ngữ, lý thuyết chấn thương, sự thăng hoa, về nền tảng triết học trong những tác phẩm của Paul Auster, về hư cấu và hiện thực…chủ yếu về xoay quanh khái niệm khát vọng (desire). Và cũng theo nhà nghiên cứu Bernd Herzogenrath, vì tác phẩm của Paul Auster có sự đan cài 0T giữa cuộc sống và hư cấu nên có thể đọc theo hai cách. “Một cách đọc sẽ xem xét những dữ liệu tiểu sử như là nguồn gốc hư cấu (tiểu thuyết) của Paul Auster. Từ khía cạnh này, những tiểu thuyết của ông sẽ có tính nhận thức, tính nghệ thuật, cải trang một cách mong manh sự trình diễn của chính cuộc đời tác giả” 8 [113]. Và một cách đọc nữa mà ông sẽ đi theo con đường đó là “tập trung vào 7F P 0T 0T P những câu chuyện, cách kể hơn là người kể” 9 [113]. F 8 P T 0 T 0 P Trong công trình Tính chất hậu hiện đại của Paul Auster (Paul Auster’s postmodernity, ra 0T đời năm 2008), Brendan Martin cũng đã chỉ ra đặc trưng hậu hiện đại trong tiểu thuyết của Paul Auster qua các vấn đề tác giả, về nhân dạng, về cái ngẫu nhiên…Ông cũng cho rằng cuộc đời của tác giả với nhân vật trong tác phẩm có nhiều điểm giống nhau. (Điều này cũng được Paul Auster khẳng định một lần nữa trong bài phỏng vấn Tôi là người liên tục bắt đầu). Và sử dụng những chi tiết trong cuộc đời mình lồng vào tác phẩm là một trong những cách tác giả tạo nên sự đa nghĩa trong tác phẩm. Nhiều yếu tố trong cuộc sống của Auster là những bằng chứng rõ ràng trong những tác T 0 phẩm hư cấu của ông, và đa số những nhân vật chính (trong tiểu thuyết của Auster) chia sẻ lai lịch và nghề nghiệp của tác giả…Nếu Aaron được xem như là một bản sao của Auster, một nhân vật khác tương tự, tác giả ở Brooklyn được gọi là Paul Auster, xuất hiện như một nhân vật trong Thành phố thủy tinh. Paul Auster khẳng định rằng tác phẩm của ông cấu thành nên “cuốn sách về cuộc đời ông ở một mức độ nhất định”. Tuy nhiên, ông cương quyết rằng mặc dù tiểu thuyết chứa đựng những sự kiện, những địa điểm, những nhân vật có thực nhưng chúng cũng không gì khác hơn là những tác phẩm hư cấu. 10 [114]. F 9 P T 0 P Đây là biểu hiện của phương pháp sáng tác siêu hư cấu, trong đó, có sự tương tác giữa hiện 0T thực và hư cấu trong tác phẩm, là một trong những đặc trưng của văn chương đương đại mà trong luận văn này chúng tôi xem nó như một biểu hiện của kĩ thuật tự sự mê lộ. Vì vậy, chúng tôi sẽ tiếp tục phân tích và chỉ ra bút pháp này trong chương ba của luận văn. 8 One reading would see the biographical data as the ‘origin’ of Auster fiction. From this perspective, his novel thus would be conscious, artistic, thinly disguised rendering of the author’s own life. 9 … concentrate on the tales, the telling rather than the teller. 10 Elements of Auster’s life are evident within his fictional works and the majority of his protagonists share Auster’s background and profession…If Araon can be consider one version of Auster, another, a Brooklyn based witer named Auster, appear as a character in City of glass. Auster claim that his writing constitute the “book of my life so far”. He is adamant, however, that although the novel contains factual events, locations and characters, they are nothing other than fiction works.
- Bên cạnh những vấn đề như nhân vật, tác giả, người kể chuyện, thể loại trinh thám hay bút 0T pháp trần thuật trong Trần trụi với văn chương, một số nhà phê bình còn quan tâm đến phạm trù không gian trong bộ ba tiểu thuyết trinh thám này. Có thể kể đến Steven E.Alford với Cách T 0 khoảng: nghĩa và không gian trong Trần trụi với văn chương của Paul Auster (Spaced out: signification and space in Paul Auster’s The NewYork Trilogy). Ở tiểu luận này, nhà phê bình chỉ ra ba loại không gian trong tác phẩm, đó là những không gian dành cho người đi bộ (pedestrian spaces), những không gian bản vẽ (mapped spaces) và những không gian không tưởng (utopia spaces). Ba loại không gian này được xem xét trong mối quan hệ được thiết lập với cá tính (selfhood), không gian (space) và ý nghĩa (signification). Và tất cả để hướng đến những không gian không tưởng (utopia spaces). Kiểu không gian không tưởng này đã được Richard A.Swope kế thừa T 0 và phát triển tiếp tục trong công trình của ông. Những trinh thám siêu hình và không gian hậu hiện đại hoặc trường hợp của những ranh 0T giới mất tích (Metaphisical detectives, postmodern spaces or the case of the missing bounderies) là công trình của Richard A.Swope ra đời vào năm 2001 chuyên nghiên cứu về vấn đề không gian trong tiểu thuyết trinh thám hậu hiện đại của Pynchon, Dellilo, McElroy, Auster…Chương hai của công trình này có tiêu đề Giả sử về một không gian thành phố: Trần trụi với văn chương của Paul Auster (Supposing an urban space: Paul Auster’s The NewYork trilogy). Ở phần này, ông đã tập trung vào vấn đề không gian hậu hiện đại trong Thành phố thủy tinh cùng với mối tương quan về đề tài nhân dạng và ngôn ngữ, hai đề tài xuyên suốt trong nhiều tác phẩm của Paul Auster. Theo Richard A.Swope, Paul Auster đã phá vỡ khái niệm không gian trong tiểu thuyết trinh thám truyền thống và quan niệm lại không gian “nhà” (home). Bên cạnh kiểu không gian thành phố và biểu tượng căn phòng khóa kín, ông cho “nhà” là nơi mà thám tử không bao giờ ở và cái cách họ thoát ra khỏi không gian ấy. Từ đó, ông xem xét vấn đề xây dựng hình tượng không gian trong mối tương quan với sự cấu trúc nhân dạng. Đó là một số công trình nghiên cứu về tác phẩm của Paul Auster ở nước ngoài mà chúng tôi có 0T dịp khảo sát. Các tác phẩm của Paul Auster xuất hiện ở Việt Nam khá muộn (Trần trụi văn chương, Nhạc đời may rủi được ấn hành năm 2007) nên số lượng các bài nghiên cứu về tác phẩm của ông cho đến nay cũng còn rất khiêm tốn. Tuy nhiên, gần đây, tiểu thuyết của ông đã được giới nghiên cứu bắt đầu tìm hiểu và đánh giá cao. Paul Auster và Nhạc đời may rủi của Lê Huy Bắc xuất hiện trên tạp chí Nghiên cứu văn học số 6 năm 2009 có lẽ là ấn phẩm đầu tiên ở Việt Nam chú ý đến tác phẩm của Paul Auster. Sau khi trình bày khái những nét chính về tiểu sử, nhà nghiên cứu Lê Huy Bắc đã chỉ ra sự ảnh hưởng về tư tưởng của các tác giả đi trước như N.Hawthorne, J.Lacan…đến Paul
- Auster và những đề tài thường xuất hiện trong tác phẩm của ông. Ở phần trọng tâm của bài nghiên cứu, nhà nghiên cứu đã phân tích Nhạc đời may rủi qua ba hình ảnh biểu trưng, đó là canh bạc, bức tường và nhạc đời. Để từ đó, tác giả đi đến kết luận về sự chi phối của tính chất may rủi đến cuộc sống hay định mệnh bị giật dây của mỗi con người. Dù không tìm hiểu về nhân vật nhưng thảng hoặc trong quá trình phân tích Lê Huy Bắc cũng có nhắc qua kiểu nhân vật con rối và song trùng trong cặp nhân vật Nashe và Pozzi, tính chất ngẫu nhiên trong cuộc sống… Cùng với việc ấn hành Trần trụi văn chương, dịch giả Trịnh Lữ đã có một số ý kiến trong bài giới thiệu tác phầm này. Ông đề cập đến một số đặc điểm như tính chất liên văn bản trong văn bản qua việc sử dụng nhiều nguồn của câu chuyện hay sử dụng nhiều chi tiết liên quan đến đời thật của tác giả, đặc trưng cơ bản của văn chương hậu hiện đại xuất hiện trong bộ ba tác phẩm viết về NewYork như tính chất phi trung tâm về đề tài, “đặc tính interractive-tương tác: người đọc phải tham gia và tự tìm thấy câu chuyện cùng nghĩa của nó” [1, tr. 8]. Ở Việt Nam, Trần trụi với văn chương cũng đã được chú ý ở một mức độ nhất định trên phương diện thi pháp thể loại trinh thám. Nguyễn Thị Thanh Hiếu trong Trần trụi với văn chương và ngòi bút phản trinh thám của Paul Auster (đăng trên tạp chí Khoa học số 5 năm 2010 của trường Đại học Sư phạm Hà Nội) đã rất tinh tế khi nhận ra cái lớp áo thể loại trinh thám phủ lên câu chuyện chỉ là vỏ bọc bên ngoài để tác giả tạo nên một phong cách hoàn toàn mới ở “tiểu thuyết trinh thám siêu hình”, “tiểu thuyết trinh thám phản truyền thống”. Tác giả đã đi vào xem xét một số đặc trưng cơ bản của thể loại trinh thám như hình tượng thám tử và hành trình truy tìm tội phạm thế nhưng tội phạm thật sự không phải là một cá nhân nào mà là một khái niệm, một triết lý. Ở đó, tác giả đã sử dụng các luận điểm tội phạm không còn là kẻ thụ động trong hành trình chạy trốn mà chủ động chơi trò trốn tìm với thám tử, còn nhân vật thám tử đôi khi lại trở thành kẻ bị động, đánh mất hết cuộc sống trước đây, đánh cắp sự sống của chính mình…để đi đến kết luận như trên. Cùng chia sẻ với quan điểm này, trong bài Những khuynh hướng chính của văn chương hậu hiện đại, Lê Huy Bắc cũng khẳng định Trần trụi với văn chương là một tiểu thuyết “giả trinh thám” ở đặc trưng “giả cốt truyện” và “giả nhân vật” cũng như thay đổi mục đích theo đuổi tội phạm thành truy tìm “bản thể con người” bằng cách đan xen nhiều chủ đề, nhiều tuyến cốt truyện. Trong đó, hành trình sáng tạo của nhà văn cũng chính là “hành trình của một nhà trinh thám, hành trình xâm nhập và khám phá một tội lỗi hoặc một tội ác nào đó” [98]. Cũng đi theo vết tích của thể loại trinh thám, tác giả Phan Tuấn Anh trong Đặc trưng truyện trinh thám hậu hiện đại trong tiểu thuyết Tin tức về một vụ bắt cóc của G.G.Márquez đăng trên tạp chí Châu Mỹ ngày nay số 5 năm 2010 chú ý đến hiện tượng “tiểu thuyết trinh thám phản truyền thống”. Trần trụi với văn chương không phải là vấn đề được tác giả trực tiếp nghiên cứu mà chỉ thi
- thoảng đề cập đến khi liên hệ về đặc trưng thể loại “tiểu thuyết trinh thám phản truyền thống”. Ngoài việc khẳng định thể loại trinh thám như một thể nghiệm của các nhà văn hậu hiện đại, ông còn chỉ ra một số đặc điểm của thể loại này như tội ác lớn nhất và kẻ phạm tội lớn nhất trong những câu chuyện trinh thám hậu hiện đại không phải là một hung thủ cụ thể mà thường là một khái niệm, một vấn đề xã hội, một quan niệm về tồn tại và nhân sinh; tốc độ trần thuật thường bị kéo dãn theo nhịp suy tư nội tâm của nhân vật; nghệ thuật trần thuật chủ yếu tuân theo ba nguyên tắc: mê lộ, cực hạn và mảnh đoạn. Trong đó, tác giả khẳng định bản thân mỗi truyện trinh thám hậu hiện đại có hai mê lộ, “mê lộ của những khả năng giải mã và truy tầm tội ác và mê lộ của tự sự” [66, tr.44] mà Trần trụi với văn chương là một ví dụ điển hình. Nguyễn Khắc Phê trong bài Một cuốn sách thức tỉnh con người trên tạp chí Văn hóa Nghệ An có những nhận định về Người trong bóng tối. Ông cho rằng Người trong bóng tối được viết khi Paul Auster đã hơn sáu mươi, giọng điệu trở nên trầm lắng nhưng mang tính lạc quan. Với độc giả, có lẽ nó còn quá mới mẻ vì mới được xuất bản năm 2008. Tuy nhiên, khi đọc Người trong bóng tối, dường như ta có một cảm giác nó có một sức cuốn hút và quyến rũ kì lạ. Có lẽ bởi vì tác giả đã sử dụng thủ pháp “truyện trong truyện” tạo nên hai tuyến truyện song hành của hai thế giới ảo đan cài với nhiều mẫu chuyện phim, được xem là tính chất liên văn bản, làm cho Người trong bóng tối không những rối rắm mà còn truyền tải một “hiện thực thậm phồn”. Cũng như, những câu chuyện về chiến tranh mà người kể chuyện nghe được từ mọi người cùng với cái chết thê lương của Titus ở chiến trường Iraq cộng hưởng với nhau tạo nên niềm ám ảnh dai dẳng và thức tỉnh sâu sắc con người. Ngoài ra, trong bài trả lời phỏng vấn trên báo Tuổi trẻ, dịch giả Trịnh Lữ cũng đưa ra một số ý kiến về Người trong bóng tối như những thực tại song hành, phi trung tâm về đề tài và cốt truyện, niềm tin vào những tiểu tự sự… Tóm lại, chúng tôi đã điểm qua những ý kiến đánh giá về tiểu thuyết Paul Auster của các nhà nghiên cứu trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Đồng thời, chúng tôi chủ yếu tập trung chú ý các nhận xét về vấn đề nhân vật, thể loại trinh thám, phương pháp trần thuật liên văn bản và không gian nghệ thuật để có một cái nhìn tổng quan về những điểm liên quan đến nội dung luận văn của chúng tôi. 4. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp cấu trúc, phương pháp văn hóa lịch sử, phương pháp so sánh đối chiếu là những phương pháp chủ yếu được chúng tôi sử dụng trong quá trình nghiên cứu đề tài. Sử dụng phương pháp cấu trúc, chúng tôi sẽ bước vào thế giới của hình tượng không gian nghệ thuật cũng như cách tổ chức xây dựng kiểu nhân vật cấu trúc. Ở đó, chúng ta sẽ bắt gặp kiểu nhân
- vật của những hành trình, một kiểu nhân vật đặc trưng trong tiểu thuyết của Paul Auster. Phương pháp cấu trúc cũng là một trong những phương pháp hữu hiệu khi phân tích những dạng văn bản liên văn bản, siêu văn bản sẽ được chúng tôi chỉ ra ở chương ba. Phương pháp văn hóa lịch sử sẽ giúp chúng tôi nhìn nhận quan niệm của nhà văn về con người và thế giới trong cuộc sống đương đại thông qua hình tượng nhân vật cũng như hành trình khám phá của họ mang lại. Đồng thời, phương pháp này cũng được chúng tôi sử dụng trong chương ba khi phân tích phương thức lồng truyện qua cách trích dẫn, cắt dán bất định những câu chuyện, những bộ phim, những tiểu luận nghiên cứu trong lịch sử; những cặp vòng tròn tương tác qua sự xuất hiện của cuộc đời tác giả hay những nhân vật lịch sử và tác phẩm của Paul Auster thực sự đã dung chứa một thứ “hiện thực ngoại cỡ” theo quan niệm của các nhà phê bình hậu hiện đại. Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi nhìn nhận vấn đề không gian, nhân vật hay bút pháp tự sự trong mối tương quan giữa các tiểu thuyết của Paul Auster với nhau và với một số tác phẩm của các thế hệ nhà văn đi trước. Vì vậy, không thể không có sự xuất hiện của phương pháp so sánh đối chiếu. Ngoài ra, các phương pháp nghiên cứu tiểu sử, xã hội học, phân tâm học hay phê bình huyền thoại cũng được chúng tôi sử dụng như là những phương pháp bổ trợ. 5. Bố cục của luận văn Chúng tôi sẽ triển khai luận văn theo ba phần: phần mở đầu, các chương chính và phần kết luận. Trong phần mở đầu, gồm có sáu mục. Lí do chọn đề tài là mục thứ nhất. Ở mục này, chúng tôi sẽ trình bày một cách khái quát về tác giả Paul Auster cũng như vị trí của ông trên văn đàn Mỹ cũng như những biểu hiện tiêu biểu của phương thức tự sự mê lộ của Paul Auster trong mối tương quan kế thừa truyền thống của một số nhà văn đi trước. Từ đó, trong Đối tượng và phạm vi nghiên cứu, chúng tôi sẽ giới hạn những vấn đề cơ bản của phương thức tự sự mê lộ trong một số tiểu thuyết của Paul Auster được khảo sát trong luận văn này. Đồng thời, hướng tiếp cận vấn đề của chúng tôi ở một mức độ nhất định sẽ kế thừa những thành quả của các nhà nghiên cứu đi trước. Vì vậy, ở mục Lịch sử vấn đề, một số công trình nghiên cứu về tiểu thuyết của Paul Auster trong cũng như ngoài nước sẽ được chúng tôi khảo sát một cách khái quát nhất. Ở mục Phương pháp nghiên cứu, chúng tôi nêu ra một số phương pháp nghiên cứu chủ yếu và bổ trợ được sử dụng trong quá trình thực hiện luận văn. Trong Bố cục của luận văn, chúng tôi sẽ trình bày sự sắp xếp các chương, mục. Và cuối cùng, ở Đóng góp của luận văn, ý nghĩa khoa học và thực tiễn mà đề tài mang lại sẽ được chúng tôi chỉ ra một cách khái quát. Ba chương chính của luận văn sẽ nối tiếp phần mở đầu.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Bút pháp tả cảnh ngụ tình từ Chinh phụ ngâm (bản diễn nôm) đến Truyện Kiều (Nguyễn Du)
86 p | 310 | 60
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Cái tôi cô đơn trong thơ mới và thơ đương đại Việt Nam
87 p | 231 | 53
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn viết về đề tài tình yêu của Phạm Thị Hoài, Nguyễn Thị Thu Huệ, Phan Thị Vàng Anh
185 p | 265 | 50
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Thiên nhiên trong thơ chữ Hán Nguyễn Du
152 p | 307 | 46
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Vị trí của thể loại truyền kì trong tiến trình phát triển của Văn học Việt Nam
150 p | 192 | 36
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc trưng nghệ thuật của văn tế Nôm trung đại
132 p | 119 | 32
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Yếu tố kì ảo trong văn xuôi trung đại (thế kỉ XV đến thế kỉ XIX)
115 p | 115 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học nước ngoài: Kiểu nhân vật kiếm tìm trong tiểu thuyết
20 p | 214 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Văn hóa dân gian trong tiểu thuyết
114 p | 153 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc điểm nghệ thuật thơ Bùi Giáng
168 p | 148 | 22
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Thể loại phóng sự Việt Nam từ 1975 đến nay (qua một số tác giả tiêu biểu)
121 p | 173 | 18
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Những đặc điểm cơ bản của tiểu thuyết Tạ Duy Anh
113 p | 105 | 18
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Những cách tân kịch của A.P. Chekhov
142 p | 129 | 18
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc điểm văn học tầm căn qua sáng tác của Phùng Ký Tài (Roi thần, Gót sen ba tấc, Âm dương bát quái)
132 p | 145 | 17
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Những đóng góp của Tuệ Trung Thượng sĩ cho thơ Thiền Việt Nam
132 p | 160 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc điểm văn xuôi nghệ thuật Dạ Ngân
168 p | 147 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Cuộc đời và sự nghiệp văn học của Trương Duy Toản
171 p | 94 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Hiện tượng Epiphany trong tập truyện ngắn "Người Dublin" của James Joyce
137 p | 96 | 8
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn