intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Văn học: Tư tưởng nhân văn hiện thực trong tiểu thuyết và truyện ngắn của Bảo Ninh

Chia sẻ: Lavie Lavie | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:123

110
lượt xem
22
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn Thạc sĩ Văn học: Tư tưởng nhân văn hiện thực trong tiểu thuyết và truyện ngắn của Bảo Ninh tập trung nghiên cứu những vấn đề lí luận chung về tư tưởng nhân văn hiện thực trong Văn học; biểu hiện tư tưởng nhân văn hiện thực trong tiểu thuyết và truyện ngắn của Bảo Ninh và một số nội dung khác.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Văn học: Tư tưởng nhân văn hiện thực trong tiểu thuyết và truyện ngắn của Bảo Ninh

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Đặng Hoàng Ngọc Thy TƯ TƯỞNG NHÂN VĂN HIỆN THỰC TRONG TIỂU THUYẾT VÀ TRUYỆN NGẮN CỦA BẢO NINH LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC Thành phố Hồ Chí Minh - 2014
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Đặng Hoàng Ngọc Thy TƯ TƯỞNG NHÂN VĂN HIỆN THỰC TRONG TIỂU THUYẾT VÀ TRUYỆN NGẮN CỦA BẢO NINH Chuyên ngành : Lí luận văn học Mã số : 60 22 01 20 LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. PHÙNG QUÝ NHÂM Thành phố Hồ Chí Minh - 2014
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kì công trình nào khác. Người thực hiện Đặng Hoàng Ngọc Thy
  4. LỜI CÁM ƠN Trong suốt quá trình thực hiện luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Lí luận văn học với đề tài: Tư tưởng nhân văn hiện thực trong tiểu thuyết và truyện ngắn của Bảo Ninh, tôi đã nhận được sự quan tâm của Ban chủ nhiệm khoa Ngữ Văn trường Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh, của quý Thầy Cô giảng dạy chuyên ngành Lí luận văn học (Cao học khóa 23 – Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh). Đặc biệt, tôi còn nhận được sự giúp đỡ rất tận tình của PGS.TS. Phùng Quý Nhâm, người trực tiếp hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin gửi lời cám ơn sâu sắc đến PGS.TS. Phùng Quý Nhâm, Ban chủ nhiệm khoa Ngữ Văn, quý Thầy Cô, các phòng ban của trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh (Phòng Sau Đại học, Thư viện trường…) cũng như gia đình, bạn bè đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, ủng hộ và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua. Tôi xin chân thành cám ơn! Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 9, năm 2014 Người thực hiện Đặng Hoàng Ngọc Thy
  5. MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Lời cám ơn Mục lục MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1 1. Lí do chọn đề tài .......................................................................................................... 1 2. Lịch sử vấn đề.............................................................................................................. 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................. 12 4. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................... 13 5. Đóng góp của luận văn .............................................................................................. 14 6. Kết cấu của luận văn .................................................................................................. 14 Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CHUNG VỀ TƯ TƯỞNG NHÂN VĂN HIỆN THỰC TRONG VĂN HỌC ........................ 16 1.1. Tư tưởng nhân văn ............................................................................................... 16 1.1.1. Cơ sở của tư tưởng nhân văn ................................................................. 16 1.1.2. Bản chất của tư tưởng nhân văn ............................................................ 19 1.2. Tư tưởng nhân văn hiện thực ............................................................................. 23 1.2.1. Bản chất của tư tưởng nhân văn hiện thực ............................................ 23 1.2.1.1 Khẳng định những giá trị toàn năng của con người .................................23 1.2.1.2. Đấu tranh giải phóng con người ..............................................................24 1.2.2. Biểu hiện của tư tưởng nhân văn hiện thực ........................................... 25 1.2.2.1. Tình yêu thương con người.......................................................................26 1.2.2.2. Sự phân đôi trong thái độ của người nghệ sĩ đối với con người và cuộc sống ............................................................................................29 1.2.2.3. Khơi dậy những khát vọng của con người ...............................................31 1.2.2.4. Tôn vinh vẻ đẹp con người .......................................................................32 1.2.3. Mục đích của tư tưởng nhân văn hiện thực ........................................... 33
  6. Tiểu kết chương 1 .............................................................................................. 37 Chương 2. BIỂU HIỆN TƯ TƯỞNG NHÂN VĂN HIỆN THỰC TRONG TIỂU THUYẾT VÀ TRUYỆN NGẮN CỦA BẢO NINH ......................................................................................... 39 2.1. Tình yêu thương con người ................................................................................ 39 2.1.1. Hướng về những nỗi đau, mất mát và ám ảnh của con người............... 39 2.1.2. Chia sẻ và cảm thông với những nỗi đau của con người ...................... 47 2.1.3. Thái độ lên án chiến tranh ..................................................................... 53 2.2. Khơi dậy những khát vọng của con người ........................................................ 55 2.2.1. Khát vọng tìm thấy lối thoát cho những nỗi đau ................................... 55 2.2.2. Khát vọng hòa nhập với cuộc sống thời bình ........................................ 58 2.2.3. Khát vọng hòa giải dân tộc sau chiến tranh .......................................... 60 2.3. Tôn vinh những vẻ đẹp của con người......................................................... 63 2.3.1. Vẻ đẹp của tình yêu đôi lứa ................................................................... 63 2.3.2. Vẻ đẹp của tình người ........................................................................... 66 2.3.3. Vẻ đẹp của người lính ........................................................................... 69 Tiểu kết chương 2 ...................................................................................................... 71 Chương 3. NGHỆ THUẬT BIỂU HIỆN TƯ TƯỞNG NHÂN VĂN HIỆN THỰC TRONG TIỂU THUYẾT VÀ TRUYỆN NGẮN CỦA BẢO NINH ................................................................. 74 3.1. Điểm nhìn trần thuật ............................................................................................ 74 3.1.1. Điểm nhìn trần thuật từ bên ngoài – hiện thực lắng đọng vào tâm hồn .... 75 3.1.2. Điểm nhìn trần thuật từ bên trong – từ tâm hồn soi chiếu ra hiện thực bên ngoài ....................................................................................... 78 3.2. Giọng văn nghệ thuật .......................................................................................... 81 3.2.1. Giọng văn lên án, tố cáo ........................................................................ 82 3.2.2. Giọng văn cảm thông, yêu thương ........................................................ 85 3.2.3. Giọng văn trăn trở, suy ngẫm, day dứt .................................................. 88
  7. 3.3. Lời văn nghệ thuật ............................................................................................... 94 3.3.1. Lời văn hàm súc, giàu tính tạo hình và biểu cảm .................................. 95 3.3.2. Lời văn nặng trĩu tình người................................................................ 101 Tiểu kết chương 3 ............................................................................................ 104 KẾT LUẬN ............................................................................................................. 106 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 111
  8. 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Văn học Việt Nam giai đoạn từ sau 1975 có những biến chuyển về mặt nội dung và những cách tân sáng tạo, mới mẻ về mặt hình thức. Đặc biệt giai đoạn từ 1986 đến đầu những năm 90, diện mạo văn học thay đổi một cách rõ rệt theo “tinh thần đổi mới về tư duy và nhìn thẳng vào sự thật” [34, tr.11]. Những cây bút nổi bật giai đoạn này có thể kể đến như: Lê Lựu, Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Huy Thiệp, Ma Văn Kháng… Mỗi nhà văn một phong cách sáng tác, một cách nhìn, một cách cảm khác nhau và có những đóng góp rất riêng cho văn học xu hướng đổi mới. Trong số đó, Bảo Ninh - với tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh và các truyện ngắn của ông, đã mang đến cho độc giả những ám ảnh da diết, những câu chuyện mang hình hài của đau thương và mất mát từ chiến tranh. Đó không chỉ là nỗi ám ảnh của tác giả mà còn là nỗi đau, nỗi ám ảnh của bao thế hệ. Tiểu thuyết và truyện ngắn ông đã góp phần làm cho diện mạo của văn học thời kì đổi mới thêm phong phú và đa dạng. Đã có rất nhiều bài nghiên cứu, tìm hiểu về tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh, bởi lẽ đây là một tác phẩm gây xôn xao dư luận một thời và để lại dấu ấn rõ nét của tác giả. Như nhận xét của Nguyễn Chí Hoan ở lời giới thiệu trong Bảo Ninh – Tác phẩm chọn lọc: “Sau tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh ra đời cuối năm 1991, với thời gian, càng ngày càng cảm thấy rõ rệt hơn, trước Bảo Ninh chưa từng có nhà văn nào viết về cuộc chiến tranh này như thế và sau anh cũng sẽ không còn ai viết được như vậy nữa” [47, tr.5]. Truyện ngắn của Bảo Ninh cũng đã mang đến một luồng gió nhẹ nhàng và sâu lắng chođộc giả, tuy truyện ngắn không nổi bật so với tiểu thuyết nhưng cũng đã thu hút được nhiều sự quan tâm của giới nghiên cứu… Truyện ngắn của ông đa phần cũng là những dòng xúc cảm về ký ức chiến tranh, mỗi truyện tựa như một mảnh ghép buồn thương, éo le của thời chiến và vẫn hoài những ám ảnh khôn nguôi hay những câu chuyện đầy cảm xúc về tình đời, tình người… Và tất cả
  9. 2 những gì mà Bảo Ninh khai thác và chuyển tải vào tác phẩm là những điều mà văn học trước 1975 chưa khai thác được sâu sắc. Đó chính là phát hiện những phức tạp trong đời sống con người, cái buồn da diết và thấm đẫm của mất mát, nỗi ám ảnh và đau thương của chiến tranh… Hơn hết, chúng ta thấy tiểu thuyết và truyện ngắn của Bảo Ninh chứa đựng tư tưởng nhân văn hiện thực sâu sắc. Ông hướng sự quan tâm đặc biệt đến số phận của con người, thông cảm và chia sẻ với nỗi đau chiến tranh mà con người phải gánh chịu, cũng như lên án chiến tranh phi nghĩa… Chúng tôi nhận thấy, vấn đề này có được nhắc đến, tuy nhiên vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu kĩ. Chính vì vậy, chúng tôi đã chọn đề tài nghiên cứu Tư tưởng nhân văn hiện thực trong tiểu thuyết và truyện ngắn của Bảo Ninh. Với việc nghiên cứu và tìm hiểu đề tài này, chúng tôi mong muốn sẽ đóng góp thêm những ý kiến của mình về mặt nội dung cũng như nghệ thuật biểu hiện tư tưởng nhân văn hiện thực trong tiểu thuyết và truyện ngắn của Bảo Ninh; đồng thời khẳng định phong cách cũng như những đóng góp của Bảo Ninh trong mảng tiểu thuyết và truyện ngắn. Thông qua đề tài nghiên cứu này, chúng tôi sẽ có cơ hội tìm hiểu thêm, rèn luyện, trau dồi kĩ năng về nghiên cứu tác phẩm văn học, vận dụng một số lí thuyết nền tảng của Lí luận văn học vào quá trình nghiên cứu và hơn hết là giúp ích cho chúng tôi trong công tác giảng dạy sau này. 2. Lịch sử vấn đề 2.1. Những ý kiến bàn về tư tưởng nhân văn hiện thực trong tiểu thuyết của Bảo Ninh Năm 1987, tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh được xuất bản lần đầu tiên với nhan đề Thân phận tình yêu. Tác phẩm được giải thưởng của Hội Nhà văn năm 1991. Đến năm 1994, tác phẩm được dịch sang tiếng Anh bởi Frank Palmos và Phan Thanh Hảo với tựa đề The sorrow of war. Năm 2005, tác phẩm được tiếp tục tái bản với nhan đề như ban đầu là Thân phận của tình yêu,
  10. 3 và năm 2006, tái bản với nhan đề Nỗi buồn chiến tranh. Đến nay, tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh đã được dịch ra hơn 15 thứ tiếng và giới thiệu ở 18 quốc gia trên thế giới. Gần đây nhất, năm 2011, tác phẩm đã nhận được giải thưởng châu Á (Nikkei Asia Prizes). Nỗi buồn chiến tranh nổi tiếng và gây được tiếng vang không chỉ trong nước mà còn ở ngoài nước, đây là một trong những quyển tiểu thuyết hay và xúc động nhất về chiến tranh. Tuy nhiên, có nhiều nhà phê bình cho rằng cuốn sách này là “điên loạn”, “rối bời”, “lố bịch hóa hiện thực”, “bôi nhọ quân đội”, nên nó từng rơi vào thời gian bị lãng quên. Có hai luồng dư luận trái ngược đối với Nỗi buồn chiến tranh: một bên khen ngợi, ủng hộ, đánh giá cao và một bên chê bai, lên án… Cho đến khi giành được giải thưởng của Hội Nhà văn, được dịch ra nhiều thứ tiếng để giới thiệu với thế giới thì tiểu thuyết này mới thật sự tạo được tiếng vang, có được chỗ đứng nhất định cũng như nhận được sự quan tâm nồng nhiệt của giới nghiên cứu và độc giả. Về tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh, đã có rất nhiều công trình, nhiều bài viết nghiên cứu đến, tiểu thuyết còn được chọn làm đối tượng nghiên cứu trong nhiều luận văn Thạc sĩ, Tiến sĩ…Tuy nhiên chúng tôi sẽ chỉ khảo sát những công trình, những bài viết nghiên cứu có liên quan đến tư tưởng nhân văn hiện thực: đó là hướng về con người, vì con người. - Biểu hiện của tư tưởng nhân văn hiện thực trong tiểu thuyết: Nguyên Ngọc với bài viết “Văn xuôi sau 1975 – Thử thăm dò đôi nét về qui luật phát triển” đã có ý kiến liên quan đến số phận của con người trong Nỗi buồn chiến tranh: […] Nỗi buồn chiến tranh đã là vấn đề hoàn toàn khác hẳn. Không chỉ là “bức tranh xã hội”, mà đã là cuộc tìm kiếm căng thẳng và cảm động của một con người không dứt ra được với quá khứ vừa quá thiêng liêng vừa quá đau
  11. 4 đớn, khó nhọc hi vọng ở tương lai và vật vã cố sống cho ra người trong cuộc đời vừa hỗn độn như đầy dự báo, cả nguy hiểm lẫn triển vọng hôm nay [42, tr.13]. Phạm Xuân Thạch trong “Nỗi buồn chiến tranh” – viết về chiến tranh thời hậu chiến, từ chủ nghĩa anh hùng đến nhu cầu đổi mới bút pháp” thì viết: “Ở điểm cuối cùng của một hành trình xuyên qua các lớp cấu trúc hình thức và biểu tượng của văn bản tiểu thuyết, có thể khẳng định, trong Nỗi buồn chiến tranh, Bảo Ninh đã xác lập một cái nhìn mới về hiện thực lịch sử – hiện thực chiến tranh” [34, tr.248]. Bên cạnh đó, tác giả còn nhận xét về khát vọng của tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh: “[…]nó không phải là một đối âm của những tượng đài văn học chiến tranh mà văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa đã tạo dựng qua hai cuộc chiến tranh lớn của lịch sử dân tộc. Nó là một sự đào sâu hiện thực chiến tranh bằng những trải nghiệm cá nhân để làm phong phú thêm cái nhìn của cộng đồng về hiện thực lịch sử” [34, tr.251]. Công trình Thi pháp học hiện đại, Đỗ Đức Hiểu cũng đánh giá rất cao cuốn tiểu thuyết này: Trong văn học mấy chục năm nay, có thể Thân phận tình yêu là cuốn tiểu thuyết hay về tình yêu, quyển tiểu thuyết về tình yêu xót thương nhất… Nỗi buồn chiến tranh thể hiện một điểm nhìn mới về cuộc chiến tranh kéo dài 35 năm, những cảnh tả về chiến tranh, những định nghĩa về chiến tranh la liệt trong tác phẩm. Bên cạnh nỗi buồn được phản ánh trong tác phẩm là nỗi buồn về tình yêu, nỗi buồn chiến tranh và nỗi buồn tình yêu thấm vào nhau [25, tr.265]. Trong bài “Ý thức cách tân trong tiểu thuyết Việt Nam sau 1975” của Nguyễn Bích Thu, tác giả cũng đưa ra nhận xét về con người với vẻ đẹp, khát vọng, thể hiện tinh thần nhân văn: “nhà văn đã khắc họa những con người vừa đời thường, trần thế vừa đẹp đẽ, thánh thiện, luôn luôn khao khát cái đẹp hướng tới cái thiện. Đó là nét nổi bật mang đậm ý nghĩa nhân văn khi nhìn nhận con người…” [34, tr.232].
  12. 5 Nguyễn Phượng với bài “Tiểu thuyết với đề tài chiến tranh sau 1975 và những thành tựu nghệ thuật bị bỏ lỡ”, nhận xét về tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh là: “cuốn tiểu thuyết mô tả chiến tranh đầy xúc động, đậm tính nhân văn” [34, tr.222]. Nguyễn Thị Mai Liên trong bài “Hình tượng “con người – nạn nhân chiến tranh” trong hai tiểu thuyết: Một nỗi đau riêng và Nỗi buồn chiến tranh”, đã nêu lên cảm nhận: “Chiến tranh thực sự là một nỗi đau buồn mênh mang. Nó để lại di chứng trên thân phận nhỏ bé của mỗi con người vô danh, để lại vết thương đau đớn không bao giờ lành trên thể xác và trong tâm hồn họ” [34, tr.339]. Tác giả đi sâu vào tìm hiểu những hình tượng con người là nạn nhân của chiến tranh, cụ thể như: con người dị dạng nhân hình, con người tha hóa nhân tính và nhân hình. Nguyễn Thị Thoa với luận văn Chiến tranh qua cái nhìn của Bảo Ninh và Erich Maria Remarque trong Nỗi buồn chiến tranh và Phía Tây không có gì lạ, khi tìm hiểu giá trị vĩnh hằng cất lên từ hủy diệt có đề cập đến con người và vấn đề nhân tính trong chiến tranh: “Đó là thân phận con người trong chiến tranh, sự sám hối trước những món nợ của chiến tranh, suy tư về nhân tính trong chiến tranh và sau chiến tranh” [58, tr.97]. Tác giả cũng có bàn đến khát vọng sống, khát vọng tình yêu trong tiểu thuyết mà cụ thể là về tình yêu đôi lứa, tình đồng đội, để thấy rằng chiến tranh không thể hủy diệt được những tình cảm đẹp và thiêng liêng của con người. Đặc biệt, Nguyễn Thị Thoa cũng đề cập đến lý tưởng nhân văn thông qua sự chiêm nghiệm, trăn trở của người lính về nhân tính. Tác giả nêu lên lí tưởng nhân văn cao đẹp trong tiểu thuyết của Bảo Ninh, vì đã: “Viết về những trăn trở của tâm hồn, sự hướng thiện, sự đối chất giữa sự hủy diệt và bài ca bất diệt” [58, tr.105]. Bên cạnh đó, bài “Sức mạnh và nỗi buồn” của Nguyễn Thị Từ Huy cũng có ý kiến nhận xét về nỗi buồn cũng như những điểm khác biệt trong nỗi buồn của tiểu thuyết Bảo Ninh:
  13. 6 Bảo Ninh, trong tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh, đã nhìn nhận nỗi buồn như một cảm giác người căn bản nhất. Nỗi buồn chính là sức mạnh giúp con người chiến đấu và chiến thắng cả sự tàn khốc của chiến tranh lẫn sự phi nhân trong đời sống hòa bình. Với tác phẩm, nỗi buồn quy định cơ chế vận hành của văn bản. Với nhân vật chính, Kiên, nỗi buồn vừa có tính di truyền, vừa là sức mạnh kích hoạt hành động viết và duy trì khát vọng sống [78]. Và: “Cái đẹp được bảo tồn trong nỗi buồn. Nỗi buồn là hiện thân của cái đẹp. Nỗi buồn nâng cao tâm hồn con người. Do vậy, nỗi buồn ở đây không phải là biểu hiện của sự yếu đuối, ủy mị, mà trái lại chính là sức mạnh của nhân tính, sức mạnh của cái đẹp” [78]. - Về nghệ thuật biểu hiện tư tưởng nhân văn hiện thực trong tiểu thuyết, chúng tôi nhận thấy rằng, phần lớn các công trình nghiên cứu đi sâu vào đề tài, vào thế giới nhân vật, những biểu tượng, thủ pháp nghệ thuật đặc sắc… Với phương diện điểm nhìn, Nguyễn Văn Hiếu trong bài “Một vài khuynh hướng vận động của điểm nhìn trong văn xuôi Việt Nam sau 1975” cho rằng: “Bảo Ninh trong Nỗi buồn chiến tranh đặt điểm nhìn vào một trạng thái tâm hồn bất định, có lúc đến mức “rối bời, bấn loạn” [34, tr. 302]. Nguyễn Thị Thoa với luận văn Chiến tranh qua cái nhìn của Bảo Ninh và Enrich Maria Remarque trong Nỗi buồn chiến tranh và Phía Tây không có gì lạ cũng có nghiên cứu về điểm nhìn trong tiểu thuyết, theo tác giả: “nhà văn đã trao cho các nhân vật quyền “đối thoại” để tạo nên cái nhìn đa chiều về hiện thực được miêu tả. Có bao nhiêu người là có bấy nhiêu cuộc chiến tranh” [58, tr.34]. Và: “Bằng cách so sánh, cắt nghĩa một cảm xúc lạ lùng, vừa bình yên, vừa đau đớn… người kể chuyện đã cụ thể hóa được một phương diện vô cùng trừu tượng là tình cảm, là thế giới tinh thần của con người trong và cả sau chiến tranh” [56, tr.35]. Nói về giọng văn và lời văn trong tiểu thuyết của Bảo Ninh, nhận xét chung của các tác giả là: buồn man mác, da diết… Đỗ Đức Hiểu khi đọc Nỗi
  14. 7 buồn chiến tranh đã có nhận xét liên quan đến giọng văn và lời văn nghệ thuật thông qua câu chữ, hình tượng, định nghĩa về chiến tranh: “Những cảnh tả chiến tranh, những định nghĩa về chiến tranh la liệt trong tác phẩm, những chữ những câu, những hình tượng gây những cú sốc liên tiếp, gây ngạc nhiên, sửng sốt và sáng tạo một vũ trụ mới của cuộc chiến” [25, tr.265]. Trần Quốc Huấn với bài “Thân phận tình yêu của Bảo Ninh” có ý kiến bàn về chất thơ trong tiểu thuyết: “chất thơ và hương thơm trong quyển tiểu thuyết chủ yếu tỏa lên từ mối tình của Phương, từ thân thể và tâm hồn Phương” [27, tr.85]. Có thể nói, những bài viết, công trình nghiên cứu mà các tác giả, các nhà nghiên cứu bàn đến đều liên quan tới một số phương diện của tư tưởng nhân văn hiện thực. Nhưng chúng tôi nhận thấy, đến nay vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu kĩ về tư tưởng nhân văn hiện thực trong tiểu thuyết của Bảo Ninh. 2.2. Những ý kiến bàn về tư tưởng nhân văn hiện thực trong truyện ngắn Bảo Ninh Truyện ngắn Bảo Ninh không nổi bật so với tiểu thuyết, chính vì vậy chưa có nhiều công trình nghiên cứu về truyện ngắn của Bảo Ninh. Có một số nhận xét cho rằng truyện ngắn của Bảo Ninh không đặc sắc, không có gì đặc biệt… Tuy nhiên có rất nhiều ý kiến đánh giá và khen ngợi truyện ngắn Bảo Ninh. Truyện ngắn Bảo Ninh cũng được nhiều người chọn nghiên cứu trong các luận văn, luận án. Có thể kể đến như: Đề tài chiến tranh chống Mỹ trong truyện ngắn Bảo Ninh (Lưu Thị Thanh Trà, 2006); Đặc điểm nghệ thuật truyện ngắn Bảo Ninh (Nguyễn Thị Hóa, 2010); Đặc sắc truyện ngắn Bảo Ninh (Nguyễn Thị Nhật Lệ, 2012); Truyện ngắn Bảo Ninh dưới góc nhìn thể loại (Nguyễn Phương Nam, 2013); Đặc điểm nghệ thuật truyện ngắn Bảo Ninh (Bùi Đỗ Kim Thuần, 2013)… Các luận văn đã đề cập đến nhiều vấn đề trong truyện ngắn Bảo Ninh cả về phương diện nội dung và nghệ thuật. Đó là những khám phá trong thế giới
  15. 8 nhân vật, khai thác đề tài chiến tranh và người lính, một số luận văn nghiên cứu những nét độc đáo của truyện ngắn Bảo Ninh… - Về biểu hiện của tư tưởng nhân văn hiện thực trong truyện ngắn của Bảo Ninh thì có những công trình nghiên cứu về nỗi buồn của con người, về quá khứ, về tình người, lòng thương người, những cảnh đời bất hạnh…và qua đó cho thấy tấm lòng của nhà văn Bảo Ninh. Phạm Xuân Thạch trong bài “Nỗi buồn chiến tranh” – viết về chiến tranh thời hậu chiến, từ chủ nghĩa anh hùng đến nhu cầu đổi mới bút pháp” thì cho rằng những truyện ngắn của Bảo Ninh là mảnh ghép của tiểu thuyết: “Thế giới những truyện ngắn đó giống như những mảnh vỡ của tiểu thuyết hoặc phản chiếu, hoặc soi sáng thế giới của tiểu thuyết” [34, tr.251]. Đó là những câu chuyện xoay quanh mất mát của tuổi trẻ, tình yêu trong chiến tranh… Đồng thời tác giả cũng có nhận xét khát quát liên quan đến vấn đề khát vọng trong truyện ngắn, đó là sự tiếp nối và mở rộng khát vọng của tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh như khát vọng hòa giải dân tộc sau chiến tranh, suy tư về lịch sử dân tộc… Còn Đoàn Ánh Dương với bài viết “Bảo Ninh – Cuộc trường diễn kí ức” đã có lời kết về nỗi đau, về quá khứ trong tập truyện Chuyện xưa kết đi, được chưa?: “Nghĩa là quá khứ sẽ không hoàn kết, quá khứ là một ám ảnh. Mãi là một ám ảnh…” [8, tr.11]. Tiêu biểu hơn là bài viết “Đọc truyện ngắn Bảo Ninh” của Mai Quốc Liên, tác giả đã nhận xét và cảm nhận đầy đủ về truyện ngắn của Bảo Ninh như sau: Bảo Ninh đã đưa người đọc đi qua biết bao cảnh đời, tình người cảm động, xót xa, cay đắng nữa - những cảnh đời hết sức bình dị. Và nhà văn như muốn nhắn gởi: cuộc sống trong chiến tranh khốc liệt như thế đó, nhưng cái đọng lại vẫn là tình người, là lòng thương, là con người với muôn vàn xót xa,
  16. 9 gợi lên trong những người đang sống một ý niệm về lòng khoan dung, lòng trắc ẩn, về lương tâm… [80]. Về nỗi buồn, Mai Quốc Liên đã nhận thấy được điểm sáng về nỗi buồn trong truyện ngắn Bảo Ninh, đó là “có hiệu ứng thanh lọc con người”: Một nỗi buồn, một nỗi xót xa thấm đượm những trang sách. Những số phận rất khác nhau nhưng đều giống nhau ở sự mất mát trong chiến tranh. Có điều là nỗi buồn ở đây không tuyệt vọng mà có hiệu ứng thanh lọc con người, làm cho nó “người” hơn một chút. Đó có lẽ là ý nghĩa cao nhất của những trang truyện [80]. Và chốt lại, tác giả đã khẳng định rằng: “Thông qua những câu chuyện đó, Bảo Ninh làm sống lại cuộc chiến dưới một chủ nghĩa nhân văn: lòng xót thương của tác giả, của chúng ta nữa, với những con người rất đỗi bình thường, những con người bị cuốn vào cuộc chiến lớn lao, bi tráng” [80]. Trong luận văn Đặc điểm nghệ thuật truyện ngắn Bảo Ninh của Bùi Đỗ Kim Thuần cũng đưa ra nhận xét: “Bằng chính vốn sống, vốn ký ức phong phú và quý giá về chiến tranh, về hiện thực cuộc sống, nhà văn đã cho ra đời những tác phẩm có giá trị nhân văn sâu sắc” [59, tr.4]. -Về nghệ thuật, chúng tôi sẽ tổng hợp những ý kiến bàn về: điểm nhìn trần thuật, giọng văn và lời văn nghệ thuật. Ở điểm nhìn trần thuật, các nhà nghiên cứu không đi sâu để làm rõ tư tưởng mà tập trung làm rõ sự sáng tạo và thành công của Bảo Ninh trong truyện ngắn thông qua phương diện điểm nhìn trần thuật, mà đặc biệt là phương diện người kể chuyện. Phùng Văn Tửu trong cuốn Tiểu thuyết trên đường đổi mới nghệ thuật có nhận xét về người kể chuyện: “Người kể chuyện xưng “tôi” hiện diện song hành với tác giả ở nhiều truyện về đề tài chiến tranh” [62, tr.233]. Và: “Chủ thể xưng “tôi” trong Hà Nội lúc không giờ dường như vẫn trùng với Bảo Ninh – ta
  17. 10 nhìn vào năm sinh của tác giả - khi ấy là “một thằng bé mới mười ba tuổi đầu như “tôi” [64, tr. 233]. Nguyễn Chí Hoan trong lời giới thiệu cho quyển Bảo Ninh - Tác phẩm chọn lọc đã có nhận xét về điểm nhìn trần thuật: “Bảo Ninh cho thấy đã lựa chọn giải pháp đơn giản truyền thống về kết cấu và trần thuật của chuyện kể [tr.6], bên cạnh đó: “Giọng kể và nhân vật kể chuyện xưng “Tôi” quả là giống nhau xuyên qua nhiều truyện” [47, tr.7]. Còn Mai Quốc Liên với bài “Đọc truyện ngắn Bảo Ninh” có ý kiến về điểm nhìn như sau: Khi chọn điểm nhìn của nhân vật, từ cõi siêu tôi dường như cái ngân hàng kí ức chiến tranh của Bảo Ninh đã chuyển sang thùy não phải và trở thành một phần trong đời sống tâm linh của ông. Cõi nhớ mênh mông, ông tiếp cận nó từ tầng sâu nhất của hoạt động tâm lý, ông đã gọi tên được những xung động vi tế và huyền bí trong vũ trụ tâm lý con người. Những điều này được kết hợp khá hoàn hảo với khiếu quan sát nhạy bén và kỹ thuật trần thuật, phục dựng, mô tả đầy chất thẩm mỹ [80]. Với luận văn Đặc điểm nghệ thuật truyện ngắn Bảo Ninh của Bùi Đỗ Kim Thuần, nghiên cứu truyện ngắn Bảo Ninh về nghệ thuật trên nhiều phương diện, trong đó cũng có nghệ thuật tổ chức điểm nhìn trần thuật. Điểm nhìn được khai thác bao gồm: điểm nhìn bên trong, điểm nhìn bên ngoài, sự dịch chuyển và kết hợp các điểm nhìn. Theo tác giả: điểm nhìn bên trong sẽ giúp cho cá tính, suy nghĩ và tình cảm của nhân vật được thể hiện rõ nét hơn; điểm nhìn bên ngoài thì thể hiện sự linh hoạt của nhà văn trong cách kể và sự di chuyển, kết hợp các điểm nhìn thể hiện sự đa dạng, sáng tạo trong cách sử dụng và tổ chức điểm nhìn của Bảo Ninh. Với giọng văn và lời văn nghệ thuật: chúng tôi nhận thấy đã được bàn đến, tuy nhiên liên quan đến tư tưởng nhân văn hiện thực thì chưa được tìm hiểu
  18. 11 toàn diện và cụ thể. Chúng tôi sẽ tập hợp các bài nghiên cứu có liên quan đến phạm vi đề tài. Mai Quốc Liên nhận xét chung về truyện ngắn là lời văn cần phải nhanh, để phù hợp với đặc trưng của thể loại: “truyện ngắn thì phải nén chặt cuộc sống vào trong một “văn bản tối thiểu”, sự chọn lọc chi tiết đời sống khắc nghiệt hơn, nhịp truyện, lời văn cũng phải nhanh hơn” [80]. Đồng thời, tác giả cũng đưa ra nhận xét về chất thơ trong văn của Bảo Ninh như sau: “Bảo Ninh không làm thơ, nhưng văn anh ẩn chứa một chất thơ đích thực, một chất thơ được gạn lọc từ những thân phận người và chan hòa vào trong một thiên nhiên buồn, thường là một ngày tàn thu mưa lạnh” [80]. Luận văn Đặc điểm nghệ thuật truyện ngắn Bảo Ninh của Bùi Đỗ Kim Thuần, tác giả có khai thác yếu tố giọng điệu chủ yếu bao gồm: giọng điệu triết lý, suy ngẫm; giọng điệu khách quan, lạnh lùng; giọng điệu xót xa, luyến tiếc, ngậm ngùi; và giọng điệu hài hước, mỉa mai. Đây cũng là một trong những yếu tố góp phần làm nên thành công và đặc sắc cho truyện ngắn Bảo Ninh. Còn chúng tôi sẽ khai thác phương diện giọng văn, bởi theo chúng tôi, giọng văn tuy hẹp hơn giọng điệu nhưng sẽ góp phần biểu hiện tư tưởng nhân văn hiện thực. Cũng như tiểu thuyết, truyện ngắn của Bảo Ninh cho tới nay vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu về tư tưởng nhân văn hiện thực. Nhưng các công trình đã nghiên cứu của các tác giả đi trước chính là những nghiên cứu quý giá, là nền tảng giúp chúng tôi có thêm cơ sở lí luận và định hướng cho việc tìm hiểu và khai thác các phương diện của tư tưởng nhân văn hiện thực. Tóm lại, trong quá trình tìm hiểu và tổng hợp những công trình nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy rằng vấn đề tư tưởng nhân văn hiện thực trong tiểu thuyết và truyện ngắn của Bảo Ninh có được nhắc đến, nhưng với các vấn đề nhỏ, các ý kiến khái quát. Nên vấn đề này vẫn chưa được khai thác rộng và nghiên cứu kĩ. Tuy nhiên, chúng tôi sẽ tiếp thu những ý kiến và quan điểm đúng đắn đã có và bổ sung, góp thêm những ý kiến, những cảm nhận riêng của mình
  19. 12 với mong muốn mang đến một cái nhìn toàn diện và đầy đủ hơn về tài năng của Bảo Ninh thông qua việc nghiên cứu tư tưởng nhân văn hiện thực trong tiểu thuyết và truyện ngắn của ông. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Để hoàn thành luận văn, chúng tôi đã khảo sát và nghiên cứu truyện ngắn và tiểu thuyết của Bảo Ninh từ những nguồn tài liệu sau đây: - Tập truyện ngắn Chuyện xưa kết đi, được chưa?, do Nhà xuất bản Văn học phát hành năm 2009, gồm 14 truyện ngắn. - Bảo Ninh, Tác phẩm chọn lọc, do Nhà xuất bản Phụ nữ phát hành năm 2011. Gồm 33 truyện ngắn. - Tập truyện ngắn Trại “Bảy chú lùn”, do Nhà xuất bản Văn học phát hành năm 2011, gồm 5 truyện ngắn. - Bảo Ninh – Nỗi buồn chiến tranh (tiểu thuyết), tái bản lần thứ 3, do Nhà xuất bản Trẻ phát hành năm 2012. - Bảo Ninh - những truyện ngắn, do Nhà xuất bản Trẻ phát hành năm 2013. Gồm 36 truyện ngắn. Nhưng với truyện ngắn, chúng tôi không khảo sát tất cả truyện ngắn của Bảo Ninh mà chỉ khảo sát một số truyện biểu hiện rõ tư tưởng nhân văn hiện thực và chủ yếu khảo sát những truyện ngắn trong Bảo Ninh – những truyện ngắn. Ngoài ra trong quá trình nghiên cứu, ở một số phương diện, chúng tôi sẽ đối sánh với tiểu thuyết và truyện ngắn của một số tác giả cùng thời như: Chu Lai, Tạ Duy Anh, Hồ Anh Thái… 3.2. Phạm vi nghiên cứu Với luận văn này, chúng tôi sẽ tập trung nghiên cứu về tư tưởng trong tiểu thuyết và truyện ngắn của Bảo Ninh. Đặc biệt là nghiên cứu kĩ về tư tưởng nhân văn hiện thực. Cụ thể là trên những phương diện về nội dung và nghệ thuật biểu
  20. 13 hiện tư tưởng nhân văn hiện thực trong tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh và các truyện ngắn của Bảo Ninh. 4. Phương pháp nghiên cứu Trong luận văn này, chúng tôi vận dụng một số phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau: 4.1. Phương pháp hệ thống Chúng tôi vận dụng phương pháp này để hệ thống hóa biểu hiện tư tưởng nhân văn hiện thực và nghệ thuật làm nổi bật tư tưởng, thông qua việc nghiên cứu cụ thể tiểu thuyết và truyện ngắn của Bảo Ninh. 4.2. Phương pháp so sánh Phương pháp này để so sánh, đối chiếu một số phương diện của tư tưởng nhân văn hiện thực trong tiểu thuyết và truyện ngắn của Bảo Ninh với các tác giả cùng thời như Chu Lai, Tạ Duy Anh... Qua đó thấy được nét khác biệt và nổi bật của Bảo Ninh cũng như đóng góp của Bảo Ninh so với các tác giả khác. 4.3. Phương pháp tiếp cận thi pháp học Đối với phương pháp tiếp cận thi pháp học, chúng tôi sẽ vận dụng cách tiếp cận từ phương pháp phân loại và hình thức để phân tích các khía cạnh của nội dung nhằm tìm ra các biểu hiện của tư tưởng nhân văn hiện thực và nghệ thuật nổi bật góp phần biểu hiện tư tưởng như: điểm nhìn trần thuật, lời văn nghệ thuật, giọng văn nghệ thuật… Bên cạnh đó, chúng tôi sẽ vận dụng lý thuyết của chuyên ngành Lí luận văn học, Phương pháp luận nghiên cứu văn học để làm rõ một số khái niệm có liên quan đến nội dung và nghệ thuật biểu hiện tư tưởng nhân văn hiện thực. 4.4. Phương pháp phân tích, tổng hợp Đây là phương pháp phổ biến trong nghiên cứu văn học. Chúng tôi sẽ vận dụng phương pháp này để phân tích, tổng hợp những câu văn, đoạn văn tiêu biểu để minh họa cho các luận điểm trong luận văn, cũng như khảo sát từng tác phẩm cụ thể để tìm ra các yếu tố có liên quan đến các phương diện của nội dung và
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1