Luận văn Thạc sĩ Văn học: Tuyển tập trinh tiết và đặc trưng truyện ngắn Akutagawa Ryunosuke
lượt xem 36
download
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Tuyển tập trinh tiết và đặc trưng truyện ngắn Akutagawa Ryunosuke gồm có 3 chương. Trong đó, chương 1 - Truyện ngắn Nhật Bản đầu thế kỉ XX và “bậc thầy truyện ngắn” Akutagawa Ryunosuke; chương 2 - Tuyển tập trinh tiết và nỗi buồn về “sự thất bại của lí trí”; chương 3 - Tuyển tập trinh tiết và những cách tân nghệ thuật truyện ngắn.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Văn học: Tuyển tập trinh tiết và đặc trưng truyện ngắn Akutagawa Ryunosuke
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Lê Thị Kim Ngân TUYỂN TẬP TRINH TIẾT VÀ ĐẶC TRƯNG TRUYỆN NGẮN AKUTAGAWA RYUNOSUKE LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC Thành phố Hồ Chí Minh – 2014
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Lê Thị Kim Ngân TUYỂN TẬP TRINH TIẾT VÀ ĐẶC TRƯNG TRUYỆN NGẮN AKUTAGAWA RYUNOSUKE Chuyên ngành : Văn học nước ngoài Mã số : 60 22 02 45 LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN THỊ BÍCH THÚY Thành phố Hồ Chí Minh – 2014
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng công bố trong bất kì công trình nào khác. Người viết luận văn Lê Thị Kim Ngân
- LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cám ơn: - Cô hướng dẫn, TS. Nguyễn Thị Bích Thúy - Các thầy cô tổ Văn học Nước ngoài, phòng Sau đại học trường Đại học Sư Phạm TPHCM - Ban giám hiệu trường THPT Chuyên Bình Long, thị xã Bình Long, Bình Phước - Gia đình và bạn bè đã tạo điều kiện thuận lợi, tận tình góp ý, giúp đỡ, động viên cho tôi trong suốt thời gian học tập và hoàn thành luận văn này. TP.HCM, Ngày tháng 02 năm 2014 Người viết luận văn Lê Thị Kim Ngân Lớp Cao học VHNN khóa 22
- MỤC LỤC Lời cam đoan Lời cám ơn Mục lục DẪN NHẬP ...................................................................................................... 1 Chương 1. TRUYỆN NGẮN NHẬT BẢN ĐẦU THẾ KỈ XX VÀ “BẬC THẦY TRUYỆN NGẮN” AKUTAGAWA RYUNOSUKE ..... 8 1.1. Đặc điểm truyện ngắn Nhật Bản đầu thế kỉ XX .................................... 8 1.1.1. Tình hình xã hội Nhật Bản đầu thế kỉ XX ...................................... 8 1.1.2. Đời sống văn học Nhật Bản đầu thế kỉ XX................................... 10 1.1.3. Tiến trình truyện ngắn Nhật Bản đầu thế kỉ XX ........................... 16 1.2. “Bậc thầy truyện ngắn” Akutagawa Ryunosuke.................................. 30 1.2.1. Cuộc đời bất hạnh ......................................................................... 30 1.2.2. Tầm vóc một nhà văn lớn.............................................................. 33 1.3. Tuyển tập truyện ngắn Trinh tiết.......................................................... 38 Chương 2. TUYỂN TẬP TRINH TIẾT VÀ NỖI BUỒN VỀ “SỰ THẤT BẠI CỦA LÍ TRÍ” ...................................................................... 43 2.1. Sự bất tương đồng giữa lí trí và hiện thực ........................................... 43 2.1.1. Lí trí không phản ánh đúng hiện thực .......................................... 43 2.1.2. Lí trí không thể lí giải bí ẩn đời sống ............................................ 50 2.2. Sự khuất phục của lí trí trước hoàn cảnh và dục vọng ......................... 53 2.2.1. Hoàn cảnh quyết định lí trí ............................................................ 53 2.2.2. Dục vọng điều khiển lí trí ............................................................. 58 2.3. Hành trình sáng tạo nghệ thuật ............................................................ 71 2.4. Hành trình tìm kiếm giá trị nhân bản ................................................... 74
- Chương 3. TUYỂN TẬP TRINH TIẾT VÀ NHỮNG CÁCH TÂN NGHỆ THUẬT TRUYỆN NGẮN ............................................. 82 3.1.“Truyện cổ tích của thời hiện đại” ........................................................ 82 3.1.1. Phong vị cổ tích ............................................................................. 82 3.1.2. Sắc màu hiện đại ........................................................................... 85 3.2. Sự thể nghiệm kết cấu và sự ứng dụng kĩ thuật viết ............................ 88 3.2.1. Các dạng thức kết cấu ................................................................... 88 3.2.2. Kĩ thuật viết hiện đại ..................................................................... 94 3.3. Giọng điệu đa thanh ........................................................................... 100 3.3.1. Giọng điệu hài hước, châm biếm ................................................ 101 3.3.2. Giọng điệu hoài niệm, ám ảnh .................................................... 106 3.3.3. Giọng điệu triết lí, u buồn ........................................................... 109 KẾT LUẬN .................................................................................................. 114 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 117
- 1 DẪN NHẬP 1. Lí do chọn đề tài Văn học xứ Phù Tang nổi tiếng thế giới với thơ haiku đẫm ý vị Thiền và những tiểu thuyết tâm lí đặc sắc. Đồng thời, thể loại truyện ngắn góp phần hoàn chỉnh diện mạo nền văn học Nhật Bản hiện đại. Trong số các nhà văn tiên phong của thời kì này, Akutagawa Ryunosuke (1892-1927) là một phong cách văn chương độc đáo: “Akutagawa Ryunosuke vụt qua trên nền trời văn học Nhật Bản như một ngôi sao băng, thật sáng nhưng cũng thật ngắn ngủi. Người ta trầm trồ ca ngợi tài năng ông và người ta tiếc thương cho số phận ông” [2, tr.9]. Tuy hiện diện chỉ hơn mười năm nhưng Akutagawa đã cống hiến cho sự nghiệp văn học dân tộc nhiều thành tựu. Giải thưởng văn chương mang tên ông đến nay vẫn là một danh dự cao quý đối với những nhà văn Nhật Bản. Cùng với Natsume Soseki và Mori Ogai, Akutagawa được đánh giá là một trong những nhân tố cơ bản của nền văn học Nhật Bản hiện đại. Sáng tác của ông rất đa dạng với các thể loại truyện ngắn, tiểu thuyết, tự truyện, tiểu luận phê bình. Trong đó, truyện ngắn chiếm vị trí quan trọng và gặt hái được nhiều thành công hơn cả. Các tác phẩm thuộc thể loại này không chỉ khẳng định sự nghiệp sáng tác của nhà văn mà còn có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển văn học Nhật Bản. Để tìm hiểu về Akutagawa và diện mạo của nền văn học Nhật Bản hiện đại, đề tài của luận văn hướng đến mục tiêu nghiên cứu một cách có hệ thống những đặc trưng thể loại truyện ngắn trong tuyển tập Trinh tiết. Sở dĩ chúng tôi lựa chọn như vậy vì tuyển tập này đáp ứng những điều kiện cần thiết để triển khai đề tài. Từ đó luận văn tìm ra những đặc trưng truyện ngắn Akutagawa để thấy được đóng góp của nhà văn trong tiến trình hiện đại hóa văn học Nhật Bản.
- 2 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Những công trình nghiên cứu về Akutagawa có tính chất giới thiệu về cuộc đời, sự nghiệp sáng tác cũng như các tác phẩm nổi bật nhất của nhà văn. Về thể loại truyện ngắn, các tác giả đã khái quát những nét cơ bản. Các nhà nghiên cứu đều đánh giá chung về toàn bộ sự nghiệp sáng tác của Akutagawa. Trong bài viết “Các khuynh hướng phản tự nhiên chủ nghĩa trong văn học Nhật Bản nửa đầu thế kỉ XX”, Khương Việt Hà nhận định Akutagawa là thủ lĩnh của trường phái Tân hiện thực đồng thời là cây bút kiệt xuất với trên 140 truyện ngắn. Bài viết “Một đôi nét về Akutagawa và truyện ngắn của ông” của tác giả Phong Vũ cũng khẳng định Akutagawa là một trong những hiện tượng văn học phức tạp, mâu thuẫn, song lại hết sức hấp dẫn trong văn học Nhật đầu thế kỉ XX. Nhà văn Nhật Bản hiện đại này được công nhận là bậc thầy ưu tú ở thể loại truyện ngắn. Ở công trình Tổng quan văn học Nhật Bản của Nguyễn Nam Trân, Akutagawa và Shiga được đánh giá là hai đỉnh cao về thể loại truyện ngắn. Hữu Ngọc trong tác phẩm Dạo chơi vườn văn Nhật Bản cũng thống nhất quan điểm với các tác giả trên khi khẳng định Akutagawa là nhà văn Nhật hiện đại đầu tiên nổi tiếng nhất ở phương Tây. Trong số những công trình nghiên cứu về văn học Nhật Bản hiện đại, Những cây bút kiệt xuất trong văn học Nhật Bản hiện đại của Nguyễn Tuấn Khanh là tác phẩm nghiên cứu có hệ thống về 9 nhà văn hiện đại được đánh giá cao tại Nhật. Trong đó, Akutagawa được xem là nhân vật văn học nổi bật nhất trong mười lăm năm của thời đại Taisho. Các truyện ngắn của nhà văn cho đến nay vẫn được xếp vào hàng kinh điển. Về phương diện đề tài, quan điểm của các tác giả Khương Việt Hà, Nguyễn Tuấn Khanh, Nguyễn Nam Trân, Hữu Ngọc, Phong Vũ… đều thống nhất khi nhận định truyện ngắn của Akutagawa mở rộng đề tài trên nhiều
- 3 phương diện. Đặc biệt, hầu hết các truyện ngắn nổi tiếng sáng tác trong thời kì đầu đều đề cập tới quá khứ. Theo Nguyễn Tuấn Khanh, giai đoạn lịch sử ưa thích nhất của Akutagawa là thế kỉ XII, khi Kyoto bị các thảm họa ụp xuống phá hủy; kế đến là thế kỉ XVI, khi ảnh hưởng của Thiên Chúa giáo đã đạt đến đỉnh cao ở Nagazaki và buổi đầu kỉ nguyên Minh Trị. Sở dĩ nhà văn bị những thời gian và địa điểm cách xa thu hút vì “chúng có khả năng xử lí những vấn đề bất thường, siêu nhiên, hoặc kì diệu” [36, tr.198]. Vào những năm tháng cuối đời, Akutagawa đã chuyển hướng sáng tác “từ phê phán sự không hoàn thiện cá nhân tới sự không hoàn thiện của xã hội” [1, tr.11]. Về cốt truyện và nhân vật, tác giả Nguyễn Tuấn Khanh cho rằng những sáng tác của Akutagawa gây được hiệu quả sinh động nhờ những tình tiết phát hiện ra từ truyện cổ. Nhà văn luôn day dứt trong việc tạo ra ấn tượng sống động bằng cách bổ sung những tình tiết- thường là khắc nghiệt hoặc độc ác- lấy trực tiếp từ các tác phẩm như Konjaku Monogatari. Các cốt truyện đều có đặc điểm chung là “dựa trên lịch sử xa xưa của Nhật Bản nhưng lại được trình bày dưới một hình thức hiện đại” [36, tr.191]. Nhà văn thường đầu tư xây dựng bố cục rất chặt chẽ. Nguyễn Nam Trân cũng chỉ ra rằng khi xây dựng truyện dã sử, Akutagawa đã “chuẩn bị chu đáo như Gogol từ cấu trúc đến các tình tiết tính toán kĩ lưỡng để có hiệu năng tối đa” [58, tr.394]. Ở phương diện xây dựng nhân vật, Phong Vũ nhận định rằng tuy Akutagawa hầu như không thay đổi gì cốt truyện vay mượn nhưng nhà văn đặt nhân vật vào những hoàn cảnh khác thường và tạo nên một màu sắc hoang đường nào đó để nghiên cứu tính cách con người. Mục đích của ông là vạch rõ những vận động tâm hồn của mỗi nhân vật, từ đó khám phá ra bản chất của họ. Thông qua tác phẩm, Akutagawa đã “đặt ra những vấn đề đức đạo đức, thẩm mĩ hiện đại” [1, tr.11]. Ngoài ra, tác giả Nguyễn Nam Trân cũng cho rằng Akutagawa có sự học hỏi từ các nhà văn tiền bối. Như Mori Ogai với
- 4 thái độ khô khan, lạnh lùng khi trực diện với nhân vật, sự tình hoặc chủ đề “sự ích kỉ của người đời” được gợi ý từ các sáng tác của Natsume Soseki. Bên cạnh đó, Akutagawa cũng là một trong những tác giả tiên phong tiếp nhận kĩ thuật viết văn phương Tây. Theo Nguyễn Tuấn Khanh: “Akutagawa chịu ảnh hưởng nhiều qua việc đọc các tác phẩm văn học châu Âu trong việc phân tích tâm lí nhân vật” [36, tr.192]. Các nhà nghiên cứu đều đề cao kĩ thuật viết của Akutagawa. Theo Khương Việt Hà, đó là “sự phản ánh thực tại trong dòng lãng mạn buông thả nhằm tái tạo một hiện thực mới” còn văn phong thì “mỉa mai gợi tả sâu sắc theo khuynh hướng Tân hiện thực” [25, tr.127]. Truyện ngắn của Akutagawa đã phản ánh sự nhạy cảm nội tâm cũng như chiều sâu tri thức của nhà văn- một người am hiểu văn chương phương Đông lẫn phương Tây. Theo Nguyễn Tuấn Khanh, nét nổi bật của bút pháp Akutagawa là “lập dị và hài hước, đôi lúc sa vào chủ nghĩa duy cảm” [36, tr.127]. Hữu Ngọc nhận định văn chương Akutagawa “pha trộn giữa hiện thực và huyền ảo, hoa mỹ nhưng súc tích, bố cục chặt chẽ” [47, tr.26]. Lối hành văn của Akutagawa được Nguyễn Nam Trân đánh giá là sự “liên kết trí thông minh và chất thơ” tạo nên những tác phẩm “chứa đầy tình huống cực đoan, nhuốm màu hài hước lẫn chua cay”. Và “văn chương ông hàm chứa một sự mơ hồ để ai muốn hiểu sao thì hiểu như khi ông nói “núi Lư Sơn có thể nhìn từ nhiều góc cạnh khác nhau” [58, tr.394]. Về triết lí văn chương của Akutagawa, Nguyễn Nam Trân nhấn mạnh: “nhà văn đã thể hiện trong sáng tác của mình một nhân sinh quan yếm thế, luôn day dứt vì không lựa chọn được: nghệ thuật vị nghệ thuật hay nghệ thuật vị nhân sinh” [58, tr.395]. Bài viết “Những cách tân nghệ thuật theo hướng hiện đại hóa trong truyện ngắn của Akutagawa” của tác giả Hoàng Thị Xuân Vinh đưa ra những
- 5 nhận định khá mới mẻ về truyện ngắn của nhà văn tài hoa. Tác giả nhận định truyện ngắn của Akutagawa đã xóa nhòa lằn ranh thể loại, sử dụng các kiểu kết cấu như mảnh vỡ, mờ hóa, ảo hóa; hòa lẫn giữa các ngôn ngữ như giễu nhại, nghịch dị, chất hài hước đen và yếu tố kì ảo. Bài viết đi đến kết luận lối viết của Akutagawa nếu xóa tên tác giả, đất nước và thời đại có thể sẽ khiến độc giả nghĩ rằng đó là cách viết hậu hiện đại. Đây là cách nhìn khá mới mẻ cần xem xét thấu đáo hơn. * Nhận xét chung Qua việc khảo sát lịch sử nghiên cứu vấn đề, chúng tôi rút ra một số nhận xét như sau: Thứ nhất, các nhà nghiên cứu đều thống nhất khi khẳng định tài năng ở lĩnh vực truyện ngắn và khuynh hướng sáng tác của Akutagawa. Tuy nhiên, các tác giả chưa đặt truyện ngắn Akutagawa vào bối cảnh văn học Nhật Bản đương thời để thấy rõ hướng đi riêng của nhà văn. Do đó những nhận định còn mang tính khái quát và chưa thật sự thuyết phục. Thứ hai, về đặc trưng truyện ngắn của Akutagawa, các nhà nghiên cứu đã khái quát từng tác phẩm thuộc nhiều thể loại (truyện ngắn, tiểu thuyết, tự thuật) nhưng chưa nghiên cứu đặc trưng truyện ngắn trong một hệ thống. Do đó, vấn đề này vẫn chưa được nhìn nhận đầy đủ. Với đề tài nghiên cứu, luận văn bước đầu tìm hiểu theo hệ thống đặc trưng của truyện ngắn Akutagawa Ryunosuke trong tuyển tập Trinh tiết và một số truyện ngắn khác của ông. Từ đó, luận văn đi đến khẳng định đặc trưng truyện ngắn và vị trí của Akutagawa trong nền văn học Nhật Bản hiện đại. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng mà đề tài nghiên cứu là Tuyển tập Trinh tiết và đặc trưng truyện ngắn Akutagawa Ryunosuke. Phạm vi nghiên cứu của luận văn là 30
- 6 truyện ngắn được in trong tuyển tập Trinh tiết do Đinh Văn Phước tuyển chọn, được Nxb Văn học phát hành năm 2006. Ngoài ra, luận văn còn khảo sát tuyển tập Trong rừng trúc do Phong Vũ dịch và các tuyển tập truyện ngắn Nhật Bản hiện đại khác. 4. Phương pháp nghiên cứu - Cấu trúc và hệ thống là phương pháp được sử dụng để xác lập nguyên tắc tư duy nghệ thuật của nhà văn. - Phương pháp loại hình nhằm xác lập đặc trưng loại hình tư duy nghệ thuật truyện ngắn. - Phương pháp so sánh đối chiếu để làm nổi rõ đặc trưng nghệ thuật truyện ngắn của Akutagawa trong mối tương quan với các nhà văn khác. Ba phương pháp này sẽ được chúng tôi sử dụng ở chương hai và ba để chỉ ra những đặc trưng truyện ngắn của Akutagawa. - Phương pháp phê bình tiểu sử giúp chúng tôi có những nhận định đầy đủ và khách quan hơn về cuộc đời và sự nghiệp của tác giả sẽ được sử dụng ở chương một của luận văn. 5. Đóng góp của luận văn Luận văn hướng đến mục tiêu: - Qua tuyển tập Trinh tiết và các truyện ngắn của Akutagawa để bước đầu tìm hiểu đặc trưng nghệ thuật truyện ngắn Akutagawa, phân tích những biểu hiện cụ thể và giá trị các đặc trưng ấy nhằm chỉ ra sự thống nhất chặt chẽ giữa tư tưởng và bút pháp nghệ thuật của nhà văn này. - Xác lập vị thế Akutagawa trong tiến trình phát triển của văn học Nhật Bản hiện đại ở thể loại truyện ngắn. - Tạo dựng cơ sở ban đầu để nghiên cứu về phong cách truyện ngắn Akutagawa.
- 7 6. Bố cục luận văn Ngoài phần Dẫn nhập, Kết luận và Tài liệu tham khảo, luận văn được trình bày theo ba chương chính: Chương 1: Truyện ngắn Nhật Bản đầu thế kỉ XX và “bậc thầy truyện ngắn” Akutagawa Ryunosuke Chương 2: Tuyển tập Trinh tiết và nỗi buồn về “sự thất bại của lí trí” Chương 3: Tuyển tập Trinh tiết và những cách tân nghệ thuật truyện ngắn
- 8 Chương 1. TRUYỆN NGẮN NHẬT BẢN ĐẦU THẾ KỈ XX VÀ “BẬC THẦY TRUYỆN NGẮN” AKUTAGAWA RYUNOSUKE 1.1. Đặc điểm truyện ngắn Nhật Bản đầu thế kỉ XX 1.1.1. Tình hình xã hội Nhật Bản đầu thế kỉ XX Đầu thế kỉ XX, Nhật Bản diễn ra nhiều sự kiện quan trọng. Cuộc cách mạng Minh Trị (1868) làm thay đổi diện mạo đất nước một cách toàn diện. Trước đó, Nhật Bản kém phát triển do chính sách bế quan tỏa cảng của chính quyền Mạc phủ. Sợ hãi trước sự bành trướng của Thiên Chúa giáo và tham vọng xâm lược của chủ nghĩa thực dân, chính phủ Nhật Bản ngăn cấm giao lưu thương mại trong nước và bên ngoài. Chính sách này đã làm cho Nhật Bản vốn dĩ cách biệt với thế giới lại càng trở nên biệt lập. Tuy nhiên, tình trạng này không kéo dài. Xu thế phát triển chung buộc Nhật Bản không thể đi chệch qui luật. Dưới áp lực quân sự của Mĩ, Nhật Bản đã lần lượt kí kết các hiệp ước, mở đầu là Kanagawa (1854), đánh dấu sự sụp đổ của Mạc phủ và bắt đầu thời kì hiện đại hóa. Sau gần ba thế kỉ, quyền cai trị đất nước được trao lại cho Thiên hoàng. Năm 1868, cuộc cách mạng dưới sự lãnh đạo của Minh Trị Thiên hoàng đã xóa bỏ hoàn toàn chế độ Mạc phủ. Từ đây, Nhật Bản mở cửa và giao lưu với bên ngoài sau thời kì bế quan tỏa cảng. Đây cũng là con đường chung của các nước trong khu vực giai đoạn giữa thế kỉ XIX. Ví dụ như cuộc chiến tranh nha phiến năm 1842 chính thức báo hiệu cuộc xâm lăng của phương Tây vào Trung Hoa, năm 1858 chiến hạm Pháp và Tây Ban Nha tấn công vào bán đảo Sơn Trà của Việt Nam… Sau khi nắm quyền, Thiên hoàng tiến hành nhiều cải cách quan trọng như xóa bỏ chế độ đẳng cấp khắt khe, sự phân biệt giới tính, địa vị; Âu hóa đời sống xã hội về nhiều mặt… Cụ thể là bốn tầng lớp trong xã hội gồm võ sĩ, nông dân, thợ thủ công, thương nhân được xem như bình đẳng. Do tầng lớp
- 9 võ sĩ bất bình nên chính phủ dùng tiền để xoa dịu, dẫn đến việc hình thành giai cấp võ sĩ quí tộc tư sản. Chủ trương xây dựng đất nước theo con đường quân sự của họ là nguyên nhân khiến Nhật trở thành đế quốc phong kiến quân phiệt sau này. Bên cạnh đó, việc tuyển chọn cán bộ cũng có thay đổi. Nguồn gốc không còn là ưu tiên hàng đầu mà năng lực cá nhân mới được xem trọng. Thời kì này, nhiều phái đoàn Nhật được cử sang phương Tây để học hỏi về hành chính và kĩ thuật. Giáo trình đại học qui định nội dung giảng dạy phải đề cập đến các thành tựu mới về khoa học kĩ thuật. Quân đội được huấn luyện, tổ chức theo mô hình phương Tây như lục quân Đức, hải quân Anh… Ngoài ra, giảng viên nước ngoài được hưởng chế độ ưu đãi đặc biệt để ra sức cống hiến. Mức lương họ nhận cao gấp mười lần so với công chức Nhật đương thời. Những chính sách trên tạo nên cuộc cách mạng toàn diện trong xã hội Nhật. Sự tiến bộ vượt bậc của Nhật là một kì tích khiến thế giới kinh ngạc. Đất nước Nhật Bản do đó tiến nhanh trên con đường tư bản chủ nghĩa, rút ngắn thời gian công nghiệp hóa và chuyển sang giai đoạn đế quốc quân phiệt. Khi Thiên hoàng qua đời thì triều đại Minh Trị kết thúc. Nhật Bản bước vào thời kì lịch sử mới với hai triều đại Taisho (1912-1926) và Showa (1926- 1989). Thời kì Taisho, các trào lưu dân chủ phát triển, tạo điều kiện thuận lợi cho những hoạt động của giới trí thức. Lượng sách báo xuất bản tăng vọt. “Vào giữa thập niên 1920, đã có ba tờ báo Nhật phát hành từ một triệu đến một triệu rưỡi số mỗi ngày” [36, tr.13]. Đây là một tín hiệu cho thấy sự phát triển đời sống tinh thần của toàn xã hội. Giai đoạn đầu thế kỉ XX được đánh dấu bởi nhiều cuộc chiến tranh như Trung- Nhật (1894-1895), Nga- Nhật (1904-1905), chiến tranh thế giới II. Đây là chặng đường phát triển không bình thường nhất của nước Nhật hiện đại.
- 10 Một cố vấn quân sự Nhật từng nhận định rằng Triều Tiên như một mũi dao chỉ thẳng vào trái tim nước Nhật. Sự hiện diện của bất kì cường quốc quân sự nào tại Triều Tiên là mối đe dọa phải loại bỏ. Do đó, Nhật Bản kiên quyết chấm dứt ảnh hưởng của Trung Quốc lên bán đảo này. Khi chiến tranh Trung Nhật (1894-1895) nổ ra, nước Nhật thắng trận. Kết quả này càng khẳng định thành công của công cuộc Duy Tân. Chiến tranh Nga- Nhật (1904-1905) là cuộc đại chiến đầu tiên của thế kỉ XX. Xung đột xảy ra giữa hai nước nhằm giành quyền kiểm soát Mãn Châu và Triều Tiên. Kết quả là Nhật Bản lại chiến thắng. Tham vọng bành trướng chủ nghĩa quân phiệt của Nhật do đó tiếp tục được nuôi dưỡng. Thắng lợi liên tiếp khiến Nhật Bản nảy sinh ý đồ chiếm Trung Quốc và các nước lân cận. Nguồn tài nguyên dồi dào ở các nước này luôn khiến đất nước ít được thiên nhiên ưu đãi như Nhật thèm khát. Khi thế chiến thứ hai nổ ra, Nhật Bản nhanh chóng bị cuốn vào chiến tranh. Tuy nhiên, do không đủ thế và lực để đương đầu với lực lượng của Mỹ cũng như Đồng Minh, Nhật Bản thảm bại nặng nề. Hơn hai triệu người chết, buộc phải kí kết các hiệp ước bất bình đẳng, đất nước bị tàn phá… là bài học xương máu mà Nhật không thể quên. Bối cảnh lịch sử trên đây đã có tác động to lớn đến đời sống xã hội nói chung tình hình sáng tác văn học của Nhật Bản nói riêng. 1.1.2. Đời sống văn học Nhật Bản đầu thế kỉ XX Đối với các nước nằm trong khu vực văn hóa chữ Hán, mặc dù nhu cầu đổi mới văn học đã có từ giai đoạn hậu kì trung đại, nhưng nếu không bị phương Tây xâm lăng thì thời đại mới trong văn học chưa thể bắt đầu. Do đó việc đổi mới văn học của Nhật Bản nói riêng và các nước trong khu vực nói chung không phải là quá trình tiệm tiến, hình thành từ những yếu tố nội sinh mà là sự chuyển biến đứt gẫy sang mô hình văn học hiện đại.
- 11 Có thể nhận thấy rằng, đầu thế kỉ XX là giai đoạn hình thành nền văn học Nhật Bản hiện đại. Nhìn chung, các công trình nghiên cứu đều thống nhất rằng nền văn học này bắt đầu từ sau cách mạng Minh Trị (1868), đúng hơn là khoảng hai thập kỉ sau đó- từ những năm 1888. Khi ấy, những cải cách đã dần đi vào đời sống. Sự tiếp thu ảnh hưởng phương Tây cũng như tìm tòi giá trị truyền thống đã bắt đầu mang lại kết quả. Theo các nhà nghiên cứu, có nhiều cách phân chia các thời kì văn học Nhật Bản hiện đại. Cách thứ nhất cho rằng có ba giai đoạn gồm thời Duy Tân Minh Trị (1868-1912), Taisho (1912-1926) và Showa (1926-1989). Cách thứ hai thì xem kỉ nguyên Showa có giai đoạn trước chiến tranh (1926-1941) và giai đoạn sau chiến tranh (1941-1989) [36, tr.16]. Cách thứ ba cho rằng thời tiền cận kim, cận kim của văn học Nhật Bản lồng vào hai triều đại là Minh Trị (1868-1912), Taisho (1912-1926) [58, tr.306]. Cách thứ tư xem văn học hiện đại Nhật Bản bắt đầu từ thời Minh Trị, còn văn học đương đại thì từ năm 1945 [47, tr.21]… Như vậy, sự phân chia các giai đoạn văn học Nhật Bản hiện đại có khác biệt vì dựa trên những tiêu chí khác nhau. Nếu xem xét những truyện ngắn của Akutagawa- được xem là một trong những nhà văn khởi đầu văn học Nhật Bản hiện đại- thì chúng ta sẽ khảo sát trong giai đoạn nào? Việc lựa chọn mốc thời gian này có ý nghĩa quan trọng để thấy được vị trí và những đóng góp của Akutagawa. Akutagawa Ryunosuke (1892-1927) chính thức xuất hiện với truyện ngắn đầu tay Tuổi già (1914). Ông liên tục sáng tác đến năm 35 tuổi và được đánh giá là nhân vật nổi bật nhất trong mười lăm năm của thời đại Taisho (1912-1926). Do đó, nếu xem xét truyện ngắn Akutagawa trong văn học Nhật Bản đầu thế kỉ XX, giai đoạn từ sau cải cách Minh Trị 1868 cho đến trước năm 1945 thì đối tượng khảo sát để so sánh là những truyện ngắn của các tác
- 12 giả trong cùng thời kì. Các nhà văn gồm Mori Ogai (1862-1922), Natsume Soseki (1867-1916), Arishima Takeo (1878-1923), Shiga Naoya (1883-1971), Tanizaki Junichiro (1886-1965), Yokomitsu Riichi (1898-1947), Kawabata Yasunnari (1899- 1972), Dazai Osamu (1909-1948). Xuất phát từ những đặc điểm nổi bật của thể loại truyện ngắn trong giai đoạn này, chúng ta sẽ có căn cứ để đánh giá được vị thế và tầm vóc của Akutagawa. Luận văn chọn khoảng thời gian từ 1868-1945 vì đây là thời kì đầu của văn học Nhật Bản hiện đại, tính chất mở đường, thể nghiệm thể hiện rõ trong các sáng tác. Từ sau thảm bại chiến tranh thế giới lần hai, xã hội Nhật Bản đau thương và kiệt quệ. Theo đó, văn học đã có sự chuyển hướng, mang màu sắc và âm hưởng khác biệt giai đoạn trước. Có hai khuynh hướng chính hầu như đối lập là kế tiếp và đoạn tuyệt với quá khứ. Kế tiếp để gìn giữ một truyền thống đã có từ nhiều thế kỉ, đoạn tuyệt để xóa sạch tàn tích của thời quân phiệt và xây dựng một nền văn học thích nghi với xã hội mới. Do đó, khoảng thời gian nói trên là tương đối để nhìn nhận đặc trưng thể loại truyện ngắn của Akutagawa. Khảo sát giai đoạn từ 1868-1945, chúng tôi nhận thấy những đặc điểm nổi trội của văn học Nhật Bản như sau: Dưới sức ép từ bên ngoài, Nhật Bản đã hiện đại hóa, phương Tây hóa về mọi phương diện. Đội ngũ nhà văn vừa am hiểu văn học truyền thống vừa là những trí thức Tây học thời đại “khai sáng”. Họ tiếp cận các tác gia lớn, các luồng tư tưởng, sự cách tân kĩ thuật viết từ những tác phẩm văn học hiện đại của phương Tây như Đức, Anh, Pháp… Những tác phẩm đầu tiên được dịch ở Nhật Bản là Robinson Crusoe (Daniel Defoe), Tám mươi ngày vòng quanh thế giới (Jules Verne), Bá tước Monte Cristo (A.Dumas), Nhật kí người đi săn (Turgeniev), Tội ác và hình phạt (Dostoievski), Nỗi đau của chàng Werther
- 13 (Goethe)… Có thể thấy “Văn học dịch đã đem đến một mô hình mới, thị hiếu thưởng thức mới, đồng thời đáp ứng được nhu cầu thể hiện tình cảm mới- tự do, phóng khoáng, ít bị câu thúc hơn” [20, tr.19]. Qua công việc dịch thuật và sáng tác, các nhà văn trở thành những người “dịch văn hóa” ý thức sâu sắc về sứ mệnh thúc đẩy nền văn học Nhật đang tụt hậu nhanh chóng hội nhập với phương Tây. Họ là lực lượng nòng cốt góp phần hình thành nên các tư trào lớn trong văn học Nhật thời kì này. Bên cạnh đó, việc dịch các tác phẩm mới cũng nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ, hình thành văn hóa đọc nổi tiếng của Nhật Bản. Như trường hợp quyển sách Bàn về Tự do (On Liberty) của John Stuart Mill. Sách được xuất bản ở Anh năm 1859, cùng năm với Thuyết tiến hoá của Charles Darwin. Bàn về Tự do là một quyển sách rất có ảnh hưởng ở phương Tây và ngày nay vẫn còn tiếp tục được đọc. Khi dịch sang tiếng Nhật, sách bán được trên một triệu bản. Đây là con số “khủng” nếu ta biết rằng thời kì này dân số Nhật Bản chỉ khoảng trên 30 triệu! Tất cả xuất phát từ ý thức dân tộc mạnh mẽ- không thể yêu nước trong sự vô minh. Người Nhật lên cơn sốt đọc với khao khát nhanh chóng nắm được bí quyết của phương Tây nhằm thực thi câu khẩu hiệu thời kì này: “Hãy làm giàu cho đất nước, hãy làm cho quân đội hùng mạnh” [52, tr.356]. Bên cạnh sự hiện đại hóa, phương Tây hóa, âm hưởng chiến tranh của giai đoạn này tác động mạnh mẽ đến văn học. Sau chiến tranh Nga- Nhật (1904-1905), Nhật Bản phải trả giá đắt. Chiến thắng mang đến nhiều lo âu và sự vỡ mộng cho giới văn nhân trí thức. Giai đoạn cuối thời kì Minh Trị và những năm đầu thời Taisho được gọi tên là “thời vỡ mộng” hay “thời tự thú” của văn học Nhật. Trong bối cảnh đó, một tư trào văn học lớn nổi lên. Đó là chủ nghĩa tự nhiên với khuynh hướng phát huy “cái tôi” đậm màu sắc lãng mạn; chọn lối miêu tả khách quan, lí trí và bộc lộ suy nghĩ của mình. Đây là
- 14 dòng “văn học hiện thực quan chiếu”- “nhìn ngắm sự vật kề bên theo cách nó thể hiện ra”, xem “nghệ thuật là thực tế” [58, tr.333]. Tuy các nhà văn thế hệ sau tỏ ra lãnh đạm và chống đối chủ nghĩa tự nhiên nhưng họ không thể phủ nhận ảnh hưởng to lớn của nó trong văn học Nhật. Chuyển sang những năm đầu thời Taisho, các khuynh hướng phản tự nhiên chủ nghĩa nổi lên. Chúng tạo nên bức tranh văn học hiện đại vô cùng sống động. Đây cũng là một thời kì tương đối phức tạp trong lịch sử phát triển văn học. Có một số khuynh hướng chính sau: Cao sang (yoyuha) sử dụng lối văn chan chứa tình cảm, để lại cảm xúc sâu lắng trong lòng người, đặt trọng tâm vào việc làm giàu kiến thức. Khuynh hướng này chống lại tính chất nội quan không màu sắc cũng như tư tưởng bi quan của chủ nghĩa tự nhiên. Các nhà văn chủ trương trở về với xúc cảm và cái đẹp- ngọn nguồn của sáng tác văn học. Đại diện là Mori Ogai, Natsume Soseki, Masaoka Shiki… Tác phẩm nổi bật của Natsume Soseki là Tôi là con mèo với hình tượng một con mèo nằm lắng nghe các nhà khoa học tranh cãi, Cỏ ngu mĩ nhân thể hiện phong cách đẹp và chân dung hoàn hảo nhất về lớp trẻ thời đại. Mori Ogai góp mặt với các tiểu thuyết phê phán chính sách của chính phủ như Pháo đài tĩnh lặng hoặc tiểu thuyết với đề tài những trải nghiệm tình yêu- Vũ nữ… Chủ nghĩa Duy mĩ chống lại lối hành văn khô khan không màu sắc của chủ nghĩa tự nhiên, đề cao giá trị thẩm mĩ và nhục cảm. Tiêu biểu là Tanizaki Junichiro, Nagai Kafu… Tác phẩm nổi bật của Nagai Kafu là tiểu thuyết Đua tranh kể về ba nàng geisha tranh giành khách, Okamezasa châm biếm chua cay những kẻ có thế lực thường lui tới với gái giang hồ… Tanizaki gây ấn tượng mạnh với truyện ngắn Bàn chân Fumiko kể về ông già có khuynh hướng bái vật giáo- say mê đôi chân cô gái trẻ, tiểu thuyết Chìa khóa kể về đời sống tình dục khác thường của vị giáo sư già. Tác giả đã làm nổi bật sự
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn viết về đề tài tình yêu của Phạm Thị Hoài, Nguyễn Thị Thu Huệ, Phan Thị Vàng Anh
185 p | 265 | 50
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Thiên nhiên trong thơ chữ Hán Nguyễn Du
152 p | 307 | 46
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc trưng nghệ thuật của văn tế Nôm trung đại
132 p | 119 | 32
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học nước ngoài: Kiểu nhân vật kiếm tìm trong tiểu thuyết
20 p | 214 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Yếu tố kì ảo trong văn xuôi trung đại (thế kỉ XV đến thế kỉ XIX)
115 p | 115 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong lý luận Văn học ở Việt Nam từ 1975 đến nay
166 p | 154 | 28
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Hồn - Tình - Hình - Nhạc trong thơ Hoàng Cầm
184 p | 158 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Văn hóa dân gian trong tiểu thuyết
114 p | 153 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc điểm nghệ thuật thơ Bùi Giáng
168 p | 148 | 22
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Nhân vật trí thức văn nghệ sĩ trong văn xuôi Việt Nam hiện đại
151 p | 101 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Thể loại phóng sự Việt Nam từ 1975 đến nay (qua một số tác giả tiêu biểu)
121 p | 173 | 18
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc điểm văn học tầm căn qua sáng tác của Phùng Ký Tài (Roi thần, Gót sen ba tấc, Âm dương bát quái)
132 p | 145 | 17
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Khảo sát truyện cổ dân gian Ê Đê dưới góc độ loại hình
167 p | 123 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Những đóng góp của Tuệ Trung Thượng sĩ cho thơ Thiền Việt Nam
132 p | 160 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc điểm văn xuôi nghệ thuật Dạ Ngân
168 p | 147 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Thiền uyển tập anh từ góc nhìn văn chương
108 p | 124 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc điểm tiểu thuyết, truyện ngắn của Nguyễn Văn Xuân
172 p | 82 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học Việt Nam: Tìm hiểu đặc sắc nghệ thuật của nhà văn Nguyễn Tuân trước Cách mạng tháng Tám năm 1945
91 p | 64 | 8
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn