intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Văn học: Văn hóa tâm linh trong truyện ngắn, tiểu thuyết Việt Nam (1932 – 1945)

Chia sẻ: Lavie Lavie | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:168

113
lượt xem
25
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn Thạc sĩ Văn học: Văn hóa tâm linh trong truyện ngắn, tiểu thuyết Việt Nam (1932 – 1945) được thực hiện nhằm tìm hiểu về những biểu hiện của văn hóa tâm linh trong truyện ngắn, tiểu thuyết Việt Nam (1932 – 1945) và hiệu quả thẩm mỹ của nó.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Văn học: Văn hóa tâm linh trong truyện ngắn, tiểu thuyết Việt Nam (1932 – 1945)

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH  Phạm Thị Xuân Lan VĂN HÓA TÂM LINH TRONG TRUYỆN NGẮN, TIỂU THUYẾT VIỆT NAM (1932 – 1945) LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC Thành phố Hồ Chí Minh – 2012
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH  Phạm Thị Xuân Lan VĂN HÓA TÂM LINH TRONG TRUYỆN NGẮN, TIỂU THUYẾT VIỆT NAM (1932 – 1945) Chuyên ngành : Văn học Việt Nam Mã số : 60 22 34 LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. LÊ THU YẾN Thành phố Hồ Chí Minh – 2012
  3. LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện đề tài này, ngoài việc cố gắng của bản thân, người viết đã nhận được rất nhiều sự động viên giúp đỡ từ thầy cô, bạn bè, cơ quan công tác và các tổ chức ban ngành của trường ĐHSP TP. HCM. Trước tiên người viết xin bày tỏ lòng biết ơn của mình với PGS. TS Lê Thu Yến – Phó chủ nhiệm Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư Phạm Thành Phố Hồ Chí Minh. PGS. TS Lê Thu Yến đã tận tình giúp đỡ người viết làm sáng tỏ các vấn đề được triển khai trong đề tài suốt quá trình thực hiện luận văn. Xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong Ban chủ nhiệm Khoa Ngữ văn, phòng SĐH Trường ĐHSP Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho người viết hoàn thành luận văn này. Xin cảm ơn BGH Trường THPT Nguyễn Văn Trỗi đã tạo điều kiện thuận về thời gian công tác để người viết hoàn thành luận văn. Xin chân thành cảm ơn các đồng nghiệp và bạn bè đã giúp đỡ và động viên người viết trong suốt quá trình làm luận văn. TP. Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2012 Người viết
  4. MỤC LỤC DẪN NHẬP ............................................................................................................... 1 1. Lí do chọn đề tài .................................................................................................. 1 2. Lịch sử vấn đề ...................................................................................................... 3 3. Mục đích nghiên cứu ........................................................................................... 6 4. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................. 6 5. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 7 5.1. Phương pháp lịch sử ...................................................................................... 8 5.2. Phương pháp hệ thống ................................................................................... 8 5.3. Phương pháp so sánh ..................................................................................... 8 5.4. Phương pháp phân tích tổng hợp ................................................................... 8 5.5. Phương pháp liên ngành ................................................................................ 9 6. Đóng góp của luận văn ...................................................................................... 10 7. Bố cục của luận văn ........................................................................................... 10 NỘI DUNG .............................................................................................................. 12 Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG ................................................................ 12 1.1. Văn hóa và văn hóa tâm linh .......................................................................... 12 1.1.1. Văn hóa..................................................................................................... 12 1.1.2. Tâm linh ................................................................................................... 14 1.1.3. Văn hóa tâm linh ...................................................................................... 18 1.2. Cơ sở hình thành yếu tố tâm linh trong văn hóa Việt Nam ........................... 20 1.2.1. Nền văn hóa gốc nông nghiệp trồng lúa nước......................................... 21 1.2.2. Tư tưởng Nho- Phật- Đạo và các tôn giáo khác ....................................... 24 1.3. Truyện ngắn, tiểu thuyết Việt Nam giai đoạn 1932-1945 .............................. 25 1.3.1. Bối cảnh văn học 1932-1945 .................................................................... 25 1.3.2. Thể loại truyện ngắn, tiểu thuyết có yếu tố tâm linh trong văn học Việt Nam 1932-1945 .................................................................................................. 28
  5. 1.4. Cơ sở hình thành yếu tố tâm linh trong truyện ngắn, tiểu thuyết Việt Nam1932-1945 ...................................................................................................... 30 1.4.1. Kế thừa yếu tố tâm linh trong văn học dân gian Việt Nam ...................... 31 1.4.2. Kế thừa yếu tố tâm linh trong văn học trung đại Việt Nam ..................... 34 1.4.3. Tiếp biến yếu tố tâm linh trong văn học phương Tây .............................. 37 CHƯƠNG 2: NHỮNG BIỂU HIỆN VĂN HÓA TÂM LINH TRONG TRUYỆN NGẮN, TIỂU THUYẾT VIỆT NAM 1932-1945................................ 40 2.1. Mộng ............................................................................................................... 40 2.2. Cầu cúng, khấn vái ......................................................................................... 48 2.2.1. Cầu đảo .................................................................................................... 48 2.2.2. Thờ cúng .................................................................................................. 55 2.2.3. Khấn vái, thề nguyền ................................................................................ 60 2.2.4. Lập miếu (am, miễu) ................................................................................ 66 2.3. Điềm báo ......................................................................................................... 68 2.4. Phép thuật, bói toán ........................................................................................ 74 2.4.1. Phép thuật, bùa ngải, phù chú .................................................................. 74 2.4.2. Bói toán, tướng thuật ................................................................................ 79 2.5. Linh ứng .......................................................................................................... 82 2.5.1. Quả báo..................................................................................................... 82 2.5.2. Ứng báo .................................................................................................... 86 2.6. Hồn ma, hóa kiếp ............................................................................................ 88 2.6.1. Hồn ma ..................................................................................................... 88 2.6.2. Hóa kiếp ................................................................................................... 96 Chương 3: HIỆU QUẢ THẨM MĨ CỦA YẾU TỐ TÂM LINH TRONG TRUYỆN NGẮN, TIỂU THUYẾT VIỆT NAM 1932-1945.............................. 103 3.1. Yếu tố tâm linh – phản ánh hiện thực ........................................................... 103 3.1.1. Hiện thực đời sống tâm linh ................................................................... 104 3.1.2. Hiện thực xã hội ..................................................................................... 108 3.2. Yếu tố tâm linh – Ý nghĩa nhân văn ............................................................. 111
  6. 3.2.1. Yếu tố tâm linh – Ý nghĩa giáo dục ....................................................... 111 3.2.2. Yếu tố tâm linh – Khát vọng hạnh phúc................................................. 117 3.3. Yếu tố tâm linh – Giá trị nghệ thuật đặc sắc của truyện ngắn, tiểu thuyết Việt Nam 1932-1945 ................................................................................................... 124 3.3.1. Chi tiết, tình huống ................................................................................. 124 3.3.2. Hệ thống ngôn từ .................................................................................... 128 3.3.3. Hệ thống nhân vật................................................................................... 131 3.3.4. Không gian thiêng .................................................................................. 134 3.3.5. Thời gian thiêng ..................................................................................... 137 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 141 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 144
  7. 1 DẪN NHẬP 1. Lí do chọn đề tài Văn học, nghệ thuật cùng với triết học, chính trị, tôn giáo, đạo đức, phong tục… là những bộ phận hợp thành của toàn thể cấu trúc văn hoá. Nếu văn hoá thể hiện quan niệm và cách ứng xử của con người trước thế giới, thì văn học là hoạt động lưu giữ những thành quả đó một cách sinh động nhất. Văn hoá của một dân tộc cũng như của toàn thể nhân loại từng trải qua nhiều chặng đường tìm kiếm, chọn lựa, đấu tranh và sáng tạo để hình thành những giá trị trong xã hội. Văn học vừa thể hiện con đường tìm kiếm đó, vừa là nơi định hình những giá trị đã hình thành. Cũng có thể nói văn học là văn hoá lên tiếng bằng ngôn từ nghệ thuật. Văn học biểu hiện văn hoá, cho nên văn học là tấm gương của văn hoá. Trần Ngọc Thêm đã nhận xét Tiếng Việt “phản ánh rõ hơn đâu hết linh hồn, tính cách của con người Việt Nam và những đặc trưng cơ bản của nền văn hóa Việt Nam” [92; tr 316]. Văn hoá tác động đến văn học không chỉ ở đề tài mà còn ở toàn bộ bầu khí quyển tinh thần bao bọc hoạt động sáng tạo của nhà văn và hoạt động tiếp nhận của bạn đọc. Bản thân nhà văn với thế giới nghệ thuật của mình là một sản phẩm văn hoá. Người đọc, với chân trời chờ đợi hướng về tác phẩm, cũng được rèn luyện về thị hiếu thẩm mỹ trong một môi trường văn hoá nhất định. Chính không gian văn hoá này chi phối cách xử lý đề tài, thể hiện chủ đề, xây dựng nhân vật, sử dụng thủ pháp nghệ thuật… trong quá trình sáng tác; đồng thời cũng chi phối cách phổ biến, đánh giá, thưởng thức… trong quá trình tiếp nhận. Một nền văn hoá cởi mở, bao dung mới tạo điều kiện thuận lợi cho văn học phát triển. Vì vậy, có thể nói văn học là thước đo, là “nhiệt kế” vừa lượng định, vừa kiểm nghiệm chất lượng và trình độ văn hoá của một xã hội trong một thời điểm lịch sử nhất định. Trong tinh thần đó, nhiều nhà nghiên cứu đã căn cứ vào những dữ liệu văn học để tìm hiểu bức tranh văn hoá của một thời đại. Nói cách khác, thực tiễn văn học có thể cung cấp những cứ liệu đáng tin cậy cho khoa nghiên cứu văn hoá. Đối với mỗi quốc gia, văn hóa là giá trị cao quí nhất. Bởi văn hóa (do gốc rễ lịch sử bền sâu bao giờ cũng có tiềm lực trường tồn lớn hơn những thiết chế văn minh). Văn hóa với sự
  8. 2 tích lũy những hằng số lịch sử, mang hồn cốt của một dân tộc và có thể trụ vững theo thời gian đồng thời định hướng sự phát triển của văn minh. Văn hoá chi phối hoạt động và sự phát triển của văn học, thì ngược lại, văn học cũng tác động đến văn hóa, hoặc trên toàn thể cấu trúc, hoặc thông qua những bộ phận hợp thành khác của nó. Những nhà văn tiên phong của dân tộc bao giờ cũng là những nhà văn hoá lớn. Giữa văn học và văn hoá có mối quan hệ hữu cơ mật thiết như vậy, nên việc tìm hiểu văn học dưới góc nhìn văn hoá là một hướng đi cần thiết và có triển vọng. Cùng với những cách tiếp cận văn học bằng xã hội học, mỹ học, thi pháp học… cách tiếp cận văn học bằng văn hoá học giúp chúng ta lý giải trọn vẹn hơn tác phẩm nghệ thuật với hệ thống mã văn hoá được bao hàm bên trong nó. Những yếu tố văn hoá liên quan đến thiên nhiên, địa lý, lịch sử, phong tục, tập quán, ngôn ngữ… có thể được vận dụng để cắt nghĩa những phương diện nội dung và hình thức của tác phẩm. Nó cũng có thể góp phần lý giải tâm lý sáng tác, thị hiếu độc giả và con đường phát triển nói chung của văn học. Văn học Việt Nam giai đoạn 1932-1945 mang những giá trị từ nguồn văn hoá truyền thống âm thầm chảy trong mạch ngầm của nó và thấm vào thế giới hình tượng và ngôn từ của tác phẩm đồng thời có những giá trị văn hoá mới hình thành vào lúc đương thời không thôi cám dỗ, kêu gọi, thách thức. Trong văn học thời kì này, qua tài năng nghệ thuật, sự phá cách, chất hiện đại trong phong cách sáng tác cùng với vốn văn hóa truyền thống sâu rộng của mình, các tác giả đã cho chúng ta hiểu được niềm tin thiêng liêng, tín ngưỡng truyền thống, phong tục tạp quán, nếp cảm nếp nghĩ và những quan niệm thể hiện phương thức tư duy của nhân dân – những điểm cốt lõi tạo nên giá trị văn hóa tinh thần đặc sắc của dân tộc: văn hóa tâm linh. Văn học Việt Nam giai đoạn 1932-1945 một mặt kế thừa các giá trị văn hóa tinh thần của văn học dân gian và văn học trung đại mặt khác đi sâu khám phá tâm hồn phức tạp của con người trong thời đại mới. Sự phá cách, chất hiện đại trong phong cách sáng tác của các nhà văn đã làm nên sự đa sắc cho giai đoạn văn học này. Trong thời đại của chúng ta, vấn đề tâm linh con người được quan tâm chú ý nhiều
  9. 3 hơn bởi “tâm linh trong cuộc sống của con người thuộc về văn hóa, và phải được đối xử một cách văn hóa” [33; tr 328]. Vì vậy chúng tôi chọn đề tài: “Văn hóa tâm linh trong truyện ngắn, tiểu thuyết việt nam 1932-1945” như một hành trình tìm hiểu truyền thống văn hóa Việt Nam trong dòng chảy của văn học dân tộc. 2. Lịch sử vấn đề Tâm linh là vấn đề phức tạp chưa được tìm hiểu thấu đáo. Đã có một thời người ta đồng nhất tâm linh với mê tín dị đoan và ra sức bài trừ. Những năm gần đây, trên tinh thần cởi mở để hòa nhập cùng thế giới, vấn đề tâm linh được đề cập nhiều hơn. Người ta nói nhiều về tâm linh như thế giới tâm linh, đời sống tâm linh, giải tỏa tâm linh, văn hóa tâm linh... Tâm linh đối với văn học đã có gắn kết nhau như duyên nợ nên việc đi sâu khám phá tâm linh sẽ là hướng đi đúng quĩ đạo của văn học, Huỳnh Như Phương cũng có ý cho rằng tìm hiểu tâm linh là hướng đi vào thế giới nội tâm để khám phá chiều sâu tâm linh nhằm nhận diện hình ảnh con người đích thực là ý hướng có triển vọng của nền văn học dân chủ. Con người với đời sống tâm hồn vốn là một kho báu bí ẩn đối với nhà văn. Nói như nhà văn Mô- ôm thì chính đời sống tâm linh đã làm cho bản chất của con người chứa đầy những yếu tố bất ngờ, bí ẩn. Văn học chính là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa tinh thần cho mọi thế hệ. Từ văn học hiểu thêm về văn hóa, đứng ở góc độ văn hóa nhìn sang văn học, văn hóa được nhận ra một cách tinh tế và văn học có nền tảng vững chắc như cội cây đã được sâu rễ bền gốc. Xung quanh đề tài luận văn về Văn hóa tâm linh trong truyện ngắn, tiểu thuyết Việt Nam 1932-1945, trong phạm vi tư liệu sưu tầm được, chúng tôi điểm qua một số công trình, bài báo khoa học có liên quan đến vấn đề này. Về văn hóa tâm linh, trong nhiều công trình nghiên cứu về văn hóa, các tác giả đều có đề cập những vấn đề liên quan đến văn hóa tâm linh. Tuy nhiên sự đề cập mới chỉ dừng lại ở việc nêu hiện tượng, nhìn nhận khái quát. Công trình “Văn hóa tâm linh” (2002) của Nguyễn Đăng Duy giới thiệu những vấn đề về văn hóa tâm linh người Việt ở miền Bắc trong các lĩnh vực: tín
  10. 4 ngưỡng, thần thánh, trời đất, thờ Mẫu, tang ma, thờ cúng tổ tiên, các tôn giáo Phật, Đạo, Thiên chúa giáo. Tác giả nhìn khái quát về tâm linh trong mọi mặt đời sống. Trong đó có khía cạnh tâm linh trong văn học nghệ thuật “tâm linh trong sáng tác văn học nghệ thuật là những hình ảnh, biểu tượng thiêng liêng nào đó mà tác giả thể hiện được ra trong tác phẩm, làm rung động những trái tim, ngấn lệ những tâm hồn” [20; tr 38]. Công trình “Phân tâm học và văn hóa tâm linh” của S.Freud, C.Jung, E.Fromm, R.Assagioli do Đỗ Lai Thúy biên soạn (2004). Công trình này đã đi sâu vào tìm hiểu con người với ba kích thước cơ bản. Đó là con người với bản chất sinh học, con người với bản chất xã hội và con người với bản chất tâm linh. Trong công trình này, S.Freud và C.Jung đã phân tích tâm linh như một lĩnh vực của đời sống tinh thần. Tâm linh không đồng nhất với tín ngưỡng và tôn giáo. Tâm linh không nằm ngoài phạm vi nghiên cứu khoa học, mà còn là đối tượng của khoa học. Tâm linh cùng với khoa học và tôn giáo sẽ đưa con người đến một sự phát triển hài hòa tất cả các mặt sinh học - xã hội - tâm lí - tâm linh. S.Freud đã lí giải tâm linh con người từ nguồn gốc của tục Tôtem và C.Jung lí giải về giấc mơ của con người. Cùng với lí thuyết Phân tâm học và tôn giáo của E.Fromm, lí thuyết Phân tâm học và Thiền, lí thuyết về sự phát triển của siêu cá nhân đã giúp cho chúng ta có cái nhìn khoa học về các hiện tượng tâm linh. Gần với công trình trên là chuyên luận “Tìm hiểu văn hóa tâm linh Nam Bộ” (2004) của Nguyễn Hữu Hiếu bàn về văn hóa tâm linh của người Việt ở Nam Bộ qua tín ngưỡng thờ Mẫu và các lễ hội cổ truyền từ sự ảnh hưởng của văn hóa Chăm. Với công trình nghiên cứu “Văn hóa tâm linh Thăng Long Hà Nội” của Văn Quảng, chúng ta được hiểu thêm những biểu hiện phong phú, đa dạng về tâm thức cũng như hoạt động thờ cúng cụ thể trong đời sống tinh thần, văn hóa tâm linh của cư dân Thăng Long - Hà Nội. Qua đây, tác giả đã giới thiệu về những công trình văn hóa vật chất đậm tính tâm linh: phủ, điện, đình, đền, chùa, miếu… cùng
  11. 5 với những tín ngưỡng thờ Mẫu, thờ cúng các thần và những tín ngưỡng tâm linh nổi bật nhất ở mảnh đất kinh kì ngàn năm văn hiến. Bài viết “Tiếp cận vấn đề tâm linh” của Sơn Nam đã khẳng định tâm linh là vấn đề “bản sắc văn hóa” [69; tr 282], tác giả đã đi tìm ranh giới giữa tâm linh với tín ngưỡng và mê tín. Bài viết “Tinh thần phân tích tâm linh một đặc trưng của chủ nghĩa hiện thực” của PGS.TS. Phùng Quí Nhâm đã góp thêm một cách nhìn về tâm linh con người. Ông xem phân tích tâm linh con người cũng là một trong những đặc trưng quan trọng của chủ nghĩa hiện thực. Trong bài viết “Văn hóa và thị trường” GS.TS. Nguyễn Văn Hạnh nhận định rằng “Tâm linh có vị trí hiển nhiên và nổi bật trong đời sống tinh thần của con người. Có thể coi con người là một sinh vật tâm linh” [33; tr 328]. Trong những công trình bàn về thể loại truyện ngắn, tiểu thuyết Việt Nam 1932-1945 chúng tôi chú ý đến những công trình của Bùi Việt Thắng bởi trong công trình nghiên cứu Truyện ngắn - những vấn đề lý thuyết và thực tiễn thể loại, ít nhất có ba lần Bùi Việt Thắng nhắc đến vấn đề “truyện ngắn được quan niệm là một bộ phận của tiểu thuyết” [90; tr 36-71-132] Bài viết “Tâm linh- bản thể con người” của Nguyễn Kiên trên Tạp chí Tia sáng góp phần làm rõ cốt lõi của đời sống tâm linh ở trong bản thể của con người. Luận văn thạc sĩ của Hoàng Thị Minh Phương về “Văn hóa tâm linh trong văn xuôi trung đại” đã góp phần tìm hiểu những giá trị đặc sắc của các văn hóa tâm linh trong văn xuôi trung đại. Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Thu Hiền đã tìm hiểu “Yếu tố tâm linh trong truyện ngắn sau 1975”. Qua công trình này, chúng ta thấy rằng yếu tố tâm linh có những giá trị như hằng số trong văn học nói riêng và trong đời sống văn hóa Việt nói chung theo suốt chiều dài của lịch sử dân tộc. Mặc dù vấn đề tâm linh trong truyện ngắn, tiểu thuyết Việt Nam 1932-1945 chưa được quan tâm nhiều, nhưng cũng có một vài công trình nghiên cứu liên quan đến tâm linh trong truyện ngắn, tiểu thuyết Việt Nam 1932-1945. Đó là luận văn
  12. 6 thạc sĩ của Trần Thanh Tùng nghiên cứu về Yếu tố kỳ ảo trong văn xuôi lãng mạn Việt Nam giai đoạn 1930-1945. Qua luận văn này, người viết đi vào tìm hiểu yếu tố kỳ ảo như một thủ pháp nghệ thuật trong văn xuôi lãng mạn Việt Nam 1930-1945. Như vậy, vấn đề tâm linh trong văn học đã được một số nhà nghiên cứu bàn đến ở những phạm vi khác nhau. Nhìn chung các nhà nghiên cứu thừa nhận có một thế giới tâm linh tồn tại trong đời sống con người Việt Nam từ xưa đến nay, đặc biệt là trong văn học. Tuy nhiên, trong truyện ngắn, tiểu thuyết Viêt Nam 1932-1945 vẫn chưa có công trình nghiên cứu chuyên sâu và qui mô. Từ những ý kiến quí báu của những người nghiên cứu đi trước, chúng tôi chọn vấn đề văn hóa tâm linh và đi sâu vào đề tài “Văn hóa tâm linh trong truyện ngắn, tiểu thuyết Việt Nam 1932- 1945” yếu tố quan trọng làm nên giá trị của văn học giai đoạn này. 3. Mục đích nghiên cứu Tác phẩm văn học tái hiện lại đời sống của con người. Văn học Việt Nam có nhiều thay đổi và để lại dấu ấn đậm nét nhất ở giai đoạn 1932-1945. Đây là thời kì hoàn thiện diện mạo hiện đại trên tất cả mọi phương diện của đời sống văn chương nghệ thuật dân tộc. Truyện ngắn, tiểu thuyết Việt Nam 1932-1945 không chỉ phản ánh hiện thực phức tạp của đời sống mà còn đi sâu vào thế giới tâm linh của con người. Trong cách cảm nhận thế giới của người Việt “thiên nhân tương cảm”, “địa linh sinh nhân kiệt”, “vạn vật hữu linh” nên truyện ngắn, tiểu thuyết Việt Nam 1932-1945 cũng để lại dấu ấn tâm linh trong các tác phẩm... Chính vì thế, luận văn đi sâu tìm hiểu văn hóa tâm linh trong truyện ngắn, tiểu thuyết Việt Nam 1932-1945 để cóp nhặt những hiện tượng mang dấu ấn văn hóa tâm linh- một biểu hiện của truyền thống văn hóa Việt trong sáng tác của các nhà văn hiện đại. Đồng thời cũng giúp ta nhận thấy sức hấp dẫn của những truyện ngắn, tiểu thuyết mang yếu tâm linh. Đó cũng là sự minh chứng cho một dòng văn học về tâm linh vẫn ngầm chảy trong lịch sử văn học nước nhà. 4. Phạm vi nghiên cứu
  13. 7 Trong phạm vi đề tài và tư liệu, chúng tôi chỉ khảo sát những tác phẩm truyện ngắn và tiểu thuyết có xuất hiện nhiều yếu tố tâm linh của các tác giả tiêu biểu ở miền Bắc giai đoạn 1932-1945. Cụ thể gồm 16 tác giả và 75 tác phẩm (truyện ngắn, tiểu thuyết) như sau: 1. Nam Cao - 2 truyện ngắn 2. Phạm Cao Củng - 1 truyện ngắn 3. Bùi Hiển - 2 truyện ngắn 4. Nguyên Hồng - 2 truyện ngắn; 1 tiểu thuyết 5. Lan Khai - 8 truyện ngắn; 1 tiểu thuyết 6. Cung Khanh - 6 truyện ngắn 7. Nhất Linh - 4 truyện ngắn;1 tiểu thuyết 8. Thế Lữ - 5 truyện ngắn; 2 tiểu thuyết 9. Hoàng Trọng Miên - 5 truyện ngắn 10. Đỗ Huy Nhiệm - 5 truyện ngắn 11. Vũ Trọng Phụng - 1 truyện ngắn; 2 tiểu thuyết 12. Trần Tiêu - 5 truyện ngắn; 2 tiểu thuyết 13. Thanh Tịnh - 4 truyện ngắn 14. Ngô Tất Tố - 1 tiểu thuyết 15. Nguyễn Tuân - 11 truyện ngắn; 1 tiểu thuyết 16. TCHYA- Đái Đức Tuấn - 1 truyện ngắn; 2 tiểu thuyết Trên cơ sở thống kê, phân loại các hiện tượng tâm linh trong các tác phẩm dựa trên hệ qui chiếu từ văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam (phong tục, tập quán, tín ngưỡng, quan niệm, nếp cảm nếp nghĩ...), chúng tôi đã bước đầu giải thích một cách có cơ sở một số hiện tượng tâm linh phổ biến trong đời sống tinh thần của người dân Việt. Qua đó, chúng ta sẽ thấy được ý nghĩa của yếu tố tâm linh đối với các truyện ngắn, tiểu thuyết Việt Nam 1932-1945. 5. Phương pháp nghiên cứu
  14. 8 5.1. Phương pháp lịch sử Tác phẩm văn học là sản phẩm của một hoàn cảnh lịch sử trong tiến trình phát triển của lịch sử dân tộc. Vì vậy, hướng đến việc tìm hiểu hoàn cảnh lịch sử xã hội, môi trường văn hóa tư tưởng chung của thời đại trong mối tương tác của chúng với tác giả sẽ giúp chúng tôi lí giải yếu tố văn hóa trong văn học một thời đại. 5.2. Phương pháp hệ thống Chúng tôi coi truyện ngắn, tiểu thuyết Việt Nam 1932–1945 là một bộ phận, một hệ thống. Trong đó những tác phẩm mang yếu tố tâm linh được đặt trong hệ thống chung của truyện ngắn, tiểu thuyết Việt Nam để khảo sát. Căn cứ vào những số liệu có được từ thao tác thống kê, phân loại từ tần số xuất hiện các hiện tượng tâm linh, chúng tôi sử dụng phương pháp tổng hợp nhằm lý giải những yếu tố tâm linh trong từng tác phẩm thuộc phạm vi khảo sát. Từ đó có cái nhìn toàn diện về văn hóa tâm linh trong truyện ngắn, tiểu thuyết Việt Nam giai đoạn 1932- 1945. 5.3. Phương pháp so sánh Sử dụng phương pháp so sánh giúp chúng tôi thấy được điểm giống và khác nhau giữa các yếu tố tâm linh trong từng tác phẩm của các tác giả khác nhau, cũng như góp phần làm rõ sự giống và khác nhau của những yếu tố tâm linh trong truyện ngắn, tiểu thuyết Việt Nam 1932-1945 so với văn học trung đại Việt Nam và truyện ngắn Việt Nam sau 1975. 5.4. Phương pháp phân tích tổng hợp Phương pháp phân tích, tổng hợp cũng được chúng tôi sử dụng trong quá trình tiếp nhận, nghiên cứu truyện ngắn, tiểu thuyết Việt Nam có yếu tố tâm linh giai đoạn 1932-1945. Phương pháp này giúp chúng tôi xem xét yếu tố tâm linh trên những cơ sở nhất định đồng thời rút ra những nhận định xác thực về sự tồn tại của tâm linh trong dòng chảy của văn học.
  15. 9 5.5. Phương pháp liên ngành Phương pháp này cũng được sử dụng trong luận văn của chúng tôi để việc nghiên cứu hướng đến mục đích giúp người đọc thấy rõ vấn đề tâm linh thuộc về văn hóa. Hơn thế, văn hóa và văn học luôn có mối quan hệ mật thiết.
  16. 10 6. Đóng góp của luận văn Luận văn tập trung tìm hiểu những biểu hiện của văn hóa tâm linh trong truyện ngắn, tiểu thuyết Việt Nam 1932-1945. Từ đó góp phần lí giải cho một số vấn đề tâm linh trong văn học thời kì này, đồng thời làm sáng tỏ giá trị của những tác phẩm truyện ngắn, tiểu thuyết có yếu tố tâm linh. 7. Bố cục của luận văn gồm: (142 trang) Dẫn luận (10 trang) Chương 1: Những vấn đề chung (29 trang) Trong chương 1, chúng tôi giới thiệu khái quát bối cảnh văn hóa - văn học Việt Nam giai đoạn 1932-1945. Trên nền một xã hội có những biến đổi về kinh tế, chính trị, văn hóa... văn học cũng có sự vận động, phát triển theo xu hướng phù hợp với thời đại mới. Đặc biệt là thể loại truyện ngắn, tiểu thuyết đã có bước hiện đại hóa đáng kể và có nhiều đóng góp lớn cho nền văn học nước nhà. Trong dòng chảy chung của văn học, chúng tôi muốn tìm về cội nguồn của văn hóa tâm linh trong văn học dân tộc. Những vấn đề trên sẽ được làm sáng tỏ qua các mục sau: 1.1.Văn hóa tâm linh 1.2. Cơ sở hình thành yếu tố tâm linh trong văn hóa Việt Nam 1.3.Truyện ngắn, tiểu thuyết Việt Nam giai đoạn 1932-1945 1.4.Cơ sở hình thành yếu tố tâm linh trong truyện ngắn, tiểu thuyết Việt Nam 1932-1945 Chương 2: Những biểu hiện của văn hóa tâm linh trong truyện ngắn, tiểu thuyết Việt Nam 1932-1945 (53 trang) Chúng tôi phân tích các biểu hiện văn hóa tâm linh của người Việt Nam qua các truyện ngắn, tiểu thuyết Việt Nam giai đoạn 1932-1945. Bước đầu tiếp cận, chúng tôi cóp nhặt và phân biệt những biểu hiện văn hóa tâm linh qua những hình thức biểu hiện cụ thể: 2.1. Mộng 2.2 .Cầu cúng, khấn vái 2.3. Điềm báo
  17. 11 2.4. Phép thuật, bói toán 2.5. Linh ứng 2.6. Hồn ma, hóa kiếp Chương 3: Hiệu quả thẩm mĩ của yếu tố tâm linh trong truyện ngắn, tiểu thuyết Việt Nam 1932-1945 (39 trang) Tâm linh là một vấn đề thuộc về văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam. Vì vậy, khai thác yếu tố tâm linh chính là cách thức để nhà văn đi sâu vào thế giới tâm linh đầy bí ẩn của con người. Chính vì thế, yếu tố tâm linh đã góp phần tạo nên những giá trị khó phủ nhận về mặt nội dung và nghệ thuật. Nó là phương thức thể hiện quan niệm mới về thế giới, cuộc sống và là một thủ pháp để nhà văn đi sâu vào khám phá nội tâm phức tạp của con người. Từ đó, chúng tôi tìm hiểu hiệu quả nghệ thuật của yếu tố tâm linh qua các mục sau: 3.1. Yếu tố tâm linh – Phản ánh hiện thực 3.2. Yếu tố tâm linh – Ý nghĩa nhân văn 3.3. Yếu tố tâm linh – Đặc sắc nghệ thuật của truyện ngắn, tiểu thuyết Việt Nam 1932-1945 Kết luận (3 trang) Tài liệu tham khảo (8 trang)
  18. 12 NỘI DUNG Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1.1. Văn hóa và văn hóa tâm linh 1.1.1. Văn hóa Văn hóa (Culture) là một khái niệm rộng, khó có một định nghĩa nào bao quát đầy đủ nội hàm của nó. Văn hóa bao gồm hết thảy những sinh hoạt của loài người, từ sinh hoạt vật chất đến sinh hoạt tinh thần và sinh hoạt xã hội. Mọi hoạt động của con người và kết quả của những hoạt động do con người tác động vào giới tự nhiên và xã hội một cách có ý thức đều được gọi là văn hóa. Quá trình phát triển của loài người gắn liền với các hoạt động cải biến hoàn cảnh tự nhiên và xã hội. Con người sáng tạo ra văn hóa và văn hóa lại tái tạo bản thân con người. Nhìn một cách khái quát “văn hóa là tổng thể nói chung những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử” [76; tr 1360]. Hồ Chí Minh cũng xem văn hóa là sáng tạo của con người “vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về mặc ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa” [109; tr 21]. Văn học là một hình thái đặc biệt của văn hóa, thuộc về hệ ý thức, lĩnh vực văn hóa tinh thần. Với đối tượng nghiên cứu là một phương diện của văn hóa tinh thần - văn hóa tâm linh trong văn học, chúng tôi lưu ý đến một số định nghĩa sau: “Văn hóa theo nghĩa rộng là tập tục, tín ngưỡng, ngôn ngữ, tư tưởng, thị hiếu thẩm mĩ,... những hiểu biết kĩ thuật cũng như toàn bộ việc tổ chức môi trường của con người, những công cụ, nhà ở,... và nói chung là toàn bộ công nghiệp có thể truyền lại được, điều tiết những quan hệ và những ứng xử của một nhóm xã hội với môi trường sinh thái của nó” [20; tr 24].
  19. 13 Cũng có thể hiểu“Văn hóa là một chỉnh thể phức hợp bao gồm tri thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, pháp luật, tập tục và bất kì năng lực thói quen nào khác mà con người cần có với tư cách là một thành viên của xã hội” [110; tr13]. Nhân dịp phát động thập kỉ thế giới phát triển văn hóa (1977-1988), tổ chức văn hóa thế giới UNESCO công bố định nghĩa mới về văn hóa: “Văn hóa hôm nay có thể coi là tổng thể những nét riêng biệt tinh thần và vật chất, trí tuệ và xúc cảm quyết định tính cách của một xã hội hay củabao gồm các mặt tình cảm, tri thức, vật chất, tinh thần của xã hội. Nó không thuần túy bó hẹp trong sáng tác nghệ thuật một nhóm người trong người trong xã hội. Văn hóa bao gồm nghệ thuật và văn chương, những lối sống, những quyền cơ bản của con người, những hệ thống các giá trị, những tập tục và những tín ngưỡng” [110; tr 23-24]. Từ các định nghĩa trên, có thể hiểu văn hóa theo hai nghĩa rộng - hẹp. Nghĩa rộng, văn hóa bao gồm các giá trị vật chất (văn hóa vật chất) và các giá trị tinh thần (văn hóa tinh thần) do con người sáng tạo và tích lũy qua hoạt đông thực tiễn trong quá trình lịch sử. Nghĩa hẹp, văn hóa chỉ liên quan đến đời sống tinh thần của con người, tức những giá trị tinh thần nhằm thỏa mãn đời sống tinh thần của con người. Với đối tượng nghiên cứu của luận văn là văn hóa tâm linh, chúng tôi vận dụng khái niệm văn hóa theo nghĩa hẹp là những giá trị văn hóa trong lĩnh vực tinh thần- văn hóa tinh thần. Đó là “những di sản văn hóa đem lại nguồn cảm hứng thẩm mĩ cho con người bằng những hoạt động của các loại hình nghệ thuật. Cụ thể là văn, thơ, hát... nghề mĩ nghệ thủ công, trò chơi nghệ thuật... Cùng với các loại hình trên là phong tục, tập quán, lễ nghi, tín ngưỡng, tết, luật tục và những hương ước, định ước và những tri thức dân gian” [12; tr 19]. Ở đây, có thể coi những thành tố phong tục tập quán, lễ nghi, tín ngưỡng đều thuộc về văn hóa tâm linh bởi chúng đều gắn với yếu tố tâm linh - một thành tố quan trọng trong đời sống văn hóa tinh thần dân tộc. Văn hóa tâm linh luôn tác động đến sự phát triển của văn hóa dân tộc. Văn hoá không phải là một sản phẩm tinh thần chết cứng; trái lại, nó cũng có sự vận động do sự phát triển ngày càng phong phú của đời sống vật chất. Nếu coi
  20. 14 văn hoá là một cái gì đó bất biến, thì có nghĩa là chúng ta đang hủy hoại, phá bỏ văn hoá, phá bỏ chính cuộc sống tinh thần của chúng ta. Bởi, văn hoá cũng cần phải thích ứng với những thay đổi của điều kiện xã hội để tồn tại. Nếu không thích ứng kịp với những biến chuyển của thời gian, thì đời sống tinh thần nói chung, văn hoá nói riêng của con người sẽ khô cứng mà chết dần. Có thể nói, đó chính là sự thể hiện quy luật đào thải của tự nhiên trong lĩnh vực văn hoá. 1.1.2. Tâm linh Tâm linh hay văn hóa tâm linh là một phạm trù rất bao la, rộng lớn và đã chi phối chúng ta từng phút giây trong đời sống của mỗi con người. Vậy tâm linh là gì? Qua tìm hiểu một số tài liệu, chúng tôi thấy có khá nhiều cách hiểu khác nhau về tâm linh, do vậy cũng có nhiều khái niệm tâm linh . Hướng thứ nhất, tâm linh được hiểu là khía cạnh tâm hồn, tinh thần, tình cảm của con người. Theo Từ điển Tiếng Việt 2000, tâm linh là “tâm hồn, tinh thần” [76; tr 897]. Trong đó, tâm hồn là “ý nghĩ và tình cảm làm thành đời sống nội tâm, thế giới bên trong của con người” [76; tr 896] và tinh thần là “tổng thể nói chung những ý nghĩ tình cảm, những hoạt động thuộc về đời sống nội tâm của con người" [76; tr 994]. Theo đó, thế giới tâm linh là thế giới tâm hồn, thế giới tinh thần. Nói đến tâm linh là nói đến đời sống nội tâm của con người trong tương quan với đời sống vật chất bên ngoài. Tâm linh còn là một phần của tâm lí. Vì tâm lí là “toàn bộ nói chung sự phản ánh của hiện thực khách quan vào ý thức con người, bao gồm nhận thức, tình cảm, ý chí... biểu hiện trong hoạt động cử chỉ của mỗi người” [76; tr 897]. Vậy tâm linh theo đó là một biểu hiện của đời sống tâm lí con người ở khía cạnh tình cảm. Hướng thứ hai, tâm linh được hiểu như một khả năng phán đoán, biết trước sự việc. Trong Pháp Việt từ điển của Lê Khả Kế, tâm linh là “linh tính”. Từ điển Tiếng Việt (2008) của Hoàng Phê cũng có nét nghĩa tâm linh là “khả năng biết trước một số biến cố nào đó sẽ xảy ra đối với mình, theo quan niệm duy tâm” [76;tr897].
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2