VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM<br />
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI<br />
<br />
NGUYỄN THÚY HÀ<br />
<br />
DIỄN NGÔN VỀ GIỚI NỮ<br />
TRONG VĂN XUÔI NỮ VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI<br />
(KHẢO SÁT SÁNG TÁC CỦA DẠ NGÂN,<br />
Y BAN, LÝ LAN, NGUYỄN THỊ THU HUỆ)<br />
<br />
LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC VIỆT NAM<br />
<br />
HÀ NỘI, 2018<br />
<br />
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM<br />
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI<br />
<br />
NGUYỄN THÚY HÀ<br />
<br />
DIỄN NGÔN VỀ GIỚI NỮ<br />
TRONG VĂN XUÔI NỮ VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI<br />
(KHẢO SÁT SÁNG TÁC CỦA DẠ NGÂN,<br />
Y BAN, LÝ LAN, NGUYỄN THỊ THU HUỆ)<br />
<br />
Ngành: Văn học Việt Nam<br />
Mã số: 822 01 21<br />
<br />
LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC VIỆT NAM<br />
<br />
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:<br />
TS TRẦN THIỆN KHANH<br />
<br />
HÀ NỘI, 2018<br />
<br />
LỜI CAM ĐOAN<br />
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số<br />
liệu sử dụng phân tích trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, đã được công bố theo<br />
đúng quy định. Kết quả nghiên cứu trong luận văn do tôi tìm hiểu, phân tích một<br />
cách trung thực, khách quan. Các kết quả này chưa được công bố trong bất cứ công<br />
trình nào khác.<br />
<br />
Hà Nội, ngày 20 tháng 8 năm 2018<br />
Tác giả luận văn<br />
<br />
Nguyễn Thúy Hà<br />
<br />
MỤC LỤC<br />
<br />
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1<br />
Chương 1. GIỚI NỮ NHƯ LÀ SẢN PHẨM KIẾN TẠO XÃ HỘI............ 9<br />
1.1. Khái niệm giới, diễn ngôn và diễn ngôn về giới nữ ............................... 9<br />
1.2. Nữ tính, nam tính như là sự kiến tạo xã hội.......................................... 10<br />
1.3. Giới nữ trong văn học như là một vấn đề văn hóa - xã hội .................. 11<br />
Chương 2. SỰ KIẾN TẠO HÌNH ẢNH GIỚI NỮ TRONG TÌNH YÊU<br />
VÀ HÔN NHÂN ............................................................................................ 16<br />
2.1. Sự kiến tạo hình ảnh người nữ trong tình yêu ...................................... 16<br />
2.2. Sự kiến tạo hình ảnh người nữ trong hôn nhân..................................... 37<br />
Chương 3. SỰ KIẾN TẠO VỊ THẾ CỦA GIỚI NỮ TRONG GIA ĐÌNH<br />
VÀ CÁC QUAN HỆ XÃ HỘI ...................................................................... 40<br />
3.1. Sự kiến tạo vị thế của người nữ trong gia đình ..................................... 40<br />
3.2. Sự kiến tạo vị thế của người nữ trong đời sống xã hội ......................... 68<br />
KẾT LUẬN .................................................................................................... 77<br />
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 80<br />
PHỤ LỤC ....................................................................................................... 93<br />
<br />
MỞ ĐẦU<br />
1. Tính cấp thiết của đề tài<br />
Một trong những khuynh hướng, phương pháp nghiên cứu nổi bật trong các<br />
khoa học xã hội hiện đại là lý thuyết diễn ngôn. Diễn ngôn học là một lĩnh vực<br />
nghiên cứu liên ngành. Nghiên cứu diễn ngôn không chỉ có quan hệ mật thiết với<br />
ngôn ngữ học, kí hiệu học mà còn gắn liền với với các thành tựu của văn hóa học,<br />
xã hội học, tri thức luận, sử học… Bàn về triển vọng của lý thuyết thuyết diễn ngôn<br />
đối với khoa học hàn lâm, nhà nghiên cứu O.F.Rusakova khẳng định: “Ngày nay,<br />
lĩnh vực nghiên cứu có tên gọi là ‘lí thuyết diễn ngôn’ là một trong những khuynh<br />
hướng đang phát triển mạnh mẽ nhất trong các khoa học xã hội hiện đại. Chứng cớ<br />
là hàng năm, số lượng các ấn phẩm, các hội thảo khoa học, các giáo trình đại học,<br />
các luận văn, luận án dành cho những lĩnh vực khác nhau trong việc vận dụng các lý<br />
thuyết diễn ngôn và phân tích diễn ngôn đang không ngừng tăng lên”. Lý thuyết<br />
diễn ngôn tương thích với nhu cầu khám phá những cơ chế tạo dựng tri thức, niềm<br />
tin, sự kiến tạo chủ thể, các mối quan hệ quyền lực và sự thực hành xã hội đa<br />
dạng…. Đặc biệt, đối với văn chương, lý thuyết diễn ngôn có thể mở ra một cách<br />
đọc mới, một cách lý giải mới các cơ chế ngầm vận hành văn bản.<br />
Theo chúng tôi, một trong những đối tượng tương thích với thế mạnh của lý<br />
thuyết diễn ngôn là văn xuôi nữ. Ở Việt Nam, từ 1986 trở lại đây, văn xuôi nữ<br />
phát triển mạnh mẽ, trở thành một trong những hiện tượng đáng chú ý, cả về mặt<br />
văn học lẫn bình diện văn hóa, xã hội. Dù sự phát triển nở rộ của văn xuôi nữ là<br />
một “vấn đề” của đời sống văn học đương đại, song hầu hết các nghiên cứu về văn<br />
xuôi nữ Việt Nam thời gian gần đây, đều chọn điểm xuất phát từ một vài khung tri<br />
thức quen thuộc: khám phá, đánh giá, lý giải từ đặc trưng thi pháp thể loại hay<br />
phong cách học,…. Những phương pháp này rõ ràng đã đem lại nhiều khám phá<br />
mới mẻ và hấp dẫn về phương diện nghệ thuật, nhưng dường như lại thiếu chiều<br />
sâu cần thiết trước các vấn đề văn hóa, xã hội chi phối sự kiến tạo và tiếp nhận<br />
các tác phẩm. Thực tế cho thấy, câu chuyện chính của văn xuôi nữ chính là các<br />
<br />
1<br />
<br />