Luận văn Thạc sĩ Văn học Việt Nam: Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Dương Nghiễm Mậu
lượt xem 9
download
Mục đích nghiên cứu của luận văn "Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Dương Nghiễm Mậu" là làm sáng tỏ những nét đặc trưng trong nghệ thuật tự sự của truyện ngắn Dương Nghiễm Mậu như: người kể chuyện, điểm nhìn nghệ thuật, giọng điệu, ngôn ngữ.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Văn học Việt Nam: Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Dương Nghiễm Mậu
- ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT TRẦN THỊ LƯƠNG NGHỆ THUẬT TỰ SỰ TRONG TRUYỆN NGẮN DƯƠNG NGHIỄM MẬU CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM MÃ SỐ: 8220121 LUẬN VĂN THẠC SĨ BÌNH DƯƠNG – 2021
- UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT TRẦN THỊ LƯƠNG NGHỆ THUẬT TỰ SỰ TRONG TRUYỆN NGẮN DƯƠNG NGHIỄM MẬU CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM MÃ SỐ: 8220121 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN VĂN KHA BÌNH DƯƠNG – 2021
- LỜI CAM ĐOAN Luận văn thạc sĩ với tên đề tài Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Dương Nghiễm Mậu là công trình nghiên cứu của tôi dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Nguyễn Văn Kha. Các số liệu và tài liệu tôi sử dụng là trung thực và có xuất xứ rõ ràng Bình Dương, ngày 26 tháng 05 năm 2021 Tác giả luận văn Trần Thị Lương i
- LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập, rèn luyện và hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự góp ý quý báu, động viên khích lệ của quý thầy cô, gia đình bè bạn, với lòng thành kính sâu sắc, cho tôi được gửi lời cảm ơn tới: Quý thầy cô cùng Ban giám hiệu trường Đại học Thủ Dầu Một, Bộ phận sau Đại học, cùng quý thầy cô trong khoa Ngữ văn đã tận tâm truyền đạt tri thức và giúp đỡ chúng tôi trong quá trình tiếp nhận tri thức. Tôi xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Văn Kha, người luôn quan tâm và khích lệ động viên chúng tôi trong quá trình thực hiện luận văn này. Thầy cũng là người đưa ra những nhận xét, góp ý, gợi mở động viên tinh thần giúp chúng tôi hoàn thành luậnvăn. Tôi xin gửi cảm ơn tới tập thể Lớp CH16VH02 đã cùng chúng tôi học tập rèn luyện, chia sẻ động viên, cùng nhaucố gắng phấn đấu trong quá trình thực hiện luận văn. Cuối cùng cho tôi gửi lời biết ơn tới gia đình, bạn bè, luôn ủng hộ, khích lệ tinh thần, tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi không ngừng cố gắng trong quá trình làm luận văn. Xin chân thành cảm ơn! Bình Dương, ngày 26 tháng 05 năm 2021 Tác giả luận văn Trần Thị Lương ii
- MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN PHẦN MỞ ĐẦU .......................................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................................................... 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ...................................................................................................... 2 2.1. Dương Nghiễm Mậu trong nghiên cứu, phê bình trước 1975 ................................................ 2 2.2. Dương Nghiễm Mậu trong nghiên cứu, phê bình sau năm 1975 ........................................... 3 3. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 8 3.1. Mục đích nghiên cứu:............................................................................................................. 8 3.2. Đối tượng nghiên cứu: ........................................................................................................... 8 3.3. Phạm vi nghiên cứu:............................................................................................................... 8 4. Phương pháp nghiên cứu........................................................................................................ 9 5. Đóng góp của đề tài ................................................................................................................. 9 6. Cấu trúc luận văn .................................................................................................................... 9 Chương 1. KHÁI QUÁT VỀ TỰ SỰ HỌC, TÁC GIẢ DƯƠNG NGHIỄM MẬU TRONG VĂN HỌC MIỀN NAM VIỆT NAM 1954 - 1975 .................................................................. 11 1.1. Khái quát về tự sự học ....................................................................................................... 11 1.1.1. Khái niệm tự sự ................................................................................................................. 11 1.1.2. Khái niệm tự sự học .......................................................................................................... 12 1.2. Đôi nét về văn xuôi miền Nam 1954 - 1975 ...................................................................... 13 1.2.1. Bối cảnh văn hóa - xã hội.................................................................................................. 13 1.2.2. Đội ngũ và khuynh hướng văn xuôi miền Nam ................................................................ 14 1.3. Cuộc đời, sự nghiệp sáng tác của Dương Nghiễm Mậu .................................................. 17 1.3.1. Cuộc đời của nhà văn Dương Nghiễm Mậu ...................................................................... 17 1.3.2. Sự nghiệp sáng tác ............................................................................................................ 20 Tiểu kết chương 1 ...................................................................................................................... 22 Chương 2. NGƯỜI KỂ CHUYỆN VÀ ĐIỂM NHÌN TRONG TRUYỆN NGẮN DƯƠNG NGHIỄM MẬU ............................................................................................................24 iii
- 2.1. Người kể chuyện trong truyện ngắn Dương Nghiễm Mậu ............................................. 24 2.1.1. Người kể chuyện toàn tri ................................................................................................... 25 2.1.2. Người kể chuyện ngoại hiện ............................................................................................. 30 2.1.3. Người kể chuyện đồng sự ................................................................................................. 33 2.2. Điểm nhìn trong truyện ngắn Dương Nghiễm Mậu ........................................................ 37 2.2.1. Điểm nhìn của người kể chuyện........................................................................................ 39 2.2.2. Điểm nhìn của nhân vật..................................................................................................... 43 Tiểu kết....................................................................................................................................... 48 Chương 3.KẾT CẤU, NGÔN NGỮ VÀ GIỌNG ĐIỆU TRONG TRUYỆN NGẮN DƯƠNG NGHIỄM MẬU ......................................................................................................... 50 3.1. Kết cấu truyện ngắn Dương Nghiễm Mậu ....................................................................... 50 3.1.1. Kết cấu đồng hiện ............................................................................................................. 51 3.1.2. Kết cấu lắp ghép ................................................................................................................ 55 3.1.3. Kết cấu chuyện lồng trong chuyện .................................................................................... 57 3.2. Ngôn ngữ truyện ngắn Dương Nghiễm Mậu ................................................................... 59 3.2.1. Ngôn ngữ giàu tính biểu tượng ......................................................................................... 59 3.2.2. Ngôn ngữ đậm chất hiện thực - đời thường ...................................................................... 64 3.2.3. Ngôn ngữ giàu chất thơ ..................................................................................................... 66 3.2.4. Ngôn ngữ đối thoại nội tâm và độc thoại nội tâm ............................................................. 67 3.3. Giọng điệu trong truyện ngắn Dương Nghiễm Mậu ....................................................... 69 3.3.1. Giọng chất vấn, hoài nghi ................................................................................................. 69 3.3.2. Giọng bình thản lạnh lùng ................................................................................................ 70 Tiểu kết chương 3 ...................................................................................................................... 71 KẾT LUẬN ................................................................................................................................ 73 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................................ 75 iv
- PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Dương Nghiễm Mậu là một trong những nhà văn đô thị miền Nam chịu ảnh hưởng đậm của tư tưởng hiện sinh. Văn của ông giàu chất triết lý, thể hiện một lối viết, phong cách riêng. Theo Thụy Khuê, ông là “nhà văn tiên phong đối với văn học Việt Nam bởi lối suy tưởng và cách đặt vấn đề của ông vẫn giữ nguyên những mấu chốt bí mật, nhiều truyện ngắn với cấu trúc rất lạ, vẫn còn nằm trong vòng trăn trở tìm tòi của người viết hôm nay” (Thụy Khê, 2014). Tìm hiểu văn Dương Nghiễm Mậu, ở một phương diện nào đó, là khám phá một trường hợp của văn học hiện sinh ở đô thị miền Nam. Cắt nghĩa về thành công và sức hấp dẫn của truyện ngắn Dương Nghiễm Mậu cũng là góp một cách diễn giải về một khuynh hướng văn học tiêu biểu này.Một trong những cách tiếp cận làm sáng tỏ sự thành công, sức hấp dẫn, vị thế của truyện ngắn Dương Nghiễm Mậu là tự sự học. Tự sự học (narratology) là ngành nghiên cứu lấy nghệ thuật kể chuyện làm đối tượng nghiên cứu. Hiện nay, tự sự học đang trở thành một hướng nghiên cứu thu hút sự tham gia đông đảo của các nhà khoa học. Tự sự học hiện đại mở ra triển vọng cho việc làm sáng tỏ nhiều vấn đề của thi pháp, phong cách nghệ thuật, bao gồm từ vấn đề quan niệm nghệ thuật, cách tổ chức các sự kiện, các motif truyện, diễn ngôn, người kể, lời kể, điểm nhìn, thời, thức,… Từ đầu năm 2000 đến nay, tự sự học được giới nghiên cứu văn học đánh giá là một bộ môn liên ngành giàu tiềm năng, từ cách nhìn này đã có nhiều lý thuyết tự sự kinh điển và hậu kinh điển được du nhập, tiếp nhận ở Việt Nam, nhiều công trình nghiên cứu vận dụng lý thuyết này giúp soi sáng, lý giải thuyết phục nhiều vấn đề nghệ thuật mà các phương pháp nghiên cứu khác không có ưu thế. Xuất phát từ vị trí văn học sử của Dương Nghiễm Mậu trong văn học trước 1975, cùng sự tương thích của lý thuyết tự sự học, chúng tôi lựa chọn đề tài Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Dương Nghiễm Mậu. Mong muốn của tác giả luận văn làgóp một tiếng nói lý giải về sự thành công cũng như vị thế của Dương Nghiễm Mậu trong truyện ngắnđô thị miền Nam. Đối với luận văn, 1
- Dương Nghiễm Mậu chỉ là một trường hợp nghiên cứu, qua đây người viết vừa thử nghiệm để rèn luyện kĩ năng vận dụng lý thuyết hiện đại vào quá trình đọc văn bản, giảng dạy văn học trong trường phổ thôngvừa có điều kiện trau dồi kiến thức để làm sáng tỏ hơn các khuynh hướng văn học khác nhau giữa hai miền Nam - Bắc giai đoạn 1954-1975. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Có thể nói Dương Nghiễm Mậu là một trong những tác giả quan trọng góp phần làm nên gương mặt văn xuôi miền Nam Việt Nam giai đoạn 1954-1975. Từ đầu thập niên 60 (thế kỷ XX) đến sau ngày đất nước thống nhất đến nay, cuộc đời và sáng tác của Dương Nghiễm Mậu vẫn luôn là đối tượng diễn giải, phân tích của rất nhiều bài viết của các nhà nghiên cứu, nhà văn quan tâm đến sáng tác của Dương Nghiễm Mậu. Để làm tài liệu cho việc nghiên cứu về nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Dương Mậu, một số bài viết sau đây được xem xét và tiếp thu những điểm phù hợp trong luận văn. Có thể phân chia những bài viết, ý kiến đánh giá của các nhà nghiên cứu, phê bình có liên quan đến vấn đề nghiên cứu truyện ngắn Dương Nghiễm Mậu của luận văn theo hai giai đoạn: giai đoạn trước 1975 và giai đoạn sau 1975. 2.1. Dương Nghiễm Mậu trong nghiên cứu, phê bình trước 1975 Từ thập niên 60 (của thế kỷ XX) sáng tác của Dương Nghiễm Mậu trở thành một đối tượng chú ý của phê bình văn học. Nhà phê bình Đặng Tiến trong bài viết Vị trí con người dưới mắt Dương Nghiễm Mậu (Tạp chí Bách Khoa số 154 ngày 1 - 6 - 1963), có nhận xét sâu sắc về thế giới nhân vật và bối cảnh xã hội hoạt động của các nhân vật trong sáng tác của Dương Nghiễm Mậu:“Tất cả nhân vật của Dương Nghiễm Mậu đều mồ côi từ nhân vật chính đến nhân vật phụ, từ truyện đầu đến truyện cuối. Những kẻ không còn cha mẹ chưa chắc đã mồ côi: mồ côi ở đây vừa không có cha mẹ, vừa không có một bàn tay nào vuốt mắt nếu mình chết đi, không một cái nhìn nào dừng lại khi mình vấp ngã. Tôi không rõ chính Dương Nghiễm Mậu có mồ côi hay không, nhưng qua cái ám ảnh của ông, chúng ta bắt gặp một thời đại mồ côi”.Qua nhận xét trên đây của Đặng Tiến, ta thấy rằng, những mảnh đời nhỏ bé đó, những thân phận không may mắn 2
- trong cuộc sống hiện lên trong trang văn của Dương Nghiễm Mậu thật đau khổ biết bao. Đặng Tiến có cái nhìn bao quát, đồng cảm, ông chỉ ra nội dung xã hội, số phận con người được trình hiện trong văn Dương Nghiễm Mậu, xã hội ấy, con người ấy in hằn dấu vết của chiến tranh tàn khốc, loạn lạc. Cùng quan tâm đến thế giới nhân vật trong sáng tác của Dương Nghiễm Mậu, Tô Thùy Yên trongVăn và người Dương Nghiễm Mậu (Tuần báo Nghệ thuật số 45 năm 1967) nhận xét: “Thế giới đó của Mậu trưng bày những bi đát gớm giếc, những tối tăm rờn rợn, những bải hoải rã rời, những thét gào tắc nghẹn, những uất ức, trong đó sinh sôi những chuột rệp, bệnh tật, đói nghèo, vô học và tính xấu, với đôi khi, không thể thiếu, một vài cái cười hỗn xược hay tang thương”(Tô Thùy Yên, 1967). Đó chính là số phận của các nhân vật trong truyện ngắn của Dương Nghiễm Mậu. Đến Tạ Tỵ,ông quan tâm đến thái độ sống, bản lĩnh và khuynh hướng sáng tác của Dương Nghiễm Mậu. Trong bàiDương Nghiễm Mậu và tuổi trẻ cô đơn (Mười khuôn mặt văn nghệ hôm nay, 1971) Tạ Tỵ nhận định: “Một khi con người không có quyền lựa chọn cho đời mình hướng đi, thì một, phải dứt khoát với nó, hai phải buông trôi thân phận như dòng nước nhỏ chảy len lách vô tri dưới một khe lạch không tên, cho đến lúc nhạt nhòa tan biến vào đại dương”. (Tạ Tỵ, 1971). Cùng nhấn mạnh đến cái nhìn nghệ thuật của Dương Nghiễm Mậu, Du Tử Lê vớisự ngưỡng mộ sâu sắc văn chương Dương Nghiễm Mậu, cho rằng các tác phẩm của ông giống như ngọn hải đăng, ngọn đuốc soi rọi và chi phối cả sự nghiệp của ông. Ngoài các bài viết đánh giá khái quát quá trình sáng tác, phong cách, lối viết, khuynh hướng tư tưởng của Dương Nghiễm Mậu, trước năm 1975 còn có một số bài viết điểm sách. Loại bài viết này xuất hiện mỗikhi sáng tác của Dương Nghiễm Mậu được xuất bản. Chẳng hạn “Đọc Ngã đạn của Dương Nghiễm Mậu: Thái độ của con người sống thực trong trò chơi: cuộc đời” (Nguyễn Nhật Duật, Khởi hành số 57, tháng 6/1970), “Quê người của Dương Nghiễm Mậu” (Nguyễn Nhật Duật, Khởi hành số 71, tháng 9/1970), “Tuổi nước độc” (Tràng Thiên, Tạp chí Bách khoa số 68, năm 1959)… 2.2. Dương Nghiễm Mậu trong nghiên cứu, phê bình sau năm 1975 3
- Trước năm 1975 cho đến thập niên 80, nếu như các nhà phê bình Sài Gòn thiên về ghi nhận các phương diện văn học của sáng tác Dương Nghiễm Mậu, thì từ cái nhìn ý thức hệ các nhà phê bình miền Bắc có xu hướng xem xét văn họcđô thị miền Nam là lệch lạc, là thứ văn học của thực dân, Mỹ ngụy phản động, đồi trụy, sáng tác chỉ nhằm phục vụ xã hội tiêu thụ. Cái nhìn định kiến chính như vậy còn nặng nềcho đến đầu thập niên 80. Năm 1975, Bộ Thông tin Văn hóa ra thông tri cấm lưu hành sách báo phản động. Thông tri có nội dung như sau: “theo chủ trương của Ban Tuyên huấn trung ương cục, Bộ Thông tin Văn hóa miền Nam đã tổ chức một bộ phận công tác chuyên đọc và nghiên cứu những sách báo của địch xuất bản và lưu hành trong thời kỳ chúng còn chiếm đóng, phân loại những tác phẩm phản động, đồi trụy, trước hết là loại sách dâm ô, để có thái độ xử lí”. (Trần Trọng Đăng Đàn, 2000). Trong bảng kê sách báo cấm lưu hành thì Dương Nghiễm Mậu có 12 tác phẩm bị cấm lưu hành. Báo cáo chính trị của Ban chấp hành trung ương tại Đại hội IV năm 1976 khẳng định, “ở miền Nam, chủ nghĩa thực dân cũ và mới cùng với ba mươi năm chiến tranh, đã để lại những hậu quả nặng nề trên lĩnh vực văn hóa và tư tưởng. Bằng nhiều thủ đoạn thâm độc, bọn Mỹ-ngụy cố tạo ra một thứ văn hóa nô dịch, đồi trụy, lai căng, cực kỳ phản động”. (Phong Hiền, 1984). Trong công trình Chủ nghĩa thực dân mới kiểu Mỹ ở miền Nam Việt đánh giá Dương Nghiễm Mậu và Thế Uyên, Nguyên Vũ, Văn Quang, Phan Nhật Nam, … là những cây bút chống Cộng thế hệ trẻ, “họ không đem cái tâm tình chống Cộng phơi trên mặt giấy hay gửi gắm vào các nhân vật, mà đi vào những vấn đề nóng bỏng của cuộc sống, đưa chúng vào bối cảnh cụ thể của một quân trường ngụy, một mật khu, một trại giam của Cộng sản hay pha loãng nội dung chống Cộng vào một gợi ý lơ lửng, một niềm băn khoăn không có gì giải đáp cụ thể, một câu chuyện tình trong đó chất phản động và chất lãng mạn hay đồi trụy quyện vào nhau một cách chặt chẽ. Tác phẩm của họ mang chiều sâu của cuộc sống mà họ phản ánh, mang sự dằn vặt nội tâm sống thực mà chính họ đã trải qua, nhưng con người họ trước sau, vẫn không chấp nhận Cộng sản”. (Phong Hiền, 1984).Đánh giá riêng về Dương Nghiễm Mậu, tác giả Phong Hiền viết: “chính Dương Nghiễm Mậu, viên sĩ quan chiến tranh chính trị rất hung hăng đó, có lúc đã viết 4
- về mình: “Có hôm nhìn lại, tôi rùng mình, như một kẻ lưu đày, tôi hiểu ra những cay đắng của đời mình, tôi không thể để mất nữa, như là tôi đã mất hết”. Với một tâm trạng rối bời như vậy, Dương Nghiễm Mậu vẫn viết chống Cộng và cắt nghĩa thái độ của mình một cách đầy ngụy biện như là lựa chọn một “sự bất công không có tổ chức” để chống lại một sự“bất công có tổ chức”. Tác giả chống Cộng một cách tuyệt vọng, đồng thời gào thét lên sự tuyệt vọngcủa chính mình”. (Phong Hiền, 1984). Năm 1989, Trần Trọng Đăng Đàn trong công trình Văn hóa văn nghệ… Nam Việt Nam 1954-1975 xếp Dương Nghiễm Mậu vào khuynh hướng phản động, đồi trụy hóa con người: “có thể tìm thấy nhiều sự pha tạp, xen kẽ giữa các khuynh hướng kích dâm, đồi trụy, khuynh hướng văn chương tiêu thụ nhằm phi chính trị hóa bạn đọc với khuynh hướng phản động chính trị ở nhiều tác giả phục vụ cho chủ nghĩa thực dân mới nhưTrùng Dương, Minh Đức - Hoài Trinh… ở nhiều tác phẩm của Võ Phiến, Nguyễn Mạnh Côn, Mai Thảo…. Dương Nghiễm Mậu…” (Phong Hiền, 1984). Năm 1985 Mai Thảo cho xuất bản cuốn sách Chân dung mười lăm nhà văn nhà thơ Việt Nam. Điểm thú vị của cuốn sách này là Mai Thảo viết về các nhà văn, nhà thơ cùng thời với ông, ông miêu tả, đánh giá về các tác giả ấy từ điểm nhìn gần, từ cái nhìn bên trong, vì thế cả sinh hoạt văn chương lẫn cuộc sống ngoài đời của nhiều nhà văn nhà thơ hiện lên sinh động trên các trang viết.Trong bàiCon đường Dương Nghiễm Mậu, Mai Thảo chia sẻ: “Dương Nghiễm Mậu bao giờ cũng đến với tôi bằng khuôn mặt đó. Khuôn mặt một người nhắm cả hai mắt lại, cho cái nhìn trở thành cái nhìn bên trong, cái nhìn tâm hồn, và nụ cười tủm tỉm hóm hỉnh là chân dung Mậu ở tấm hình chân dung ngộ nghĩnh của Trần Cao Lĩnh” (Mai Thảo, 1984). Một trong những đổi mới đáng lưu ý trong cách đánh giá văn học miền Nam nói chung, Dương Nghiễm Mậu nói riêng là việc các soạn giả của công trình Từ điển văn học bộ mới đã đưa tác giả Dương Nghiễm Mậu vào làm một mục từ, do Thụy Khuê phụ trách và viết khá kĩ lưỡng. Đây là một sự ghi nhận có tính chất đổi mới đối với bộ phận văn học đô thị miền Nam trước 1975. Đánh giá về Dương Nghiễm Mậu, Thụy Khuê viết: “Dương Nghiễm Mậu là một trong những nhà văn đã góp phần từ bỏ lối viết hiện thực xã hội để thử nghiệm lối viết 5
- hiện thực hiện sinh”, ông là “một trong những nhà văn Việt Nam thế hệ 60-70 đã đào rất sâu vào bản chất của cuộc hiện sinh con người, con người Việt Nam với chiến tranh và nhược tiểu. Ông đứng riêng một cõi, dường như không có bạn đồng hành và đã tạo được một lối cấu trúc về truyện ngắn, truyện dài trong nhân sinh quan bao quát của triết học hiện sinh vô thần”. Tiếp tục quan điểm này, trong tiểu luận “Dương Nghiễm Mậu, con người nội soi trong bạo lực chiến tranh và thân phận nhược tiểu”, Thụy Khuê đã phân tích rất kĩ bút pháp phân tích tâm lí đặc sắc của tác giả và chứng minh sự gần gũi với triết học hiện sinh của văn xuôi Dương Nghiễm Mậu. Thụy Khuê khẳng định trong văn học Việt đến nay chưa có nhà văn nào khai triển con người hư vô, một cách triệt để như Dương Nghiễm Mậu. Trong bối cảnh đổi mới,việc tái bản văn học miền Nam giai đoạn 1954- 1975 trong đó có bộ phận văn học đô thị đã được một số đơn vị tư nhân quan tâm. Năm 2007 sau khi Công ty Phương Nam xuất bản 4 tác phẩm (Đôi mắt trên trời, Cũng đành, Tiếng sáo người em út và Nhan sắc) của Dương Nghiễm Mậu, một cuộc tranh luận về Dương Nghiễm Mậu đã diễn ra. Một phía đại diện là Vũ Hạnh, Lê Anh Đào.. tiếp tục phê phán các sáng tác của nhà văn này, một phía khác đại diện là Phạm Xuân Nguyên, Chi Mai… đã khẳng định đóng góp và vị thế của Dương Nghiễm Mậu trong lịch sử văn học và sự tiếp nhận của độc giả đương đại. Năm 2013, lần đầu tiên Dương Nghiễm Mậu trở thành chủ để chính của số chuyên san Tạp chí Thư quán bản thảo (số 55). Có thể nói đây là một dấu mốc quan trọng về tiếp nhận Dương Nghiễm Mậu sau 1975. Số chuyên san vừa là một cuộc kiểm kê sự nghiệp của Dương Nghiễm Mậu, khôi phục lại bản gốc hoàn chỉnh văn bản một số tác phẩm đã từng bị cắt xén khi xuất bản trước đó, giới thiệu thêm các bút ký khá hiếm gặp viết về biến cố lịch sử của miền Nam của ông, đồng thời đăng tải nhiều bài “đọc và viết” giàu trải nghiệm, có tính hồi ức hoặc nhận xét tinh tế trong ý thức đối thoại về Dương Nghiễm Mậu của Khuất Đẩu, Nguyễn Xuân Thiệp, Đinh Cường… Trong đó đáng chú ý nhất là bài của Trần Văn Nam và Phạm Xuân Nguyên. Trong tiểu luận “Dương Nghiễm Mậu, thử xét giới hạn ba lối viết trong ba thời kỳ”, Trần Văn Nam lựa chọn phân tích 6
- ba tác phẩm để làm rõ ba lối viết truyện của Dương Nghiễm Mậu: hiện thực xã hội thời chiến (Cũng đành), tra vấn hiện sinh phi lí (Niềm đau nhức của khoảng trống), dòng ý thức (Bên sườn núi đá).Phạm Xuân Nguyên thể hiện một cái nhìn sắc sảo với lời bình phẩm về văn chương Dương Nghiễm Mậu:“Đọc văn Dương Nghiễm Mậu là đọc những trăn trở, hoài nghi, lo âu, dằn vặt trước những hoàn cảnh có thể biến con người thành chuột, hạ cấp nhân tính thành thú tính (Những chuột), trước sự bạo hành của cái ác có thể khiến con người dửng dưng với nỗi đau của đồng loại (Lấy máu). Tính biểu tượng của truyện Những chuột buộc người đọc từ hoảng sợ đến thức tỉnh. Đọc văn Dương Nghiễm Mậu là đọc những day dứt lựa chọn của người trí thức, người sĩ phu trước một hiện tại lịch sử: xuất xử hay hành tàng, hành động hay không hành động, hành động vì cái gì, hành động theo hướng nào. Cả tập Nhan sắc gần như có thể nói là được viết cho đường hướng tư tưởng này, bằng những truyện dã sử và giả sử. Từ Hải, Kinh Kha, Hồ Quý Ly, Lê Quý Đôn, Nguyễn Huệ, Phạm Thái khi trở thành nhân vật của Dương Nghiễm Mậu đã đặt nhà văn vào những tình thế lựa chọn, và họ đã phải lựa chọn theo cách của con người hiện đại muốn ở họ. Họ phải lựa chọn để không ngừng đi tìm ý nghĩa của cuộc sống”(Phạm Xuân Nguyên, 2016).Theo Phạm Xuân Nguyên, tác phẩm của Dương Nghiễm Mậu có sự ảnh hưởng lớn đối với quá trình tiếp nhận của người đọc được toát lên thông qua những câu chữ lời văn khiến cho người đọc phải suy nghĩ trăn trở về những nhân vật, số phận con người hay những day dứt của chính tác giả về hướng đi của cuộc đời.Đọc Dương Nghiễm Mậu “độc giả sẽ được phát hiện một nhà văn xuất sắc với một lối viết hiện đại, thấm đầy chất hiện sinh, đi sâu vào thân phận con người, phơi bày những cảnh ngộ làm người trong một thế giới nhiều bất trắc, phi lí. Do đó đọc ông không thể đọc theo kiểu ngoại quan mà phải bằng con mắt nội quan”. (Việt Hà, 2016). Trên đây luận văn đã điểm lại quá trình tiếp nhận Dương Nghiễm Mậu qua hai giai đoạn: trước và sau 1975. Có thể nhận thấy mấy điểm sau: Thứ nhất, từ trước 1975, sáng tác của Dương Nghiễm Mậu đã được độc giả và giới nghiên cứu quan tâm tìm đọc và phê bình. Ở miền Bắc diễn giải văn học miền Nam chủ yếu từ lập trường, quan điểm chính trị, nên xu hướng chính là 7
- đánh giá thấp, lên án và bài trừ, nhất là bộ phận văn học đô thị; ở miền Nam cách đọc chính trịnhường chỗ cho cách đọc văn, theo đó vấn đề vốn sống, nhân sinh quan, tư tưởng hiện sinh, thế giới nhân vật, đề tài, bút pháp, lối viết… của Dương Nghiễm Mậu được phân tích kĩ lưỡng. Thứ hai, sau 1975, vẫn còn không ít công trình, bài viết thể hiện cách đọc văn Dương Nghiễm Mậu từ lập trường chính trị, đây đó việc phê bình Dương Nghiễm Mậu rơi vào tình trạng xã hội học cứng nhắc, máy móc, nhìn nhận khá khắt khe, cực đoan đối với bộ phận văn học đô thịmiền Nam giai đoạn 1954- 1975. Tuy vậy cũng cần thừa nhận rằng, từ đầu những năm 2000 trở lại đây, việc tái bản tác phẩm Dương Nghiễm Mậu bước đầu được chú ý, những đánh giá có tính chất học thuật, thể hiện tinh thần hòa giải, nhân văn, khách quan, cởi mở, đổi mới. Thứ ba, dù có đổi mới, điều chỉnh trong đánh giá Dương Nghiễm Mậu nhưng đến nay chưa có một công trình nghiên cứu nào đặt vấn đề vận dụng lý thuyết hiện đại (ngoại trừ việc vận dụng triết học hiện sinh) đểnghiên cứu, để đi đến những đánh giá truyện ngắn Dương Nghiễm Mậu khách quan, có cơ sở khoa học. Đây đó vấn đề người kể chuyện, nhân vật, lối viết được đề cập nhưng việc làm sáng tỏ nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Dương Nghiễm Mậu vẫn còn là một khoảng trống, mời gọi những nghiên cứu chuyên sâu, có hệ thống. 3. Mụcđích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu:Với tên đề tài Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Dương Nghiễm Mậu, mụcđích nghiên cứu của luận văn là làm sáng tỏ những nét đặc trưng trong nghệ thuật tự sự của truyện ngắn Dương Nghiễm Mậu như: người kể chuyện, điểm nhìn nghệ thuật, giọng điệu, ngôn ngữ. 3.2.Đối tượng nghiên cứu:Đối tượng nghiên cứucủa đề tài luận văn là truyện ngắn Dương Nghiễm Mậu, trong đó chủ yếu tập trung khảo sát các bình diện tự sự như: người kể chuyện, điểm nhìn, giọng điệu, ngôn ngữ góp phần tạo nên phong cách truyện ngắn Dương Nghiễm Mậu. 3.3. Phạm vi nghiên cứu:Do giới hạn về thời gian, tư liệu, trong khuôn khổ của luận văn, chúng tôi tập trung tìm hiểu 4 tập truyện ngắn: - Cũng đành (Nhà xuất bản Văn nghệ, 2007) 8
- - Đôi mắt trên trời (Nhà xuất bản Văn nghệ, 2007) - Tiếng sáo người em út (Nhà xuất bản Văn nghệ, 2007) - Nhan sắc (Nhà xuất bản Văn nghệ, 2007) 4. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài nghiên cứu này, luận văn sử dụng hướng tiếp cận và phương pháp nghiên cứu sau đây: Hướng tiếp cận từ lý thuyết tự sự được sử dụng chủ yếu trong luận văn này để khảo sát, đánh giá vềcác yếu tố: người kể chuyện, điểm nhìn, giọng điệu, ngôn ngữ,để thấy ý nghĩa nhân sinh, sự thức tỉnh nhân tính, những biểu hiện của chất nhân văn toát lên từnghệ thuật xây dựng hình tượng của tác phẩm Dương Nghiễm Mậu.Qua đólàm nổi bật những nét đặc trưng trong nghệ thuật tự sự của truyện ngắn Dương Nghiễm Mậu. Phương pháp lịch sử- xã hội được vận dụng để xem xét truyện ngắn của Dương Nghiễm Mậu gắn với hoàn cảnh lịch sử- xã hội, đời sống văn học, văn hóa mà nó được sản sinh để có cái nhìn cụ thể - lịch sử trong việc đánh giá, giá trị của văn bản. Phương pháp loại hình giúp tác giả luận văn trong khi triển khai thực hiện đề tài có thể tiếp cận, lý giải tư duy nghệthuật của nhà văn qua thể loại truyện ngắn. Trong quá trình triển khai đề tài, người thực hiện luận văn cũng sử dụng phương pháp thống kê phân loại, các thao tác so sánh đối chiếu, phân tích - tổng hợp giúp hiểu sâu hơn về nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Dương Nghiễm Mậu. 5.Đóng góp của đề tài Với đề tài Nghiên cứu nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Dương Nghiễm Mậu người thực hiện đề tài hy vọng góp tiếng nói thẩm định thành công về nghệ thuật tự sự, phương diện tạo thành phong cách sáng tác trong truyện ngắn của Dương Nghiễm Mậu trong dòng văn học Việt Nam hiện đại. 6. Cấu trúc luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung nghiên cứu của đề tài gồm 3 chương: 9
- Chương 1. Khái quát về tự sự học, tác giả Dương Nghiễm Mậu trong văn học miền Nam Việt Nam 1954 - 1975 Chương 2. Người kể chuyện và điểm nhìntrong truyện ngắn Dương Nghiễm Mậu Chương 3. Kết cấu, ngôn ngữ và giọng điệu trong truyện ngắn Dương Nghiễm Mậu 10
- Chương 1 KHÁI QUÁT VỀ TỰ SỰ HỌC, TÁC GIẢ DƯƠNG NGHIỄM MẬU TRONG VĂN HỌC MIỀN NAM VIỆT NAM 1954 - 1975 1.1. Khái quát về tự sự học 1.1.1. Khái niệm tự sự Tự sự là một trong những khái niệm gốc, cơ bản của tự sự học. Không hiểu đúng về thuật ngữ tự sự thì không diễn giải đúng về tự sự học. Tự trong tự sự có nghĩa là kể, sự là sự việc, sự kiện, như vậy tự sự là kể chuyện. Từ điển thuật ngữ văn học (Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi đồng chủ biên) định nghĩa: “Tự sự là một phương thức tái hiện đời sống trong toàn bộ tính khách quan của nó. Tác phẩm tự sự phản ánh hiện thực qua bức tranh mở rộng của đời sống trong không gian, thời gian, qua các sự kiện biến cố xảy ra trong cuộc đời con người. Phương thức phản ánh hiện thực qua các sự kiện, biến cố và hành vi con người làm cho tác phẩm tự sự trở thành một câu chuyện về ai đó hay về một cái gì đó. Cho nên tác phẩm tự sự bao giờ cũng có cốt truyện. Gắn liền với cốt truyện là một hệ thống nhân vật được khắc họa đầy đủ, nhiều mặt hơn hẳn trữ tình và kịch” (Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi, 2010). Đây là cách hiểu truyền thống, phổ thông, quen thuộc. Trong thực tiễn lý luận, tự sự và các khái niệm liên quan, gần gũi với nó được diễn giải rất đa dạng. Nhà lý luận G. Genette trong công trình Tân diễn ngôn tự sự phân biệt ba khái niệm trần thuật, tự sự và câu chuyện như sau: câu chuyện là toàn bộ sự kiện được kể, tự sự là diễn ngôn về câu chuyện đó, trần thuật là hành vi trần thuật làm sản sinh ra diễn ngôn đó. Phải có hành vi trần thuật thì chúng ta mới biết đến câu chuyện, mới có diễn ngôn tự sự. Tự sự chính là diễn ngôn, là lời văn, là ngôn ngữ tạo ra quan hệ, ý nghĩa, trật tự của các sự kiện” (Trần Đình Sử, 2018). Tự sự chính là kết quả của quá trình trần thuật. Hàng ngày chúng ta đều nghe các câu chuyện khác nhau, nghe hoặc kể để hiểu hay giải thích các sự vật hiện tượng, ở đâu có câu chuyện thì ở đó có tự sự, trần thuật. Tự sự là một lĩnh vực rộng lớn của giao tiếp đời sống con người. J.H.Miller nói rằng, “tự sự là cách để ta đưa các sự việc vào một trật tự, và từ trật tự ấy mà chúng ta có được ý nghĩa, tự sự là cách tạo nghĩa cho các sự kiện, biến cố” (Trần Đình Sử, 2007). Roland Barthes 11
- nhấn mạnh, đã có bản thân lịch sử loài người thì có tự sự. J.Culler cho rằng, bất kể chúng ta xem đời sống là một chuỗi sự kiện liên tục dẫn đến một mục tiêu nào đó hay là kể bất cứ cái gì xảy ra thì tự sự là phương thức chủ yếu để con người hiểu biết sự vật và tự sự chiếm vị trí trung tâm trong đời sống văn hóa. 1.1.2. Khái niệm tự sự học Trong luận văn này chúng tôi không bàn về tự sự trong các lĩnh vực rộng lớn khác của đời sống (tôn giáo, khoa học, chính trị, điện ảnh…), mà chỉ quan tâm đến tự sự nghệ thuật được thực hiện bằng ngôn từ. Về mặt nguồn gốc, tên gọi tự sự học (narratology, narratologie) do nhà nghiên cứu T.Todorov đề xuất trong cuốn sách Ngữ pháp “Câu chuyện mười ngày” năm 1969. Todorov cho rằng, “Tự sự học là lí luận về cấu trúc của tự sự. Để phát hiện và miêu tả cấu trúc ấy, người nghiên cứu tự sự đem hiện tượng tự sự chia thành các bộ phận hợp thành, sau đó cố gắng xác định chức năng và mối quan hệ qua lại của chúng” ( Trần Đình Sử, 2004). Mieke Bal - một nhà nghiên cứu người Hà Lan trong sách Tự sự học - Dẫn luận lí thuyết tự sự xuất bản năm 1985 sau bổ sung thành cuốn Dẫn luận lí thuyết tự sự in năm 1997 định nghĩa: “Tự sự học là lí thuyết về sản phẩm văn hóa gồm trần thuật, văn bản trần thuật, hình tượng, sự kiện và kể chuyện”, là khoa nghiên cứu lí luận về văn bản tự sự (Trần Đình Sử, 2018). G.Prince trong Tự sự học định nghĩa, tự sự học là khoa học nghiên cứu hình thức và chức năng của tự sự. Genette chỉ ra, tự sự học theo nghĩa rộng nghiên cứu chủ đề, nội dung tự sự, và theo nghĩa hẹp nghiên cứu hình thức, các phương thức tự sự. C.Bremond trong Logic của các khả năng tự sự xem đối tượng của tự sự học là các thủ pháp, phương thức tạo nên tự sự, các quy luật chi phối các sự kiện được kể ra. Theo cách hiểu phổ biến nhất, tự sự học (có khi gọi là trần thuật học, phân tích cấu trúc truyện kể…) là một ngành nghiên cứu phê bình văn học lấy tác phẩm tự sự, văn bản tự sự nghệ thuật làm đối tượng. Nghiên cứu tự sự cũng chính là nghiên cứu cơ chế tổ chức văn bản tự sự, hoạt động kiến tạo nghĩa cho các sự kiện. Tự sự học nghiên cứu rất nhiều yếu tố, bình diện như người kể chuyện, điểm nhìn, thời gian, không gian tự sự, giọng điệu, kết cấu…(Trần Đình Sử, 2018). 12
- Cách hiểu trên đây về tự sự học được luận văn sử dụng để triển khai vấn đề nghiên cứu. 1.2. Đôi nét về văn xuôi miền Nam 1954 - 1975 1.2.1. Bối cảnh văn hóa - xã hội Sau năm 1954, đất nước bị chia cắt làm hai miền với hai chế độ chính trị khác biệt. Hiệp ước Giơnevơ và vĩ tuyến 17 không chỉ đánh dấu ranh giới địa lý, chính trị mà cả về văn hóa xã hội. Miền Bắc xây dựng xã hội chủ nghĩa, hoạt động văn nghệ chịu ảnh hưởng của hệ tư tưởng Mác - Lê nin; miền Nam đi theo con đường tư bản chủ nghĩa, văn học chịu ảnh hưởng của các tư tưởng Âu - Mỹ. Đánh giá về biến chuyển xã hội miền Nam sau 1954, Nguyễn Đình Lê nhận xét: “song song với súng đạn, tiền bạc, văn hóa Hoa Kỳ cũng được du nhập vào miền Nam. Sự lan truyền nền văn hóa đó vào xã hội miền Nam theo hai con đường chính: một là sách báo, phim ảnh, thông tin từ chính phủ hay các cơ quan chức năng của Hoa Kỳ giới thiệu vào Việt Nam; hai là ảnh hưởng trực tiếp về lối sống Hoa Kỳ qua khoảng 3.5 triệu lượt thanh niên Hoa Kỳ trong sắc phục quân đội đến miền Nam… Lối sống Mỹ tác động hai mặt đến cộng đồng cư dân miền Nam: vừa tiêu cực, vừa tích cực. Một mặt nó xa rời văn hóa truyền thống của người Việt, nhưng mặt khác giúp người ta hiểu cuộc sống đa dạng hơn” (Nguyễn Đình Lê, 2019). So với miền Bắc, chế độ chính trị, xã hội miền Nam có nhiều biến động phức tạp và dữ dội. Từ sau khi Hiệp định Giơnevơ được kí kết, có hàng triệu người miền Bắc di cư vào miền Nam, chủ yếu là các gia đình tư sản, địa chủ giàu có, các trí thức, và người Công giáo. Chiến tranh giữa hai miền ngày càng khốc liệt, sự can thiệp của Mỹ vào đời sống miền Nam ngày càng sâu sắc, đời sống chính trị miền Nam thường xuyên đảo lộn, các cuộc đảo chính diễn ra liên miên. Cả chế độ Ngô Đình Diệm và chính quyền Nguyễn Văn Thiệu đều triển khai nhiều biện pháp, chiến lược chống Cộng mạnh mẽ. Nói riêng về mặt tư tưởng văn hóa: văn hóa Mỹ nói riêng, văn hóa phương Tây nói chung dưới nhiều hình thức khác nhau thâm nhập vào miền Nam, làm thay đổi tư duy, cách nhìn, lối sống của người dân nơi đây. Theo Võ Phiến, người Mỹ vào miền Nam “đem theo tiền Mỹ, lối sống Mỹ, văn hóa Mỹ và đây là đầu mối cho nhiều thay đổi sâu xa 13
- trong xã hội miền Nam” (Võ Phiến, 1986). Nguyễn Hiến Lê chỉ ra rằng, “từ năm 1960-1961, loại phim cao bồi, nhạc jazz và các tạp chí khiêu dâm Playboy ồ ạt xâm nhập Sài Gòn… Lính Mỹ qua, dân tộc ta mới tiếp xúc thẳng với người Mỹ, mới thấy rõ được cái mặt trái của văn minh Mỹ, xã hội Mỹ và chịu ảnh hưởng tai hại của văn minh đó” (Nguyễn Hiến Lê, 1972). Nếu chiến tranh, xung đột chính trị hình thành tâm lí bi quan, chán nản, lo lắng, tuyệt vọng thì văn hóa ngoại lai hình thành tâm lí sùng ngoại, vong bản, lối sống hiện sinh, hưởng thụ trụy lạc… trong đời sống thành thị miền Nam Việt Nam những năm 1954 - 1975. Trong số các lý thuyết, trào lưu tư tưởng phương Tây du nhập vào miền Nam, chủ nghĩa hiện sinh có ảnh hưởng sâu đậm nhất. “Chủ nghĩa hiện sinh đã được một số trí thức Thiên chúa giáo du nhập vào miền Nam từ cuối những năm 50… đến khi Diệm đổ (cụ thể là từ năm 1964) thì trào lưu triết học ấy bao hàm cả hình thức hữu thần lẫn hình thức vô thần, đã gặp được những điều kiện phù hợp để lan tràn ồ ạt trong chế độ Sài Gòn” (Phong Hiền, 1984). Sở dĩ chủ nghĩa hiện sinh có chỗ đứng vững chắc, được tiếp nhận rộng rãi vì cuộc chiến tranh diễn ra trên khắp đất nước tạo ra bao đau thương tàn khốc; các cuộc đảo chính thay ngựa giữa dòng xảy ra liên tiếp làm cho xã hội miền Nam bất ổn, tan rã, sụp đổ không lối thoát; con người đối diện sống trong nghịch cảnh ấy cảm thấy lo âu, mất niềm tin, tuyệt vọng, bế tắc, bi quan, hoài nghi hoặc nổi loạn phá phách… Tâm lý và điều kiện này tương hợp với tinh thần của triết học hiện sinh. Điều đáng nói là triết học hiện sinh không chỉ ảnh hưởng đến lối sống, tư duy, tâm thế của người trí thức nói chung mà còn ảnh hưởng đến các hoạt động văn học, từ dịch thuật, nghiên cứu, đến sáng tác. 1.2.2. Đội ngũ và khuynh hướng văn xuôi miền Nam Theo một thống kê chưa đầy đủ của Doãn Quốc Sĩ trong cuốn Văn học và tiểu thuyết, tính đến năm 1973, ở miền Nam có khoảng 50 tác giả văn xuôi. Còn theo Cao Huy Khanh trong Nhà văn hiện đại tính đến năm 1974, số lượng các tác giả văn xuôi miền Nam lên đến 200 người, trong đó khoảng 60 tác giả viết có chất lượng. Từ độ lùi trên dưới một thập kỷ, nhìn lại văn xuôi miền Nam, Võ Phiến trong Hai mươi năm văn học miền Nam 1954-1975 (Tổng quan) đã trình ra một kết quả kiểm kê khá gần với quan sát của Cao Huy Khanh - trong số 267 tác 14
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Bút pháp tả cảnh ngụ tình từ Chinh phụ ngâm (bản diễn nôm) đến Truyện Kiều (Nguyễn Du)
86 p | 313 | 60
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Bút pháp hiện thực trong truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan và Nam Cao - Những tương đồng và dị biệt
126 p | 181 | 51
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc sắc bút pháp tự sự trong truyện ngắn của Nam Cao và Lỗ Tấn
123 p | 307 | 49
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Thiên nhiên trong thơ chữ Hán Nguyễn Du
152 p | 319 | 48
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Vị trí của thể loại truyền kì trong tiến trình phát triển của Văn học Việt Nam
150 p | 194 | 36
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Hình ảnh "trăng" trong thơ Thiền Lý Trần Việt Nam và thơ Đường Trung Quốc
219 p | 174 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Văn hóa dân gian trong tiểu thuyết
114 p | 154 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Những đóng góp của thơ ca Tùng Thiện Vương trong văn học trung đại Việt Nam
137 p | 122 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Những cách tân kịch của A.P. Chekhov
142 p | 138 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Thể loại phóng sự Việt Nam từ 1975 đến nay (qua một số tác giả tiêu biểu)
121 p | 175 | 18
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Những đặc điểm cơ bản của tiểu thuyết Tạ Duy Anh
113 p | 107 | 18
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Những đóng góp của Tuệ Trung Thượng sĩ cho thơ Thiền Việt Nam
132 p | 163 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Cảm thức thời gian trong thơ chữ Hán Nguyễn Du và thơ sonnet Shakespeare
249 p | 78 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Thiền uyển tập anh từ góc nhìn văn chương
108 p | 128 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đóng góp của Trần Quang Nghiệp trong quá trình hiện đại hóa truyện ngắn Nam Bộ đầu thế kỉ XX
129 p | 103 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Cuộc đời và sự nghiệp văn học của Trương Duy Toản
171 p | 107 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Hiện tượng Epiphany trong tập truyện ngắn "Người Dublin" của James Joyce
137 p | 101 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc trưng truyện ngắn Jhumpa Lahiri
113 p | 67 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn