Luận văn Thạc sĩ Văn học Việt Nam: Tản văn của Nguyễn Ngọc Tư từ góc nhìn phê bình sinh thái
lượt xem 14
download
Đề tài "Tản văn của Nguyễn Ngọc Tư từ góc nhìn phê bình sinh thái" trình bày khái lược từ lý thuyết PBST đến tản văn Nguyễn Ngọc Tư; Sinh thái trong tản văn Nguyễn Ngọc Tư nhìn từ nội dung phản ánh; Sinh thái trong tản văn Nguyễn Ngọc Tư từ nghệ thuật thể hiện.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Văn học Việt Nam: Tản văn của Nguyễn Ngọc Tư từ góc nhìn phê bình sinh thái
- UBND TỈNH BÌNH DƢƠNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT HOÀNG THỊ HẠNH TẢN VĂN CỦA NGUYỄN NGỌC TƢ TỪ GÓC NHÌN PHÊ BÌNH SINH THÁI CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM MÃ NGÀNH: 60220121 LUẬN VĂN THẠC SĨ BÌNH DƢƠNG - Năm 2018
- UBND TỈNH BÌNH DƢƠNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT HOÀNG THỊ HẠNH TẢN VĂN CỦA NGUYỄN NGỌC TƢ TỪ GÓC NHÌN PHÊ BÌNH SINH THÁI CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM MÃ NGHÀNH: 60220121 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. BÙI THANH TRUYỀN BÌNH DƢƠNG - Năm 2018
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi và đƣợc sự hƣớng dẫn khoa học của PGS.TS. Bùi Thanh Truyền. Các nội dung nghiên cứu, kết quả trong đề tài này là trung thực và chƣa đƣợc ai công bố trong công trình nào trƣớc đây. Các thông tin, tài liệu có sử dụng trong luận văn đều có trích dẫn nguồn, ngày tháng truy cập. Bình Dƣơng, ngày 01 tháng 9 năm 2018 Tác giả Hoàng Thị Hạnh i
- LỜI CẢM ƠN Trƣớc hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc đến PGS.TS. Bùi Thanh Truyền - ngƣời đã tận tình hƣớng dẫn, động viên, tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong quá trình thực hiện luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo, cán bộ khoa Ngữ văn, đặc biệt các thầy cô giáo đã nhiệt tình giảng dạy khóa II, chuyên ngành Văn học Việt Nam, các cán bộ phòng Sau Đại học Trƣờng Đại học Thủ Dầu Một đã dạy dỗ, tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập. Tôi vô cùng cảm ơn sự quan tâm và ủng hộ của gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, Ban Giám hiệu của đơn vị công tác. Đó chính là nguồn động viên tinh thần lớn lao để tôi theo đuổi và hoàn thành luận văn này. ii
- DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT STT Kí hiệu chữ viết tắt Chữ viết tắt 1 PBST Phê bình sinh thái 2 NTTTH Nguyễn Thị Tịnh Thy 3 NNT Nguyễn Ngọc Tƣ 4 STH Sinh thái học 5 VHST Văn học sinh thái iii
- MỤC LỤC Lời cam đoan........................................................................................................i Lời cảm ơn ..........................................................................................................ii Danh mục chữ viết tắt ........................................................................................ iii Mục lục .............................................................................................................. iv MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1 1. Lí do chọn đề tài .............................................................................................. 1 2. Lịch sử vấn đề ................................................................................................. 3 2.1. Các công trình về phê bình sinh thái trong nghiên cứu văn học Việt Nam ..... 3 2.2. Các bài viết liên quan đến sinh thái trong văn xuôi Nguyễn Ngọc Tƣ ........... 8 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu .................................................................. 12 4. Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................... 12 4.1. Phƣơng pháp nghiên cứu liên ngành văn học và sinh thái học ..................... 12 4.2. Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp................................................................ 13 4.3. Phƣơng pháp so sánh .................................................................................. 13 5. Đóng góp của luận văn .................................................................................. 13 6. Kết cấu luận văn ............................................................................................ 13 NỘI DUNG ....................................................................................................... 14 Chƣơng 1 KHÁI LƢỢC VỀ LÝ THUYẾT PHÊ BÌNH SINH THÁI VÀ TẢN VĂN NGUYỄN NGOC TƢ ........................................... 14 1.1. Khái lƣợc về phê bình sinh thái................................................................... 14 1.1.1. Khái niệm sinh thái và văn học sinh thái .................................................. 14 1.1.2. Phê bình sinh thái .................................................................................... 21 1.2. Tản văn Nguyễn Ngọc Tƣ - sự hòa kết giữa văn chƣơng và sinh thái .......... 29 1.2.1. Sơ nét về thể loại tản văn ......................................................................... 29 1.2.2. Nguyễn Ngọc Tƣ - cây bút Nam Bộ nhiều duyên nợ với tản văn .............. 37 Chƣơng 2 SINH THÁI TRONG TẢN VĂN NGUYỄN NGỌC TƢ NHÌN TỪ NỘI DUNG PHẢN ÁNH .......................................... 45 2.1. Sinh thái tự nhiên trong tản văn Nguyễn Ngọc Tƣ ...................................... 45 iv
- 2.1.1. Những biến dạng của không gian làng quê trƣớc làn sóng đô thị hóa ....... 45 2.1.2. Sự xuống cấp của môi trƣờng đô thị thời kinh tế thị trƣờng ..................... 51 2.2. Sinh thái tinh thần trong tản văn Nguyễn Ngọc Tƣ ..................................... 57 2.2.1. Sự mai một các giá trị truyền thống ......................................................... 57 2.2.2. Sự lên ngôi của chủ nghĩa vật chất ........................................................... 61 2.3. Thông điệp về sinh thái trong tản văn Nguyễn Ngọc Tƣ ............................. 65 2.3.1. Cảnh báo khẩn thiết về sự lâm nguy của môi trƣờng ................................ 65 2.3.2. Lời cảnh tỉnh trƣớc tƣơng lai ................................................................... 68 2.3.3. Kiến tạo lối sống đẹp của con ngƣời trƣớc môi sinh ................................. 70 Chƣơng 3 SINH THÁI TRONG TẢN VĂN NGUYỄN NGỌC TƢ NHÌN TỪ NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN ........................................ 78 3.1. Ngôn từ - chất liệu “đậm mùi hƣơng thổ” của tinh thần sinh thái ................ 78 3.1.1. Mật độ cao về từ ngữ, hình ảnh giàu biểu tƣợng tự nhiên ......................... 78 3.1.2. Ngôn ngữ có tính đối thoại về môi trƣờng................................................ 87 3.2. Giọng điệu - cách thức triển diễn hiệu quả tiếng nói sinh thái của nhà văn .... 93 3.2.1. Diễn ngôn lãng mạn về tự nhiên .............................................................. 94 3.2.2. Sự đan xen giữa giọng điệu trữ tình và chính luận.................................. 100 3.3. Thời - không gian nghệ thuật - môi trƣờng thăng hoa của tinh thần sinh thái ................................................................................................. 106 3.3.1. Thời gian với sự tƣơng phản hai môi sinh quá khứ và hiện tại ............... 106 3.3.2. Không gian với sự song kết giữa hiện thực và tâm tƣởng ...................... 111 KẾT LUẬN .................................................................................................... 118 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 121 v
- MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Thế kỉ XXI nhân loại đã đạt thêm nhiều thành tựu mới trong khoa học, công nghệ nhƣng cũng phải đối mặt với nhiều nguy cơ sinh thái nhất. Ngày nay, con ngƣời không còn xa lạ với các cụm từ “biến đổi khí hậu”, “ô nhiễm môi trƣờng”, “ấm lên toàn cầu”… Chỉ riêng nửa đầu năm 2018, thiên tai, hạn hán bất thƣờng xẩy ra khắp hành tinh, rải đều các châu lục đã cho thấy tính bất ổn của khí hậu toàn cầu, loạn nhịp của môi trƣờng sinh thái trái đất. Cùng với tốc độ đô thị hóa, sự ỷ lại vào khoa học kĩ thuật hiện đại, con ngƣời vẫn tiếp tục khai thác tận diệt tự nhiên. Dù đã đƣợc dự báo, cảnh báo và cả nhãn tiền nhƣng sự xâm hại của con ngƣời với môi trƣờng vẫn chƣa thấy có dấu hiệu dừng lại. Bên cạnh đó, xu thế toàn cầu hóa của thế giới khiến cho không chỉ môi trƣờng tự nhiên đang bị báo động đỏ về độ ô nhiễm mà môi trƣờng xã hội của nhân loại cũng bị đe dọa vì sự xói mòn về đạo đức và nhân tính. Mỗi công dân không kể quốc tịch, màu da đều có thể đứng trƣớc những sự rủi ro, bất trắc nhƣ nhau. Việt Nam không nằm ngoài quỹ đạo đó. 1.2. Phê bình sinh thái (Ecocriticism) hình thành, phát triển và nổi lên trong bối cảnh trên và nhất là khi sự biến đổi khí hậu, sự ô nhiễm môi trƣờng hay sự suy thoái về đạo đức cốt lõi của con ngƣời vƣợt ra khỏi phạm vi của một dân tộc, quốc gia hay khu vực. Xuất hiện trên thế giới tính đến nay gần nửa thế kỉ (từ 1970) và ngay từ sơ khai, nó nhanh chóng thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu phê bình văn học của Mỹ, Anh, sau đó lan sang các nƣớc châu Á. Tuy nhiên, ở nƣớc ta, thời điểm ấy phê bình sinh thái (PBST-viết tắt) chƣa đƣợc thật sự chú trọng nghiên cứu dù đó là một trong những cơ sở lí luận, phƣơng tiện vững chắc để phản tỉnh thuyết nhân loại trung tâm nhằm cứu lấy Mẹ thiên nhiên và môi trƣờng nhân văn. Nhà nghiên cứu Nguyễn Thị Tịnh Thy cho rằng Việt Nam đang trong quá trình khởi động nghiên cứu sinh thái, chúng ta đi chậm so với thế giới 20 năm. Giới sáng tác, phê bình nghiên cứu cần nỗ lực nhiều hơn mới mong bắt kịp xu hƣớng của nhân loại. Trong rất nhiều lý thuyết về nghiên cứu văn học hiện đại đến hậu hiện đại, PBST có vẻ “cận nhân tình” hơn cả. 1
- Hƣớng nghiên cứu này đã mở ra nhiều ứng dụng thực tế cần thiết và tất yếu trong bối cảnh của nhân loại hiện nay. Bản thân ngƣời viết đề tài này dù chƣa có những hiểu biết thực sự cặn kẽ về các vấn nạn môi trƣờng nhƣng rất quan tâm tới vấn đề sinh thái, trong đó có ý thức, đặc biệt hứng thú tìm hiểu PBST và văn học sinh thái (VHST - viết tắt). Vì vậy, mong muốn góp một tiếng nói nhỏ bé thúc đẩy về hƣớng “nghiên cứu xanh” trong văn học Việt nhằm đánh động sự thờ ơ, bàng quan của những ngƣời xung quanh về môi trƣờng sống của mình. 1.3. Văn học luôn quan tâm đến sự sống. Nhƣng một thời gian dài nó dành sự ƣu ái cổ vũ cho sức mạnh, tinh thần làm chủ lẫn bá chủ của của con ngƣời trên trái đất. Và văn học theo hƣớng sinh thái ra đời nhƣ một sự xét lại, phản tƣ, giải thiêng những tƣợng đài rất vững chãi nói trên. Cùng với thế giới, VHST Việt Nam thực sự không còn mới mẻ đặc biệt những năm gần đây song chƣa thành một trào lƣu nhƣ các dòng văn học khác. May mắn thay lớp nhà văn trẻ đi sau nhƣng đã nhanh nhạy bắt kịp những xu thế vận động của văn học thế giới lẫn nhân loại. Vì vậy, bên cạnh hƣớng đến phản ánh những xung đột, những giá trị cốt lõi của con ngƣời thì tác phẩm của họ luôn hƣớng về vấn nạn môi trƣờng. Trong số những gƣơng mặt tiên phong, không thể không kể đến tác giả Nguyễn Ngọc Tƣ. Trong văn học Nam Bộ, chị là một cây bút giàu năng lƣợng. Mảnh đất phƣơng Nam màu mỡ tƣởng đã đủ dung dƣỡng nên một thế hệ thuộc lớp “ngƣời hiền” đi trƣớc nhƣng bằng một cách rất riêng những cây bút trẻ đã lớn nhanh và kịp tiếp nối mạch văn chƣơng rất riêng để hòa vào dòng chảy của văn học dân tộc, cùng vƣơn ra biển lớn. Thành công với mảng tiểu thuyết, truyện ngắn, chị còn có cả một gia tài khá đồ sộ về tản văn. Tính đến nay, tác giả đã xuất bản bảy cuốn về thể loại này. Bên cạnh những nét hồn hậu của thiên nhiên sông nƣớc miệt vƣờn Cửu Long, sự ấm áp tình ngƣời thì chủ đề lớn Nguyễn Ngọc Tƣ bền bỉ theo đuổi xuyên suốt các tập tản văn là sự tàn phá, hủy hoại tự nhiên, sự nguội lạnh, xuống cấp về đạo đức xã hội. Dù vậy, những công trình nghiên cứu về cây bút đến từ “Đất Mũi mù xa” này chủ yếu còn tập trung vào mảng tiểu thuyết và truyện ngắn mà chƣa có sự quan tâm nào tƣơng xứng với lĩnh vực tản văn. 2
- Đó là những lí do chính để chúng tôi chọn “Tản văn của Nguyễn Ngọc Tƣ từ góc nhìn phê bình sinh thái” làm đề tài nghiên cứu. 2. Lịch sử vấn đề 2.1. Các công trình về phê bình sinh thái trong nghiên cứu văn học Việt Nam Phê bình văn học Việt Nam tiếp xúc với phê bình sinh thái thế giới trƣớc hết là qua những công trình dịch thuật và các tiểu luận mang tính dự báo, dò đƣờng. Nhìn lại lịch sử PBST của thế giới, đặc biệt là Mỹ và châu Âu, Việt Nam khởi động muộn hơn hẳn. Năm 2011, trong khuôn khổ Hội thảo quốc tế với chủ đề: “Tiếp cận văn học châu Á từ lí thuyết phƣơng Tây hiện đại: Vận dụng, tƣơng thích, thách thức và cơ hội”, giáo sƣ Karen Thornber (Đại học Havard) đã có bài nói chuyện về PBST tại Viện văn học. Từ đây, các công trình dịch thuật và nghiên cứu mới dần xuất hiện ở nƣớc ta. Một trong những ngƣời nghiên cứu khá sớm PBST ở Việt Nam là Đỗ Văn Hiểu. Năm 2012, ở mảng dịch thuật, Đỗ Văn Hiểu có hai phần lƣợc dịch lịch sử phát triển cùng nguồn gốc tƣ tƣởng của PBST với công trình Phê bình sinh thái - cội nguồn và sự phát triển (phần 1, 2). Bài dịch này đã chỉ ra hiệu quả, tác dụng thực tiễn của phân nhánh lí thuyết này không chỉ dừng lại ở nghiên cứu văn bản văn học. Bài viết Những tƣơng lai của phê bình sinh thái và văn học (2013) của Karen Thornber do Hải Ngọc dịch in trong tập Phê bình sinh thái Đông Á: Tuyển tập phê bình các nền văn học, văn hóa và môi trƣờng thể hiện quan điểm về tính đa chức năng của PBST: “Đây là một lý thuyết liên ngành, kết hợp giữa văn học và khoa học, giữa phân tích văn chƣơng và rút ra những cảnh báo về môi trƣờng”. Tiểu luận tiếp tục khẳng định “PBST có thể tìm thấy ở văn chƣơng, mỹ thuật, điện ảnh, nghệ thuật đƣơng đại Việt Nam nhiều “ca” thú vị để nghiên cứu”. Riêng khái niệm “mơ hồ sinh thái” đã phản ánh một đặc trƣng quan niệm phổ biến về môi trƣờng, thiên nhiên tƣởng nhƣ rất gắn bó, bền vững trong các nền văn hóa Đông Á. Sang 2014, Nghiên cứu văn học trong thời đại khủng hoảng môi trƣờng do Trần Thị Ánh Nguyệt dịch (sách Tuyển tập Phê bình sinh thái: Các mốc quan trọng trong Sinh thái học Văn học do Cheryll Glotfelty và Harold Fromm chủ biên) thì PBST đƣợc giới hạn cụ 3
- thể hơn. Đó là nghiên cứu mối quan hệ giữa văn học và môi trƣờng tự nhiên. Đồng thời nó đặt ra vấn đề quan hệ nối kết giữa tự nhiên và văn hóa, đặc biệt là sự tạo tác văn hóa của ngôn ngữ và văn học. Qua 2015, Đỗ Văn Hiểu sơ dịch từ cuốn Đƣơng đại tây phƣơng tối tân văn luận giáo trình của Vƣơng Nhạc Xuyên, Nhà xuất bản Đại học Phúc Đán, Thƣợng Hải, 2008) về Văn học sinh thái và lí luận phê bình sinh thái. Dịch giả đã chuyển tải rằng sự phát triển của lí luận phƣơng Tây mới nhất không phải vì chủ nghĩa nữ quyền, chủ nghĩa hậu hiện đại, chủ nghĩa hậu thực dân, nghiên cứu văn hóa không ngừng làm mới mà dừng lại. Cuối thế kỉ XX, “văn hóa sinh thái” của phƣơng Tây và lí luận “PBST” từ phát sinh phát triển đến dần dần lan rộng trên toàn thế giới, đã trở thành một phƣơng pháp nghiên cứu lí luận văn nghệ mới mang tính liên ngành. Song song đó, bài viết này vừa phân tích hệ quả của Chủ nghĩa tiêu dùng trong thời hậu công nghiệp vừa đánh giá tính cập thiết, giá trị của lí luận PBST. Nhà nghiên cứu Trần Đình Sử với bài Phê bình sinh thái tinh thần trong nghiên cứu văn học hiện nay (2015) vận dụng tƣ tƣởng sinh thái để xem xét quan hệ giữa văn học và môi trƣờng văn hóa, tinh thần xã hội nhƣ một vấn đề sinh thái, không tập trung vào quan hệ con ngƣời và tự nhiên, mà xem xét môi trƣờng tinh thần xã hội nhƣ là môi trƣờng sống của văn nghệ, sự tƣơng tác giữa môi trƣờng văn hóa tinh thần với sáng tạo văn nghệ. Công trình mới nhất trong khuynh hƣớng chuyển ngữ do Đỗ Văn Hiểu đảm nhận là Phê bình sinh thái ở Trung Quốc - nhìn từ Việt Nam. Trong bài viết này, ngƣời viết tiến hành tái hiện tình hình phát triển PBST ở Trung Quốc trên các phƣơng diện: giới thiệu, dịch thuật, xây dựng lí thuyết và vận dụng vào nghiên cứu các hiện tƣợng văn học cụ thể, từ đó đề xuất giải pháp phát triển PBST ở Việt Nam. Mảng nghiên cứu lí luận, Đỗ Văn Hiểu cũng là ngƣời tiên phong với bài Phê bình sinh thái - khuynh hƣớng nghiên cứu văn học mang tính cách tân (2012) với mong muốn làm sáng tỏ một số cách tân bản chất của PBST trên phƣơng diện tƣ tƣởng nòng cốt, sứ mệnh, nguyên tắc thẩm mĩ, đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu; bên cạnh đó cũng lƣu tâm đến hạn chế, khó khăn trong việc mở rộng, phát triển của khuynh hƣớng nghiên cứu này. Đặc biệt, bài viết này cũng 4
- mở ra bƣớc ngoặt mới khi chỉ ra tƣ tƣởng nòng cốt của PBST là “sinh thái trung tâm luận” thay vì “nhân loại trung tâm luận” nhƣ vốn có. Nguyễn Thị Tịnh Thy (NTTTH - viết tắt) có bài Phê bình sinh thái - Nhìn từ lí thuyết giải cấu trúc (2013) đã nhìn thấy cảm quan hậu hiện đại biểu hiện ở đặc điểm giải cấu trúc nhƣ tản quyền, cái chết của chủ thể, tính đối thoại… Đỗ Văn Hiểu tiếp nối mạch phê bình của mình với Tính “khả dụng” của phê bình sinh thái (2016). Dịch giả đã bƣớc đầu xác lập cơ sở lí luận của khuynh hƣớng nghiên cứu này, đồng thời thử tìm ra hƣớng thao tác nghiên cứu để có thể vận dụng vào thực tiễn văn học nƣớc nhà. PBST Việt Nam những năm gần đây cũng đã xuất hiện nhiều công trình nghiên cứu khá chuyên sâu, đánh dấu kết quả của sự nghiên cứu bền bỉ, nghiêm túc của các nhà nghiên cứu nữ nhƣ Đặng Thị Thái Hà, Trần Thị Ánh Nguyệt, Lê Lƣu Oanh, Nguyễn Thị Tịnh Thy… Năm 2016, chúng ta có công trình Con ngƣời và tự nhiên trong văn học Việt nam sau năm 1975 từ góc nhìn phê bình sinh thái của Trần Thị Ánh Nguyệt - Lê Lƣu Oanh. Chuyên luận này bao quát khá toàn diện sáng tác văn học nƣớc nhà sau khi thống nhất trên cơ sở tham chiếu lí thuyết của PBST. Chuyên luận Rừng khô, suối cạn, biển độc… và văn chƣơng của nhà phê bình văn học Nguyễn Thị Tịnh Thy ra đời trong bối cảnh hôm nay (2017) đã góp phần đƣa phê bình văn học của nƣớc ta tiếp cận với các trào lƣu, lý thuyết phê bình khả dụng vào thực tiễn đời sống của thế giới. Thông qua cuốn sách tác giả lần lƣợt giới thiệu và làm sáng tỏ các nội hàm của những thuật ngữ liên quan tới PBST. Không dừng lại ở nghiên cứu một chiều, sự phát triển của PBST tại Việt Nam còn mang tính phản biện về tiếp nhận và ứng dụng về lí thuyết dù chƣa nhiều. Tiên phong trong trƣờng hợp này là nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Dân. Bài viết Các lý thuyết nghiên cứu văn học và tính khả dụng (2014) đã đặt lại câu hỏi cho việc tiếp nhận lí thuyết phê bình văn học phƣơng Tây ở nƣớc ta, trong đó có PBST. Căn cứ vào nhiệm vụ của Hiệp hội Nghiên cứu Văn học và Môi trƣờng (ASLE) là nghiên cứu mối quan hệ giữa văn hóa, văn học với môi trƣờng, với tự nhiên, nhƣng “văn học” ở đây phải đƣợc hiểu theo nghĩa rộng, nó bao gồm cả các tác phẩm, công trình phi hƣ cấu (tức phi văn chƣơng). Nhƣ thế, nếu xếp nó vào là 5
- một loại lý thuyết nghiên cứu văn học thì cũng là gƣợng ép. Theo tác giả, cần tránh xem đây là một công việc có tính ngẫu hứng của các nhà phê bình mà phải nhìn nhận sát sao hơn nữa bản chất của văn bản tự sự về môi trƣờng chứ không nên đơn thuần chỉ tụng ca. Đến 2018, nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Dân tiếp tục có bài “Sinh thái học tinh thần” hay là văn hóa học? in trên mục Diễn đàn lý luận phê bình văn hóa của báo Văn nghệ (số 3) để phản biện lại một số cách hiểu chƣa thật chính xác về PBST tinh thần. Bằng cách viết khúc chiết, chặt chẽ, luận điểm rõ ràng, trên cơ sở khoa học bài báo của trên đã chỉ rõ sự ngộ nhận, nhầm lẫn trong việc hiểu nghĩa gốc của từ “eco” (môi trƣờng) vốn mang nghĩa chuyên môn, không phải nghĩa sinh hoạt nhƣ “khung cảnh”, “hoàn cảnh”, “điều kiện”, “bối cảnh”. Vì hiểu nhầm nên có một thời gian “PBST tinh thần” ở Việt Nam đã nghiêng về nghiên cứu hoàn cảnh xã hội và con ngƣời. Thực chất đó lại là phạm vi của phê bình văn hóa học đối với “khung cảnh văn hóa tinh thần” mà hoàn toàn không phải là sinh thái học văn học hay phê bình sinh thái học. Từ đó, tác giả Nguyễn Văn Dân cũng thống nhất với quan niệm của các nhà nghiên cứu trên thế giới rằng “sinh thái học tinh thần là nghiên cứu mối quan hệ giữa vấn đề môi trƣờng tự nhiên với tinh thần, tín ngƣỡng và tôn giáo” (Nguyễn Văn Dân, 2018, tr. 17). Dù mới là hiện tƣợng đơn lẻ nhƣng cách nhìn lại trên là cần thiết cho nghiên cứu khoa học nói chung và tiếp nhận lí thuyết sinh thái nói riêng. Nó giúp chúng ta tránh đƣợc sự áp đặt, phiến diện và cực đoan. Sự phát triển của lí thuyết sinh thái ở Việt Nam đồng thời ngày càng đi vào thực tiễn và có tính ứng dụng cao. Trƣớc tiên phải kể đến sự ứng dụng trong lĩnh vực văn hóa với các bài trong cuốn Văn hóa Việt Nam tìm tòi và suy ngẫm (2000): Triết lí môi trƣờng; Văn hóa ẩm thực trên nền cảnh môi trƣờng sinh thái nhận văn Việt Nam ba miền Nam Trung Bắc; Một cái nhìn sinh thái nhân văn với các di tích - lịch sử - văn hóa Việt Nam của Trần Quốc Vƣợng. Những bài nghiên cứu này vừa chỉ ra sự khác biệt văn hóa vùng miền vừa gom lại những yếu tố chung, căn cốt của ngƣời Việt Nam trong mối quan hệ với cộng đồng xã hội và với tự nhiên môi trƣờng. Lí thuyết PBST còn đi vào địa hạt của mình nhƣ nghiên cứu ca dao tục ngữ, thơ ca trung đại đến văn học hiện đại. Tiêu biểu nhƣ Trần 6
- Thúy Anh trong Ứng xử của ngƣời Việt đồng bằng châu thổ Bắc Bộ qua tục ngữ, ca dao (2011) gồm bốn chƣơng nghiên cứu về ứng xử cổ truyền với tự nhiên và xã hội nhƣ trời, đất, nƣớc, khí hậu, hệ sinh thái; mô hình cổ truyền và mô hình mới về ứng xử với tự nhiên và xã hội của ngƣời Việt châu thổ Bắc Bộ qua ca dao, tục ngữ. Huỳnh Nhƣ Phƣơng từ năm 2013 có bài viết Mùa xuân, sinh thái và văn chƣơng đƣợc gợi dẫn từ truyện Muối của rừng (Nguyễn Huy Thiệp). Qua đó, tác giả bàn luận thêm về chức năng, trách nhiệm mới của nhà văn, văn học khi chuyển sang hoạt động mở rộng địa bàn lí thuyết sinh thái. Đó là bảo vệ sức khỏe môi trƣờng cũng là bảo vệ con chính con ngƣời và không thể thờ ơ trƣớc sự suy thoái hệ sinh thái của đất nƣớc. Nhà phê bình Nguyễn Đăng Điệp lại vận dụng lí thuyết sinh thái để phân tích Thơ mới với đề tài Thơ mới từ góc nhìn sinh thái học văn hóa (2014) với thú nhận đây là những “vén mở bƣớc đầu”. Song mảng văn xuôi có lẽ đƣợc các nhà nghiên cứu soi chiếu nhiều hơn cả. Nhà nghiên cứu Nguyễn Thị Tịnh Thy tham chiếu lí thuyết vào một loạt TPVH vào năm 2015 nhƣ: Tƣ tƣởng sinh thái trong truyện ngắn của Trần Duy Phiên; Trăm năm còn lại của Trần Duy Phiên - Nhìn từ lí thuyết sinh thái; Đối thoại trong tiểu thuyết Totem sói của Khƣơng Nhung. Vũ Minh Đức nghiên cứu Những ngọn gió Hua Tát của Nguyễn Huy Thiệp từ góc nhìn phê bình sinh thái phát hiện những gợi dẫn về sinh thái nữ quyền từ motif, thông điệp trong tác phẩm. Môi trƣờng sinh thái đô thị cũng đƣợc Đặng Thị Thái Hà khai thác nhƣ Vấn đề sinh thái - đô thị trong văn xuôi Việt Nam thời Đổi mới, hay Sinh thái - đô thị trong truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu. Ngoài ra, có một số công trình nghiên cứu của Nguyễn Thị Bích Liên (Phóng sự Việt Nam trong môi trƣờng sinh thái văn hóa thời kì đổi mới), Lê Trà My (Tản văn Việt Nam thế kỉ XX (từ cái nhìn thể loại) đã nghiên cứu các thể loại trên cơ sở sinh thái văn hóa (culture ecology). Nhiều luận văn của học viên ở các trƣờng đại học đã lựa chọn PBST đề nghiên cứu một trào lƣu, một giai đoạn văn học hoặc các tác phẩm của nhiều nhà văn, nhà thơ trong nƣớc lẫn nƣớc ngoài. Song song đó, chỉ trong một thời gian ngắn, các hội thảo về PBST đƣợc tổ chức liên tục. Tháng 12 năm 2017, Hội thảo quốc tế “Phê bình sinh thái tiếng nói bản địa tiếng nói toàn cầu” đƣợc tổ chức tại 7
- Hà Nội. Cũng tại thủ đô, Hội thảo khoa học quốc tế “Sinh thái học trong văn học Đông Nam Á: Lịch sử, Huyền thoại và Xã hội” đã diễn ra vào ngày 26, 27 tháng 1 năm 2018 tại Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Hà Nội. Hội thảo thu hút khoảng 20 nhà nghiên cứu từ các nƣớc Đông Nam Á cùng 60 nhà khoa học, phê bình Việt Nam tề tựu, thảo luận về các vấn đề phê bình sinh thái trong khu vực Đông Nam Á. Đầu tháng 2 năm 2018, Hội thảo khoa học “Sinh thái: Lí luận và ứng dụng” đầy giá trị thực tiễn do trƣờng Đại học sƣ phạm Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức. Những Hội thảo này đã có sự góp mặt của các nhà nghiên cứu sinh thái hàng đầu với nhiều bài viết có giá trị. Việt Nam vốn là một nƣớc nông nghiệp ở khu vực Đông Á, nơi có truyền thống về tình yêu thiên nhiên, các nghiên cứu về mối quan hệ giữa con ngƣời và tự nhiên đã xuất hiện từ khá lâu, song đó chƣa phải là những vấn đề của sinh thái hiện đại. Dù lí thuyết PBST đang đƣợc học giới Việt Nam dẫn nhập, nghiên cứu văn học dƣới góc nhìn sinh thái đã có những thực hành nhất định nhƣng vẫn phải nhận định rằng dƣờng nhƣ tất cả còn đang ở những bƣớc khởi động. Và mảng nghiên cứu này vẫn đang là mảnh đất đầy tiềm năng, nhiều vẫy gọi. 2.2. Các công trình liên quan đến sinh thái trong văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư Là một trong những gƣơng mặt tiêu biểu của văn học Nam Bộ đầu thế kỉ XXI, tác phẩm và con ngƣời nhà văn Nguyễn Ngọc Tƣ (NNT - viết tắt) đến nay đã thu hút rất nhiều bài viết lẫn công trình nghiên cứu cả trong nƣớc, nƣớc ngoài. Tìm hiểu về những bài báo, bài phê bình về chị, ngƣời đọc nhận thấy điểm chung của chúng là đều ghi nhận nét riêng, đặc sắc, phong cách nhà văn và tiếp cận với bằng nhiều góc độ khác nhau. Trang web http://www.viet-studies.net đã dành một vị trí trang trọng cho nhà văn đất Mũi bên cạnh những cây cổ thụ văn hóa, văn học khác cùng với rất nhiều bài viết lẫn tác phẩm xƣa nay của chị. Riêng Trần Hữu Dũng, chủ nhân của trang điện tử trên đã có một loạt bài nhƣ Nguyễn Ngọc Tƣ - đặc sản miền Nam (2004), Về Cà Mau thăm Nguyễn Ngọc Tƣ (2005), Nguyễn Ngọc Tƣ và Sông (2012) nhấn mạnh cá tính riêng, phong cách riêng của nhà văn trẻ từ vùng sông nƣớc Cà Mau rất đặc trƣng của Nam Bộ. Văn Công Hùng có bài viết Bất tận với 8
- Nguyễn Ngọc Tƣ đã chỉ ra sự vận động trong ngòi bút Nguyễn Ngọc Tƣ từ Ngọn đèn không tắt đến Cánh đồng bất tận. Huỳnh Công Tín có bài: Nguyễn Ngọc Tƣ - nhà văn trẻ Nam Bộ nghiêng về đánh giá kiểu nhân vật đặc trƣng trong tác phẩm của chị. Nhà phê bình Bùi Công Thuấn lại nghiêng về cái nhìn tổng quan về hành trình sáng tác của Nguyễn Ngọc Tƣ từ những tác phẩm trƣớc Cánh đồng bất tận, đến những tập truyện sau đó nhƣ Gió lẻ, Khói trời lộng lẫy… qua bài Nguyễn Ngọc Tƣ và hành trình đã đi. Trong đội ngũ các nhà phê bình, Nguyễn Trọng Bình là một trong những ngƣời có nhiều bài viết nghiên cứu về Nguyễn Ngọc Tƣ, nhƣ: Phong cách truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tƣ nhìn từ phƣơng diện nghệ thuật về con ngƣời; Giọng điệu chủ yếu trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tƣ; Đặc trƣng ngôn ngữ truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tƣ; Phong cách truyện ngắn Nguyễn ngọc Tƣ nhìn từ phƣơng diện nội dung tự sự; Những dạng tình huống thƣờng gặp trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tƣ; Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tƣ từ góc nhìn văn hóa; Nguyễn Ngọc Tƣ và hành trình trở về… Qua các bài viết, độc giả đã đƣợc thấy sự tiếp cận khá đa dạng từ nội dung đến tƣ tƣởng, nghệ thuật trong sáng tác, đặc biệt là thể loại truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tƣ. Phạm Thái Lê quan tâm về Hình tƣợng con ngƣời cô đơn trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tƣ một cách rất riêng. Thế hệ đàn anh nhƣ Nguyễn Quang Sáng, Chu Lai, Nguyên Ngọc, Dạ Ngân, Trung Trung Đỉnh... cũng đã chú ý, chăm chút Nguyễn Ngọc Tƣ khi tập truyện đầu tay Ngọn đèn không tắt đoạt giải của Hội Liên hiệp văn học nghệ thuật Việt Nam. Trong lời đề tựa cho tập truyện trên, Nguyễn Quang Sáng đã nhận xét: “Với giọng văn mộc mạc bình dị, với ngôn ngữ đời thƣờng, Nguyễn Ngọc Tƣ đã tạo nên một không khí rất tự nhiên về màu sắc, hƣơng vị của mảnh đất cuối cùng của Tổ quốc - mũi Cà Mau, của những con ngƣời tứ xứ, về mũi đất của rừng, của sông nƣớc, của biển cả mà cha ông ta đã dày công khai phá…” (NNT, 2006, tr. 3). Trong khi đó, nhà văn Chu Lai lại đánh giá gần nhƣ một cách tuyệt đối: “Nguyễn Ngọc Tƣ là cây bút tiêu biểu của miền Tây Nam Bộ, một tài năng văn học hiếm có hiện nay của văn học Việt Nam” (Hà Linh, 2006, còn Dạ 9
- Ngân nhận định về tác giả của tập truyện trên là Nguyễn Ngọc Tƣ - điềm đạm mà thấu đáo” (Dạ Ngân, 2004). Riêng truyện ngắn Cánh đồng bất tận Nguyễn Ngọc Tƣ đã tạo nên “hội chứng” hay “trào lƣu” không chỉ trong giới phê bình nghiên cứu, độc giả mà cả với văn hóa xã hội. Tới bây giờ thật khó thống kê những cuộc đối thoại, phỏng vấn, trao đổi... liên quan đến truyện ngắn này với cả ngƣời trong cuộc lẫn bên ngoài đăng trên các báo, tạp chí. Trong đó, có khá nhiều bài viết đáng chú ý, nhƣ: Cánh đồng bất tận - nhìn từ mô hình tự sự và ngôn ngữ nghệ thuật của Đoàn Ánh Dƣơng; Lời “đề từ” trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tƣ của Phạm Phú Phong; Nỗi nhớ qua cánh đồng bất tận của Nguyễn Quang Sáng; Bài học văn chƣơng từ Cánh đồng bất tận của Bùi Việt Thắng; Cảm quan Phật giáo trong Cánh đồng bất tận của Phan Thị Thu Hiền… Sáng tác của Nguyễn Ngọc Tƣ còn là đối tƣợng nghiên cứu của nhiều khóa luận tốt nghiệp đại học, luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ, tiêu biểu nhƣ: Khám phá thế giới nghệ thuật truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tƣ, Vũ Thị Thu Hà (2006), Đại học KHXH&NV Hà Nội; Nguyễn Thành Ngọc Bảo (2008) với Đặc điểm truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tƣ, Luận văn thạc sĩ, ĐHSP Thành phố Hồ Chí Minh; Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tƣ của Đoàn Thị Tiến (Đại học Vinh, luận văn thạc sĩ, 2011); Lƣơng Thị Thảo (2011) với Đặc sắc trong tản văn Nguyễn Ngọc Tƣ, Đại học Đà Nẵng... Nhìn chung, các công tình trên chủ yếu tập trung vào truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tƣ và đã có những tìm tòi, đóng góp nhất định về việc khẳng định giá trị nội dung, tƣ tƣởng và nghệ thuật trong sáng tác của nhà văn. Ở mảng PBST có liên quan đến tác phẩm văn xuôi, đặc biệt là mảng tản văn của chị có những tiểu luận, chuyên luận đáng chú ý. Về nghiên cứu khoa học ứng dụng, Trần Thị Ánh Nguyệt có bài “Thiên nhiên trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tƣ (từ góc nhìn phê bình sinh thái)”. Tác giả dựa trên cơ sở lí thuyết khoa học nhân văn lấy “con ngƣời làm trung tâm” trƣớc đó, để đề xuất cách nhìn nhận, tiếp cận “trái đất làm trung tâm”. Không gian sông nƣớc trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tƣ của Thụy Khê lại đề cập đến môi trƣờng sống trong thể loại 10
- này. Văn xuôi Nguyễn Ngọc Tƣ từ góc nhìn sinh thái, Nguyễn Thùy Trang thông qua những tác phẩm chân thực, thời sự về cuộc sống con ngƣời và tự nhiên vùng đất quê nhà trong sáng tác Nguyễn Ngọc Tƣ để nêu bật những vấn đề ý nghĩa, nóng bỏng của văn học đƣơng đại nói riêng và nhân loại nói chung. Phạm Ngọc Lan đã tạo nên tiếng vang trong giới nghiên cứu với đề tài Tìm về với mẹ thiên nhiên: Cánh đồng bất tận của Nguyễn Ngọc Tƣ từ góc nhìn nữ quyền luận sinh thái. Trên cơ sở lí luận của sự mâu thuẫn/ mơ hồ sinh thái do Karen Thornber phát hiện ra trong chuyên luận Ecoambiguity. Environmental Crises and East Asia Literature - một thực hành phê bình sinh thái về văn chƣơng Đông Á, Đặng Thị Thái Hà đã áp dụng vào nghiên cứu các tác phẩm văn học nhƣ tiểu thuyết Sông, tập truyện ngắn Khói trời lộng lẫy, Gió lẻ và 9 câu chuyện khác cùng một số tản văn của Nguyễn Ngọc Tƣ trong Mơ hồ sinh thái và sự chất vấn những ảo tƣởng du lịch sinh thái trong văn xuôi đƣơng đại (trƣờng hợp Nguyễn Ngọc Tƣ)… Tiểu luận này lấy điểm tựa từ lí thuyết mơ hồ môi trƣờng của Karen Thornber, ngƣời viết hƣớng đến khái quát cũng nhƣ đi sâu diễn giải hiện tƣợng tiêu biểu của văn học Việt Nam đƣơng đại là Nguyễn Ngọc Tƣ. Từ đó, tác giả đặt ra những câu hỏi nghi vấn về những quan niệm cố hữu, về những ảo tƣởng, tình thế mâu thuẫn trong ứng xử với môi trƣờng tự nhiên hiện tại. Về luận văn nghiên cứu của học viên cao học, Nguyễn Thị Ngọc Lan đã bảo vệ đề tài Thế giới biểu tƣợng trong văn xuôi Nguyễn Ngọc Tƣ với mục đích qua những biểu tƣợng trong văn xuôi Nguyễn Ngọc Tƣ có thể hiểu đƣợc bản chất, ý nghĩa của tự nhiên, hiện thực và truyền thống cũng nhƣ cơ sở gắn kết của cả một cộng đồng. Vào năm 2015, Lê Thị Thúy Nga đã nghiên cứu Văn xuôi Nguyễn Ngọc Tƣ từ góc nhìn phê bình sinh thái để làm luận văn tốt nghiệp thạc sĩ trên cơ sở lí thuyết của PBST Công trình mới nhất là luận văn Tản văn Nguyễn Ngọc Tƣ từ góc nhìn văn hóa của Nguyễn Thị Thúy Hà, Đại học Thái Nguyên 2017 đƣợc xem là tiệm cận nhất với thể loại tản văn. Tuy nhiên, luận văn hầu nhƣ còn bỏ ngỏ mảng PBST trong lĩnh vực này. Dù môi trƣờng sinh thái vẫn là một đối tƣợng quan tâm hàng đầu của tác giả song thực sự chƣa có một công trình nào nghiên cứu sâu sắc hay có mức độ xứng tầm với lĩnh vực sáng tác này 11
- của chị. Với đề tài Tản văn Nguyễn Ngọc Tư từ góc nhìn phê bình sinh thái, chúng tôi nỗ lực và hy vọng có thể bồi lấp những khoảng thiếu hụt cần thiết trong nghiên cứu về sáng tác của nhà văn đến từ đất Mũi. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Sinh thái là vấn đề rộng. Ở đề tài này, chúng tôi chỉ quan tâm đến hai phƣơng diện chính là biểu hiện của sinh thái môi trƣờng và sinh thái nhân văn trong bảy tập tản văn của Nguyễn Ngọc Tƣ. Các tác phẩm đƣợc khảo sát bao gồm: - Sống chậm thời @, (In chung với tác giả Lê Thiếu Nhơn), NXB Thanh niên, Hà Nội, 2006. - Ngày mai của những ngày mai, NXB Phụ nữ, 2007. - Biển của mỗi ngƣời, NXB Văn hóa Sài Gòn - Thời báo Kinh tế Sài Gòn, Tp.Hồ Chí Minh, 2008. - Tạp văn Nguyễn Ngọc Tƣ, NXB Trẻ - Thời báo Kinh tế Sài Gòn, TP Hồ Chí Minh, 2008. - Yêu ngƣời ngóng núi, NXB Trẻ, TP Hồ Chí Minh, 2009. - Gáy ngƣời thì lạnh, NXB Trẻ, TP Hồ Chí Minh, 2011. - Đong tấm lòng, NXB Trẻ, TP Hồ Chí Minh, 2015. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Để nghiên cứu đề tài này, ngƣời viết sử dụng chủ yếu các phƣơng pháp sau: 4.1. Phương pháp nghiên cứu liên ngành văn học và sinh thái học Để góp phần làm rõ PBST là một lý thuyết liên ngành, kết hợp giữa văn học và các ngành khoa học khác, giữa phân tích văn chƣơng và những cảnh báo về môi trƣờng. Kết hợp đồng bộ phƣơng pháp nghiên cứu lịch sử, địa lí, văn hóa để tìm hiểu, phân tích, lí giải những biểu hiện sinh thái trong tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tƣ. 4.2. Phương pháp phân tích, tổng hợp 12
- Sử dụng phƣơng pháp này, chúng tôi tiến hành khảo sát từng tác phẩm, tập trung vào các yếu tố chính để làm rõ vấn đề sinh thái tự nhiên, sinh thái nhân văn thể hiện trong tản văn Nguyễn Ngọc Tƣ. 4.3. Phương pháp so sánh Mục đích của phƣơng pháp này nhằm so sánh với những tác phẩm ngợi ca sức mạnh con ngƣời trong công cuộc chinh phục, cải tạo tự nhiên với những tác phẩm có quan điểm ngƣợc lại. Qua đó, có thể thấy sự khác biệt về chủ thể và tƣ tƣởng của những tác phẩm này. Ngƣời viết có tiến hành so sánh liên tƣởng nội dung sáng tác trong tản văn của Nguyễn Ngọc Tƣ với một số tác giả cùng thế hệ với chị có tham gia sáng tác trong lĩnh vực này nhƣ Phan Thị Vàng Anh, Nguyễn Việt Hà, Võ Diệu Thanh… nhằm tìm thấy điểm gặp gỡ cũng nhƣ khác biệt về sở trƣờng, phong cách riêng của nhà văn. Ngoài ra, chúng tôi còn vận dụng phƣơng pháp tiếp cận thi pháp học để nhận diện khuynh hƣớng văn xuôi sinh thái của Nguyễn Ngọc Tƣ qua thời gian, không gian, ngôn ngữ, giọng điệu… 5. Đóng góp của luận văn Với mong muốn chỉ ra sự hòa kết giữa văn chƣơng và sinh thái trong sáng tác của Nguyễn Ngọc Tƣ, trong luận văn này ngƣời viết tập trung tìm hiểu tản văn của chị từ góc nhìn phê bình sinh thái. Tính đến thời điểm luận văn đƣợc tiến hành, chƣa có một công trình nghiên cứu hoàn chỉnh nào về đề tài này ra đời. Do đó, chúng tôi rất hy vọng đề tài nghiên cứu vừa là một phát hiện thú vị trong sáng tác của nhà văn vừa đem đến cái nhìn sâu sắc, xuyên suốt nhằm có thể bổ sung thêm một số nhận định xác đáng, nhất quán, có giá trị bên cạnh những ý kiến đã có trƣớc đây về mảng sáng tác này của tác giả. Mặt khác, kết quả nghiên cứu mong muốn góp phần khẳng định giá trị của dòng VHST trong dòng chảy chung của văn học Việt Nam đƣơng đại. 6. Kết cấu luận văn Luận văn gồm ba phần chính: phần dẫn nhập, phần nội dung và phần kết luận. Phần nội dung gồm ba chƣơng nhƣ sau: 13
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Bút pháp tả cảnh ngụ tình từ Chinh phụ ngâm (bản diễn nôm) đến Truyện Kiều (Nguyễn Du)
86 p | 313 | 60
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Cái tôi cô đơn trong thơ mới và thơ đương đại Việt Nam
87 p | 241 | 53
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn viết về đề tài tình yêu của Phạm Thị Hoài, Nguyễn Thị Thu Huệ, Phan Thị Vàng Anh
185 p | 267 | 50
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Thiên nhiên trong thơ chữ Hán Nguyễn Du
152 p | 319 | 48
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Vị trí của thể loại truyền kì trong tiến trình phát triển của Văn học Việt Nam
150 p | 194 | 36
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc trưng nghệ thuật của văn tế Nôm trung đại
132 p | 121 | 32
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Yếu tố kì ảo trong văn xuôi trung đại (thế kỉ XV đến thế kỉ XIX)
115 p | 117 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học nước ngoài: Kiểu nhân vật kiếm tìm trong tiểu thuyết
20 p | 217 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Văn hóa dân gian trong tiểu thuyết
114 p | 154 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc điểm nghệ thuật thơ Bùi Giáng
168 p | 173 | 22
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Thể loại phóng sự Việt Nam từ 1975 đến nay (qua một số tác giả tiêu biểu)
121 p | 175 | 18
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Những đặc điểm cơ bản của tiểu thuyết Tạ Duy Anh
113 p | 107 | 18
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Những cách tân kịch của A.P. Chekhov
142 p | 137 | 18
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc điểm văn học tầm căn qua sáng tác của Phùng Ký Tài (Roi thần, Gót sen ba tấc, Âm dương bát quái)
132 p | 150 | 17
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Những đóng góp của Tuệ Trung Thượng sĩ cho thơ Thiền Việt Nam
132 p | 163 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc điểm văn xuôi nghệ thuật Dạ Ngân
168 p | 150 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Cuộc đời và sự nghiệp văn học của Trương Duy Toản
171 p | 106 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Hiện tượng Epiphany trong tập truyện ngắn "Người Dublin" của James Joyce
137 p | 100 | 8
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn