Luận văn Thạc sĩ Văn học Việt Nam: Thơ Hà Huyện Thanh Quan trong tiến trình thơ Nôm đường luật Việt Nam
lượt xem 8
download
Luận văn hướng vào giải quyết những vấn đề sau: Tìm hiểu vị trí của thơ bà Huyện Thanh Quan trong tiến trình thơ Nôm Đường luật cũng như trong thơ ca trung đại; những thành tựu và đóng góp của bà Huyện Thanh Quan vào sự phát triển của thơ Nôm Đường luật và văn học dân tộc.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Văn học Việt Nam: Thơ Hà Huyện Thanh Quan trong tiến trình thơ Nôm đường luật Việt Nam
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- PHẠM THU NGA THƠ BÀ HUYỆN THANH QUAN TRONG TIẾN TRÌNH THƠ NÔM ĐƢỜNG LUẬT VIỆT NAM Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam Hà Nội-2014 1
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- PHẠM THU NGA THƠ BÀ HUYỆN THANH QUAN TRONG TIẾN TRÌNH THƠ NÔM ĐƢỜNG LUẬT VIỆT NAM Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam Mã số: 60 22 01 21 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS. Trần Ngọc Vƣơng Hà Nội-2014 2
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, dưới sự hướng dẫn khoa học của Giáo sư – Tiến sỹ Trần Ngọc Vương. Đề tài không trùng lặp với bất cứ công trình khoa học nào. Những vấn đề trình bày trong luận văn này là kết quả do chúng tôi nghiên cứu, bảo đảm tính trung thực. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước những luận điểm khoa học nêu ra trong công trình này. Tác giả luận văn Phạm Thu Nga 3
- LỜI CẢM ƠN Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới GS.TS Trần Ngọc Vương, người đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn em trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Em chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong bộ môn Văn học Việt Nam và Khoa Văn học, Phòng quản lí khoa học trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ em trong quá trình học tập và nghiên cứu. Cảm ơn gia đình, bạn bè đã tạo diều kiện động viên, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua. Hà Nội, tháng 12 năm 2014 Người viết Phạm Thu Nga 4
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 7 1. Lý do chọn đề tài ......................................................................................... 7 2. Mục đích và phạm vi nghiên cứu ............................................................... 7 3. Lịch sử vấn đề .............................................................................................. 8 4. Phƣơng pháp nghiên cứu.......................................................................... 13 5. Cấu trúc luận văn ...................................................................................... 13 Chƣơng 1: KHÁI QUÁT TIẾN TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA THƠ NÔM ĐƢỜNG LUẬT VIỆT NAM ........................................................................ 15 1.1. Khái niệm thơ Nôm Đƣờng luật ........................................................... 15 1.2. Điều kiện hình thành và phát triển của thơ Nôm Đƣờng luật ........... 16 1.2.1. Về ngôn ngữ và thể loại ....................................................................... 16 1.2.2. Tiền đề văn hóa tư tưởng ..................................................................... 19 1.3. Tiến trình phát triển của thơ Nôm Đƣờng luật................................... 20 1.3.1. Giai đoạn hình thành. .......................................................................... 21 1.3.2. Giai đoạn phát triển ............................................................................. 21 1.3.3. Giai đoạn phát triển ở đỉnh cao ........................................................... 24 Chƣơng 2: ĐÓNG GÓP CỦA THƠ BÀ HUYỆN THANH QUAN TRONG TIẾN TRÌNH THƠ NÔM ĐƢỜNG LUẬT VIỆT NAM VỀ PHƢƠNG DIỆN NỘI DUNG....................................................................... 28 2.1. Bà Huyện Thanh Quan – con ngƣời và di văn .................................... 28 2.1.1. Con người và cuộc đời. ........................................................................ 28 2.1.2. Vấn đề văn bản thơ Bà Huyện Thanh Quan. .................................... 36 2.2. Thơ Bà Huyện Thanh Quan trong tiến trình thơ Nôm Đƣờng luật Việt Nam......................................................................................................... 43 2.2.1. Về hệ thống chủ đề - đề tài .................................................................. 43 2.2.2. Về cảm hứng chủ đạo và hình tượng cơ bản...................................... 57 5
- Chƣơng 3: ĐÓNG GÓP CỦA THƠ BÀ HUYỆN THANH QUAN TRONG TIẾN TRÌNH THƠ NÔM ĐƢỜNG LUẬT VIỆT NAM VỀ PHƢƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT ................................................................ 72 3.1. Về hệ thống ngôn ngữ nghệ thuật .......................................................... 72 3.1.1. Hệ thống ngôn ngữ gần với Đường thi ............................................... 72 3.1.2. Hệ thống ngôn ngữ dân tộc ................................................................. 77 3.2. Về hệ thống kết cấu Đƣờng luật và nhịp điệu thơ. ............................. 79 3.2.1. Hệ thống kết cấu Đường luật. ............................................................. 79 3.2.2. Nhịp điệu thơ ........................................................................................ 91 KẾT LUẬN .................................................................................................... 96 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 99 6
- MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Từ lâu, Đường Thi vẫn được coi là thành tựu tiêu biểu của thơ ca cổ điển Trung Quốc. Ảnh hưởng của thơ Đường rộng khắp các nền văn hóa Đông Á, trong đó có Việt Nam. Có người cho rằng người Việt bắt chước làm thơ Đường giống như người Trung Hoa đã làm bởi ở Việt Nam thời xưa, thông qua thi cử mọi nhà Nho đều có thể làm thơ Đường luật. Thật ra khi tiếp nhận, các nhà thơ Việt đã chuyển hóa nó thành của riêng mình, nghĩa là tiếp nhận với tinh thần độc lập, sáng tạo, làm cho thơ Nôm Đường luật thấm đượm tinh thần dân tộc. Nghiên cứu thơ Nôm Đường luật, trong hoàn cảnh hiện nay, khi mà việc bảo tồn, chấn hưng, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc là hết sức cấp thiết, lại trở thành quan trọng. Bà Huyện Thanh Quan được đánh giá là một trong những thi sĩ làm thơ Nôm Đường luật hay nhất ở Việt Nam. Đã có không ít bài viết về Bà Huyện Thanh Quan và thơ ca của bà, nhưng mỗi người lại đánh giá theo một cách khác nhau, đồng thời, vẫn thiếu những công trình nghiên cứu chuyên sâu về nữ tác gia này. Với đề tài này, chúng tôi hi vọng sẽ làm nổi bật được vẻ đẹp cũng như đóng góp của thơ Bà Huyện Thanh Quan trong lịch sử văn học nói chung và với thơ Nôm Đường luật nói riêng. 2. Mục đích và phạm vi nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Luận văn hướng vào giải quyết những vấn đề sau: - Tìm hiểu vị trí của thơ bà Huyện Thanh Quan trong tiến trình thơ Nôm Đường luật cũng như trong thơ ca trung đại - Những thành tựu và đóng góp của bà Huyện Thanh Quan vào sự phát triển của thơ Nôm Đường luật và văn học dân tộc 7
- 2.2. Phạm vi nghiên cứu Do vấn đề tác quyền của một số văn bản thơ bà Huyện Thanh Quan vẫn chưa được thống nhất nên việc giới hạn phạm vi nghiên cứu cũng chỉ ở mức độ tương đối. Chúng tôi quyết định nghiên cứu tất cả những bài thơ được coi là của Bà Huyện Thanh Quan. Về sách chữ Nôm chúng tôi lựa chọn cuốn Quốc văn tùng kí. Cuốn sách này do Nguyễn Văn San, hiệu là Hải Châu Tử, người xã Đa Ngưu, huyện Văn Giang (tỉnh Hải Hưng trước đây) - một nhà sưu tầm sống vào khoảng thời Tự Đức (1848-1833) biên soạn. Trong cuốn sách này ông cho biết Bà Huyện Thanh Quan để lại 6 bài thơ. Về sách quốc ngữ chúng tôi lựa chọn hai cuốn: Văn đàn bảo giám do Trần Trung Viên biên soạn (theo cuốn sách này thì Bà Huyện Thanh Quan còn lại bảy bài thơ, hai đôi câu đối) và cuốn Hợp tuyển thơ văn Việt Nam tập III, NXB Văn học, Hà Nội, 1978 mà ở đây các soạn giả cho biết nữ sĩ có sáu bài thơ Nôm Đường luật. 3. Lịch sử vấn đề 3.1. Vấn đề thơ Nôm Đƣờng luật Đây không phải là một vấn đề xa lạ vì đã có nhiều công trình nghiên cứu về sự hình thành và phát triển của thể loại văn học có truyền thống lâu đời này. Theo dõi lịch sử của việc nghiên cứu thơ Nôm Đường luật, chúng tôi nhận thấy có ba hướng chính : - Nghiên cứu thơ Nôm Đường luật trong quá trình nghiên cứu chung về nền văn chương chữ Nôm. - Nghiên cứu thơ Nôm Đường luật như là bộ phận trong mối liên quan với tổng thể là tác phẩm, tác giả. - Nghiên cứu thơ Nôm Đường luật trong sự giao lưu với văn học Trung Quốc. 3.1.1. Nghiên cứu thơ Nôm Đường luật trong quá trình nghiên cứu chung về nền văn chương chữ Nôm. Vào đầu thế kỷ XX, có cuốn Quốc văn tùng ký, do Nguyễn Văn San, hiệu Hải Châu Tử biên soạn bằng chữ Nôm. Ông đã tập hợp và phân loại thơ văn, trong đó có thơ Nôm Đường luật. Khi nói về các sáng tác Nôm, ông có nhận xét 8
- “Ấy là lối văn chương nước ta, non sông tinh tú vẽ ra biết bao nhiêu nhân tài chứ không đâu được thế vậy”. Vào những năm cuối thập kỷ thứ hai, Đông Châu Nguyễn Hữu Tiến (1875 - 1941) biên soạn Cổ xúy nguyên âm, quyển 1 năm 1916 và quyển 2 năm 1918. Trong lời Tựa, ông viết “lối văn chương Nôm nước mình (...) thể cách cũng chẳng khác chi văn Tàu mà lại có lối đặc biệt riêng của ta vậy” [69, 13]. Cũng năm 1918, Phan Kế Bính (1875 - 1921) viết Việt Hán văn khảo. Đây là “công trình nghiên cứu, biên khảo và dịch thuật có giá trị về nghệ thuật văn chương(...) gồm 8 tiết, trong đó dành 5 tiết để nghiên cứu nguồn gốc, nguyên lý văn chương, các thể loại văn học và(...)” [85-II, 19]. Năm 1943, cuốn Việt Nam văn học sử yếu của Dương Quảng Hàm xuất hiện lần đầu. Trong công trình này, tác giả có đề cập đến các thể văn. Ông nhận định về thơ Đường luật như sau: “Thơ Nôm ta làm theo phép tắc thơ tàu, mà âm thanh tiếng ta cũng tương tự tiếng Tàu (cũng là thứ tiếng đan âm và cũng chia làm tiếng bằng tiếng trắc) nên thi pháp của ta tức là thi pháp của Tàu và các niêm luật của thơ ta cũng phỏng theo thơ Tàu cả” [16, 122]. Rõ ràng cách nhìn của tác giả là có hạn chế. Tuy nhiên, từ sự phân tích, tác giả cũng đã rút được một số kết luận quan trọng, chẳng hạn “Văn Nôm của ta về thế kỷ thứ XIX, so với trước, thật có tiến bộ nhiều (...) các thể thơ, hát nói, song thất, lục bát đều có phần khởi sắc và các văn sĩ ta đã nhiều khi thoát ly cái ảnh hưởng của thơ văn Tàu mà diễn đạt tư tưởng, tính tình một cách thành thực để sáng tạo một nền văn đặc biệt của dân tộc ta” [16, 399]. Năm 1953, Thanh Lãng viết Văn chương chữ Nôm, ông đã chia quá trình phát triển của văn chương chữ Nôm ra làm ba thời kỳ là khá hợp lý: phôi thai thời đại (1225 - 1430), phát đạt thời đại (1430 - 1750) và toàn thịnh thời đại (1750 - 1900). Tuy nhiên, trong cái nhìn của tác giả dường như chưa nhìn thấy vị trí xứng đáng của thơ Nôm bên cạnh truyện Nôm. Nhìn chung những công trình trên chỉ vận dụng thi luật học Trung Quốc để tìm hiểu thơ Nôm Đường luật. 3.1.2. Nghiên cứu thơ Nôm Đường luật như là bộ phận trong mối liên quan với tổng thể là tác phẩm, tác giả Hướng nghiên cứu này góp phần khám phá về thơ Nôm và cả thơ Hán luật Đường như chuyên khảo Thi hào Nguyễn Khuyến, đời và thơ do Nguyễn Huệ 9
- Chi chủ biên. Lê Chí Dũng trong bài viết Sáng tạo trong thơ Đường luật đã khẳng định “Trong thơ Nôm Nguyễn Khuyến, về mặt thể tài, nhà thơ thành công cả trong thơ luật Đường, cả trong thơ lục bát, song thất lục bát, hát nói và câu đối, nhưng thơ luật Đường quả đã có vị trí nổi bật, xét về phương diện đặc trưng cho phong cách của ông cũng như mặt thống kê định lượng” [4, 268]. Trong cuốn sách Tính cách Việt Nam trong thơ Nôm luật Đường, Lê Chí Dũng cũng khẳng định: “Tài năng của Nguyễn Khuyến là ở chỗ ông chiếm lĩnh được thơ Đường luật, chiếm lĩnh được quan niệm “thi trung hữu họa”, chiếm lĩnh được khả năng đạt tới đỉnh cao trong sự hòa trộn tài tình hình ảnh sự vật khách quan và tình cảm gắn bó với quê hương đất nước” [8, 107]. Trong chuyên đề sau đại học Thơ Hồ Xuân Hương, Lê Trí Viễn đã chỉ ra 7 phong cách Xuân Hương trong phong cách thể loại xét từ cấp độ xây dựng hình tượng với cả một hệ thống ngôn ngữ tương ứng và từ phương diện cấu trúc của thể thơ. Đặng Thanh Lê cũng đã đặt những bài thơ Hồ Xuân Hương trong sự phát triển của dòng thơ Nôm Đường luật, phác họa một số nét cơ bản trong sự vận động của thể loại, đồng thời nêu bật những đóng góp của Hồ Xuân Hương về cảm hứng và bút pháp nghệ thuật. Dựa vào quan điểm thi pháp học của Jakobson, Đỗ Đức Hiểu đã tìm hiểu ý nghĩa thơ Nôm Đường luật của Hồ Xuân Hương từ cấu trúc biểu đạt trong bài Thế giới thơ Nôm Hồ Xuân Hương và ông kết luận “Hồ Xuân Hương sáng tạo một phong cách thơ Đường luật mới” [22, 87]. Nhìn chung những công trình này có nhiều gợi ý đáng kể cho luận văn của chúng tôi. 3.1.3. Nghiên cứu thơ Nôm Đường luật trong sự giao lưu với văn học Trung Quốc Hướng nghiên cứu này thường sử dụng thao tác so sánh với Đường thi hoặc văn học, văn hóa Trung Quốc để tìm ra những nét đặc thù dân tộc. Bài viết sớm nhất có lẽ là bài Mối quan hệ mật thiết giữa văn học Việt Nam và văn học Trung Quốc của Đặng Thai Mai. Ông cho rằng “Ngay trong lúc họ vận dụng thể văn và văn tự Trung Quốc để biểu hiện tình cảm và tư tưởng của họ, nhiều nhà thơ chúng ta vẫn luôn luôn cố gắng bảo vệ đặc sắc của dân tộc và cá tính của con người sáng tác”. Tuy nhiên, ông đã không chỉ ra chỗ đặc sắc, nét riêng ấy, lại 10
- cho rằng: “Trong các thể loại vay mượn của Trung Quốc thì thơ ca(...) thơ Đường luật thất ngôn, ngũ ngôn(...) trong lối thơ ca trữ tình, thi sĩ cổ điển ta vẫn khai thác bấy nhiêu long mạch: tình yêu thiên nhiên, tình yêu người yêu bè bạn, vợ con và nhất là tình yêu nước” [43, 11]. Năm 1973, Trương Chính có bài viết Cha ông ta đã vận dụng các thể loại văn học Trung quốc như thế nào vào thơ Nôm? Ông viết: “Cha ông chúng ta khi chuyển sang sáng tác bằng chữ Nôm, đồng thời muốn cởi xiềng xích ra, bắt đầu từ Hàn Thuyên” [6, 3]. Khi đối chiếu hiện tượng thất ngôn xen lục ngôn ở thơ Nôm Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông, Nguyễn Bỉnh Khiêm với thể Đường thi ở Trung Quốc, ông cho biết Trung Quốc “không có thể câu bảy từ xen câu sáu từ hoặc câu sáu từ xen câu bảy từ” và theo ông thì hiện tượng này của thơ Việt Nam “chắc đó là một thể loại mới do cha ông chúng ta tạo ra trên cơ sở câu thất ngôn, trong lúc niêm luật, đối, gieo vần theo luật Đường" [6, 4]. Mãi cho đến năm 1991, tại Hội thảo khoa học Nghiên cứu văn học cổ trung đại Việt Nam trong mối quan hệ khu vực, Nguyễn Huệ Chi đã nhấn mạnh vấn đề “cố gắng tìm ra những nét nghĩa khu biệt giữa thơ Đường luật dân tộc với thơ Đường” và khẳng định vai trò quan trọng của những công trình nghiên cứu này “nếu có thể cùng nhau góp sức tìm ra một lời giải đáp chung: như thế nào là mã thơ Đường Việt Nam (...) thì mọi sự mắc míu về thi pháp thể loại thơ cổ chắc sẽ khai thông dễ dàng” [89, 22]. Tại hội thảo, Bùi Duy Tân có bài Mối quan hệ về thể loại giữa văn học Trung Quốc và văn học Việt Nam rung đại: tiếp nhận - cách tân - sáng tạo và cho rằng “Những thể loại ngoại nhập mà được viết bằng chữ Nôm thì sự Việt hóa dễ được tăng trưởng”. Năm 1993, trong luận án PTS Thơ Nôm Đường luật từ Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi đến thơ Hồ Xuân Hương, Lã Nhâm Thìn đã nghiên cứu thơ Nôm Đường luật như một thể loại quan trọng trong hệ thống thể loại văn học trung đại Việt Nam và kết luận “Có thể thấy bội số chung nhỏ nhất của các yếu tố cấu thành thơ Nôm Đường luật là tính chất đời thường, sự giản dị, tinh thần tự do và xu hướng tâm trạng hóa. Nói một cách khái quát và ngắn gọn, mã của thơ Nôm Đường luật được xác định bởi tính chất Nôm của thể loại” [69, 142-143]. 11
- 3.2. Vấn đề thơ Bà Huyện Thanh Quan Bà Huyện Thanh Quan được khẳng định là một trong những thi sĩ làm thơ luật Đường hay nhất trong văn chương Việt Nam. Với một tài năng như vậy, hẳn không thể thiếu những nghiên cứu về thơ của nữ sĩ này. Dương Quảng Hàm trong Việt Nam văn học sử yếu cho rằng “những bài thơ Nôm của bà phần nhiều là tả cảnh, tả tình nhưng bài nào cũng hay và tỏ ra bà là người có tính tình đoan chính, thanh tao, một người có học thức thường nghĩ ngợi đến nhà, đến nước. Lời văn rất trang nhã, điêu luyện” [18, 396 – 397], Thanh Lãng trong Bản lược đồ văn học Việt Nam cũng cho rằng: “Thơ bà Huyện Thanh Quan đầy chất thơ. Lời thơ của bà điêu luyện, gọt giũa, đẹp như một bức tranh cổ”. Ngoài những nhận xét mang tính khái quát trong những công trình trên, cũng có một số công trình chuyên sâu hơn về cuộc đời, con người và thơ văn Bà Huyện Thanh Quan như các cuốn: Bà Huyện Thanh Quan, Đoàn Thị Điểm, Nguyễn Gia Thiều: Tuyển chọn và trích dẫn những bài phê bình, bình luận văn học của các nhà văn, nghiên cứu Việt Nam và thế giới, NXB Tổng hợp Khánh Hòa, 1991 của Vũ Tiến Quỳnh – Khánh Hòa; Người đẹp Nghi Tàm: Cuộc đời và thơ bà Huyện Thanh Quan, NXB Giáo dục, 1995 của Bội Tỉnh; Bà Huyện Thanh Quan, Nguyên Gia Thiều, Đặng Trần Côn, Phan Huy Ích, NXB Văn nghệ Tp. Hồ Chí Minh, 1997 của Hồ Sĩ Hiệp; Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan, Sương Nguyệt Anh: Tuyển chọn và trích dẫn những bài phê bình – bình luận văn học của các nhà văn, nhà nghiên cứu Việt Nam, NXB Văn nghệ Tp. Hồ Chí Minh, 1999 của Vũ Tiến Quỳnh…Các công trình trên hầu hết là hợp tuyển những bài phê bình, bình luận của các nhà nghiên cứu văn học liên quan đến sáng tác thơ Bà Huyện Thanh Quan. Ở Tạp chí Nghiên cứu văn học, chúng tôi tìm thấy 4 bài nghiên cứu về thơ bà Huyện Thanh Quan, đó là: Thử tìm tên thật của Bà Huyện Thanh Quan, Tạp chí Nghiên cứu văn học, số 12 (36), tháng 12/1962 của Bùi Văn Nguyên; Góp thêm tài liệu về tiểu sử và thơ văn Bà Huyện Thanh Quan, Tạp chí Nghiên cứu văn học, số 10(70), tháng 10/1965 của tác giả Tảo Trang; Thơ Bà Huyện Thanh Quan – niềm vui và nỗi buồn, Tạp chí Nghiên cứu văn học, Số 1(247), tháng 12
- 1&2/1991 của tác giả Trần Thị Băng Thanh; Về bài thơ “Qua Đèo Ngang” – các dị bản, các vấn đề, Tạp chí Nghiên cứu văn học, số 4(386), tháng 4/2004 của tác giả Nguyễn Hùng Vĩ. Là một trong số ít những tác giả nữ Hán Nôm Việt Nam, thơ Bà Huyện Thanh Quan nhận được không ít sự quan tâm từ các nhà nghiên cứu văn học cũng như những người yêu thơ Đường luật. Tuy nhiên do sự tìm kiếm còn hạn chế nên chúng tôi chưa tìm thấy công trình nghiên cứu mang tính tổng quát nhất về thơ bà. Có thể nói, việc nghiên cứu đóng góp của thơ bà trong tiến trình phát triển của thơ Nôm Đường luật với tư cách một công trình chuyên sâu vẫn chưa được chú ý một cách đúng mức. Với luận văn này, chúng tôi sẽ bước đầu thực hiện công việc đó. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu - Phương pháp hệ thống và phương pháp cấu trúc: là hai phương pháp được vận dụng để nghiên cứu, phân tích hệ thống đề tài – chủ đề, ngôn ngữ, nhịp thơ và bố cục một bài thơ. - Phương pháp liên ngành: liên ngành ngôn ngữ và văn học để khảo sát hệ thống ngôn ngữ - Ngoài ra chúng tôi cũng sử dụng phương pháp lịch sử - xã hội, phương pháp tiểu sử, phương pháp tiếp cận văn hoá học kết hợp với các thao tác: + Thống kê, phân tích, tổng hợp những khía cạnh độc đáo về nội dung và nghệ thuật thơ Bà Huyện Thanh Quan + Đối chiếu, so sánh thơ Bà Huyện Thanh Quan với thơ văn của các tác giả khác nhằm mục đích cuối cùng là rút ra những đóng góp của tác giả. 5. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, phần nội dung của luận văn được cấu trúc thành ba chương: Chương một: Khái quát tiến trình phát triển của thơ Nôm Đường luật ở Việt Nam 13
- Chương hai: Đóng góp của thơ Bà Huyện Thanh Quan trong tiến trình thơ Nôm Đường luật về phương diện nội dung. Chương ba: Đóng góp của thơ Bà Huyện Thanh Quan trong tiến trình thơ Nôm Đường luật về phương diện nghệ thuật. 14
- Chƣơng 1: KHÁI QUÁT TIẾN TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA THƠ NÔM ĐƢỜNG LUẬT VIỆT NAM 1.1. Khái niệm thơ Nôm Đƣờng luật Thơ Nôm Đường luật là một trong những thể loại có lịch sử lâu dài, số lượng tác giả sáng tác nhiều vào bậc nhất của văn học Việt Nam. Đó là thể loại tiếp thu từ nước ngoài nhưng trong quá trình phát triển lại trở thành thể loại văn học dân tộc, với chức năng thẩm mĩ mới, mang đặc trưng, bản chất riêng của thể loại. Không những thế thơ Nôm Đường luật cũng là một trong những thể loại có thành tựu lớn trong nền văn học dân tộc, với nhiều tác phẩm nổi tiếng của các cây bút tên tuổi như Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi, Hồng Đức quốc âm thi tập của Lê Thánh Tông cùng các tác giả thời Hồng Đức, Bạch Vân quốc ngữ thi tập của Nguyễn Bỉnh Khiêm, thơ Hồ Xuân Hương, thơ Bà Huyện Thanh Quan, thơ Nôm Nguyễn Khuyến, thơ Tú Xương…Thơ Nôm Đường luật có vị trí quan trọng trong lịch sử văn học dân tộc. Nắm được bản chất của thơ Nôm Đường luật giúp ta có được chiếc chìa khóa để tìm hiểu những sáng tác nằm trong phạm vi thể loại này. Xung quanh khái niệm thơ Nôm Đường luật đã từng có nhiều quan niệm khác nhau. “Có ý kiến cho rằng chỉ gọi là thơ Nôm Đường luật đối với những bài thơ Nôm viết theo thể luật Đường hoàn chỉnh. Đã gọi là “luật” thì không thể chấp nhận việc xen câu thơ năm chữ hoặc sáu chữ vào bài thơ thất ngôn tứ tuyệt hay thất ngôn bát cú. Tuy nhiên cũng có ý kiến cho rằng thơ Nôm Đường luật là bao hàm cả những bài thơ viết bằng chữ Nôm theo thể Đường luật hoàn chỉnh và những bài viết theo thơ Đường luật phá cách – những bài thơ thất ngôn có xen câu ngũ ngôn hoặc lục ngôn. Bởi tuy bài thơ có phá cách nhưng những “luật” cơ bản nhất của Đường luật vẫn được giữ vững” (Lã Nhâm Thìn, [80, 650]). Về tên gọi, để chỉ những bài thơ chữ Nôm làm theo quy tắc của thể thơ Đường luật có xen câu lục ngôn, các nhà nghiên cứu có những cách gọi: thể thất ngôn xen lục ngôn (Bùi Văn Nguyên), thơ Nôm Đường luật biến thể (Lã Nhâm Thìn)…Tên gọi thơ Nôm Đường luật có thể ra đời từ khi văn học Việt Nam xuất hiện những 15
- bài thơ Đường luật viết bằng chữ quốc ngữ để phân biệt hai thể thơ Đường luật cùng viết bằng Tiếng Việt. Trong luận văn này, khái niệm thơ Nôm Đường luật được hiểu là những bài thơ viết bằng chữ Nôm theo luật Đường hoàn chỉnh và cả những bài viết theo thơ Đường luật phá cách – những bài có xen câu ngũ ngôn, lục ngôn vào bài thơ thất ngôn. 1.2. Điều kiện hình thành và phát triển của thơ Nôm Đƣờng luật Sự xuất hiện văn học chữ Nôm nói chung và thơ Nôm Đường luật nói riêng là bước nhảy vọt của quá trình văn học, đồng thời thể hiện tinh thần tự lập tự cường về mặt văn hóa của dân tộc Việt Nam trong tương quan với văn học, văn hóa Trung Quốc. Tuy nhiên, để tạo nên một diện mạo mới cho thơ Đường luật ở nước ta là cả một quá trình, vừa kế thừa Đường luật Hán, vừa tiếp biến và sáng tạo theo tinh thần dân tộc hóa, dân chủ hóa thể loại. 1.2.1. Về ngôn ngữ và thể loại “Đối với một dân tộc, trên con đường tiến lên của lịch sử nói chung, của nền văn hóa nói riêng, bao giờ sự xuất hiện của văn tự cũng được coi như là một cái mốc có tầm quan trọng đáng kể và có tác dụng khá quyết định. Đặc biệt, nếu nó là một văn tự chuyên dùng để ghi tiếng nói dân tộc thì lại càng có ý nghĩa”1. Bởi vậy, một trong những tiền đề quan trọng đưa đến sự ra đời của thơ Nôm Đường luật đó là sự xuất hiện chữ Nôm – văn tự riêng của người Việt Nam thời trung đại. Có trước trong nền văn học thành văn ở nước ta là văn học viết bằng chữ Hán, do tầng lớp trí thức phong kiến dùng để viết tác phẩm và hầu hết được viết theo các thể loại văn học Trung Quốc. Văn học chữ Hán, trong đó có Đường luật Hán có phạm vi đề tài rộng từ những vấn đề chung của dân tộc đến những vấn đề riêng của con người. Tuy nhiên, vì viết bằng chữ Hán nên những tác phẩm này bị hạn chế trong việc phản ánh hiện thực sinh động và cụ thể của đất nước Việt, 1 Dẫn theo Trần Quang Dũng [9, 1] 16
- tâm tư sâu xa, thầm kín của con người Việt. Đây là thực tế bức xúc của nền văn học viết dân tộc, là một đòi hỏi thiết thực trong xu thế tiến lên của xã hội, của nhu cầu giao lưu văn hóa – văn học và thưởng thức thẩm mĩ, là khoảng trống mà văn học viết chữ Hán không thể lấp đầy. Đó là những tiền đề và động lực quan trọng cho sự ra đời dòng văn học Tiếng Việt (văn học viết bằng chữ Nôm) vào thế kỉ XIII, trong đó có thơ Nôm Đường luật. Trước thế kỉ X, chữ Nôm chưa thực sự xuất hiện với tư cách là một hệ thống văn tự. Bởi lẽ “chưa thấy có vết tích nào chứng tỏ là đã có cách viết Nôm các hư từ. Chưa có cách viết hư từ thì nhất định chưa thể viết được những câu hoàn toàn Nôm thực sự”, “chỉ từ cuối thế kỉ X trở đi thì chữ Nôm với tư cách là một hệ thống văn tự thực thụ mới dần dần hình thành. Thế kỉ XI, XII nó tiếp tục phát triển, tự hoàn chỉnh thêm và ngày càng trưởng thành. Cuối cùng, đến giữa thế kỉ XIII thì về cơ bản nó đã được khẳng định thực sự” [3, 35]. Sự xuất hiện chữ Nôm là mốc văn hóa lớn trong lịch sử văn minh của nhà nước phong kiến Đại Việt. Là văn tự ghi tiếng nói dân tộc nên ngay sau khi ra đời, chữ Nôm đã phục vụ nhu cầu ghi chép, sáng tác văn học và nghiễm nhiên trở thành chữ viết của dân tộc, được mọi tầng lớp xã hội chấp nhận và góp phần xây đắp. Sự ra đời của nó đã đáp ứng được phần nào nhu cầu biểu hiện, tự biểu hiện và giao tiếp ngày càng phức tạp trong đời sống tinh thần và văn hóa của người Việt mà chữ Hán và văn chương cử tử không đáp ứng được. Chữ Nôm ra đời kéo theo đó là những thể loại văn học sáng tác bằng chữ Nôm mà thơ Nôm Đường luật là thành tựu tiêu biểu nhất. Bên cạnh sự ra đời hệ thống văn tự viết bằng chữ Nôm, thơ Nôm Đường luật còn phát triển bởi nó có sự gần gũi với tiếng Hán ở một số phương diện. Theo nhà nghiên cứu văn học Lã Nhâm Thìn trong bài viết Thơ Nôm Đường luật in trong cuốn Văn học Việt Nam thế kỉ X – XIX, những vấn đề lí luận và lịch sử, Tiếng Việt và tiếng Hán có sự gần gũi tương đồng ở ba phương diện cơ bản nhất: không biến hình, tính âm tiết, tính chất tuyến tính, thêm vào đó lại có sự gần gũi về thanh điệu. Sự tương đồng này có thể nói rất quan trọng và cần thiết cho sự ra 17
- đời của thơ Nôm Đường luật bởi thơ Đường vốn có kết cấu rất chặt chẽ, có tính ổn định khá cao về cả thanh, vần, câu, từ. Trong lịch sử xã hội phong kiến Trung Quốc, đời Đường có một vị trí khá đặc biệt. Thời đó, các ngành nghệ thuật đều phát triển (hội họa, âm nhạc, kiến trúc, điêu khắc…) trong đó phát triển nhất là hội họa và văn học. Trong văn học thì thơ là bộ phận có nhiều thành tựu hơn cả. Có thể nói thơ Đường là một trong những đỉnh cao của thơ Trung Quốc và thơ ca nhân loại. Về mặt thể loại, thơ Đường là một thể thơ độc đáo và sâu sắc, nội dung cực kì phong phú được thể hiện bằng hình thức hoàn mĩ. Thành tựu trên các phương diện của thơ Đường đều đạt đến đỉnh cao. Lựa chọn thơ Đường luật làm đối tượng tiếp nhận để sáng tạo nên thơ Nôm Đường luật – một trong những thành tựu được xem là xuất sắc nhất của nền văn học dân tộc là sự vay mượn hoàn toàn đúng quy luật. Bên cạnh đó, chế độ khoa cử cũng góp phần không nhỏ vào sự phát triển của thể loại này bởi thông qua việc học và thi cử, ngày càng có nhiều người sáng tác được thơ Đường luật. Về vấn đề này, các nhà nghiên cứu văn học Nam Trân và Trương Chính cùng có những nhận xét khẳng định tác dụng của chế độ khoa cử: “Truyền thống sáng tác thơ Đường ở Việt Nam đã có từ nghìn năm nay. Qua các triều đại, chế độ khoa cử đã thúc đẩy sáng tác thơ ca bằng chữ Hán, một môn quan trọng trong chương trình thi”2, “có thể nói thơ luật Đường là hình thức chủ yếu của thơ chữ Hán cha ông ta làm. Rất dễ hiểu: đó là chế độ khoa cử”3. Việc đưa thơ Đường luật vào thi cử là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của thơ chữ Hán và sau đó là sự ra đời của thơ Nôm Đường luật. Như vậy với các điều kiện văn học như trên, thơ Nôm Đường luật có cơ sở để hình thành và phát triển, đáp ứng những nhu cầu bức thiết của nền văn học dân tộc. 2 Thơ Đường, Tập 1, NXB Văn học, Hà Nội, 1987, tr16. Dẫn theo Lã Nhâm Thìn [80, 656] 3 Trương Chính, Cha ông ta đã vận dụng các thể loại văn học Trung Quốc như thế nào vào thơ Nôm, Tạp chí Văn học, Số 2, 1973. Dẫn theo Lã Nhâm Thìn [80, 656] 18
- 1.2.2. Tiền đề văn hóa tư tưởng Sự hình thành và phát triển của một nền văn học, một dòng văn học hay đơn thuần là một tác phẩm văn học bao giờ cũng gắn liến với những tiền đề văn hóa – tư tưởng nhất định. Thơ Nôm Đường luật ra đời cũng không nằm ngoài quy luật phổ quát ấy. Một đặc điểm đáng lưu ý của thơ Đường luật là sự gắn bó khăng khít của nó đối với tư tưởng. Sự gắn bó này thể hiện ở nội dung và hình thức, trong tổng thể cũng như ở từng chi tiết. Đặc điểm chung nhất của tư duy nghệ thuật thơ Đường là tư duy quan hệ. Điều này có nguồn gốc sâu xa là sự phát triển đến độ chín muồi của tư duy Trung Quốc ở thời đại hoàng kim của xã hội phong kiến (nhà Đường). Ở đó có sự hội nhập của ba dòng tư tưởng, ba kiểu tư duy tiêu biểu của phương Đông là Nho, Phật, Lão. Sự hội nhập này là một quá trình biện chứng, nó dung hội ưu điểm của ba dòng tư tưởng: tính thực tiễn và duy lý của Nho gia, tính chất huyền diệu, vô vi của Đạo gia, tính chất từ bi và siêu thế của Phật giáo. Đồng thời nó cũng ước chế lẫn nhau, không có một kiểu tư duy nào độc chiếm ưu thế khiến cho tư duy Trung Quốc thời kì này đã đạt đến sự quân bình. Nó hướng tới cái cao siêu nhưng không hề viển vông, nó hợp lý và thực tiễn nhưng không dung tục tầm thường. Nó đã tìm được sự hài hòa trong những quan hệ thống nhất, tương giao để đạt đến sự hòa diệu. Công thức thơ Đường luật, như nhiều nhà nghiên cứu đã chỉ ra, là sự thể hiện mô hình vũ trụ, theo quan niệm của người Trung Quốc thời trung đại. Mô hình này tạo nên bởi những mối quan hệ. Bao trùm là mối quan hệ thống nhất giữa các mặt đối lập, giữa sự vĩnh hằng và sự thay đổi. “Sở dĩ thơ Đường trở thành phong cách là vì nó phát hiện ra sự thống nhất giữa con người với vũ trụ và khẳng định tính bất biến của những quy luật của vũ trụ đối lập lại mọi sự thay đổi nhất thời ở con người”4. “Mỗi thể thơ có một nội dung riêng của chính nó không lặp lại ở các thể thơ khác. Ví dụ nội dung của thơ bát cú Đường luật là gì? Nó là ở chỗ khẳng định một sự bất biến mà con người phát hiện ra…Nó xây 4 Dẫn theo Lã Nhâm Thìn [80, 659] 19
- dựng nội dung này bằng cách đặt bốn câu thành hai cặp cân đối cực kì nghiêm túc bị bao quanh bởi trên hai câu, dưới hai câu và các câu niêm với nhau thành một khối rắn chắc. Tất cả các cách tổ chức này không thể là ngẫu nhiên”5. Trên thực tế, Việt Nam và Trung Quốc có nhiều điểm tương đồng về tư tưởng văn hóa. Nước Việt đã từng chịu nghìn năm Bắc thuộc nên ảnh hưởng của văn hóa phương Bắc ít nhiều du nhập vào nước ta. Từ thế kỉ X, khi đất nước giành được quyền tự chủ, bên cạnh yêu cầu giữ gìn bản sắc văn hóa, người Việt cũng chủ động trong giao lưu văn hóa với bên ngoài nhằm phát triển một nền văn hóa – văn học phong phú, toàn diện. Những điều này khiến cho văn hóa và tư tưởng Trung Hoa có điều kiện du nhập vào nước ta dễ dàng hơn. Tuy nhiên, khi tiếp nhận những tư tưởng này, người Việt vẫn có ý thức cách tân và sáng tạo, vừa mở cửa trong giao lưu văn hóa nhưng vẫn không hề bị đồng hóa. ` 1.3. Tiến trình phát triển của thơ Nôm Đƣờng luật N.G.Tsenưshevsky từng nói rằng nếu không có lịch sử của đối tượng thì cũng sẽ không có lý luận về nó. D.X.Likhasev cũng nhận thấy tầm quan trọng của lịch sử thể loại, khẳng định thể loại văn học “là một phạm trù lịch sử. Nó chỉ xuất hiện vào một giai đoạn phát triển nhất định của văn học và sau đó biến đổi và được thay thế” [20, 204]. Từ điển thuật ngữ văn học cũng gợi ý: “Vì vậy khi tiếp cận các thể loại văn học, cần tính đến thời đại lịch sử của văn học và những biến đổi, thay thế của chúng” [20, 204]. Nhìn tổng quát về những biến đổi trên những chặng đường phát triển của thơ Nôm Đường luật, chúng tôi thấy nó từng bước được hoàn thiện cùng với nền văn chương chữ Nôm nói chung, cụ thể là trải qua ba giai đoạn: giai đoạn hình thành (thế kỷ XIII đến Quốc âm thi tập vào đầu thế kỷ XV), giai đoạn phát triển (từ Quốc âm thi tập đến hết thế kỷ XVIII) và giai đoạn phát triển ở đỉnh cao (thế kỷ XIX) với sự mở đầu của thơ Hồ Xuân Hương và kết thúc với thơ Trần Tế Xương 5 Dẫn theo Lã Nhâm Thìn [80, 659] 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn viết về đề tài tình yêu của Phạm Thị Hoài, Nguyễn Thị Thu Huệ, Phan Thị Vàng Anh
185 p | 265 | 50
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Thiên nhiên trong thơ chữ Hán Nguyễn Du
152 p | 307 | 46
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc trưng nghệ thuật của văn tế Nôm trung đại
132 p | 119 | 32
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học nước ngoài: Kiểu nhân vật kiếm tìm trong tiểu thuyết
20 p | 214 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Yếu tố kì ảo trong văn xuôi trung đại (thế kỉ XV đến thế kỉ XIX)
115 p | 115 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong lý luận Văn học ở Việt Nam từ 1975 đến nay
166 p | 154 | 28
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Hồn - Tình - Hình - Nhạc trong thơ Hoàng Cầm
184 p | 158 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Văn hóa dân gian trong tiểu thuyết
114 p | 153 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc điểm nghệ thuật thơ Bùi Giáng
168 p | 148 | 22
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Nhân vật trí thức văn nghệ sĩ trong văn xuôi Việt Nam hiện đại
151 p | 101 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Thể loại phóng sự Việt Nam từ 1975 đến nay (qua một số tác giả tiêu biểu)
121 p | 173 | 18
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc điểm văn học tầm căn qua sáng tác của Phùng Ký Tài (Roi thần, Gót sen ba tấc, Âm dương bát quái)
132 p | 145 | 17
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Khảo sát truyện cổ dân gian Ê Đê dưới góc độ loại hình
167 p | 123 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Những đóng góp của Tuệ Trung Thượng sĩ cho thơ Thiền Việt Nam
132 p | 160 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc điểm văn xuôi nghệ thuật Dạ Ngân
168 p | 147 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Thiền uyển tập anh từ góc nhìn văn chương
108 p | 124 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc điểm tiểu thuyết, truyện ngắn của Nguyễn Văn Xuân
172 p | 82 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học Việt Nam: Tìm hiểu đặc sắc nghệ thuật của nhà văn Nguyễn Tuân trước Cách mạng tháng Tám năm 1945
91 p | 64 | 8
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn