intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Văn học Việt Nam: Tiếp nhận văn hóa dân gian trong tiểu thuyết Nguyền Bình Phương

Chia sẻ: Minh Lộ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:118

33
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn nghiên cứu nhằm chứng minh tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương có tiếp nhận và tiếp nhận rất độc đáo VHDG; luận văn một lần nữa chứng minh vai trò quan trọng của VHDG cũng như cá tính sáng tạo của người nghệ sĩ nói chung trong nỗ lực kiến tạo nền văn hóa, văn học mới, hiện đại mà giàu truyền thống... Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Văn học Việt Nam: Tiếp nhận văn hóa dân gian trong tiểu thuyết Nguyền Bình Phương

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------------------ NGUYỄN THỊ NHIỆM TIẾP NHẬN VĂN HÓA DÂN GIAN TRONG TIỂU THUYẾT NGUYỄN BÌNH PHƢƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Hà Nội – 2014 1
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------------------ NGUYỄN THỊ NHIỆM TIẾP NHẬN VĂN HÓA DÂN GIAN TRONG TIỂU THUYẾT NGUYỄN BÌNH PHƢƠNG Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 60 22 01 21 LUẬN VĂN THẠC SĨ Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Phạm Xuân Thạch Hà Nội – 2014 1
  3. LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập, nghiên cứu cũng như hoàn thiện luận văn này, ngoài sự nỗ lực và cố gắng của bản thân, tôi đã nhận được nhiều sự quan tâm, giúp đỡ, động viên từ các thầy cô, bạn bè, đồng nghiệp và những người thân trong gia đình. Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến Tiến sĩ Phạm Xuân Thạch, người thầy đã trực tiếp hướng dẫn, tạo mọi điều kiện cho tôi hoàn thành luận văn này với tinh thần khoa học nghiêm túc và tấm lòng độ lượng. Tôi cũng muốn gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy Nguyễn Hùng Vĩ cùng toàn thể thầy cô trong và ngoài khoa Văn học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, những người đã giảng dạy, giúp đỡ, cung cấp những kiến thức quý báu cho chúng tôi suốt sáu năm học qua. Qua đây, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đặc biệt đến nhà văn Nguyễn Bình Phương, người đã có những sáng tác độc đáo, những chia sẻ, giải đáp nhiệt tình giúp tôi hoàn thành luận văn này. Cuối cùng, tôi muốn gửi lời cảm ơn yêu thương nhất đến ba mẹ, những người thân trong gia đình, cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp đã luôn bên cạnh ủng hộ, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua. Xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 17 thàng 12 năm 2014 Học viên Nguyễn Thị Nhiệm 2
  4. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi dưới sự hướng dẫn khoa học của Tiến sĩ Phạm Xuân Thạch. Luận văn được trình bày theo yêu cầu, quy định của khoa Văn học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đề ra. Những kết quả nghiên cứu trong luận văn là hoàn toàn trung thực. Những tài liệu tham khảo đều có trích dẫn và ghi chú xuất xứ rõ ràng. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Hội đồng khoa học về luận văn của mình. Tôi xin cam đoan. Hà Nội, ngày 17 tháng 11 năm 2014 Học viên Nguyễn Thị Nhiệm 3
  5. MỤC LỤC MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 7 NỘI DUNG .............................................................................................................. 18 Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN .................................................. 18 1.1. Mối quan hệ VHDG và văn học ..................................................................... 18 1.1.1. Một số định nghĩa đến xác lập mối quan hệ VHDG và văn học .................... 18 1.1.2. Tiếp nhận VHDG trong văn học viết .............................................................. 26 1.2. Hành trình sáng tác và tiền đề tiếp nhận VHDG trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phƣơng ............................................................................................................ 33 1.2.1. Hành trình sáng tác Nguyễn Bình Phương ..................................................... 33 1.2.2. Tiền đề cho sự tiếp nhận VHDG trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương ..... 38 Chƣơng 2: THẾ GIỚI – CON NGƢỜI TRONG TIỂU THUYẾT NGUYỄN BÌNH PHƢƠNG VÀ SỰ TÁI TẠO HỆ GIÁ TRỊ VHDG .................................. 45 2.1. Thế giới trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phƣơng và việc tiếp nhận VHDG 45 2.1.1. Không gian văn hóa ........................................................................................ 45 2.1.2. Thời gian văn hóa ............................................................................................ 51 2.2. Con ngƣời với tƣ cách chủ thể, cũng là sản phẩm của văn hóa ................... 56 2.2.1. Con người theo mô hình hai thế giới .............................................................. 56 2.2.2. Quan niệm, tín ngưỡng, phong tục tập quán ................................................... 63 Chƣơng 3: PHƢƠNG THỨC TIẾP NHẬN VHDG TRONG TIỂU THUYẾT NGUYỄN BÌNH PHƢƠNG ................................................................................... 77 3.1. Vận dụng các motif truyện cổ ......................................................................... 77 3.1.1. Motif sinh nở thần kỳ - hóa thân kỳ lạ ............................................................ 77 3.1.2. Motif giấc mơ – điềm báo – tiên tri ................................................................ 80 3.1.3. Motif đứa bé mồ côi ........................................................................................ 82 3.2. “Huyền thoại hóa” bằng các cổ mẫu, biểu tƣợng.......................................... 83 3.2.1. Đất– Nước – Cú – Rắn .................................................................................... 83 3.2.2. Trăng – Máu – Chó – Đá – Lửa ..................................................................... 87 3.2.3. Cái Bóng - Địa Ngục ....................................................................................... 89 4
  6. 3.2.4. Long – Lân – Quy – Phụng (Rồng – Nghê – Rùa – Chim) ............................ 90 3.3. Vận dụng – tái tạo –tạo mới các tích truyện dân gian .................................. 93 3.3.1. Vận dụng tích truyện dân gian ........................................................................ 96 3.3.2. Sáng tạo mới tích truyện dân gian ................................................................... 98 3.4. Sử dụng ngôn ngữ mang tính chất dân gian .................................................. 98 3.4.1. Sử dụng nhuần nhị ngôn ngữ đời thường, thành ngữ, tục ngữ ....................... 98 3.4.2. Ngôn ngữ đan xen văn vần với văn xuôi ...................................................... 101 3.5. Những đặc sắc và ý nghĩa việc tiếp nhận VHDG của Nguyễn Bình Phƣơng .. 105 3.5.1. Vận dụng đa dạng và ở tầng sâu các chất liệu VHDG:................................. 105 3.5.2. Ý nghĩa của việc tiếp nhận VHDG trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương 107 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 109 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................. 112 5
  7. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Viết tắt Đầy đủ Nxb Nhà xuất bản ĐHQG Đại học Quốc Gia KHXH Khoa học Xã hội NCVH Nghiên cứu văn học VHDG VHDG ĐH Đại học ĐHSP Đại học Sư phạm KHXH&NV Khoa học Xã hội và Nhân văn HN Hà Nội TP HCM Thành phố Hồ Chí Minh 6
  8. MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Mối quan hệ giữa văn học dân gian và văn học viết không phải là một vấn đề mới. Nó xuất hiện ngay từ những ngày đầu hình thành văn học viết. Là hai loại hình nghệ thuật khu biệt tương đối trong tất cả các tiêu chí và cách thức phân loại, văn học dân gian và văn học viết có sự tương tác đa chiều mà có thể nhận ra dễ dàng chiều ảnh hưởng từ văn học dân gian đến văn học viết là trội hơn. “Kinh nghiệm nghệ thuật phong phú của nhân loại hàng bao nhiêu đời nay đã vạch rõ nguyên nhân thành công chủ yếu của những tác phẩm ƣu tú ở tất cả mọi nƣớc, là sự liên hệ mật thiết của nhà văn với đời sống nhân dân, với sáng tác tập thể của nhân dân” [36; tr.13]. Tương tác giữa văn học dân gian và văn học viết là một tất yếu và tiếp nhận văn học dân gian vào văn học viết cũng là một quy luật dĩ nhiên của tiến trình lịch sử. Văn học dân gian với đặc tính nguyên hợp nên được nhìn nhận trong tổng thể VHDG (VHDG) khi xét đến tác động của nó tới văn học thành văn. Từ việc đơn thuần chỉ ra các yếu tố dân gian thuộc phạm vi hình thức (như motif, hình ảnh, cốt truyện, ngôn ngữ, thể loại,…) thì gần đây, bổ sung nội hàm khái niệm VHDG, người ta đã nhìn sâu hơn đến chiều kích tư tưởng, tinh thần (như tín ngưỡng, các nghi lễ, tập quán dân gian) thể hiện trong các sáng tác văn học. Tuy nhiên dù ở góc độ nào, có thể thấy hầu hết các công trình mới chỉ dừng lại ở mục đích nhấn mạnh vai trò chất nền của VHDG đối với văn học viết, tức mới chỉ ra chiều tác động của VHDG mà chưa đánh giá đúng mức vai trò chủ thể tiếp nhận ở đây là những người sáng tác văn học viết. Trước kho tàng VHDG vô cùng phong phú, mỗi nhà văn tiếp nhận đến đâu, tiếp nhận như thế nào và thể hiện “tri thức dân gian” ra sao lại tùy thuộc vào tài năng và cá tính của tác giả, đấy chính là một vấn đề cần được đào sâu hơn nữa. 1.2. Trong tiến trình văn học Việt Nam hiện đại, ảnh hưởng VHDG đến tác phẩm văn học ở nhiều cấp độ khác nhau đã không còn quá mới mẻ. Ngay từ trước Cách mạng Tháng Tám, truyện “cổ tích văn học” đã xuất hiện khá ấn tượng với những tên tuổi như Tô Hoài (Trê và Cóc, Ông Trạng Chuối); Vũ Tú Nam (Cuộc 7
  9. phiêu lƣu của Văn Ngan tƣớng công, Na Á đánh lại trời), Phạm Hổ (Tiếng sáo và con rắn, Cô gái bán trầm hƣơng, Chim lƣu ly),… Tuy nhiên, đáng nói là phần nhiều những áng truyện cổ tích văn học ấy lại chú trọng bảo tồn cốt lõi folklore truyền thống, thường chuyên chở những bài học đạo đức khuyên răn như mục tiêu, do vậy nó mang hơi hướng văn học “chức năng” và dường như ưu tiên cho thiếu nhi hơn. Nhóm sáng tác này đặt cạnh sáng tác dân gian thực sự không có quá nhiều khác biệt, nên có thể coi đây là một mức tiếp nhận đơn giản nhất, sơ khai nhất VHDG của văn học viết. Quá trình tiếp biến văn hóa này diễn ra xuyên suốt và liên tục trong lịch sử văn học, nhưng phải đến “Làn sóng Đổi mới” cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI, tiếp nhận VHDG trong văn học viết mới được đẩy lên cao thành một trào lưu, một xu hướng, một phương pháp thực sự đem lại giá trị nhiều mặt trong văn chương. Tiểu thuyết Việt Nam đương đại sau hàng loạt cách tân, tìm tòi, đổi mới theo kỹ thuật hiện đại phương Tây thì có một xu hướng đổi mới theo hướng kết hợp tìm về với VHDG. Tất nhiên đây không phải là hướng đi lạc hậu với những sản phẩm là “bình cũ rượu mới”. Nó không giống với việc phục hưng lại một nền văn hóa đã qua, càng không phải nhằm một mục tiêu chính trị “văn hóa đại chúng”, “phục vụ nhân dân” như đồng chí Trường Chinh từng phát biểu, mà đơn thuần nó chỉ là một phương thức mới trong sáng tạo văn học. Rất nhiều nhà văn đương đại đã thành công và khẳng định tên tuổi với thử nghiệm đó như Võ Thị Hảo, Nguyễn Huy Thiệp, Tạ Duy Anh, Lê Minh Hà, Nguyễn Xuân Khánh, Nguyễn Bình Phương… Không phải ngẫu nhiên mà hầu hết những tác phẩm văn học đang được đánh giá cao như Hồn trinh nữ, Nàng tiên xanh xao (Võ Thị Hảo), Con gái thủy thần, Trƣơng Tri, Những ngọn gió Hua Tát (Nguyễn Huy Thiệp), Đi tìm nhân vật (Tạ Duy Anh), Mẫu thƣợng ngàn (Nguyễn Xuân Khánh), Sự tích những ngày đẹp trời (Hòa Vang), Ngày xƣa, cô Tấm… (Lê Minh Hà), Ngƣời đi vắng, Những đứa trẻ chết già, Ngồi (Nguyễn Bình Phương)… đều là những tác phẩm chịu ảnh hưởng VHDG khá sâu sắc. 8
  10. 1.3. Nguyễn Bình Phương không còn là một cái tên xa lạ trong giới nghiên cứu, phê bình nhưng số lượng độc giả biết đến anh lại phần nào khiêm tốn. Có thể do văn anh “kén”, khiến những độc giả bình thường có cảm giác bị “làm khó”, bị “thách thức”. Tuy nhiên, chính sự “kén” đó cho thấy văn của anh “chất” và quả thực là một thành quả lao động nghệ thuật không mấy dễ dàng. Nguyễn Bình Phương đến với thơ trước văn xuôi và rồi anh nhanh chóng khẳng định ngòi bút đa tài với thành công trên tất cả các thể loại. Trong đó tiểu thuyết vẫn là các trang viết được “săn đón” nhiều hơn. Văn của Nguyễn Bình Phương dày đặc những tri thức dân gian, đôi khi trừu tượng, kín đáo, đôi lúc rành rọt kể chuyện Xa xửa xa xƣa, cô Tấm dịu hiền…; khi đưa người đọc đến những dãy điệp vàng thơ mộng ở thành phố, lúc lại chu du trên đỉnh Rùng, núi Hột hoang sơ trong “đêm Linh Sơn lạnh nhƣ cổ tích”. Những trang viết đầy biến cố, đẫm máu và nước mắt của Nguyễn Bình Phương phần nào được cân bằng chính nhờ những “giấc mơ cổ tích” ấy. Thú vị hơn nữa nếu người đọc nhận ra Nguyễn Bình Phương đã khéo léo đưa vào tác phẩm của anh những nét VHDG đặc trưng nhất của vùng bán sơn địa Thái Nguyên, vùng đất linh thiêng, “cõi khổ đau, bí ẩn và huyền hoặc” này. Đặc biệt, tiếp nhận VHDG trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương mới mẻ so với các hình thức tiếp nhận thường thấy, không chỉ là “giả huyền thoại – giả cổ tích”, không hoàn toàn là “truyện cũ viết lại”, cũng không hẳn là kiểu “truyện lồng truyện” nếu xét trên tiêu chí và cách thức phân loại thông thường. Dường như vượt khỏi những khuôn thức đó, tiếp nhận VHDG trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương cần một định danh mới. Nó thể hiện một cấp độ tiếp nhận mới, tưởng như mờ nhạt nhưng lại vô cùng sâu sắc và ấn tượng. Đặc biệt, không chỉ tiếp nhận đơn thuần, Nguyễn Bình Phương còn sáng tạo lại VHDG khiến người đọc như được lạc vào thế giới cổ tích phiêu lưu, kỳ ảo với nhân vật cổ tích nhiều khi lại chính là những con người của thế kỷ XXI. Với tất cả lí do đó, chúng tôi lựa chọn vấn đề “Tiếp nhận VHDG trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phƣơng” làm đề tài cho luận văn của mình, với kì vọng mang đến những phát hiện mới, hướng nghiên cứu mới đối với tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương cũng như vấn đề tiếp nhận VHDG trong văn học Việt Nam đương đại. 9
  11. 2. Lịch sử vấn đề 2.1. Lịch sử nghiên cứu tiếp nhận VHDG trong văn học viết Trong khuôn khổ luận văn, chúng tôi chỉ lược lại một cách khái quát lịch sử nghiên cứu vấn đề tiếp nhận VHDG trong văn học viết ở Việt Nam. Ngay từ những công trình đồ sộ đầu tiên về văn học dân gian Việt Nam: Văn học dân gian Việt Nam (giáo trình) – Đinh Gia Khánh (chủ biên), NXB Giáo dục; Tìm hiểu tiến trình văn học dân gian Việt Nam – Cao Huy Đỉnh, NXB KHXH – năm 1974…các nhà nghiên cứu kỳ cựu ít nhiều đã có đề cập đến mối quan hệ và quy luật tương tác giữa văn học dân gian và văn học viết. Chu Xuân Diên với bài nghiên cứu Nhà văn và sáng tác dân gian đăng trên Tạp chí NCVH, số 1, năm 1966 đã nhấn mạnh vai trò to lớn của các sáng tác dân gian trong sự phát triển của văn học viết, gián tiếp thông qua bồi đắp tâm hồn, tư tưởng của nhà văn. Bài viết của Lê Kinh Khiên cũng đã đặt ra được những vấn đề mới cho đến nay vẫn còn giá trị là Một số vấn đề lý thuyết chung về mối quan hệ văn học dân gian – văn học viết. Trên cơ sở lịch sử văn học dân tộc, bài viết đã nhìn ra những quy luật tác động và chỉ ra những bước cụ thể khi muốn khảo sát ảnh hưởng của văn học dân gian trong tác phẩm văn học viết. Gần đây hơn, Võ Quang Trọng với công trình nghiên cứu khá công phu Vai trò của văn học dân gian trong văn xuôi Việt Nam hiện đại (Nxb KHXH) năm 1997 đã có những nghiên cứu mới trong vấn đề này. Tác giả đã chỉ ra vai trò văn học dân gian cụ thể về các mặt cấu trúc, thể loại và phong cách dân gian trong văn xuôi hiện đại. Công trình đã có cái nhìn khá toàn diện về tiếp nhận văn học dân gian trong văn xuôi hiện đại. Tiếp đến, loạt bài nghiên cứu của Bùi Thanh Truyền cũng đã có những đóng góp mới mẻ cho vấn đề này, đó là các bài viết Ảnh hƣởng thần thoại và cổ tích trong cách xây dựng nhân vật văn xuôi hôm nay (Tạp chí VHDG, số 5 năm 2001); Sự hồi sinh của yếu tố kỳ ảo trong văn xuôi đƣơng đại Việt Nam (Tạp chí NCVH số 11 năm 2006); Một số đặc trƣng về thời gian nghệ thuật của truyện có yếu tố kỳ ảo đƣơng đại (Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường ĐHSP Huế - 2007); Song đề 10
  12. truyền thống – hiện đại trong điểm nhìn nghệ thuật của truyện giả cổ tích và truyện cũ viết lại thời đổi mới (Tạp chí NCVH, số 2 năm 2008); Dấu ấn dân gian trong ngôn ngữ truyện ngắn Hồ Anh Thái (viết chung), (Tạp chí VHDG Thừa Thiên Huế - 2011). Đáng chú ý nhất trong những bài viết đó là tác giả đã đưa ra sự khu biệt rạch ròi giữa các nhóm truyện, kiểu truyện trong tiếp nhận VHDG, đồng thời nhấn mạnh những yếu tố cách tân trong kiểu truyện giả cổ tích, truyện cổ viết lại đó. Với tính chất là những nghiên cứu khái quát mang tính lý luận nhiều hơn, các nghiên cứu này mới chỉ ra ảnh hưởng VHDG đến văn học là một quy luật tất yếu, khách quan mà chưa nói đến tiếp nhận theo nghĩa là một phương thức sáng tạo. Theo nghĩa đó, nhà văn, chủ thể tiếp nhận cần được nhìn nhận và xác lập những phong cách tiếp nhận cụ thể. Thiết nghĩ vấn đề này đáng bàn hơn là chỉ nói tiếp về quy luật tất yếu được thừa nhận đã từ rất lâu. Nói đến vấn đề tiếp nhận VHDG trong văn học viết, không thể không kể đến những nghiên cứu về nhóm tiểu thuyết tân huyền thoại trên thế giới của Tiến sĩ Nguyễn Thị Như Trang, đặc biệt với bài viết Huyền thoại từ văn học dân gian đến tiểu thuyết tân huyền thoại thế kỷ XX – những biến đổi trong cấu trúc tự sự (Tạp chí VHDG – số 4 năm 2010). Bài viết mang tính khoa học cao, thể hiện cái nhìn có tính lịch sử, vừa lí giải được sự hình thành, vừa có sự đối chiếu để thấy được từng bước thay đổi của tiểu thuyết huyền thoại. Bài viết của Tiến sĩ Hoàng Cẩm Giang Sự xâm nhập và tái sinh của một số mô thức tự sự dân gian trong văn xuôi Việt Nam từ 1986 đến nay (Tạp chí VHDG, số 1 năm 2011) cũng là một nghiên cứu sắc sảo, một trong số ít những bài viết hệ thống hóa được các cấp độ tiếp nhận VHDG (giới hạn ở các tự sự dân gian) trong văn học viết đương đại. Vấn đề ảnh hưởng văn hóa, văn học dân gian đến văn học viết được nghiên cứu trải dài và liên tục từ sáng tác của Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Tản Đà, Hồ Chí Minh, Tố Hữu, Nguyễn Bính, Nguyễn Thi… đến các nhà văn, nhà thơ sau đổi mới như Hòa Vang, Võ Thị Hảo, Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Xuân Khánh, Tạ Duy Anh,… 11
  13. Gần đây hơn, có thể kể đến các công trình nghiên cứu tương đối chuyên sâu như: Luận án tiến sỹ Vai trò của văn học dân gian trong sáng tác một số nhà văn hiện đại của Phạm Thị Trâm (2002); Luận văn thạc sĩ Phong cách tự sự dân gian trong văn học Việt Nam đƣơng đại (2011) của Lê Chung Thủy; Luận văn Truyện kể dân gian với văn xuôi hiện đại về đề tài thiếu nhi (khảo sát một số truyện trong sách của NXB Kim Đồng) (2012) của Nguyễn Thị Hồng Thắm; Luận văn Cảm hứng nhại cổ tích trong truyện ngắn Hòa Vang (2012) của Bùi Thị Ánh; Khóa luận tốt nghiệp Thành ngữ, tục ngữ trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp (2007) của Đỗ Thị Liên,… Các công trình nghiên cứu đã góp phần chứng minh sự ảnh hưởng mạnh mẽ của VHDG trong văn học viết, đồng thời bước đầu lí giải những đặc sắc trong tiếp nhận VHDG của các tác giả đương đại. 2.2. Lịch sử nghiên cứu tiếp nhận VHDG trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương Dễ thấy Nguyễn Bình Phƣơng trở thành một “key word” khá nổi bật trên các chuyên trang văn hóa – văn học điện tử. Nhiều bài viết đã thể hiện những phát hiện thú vị về văn chương, con người nhà văn như Nguyễn Bình Phƣơng – sống bình thƣờng, viết không bình thƣờng trên báo Tiền Phong; Nguyễn Bình Phƣơng, văn học mênh mông nhƣ cuộc sống trên báo Văn nghệ trẻ của của tác giả Nông Hồng Diệu, hay Nguyễn Bình Phƣơng với thói quen quan sát ngƣời điên của tác giả trẻ Thu Hà trên http://www.vnexpress.net/. Nhìn chung tất cả các bài dù thiên về vấn đề này hay khác đều chung mạch làm nổi bật chân dung Nguyễn Bình Phương giản dị nhưng văn anh lại vô cùng mới lạ. Bên cạnh đó, không thể không kể đến loạt bài nghiên cứu như những phản hồi sớm và tương đối sâu sắc về sáng tác Nguyễn Bình Phương. Đó là Nguyễn Chí Hoan với bài viết Cấp độ hiện thực và sự hão huyền của ý thức trong “Thoạt kỳ thủy” (báo Ngƣời Hà Nội, số 33, ngày 13 tháng 8 năm 2004); là Đoàn Cầm Thi với bài viết Sáng tạo văn học giữa mơ và điên trên http://giaitri.vnexpress.net/. Đây đều là những bài viết hay, tiêu biểu, có nhiều phát hiện, nhận định mới mẻ và thuyết phục về tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương. Chúng tôi đặc biệt chú ý đến bài viết của Tiến sĩ Phạm Xuân Thạch, Tiểu thuyết nhƣ là trạng thái tìm kiếm ý nghĩa của đời 12
  14. sống – (đọc Ngồi của Nguyễn Bình Phƣơng) trên báo Văn nghệ - số 45 năm 2006. Ngay khi Ngồi ra đời, nhà nghiên cứu đã gần như lập tức cảm được giá trị, vị thế đặc biệt của tác phẩm với tác giả đó trên văn đàn. Nó là một cuộc mời gọi đặt vấn đề phản tƣ về đời sống và ý nghĩa của đời sống. Nó là một tiểu thuyết bắt ngƣời ta suy nghĩ và làm điều ấy nó xứng đáng một tiểu thuyết và là một tiểu thuyết xuất sắc [58]. Những lời khen nhiệt thành, sôi nổi được đưa ra sau những phân tích, đánh giá sâu sắc, tinh tế nên nó không còn là cảm nhận đơn thuần mà là một sự tri nhận khoa học quả quyết và thuyết phục. Sau đó 2 năm, Đoàn Ánh Dương trên tạp chí chuyên ngành Nghiên cứu văn học, số 4 năm 2008 lại có những đánh giá mới về tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương trong một bài viết công phu Nguyễn Bình Phƣơng – Lục đầu gian tiểu thuyết. Ví tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương như một dòng sông, mà mỗi cuốn như một chi lưu trước khi hợp lưu đổ ra biển lớn. Với hướng tiếp cận cấu trúc và phương thức huyền thoại, tác giả đã chỉ ra những đặc trưng riêng của mỗi chi lưu cũng như mạch chung của tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương, bài viết có khen, có chê, có những đối thoại với các nhà nghiên cứu khác khá khách quan và chính xác. Chẳng hạn với Ngồi, tác giả Đoàn Ánh Dương lại có nhận định hoàn toàn khác nhà nghiên cứu Phạm Xuân Thạch: coi đây là một thể nghiệm thất bại thực sự về mặt cấu trúc, là một bản nhạc không mấy hoàn hảo, bởi nó chỉ đƣợc cái bè ẩn, bè trầm nhƣng hỏng ở nhiều kết cấu [40, tr.71]. Chính việc tồn tại những ý kiến trái chiều đó lại chứng tỏ sức sống bền bỉ, mãnh liệt và sự hấp dẫn đặc biệt của tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương. Khiến anh cùng các tác phẩm của anh trở thành một hiện tượng mới trên văn đàn Việt đang có phần ảm đạm. Không chỉ hấp dẫn các nhà nghiên cứu chuyên nghiệp, sáng tác của Nguyễn Bình Phương gần đây trở thành hệ vấn đề thu hút được nhiều sinh viên, học viên, lựa chọn làm đề tài khóa luận, luận văn, công trình nghiên cứu của mình. Có thể kể đến một số luận văn như: Yếu tố kỳ ảo trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phƣơng, Luận văn thạc sĩ năm 2008 của Nguyễn Thị Ngọc Anh đã chỉ ra không – thời gian kỳ ảo, nhân vật kỳ ảo và phương thức tạo dựng các yếu tố kỳ ảo của trong tiểu thuyết 13
  15. Nguyễn Bình Phương. Tiếp đến, trong khi Luận văn: Nguyễn Bình Phƣơng với việc khai thác tiềm năng thể loại để hiện đại hóa tiểu thuyết của Hồ Bích Ngọc (2008) phát hiện ra những cách tân đặc biệt về mặt ngôn ngữ thì luận văn Nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Bình Phƣơng (2010) của Nguyễn Thị Phương Diệp, lại có cái nhìn tổng quát, đưa ra những đặc sắc nghệ thuật xuyên suốt hành trình sáng tác của Nguyễn Bình Phương. Luận văn Đặc điểm tiểu thuyết Nguyễn Bình Phƣơng trong tiến trình đổi mới tiểu thuyết Việt Nam đƣơng đại (2011) của Nguyễn Diệu Hạnh cũng đã làm nổi bật được những đóng góp của tác giả trong quá trình cách tân tiểu thuyết Việt Nam đương đại,… Gần đây nhất là Luận văn Khuynh hƣớng hiện thực huyền ảo trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phƣơng của Nguyễn Thị Thu Huyền (2012). Tác giả trẻ này quan tâm sâu đến những yếu tố tổ chức tác phẩm như không – thời gian, kết cấu, và nhân vật, tất cả đặt trong thế đối sánh, hòa quyện giữa hiện thực và huyền ảo làm nổi bật khuynh hướng chủ đạo trong bút pháp tự sự Nguyễn Bình Phương. Nói về tiếp nhận VHDG trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương, ở một số ít bài viết cũng có gợi nhắc đến nhưng còn tương đối mờ nhạt. Có khi nó chỉ là một ví dụ cho vấn đề “liên thế giới” – “liên văn bản” như trong bài viết của Tiến sĩ Hoàng Cẩm Giang chúng tôi có điểm qua trên đây. Vấn đề này cũng đã từng được Đoàn Ánh Dương gợi mở trong bài Nguyễn Bình Phƣơng – lục đầu giang tiểu thuyết: Các huyền thoại đƣợc khai thác một cách triệt để và đƣợc tái cấu trúc theo định hƣớng mới. Ở đó, các biểu tƣợng văn hóa (theo tinh thần hoài niệm và giễu nhại vật tổ và cấm kị) cùng các xung lực vô thức cộng đồng là những vấn đề cốt yếu làm nên tính mờ nhòe và đa nghĩa của tác phẩm [40, tr.73]. Như vậy, dù đã nhìn ra và nhấn mạnh kết cấu huyền thoại trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương, nhưng Đoàn Ánh Dương chưa gọi thành tên vấn đề và hơn nữa cái “kết cấu huyền thoại” đó lại chỉ là hệ quả, là phương thức của nhà văn sau khi anh ta tiếp nhận VHDG một cách có ý thức, có chủ ý. Vậy có thể thấy dù sáng tác của Nguyễn Bình Phương đã được nghiên cứu ở khá nhiều khía cạnh, nhưng tiếp nhận VHDG trong sáng tác của anh lại là một vấn 14
  16. đề tương đối mới mẻ. Chính vì vậy, chúng tôi lựa chọn vấn đề này làm đề tài luận văn của mình, với hy vọng đi sâu nghiên cứu tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương theo một hướng mới, trên cơ sở tiếp thu, kế thừa thành quả nghiên cứu của những người đi trước, từ đó có những kết luận khoa học đóng góp cho quá trình nghiên cứu Nguyễn Bình Phương cũng như văn học Việt Nam đương đại hôm nay và sau này. 3. Mục đích nghiên cứu 3.1. Chứng minh tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương có tiếp nhận và tiếp nhận rất độc đáo VHDG thông qua ba bước cụ thể:  Phát hiện các dấu vết VHDG trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương,  Phân tích cách thức đưa các yếu tố VHDG và ý nghĩa của nó trong cấu trúc, tư tưởng tác phẩm,  Xác định cái riêng nét độc đáo của Nguyễn Bình Phương trong cách thức chọn lọc, cải biên các yếu tố VHDG so với các tác giả khác. Qua đó thấy được tài năng độc đáo và nét phong cách mới trong sáng tác Nguyễn Bình Phương, 3.2. Luận văn một lần nữa chứng minh vai trò quan trọng của VHDG cũng như cá tính sáng tạo của người nghệ sĩ nói chung trong nỗ lực kiến tạo nền văn hóa, văn học mới, hiện đại mà giàu truyền thống. 3.3. Đóng góp hướng tiếp cận mới đối với tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương nói riêng và tiểu thuyết Việt Nam đương đại nói chung, 4. Đối tƣợng - phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là vấn đề tiếp nhận VHDG trong văn học đương đại, cụ thể ở đây là trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương. Phạm vi nghiên cứu là sáu tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương mà theo chúng tôi có tiếp nhận VHDG đặc sắc hơn hơn cả: Bả giời, Vào cõi, Những đứa trẻ chết già, Thoạt kỳ thủy, Ngƣời đi vắng, Ngồi. Ngoài ra, trong quá trình nghiên cứu, phân tích, chúng tôi có khảo sát thêm mảng thơ và một số truyện ngắn của Nguyễn Bình Phương, cùng một số truyện cổ dân gian, yếu tố VHDG khác được cho là có liên hệ. Đồng thời, chúng tôi cũng mở rộng tham khảo, đối chiếu với sáng tác của các nhà 15
  17. văn khác có ảnh hưởng các yếu tố VHDG để qua đó thấy được nét độc đáo riêng của Nguyễn Bình Phương trong lối đi chung này. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Với đề tài này, chúng tôi vận dụng những phương pháp nghiên cứu sau: 5.1. Phương pháp tiếp cận văn hóa học Đây được coi là phương pháp nghiên cứu trọng tâm của luận văn. Với giả thiết đưa ra là có tiếp nhận VHDG, chúng tôi áp dụng phương pháp tiếp cận văn hóa học trong giải mã các biểu tượng, tìm kiếm các cổ mẫu, dấu vết lịch sử, tôn giáo, tín ngưỡng… những hiểu hiện tính dân gian ẩn tàng trong sáng tác Nguyễn Bình Phương. 5.2. Phương pháp liên ngành Luôn ý thức đặc tính nguyên hợp thường trực sâu sắc ở đối tượng nghiên cứu, chúng tôi cũng áp dụng phương pháp liên ngành trong nghiên cứu, phối hợp tri thức văn hóa, lịch sử, triết học, tôn giáo, tâm lý học, với mong muốn hình dung vấn đề trong chuỗi chi phối toàn diện nhất có thể. Đó chính là giải mã vấn đề theo đường hướng mà nó được tạo thành. 5.3. Phương pháp hệ thống Nghiên cứu nhóm tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương, chúng tôi cần đặt nó trong một hệ thống, hệ thống các tiểu thuyết có tiếp nhận VHDG của Nguyễn Bình Phương và để tìm ra quy luật chung - riêng, sau đó khái quát thành những đặc trưng để tìm hiểu, nghiên cứu. Ngoài ra, bản thân Nguyễn Bình Phương với nhóm tiểu thuyết của anh, hay vấn đề tiếp nhận VHDG cũng sẽ được ý thức đặt trong cùng một trường, một hệ thống như là nguyên tắc của nghiên cứu so sánh. 5.4. Thao tác phân tích - tổng hợp – so sánh – thống kê Ngoài các phương pháp nghiên cứu nêu trên, trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi còn kết hợp áp dụng thường xuyên một số thao tác như phân tích, tổng hợp khi tìm hiểu các biểu hiện VHDG; thao tác so sánh trong quá trình tìm kiếm 16
  18. những dấu hiệu hữu quan giữa văn hóa – văn học dân gian với tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương; thao tác thống kê trong xử lý những dẫn chứng cụ thể. Đây là những thao tác quan trọng để đưa đến lý giải các luận điểm của luận văn. 6. Cấu trúc luận văn Luận văn có cấu trúc ba phần: mở đầu, nội dung chính và kết luận. Trong đó, chúng tôi tập trung vào phần nội dung chính với kết cấu ba chương như sau: Chương 1: Những tiền đề lý luận và thực tiễn Chương 2: Thế giới – con ngƣời trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phƣơng và sự tái tạo hệ giá trị VHDG Chương 3: Phƣơng thức tiếp nhận VHDG trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phƣơng 17
  19. NỘI DUNG Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN Với tính chất là cơ sở lý luận – thực tiễn, trong chương đầu tiên này, chúng tôi muốn khái lược lại định nghĩa các khái niệm cơ bản cũng như đối tượng nghiên cứu để thống nhất quan điểm trong suốt luận văn. Để đến gần hơn với đối tượng nghiên cứu, chúng tôi cũng tìm hiểu hành trình sáng tác và những tiền đề cho việc tiếp nhận VHDG trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương từ các khía cạnh sinh quán, cảm quan nghệ thuật của nhà văn. 1.1. Mối quan hệ VHDG và văn học 1.1.1. Một số định nghĩa đến xác lập mối quan hệ VHDG và văn học Văn hóa Văn hóa là thứ tồn tại gần gũi nhất nhưng có lẽ cũng là khái niệm trừu tượng nhất, tồn tại nhiều định nghĩa nhất của con người. Đứng trước khái niệm đặc biệt này, người ta thường qui về hai cách hiểu chính là theo nghĩa rộng và theo nghĩa hẹp. Theo nghĩa hẹp lại có thể chia thành các giới hạn: theo chiều sâu và chiều rộng, theo không gian và thời gian… Giới hạn theo chiều sâu, văn hóa được hiểu là những giá trị tinh hoa như nếp sống văn hóa, văn hóa nghệ thuật… Giới hạn theo chiều rộng, văn hóa được dùng để chỉ những giá trị trong từng lĩnh vực văn hóa giao tiếp, văn hóa công sở, văn hóa kinh doanh… Giới hạn theo không gian, văn hóa được dùng để chỉ những giá trị đặc thù của từng vùng như văn hóa Tây Nguyên, văn hóa Nam Bộ… Giới hạn theo thời gian, văn hóa chỉ những giá trị đặc thù từng giai đoạn như văn hóa Hòa Bình, văn hóa Đông Sơn. Còn theo nghĩa rộng, văn hóa được xem là tất cả những gì do con người sáng tạo ra. Trong cuộc sống hàng ngày, văn hóa thường được hiểu là văn học, nghệ thuật, thơ ca, mỹ thuật, sân khấu, điện ảnh… Ngoài ra, người ta hay gắn khái niệm văn hóa với các lĩnh vực khác như ẩm thực, trang phục, cư xử, trình độ học vấn, giáo dục… để nói văn hóa ẩm thực, văn hóa công sở,… Tóm lại, tùy từng mục tiêu, 18
  20. mục đích nghiên cứu khác nhau, văn hóa được tiếp cận từ những góc độ khác nhau, từ đó nó trở thành một khái niệm mang nội hàm rộng nhất. Khái niệm văn hóa xuất hiện sớm. Ở phương Đông, văn hóa được hiểu là cách thức điều hành xã hội của tầng lớp thống trị, dùng văn hóa, dùng cái hay, cái đẹp để giáo dục, cảm hóa con người. Chính vì vậy, văn thường được hiểu trong thế đối lập với võ, là dùng sức mạnh gươm đao để cai trị. Ở nước ta, Nguyễn Trãi cũng đã từng kỳ vọng một xã hội văn trị như thế. Ở phương Tây, văn hóa bắt nguồn từ tiếng Latinh, nghĩa là vun trồng, tạo ra những sản phẩm phục vụ cho nhu cầu của con người. Trong vai trò một tổ chức quốc tế, UNESCO tại Hội nghị Quốc tế năm 1982 (ở Mêhico) nhấn mạnh văn hóa bao gồm tất cả những gì làm cho dân tộc này khác với dân tộc kia: Văn hóa là tổng thể những nét riêng biệt tinh thần và vật chất, trí tuệ và xúc cảm, quyết định tính cách của một xã hội hay của một nhóm ngƣời trong xã hội. Văn hóa bao gồm nghệ thuật văn chƣơng, những lối sống, những quyền cơ bản của con ngƣời, những hệ thống các giá trị, những tập tục và những tín ngƣỡng. Văn hóa đem lại cho con ngƣời khả năng suy xét về bản thân [31, tr. 5]. Tại Việt Nam, chúng ta có thể điểm lại một số định nghĩa văn hóa tiêu biểu của các nhà văn hóa hàng đầu như: Trần Quốc Vượng, Trần Ngọc Thêm, Đào Duy Anh, Phan Ngọc… Nhấn mạnh vai trò chủ thể của văn hóa là con người, Trần Quốc Vượng định nghĩa: Văn hóa… là cái tự nhiên đƣợc biến đổi bởi con ngƣời […] để từ đó hình thành một lối sống, một thế ứng xử, một thái độ tổng quát của con ngƣời đối với vũ trụ, thiên nhiên và xã hội, là cái vai trò của con ngƣời trong vũ trụ đó, với hệ thống những chuẩn mực, những giá trị, những biểu tƣợng, những quan niệm… tạo nên phong cách diễn tả tri thức và nghệ thuật của con ngƣời [31, tr.35- 36]; Trần Ngọc Thêm lưu ý cả tính hệ thống, lịch sử, tính giá trị, nhân sinh của văn hóa nên theo ông: Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con ngƣời sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tƣơng tác giữa con ngƣời với môi trƣờng tự nhiên và xã hội của mình [27, tr.25]. Tuy 19
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0