Luận văn Thạc sĩ Văn học Việt Nam: Tiểu thuyết Đội gạo lên chùa nhìn từ góc độ thi pháp thể loại
lượt xem 6
download
Từ những lý thuyết về đặc trưng của thể loại tiểu thuyết: nhân vật tiểu thuyết, kết cấu tiểu thuyết, không gian và thời gian trong tiểu thuyết,... người viết tiến hành khảo sát tiểu thuyết Đội gạo lên chùa để tìm ra những độc đáo về thi pháp thể loại trong tác phẩm. Từ đó chỉ ra được đặc trưng trong phong cách nghệ thuật tiểu thuyết của Nguyễn Xuân Khánh.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Văn học Việt Nam: Tiểu thuyết Đội gạo lên chùa nhìn từ góc độ thi pháp thể loại
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN --------------------- NGÔ THỊ HƢỜNG TIỂU THUYẾT ĐỘI GẠO LÊN CHÙA NHÌN TỪ GÓC ĐỘ THI PHÁP THỂ LOẠI LUẬN VĂN THẠC SĨ Hà Nội - 2014
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN --------------------- NGÔ THỊ HƢỜNG TIỂU THUYẾT ĐỘI GẠO LÊN CHÙA NHÌN TỪ GÓC ĐỘ THI PHÁP THỂ LOẠI LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 60220121 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Phạm Thành Hƣng Hà Nội - 2014
- LỜI CẢM ƠN Sau một thời gian nghiên cứu lí luận và thực tiễn, cho đến nay tôi đã hoàn thành luận văn Thạc sỹ: “Tiểu thuyết Đội gạo lên chùa nhìn từ góc độ thi pháp thể loại”. Có được thành công này lời đầu tiên tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến tất cả các thầy cô, những nhà nghiên cứu đã hợp tác và giúp đỡ tôi rất nhiệt tình trong suốt quá trình nghiên cứu để tôi hoàn thành luận văn này. Đặc biết tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành sâu sắc nhất tới PGS.TS Phạm Thành Hưng đã giúp đỡ tôi không chỉ trong phương pháp nghiên cứu mà cả những tri thức rất thiết thực trong cuộc sống. Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình, bạn bè và những người đã luôn ở bên, động viên và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Hà Nội, tháng 4 năm 2014 Học viên Ngô Thị Hƣờng
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ......................................................................................... 1 2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................. 2 3. Đối tƣợng, phạm vi và mục đích nghiên cứu ........................................... 6 4. Phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................................... 7 5. Cấu trúc của luận văn ................................................................................ 7 NỘI DUNG ...................................................................................................... 8 Chƣơng 1: Tiểu thuyết Đội gạo lên chùa trong dòng chảy của tiểu thuyết lịch sử đƣơng đại ............................................................................................. 8 1.1 Một số khuynh hướng vận động của tiểu thuyết Việt Nam mười năm đầu thế kỷ XXI. ................................................................................................ 8 1.1.1 Khuynh hướng tiểu thuyết lịch sử theo phong cách hiện đại ............ 10 1.1.2 Khuynh hướng tiểu thuyết nhận thức lại ............................................ 13 1.1.3 Khuynh hướng tiểu thuyết dòng ý thức ............................................... 15 1.1.4 Khuynh hướng tiểu thuyết văn học mạng ........................................... 17 1.2 Thành tựu và triển vọng .......................................................................... 19 1.3 Hành trình sáng tác tiểu thuyết của Nguyễn Xuân Khánh. ................. 21 1.3.1 Nguyễn Xuân Khánh và hành trình viết văn nửa thế kỷ .................... 21 1.3.2 Tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh trong dòng chảy tiểu thuyết lịch sử - văn hoá - phong tục Việt Nam .................................................................... 24 Chƣơng 2: Các phƣơng thức xây dựng nhân vật từ góc nhìn loại hình .. 29 2.1 Từ quan niệm nghệ thuật tới quan niệm về nhân vật............................ 29 2.2 Quan niệm nghệ thuật của Nguyễn Xuân Khánh về con người và thế giới .............................................................................................................. 31 2.3 Các kiểu nhân vật và nghệ thuật xây dựng nhân vật trong Đội gạo lên chùa .............................................................................................................. 36 2.3.1 Kiểu nhân vật trung tính – đa chiều .................................................... 40 2.3.2 Kiểu nhân vật tư tưởng - lãng mạn ..................................................... 52
- 2.3.3 Kiểu nhân vật hiện thực chủ nghĩa ..................................................... 54 2.4 Đặc sắc trong nghệ thuật xây dựng nhân vật ........................................ 55 2.4.1 Thủ pháp phi trung tâm hóa (decentrazation ) .................................. 56 2.4.2 Điểm nhìn trần thuật trước nhân vật .................................................. 58 2.4.3 Ngôn ngữ nhân vật .............................................................................. 60 2.4.4 Các sắc thái ngôn ngữ ......................................................................... 62 Chƣơng 3: Thi pháp kết cấu và tổ chức không gian - thời gian nghệ thuật . 64 3.1. Thi pháp kết cấu...................................................................................... 64 3.1.1 Kết cấu đảo trật tự thời gian................................................................. 66 3.1.2 Kết cấu tâm lý ........................................................................................ 70 3.2 Không gian nghệ thuật ............................................................................ 73 3.3 Thời gian nghệ thuật ............................................................................... 91 KẾT LUẬN .................................................................................................... 96 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 99
- MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Từ năm 1986, công cuộc Đổi mới của Đảng và Nhà nước đã tạo bước ngoặt trong mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, … Văn học cũng bước sang một giai đoạn mới với những khởi sắc đầy hứa hẹn. Báo cáo chính trị của Đảng lần thứ VII năm 1991 cho thấy những định hướng mới trong đời sống chính trị, văn hóa nói chung của Việt Nam. Văn học cũng nằm trong dòng chảy ấy. Quan niệm nghệ thuật và tư duy nghệ thuật có sự đổi mới khiến cho thi pháp thể loại trong các sáng tác của đội ngũ văn nghệ sĩ cũng chuyển mình theo. Trong đời sống văn học, tiểu thuyết từ thời điểm khởi đầu Đổi mới đến nay là một chặng đường đủ dài để khẳng định vị trí, vai trò của nó trong tiến trình văn học Việt Nam. Trong những năm gần đây, việc đổi mới thi pháp thể loại trong tiểu thuyết giúp các nhà văn liên tục sáng tạo và phát triển nền văn học Việt Nam đương đại đa sắc màu. Những truyện ngắn mang hơi hướng Đổi mới đầu tiên phải kể đến: Bến quê (1985), Cỏ lau (1989) của Nguyễn Minh Châu, Thượng đế thì cười (2003) của Nguyễn Khải, Mùa lá rụng trong vườn (1985) của Ma Văn kháng, … Không thể không kể đến Nỗi buồn chiến tranh của bảo Ninh với những cách tân mới mẻ trong thi pháp tiểu thuyết. Hay cuốn Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường, Bến không chồng của Dương Hướng, Thiên Sứ của Phạm Thị Hoài, Con ngựa Mãn Châu của Nguyễn Quang Thân, Cơ hội của Chúa của Nguyễn Việt Hà, Thiên thần sám hối của Tạ Duy Anh, Thoạt kỳ thủy của Nguyễn Bình Phương, … Nguyễn Xuân Khánh là tác giả chuyên viết tiểu thuyết với thể loại lịch sử và phong tục. Tài năng của ông được giới văn chương trong nước nể phục. Tiểu thuyết Đội gạo lên chùa được giải của Hội Nhà văn Việt Nam. Nhà nghiên cứu Nguyễn Thị Bình đã nhận xét về nhà văn Nguyễn Xuân Khánh là "Người tự do trên sân chơi tiểu thuyết lịch sử". Và "sự đan bện giữa lịch sử 1
- và văn hóa - phong tục là nét trội ở tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh, 3 cuốn tiểu thuyết Hồ Quý Ly, Mẫu thượng ngàn và Đội gạo lên chùa đều là những hiện tượng trong đời sống văn chương". Thành công của ông trong mỗi cuốn tiểu thuyết không chỉ ở nội dung sâu sắc, thâm thúy mà còn ở sự điêu luyện trong nhiều phương diện thi pháp biểu hiện. Đây chính là vấn đề thu hút nhiều sự quan tâm và luận bàn của giới phê bình nghiên cứu văn học hiện nay. Là vấn đề được nhiều người nghiên cứu nhưng nó luôn mới mẻ và chưa bao giờ cũ. Xuất phát từ lòng đam mê tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh và cũng chính vì sức hút mạnh mẽ ấy mà người viết đã lựa chọn vấn đề thi pháp tiểu thuyết của ông để tìm hiểu . Trong giới hạn của đề tài , người viết chỉ đi sâu nghiên cứu một số khía cạnh cơ bản của thi pháp văn xuôi tự sự gắn liền với thể tài tiểu thuyết lịch sử - phong tục , một thể tài có tính đặc trưng cho tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh. Luận văn có tên rút gọn là “Tiểu thuyết Đội gạo lên chùa nhìn từ góc độ thi pháp thể loại”. Việc tiếp nhận và nghiên cứu Đội gạo lên chùa đòi hỏi một sự làm việc công phu và nghiêm túc . Nghiên cứu Đội gạo lên chùa là nghiên cứu thành quả lao động nghệ thuật đầy sáng tạo được tuôn trào từ bút lực , tâm lực của nhà văn Nguyễn Xuân Khánh . Nghiên cứu vấn đề này , trước hế t chúng tôi nhằm phục vụ cho công tác học tập hiê ̣n nay và làm viê ̣c sau này . Xa hơn, đề tài giúp chúng tôi hiểu sâu hơn về giá trị tác phẩm cũng như thi pháp thể loại của tiểu thuyết Việt Nam hiện đại . Hơn thế nữa , qua viê ̣c nghiên cứu đề tài này, chúng tôi có dịp đươ ̣c tích luỹ kiến thức , tri thức văn hóa một cách sâu sắc hơn, thêm yêu mến, trân trọng tài năng Nguyễn Xuân Khánh. 2. Lịch sử vấn đề Đội gạo lên chùa được chú ý ngay từ đầu, từ lúc ra đời đến nay tác phẩm đã thu hút đông đảo sự quan tâm nghiên cứu và bình luận. Những người nghiên cứu và thưởng thức Đội gạo lên chùa ở những góc độ khác nhau đã đem đến chân trời của tác phẩm này những màu sắc khác nhau, những tiếng nói khác nhau, những quan niệm khác nhau về đời sống lịch sử 2
- và quan niệm nghệ thuật. Nhưng nhìn chung, những bài viết này luôn đặt tiểu thuyết Đội gạo lên chùa trong dòng chảy của tiểu thuyết lịch sử đương đại. Từ đó giúp chúng ta có những khám phá mới mẻ về cả nội dung tư tưởng và thi pháp nghệ thuật trong tiểu thuyết của Nguyễn Xuân Khánh. Và nhờ vậy, chúng ta thấy được rõ hơn vai trò và tài năng của nhà văn trong sự đóng góp vào dòng chảy văn học đương đại. Nguyễn Xuân Khánh là một cây bút có bản lĩnh và sức sáng tạo dồi dào. Sự ra đời ba tiểu thuyết kiến giải về lịch sử, văn hoá, phong tục gần đây của nhà văn cho phép chúng ta khẳng định Nguyễn Xuân Khánh đã có những tìm tòi và thể nghiệm không ngừng để làm mới tiểu thuyết. Đã có không ít các công trình, các bài viết nghiên cứu về tiểu thuyết của Nguyễn Xuân Khánh. Ở đây, chúng tôi chỉ xin điểm lại những công trình nghiên cứu, những bài viết về tiểu thuyết Đội gạo lên chùa, để thấy được kết quả nghiên cứu và những “điểm dừng” trong lịch sử nghiên cứu về tác phẩm này. 2.1. Các công trình nghiên cứu phê bình, luận án, luận văn, khoá luận. Trước tiên, người viết xin nhắc tới hai công trình nghiên cứu có tính chất bao quát về tiểu thuyết Việt Nam hiện đại. Đó là: Báo cáo tổng kết đề tài khoa học cấp bộ mang tên Một số khuynh hướng tiểu thuyết ở nước ta từ thời điểm đổi mới đến nay - ĐH KHXH & NV, do PGS. TS Nguyễn Thị Bình làm chủ nhiệm đề tài và luận án Tiến sĩ - Viện văn học, năm 2009 của tác giả Nguyễn Thị Tuyết Minh với đề tài Tiểu thuyết lịch sử Việt Nam từ 1945 đến nay. Ở hai công trình nghiên cứu này, có khi tiểu thuyết Đội gạo lên chùa được đặt trong diện mạo tiểu thuyết Việt nam từ sau 1945 đến nay, có khi lại được đặt trong diện mạo tiểu thuyết Việt Nam 5 năm đầu thế kỉ XXI để phân tích, nhận diện và chỉ ra sự biến đổi trong tư duy thể loại, lý giải những thể 3
- nghiệm, cách tân, ghi nhận thành tựu bước đầu của nỗ lực đổi mới tiểu thuyết, góp phần cập nhật đời sống văn chương đương đại. Ở những phương diện tiếp cận khác, khoá luận tốt nghiệp Tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh dưới góc nhìn thể loại (qua hai tác phẩm Hồ Quý Ly và Mẫu thượng ngàn ĐH KHXH & NV năm 2007, Hoàng Thị Hiền Lương đã chú ý đề cập tới vấn đề hư cấu trong tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Xuân Khánh. Ngoài ra luận văn Thạc sĩ Khoa học Văn học - Trường ĐHSP Hà Nội năm 2009 của tác giả Nguyễn Hồng Duyên với đề tài Thế giới nhân vật trong sáng tác của Nguyễn Xuân Khánh đã đề cập đến thi pháp xây dựng nhân vật của Nguyễn Xuân Khánh trong Đội gạo lên chùa. Như vậy, tiểu thuyết Đội gạo lên chùa đã thu hút được sự quan tâm chú ý của các nhà nghiên cứu. Với phạm vi nghiên cứu của mình, nhiều tác giả đã có sự tìm hiểu các vấn đề thuộc về thi pháp trong cuốn tiểu thuyết “thật hay về văn hóa phong tục này”. Đó cũng là “bước tiến” và “điểm dừng” của các công trình nghiên cứu về tiểu thuyết Đội gạo lên chùa. Những “bước tiến” và “điểm dừng” của các công trình nghiên cứu trên là cơ sở, là xuất phát điểm để chúng tôi tiến hành đề tài nghiên cứu về thi pháp tiểu thuyết trong Đội gạo lên chùa của Nguyễn Xuân Khánh. 2.2. Các bài nghiên cứu phê bình, phỏng vấn trên báo viết, mạng Internet. Nói đến lịch sử nghiên cứu tiểu thuyết Đội gạo lên chùa của Nguyễn Xuân Khánh mà chỉ đề cập đến những công trình nghiên cứu, những khoá luận, luận văn sẽ là một thiếu hụt lớn. Mới được xuất bản mấy năm trở lại đây nên những công trình nghiên cứu dày dặn và tập trung về tác phẩm chưa thật nhiều. Trái lại, tác phẩm này lại được giới thiệu rộng rãi và dành được sự quan tâm sôi nổi trên báo viết và mạng Internet, đặc biệt là các diễn đàn văn học, các trang điện tử. 4
- Quan tâm tới giá trị văn học có tác động tích cực tới nền tiểu thuyết và văn học nước nhà, và với tư cách là một người bạn, trong bài viết có nhan đề Lão mai Nguyễn Xuân Khánh vẫn rừng rực nở hoa, nhà văn Văn Chinh đã hé lộ nhiều tâm sự của nhà văn Nguyễn Xuân Khánh về cuộc đời riêng và các sáng tác của ông. Đội gạo lên chùa bộn bề yếu tố folklo với các môtip dân gian, các câu hát hầu bóng, văn tế… Và sex trong Đội gạo lên chùa không đơn thuần là sex mà hàm chứa sức sống tâm hồn Việt, văn hoá Việt. Cũng với tư cách một người bạn, một người bạn vô cùng thân thiết, nhà văn Châu Diên trong bài Nguyễn Xuân Khánh và cuộc giành lại bản sắc đã nhận xét: “anh đã có một tiểu thuyết mang tầm khái quát văn hóa, nhân vật không còn là những thân phận riêng lẻ mà là cả một cộng đồng”. Ngoài ra còn có thể kể đến nhiều bài viết, nhiều bài phỏng vấn đăng trên các báo Văn nghệ trẻ, Văn nghệ công an, Thanh Niên, Nhân dân,… hay các website: www.evan.com, www.vannghechunhat.net, www.talawas.org,… Nhìn chung các ý kiến đánh giá đều hướng tới sự khẳng định ngòi bút Nguyễn Xuân Khánh khá nhuần nhị và tinh tế trong việc miêu tả vẻ đẹp của người đàn bà nông thôn; vẻ đẹp và sức sống mãnh liệt của họ biểu tượng cho sự trường tồn của văn hóa Việt Nam. Trong những bài kể trên, có những bài mới chỉ dừng lại ở mức độ cảm thụ, bộc bạch cách cảm nghĩ của cá nhân khi tiếp cận tiểu thuyết Đội gạo lên chùa. Cũng có những bài ít nhiều đề cập đến những khía cạnh về nghệ thuật tác phẩm cùng những phát hiện mới lạ, độc đáo nhưng chỉ trên một khía cạnh nhỏ. Các ý kiến chủ yếu tập trung khẳng định một số đặc điểm nổi bật ở tiểu thuyết Đội gạo lên chùa như: 1. Văn phong tiểu thuyết mang hơi thở cuộc sống hiện đại; 2. Đề cập đến vấn đề tiếp biến văn hoá, giao lưu văn hoá; 3. Nêu lên được các giả trị văn hoá đặc sắc như vấn đề đạo Phật; 4. Xây dựng hình ảnh đẹp, giàu ý nghĩa về người phụ nữ bình dân; 5. Gửi gắm thành công thông điệp tới người đọc. Chưa bài viết nào có khả năng đưa đến cho chúng 5
- ta một bức tranh khái quát, toàn diện về thi pháp tiểu thuyết trong Đội gạo lên chùa của nhà văn Nguyễn Xuân Khánh. Điểm qua các công trình nghiên cứu phê bình, luận án, luận văn, khoá luận và các bài báo như trên, chúng tôi nhận thấy tiểu thuyết Đội gạo lên chùa của Nguyễn Xuân Khánh đã được tiếp cận ở những mức độ rộng hẹp và những khía cạnh khác nhau. Tuy nhiên, chúng tôi chưa thấy có một công trình nghiên cứu chuyên sâu về thi pháp tiểu thuyết trong Đội gạo lên chùa của Nguyễn Xuân Khánh. Thực tiễn đó cho thấy, việc tập trung tìm hiểu thi pháp tiểu thuyết trong Đội gạo lên chùa là một đề tài mới mẻ và có ý nghĩa thiết thực đối với nghiên cứu lý luận phê bình cũng như tiếp nhận và sáng tạo văn học. Giải quyết vấn đề còn đang bỏ ngỏ đó và đưa ra một mô hình thi pháp tiểu thuyết trong Đội gạo lên chùa, từ đó góp thêm một phát hiện mới về những nỗ lực, tìm tòi, cách tân của Nguyễn Xuân Khánh trong quá trình lao động sáng tạo nghệ thuật là nhiệm vụ mà chúng tôi đặt ra cho luận văn của mình. 3. Đối tƣợng, phạm vi và mục đích nghiên cứu - Đối tượng: những đặc điểm thi pháp thể loại tiểu thuyết của tác phẩm Đội gạo lên chùa - Phạm vi đề tài: Người viết đi sâu khảo sát, phân tích cuốn tiểu thuyết Đội gạo lên chùa của Nguyễn Xuân Khánh – NXB Phụ nữ 2012. Ngoài ra, nhằm khẳng định những nét riêng khu biệt trong thi pháp thể loại ở tác phẩm, người viết còn tiến hành khảo sát và so sánh đối chiếu với một số cuốn cùng tác giả như: Hồ Qúy Ly, Mẫu thượng ngàn. - Mục đích: Từ những lý thuyết về đặc trưng của thể loại tiểu thuyết: nhân vật tiểu thuyết, kết cấu tiểu thuyết, không gian và thời gian trong tiểu thuyết, … người viết tiến hành khảo sát tiểu thuyết Đội gạo lên chùa để tìm ra những độc đáo về thi pháp thể loại trong tác phẩm. Từ đó chỉ ra được đặc trưng trong phong cách nghệ thuật tiểu thuyết của Nguyễn Xuân Khánh. Qua 6
- đây ta thấy được vị trí của Đội gạo lên chùa trong dòng chảy của tiểu thuyết lịch sử đương đại và vai trò của Nguyễn Xuân Khánh trong văn đàn tiểu thuyết Việt Nam. Đồng thời, quá trình thực hiện đề tài yêu cầu người viết nhiều kĩ năng phân tích và cảm thụ tác phẩm. Qua đó giúp người viết nâng cao khả năng tư duy, phát hiện và nghiên cứu khoa học văn học hiệu quả hơn. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Như đã nói ở trên , nghiên cứu vấn đề “ Tiểu thuyết Đội gạo lên chùa nhìn từ góc độ thi pháp thể loại” đòi hỏi mô ̣t sự làm viêc công ph u và nghiêm túc , cầ n sử du ̣ng nhiề u phương pháp khác nhau . Một trong những thao tác mang tính phương pháp của luận văn là phân tích tác phẩm từ góc nhìn thi pháp tự sự hoặc thi pháp tiểu thuyết. Bên cạnh đó, luận văn còn sử dụng phương pháp nghiên cứu tiểu sử để xác định những yếu tố có tính tự thuật và mối liên hệ giữa hình tượng với đời tư tác giả. Như vậy, chung quy luận văn không nằm ngoài hai phương nghiên cứu chủ yếu là: - Phương pháp phân tích, so sánh - đối chiếu - Phương pháp phân tích tác phẩm từ góc nhìn thi pháp tự sự. 5. Cấu trúc của luận văn Luận văn đươ ̣c cấ u trúc gồ m các phầ n : Mở đầ u, nô ̣i dung, kế t luâ ̣n và tài liê ̣u tham khảo. Nô ̣i dung chiń h của Luận văn đươ ̣c bố cu ̣c gồ m ba chương: - Chương 1: Tiểu thuyết Đội gạo lên chùa trong dòng chảy của tiểu thuyết lịch sử đương đại - Chương 2: Các phương thức xây dựng nhân vật từ góc nhìn loại hình - Chương 3: Thi pháp kết cấu và tổ chức không gian - thời gian nghệ thuật 7
- NỘI DUNG Chƣơng 1: Tiểu thuyết Đội gạo lên chùa trong dòng chảy của tiểu thuyết lịch sử đƣơng đại Như trên đã đề cập, Nguyễn Xuân Khánh không phải là cây bút mới. Hành trình viết văn thầm lặng của ông trải dài hơn nửa thế kỷ với nhiều thăng trầm, và để đến hôm nay, khi tên tuổi Nguyễn Xuân Khánh “đóng đinh” trong tâm trí bạn đọc với tiểu thuyết lịch sử Hồ Quý Ly, Mẫu thượng ngàn, Đội gạo lên chùa, đó là cuộc bứt phá ngoạn mục, khẳng định tài năng nghệ thuật và tâm huyết của nhà văn lão thành. Cũng phải nói thêm rằng, sự trở lại của một số tác giả với tiểu thuyết đồ sộ khi mà tuổi đời đã bước vào độ “xưa nay hiếm” như: Nguyễn Xuân Khánh (Hồ Quý Ly, Mẫu Thượng ngàn, Đội gạo lên chùa, Tô Hoài (Ba người khác), Bùi Ngọc Tấn (Biển và chim bói cá), Châu Diên (Người sông Mê)… là một hiện tượng văn học của những năm đầu thế kỷ XXI. Bên cạnh đó, sự xuất hiện của đông đảo cây bút trẻ, chuyên và không chuyên, trình làng những lối viết mới, cách tân trong bút pháp, khuynh hướng, đề tài và thi pháp thể loại nói chung như: Nguyễn Quỳnh Trang, Di Li, Phan Việt, Thuận, Phong Điệp… đã đem tới bầu không khí thực sự sôi động của tiểu thuyết thập niên đầu thế kỷ XXI. Nhận diện tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh trong bối cảnh tiểu thuyết Việt Nam đương đại là một việc làm cần thiết, không chỉ giúp người viết có những đánh giá khách quan về giá trị nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm mà còn có thêm những kiến giải và cơ sở để nhận định rõ nét hơn về phong cách nghệ thuật của Nguyễn Xuân Khánh trong bức tranh tiểu thuyết muôn màu. 1.1 Một số khuynh hướng vận động của tiểu thuyết Việt Nam mười năm đầu thế kỷ XXI. 8
- “Thể loại sống bằng hiện tại, nhưng luôn nhớ quá khứ của mình, khởi thuỷ của mình” (M.Bachtin). Giai đoạn văn học từ năm 1986 đến nay đã xác lập một lộ trình mới trong nền văn xuôi đương đại. Vấn đề đổi mới văn học, trước hết và trên hết được nhìn nhận ở sự thay đổi trong tư duy, quan niệm nghệ thuật của nhà văn. Là loại hình tự sự có nhiều ưu thế, đáp ứng nhanh nhạy và đa dạng yêu cầu đổi mới, tiểu thuyết nhanh chóng chiếm giữ vai trò quan trọng trong đời sống văn xuôi. Những cây bút trẻ có mảnh đất tự do sáng tác đã đem lại văn đàn một bầu không khí tươi mới chưa từng thấy, đa phong cách, đa giọng điệu, có sự hoà trộn của nhiều bút pháp. Đúng như cách nói của nhà văn đầu thế kỷ XXI, người đọc dễ dàng quan sát và khắc nhớ hàng loạt cái tên, những người viết tiểu thuyết đã từng quen và nhiều cây bút trẻ, chuyên và không chuyên: Đó là Võ Thị Hảo với Giàn thiêu; Hồ Anh Thái với Cõi người rung chuông tận thế, Đức Phật, Nàng Sivitri và tôi, Mười lẻ một đêm, SBC là Săn bắt chuột; Dấu về gió xoá; đó là Cơ hội của chúa, Khải huyền muộn của Nguyễn Việt Hà; Thoại kỳ thuỷ, Ngồi của Nguyễn Bình Phương, Chuyện của thiên tài với Nguyễn Thế Hoàng Linh; Chi na Town, Paris 11 tháng 8 của Thuận, Gia đình bé mọn của Dạ Ngân, Và khi tro bụi, Mưa ở kiếp sau của Đoàn Minh Phượng, Quyên của Nguyễn Văn Thọ, Nháp, Phiên bản, Kín của Nguyễn Đình Tú, 1981, Nhiều cách sống, Mất ký ức của Nguyễn Quỳnh Trang, Sông - Tiểu thuyết đầu tay của Nguyễn Ngọc Tư vv…vv. Nhận diện tiểu thuyết Việt Nam đương đại mười năm đầu thế kỷ XXI, công bằng mà nói, vẫn còn đó bức tranh bộn bề, ngổn ngang và chưa thực sự định danh chính xác cho tên gọi của trào lưu hay khuynh hướng nào. Tuy nhiên, với chức năng phát hiện, thẩm định và tôn vinh giá trị văn chương, người nghiên cứu vẫn phải góp tiếng nói vào việc khẳng định những xu thế phát triển của thể loại này. Vì góc độ tiếp cận nào cũng có căn cứ, tiêu chí 9
- hợp lý nên ở đây, trên cơ sở quan sát thực tế và tiếp thu ý kiến đánh giá của một số công trình khoa học đã công bố, người viết Luận văn tạm chia tiểu thuyết theo một số khuynh hướng sáng tác chính như sau: 1.1.1 Khuynh hướng tiểu thuyết lịch sử theo phong cách hiện đại Khoảng mười năm trở lại đây, công chúng yêu văn học chứng kiến sự nở rộ các tác phẩm tiểu thuyết viết về đề tài lịch sử, tạo nên một làn sóng dư luận mới với nhiều tranh luận và phản biện đích đáng. Xu hướng cách tân hay truyền thống trong nghệ thuật đương đại đã trở thành lựa chọn hàng đầu trong sáng tác viết về đề tài lịch sử và nhà tiểu thuyết có nghề luôn biết cách “làm mới” những vấn đề quá khứ, những hiện thực đã sẵn câu trả lời. Cũng phải khẳng định rằng, với hầu hết sáng tác văn chương, lịch sử và viết về lịch sử, hơn cả sự ám ảnh, đó còn là món nợ đeo đẳng suốt đời, buộc họ phải trả lời bằng tác phẩm văn học. Tiểu thuyết lịch sử nói riêng hay các tác phẩm viết về đề tài lịch sử nói chung đã trải qua nhiều bước thăng trầm, có những khoảng rơi vào “im lặng” nhưng rồi trở lại đầy ấn tượng trong khoảng sáu, bảy năm đầu thế kỷ XXI. Văn đàn Việt Nam “được mùa” những tác phẩm thuộc khuynh hướng sáng tác này, đem tới một bầu không khí mới cho bức tranh tiểu thuyết dường như có phần chững lại khoảng cuối thập niên 90. Phần lớn các sáng tác đề tài lịch sử nhận được nhiều lời khen tặng của học giả, các nhà phê bình, giới truyền thông và công chúng nói chung. Trước năm 1986, đa số các nhà văn khai thác đề tài lịch sử đều theo một lối mòn truyền thống, chủ trương minh hoạ chính sử, nhìn lịch sử là sự tiếp nối các triều đại với cảm hứng ngợi ca, ngưỡng vọng những nhân vật kiệt xuất anh hùng. Đó là bộ ba tác phẩm lịch sử của Hà Ân: Trên sóng truyền hịch, Bên bờ Thiên Mạc, Trăng nước Chương Dương dựng lại cuộc kháng chiến vĩ đại chống quân Nguyên Mông của nhà Trần. Mỗi tác phẩm đều đi sâu khắc hoạ hình ảnh nhân vật trung tâm như Trần Quốc Tuấn, Trần Bình 10
- Trọng… với chiến công hiển hách đi vào lịch sử. Sao khuê lấp lánh của nhà văn Nguyễn Đức Hiền là tiểu thuyết lịch sử viết về Nguyễn Trãi, một danh nhân văn hoá dân tộc, một số phận bi thảm đẫm lệ và oan trái trong lịch sử nước ta. Nguyễn Đức Hiền đã xây dựng thành công chân dung nhà tư tưởng Nguyễn Trãi trong các mối quan hệ cha con, thầy trò, vua tôi, vợ chồng… giữa một bối cảnh vô cùng phức tạp để thể hiện rõ quan điểm nhân nghĩa, yêu nước, thương dân nâng lên thành lẽ sống ở Ức Trai. Chân dung của Lý Thường Kiệt qua ngòi bút Nghiêm Đa Văn trong cuốn Sừng Rượu thề cũng được khắc hoạ rõ nét một giai đoạn hào hùng của lịch sử dựng nước và giữ nước vv…vv. Nói chung, khuynh hướng tái hiện lịch sử như là sự kiện chính xác trong một số tiểu thuyết giai đoạn trước thời kỳ đổi mới khá rõ nét, ở đó các nhà văn coi lịch sử là cứu cánh cho tác phẩm, chưa làm bật lên chất “tiểu thuyết” như một sáng tạo, hư cấu nghệ thuật. Cùng với sự chuyển động của đời sống văn học nói chung và sự thay đổi tư duy phản ánh nghệ thuật của nhà văn nói riêng, tiểu thuyết lịch sử đương đại đã tiếp cận với cảm quan mới, có những cách tân táo bạo trong lối kể chuyện, thủ pháp xây dựng hình tượng … Vượt qua rào cản của những đáp án sẵn có, người viết tiểu thuyết lịch sử đã mở rộng biên độ sáng tạo, kể chuyện lịch sử bằng một phong cách hiện đại. Giàn thiêu của Võ Thị Hảo, Hội thề, Con ngựa Mãn Châu của Nguyễn Quang Thân, bộ tiểu thuyết bốn tập của Hoàng Quốc Hải; Bão táp cung đình, Thăng Long nổi giận, Huyền Trân công chúa và Vương triều sụp đổ, Khúc khải hoàn dang dở của Hà Ân, Sông Côn mùa lũ của Nguyễn Mộng Giác… là những tác phẩm nằm trong khuynh hướng này. Trong tiểu thuyết Giàn thiêu, dựa vào Đại Việt Sử ký toàn thư và huyền tích dân gian, tác giả đã dựng lên một bức tranh hoành trang nhiều màu đối chọi mà vấn đề trung tâm là thân phận con người trong những giằng xé, mâu thuẫn giữa quyền lợi, danh vị và hạnh phúc. Các nhân vật như Nguyên phi Ỷ 11
- Lan, nhà sư Từ Đạo Hạnh không hắt sáng từ cái nhìn lý tưởng “ngưỡng vọng” mà được soi chiếu từ cả hai phần Con và Người, với tất cả mưu toan, tham vọng trần tục nhất. Chàng trai trẻ Từ Lộ chất chứa oan khuất và khổ đau trải qua hai kiếp - một của Đạo Hạnh Đại Sư theo con đường tu luyện khổ ải, một của bậc đế vương Thần Tông ngập chìm trong hậu cung đầy cung phi mỹ nữ. Đan chéo vào hai kiếp của Đạo Hạnh - Thần Tông là cô cung nữ Ngạn La vừa hoang dại vừa quyến rũ, là sư bà Nhuệ Anh với cuộc đời trôi dạt… Hội thề của Nguyễn Quang Thân lại dụng công xây dựng hình tượng Nguyễn Trãi - Nhà tư tưởng chủ nghĩa “Yên dân” trong một diễn biến ngắn: bảy ngày trước trận đánh cuối cùng ở Đông Quan, sau đại thắng Xương Giang đánh tan quân Minh xâm lược. Điều quan trọng là tác giả đã đặt nhân vật vào điểm nhìn bên trong để khám phá những tình cảm sâu kín, trăn trở, thậm chí đau đớn của Nguyễn Trãi. Đó là cảm giác cô đơn của bậc đại túc, đại trí khi Lê Lợi chỉ đối đãi với ông như “thượng khách”, vừa trọng dụng, vừa kiêng dè. Đó là nỗi xót xa khi đứng giữa lòng quân thần, tướng lĩnh Lam Sơn mà vẫn chịu nhiều lời lẽ xúc xiểm, xu nịnh. Đó là nỗi đau đớn khi ông và người vợ Nguyễn Thị Lộ bị rêu rao bằng những lời xuyên tạc của kẻ ghen tức… Bằng thủ pháp xây dựng nhân vật theo lối hiện đại, không nặng về tiểu sử đời tư (như cách kể chuyện truyền thống), bi kịch lịch sử trong cuộc đời Nguyễn Trãi đã được nhà văn “làm sáng” trong một thời đoạn ngắn ngủi, nhưng giúp người đọc hôm nay đồng cảm hơn rất nhiều với nỗi đau mà ông trải qua. Tiểu thuyết Hồ Quý Ly của Nguyễn Xuân Khánh lấy nhân vật trung tâm, Hồ Quý Ly, một nhân vật lịch sử phức tạp được giới nghiên cứu dày công giải mã, làm linh hồn của toàn bộ nghệ thuật kể chuyện. Tái hiện không khí lịch sử trong giai đoạn khắc nghiệt; sự sụp đổ khó cứu vãn của vương triều nhà Trần và sự thống trị ngắn ngủi của triều Hồ, nhà văn đã đặt Hồ Quý Ly và một hệ thống lớn các nhân vật vào những tình huống thử thách ngặt 12
- nghèo, cả trong hành động và tâm hồn. Không quá nhiều kỹ thuật hiện đại, nhưng tiểu thuyết Hồ Quý Ly của Nguyễn Xuân Khánh vẫn rất hấp dẫn vì cách xây dựng nhân vật đa dạng, soi chiếu qua nhiều điểm nhìn, những khúc quanh trong tâm hồn được diễn tả sắc nét. Hình tượng Hồ Quý Ly đa mưu túc trí với tư tưởng canh tân táo bạo nhưng bi kịch lớn nhất là không hợp lòng dân, hình tượng Trần Khát Chân với tâm hồn lãng mạn, đẹp đẽ trong tư tưởng có phần bảo thủ, hình tượng những nhân vật hư cấu như nhà chép sử Sử Văn Hoa, kỳ nữ Thanh Mai, Phạm Sinh… đã làm nên khí chất cho tiểu thuyết này. Có thể nói, đề tài lịch sử đã tạo nên tiếng vang nhất định cho một số cây bút tiểu thuyết đương đại, đem lại nhiều đóng góp vào quá trình phát triển thể loại, đặc biệt trong khoảng chục năm trở lại đây. Người viết tiểu thuyết lịch sử hôm nay, đã vượt qua cái khó của chính mình khi cố gắng thoát khỏi “định mệnh thuyết”, sáng tạo lịch sử từ nhân vật như một con người của tiểu thuyết, xóa nhoà những định kiến đã biết trước về nhân vật. Để kết lại, người viết Luận văn hoàn toàn tâm đắc và đồng tình với ý kiến của TS Phạm Xuân Thạch khi tin tưởng rằng: “Từ những thành công của một nhóm sáng tác, người ta có thể nhận thấy rằng thoát khỏi những gông cùm của mĩ học phản ánh luận dung tục, quay trở về “thường độc hành, thường độc bộ” với những ý tưởng nghệ thuật và sáng tạo cá nhân, vượt ra khỏi ám ảnh cộng đồng, cô độc đối diện với những vấn đề của dân tộc và Nhân loại chính là “Niết bàn lộ” của tiểu thuyết đương đại Việt Nam. 1.1.2 Khuynh hướng tiểu thuyết nhận thức lại Trong không khí đổi mới, việc nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật với những thay đổi trong tư duy, quan niệm dường như trở thành nhu cầu bức thiết của người viết, đặc biệt là ở những cây bút tiểu thuyết, thể loại có khẳ năng bám sát đời sống và phản ánh những bức tranh đa chiều rộng lớn. 13
- Khuynh hướng này xuất hiện vào những năm đầu thập kỷ 80 của thế kỷ XX, ngày càng phát triển trong giai đoạn văn học bước vào xu thế hội nhập. Những đề tài vốn dĩ quen thuộc như hình ảnh người nông dân, người lính bước ra từ chiến tranh, các mối quan hệ gia đình… tưởng chừng đơn giản nhưng giờ đây được khám phá bằng một nhãn quan mới, dám thành thực và phơi bày những mặt trái của nó. Một số tác phẩm tiêu biểu khuynh hướng này có mặt trong tiểu tuyết của Dòng sông mía của Đào Thắng (2004), Ba người khác của Tô Hoài (2006), Biển và chim bói cá của Bùi Ngọc Tấn (2008), Gia đình bé mọn của Dạ Ngân (2005), Lính trận của Trung Trung Đỉnh (2011)… Nhìn chung, tiểu thuyết có khuynh hướng nhận thức lại hiện thực lịch sử tập trung vào đề tài nông thôn, cải cách ruộng đất hay cuộc sống của con người Việt Nam thời kì bao cấp… Đó là những câu chuyện ở thì quá khứ gần, vẫn còn bám riết lấy tâm trí của người cầm bút để hôm nay, họ viết lại bằng tất cả trải nghiệm và cả đau xót một thời đã qua. Ba người khác của lão nhà văn Tô Hoài ra mắt công chúng năm 2007, gây xôn xao dư luận vì hiện thực phản ánh trong tiểu thuyết chỉ vẻn vẹn 300 trang nhưng là cả bức tranh gai góc và nhiều mảng tối của công cuộc cải cách ruộng dất ở miền Bắc những năm 1954 - 1956. Những sai lầm, ấu trĩ, bản năng và tội lỗi của con người thời kì này được tác giả kể lại sinh động, cụ thể, dám nói thẳng những vấn đề mà trước nay bị coi là vùng “cấm kị”. Ra mắt lần đầu năm 2008, tiểu thuyết Biển và chim bói cá của nhà văn Bùi Ngọc Tấn, cũng là một tên tuổi lão làng trên văn đàn, tập trung vào khoảng trên dưới hai mươi nhân vật, miêu tả như những hình tượng đa phương, đa dạng. Những góc khuất của đời sống và con người tại một Liên hiệp đánh cá biển Đông lẫy lừng thành tích nhưng chất chứa nhiều trái ngang hiện ra trước mắt người đọc như một bằng chứng không thể chối cãi của một 14
- thời bao cấp. Không khí những năm 80 của thế kỉ trước kết tinh trong vốn sống của cây bút nhiều năm tận mắt nhìn thấy những chìm nổi, trái ngang của đời người, nay được tái hiện đầy đủ trong tiểu thuyết Biển và chim bói cá. Nhận thức về quá khứ trong một tinh thần thời đại hôm nay, tác giả giúp người đọc thấm thía hơn về bi kịch của lòng tốt, về sự tha hoá của con người giữa nhá nhem, chao đảo của xã hội. Viết về tình yêu, gia đình, sự đứt gãy trong mối quan hệ nền tảng… là cách mà Dạ Ngân trải nghiệm trong cuốn tiểu thuyết dày 295 trang - Gia đình bé mọn. Người ta thấy đâu đó bóng dáng của chính tác giả trong hình ảnh của Mỹ Tiệp, cô nhà văn với mối tình đeo đẳng nhiều nước mắt, quyết tâm từ bỏ cuộc sống tù túng, chật hẹp với người chồng yêu heo hơn con, thích viết báo cáo để thăng chức hơn là ngắm nhìn vợ… Tiểu thuyết này cũng là cách Dạ Ngân vén bức màn đời sống gia đình Việt Nam thời kì hậu chiến với những bi kịch không tên, con người chết dần chết mòn trong những suy nghĩ lạc hậu, ấu trĩ. Ám ảnh và tội ác của chiến tranh ẩn hiện ngay trong đời sống, ý nghĩ của con người. Có thể nói, khuynh hướng nhận thức lại trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại chi phối đến nhiều đề tài, nội dung phản ánh của người viết: đời tư, thế sự, chiến tranh… Dường như, ở khía cạnh nào của đời sống, nhu cầu nhận thức lại, nhìn thẳng vào sự thật và nói ra sự thật cũng trở thành mối quan tâm bức thiết của nhà văn. Trung tâm của các tiểu thuyết ở khuynh hướng này là số phận con người, cũng là ngọn nguồn không bao giờ vơi cạn ở văn chương! 1.1.3 Khuynh hướng tiểu thuyết dòng ý thức Nằm trong xu hướng cách tân bút pháp sáng tạo nghệ thuật, loại tiểu thuyết dòng ý thức chú ý đi sâu vào diễn biến tâm trạng, đời sống tâm linh của con người, từ bỏ những nguyên tắc phản ánh trung thành với hiện thực 15
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Bút pháp tả cảnh ngụ tình từ Chinh phụ ngâm (bản diễn nôm) đến Truyện Kiều (Nguyễn Du)
86 p | 312 | 60
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Bút pháp hiện thực trong truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan và Nam Cao - Những tương đồng và dị biệt
126 p | 178 | 51
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc sắc bút pháp tự sự trong truyện ngắn của Nam Cao và Lỗ Tấn
123 p | 302 | 49
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Thiên nhiên trong thơ chữ Hán Nguyễn Du
152 p | 314 | 46
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Vị trí của thể loại truyền kì trong tiến trình phát triển của Văn học Việt Nam
150 p | 193 | 36
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Hình ảnh "trăng" trong thơ Thiền Lý Trần Việt Nam và thơ Đường Trung Quốc
219 p | 173 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Văn hóa dân gian trong tiểu thuyết
114 p | 154 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Những đóng góp của thơ ca Tùng Thiện Vương trong văn học trung đại Việt Nam
137 p | 120 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Thể loại phóng sự Việt Nam từ 1975 đến nay (qua một số tác giả tiêu biểu)
121 p | 174 | 18
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Những đặc điểm cơ bản của tiểu thuyết Tạ Duy Anh
113 p | 105 | 18
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Những cách tân kịch của A.P. Chekhov
142 p | 133 | 18
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Những đóng góp của Tuệ Trung Thượng sĩ cho thơ Thiền Việt Nam
132 p | 162 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Cảm thức thời gian trong thơ chữ Hán Nguyễn Du và thơ sonnet Shakespeare
249 p | 77 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Thiền uyển tập anh từ góc nhìn văn chương
108 p | 125 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đóng góp của Trần Quang Nghiệp trong quá trình hiện đại hóa truyện ngắn Nam Bộ đầu thế kỉ XX
129 p | 101 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Cuộc đời và sự nghiệp văn học của Trương Duy Toản
171 p | 99 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Hiện tượng Epiphany trong tập truyện ngắn "Người Dublin" của James Joyce
137 p | 98 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc trưng truyện ngắn Jhumpa Lahiri
113 p | 66 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn