intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luâṇ văn Thac̣ sĩ Văn học Việt Nam: Tìm hiểu nghệ thuật trào phúng của Vũ Trọng Phụng qua tiểu thuyết Số đỏ

Chia sẻ: Minh Lộ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:89

46
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích của luận văn này là nghiên cứu nghệ thuật trào phúng của Vũ Trọng Phụng qua tiểu thuyết Số đỏ một cách chi tiết bằng cách nhìn của một học viên nước ngoài và cố gắng đi đến những nhận định khái quát về thủ pháp nghệ thuật này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luâṇ văn Thac̣ sĩ Văn học Việt Nam: Tìm hiểu nghệ thuật trào phúng của Vũ Trọng Phụng qua tiểu thuyết Số đỏ

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN CHOI YOUNG LAN TÌM HIỂU NGHỆ THUẬT TRÀO PHÚNG CỦA VŨ TRỌNG PHỤNG QUA TIỂU THUYẾT SỐ ĐỎ Luâ ̣n văn Tha ̣c si ̃ chuyên ngành Văn học Việt Nam Mã số: 60.22.34 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Hà Văn Đức Hà Nội – 2009
  2. MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 5 1. Lý do chọn đề tài 5 2. Lịch sử nghiên cƣ́u vấn đề 6 2.1. Giai đoạn trước Cách mạng Tháng 8 năm 1945 6 2.2. Giai đoạn từ sau Cách mạng Tháng 8 năm 1945 đến năm 1986 8 2.3. Giai đoạn từ sau năm 1986 đến nay 9 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cƣ́u 11 4. Đóng góp mới của luâ ̣n văn 12 5. Phƣơng pháp nghiên cƣ́u 12 6. Cấ u trúc của luâ ̣n v ăn 12 Chương 1: ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT CỦA TIỂU THUYẾT 14 TRÀO PHÚNG NÓI CHUNG VÀ TIỂU THUYẾT SỐ ĐỎ CỦA VŨ TRỌNG PHỤNG 1.1. Khái lƣợc về trào phúng 14 1.2. Nghệ thuật trào phúng trong văn học hiện thực phê phán 15 1.3. Tiểu thuyết trào phúng Số đỏ của Vũ Trọng Phụng 22 Chương 2: NHÂN VẬT TRÀO PHÚ NG TRONG TIỂ U THUYẾT SỐ ĐỎ 28 2.1. Khái niệm nhân vật trào phúng 28 2.2. Nhân vật trào phúng trong tiểu thuyết Số đỏ 29 2.2.1. Nhân vật trung tâm – Xuân Tóc Đỏ 30 2.2.2. Các chân dung nhân vật khác 36 2.2.3. Nhân vật đám đông 46 Chương 3: NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG TÌNH HUỐNG TRÀO PHÚ NG 50 3.1. Khái niệm tình huống trào phúng 50 3.2. Nghệ thuật xây dựng tình huố ng trào phúng trong 52 tiểu thuyết Số đỏ
  3. 3.2.1. Tình huống ngẫu nhiên 52 3.2.2. Tình huống mang tính chất vô nghĩa lý của nhân vật 56 3.2.3. Tình huống hiểu nhầm 61 Chương 4: NGÔN NGỮ VÀ GIỌNG ĐIỆU TRÀO PHÚ NG TRONG 64 TIỂU THUYẾT SỐ ĐỎ 4.1. Ngôn ngữ 65 4.1.1. Từ ngữ quen thuộc của nhân vật 65 4.1.2. Ngôn ngữ mang tính hài hước 68 4.1.3. Ngôn ngữ đối thoại 70 4.1.4. Ngôn ngữ trần thuật 74 4.2. Giọng điệu trần thuật 75 4.2.1. Giọng điệu châm biếm - đả kích 76 4.2.2. Giọng điệu hài hước, hóm hỉnh 78 4.2.3. Giọng điệu giễu nhại 80 KẾT LUẬN 84 TÀI LIỆU THAM KHẢO 87
  4. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Vũ Trọng Phụng (1912-1939) là một trong những nhà văn xuất sắc của thế kỷ XX, đặc biệt là trong giai đoạn 1930 – 1945. Những tác phẩm của Vũ Trọng Phụng được sáng tác theo phương pháp hiện thực phê phán đã vẽ nên bức tranh tương đối toàn diện về hiện thực xã hội Việt Nam thời thực dân nửa phong kiến. Nhân vật của nhà văn sắc nét và rất đa dạng với đủ các tầng lớp người Việt Nam từ nông dân, địa chủ, quan lại, công chức đến những kẻ vô giáo dục, lưu manh… Tiểu thuyết Số đỏ là một trong những tác phẩm tiêu biểu của nhà văn và đó cũng là tác phẩm tiêu biểu nhất cho nghệ thuật trào phúng của Vũ Trọng Phụng. Vũ Trọng Phụng không phải là nhà văn đầu tiên sử dụng nghệ thuật trào phúng trong các sáng tác của mình. Trong lịch sử văn học Việt Nam có rất nhiều tác phẩm trào phúng hoặc có yếu tố trào phúng như truyện tiếu lâm, truyện Trạng Quỳnh, truyện Trạng Lợn, thơ Hồ Xuân Hương, thơ Nguyễn Khuyến, thơ Tú Xương, thơ Tú Mỡ, thơ Đồ Phồn, truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan v.v... Một trong những nguyên nhân khiến văn học trào phúng rất phát triển ở Việt Nam có thể là nhân dân Việt Nam hay cười, thích cười, biết cười, và giỏi nghệ thuật gây cười. Họ là một dân tộc lạc quan, luôn có ý thức sử dụng tiếng cười để tống tiễn thói hư tật xấu, để vượt qua những nỗi khổ nhục “cười ra nước mắt”. Nhưng đồng thời tiếng cười cũng mang tính nhân loại nữa. Nước nào cũng có truyện cười, truyện cười có mặt cả trong văn học bình dân và văn chương bác học. Cả thế giới không nín được cười khi đọc Đônkihôtê, chàng hiệp sĩ xứ Mantra của Xécvantéc hay khi xem các vở hài kịch của Sêchxpia, của Môlie… Như vậy, nghệ thuật trào phúng vốn nảy sinh từ trong dân gian, nó “xưa như trái đất” vậy. Nhưng sắc thái tiếng cười lại muôn hình muôn vẻ. Vũ Trọng Phụng là một nhà văn tạo được sắc thái tiếng cười riêng, độc đáo cho mình. Số đỏ của ông là một tiếng cười như thế. Vũ Trọng Phụng đã sáng tác Số đỏ với một bút pháp trào phúng, mỉa mai, châm biếm có tần suất dày đặc làm nên sức mạnh của một khối bộc phá tung hê cái xã hội thực dân nửa phong kiến ô trọc, rởm đời thời bấy giờ. 4
  5. Ở Hàn Quốc cũng có nhiều tiểu thuyết trào phúng như Số đỏ xuất hiện vào thời kỳ thuộc Nhật. Từ những sự gặp gỡ mang tính thế giới đó, chúng tôi có thể khẳng định nghệ thuật trào phúng là một yếu tố tất yếu để bộc lộ mâu thuẫn và nghịch lý trong xã hội. Trong luận văn này, tuy người viết không so sánh tiểu thuyết Số đỏ và những tiểu thuyết trào phúng của Hàn Quốc nhưng sẽ tiếp cận vấn đề nghệ thuật trào phúng bằng góc nhìn của một học viên nước ngoài, làm rõ nét đặc trưng nghệ thuật trào phúng của Vũ Trọng Phụng, từ đó qua lăng kính tiểu thuyết Số đỏ sẽ soi chiếu xã hội thực dân nửa phong kiến thời bấy giờ. Chúng tôi nhận thấy nghệ thuật trào phúng của Vũ Trọng Phụng rất độc đáo và đặc sắc; chính vì muốn nhấn mạnh nghệ thuật trào phúng là một yếu tố đặc biệt quan trọng làm nên Số đỏ, chúng tôi đã đặt cho luận văn này cái tên: Tìm hiểu nghệ thuật trào phúng của Vũ Trọng Phụng qua tiểu thuyết Số đỏ. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Từ trước Cách mạng tháng Tám đến nay, vấn đề Vũ Trọng Phụng là một trong những vấn đề gây nhiều bàn cãi trong giới nghiên cứu văn học. Đến nay chưa hẳn đã ngã ngũ vì tác phẩm của nhà văn này quá phức tạp và chứa đầy mâu thuẫn. Đến nay, việc nghiên cứu vấn đề về tác gia và tác phẩm Vũ Trọng Phụng cũng đạt được nhiều bước tiến đáng kể nhưng để tránh sự trình bày không cần thiết, chúng tôi chỉ tập trung vào vấn đề nghệ thuật trào phúng của Vũ Trọng Phụng, nhất là nghệ thuật trào phúng trong tiểu thuyết Số đỏ. Bởi đây là những gợi ý trực tiếp cho đề tài nghiên cứu của chúng tôi. Có thể nói các tác phẩm của Vũ Trọng Phụng có một số phận đặc biệt, phải chịu bao thăng trầm trong quá trình nghiên cứu; ở vào những giai đoạn có sự biến đổi xã hội sâu sắc, tác phẩm của ông càng lắm phen trồi sụt. 2.1. Giai đoạn trước Cách mạng Tháng 8 năm 1945 Giai đoạn những năm trước Cách mạng tháng 8, “viết về Vũ Trọng Phụng chủ yếu là những người bạn văn, đồng nghiệp của ông” [40, 12]. Năm 1936, sau khi Vũ Trọng Phụng cho đăng tiểu thuyết Giông tố, Số đỏ trên báo Hà Nội rồi tiểu 5
  6. thuyết Vũ Trọng Phụng làm chấn động dư luận và đã trở thành một cơn “sốc” trong văn học Việt Nam là vì tác phẩm của Vũ Trọng Phụng đã được thể hiện sự thật cuộc sống xã hội bấy giờ với cách nhìn mới mẻ. “Cách viết táo bạo của Vũ Trọng Phụng, đặc biệt là viết về cái dâm ở nhiều nhân vật đã gây nên sự khó chịu của một số người như Thái Phỉ và Nhất Chi Mai” [2, 16]. Qua bài Văn chương dâm uế, Thái Phỉ đã nhận xét rằng tác phẩm của Vũ Trọng Phụng không chỉ nói nhiề u mà còn nói mô ̣t cách thái quá về cái dâm . Theo ông Thái Phỉ, văn chương phải có tính nghệ thuật, phải thanh tú, tao nhã. Mặc dù miêu tả về một cái gì xấu xa bẩn thỉu, nó phải đạt được đến chỗ hoàn toàn của nghệ thuật thì nó mới được gọi là văn chương. Hơn nữa ông Thái Phỉ chê cả tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng lẫn văn học Pháp: “Nhưng giá các cụ biết thưởng thức cái văn chương dâm uế ấy ở trong văn học Pháp thì các cụ sẽ biết rằng ở người ta, tuy dâm uế mà vẫn là văn chương” [1, 206]. Trong bài Dâm hay không dâm?, Nhất Chi Mai cho rằng Vũ Trọng Phụng chỉ dùng những chữ bẩn thỉu để thể hiện xã hội u ám mà thôi chứ không thấy một tia hy vọng nào cả để ra khỏi, khắc phục những hoàn cảnh này: “một nhà văn nhìn thế gian qua cặp kính đen, có một bộ óc cũng đen và một nguồn văn càng đen nữa” [40, 139]. Sau khi Vũ Trọng Phụng qua đời tháng 10 năm 1939, tạp chí Tao Đàn số đặc biệt về Vũ Trọng Phụng (tháng 12 năm ấy) đăng bài viết phê bình về nhà văn Vũ Trọng Phụng của những nhà văn tên tuổi: Tam Lang, Nguyễn Tuân, Thanh Châu, Ngô Tất Tố, Trương Tửu, Lưu Trọng Lư... Ngay từ thời đó, các tác phẩm của ông đã nhận phải những đánh giá trái chiều. Trong bài Địa vị Vũ Trọng Phụng trong văn học Việt Nam cận đại (1939), Trương Tửu nhận xét ngòi bút của Vũ Trọng Phụng rằng: “viết Giông tố, viết Làm đĩ, viết Số đỏ, viết Trúng số độc đắc, hai cái tiểu thuyết tả chân đến tàn ác, hai cái tiểu thuyết trào phúng đến chua xót” [27, 69]. Nhưng Vũ Ngọc Phan viết bài Một lối văn riêng, một người bút tả chân sắc sảo, lỗi lạc (1942) lại phê phán nghệ thuật trào phúng rằng: “Số đỏ của Vũ Trọng Phụng là một quyển tiểu thuyết hoạt kê, nhưng một lối hoạt kê không lấy gì làm cao cho lắm” [27, 99], “Cái lối khôi hài của ông trong Số đỏ là một lối khôi hài nông nổi, tuy nhạo đời, nhưng không căn cứ” [27, 99]. 6
  7. 2.2. Giai đoạn từ sau Cách mạng Tháng 8 năm 1945 đến năm 1986 Trong suốt một thời gian dài sau 1945 tác phẩm của Vũ Trọng Phụng bị rơi vào “nghi án văn học”. Phải chờ tới khi công cuộc đổi mới được tiến hành, vấn đề Vũ Trọng Phụng mới dần được sáng tỏ. Trong bài Nhớ Vũ Trọng Phụng (1956), Hoàng Cầm cho rằng, nhờ tác phẩm của Vũ Trọng Phụng nói chung, tiểu thuyết Số đỏ nói riêng, chúng ta thêm hiể u bô ̣ mă ̣t đểu cáng của xã hô ̣i dưới chế độ phong kiến nửa thực dân Pháp. Đồng thời Hoàng Cầm khẳng định và đề cao văn nghiệp của Vũ Trọng Phụng: “chúng ta càng cần suy nghĩ về những điều Vũ Trọng Phụng tuy chưa nói ra, nhưng đã ký thác trên giấy, đó là nguyện vọng được sống, được xây dựng một xã hội tốt đẹp của con người” [27, 123-124]. Qua bài viết Vũ Trọng Phụng và những tác phẩm của anh (1956), Nguyên Hồng chỉ ra cả những tích cực và ha ̣n chế trong sáng tác của Vũ Tro ̣ng Phu ̣ng . Ông nhận xét Vũ Trọng Phụng trong tiểu thuyết Số đỏ nhìn xã hội đương thời với con mắt mỉa mai , con mắ t ấ y mô ̣t mă ̣t phát hiê ̣n ra những vấ n đề hế t sức tiêu cực trong xã hô ̣i đương thời nhưng mă ̣t khác nhañ quan ấ y do chưa đón bắ t đươ ̣c ánh sáng cách mạng nên mới chỉ có phá mà chưa có xây : “không nắm được thực tế cách mạng, có sự sống thực tế đấu tranh cách mạng, hiểu biết và nhìn thấy con đường đi của cách mạng” [27, 129]. Trong bài Vũ Trọng Phụng (1957), Trương Chính đã phân tích những tác phẩm của Vũ Trọng Phụng như Giông tố, Vỡ đê... trong đó, ông nhâ ̣n xét về Số đỏ như sau: “Số đỏ là một thiên trào phúng trong đó ông có đưa ra một số hiện tượng quá quắt về sự Âu hóa trên hình thức để mạt sát, cho nên ta thấy ông có vẻ đúng, nhưng tư tưởng chủ đạo bao trùm cả tác phẩm thì có phần lệch” [40, 207]. Năm 1957, Văn Tâm đã xuất bản một quyển sách nhan đề Vũ Trọng Phụng nhà văn hiện thực. Chương VI của sách này là riêng về đặc trưng nghệ thuật của Vũ Trọng Phụng. Ông đánh giá về nghệ thuật trào phúng của Vũ Trọng Phụng là “không phải chỉ nằm trên mức độ trào lộng thấp kém, pha trò một cách vô tư, phủ nhận những nhân tố thứ yếu, cục bộ; mà chính đã tiến tới trình độ phúng thích: phá hoại toàn bộ hệ thống, phủ định những đặc tính cơ bản của đối tượng, gây được sự hờn ghét, lòng khinh bỉ đến căm thù trong độc giả” [41, 228-229]. Trong bài Vũ Trọng 7
  8. Phụng nhà văn tả chân bất hủ (1960), Nguyễn Duy Diễn nhận xét tiếng cười của tiểu thuyết Số đỏ là có khi thì mỉa mai, có khi thì chua chát, hóm hỉnh và ngòi bút trào lộng phóng đại cũng rất thực, không phi thường, vừa ta ̣o nên tiế ng cười , vừa phục dựng đầy đủ về hiện thực xã hội lúc ấy. Ta gă ̣p những trường hơ ̣p nhà nghiên cứu không nhấ t quán trong viê ̣c đưa ra những nhâ ̣n đinh ̣ về sáng tác của Vũ Trọng Phụng. Vũ Đức Phúc chẳ ng ha ̣n. Trong bài nghiên cứu Nghệ thuật trào phúng của tác phẩm Số đỏ (1964) đã đánh giá cao Vũ Trọng Phụng: “Với lối văn châm biếm sắc sảo, tác giả đã cường điệu nhiều hiện tượng của cuộc sống, nhưng nói chung có phản ánh chân thực và phê phán đích đáng toàn bộ những mặt xấu xa của lối sống tư sản ở thành thị” [40, 290]. Nhưng đế n bài Vũ Trọng Phụng – nhà văn tự nhiên chủ nghĩa tiêu biểu (1971) lại phê rấ t nă ̣ng về yế u tố khiêu dâm trong Số đỏ: “sáng tác của Vũ Trọng Phụng có một số yếu tố hiện thực rất tốt, nhất là khi Vũ đả kích xã hội trưởng giả, nhưng những yếu tố ấy lại xen lẫn với nhiều yếu tố độc hại làm cho khá nhiều sáng tác bị hỏng đi một cách đáng tiếc” [40, 294]. Bài viết Vũ Trọng Phụng (1965) của Phạm Thế Ngũ khái quát đề tài Số đỏ là câu chuyện của thằng ma cà bông Xuân Tóc Đỏ và đây là câu chuyện mang tính yếu tố châm biếm hài hước. Trong Xuân Tóc Đỏ, một tính cách điển hình được hư cấu theo nghệ thuật phóng đại (1974), Phan Cự Đệ đã phân tích nghệ thuật xây dựng nhân vật của Số đỏ, đặc biệt là Xuân Tóc Đỏ với nghệ thuật phóng đại. Đế n những năm 80 thì chúng ta mới gặp được những nhận định công bằng đối với tiểu thuyết Số đỏ . Nguyễn Hoành Khung trong bài Số đỏ (1984) đã khẳ ng đinh ̣ dứt khoát : “với trình độ tiểu thuyết già dặn, bút pháp châm biếm đặc biệt sắc sảo, Số đỏ là một trong những thành tựu nghệ thuật đặc sắc của văn xuôi Việt Nam hiện đại, nhất là trong thể loại tiểu thuyết trào phúng” [10, 1552]. 2.3. Giai đoạn từ sau năm 1986 đến nay Giai đoạn này nhiều nhà nghiên cứu đã thẳng thắn ca ngợi bút pháp trào phúng của Vũ Trọng Phụng trong tiểu thuyết Số đỏ là độc đáo, là trình độ bậc thầy . Quá trình đổi mới tư duy giúp làm các nhà nghiên cứu mạnh dạn đưa vào sử dụng những phương pháp luận nghiên cứu mới và vì thế đã lý giải được nhiều hiện 8
  9. tượng văn học quá khứ một cách thuyết phục. Nhiều nhà phê bình đề cập đến một số vấn đề về nghệ thuật trào phúng trong tiểu thuyết Số đỏ thông qua hình thức ngôn ngữ, cách thức xây dựng hình tượng nhân vật. Năm 1987, Vũ Ngọc Phan đánh giá lại tiểu thuyết Số đỏ, khẳ ng đinh ̣ tác giả có tài làm nổi bật lên diê ̣n ma ̣o và tính cách nhân vật theo phong cách trào lộng dân gian. Theo ông, tác phẩm của Vũ Trọng Phụng tuy có hạn chế nhưng đã miêu tả hết sức sắc sảo về một xã hội chứa đầ y mâu thuẫn . Năm 1997, Nguyễn Hoành Khung thêm mô ̣t lầ n nữa bày tỏ sự tâm đắ c của mình với Vũ Trọng Phụng trong Số đỏ: Tiếng cười trào phúng của Vũ Trọng Phụng trong Số đỏ đã “nhắm thẳng vào cái xã hội trưởng giả thành thị học đòi văn minh rởm khi đó. Ngòi bút trào phúng cay độc của Vũ Trọng Phụng đã tung hoành thoải mái, đả kích tới tấp vào toàn bộ cái xã hội nhố nhăng thối nát” [28, 427-428]. Nguyễn Đăng Mạnh có nhiều bài viết về V ũ Trọng Phụng , trong đó có bài Vũ Trọng Phụng – nhà văn lớn, một hiện tượng văn học phức tạp (1987) và bài Tiểu thuyết Số đỏ và tài nghệ Vũ Trọng Phụng (1991). Cả hai bài đều chỉ ra thành công của Vũ Tro ̣ng Phu ̣ng trong viê ̣c ta ̣o đươ ̣c những ch ân dung hý ho ̣a đô ̣c đáo và đề cao mâu thuẫn trào phúng của tác phẩ m : “Đọc Số đỏ, thấy dường như mỗi chi tiết lại chứa đựng một mâu thuẫn trào phúng nào đó, và đằng sau mỗi chi tiết ấy, ẩn hiện thấp thoáng một nụ cười vừa thông minh sắc sảo, vừa đầy khinh bỉ và căm phẫn của nhà văn đối với một tầng lớp xã hội nhố nhăng lố bịch” [27, 447]. Những công trình của các nhà nghiên cứu: Những lớp sóng ngôn từ trong “Số đỏ” của Vũ Trọng Phụng (1990) của Đỗ Đức Hiểu, Số đỏ, cuốn “truyện bợm” kỳ tài (1990) của Hoàng Thiếu Sơn, Nhân vật Xuân Tóc Đỏ trong Số đỏ của Vũ Trọng Phụng (1998) của Hà Minh Đức, Chất hài trong câu văn tiểu thuyết Số đỏ của Vũ Trọng Phụng (1999) của Nguyễn Thành đều quan tâm nhiều đến nghệ thuật trào phúng đả kích, châm biếm và còn nhìn nhận tiếng cười ấy như là thành công của chủ nghĩa hiện thực. Một số nhà nghiên cứu đã so sánh Số đỏ với những tác phẩm trào phúng khác như truyện Trạng Lợn, Thơ Hồ Xuân Hương, truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan... Trong bài Đôi điều so sánh giữa Số đỏ và truyện Trạng Lợn (1998), Trần Văn Hiếu đã nêu ra điểm tương đồng và điểm 9
  10. khác biệt giữa hai tác phẩm Số đỏ và truyện Trạng Lợn. Năm 2002, vào nhân dịp kỷ niệm 90 năm ngày sinh (1912 – 2002) của nhà văn Vũ Trọng Phụng, Viện Văn học xuất bản một quyển sách nhan đề Bản sắc hiện đại trong các tác phẩm Vũ Trọng Phụng. Trong đó có bài viết Nhân vật nữ trong sáng tác Vũ Trọng Phụng của Bích Thu đã bàn về nhân vật trong tiểu thuyết Số đỏ mà đặc biệt chú ý tới nhân vật phụ nữ: “xây dựng nhân vật bà Phó Đoan, Vũ Trọng Phụng không nhằm mục đích hướng tới sự yêu ghét mà chỉ nhằm phơi bày “bản chất bất hoàn thiện, khuyết tổn và suy thoái của con người” là sản phẩm của xã hội vô nghĩa lí đương thời bằng bút pháp trào phúng tạo hài đặc sắc của ông” [52, 178]. Quyển sách này cũng đã bao gồm những bài riêng về Số đỏ: Bản chất mỹ học của cái cười trong Số đỏ của Mai Quốc Liên, Mỹ học nghịch dị trong Số đỏ của Vũ Trọng Phụng của Đào Tuấn Ảnh. Ngoài ra, Nguyễn Thành Thi, Hoàng Ngọc Hiến, Hoàng Thiếu Sơn cũng dành nhiều giấy mực để khen về tình chất trào phúng hài hước của Vũ Trọng Phụng. Hơn nữa, chúng tôi cần chú ý đặc biệt đến tiểu thuyết Số đỏ còn nhận được sự quan tâm của nhà nghiên cứu nước ngoài và đánh giá cao nghệ thuật trào phúng với bài Số đỏ của Vũ Trọng Phụng và chủ nghĩa hiện đại Việt Nam của Peter Zinoman (Hoa Kỳ) và Vũ Trọng Phụng và sự phê phán “Âu hóa” của N.I Niculin (Nga). Tóm lại, vấn đề nghệ thuật trào phúng của Vũ Trọng Phụng đã được nghiên cứu từ nhiều góc độ, xem xét trên nhiều bình diện và có những kết luận khác nhau nhưng hầu hết đã đi tới khẳng định tài năng của ông. Tới nay Vũ Trọng Phụng đã được nhận vị trí xứng đáng trên văn đàn Việt Nam. Hơn nữa chúng tôi hy vọng là ông Vũ Trọng Phụng được xem là nhà văn trào phúng lớn và tiểu thuyết Số đỏ không chỉ là kiệt tác của Việt Nam mà còn góp mặt vào hàng các tác phẩm trào phúng xuất sắc trên thế giới. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Vũ Trọng Phụng sống một cuộc đời ngắn ngủi và chịu nhiều sự nghiệt ngã của cuộc đời nhưng ông để lại cho chúng ta một số lượng tác phẩm đồ sộ. Ông viết nhiều thể loại nhưng đặc biệt thành công ở tiểu thuyết và phóng sự. Giông tố 10
  11. (1936), Số đỏ (1936), Trúng số độc đắc (1938) là những tác phẩm đưa Vũ Trọng Phụng vào hàng những nhà tiểu thuyết lớn. Đồng thời ông cũng là “ông vua phóng sự của đất Bắc” với những phóng sự như Cạm bẫy người (1933), Cơm thầy cơm cô (1936). Vũ Trọng Phụng không thành công lắm ở kịch (ông viết không một tiếng vang (1931)) nhưng khá thành công ở truyện ngắn. Trong nhiều tác phẩm của Vũ Trọng Phụng đã sử dụng đắc địa nghệ thuật trào phúng để làm nổi bật vấn đề phản ánh. Nhưng do khuôn khổ của luận văn và do hạn chế của người viết nên chúng tôi chỉ dừng lại ở tìm hiểu nghệ thuật trào phúng trong tiểu thuyết Số đỏ. 4. Đóng góp mới của luận văn Nhiều nhà nghiên cứu văn học đã nghiên cứu những tác phẩm của Vũ Trọng Phụng và đưa ra ý kiến về vấn đề nghệ thuật trào phúng của Số đỏ. Chính vì vậy đề tài tìm hiểu về nghệ thuật trào phúng của Vũ Trọng Phụng không phải đề tài mới nhưng mục đích của luận văn này là nghiên cứu nghệ thuật trào phúng của Vũ Trọng Phụng qua tiểu thuyết Số đỏ một cách chi tiết bằng cách nhìn của một học viên nước ngoài và cố gắng đi đến những nhận định khái quát về thủ pháp nghệ thuật này. Hy vọng là những kết quả nghiên cứu của luận văn này sẽ góp thêm một phần nhỏ vào việc nghiên cứu những đặc sắc trong nghệ thuật trào phúng của Vũ Trọng Phụng. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Trong luận văn này, chúng tôi đã sử dụng phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau: - Phương pháp lịch sử - Phương pháp phân tích - Phương pháp so sánh, đối chiếu - Phương pháp hệ thống 6. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn được triển khai trong bốn chương. 11
  12. Chương 1: Đặc điểm nghệ thuật của tiểu thuyết trào phúng nói chung và tiểu thuyết Số đỏ của Vũ Trọng Phụng Chương 2 : Nhân vật trào phúng trong tiểu thuyết Số đỏ Chương 3 : Nghệ thuật xây dựng tình huống trào phúng Chương 4 : Ngôn ngữ và giọng điệu trào phúng trong tiểu thuyết Số đỏ 12
  13. PHẦN NỘI DUNG CHƢƠNG 1 Đặc điểm nghệ thuật của tiểu thuyết trào phúng nói chung và tiểu thuyết Số đỏ của Vũ Trọng Phụng 1.1. Khái lƣợc về trào phúng Quan niệm về trào phúng có từ lâu nhưng định nghĩa thế nào là trào phúng lại không đơn giản. Vì trào phúng gắn bó mật thiết với phạm trù cái hài, mà các cung bậc tiếng cười, hình thức thể hiện và nội dung của cái hài thì rất đa dạng và phức tạp. Theo định nghĩa trong Từ điển thuật ngữ văn học, trào phúng là “một loại đặc biệt của sáng tác văn học và đồng thời cũng là một nguyên tắc phản ánh nghệ thuật trong đó các yếu tố của tiếng cười mỉa mai, châm biếm, phóng đại, khoa trương, hài hước... được sử dụng để chế nhạo, chỉ trích, tố cáo, phản kháng... những cái tiêu cực, xấu xa, lỗi thời, độc ác trong xã hội” [7, 363]. Trong bài Văn học trào phúng của Vũ Thanh, trào phúng được chia 3 cấp độ tiếng cười: đó là tiếng cười hài hước, tiếng cười châm biếm và tiếng cười đả kích. Tiếng cười hài hước mang tính phê phán ở mức độ nhẹ nhàng, dí dỏm, chủ yếu để gây cười, ở khía cạnh phát hiện ra sự mất cân đối, hài hòa hoặc mâu thuẫn đáng cười giữa nội dung và hình thức, mục đích và phương tiện, cái cũ và cái mới... trong cuộc sống. Tiếng cười hài hước gắn liền với những quan niệm mỹ học và nghệ thuật tiếng cười thường là để giải trí, cười để thư giãn. Còn tiếng cười châm biếm sử du ̣ng tiế ng cười là phương tiê ̣n nghê ̣ thuâ ̣t để nhằ m mu ̣c đích phê phán đố i tươ ̣ng : “dùng lời lẽ sắc sảo, thâm thúy để vạch trần thực chất xấu xa của đối tượng cần phê phán” [10, 1962] hoặc để có mục đích cải thiện đối tượng trào phúng ấy. “Châm biếm khác hài hước ở mức độ gay gắt trong phê phán và hình tượng nghệ thuật có ý nghĩa sâu sắc hơn” [10, 1962-1963]. Nó là một phương tiện phê phán sâu cay và mạnh mẽ. Tiếng cười đả kích là “tiếng cười phủ định triệt để, quyết liệt, thể hiện thái độ đối lập của nhà văn, gắn liền với một lý tưởng xã hội tiến bộ, chống lại những tư tưởng bảo thủ, phản động” [10, 1963]. Mặc dù trào phúng và cái hài có 13
  14. nhiều điểm chung nhưng chúng tôi cho rằng không nên đồng nhất trào phúng với cái hài. Trào phúng và cái hài đều gây cười, và ngay trong việc nhà văn thể hiện thái độ trào phúng đối với hiện thực đã chứa đựng yếu tố hài. Nhưng giữa cái hài và yếu tố hài trong nghệ thuật trào phúng có sự khác nhau về thái độ , sắ c thái và giọng điệ u phê phán đố i với đố i tươ ̣ng . Trào phúng xuất phát từ điểm khác giữa lý tưởng về mô ̣t xã hô ̣i tố t đe ̣p với hiê ̣n thực đáng phê phán đương thời . Đề tài của văn học trào phúng là hiện thực cụ thể trong đời sống. Chủ đề của văn học trào ph úng là ca ngợi chính nghĩa như cái hay, cái phải, cái thiện, cái tốt, cái đẹp hoặc phê phán, châm biếm, đả kích những mâu thuẫn, những nghịch lý và thói vô đạo đức như cái phi nghĩa, cái dở, cái trái, cái ác, cái xấu chẳng hạn. Đối tượng của nghệ thuật trào phúng có thể là những người xung quanh, có thể là người nổi tiếng, cũng có thể là một tầng lớp giai cấp, một tập thể hoặc một dân tộc. Dù với đối tượng nào thì mục đích của nghệ thuật trào phúng là đề cao cái thiện và thay đổi hiện thực xấu xa, độc ác thông qua những cung bậc tiếng cười. Văn học trào phúng thường xây dựng hình tượng phủ định để tạo nên tiếng cười với mục đích châm biếm, mỉa mai và đả kích xã hội đương thời. Nghệ thuật trào phúng là một phương pháp bộc lộ những sai lầm của đối tượng và chỉnh sửa nó một cách sinh động, hấp dẫn, cũng có ít nhiều gây được lòng khinh ghét chứ không phải chỉ gây cười dễ dãi. Hơn nữa nếu nghệ thuật trào phúng chứa đựng những bài học ý nghĩa triết lý sâu sắc trong tiếng cười thì giá trị càng lớn hơn. 1.2. Nghệ thuật trào phúng trong văn học hiện thực phê phán Trên thế giới, văn học theo chủ nghĩa hiện thực phê phán đã được hình thành vào những năm 30 của thế kỷ XIX nhưng ở Việt Nam thì văn học hiện thực phê phán xuất hiện muộn, so với những nước khác ở châu Âu khoảng một trăm năm sau thì mới có. Dòng văn học hiện thực phê phán thuộc phạm trù ý thức hệ tư sản. “Văn học hiện thực phê phán không chỉ đáp ứng những yêu cầu của cuộc đấu tranh xã hội trong một thời kỳ lịch sử sôi động mà còn phản ánh quá trình vận động của các hệ tư tưởng, những sự tác động qua lại của các hình thái ý thức trong kiến trúc 14
  15. thượng tầng” [28, 344]. Luồng tư tưởng dân chủ tư sản của nhà văn Việt Nam đã được ảnh hưởng và phát triển thông qua những tác phẩm văn học hiện thực phê phán của Balzac, Xtăngđan, Dickens, L.Tônxtôi, Đôxtôiépxki... Tuy nhiên văn học Việt Nam trước năm 1930 cũng có tác phẩm mang tính yếu tố của khuynh hướng hiện thực nhưng không phải là thực tế được phản ánh theo phương pháp của chủ nghĩa hiện thực , không thể hiện nhu cầu tư tưởng và nghệ thuật theo cách của văn học hiện thực . Thời kỳ năm 1930 – 1945, do xã hội Việt Nam có những mâu thuẫn dân tộc và mâu thuẫn giai cấp, chủ nghĩa hiện thực phê phán được hình thành và phát triển mạnh mẽ. Thực ra, trong giai đoạn này văn học Việt Nam có nhiều đặc điểm mới và phức tạp: tiểu thuyết Tự lực văn đoàn, phong trào Thơ mới, và văn học hiện thực phê phán. “Nếu như tiểu thuyết lãng mạn của Tự lực văn đoàn xuất hiện trong cái không khí u ám, buồn thảm của thời kỳ thoái trào cách mạng và khủng hoảng kinh tế thì tiểu thuyết hiện thực phê phán lại phát triển mạnh mẽ trong không khí sôi nổi, rầm rộ của thời kỳ Mặt trận Dân chủ” [3 (tập I), 56]. Cách nhìn xã hội, cách đặt vấn đề, nghệ thuật điển hình hóa trong văn học hiện thực phê phán khác hẳn thời kỳ trước. Những nhà văn Việt Nam sáng tác tác phẩm theo chủ nghĩa hiện thực phê phán không phải để nói về mình, cũng không phải để cho mình thưởng thức mà họ có chú ý đến xã hội đầy mâu thuẫn gay gắt và những vấn đề bức thiế t đòi hỏi đươ ̣c giải quyết. Nhà văn hiện thực phê phán muốn tìm hiểu hiện thực một cách chân xác nhấ t nên họ thường đi vào đối tượng phổ biến, rất gần gũi với đời sống của chúng ta như cuô ̣c số ng của những tầng lớp dân nghèo thành thị với những phu xe, người đi ở, kép hát, lưu manh, gái điếm, me Tây mạt hạng... còn “một số truyện phản ánh cuộc sống cơ cực của người nông dân, nạn nhân đau khổ của bọn hương lý cường hào, bọn quan lại tham nhũng, của chính sách thuế khóa hà khắc của thực dân” [19, 155]. Tìm hiểu về lịch sử văn học Việt Nam, chúng tôi có thể chia làm 3 thời kỳ nhỏ (1930 – 1935, 1936 – 1939, 1940 – 1945) theo đặc điểm và sự phát triển của văn học hiện thực phê phán. Chặng đường 1930 – 1935, văn học lãng mạn với Thơ mới và tiểu thuyết Tự lực văn đoàn chiếm ưu thế hơn cả . Tuy nhiên một số nhà văn 15
  16. hiện thực như Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, Tam Lang và Tú Mỡ dần dần thu hút được nhiều độc giả với đầy tài năng theo khuynh hướng “tả chân”. Trong đó, ông Nguyễn Công Hoan đã sáng tác những thể loại mà trong đó được đánh giá cao là những truyện ngắn trào phúng như Ngựa người người ngựa (1934), Kép Tư Bền (1935). Tam Lang và Vũ Trọng Phụng là những người mở đầu cho thể loại phóng sự ở Việt Nam. Tam Lang đã viết tập phóng sự Tôi kéo xe (1932), Vũ Trọng Phụng cũng viết phóng sự Cạm bẫy người (1933) và Kĩ nghệ lấy Tây (1934) đóng góp vào văn học hiện thực phê phán. Cây bút đáng chú ý của văn ho ̣c thời kỳ này còn có Tú Mỡ với thơ trào phúng : “Bằng những vần thơ trào phúng, Tú Mỡ đã phê phán những cái xấu xa, bỉ ổi, rởm đời cùng với những hủ tục, tập quán lạc hậu trong xã hội thực dân phong kiến. Tiếng cười trào phúng của ông đậm đà màu sắc dân tộc, hóm hỉnh, có duyên nhưng đôi khi chưa thật sâu sắc” [38, 202]. Nói chung, tính chiến đấu của văn học hiện thực phê phán chặng đường này chưa cao, mục đích phê phán có khi còn chưa chính xác, nền tảng nhân đạo chủ nghĩa chưa vững vàng nhưng nhà văn hiện thực phê phán đã nỗ lực để phản ánh được tính bất công, vô nhân đạo của xã hội, đồng thời bộc lộ sự cảm thông, thương xót đối với những nạn nhân của xã hội đó. Chặng đường 1936 – 1939, thời kỳ Mặt trận Dân chủ, văn học hiện thực phê phán phát triển mạnh mẽ, phong phú trên nhiều thể loại mà trong đó tiêu biểu nhất là tiểu thuyết và truyện ngắn. Chặng đường này, ngoài Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố, Tú Mỡ, Vũ Trọng Phụng và Tam Lang, xuấ t hiê ̣n nhiề u nhà văn cách mạng như Nguyên Hồng, Nguyễn Đình Lạp, Bùi Huy Phồn, Mạnh Phú Tư... Phạm vi phản ánh, tầm bao quát hiện thực trong văn học hiện thực phê phán ở giai đoạn này sâu sắc hơn, không chỉ phản ánh những hiện tượng nổi lên trên bề mặt của xã hội mà còn khám phá được chiều sâu của hiện thực. Nhà văn hiện thực phê phán đã đặt được những vấn đề lớn có tầm khái quát cao của thời đại và được thể hiện những mâu thuẫn cơ bản, chủ yếu của xã hội. “Nhiều cây bút dường như đã đưa hẳn những sự kiện chính trị, xã hội có tính chất thời sự nóng hổi vào trong tác phẩm của mình (Giông tố, Số đỏ, Vỡ đê của Vũ Trọng Phụng, Tắt đèn của Ngô Tất Tố, Bước đường cùng của Nguyễn Công Hoan, Lầm than của Lan 16
  17. Khai, Kim tiền của Vi Huyền Đắc...)” [20, 82]. Chính vì vậy, có thể nhâ ̣n thấ y tình hình chính trị, xã hội chính là một trong những nhân tố thúc đẩy văn học hiện thực phê phán phát triển. Chặng đường 1940 – 1945, trong văn học hiện thực phê phán ít đề cập đến những vấn đề xã hội rộng lớn và cũng ít trực tiếp thể hiện phê phán những mâu thuẫn xã hội một cách mãnh liệt như ở chặng đường trước. Bởi chế độ kiểm duyệt khắt khe và sự khủng bố của chính quyền thực dân không cho phép các nhà văn hiện thực viết về những vấn đề ấy. “Dưới gọng kìm kiểm duyệt của bọn phát xít, những tác phẩm của Nguyên Hồng, Nam Cao, Tô Hoài... tuy không trực tiếp bóc trần những mâu thuẫn giai cấp đối kháng trong xã hội và ca ngợi tinh thần đấu tranh của quần chúng nhưng cũng duy trì được một thái độ dám nhìn thẳng vào sự thật, thấy được cái không khí oi bức, dông bão của một xã hội đang ngột thở, đang quằn quại lột xác để chuyển mình, để đổi thay” [28, 351]. Trong trào lưu văn học hiện thực phê phán ở chặng đường cuối cùng này, Nam Cao được đánh giá cao với những truyện ngắn Chí Phèo (1941), Lão Hạc (1943), Đời thừa, Một đám cưới (1944), và tiểu thuyết Sống mòn (1944). Qua hai đề tài người nông dân và người trí thức tiể u tư sản , Nam Cao đã dựng đươ ̣c bức tranh chân thực về nông thôn Việt Nam đương thời trên con đường bần cùng hóa, phá sản, không lối thoát, hết sức đau lòng và khắ c ho ̣a sâu sắ c những tấn bi kịch tinh thần của người trí thức tiểu tư sản nghèo đầy khát vọng, giàu tài năng mà phải số ng mòn. Như đã nói , trong giai đoạn 1930 – 1945, chúng tôi thấy các nhà văn hiện thực phê phán đã có ý thức gắn liền cảm hứng sáng tác với hiện thực xã hội và do đó các tác phẩm của họ được mang tính thời sự. Nhiều tác phẩm đã hòa nhập được với bầu không khí, những sự kiện văn hóa, chính trị xã hội đương thời. Nhà văn miêu tả cuộc sống một cách chân thật và miêu tả về con người rất cụ thể, chính xác nhằm đáp ứng một phần những yêu cầu cơ bản của cuộc đấu tranh giai cấp và đấu tranh dân tộc. “Các nhà văn hiện thực phê phán đều tập trung hướng ngòi bút của mình vào việc phê phán, tố cáo mãnh liệt những thủ đoạn áp bức bóc lột, những chính sách mị dân bịp bợm, giả dối của giai cấp thống trị, đồng thời phơi bày nỗi thống khổ của nhân dân với một thái độ cảm thông sâu sắc” [38, 204]. Trong trào 17
  18. lưu văn học hiện thực phê phán, đã hình thành một dòng chảy của văn học trào phúng với hàng loạt sáng tác dưới ngòi bút châm biếm sắc sảo của Ngô Tất Tố, với một bút pháp riêng đầy tính sáng tạo của Nam Cao, truyện ngắn trào phúng của Nguyễn Công Hoan, dưới ngòi bút đả kích trực diện vào bọn đề quốc Nhật – Pháp của Nguyên Hồng... và đặc biệt là nhà văn Vũ Trọng Phụng với những tác phẩm tiểu thuyết như Số đỏ, Giông tố, Cạm bẫy người, Cơm thầy cơm cô... Văn học hiện thực phê phán Việt Nam không phải là không có mạch nguồn từ trong quá khứ. Ở Việt Nam, truyện tiếu lâm, văn học trào phúng đặc biệt phong phú, có truyền thống và đã có một vị trí đặc biệt quan trọng, bởi dân tộc Việt Nam là một dân tộc yêu chuộng tiếng cười, rất lạc quan, và rất giỏi về nghệ thuật tạo tiếng cười. “Văn học cười và trào phúng của Việt Nam được sáng tác ra trong những điều kiện lịch sử nhất định để phục vụ cho giáo dục và đấu tranh giai cấp” [42, 170] và “đến ngày nay vẫn có tác dụng bồi dưỡng đạo đức, tư tưởng con người, và rèn giũa ý chí đấu tranh của con người” [42, 171]. Tiểu thuyết hiện thực phê phán cũng tiếp thu truyền thống hài hước, châm biếm của văn học dân tộc với nghệ thuật trào phúng dồi dào. Nhưng đối với mục đích của nghệ thuật trào phúng thì văn chương truyền thống và văn học hiện thực phê phán khác nhau. Tiếng cười trong văn học truyền thống thì phần lớn là tiếng cười hài hước, cười hả hê vui tươi và cũng có ít nhiều khi có tiếng cười chế giễu, trào lộng nhưng cũng làm người đọc thoải mái, thư giãn mà thôi. Nhưng các nhà văn hiện thực phê phán đã sử dụng tiếng cười trong văn học như những mũi tên nhằm vào một loại đối tượng nào đó của xã hội. U.Gurannich (Liên Xô) cho rằng tác giả chú ý phân tích những mâu thuẫn, tính chất xấu xa sai trái trong hoàn cảnh bằng phương tiện của văn châm biếm vì “văn châm biếm và khôi hài là vũ khí sắc bén và có hiệu lực để đấu tranh nhằm khẳng định đạo đức cộng sản chủ nghĩa” [6, 45]. Vì tiếng cười mang trong mình sức mạnh cách mạng, góp phần vào việc lật đổ các thế lực phản động trong xã hội giai cấp. “Thơ trào phúng của Tú Mỡ thường xuyên châm biếm, đả kích những người và việc diễn ra hàng ngày. Nhiều phóng sự của Tam Lang, Vũ Trọng Phụng đã phản ánh và tố cáo nhanh nhạy, kịp thời những tệ nạn xã hội bị dư luận 18
  19. lên án” [38, 213-214]. Chính vì vậy, những nhà văn hiện thực phê phán đã có ý thức sử dụng đến tiếng cười phê phán trào phúng để lên án tố cáo những mặt xấu xa thối nát, rởm đời của xã hội thực dân phong kiến đương thời, và nói lên nỗi thống khổ của các tầng lớp nhân dân lao động. Còn văn học hiện thực phê phán của Việt Nam là vừa kế thừa truyền thống thích cười vừa khắc phục những nhược điểm còn tồn tại trong thế giới quan để đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ mới mẻ của thời kỳ hiện đại. Đầu năm thế kỷ XX, ở Hàn Quốc bắt đầu hình thành văn học hiện đại với phong trào Shinmunhak (văn học mới), nhà văn tiêu biểu là Yi Kwang Su, Kim Tong In, Kim Yoo Jeong... Trong bài Văn Xuôi Triều Tiên trên đường hiện thực chủ nghĩa, giáo sư Yu Chong Ho cho rằng văn xuôi Triều Tiên thời kỳ đầu có quan điểm coi văn học như là một công cụ để xây dựng hoặc khai sáng xã hội cho nên những tác phẩm không tránh khỏi mang tính chất giáo huấn khô cứng. Nhưng nhận thức về vai trò khai sáng và giải phóng của văn học lại ngày càng phù hợp với quan niê ̣m sáng tác của các nhà văn đi theo xu hướng chủ nghĩa hiện thực. Nói về thời kỳ này chúng tôi không thể không nhắc tên của ông Yom Sang Sop và Chae Man Shik vì hai ông này đều là nhà văn hiện thực phê phán tiêu biểu nhất trong giai đoạn này và đã phản ánh đươ ̣c nhiề u phương diện thực tế Hàn Quốc thời thuộc địa thông qua nghệ thuật trào phúng. Ông Yom Sang Sop đã viết tiểu thuyết Mansejeon (Trước hoan hô) và Sam đae (Ba thế hệ), trong đó ông đã nêu bâ ̣t l ên những đă ̣c trưng hiện thực chủ nghĩa một cách sắc sảo. Sam đae là “một tác phẩm hiếm hoi kết hợp được cả tiểu thuyết xã hội và tiểu thuyết phong tục. Nhờ bức tranh xã hội rộng lớn và những bức chân dung tính cách sinh động thể hiện trong đó, cuốn tiểu thuyết này đã được xem như một trong những thành tựu nổi bật của văn học Triều Tiên đương đại” [11, 17]. Đối với ông Chae Man Shik, tuy tác phẩm của ông không nhiều nhưng các tác phẩm đều mang đậm cảm hứng phê phán. Trong tiểu thuyết Thakryu (Dòng chảy tăm tối) đã nêu lên những mâu thuẫn xã hội đầy bất công và dối trá và tố cáo sự bóc lột kinh tế của Nhật Bản một cách mạnh mẽ. Ngày ấy, người dân Hàn Quốc sống khổ dưới ách đô hộ Nhật Bản cũng như 19
  20. Việt Nam dưới chế độ nửa phong kiến thực dân Pháp. Chính quyền đô hộ hiểu rõ văn học chính là một thứ vũ khí sắc bén và lợi hại có thể làm lung lay địa vị thống trị của chúng. Vì các nhà văn thực sự có năng lực, có tinh thần dân tộc, có thể sử dụng ngòi bút của mình để tuyên truyền, quảng bá được cho đại chúng tinh thần yêu nước và đấu tranh giải phóng trong thời gian ngắn. Cho nên chính quyền đô hộ Nhật Bản đã kiểm soát khắt khe văn học Hàn Quốc “buộc các nhà văn phải quay sang viết các tiểu thuyết về các sự kiện quá khứ để giúp họ tạm thời lảng tránh những vấn đề hiện tại” [11, 17]. Sự kiểm duyệt này giúp Nhật tránh được những hoạt động cách mạng và kêu gọi độc lập đất nước Hàn Quốc thông qua những tác phẩm văn học tiến bộ và mang tinh thần dân tộc. Chính trong thời kỳ khó khăn này của văn học, mảng văn học hiện thực phê phán là một sức mạnh hết sức cần thiết và đã được phát triển mạnh mẽ. Bởi thông qua nghệ thuật trào phúng, nhà văn có thể phê phán và công kích chế độ phát – xít Nhật một cách gián tiếp đồng thời độc giả hoàn toàn có thể hiểu được dụng ý của nhà văn. Vì vậy rất nhiều nhà văn Hàn Quốc quan tâm và chú trọng đến văn học trào phúng. Cũng như ở Hàn Quốc, ở Việt Nam trong một xã hội thực dân Pháp nửa phong kiến, tác phẩm văn học chịu sự kiểm duyệt khắc nghiệt của chính quyền thực dân. Nên tác phẩm không thể phê phán đả kích mạnh mẽ trực diện bọn thực dân và không thể đề cập tới mâu thuẫn cơ bản của dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp một cách trực tiếp, do đó nghệ thuật trào phúng đã trở thành một công cụ hữu ích có sức công phá mạnh mẽ vào chế độ thực dân Pháp, phát xít Nhật và về sau là chế độ Mỹ - ngụy. Như đã nói ở trên, văn học hiện thực phê phán mang tính lịch sử và không phải là hiện tượng cá biệt. Do ảnh hưởng của chế độ thực dân, văn học hiện thực phê phán và nhất là văn học trào phúng xuất hiện và rất phát triển ở Hàn Quốc và Việt Nam. Điểm chung của các tác phẩm hiện thực phê phán là bộc lộ, phê phán, đả kích, phủ định trật tự xã hội đương thời. Các nhà văn hiện thực phê phán luôn có ý thức sử dụng một cách đắc địa và hiệu quả nghệ thuật trào phúng để phát huy cao nhất sức mạnh của ngòi bút. Nghệ thuật trào phúng làm cho những hiện tượng giả dối, nhố nhăng, vô đạo lý … trở nên lố bịch và nực cười nhưng đằng sau tiếng 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1