Luận văn Thạc sĩ Văn học Việt Nam: Truyện ngắn Nguyễn Dậu dưới góc nhìn văn hóa
lượt xem 14
download
Luận văn dựa vào các phạm trù văn hóa, soi tỏ mối quan hệ giữa văn hóa và văn học, khẳng định những phương thức biểu đạt của văn hóa trong văn học; chỉ ra những giá trị ẩn sâu trong truyện ngắn của Nguyễn Dậu, từ đó làm rõ căn nguyên tồn tại chất văn hóa trong sáng tác của nhà văn. Khẳng định nét độc đáo về tư tưởng, nội dung, nghệ thuật trong truyện ngắn của Nguyễn Dậu dưới góc nhìn văn hóa. Qua đó làm làm nổi bật sự đóng góp của Nguyễn Dậu trong văn học Việt Nam hiện đại.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Văn học Việt Nam: Truyện ngắn Nguyễn Dậu dưới góc nhìn văn hóa
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ĐINH THỊ HIỀN TRUYỆN NGẮN NGUYỄN DẬU DƯỚI GÓC NHÌN VĂN HÓA LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC VIỆT NAM HÀ NỘI, 2019
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM iê HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ĐINH THỊ HIỀN TRUYỆN NGẮN NGUYỄN DẬU DƯỚI GÓC NHÌN VĂN HÓA Ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 8 22 01 21 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. LÊ THỊ DỤC TÚ HÀ NỘI, 2019
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Đề tài do cá nhân tôi nghiên cứu; các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và có nguồn trích dẫn; bố cục, phông chữ của luận văn đúng với quy định và đề tài chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Hà Nội, ngày tháng năm 2019 HỌC VIÊN Đinh Thị Hiền
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU..............................................................................................................................1 Chương 1. MỐI QUAN HỆ GIỮA VĂN HÓA – VĂN HỌC VÀ HÀNH TRÌNH SÁNG TÁC CỦA NHÀ VĂN NGUYỄN DẬU ............................................................7 1.1. Khái niệm văn hóa - văn học. ...................................................................................7 1.2. Mối quan hệ giữa văn hóa và văn học......................................................................9 1.3. Phương pháp tiếp cận văn học dưới góc nhìn văn hóa .........................................11 1.4. Hành trình sáng tác của nhà văn Nguyễn Dậu .....................................................13 Chương 2. CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRONG TRUYỆN NGẮNCỦA NGUYỄN DẬU ................................................................................................................19 2.1. Con người – đối tượng thẩm mĩ mang dấu ấn văn hóa.........................................19 2.2. Không gian - nơi lưu giữ những giá trị văn hóa ....................................................44 Chương 3. MỘT SỐ PHƯƠNG DIỆN NGHỆ THUẬTTRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN DẬU...................................................................................................56 3.1. Cốt truyện.................................................................................................................56 3.2. Tình huống truyện ...................................................................................................64 3.3.Giọng điệu trần thuật ................................................................................................70 KẾT LUẬN .......................................................................................................................79 TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................................81
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Văn học và văn hóa có mối quan hệ gắn bó mật thiết. Văn học là một bộ phận của văn hóa, một trong những yếu tố quan trọng góp phần hình thành bản sắc văn hóa dân tộc. Văn học không chỉ có khả năng nhận thức, phản ánh, truyền tải và lưu giữ các giá trị văn hóa mà còn góp phần kiến tạo các giá trị văn hóa mới. Diện mạo và các giá trị văn hóa tiêu biểu của một cộng đồng người được thể hiện qua văn học. Có nhiều cách tiếp cận trong nghiên cứu văn học. Trong thời đại hội nhập ngày nay, cùng với những tiến bộ của nghiên cứu văn học và thời đại, cần có cách nhìn, cách đánh giá mới mẻ hơn, khoa học, hữu hiệu, chân xác hơn về tác phẩm văn chương. Tiếp cận tác phẩm văn học dưới góc nhìn văn hóa là một hướng khai thác xuất hiện từ đầu thế kỉ XX, giúp người nghiên cứu vừa có thể khai thác sâu giá trị nội tại của tác phẩm, vừa có cái nhìn bao quát toàn diện về giá trị của tác phẩm trong cái nhìn soi chiếu với văn hóa của cộng đồng, dân tộc. Truyện ngắn có những đặc điểm và thế mạnh riêng trong các thể loại văn học. Truyện ngắn là một thể loại tự sự có hình thức ngắn gọn, cơ động mà vẫn chuyển tải được những vấn đề cơ bản của đời sống: “nội dung của truyện ngắn bao trùm hầu hết các phương diện của đời sống: đời sống thế sự hay sử thi, nhưng cái độc đáo của nó là ngắn. Truyện ngắn được viết ra để tiếp thu liền một mạch, đọc một hơi không nghỉ”. Với đặc điểm nhỏ gọn, phong phú về ngôn ngữ, nhân vật, tình tiết, truyện ngắn là thể loại gần gũi với đời sống hàng ngày và giữ ưu thế trong việc truyền tải bức tranh muôn màu của đời sống sinh hoạt vật chất cũng như tinh thần của con người. Trong dòng văn học đương đại, nhà văn Nguyễn Dậu xuất hiện lặng lẽ, điềm đạm nhưng cũng đã để lại một dấu ấn đậm nét. Dù hành trình sáng tác không liên tục nhưng sự nghiệp văn học của ông khá dày dặn, phong phú với một phong cách riêng biệt, đặc biệt là ở thể loại truyện ngắn. Tuy nhiên, truyện ngắn Nguyễn Dậu chưa được nhắc đến nhiều trong các tài liệu học tập và nghiên cứu. Chưa có nhiều công trình nghiên cứu truyện ngắn của ông một cách hệ thống, chuyên sâu và toàn diện. Hơn nữa, các công 1
- trình nghiên cứu mới chỉ đề cập đến một vài nét về phong cách truyện ngắn của Nguyễn Dậu thông qua một số lượng nhân vật và một số nét đặc trưng trong nghệ thuật viết truyện ngắn, chưa đi sâu vào mối quan hệ giữa văn hóa và văn học trong truyện ngắn của ông. Vì thế, luận văn này mong muốn đi sâu vào tìm hiểu thế giới nghệ thuật của truyện ngắn Nguyễn Dậu đặt trong mối liên hệ giữa văn học và văn hóa. Với phương pháp tiếp cận văn hóa học, chúng tôi muốn đóng góp một vài ý kiến chủ quan đối với hiện tượng truyện ngắn Nguyễn Dậu, hi vọng góp phần có cái nhìn đúng đắn, toàn diện hơn về nhà văn. Từ đó, khẳng định vị trí và đánh giá một cách thỏa đáng đóng góp của nhà văn cho thể loại truyện ngắn nói riêng, văn học Việt Nam đương đại nói chung. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Truyện ngắn Nguyễn Dậu như đã nói là một hiện tượng văn học không mới. Tuy nhiên, trong nhiều thập kỉ, truyện ngắn của ông không được nhắc đến nhiều trong các tài liệu học tập và nghiên cứu. Cũng đã có một số những bài nhận xét khái quát về truyện ngắn Nguyễn Dậu nhưng mới chỉ dừng lại ở từng truyện ngắn hay từng tập truyện riêng lẻ. Chưa có một cái nhìn hệ thống khi nhận diện truyện ngắn của nhà văn này. Vì vậy, chưa làm rõ đựợc những nét đặc sắc của truyện ngắn Nguyễn Dậu, nhất là đặt dưới góc nhìn văn hóa. Cuộc đời và sự nghiệp của nhà văn Nguyễn Dậu được nhắc đến chủ yếu là các bài giới thiệu ngắn theo dạng tiểu sử trong các tuyển tập văn học vùng miền. Những đồng nghiệp yêu mến trân trọng cuộc đời người nghệ sĩ đã viết bài về ông để nhắc nhở, để tiếc thương cho một người có tài mà văn nghiệp truân chuyên trong một thời kì biến động của lịch sử. Nhà văn Nguyễn Dậu được nhắc đến qua vài dòng giới thiệu về tiểu sử (năm sinh, năm mất, quê quán và một vài nét về quá trình làm việc) trong thư mục của thư viện Hải Phòng và qua các bài viết của đồng nghiệp. Về sự nghiệp văn chương, cũng chỉ có một số bài viết giới thiệu sơ lược về quá trình từ cầm bút đến thành danh của nhà văn Nguyễn Dậu. 2
- Trên trang http://daibieunhandan.vn ngày 17/7/2007, nhà văn Nguyễn Dậu được nhắc đến trong bài viết có tên Truyện làng văn của tác giả Hoàng An. Tác giả Hoàng An đã giới thiệu Nguyễn Dậu là một cây bút văn xuôi với nhiều tiểu thuyết và truyện ngắn như Mở hầm, Nàng Kiều Như, Nhọc nhằn sông Luộc, Xanh vàng trắng đỏ đen (tiểu thuyết), Con thú bị ruồng bỏ, Chó sói ngửi chân, Hương khói lòng ai (tập truyện ngắn)... và là một nhà văn có sức viết mãnh liệt. Trong khoảng chừng mươi năm cuối đời, do mắc bệnh tim nặng và biết được quỹ thời gian của mình còn eo hẹp nên ông ít giao du, kiệm lời và tập trung sức lực cho sáng tác. Ông viết khá nhanh. Có truyện ngắn, ông viết một đêm là xong. Chỉ trong một thời gian ngắn cuối đời, Nguyễn Dậu cho xuất bản liên tục ba bốn cuốn tiểu thuyết dày dặn cỡ ba, bốn trăm trang. Bài viết Nhà văn Nguyễn Dậu và sức sống của ngòi bút của tác giả Vũ Quốc Văn đăng trên trang vanthoviet.com (1/9/2011) đã biên niên lại cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Dậu, hé lộ một cuộc đời nhiều cay đắng, nhọc nhằn, truân chuyên của nhà văn trong đời thực cũng như trong văn chương. Tác giả Vũ Quốc Văn cho hay, Nguyễn Dậu đã bị phê phán từ sự kiện tác phẩm bị “xét lại” của văn học những năm 1960 mà theo lối phê bình lúc đó gọi là các tác phẩm viết theo kiểu “tự nhiên chủ nghĩa”. Các tiểu thuyết Mở hầm của Nguyễn Dậu cùng các tiểu thuyết Nhãn đầu mùa của tác giả Xuân Tùng, Trần Thanh, Mùa hoa dẻ của Văn Linh đã bị giới phê bình lúc đó khai tử. Sau sự kiện ấy, Nguyễn Dậu đã xa rời sự nghiệp viết trong nhiều năm, nhưng lòng yêu nghề đã hối thúc ông quay trở lại, sáng tác trong niềm đam mê sáng tạo mãnh liệt trong những năm cuối đời. Bài viết Nguyễn Dậu - Nhọc nhằn sông Luộc, tác giả Kiến Văn (đăng trên tạp chí Văn nghệ Quân đội ra ngày 22/09/1911) lại tập trung vào quãng đời sau khi tiểu thuyết Mở hầm bị phê phán. Bài viết đã cho thấy tác giả vẫn vẹn nguyên niềm say mê với nghiệp viết sau 28 năm không cầm bút. Các sáng tác trong chặng đường mười năm cuối đời của ông thể hiện lòng yêu nghề, yêu đời, đem đến thông điệp về lối sống có lương tri cho mọi người. 3
- Bài Nhà văn Nguyễn Dậu và nhà văn Vũ Bão, hai người anh, hai bàn phím, một giấc mơ…của nhà văn Nguyễn Khắc Phục đăng trên trannhuong.net (16/7/2013) kể lại một kỉ niệm trùng hợp về hai nhà văn Nguyễn Dậu và nhà văn Vũ Bão. Hai nhà văn được bạn bè đồng nghiệp tặng cho chiếc máy chữ để bớt đi sự nhọc nhằn trong sáng tác nhưng cả hai không dùng được bao lâu thì qua đời. Dù cặm cụi lao lực vất vả trên từng trang viết, không hề có sự hỗ trợ của công nghệ nhưng nhà văn Nguyễn Dậu và Vũ Bão để lại một sự nghiệp văn chương phong phú, giàu có, truyền tải thông điệp nhân văn đến với độc giả: “hai người anh, hai bàn phím gõ chữ mà cùng một giấc mơ: Mơ văn chương tử tế giúp ích cho đời, văn chương cho thỏa chí tang bồng hồ thỉ, văn chương là sống, yêu, hi vọng và hướng tới những điều tốt đẹp nhất…”. Những tác phẩm mà nhà văn Nguyễn Dậu để lại, đặc biệt ở giai đoạn sau Đổi mới, đã chứng minh giá trị nhân văn sâu sắc đằng sau những trang viết vô cùng hấp dẫn của ông. Nhà nghiên cứu Lê Thị Dục Tú trong cuốn Từ điển tác phẩm văn xuôi (tập 3) cũng đánh giá về truyện ngắn của Nguyễn Dậu. Từ việc khái quát nội dung cụ thể của hai tập truyện ngắn Đôi hoa tai lóng lánh và Con thú bị bỏ hoang, nhà nghiên cứu khẳng định nét đặc sắc nghệ thuật trong truyện ngắn của Nguyễn Dậu là “Văn của Nguyễn Dậu mang sắc thái ngôn ngữ đời thường. Cách kể chuyện ở ngôi thứ nhất (nhân vật xưng “tôi”) làm cho truyện của ông giàu sức thuyết phục. Đồng thời, nhà nghiên cứu cũng nhận định về giá trị nội dung tư tưởng trong truyện của Nguyễn Dậu là “bức thông điệp của hầu hết các truyện của Nguyễn Dậu là tình thương và lòng nhân hậu. Chỉ có điều đó mới cảm hóa được con người và làm cho cuộc sống tốt đẹp lên” [34, tr.221-223]. Luận văn Thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn của Nguyễn Dậu của tác giả Lê Thị Vân Khánh là công trình nghiên cứu đầu tiên có cái nhìn tương đối hệ thống về truyện ngắn của Nguyễn Dậu. Đặt truyện ngắn của Nguyễn Dậu trong tương quan với truyện ngắn Việt Nam đương đại, tác giả đã chỉ ra các kiểu nhân vật cũng như một số phương diện nghệ thuật trong truyện ngắn của nhà văn. Qua đó, người viết đã phần nào phác thảo những nét đặc sắc trong phong cách sáng tác cũng như một số những đóng góp nổi bật của nhà văn. 4
- Từ sau 1975, Việt Nam bước sang một thời kì mới, thời kì thống nhất đất nước, tự do, hòa bình và dân chủ. Không khí dân chủ và hiện thực đời sống đa dạng đã tạo tiền đề cho sự xuất hiện của các cây bút trẻ. Giới nghiên cứu phê bình văn học lúc này tập trung ưu tiên nghiên cứu về các tên tuổi mới với sự phá cách trong lựa chọn đề tài và bút pháp. Bên cạnh đó, nghiên cứu văn học tập trung vào các tên tuổi bước từ thời chiến tranh sang thời Đổi mới như Bảo Ninh, Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Huy Thiệp… Trong bối cảnh đó, tên tuổi của Nguyễn Dậu dường như bị lãng quên. Vì thế, như một yêu cầu tất yếu, cần phải xem xét, khẳng định lại giá trị văn chương của Nguyễn Dậu nói chung và truyện ngắn của Nguyễn Dậu nói riêng. Luận văn Truyện ngắn Nguyễn Dậu dưới góc nhìn văn hóa hy vọng sẽ đưa lại cái nhìn đầy đủ và chi tiết hơn về truyện ngắn Nguyễn Dậu, góp phần làm sáng rõ rõ mối quan hệ giữa văn học và văn hóa; đồng thời cho thấy những đóng góp nổi bật của nhà văn về tư tưởng và đặc sắc nghệ thuật trong truyện ngắn dưới góc nhìn văn hóa. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Luận văn hướng tới việc giải quyết những vấn đề sau: - Luận văn dựa vào các phạm trù văn hóa, soi tỏ mối quan hệ giữa văn hóa và văn học, khẳng định những phương thức biểu đạt của văn hóa trong văn học. - Luận văn đi sâu vào truyện ngắn của Nguyễn Dậu như một hiện tượng văn hóa cụ thể, chỉ ra những giá trị ẩn sâu trong truyện ngắn của Nguyễn Dậu, từ đó làm rõ căn nguyên tồn tại chất văn hóa trong sáng tác của nhà văn. - Khẳng định nét độc đáo về tư tưởng, nội dung, nghệ thuật trong truyện ngắn của Nguyễn Dậu dưới góc nhìn văn hóa. Qua đó làm làm nổi bật sự đóng góp của Nguyễn Dậu trong văn học Việt Nam hiện đại. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Ở đề tài này, người viết hướng tới đối tượng nghiên cứu là truyện ngắn của nhà văn Nguyễn Dậu và những giá trị văn hóa biểu hiện trong các tác phẩm, khảo sát trong các tập truyện ngắn được viết từ sau năm 1986. 5
- 4.2. Phạm vi nghiên cứu Luận văn nghiên cứu những bình diện văn hóa được đề cập trong truyện ngắn của nhà văn Nguyễn Dậu, tập trung ở các tập truyện ngắn được viết từ sau năm 1986, bao gồmcác tập truyện ngắn sau: Con thú bị ruồng bỏ (1990), Đôi hoa tai lóng lánh (1996), Bảng lảng hoàng hôn(1997),Gió núi mây ngàn (2000). Trong quá trình nghiên cứu, đề tài sẽ có sự đối sánh với các tác phẩm khác cùng nằm trong dòng chảy văn học đương đại Việt Nam. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Khi thực hiện đề tài này, tác giả sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp tiếp cận hệ thống. - Phuơng pháp phân tích, tổng hợp - Phương pháp liên ngành - Phương pháp phân tích văn bản Quá trình nghiên cứu đề tài đồng thời sử dụng các thao tác: so sánh - đối chiếu…nhằm bổ trợ cho việc triển khai đề tài. 6. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn - Luận văn góp phần làm rõ mối quan hệ giữa văn hóa và văn học, khẳng định vai trò của phương pháp nghiên cứu văn học dưới góc nhìn văn hóa. - Luận văn góp phần tìm hiểu những giá trị văn hóa trong truyện ngắn của Nguyễn Dậu. Từ đó, góp phần khẳng định tên tuổi, vị trí của Nguyễn Dậu trong nền văn học Việt Nam hiện đại. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, luận văn bao gồm 3 chương: Chương 1: Mối quan hệ giữa văn học và văn hóa và hành trình tác của nhà văn Nguyễn Dậu Chương 2: Những giá trị văn hóa tiêu biểu trong truyện ngắn của Nguyễn Dậu Chương 3: Một số phương diện nghệ thuật thể hiện những giá trị văn hóa trong truyện ngắn Nguyễn Dậu 6
- Chương1 MỐI QUAN HỆ GIỮA VĂN HÓA – VĂN HỌC VÀ HÀNH TRÌNH SÁNG TÁC CỦA NHÀ VĂN NGUYỄN DẬU 1.1. Khái niệm văn hóa. Văn hóa là khái niệm được đề cập đến trong nhiều lĩnh vực nghiên cứu như dân tộc học, nhân loại học, dân gian học, địa văn hóa học, văn hóa học, xã hội học,...và trong mỗi lĩnh vực nghiên cứu đó định nghĩa về văn hóa cũng khác nhau. Ngay từ năm 1952, hai nhà nhân loại học Mỹ là Alfred Kroeber và Clyde Kluckhohn đã từng thống kê có tới 164 định nghĩa khác nhau. Theo nhà nghiên cứu Phan Ngọc thì cho đến năm 1994, những định nghĩa về văn hóa trên thế giới đã chạm ngưỡng con số kỉ lục là 420 định nghĩa. Những con số khổng lồ đó phán ánh những cách nhìn nhận và đánh giá khác nhau về văn hóa, đồng thời là minh chứng cho tính đa nguyên của văn hóa. Văn hóa được bắt nguồn từ chữ Latinh "Cultus" mà nghĩa gốc là gieo trồng, được dùng theo nghĩa Cultus Agri là "gieo trồng ruộng đất" và Cultus Animi là "gieo trồng tinh thần" tức là "sự giáo dục bồi dưỡng tâm hồn con người”. Đây là khái niệm mang nội hàm rộng với rất nhiều cách hiểu khác nhau, liên quan đến mọi mặt đời sống vật chất và tinh thần của con người. Khi nói về văn hóa, mỗi người có một quan điểm khác nhau. Chúng tôi chỉ xin trích dẫn một vài định nghĩa được coi là tiêu biểu nhất: Tại hội nghị Quốc tế UNESCO (1992) tại Mexico, các nhà văn hóa trên thế giới đã thống nhất khái niệm về văn hóa như sau: Văn hóa là tổng thể những nét riêng biệt về vật chất và tinh thần, trí tuệ và cảm xúc, quyết định tính cách của một xã hội hay một nhóm người trong xã hội. Văn hóa bao gồm nghệ thuật và văn chương, những lối sống, những quyền cơ bản về con người, những hệ thống và giá trị, tập tục và tín ngưỡng. Văn hóa đem lại cho con người khả năng soi xét về bản thân.[49] Theo tác giả Edouard Herriot thì “Văn hóa là cái còn lại khi ta đã quên đi tất cả, là cái vẫn thiếu khi người ta đã học tất cả”.[55;tr.1] 7
- Ở trong nước, khái niệm văn hóa được đề cập đến trong môt số công trình nghiên cứu của các nhà văn hóa như: Phan Ngọc, Đào Duy Anh, Nguyễn Văn Huyên, Phan Kế Bính, Trần Ngọc Thêm, Từ Chi… Theo Từ điển Tiếng Việt (1992), văn hóa được định nghĩa là: “Tổng thể nói chụng những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử”.[33;tr1079] Chủ tịch Hồ Chí Minh lại cho rằng văn hóa là toàn bộ những gì do con người sáng tạo và phát minh ra: Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoại hằng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hoá. Văn hoá là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn.[43;tr.55] Với cố thủ tướng Phạm Văn Đồng, văn hóa là những gì đối lập với thiên nhiên và do con người sáng tạo nên: “Nói tới văn hóa là nói tới một lĩnh vực vô cùng phong phú và rộng lớn, bao gồm tất cả những gì không phải là thiên nhiên mà có liên quan đến con người trong suốt quá trình tồn tại, phát triển, quá trình con người làm nên lịch sử… (văn hóa) bao gồm cả hệ thống giá trị: tư tưởng và tình cảm, đạo đức với phẩm chất, trí tuệ và tài năng, sự nhạy cảm và sự tiếp thu cái mới từ bên ngoài, ý thức bảo vệ tài sản và bản lĩnh của cộng đồng dân tộc, sức đề kháng và sức chiến đấu bảo vệ mình và không ngừng lớn mạnh” .[56;tr.3] Trong tác phẩm Cơ sở văn hóa Việt Nam và Tìm hểu về văn hóa Việt Nam, nhà nghiên cứu Trần Ngọc Thêm khẳng định nội hàm văn hóa bao gồm những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra và phải mang tính nhân tính: “Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá tri vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội” [55, tr. 24]. 8
- Văn học là một loại hình sáng tác, tái hiện những vấn đề của đời sống xã hội và con người. Phương thức sáng tạo của văn học được thông qua sự hư cấu, cách thể hiện nội dung các đề tài được biểu hiện qua ngôn ngữ. Văn học có các thể loại khác nhau như: tiểu thuyết, truyện ngắn, thơ, kịch bản, lí luận phê bình. Văn học có lịch sử phát triển từ lâu đời, là sự phát triển của văn học dân gian. Nhìn chung, các định nghĩa về văn hóa hiện nay rất đa dạng. Sự đa dạng của các khái niệm phản ánh những hướng tiếp cận khác nhau. Trong mỗi thời điểm lịch sử, khái niệm văn hóa lại có nét khác biệt, bản thân chúng không thể bao quát đầy đủ nội hàm rộng lớn của văn hóa mà chỉ tóm lược khía cạnh nào đó của văn hóa. Tuy nhiên, các định nghĩa về văn hóa đều thống nhất coi văn hóa là sản phẩm sáng tạo của con người, được tạo ra và phát triển trong quan hệ qua lại giữa con người và xã hội. Văn hóa là tổng hòa tất cả các khía cạnh của đời sống, mang dấu ấn của con người. Văn hóa cũng thể hiện trình độ phát triển của con người, là nấc thang đưa con người vượt lên trên những loài động vật khác, là kết quả của sự tiến hóa nhân loại. 1.2. Mối quan hệ giữa văn hóa và văn học Xét trong mối quan hệ giữa văn học và văn hóa thì văn học chính là một bộ phận trong tổng thể của văn hóa, một yếu tố không thể tách rời của hệ thống văn hóa. Trong công trình Mỹ học sáng tạo ngôn từ, M. Bakhtin xác định: “Văn học là một bộ phận không thể tách rời của văn hóa. Không thể hiểu nó ngoài cái mạch nguyên vẹn của toàn bộ văn hóa của một thời đại trong đó nó tồn tại”.[4;tr.2] Đây là mối quan hệ khăng khít, tương trợ lẫn nhau và mang tính biện chứng, phản ánh đặc điểm có tính quy luật của quan hệ riêng chung mang tầm triết học: “cái riêng chỉ tồn tại trong mức độ liên hệ với cái chung. Cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng, thông qua cái riêng”. Văn học là thành tố của văn hóa thể hiện mối quan hệ tác động, chi phối giữa hệ thống với thành tố, giữa toàn thể với bộ phận trong cơ tầng văn hóa. Mối quan hệ giữa văn học với văn hóa được thể hiện trên các phương diện sau đây: 9
- Trước hết, văn học là sản phẩm và là hiện thân của văn hóa. Văn học là một bộ phận trong tổng thể hệ hình văn hóa, không nằm ngoài hệ thống văn hóa. Văn học phản ánh hiện thực thông qua lăng kính văn hóa và là hiện thân của văn hóa. Điều đó có nghĩa là trong văn học luôn bộc lộ rõ nét bản chất văn hóa của một đất nước. Văn học là sản phẩm của lịch sử, là sản phẩm sáng tạo của loài người, có trách nhiệm phản ánh lịch sử tồn tại của các thời đại với những giá trị mang bản sắc riêng. Trong văn học luôn bộc lộ rõ nét bản sắc văn hóa của một đất nước và những tác phẩm văn học luôn mang trong mình những biểu hiện văn hóa của một vùng quê, một đất nước. Tác giả Trần Lê Bảo khẳng định: “Văn học chẳng những là một bộ phận của văn hóa, chịu sự chi phối ảnh hưởng trực tiếp từ văn hóa mà còn là một trong những phương diện tồn tại và bảo lưu văn hóa. Văn học chịu ảnh hưởng trực tiếp từ môi trường văn hóa thời đại và truyền thống văn hóa độc đáo của một dân tộc, đồng thời thể hiện cả nội hàm tâm lí văn hóa độc đáo của một thời đại và một cộng đồng dân tộc. Cùng với hệ thống giá trị văn hóa là những mô thức văn hóa riêng của một cộng đồng dân tộc, văn học đã tự giác tiếp nhận và thể hiện những giá trị và mô thức mà cả cộng đồng tôn trọng và tuân thủ” [4, tr. 5]. Văn học là tấm gương phản chiếu văn hóa và nhà văn là “người thư kí trung thành của thời đại” (Balzac). Tác phẩm là đứa con tinh thần của người nghệ sĩ, là sản phẩm của thời đại. Nhà văn đắm mình trong không khí thời đại, nắm vững tinh thần thời đại cùng với môi trường, vốn sống, vốn văn hóa…để hình thành ý tưởng nghệ thuật. Vì thế, người cầm bút dù muốn hay không cũng tiếp nhận và tái tạo những thành tố văn hóa của cộng đồng mình, những nét đặc trưng văn hóa mỗi vùng miền và chỉ thực sự trở thành nhà văn lớn khi đạt đến tầm vóc của một nhà văn hóa – tư tưởng. Văn học có chức năng bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của cha ông để lại và nhà văn là cầu nối chuyển giao những giá trị đó. Không những thế, văn học còn là sự kết tinh các giá trị văn hóa và sản sinh ra các giá trị văn hóa tinh thần mới. Nhà thơ Tố Hữu đã từng nói: “Văn học thực chất là cuộc đời. Văn học sẽ không là gì cả nếu không vì cuộc đời mà có. Cuộc đời là nơi xuất phát và cũng là nơi đi tới của văn học”. Trong cuộc đời, cái bản chất nhất, làm nên tính người 10
- chính là văn hóa, là những ứng xử văn hóa, quy chuẩn đạo đức làm người. Văn học gìn giữ và bảo lưu những giá trị văn hóa truyền thống. Nhà văn khi sáng tạo luôn chịu sự chi phối của các thành tố, những quy phạm của văn hóa cộng đồng, tuân thủ nghiêm ngặt những hệ giá trị ngầm được hoạch định sẵn trong tâm thức văn hóa của mỗi người. Những giá trị tốt đẹp của văn học sẽ được lưu truyền, gìn giữ và phát huy trong các thế hệ con người và thời đại dân tộc. Văn học còn có khả năng đặc biệt, tạo ra các giá trị văn hóa, trong đó quan trọng nhất là giá trị ngôn ngữ dân tộc và những giá trị tư tưởng của mỗi cá nhân con người trong dân tộc. Giáo sư Trần Đình Sử cho rằng: “Sáng tạo văn học không đơn giản chỉ là nói càng nhiều về các hiện tượng mới của đời sống. Các hiện tượng mới chưa chắc đã là văn hóa. Nó có thể nhất thời và sớm muộn sẽ bị đào thải. Cùng với việc sáng tạo ra nhân sinh quan, sáng tạo cách cảm nhận mới và đánh giá mới đối với đời sống, văn học phải sáng tạongôn ngữ mới, hình thức mới [54, tr.2].Trên hành trình phát triển của dân tộc, ngôn ngữ văn học luôn đóng một vai trò quan trọng trong việc lưu giữ và sáng tạo các giá trị văn hóa dân tộc. Những giá trị ngôn ngữ truyền thống, đặc biệt là ngôn ngữ dân gian luôn là tài sản quý giá của mỗi dân tộc trong bất cứ thời kì nào. Bên cạnh đó, văn học còn bảo vệ, gìn giữ và hun đúc lên một giá trị độc đáo là nhân phẩm con người, nhân cách văn hóa. Văn học có khả năng tác động, điều chỉnh hành vi của con người trong mối quan hệ với môi trường tự nhiên, xã hội và với chính bản thân. Văn học góp phần cấu tạo, hoàn thiện, phát triển nhân cách con người trong tổng hòa nhân cách văn hóa dân tộc, nhân loại. Văn học không chỉ phản ánh các giá trị như đạo lí làm người, các chuẩn mực, phong tục, tập quán, tín ngưỡng… mà còn hun đúc nên các giá trị đạo lí, nâng lên tầm tư tưởng và giáo dục cho thế hệ mai sau. 1.3. Phương pháp tiếp cận văn học dưới góc nhìn văn hóa Với mối quan hệ khăng khít không thể tách rời như vậy, cho nên, nghiên cứu văn học phải luôn đặt nó trong mối quan hệ với văn hóa. Một trong những người khởi xướng cho xu hướng tiếp cận văn học bằng văn hóa là Mikhail. M. Bakhtin – Giáo sư văn học người Nga. Bakhtin quan niệm: “Trước hết khoa học nghiên cứu văn học cần 11
- phải gắn bó chặt chẽ với văn hóa. Không thể hiểu nó ngoài cái bối cảnh nguyên vẹn của toàn bộ văn hóa một thời đại trong đó nó tồn tại. Không được tách nó khỏi các bộ phận khác của văn hóa, cũng như không được như người ta vẫn làm, và trực tiếp gắn với các nhân tố xã hội – kinh tế, vượt qua đầu văn hóa. Những nhân tố xã hội – kinh tế tác động tới toàn bộ văn hóa nói chung, và chỉ thông qua văn hóa, mới tác động được tới văn học. (M. Bakhtin, Mỹ học sáng tạo ngôn từ). Ở nước ta, không ít công trình nghiên cứu văn học đi sâu vào tìm hiểu bản sắc dân tộc trong văn học, xem bản sắc dân tộc như là phẩm chất của văn học và ngược lại, không ít những công trình nghiên cứu văn hóa xem trọng dẫn liệu văn học như những dấu hiệu, tiêu chí góp phần làm sáng tỏ đặc điểm văn hóa, bản sắc văn hóa của dân tộc. Nghiên cứu tác phẩm văn học theo quan điểm văn hóa là vận dụng những tri thức về văn hóa để nhận diện giải mã các yếu tố của thi pháp tác phẩm. Phương pháp này ưu tiên cho việc phục nguyên không gian văn hóa trong đó tác phẩm đã ra đời, xác lập sự chi phối của các quan niệm triết học, tôn giáo, đạo đức, luật pháp, chính trị, thẩm mĩ…từng tồn tại trong không gian văn hóa xác định đối với tác phẩm về các mặt xây dựng nhân vật, kết cấu, mô típ, hình tượng, ngôn ngữ. Đây thực chất là phương pháp tiếp cận liên ngành, yêu cầu vận dụng tổng hợp các tri thức về lịch sử, nhân học, tôn giáo, khảo cổ học…để làm sáng tỏ các hiện tượng thi pháp trong các tác phẩm văn học. Phương pháp tiếp cận văn hóa học lấy con người làm trung tâm để để xây dựng hệ thống vấn đề miêu tả trong tác phẩm. Con người với tư cách là thực thể văn hóa bao giờ cũng tồn tại trong ba mối quan hệ cơ bản: quan hệ với môi trường tự nhiên, quan hệ với xã hội và quan hệ với chính mình. Mặc dù là phương pháp tiếp cận văn học ra đời sau nhưng phương pháp tiếp cận văn học dưới góc nhìn văn hóa vẫn khẳng định được thế mạnh của mình. Phương pháp tiếp cận văn học dưới góc nhìn văn hóa giúp độc giả có thể hình dung được đời sống văn hóa với những phong tục, tập quán, quan niệm đạo đức, ứng xử xã hội…của một thời đại nơi mà tác phẩm được sinh ra. Hơn nữa, phương pháp tiếp cận văn hóa học giúp người thưởng thức tác phẩm văn học xác định được vị trí, vai trò của người sáng tác trong hành 12
- trình phát triển của lịch sử văn hóa – văn học dân tộc. Không những thế, góc nhìn văn hóa sẽ khắc phục được hạn chế khám phá văn học chỉ gói gọn trong phạm vi hạn hẹp ở góc nhìn đơn lẻ, mang tính chất chuyên biệt. Cuối cùng, với cách tiếp cận văn hóa, người nghiên cứu sẽ có thể tìm kiếm những cấp độ ý nghĩa độc đáo trong quá trình giải mã các hiện tượng văn học mới mẻ, dị biệt. Tác giả Đỗ Thị Ngọc Chi trong công trình nghiên cứu của mình đã yêu cầu người nghiên cứu tác phẩm văn học dưới góc nhìn văn hóa cần phải: “1) Phải đặt văn học trong bối cảnh rộng lớn của văn hóa xã hội hoặc trong ảnh hưởng qua lại của văn học đối với các hiện tượng văn hóa khác; 2) Xem văn học là bộ phận của văn hóa thì văn bản văn học cũng là một sản phẩm văn hóa vì thế cần giải mã nó trong ngữ cảnh văn hóa; 3) Văn học là một trong những loại hình nghệ thuật có khả năng bao quát, chạm tới cái mạch ngầm sâu thẳm của đời sống văn hóa cũng như chiều sâu tư tưởng của người nghệ sĩ[10;tr17].Theo đó, phương pháp tiếp cận văn hóa học có những tiêu chí khi nghiên cứu, đánh giá một hiện tượng văn học: Thứ nhất, phải chú ý đến các quan hệ xã hội và các kiểu hình tượng xã hội trong văn học, chẳng hạn như các kiểu không gian tồn tại của con người như không gian sản xuất, không gian đấu tranh, không gian sinh hoạt, không gian xã hội mang màu sắc chính trị….; thứ hai là quan hệ của con người với thiên nhiên và các hình tượng thiên nhiên; thứ ba là quan niệm con người gắn với hoàn cảnh lịch sử cụ thể. Nguyên tắc của phương pháp tiếp cận dưới góc nhìn văn hóa là không chỉ đi tìm ảnh hưởng của văn hóa đương thời đối với văn học mà còn truy nguyên đến các truyền thống xa xưa của cộng đồng. 1.4. Hành trình sáng tác của nhà văn Nguyễn Dậu 1.4.1. Tiểu sử nhà văn Nguyễn Dậu Nhà văn Nguyễn Dậu tên khai sinh là Nguyễn Ngọc Song, cũng có tên là Trương Mẫn Song (vì mẹ ông họ Trương). Ông sinh ra tại Cống Xuất, khu Xi măng của thành phố Hải Phòng. Quê gốc của ông ở huyện Hoài Đức, Sơn Tây, nay thuộc Hà Nội. Nguyễn Dậu có duyên với binh nghiệp. Sau khi học lớp Nhất trường Giăng Duypuy (Jean Dupuis) cũng là lúc cách mạng tháng Tám nổ ra, Nguyễn Dậu tham gia 13
- công tác tuyên truyền ở Hải Phòng, sau đó gia nhập quân đội, học trường Thiếu sinh quân rồi phục vụ ở bộ binh, pháo binh, quân y. Sau cách mạng Trung Quốc thành công, năm 1950 được quân đội cử sang Trung Quốc học khóa đào tạo sĩ quan. Trong thời gian ở quân đội, ông từng là cán bộ quân y, cao xạ, dã pháo 105 ly. Năm 1954 về công tác tại phòng Văn nghệ quân đội thuộc Tổng cục chính trị, rồi chuyển ngành lần lượt công tác ở xưởng phim, biên tập viên Nhà xuất bản phổ thông, Tòa soạn báo Văn nghệ, Sở Văn hóa Hà Nội. Với mong muốn được trải nghiệm cuộc sống theo phương châm “sống đã rồi hãy viết” (Nam Cao), Nguyễn Dậu đã dũng cảm từ bỏ cuộc sống phố phường, đưa cả vợ con theo mình về vùng than Cẩm Phả để lao động và viết văn. Vừa làm thợ cuốc than để kiếm sống, Nguyễn Dậu vừa cặm cụi ghi chép, gom nhặt các chi tiết đời sống chuẩn bị cho sự ra đời của tác phẩm. Chính nhờ có hai năm lăn lộn vất vả ở vùng than này mà Nguyễn Dậu có cảm hứng và tư liệu hiện thực để viết bộ tiểu thuyết Mở hầm - một trong những tác phẩm mở đầu của văn học ở miền Bắc trong thời kì xây dựng chủ nghĩa xã hội. Dù thiên tiểu thuyết này bị phê phán nhưng Nguyễn Dậu vẫn quyết tâm theo đuổi sự nghiệp văn chương. Rời vùng than ở Quảng Ninh, Nguyễn Dậu lên vùng mỏ thiếc ở Tĩnh Túc, về Hải Phòng, vào khu 4, đến với các công trường, xưởng máy, trận địa để thâm nhập thực tế, lấy tư liệu cho sáng tác. Trong giai đoạn giặc Mỹ bắn phá miền Bắc, với tinh thần xông pha của một nhà văn – chiến sĩ, Nguyễn Dậu bất chấp hiểm nguy, có mặt ở hầu khắp các vùng đất máy bay Mĩ bắn phá ác liệt như cầu Bùn, cầu Giát, phà Ghép... của vùng trọng điểm Thanh – Nghệ Tĩnh. Khát vọng sáng tác đã giúp nhà văn quên đi mọi khó khăn, nhọc nhằn của đời sống kháng chiến, cháy hết mình cho việc sống và viết. Thành quả của sự khổ luyện vất vả ấy chính là sự ra đời của các tập truyện ngắn Huệ Ngọc, Trở lại đảo (Nhà xuất bản phổ thông), Người ngoại ô (Nhà xuất bản văn học) cùng hàng trăm bài báo phản ánh thực tế chiến đấu của chiến sĩ và nhân dân nơi tuyến lửa mà nhà văn đang bám trụ. Sau năm 1975, Nguyễn Dậu lại tiếp tục cuộc phiêu lưu mới. Ông đi vào miền Nam, sang đất Campuchia rồi quay về Hà Nội. Vì cuộc sống mưu sinh vất vả, Nguyễn Dậu phải làm đủ nghề kiếm sống như bán dép, làm thợ cắt tóc ngoài vỉa hè. Tuy nhiên, 14
- điều đáng quý là ông chưa lúc nào từ bỏ “mộng văn chương”, vẫn say mê với từng con chữ. Sau gần ba mươi năm không cầm bút, Nguyễn Dậu trở lại với văn chương bằng sự hăm hở, háo hức vẫn vẹn nguyên niềm say mê sáng tạo. Cảm hứng và sinh lực sáng tạo vẫn nảy nở căng trào giúp ông cho ra đời “những thiên truyện ngắn ám ảnh, hấp dẫn đến mức kinh điển”. Với ý tưởng mới, cách viết mới, những tập truyện ngắn của ông thời kì này đánh dấu một thời kì mới trong văn nghiệp, đưa ông vào hàng tên tuổi những nhà văn đương đại tiêu biểu. Nhìn lại cuộc đời của Nguyễn Dậu, có thể thấy, cuộc đời ông nhiều sóng gió, thăng trầm, trải qua không ít những gian truân nhưng ông vẫn luôn sống hết mình với cuộc đời, vẫn tha thiết với văn chương, nghệ thuật và cháy hết mình vì lí tưởng. Chính việc phải lăn lộn trong cuộc đời đầy những nhọc nhằn đã giúp cho những trang viết của ông luôn chân thực, sống động, tươi mới mang hơi thở của cuộc sống đời thường nhiều buồn vui lẫn lộn. Với một nền tảng học vấn vững vàng của cả Tây học và Hán học, kết hợp với những trải nghiệm trong cuộc sống, Nguyễn Dậu tạo nên được một phong cách riêng biệt trong văn chương, ghi một dấu ấn không thể phai mờ trong văn học Việt Nam hiện đại. Ông được ghi tên trong Từ điển văn học Việt Nam (bộ mới) do Nhà xuất bản Thế Giới ban hành năm 2005. 1.4.2. Hành trình sáng tác Nhà văn Nguyễn Dậu ra nhập làng văn vào năm 1955 với tiểu thuyết đầu tay Nữ du kích Cam Lộ. Năm 1961, ông trở nên nổi tiếng, được nhiều người biết đến, trở thành hiện tượng của văn đàn lúc ấy với tiểu thuyết Mở hầm. Với bút lực dồi dào, chỉ trong một thời gian ngắn sau đó, Nguyễn Dậu xuất bản hàng loạt tập truyện ngắn và tiểu thuyết trình làng. Sự nghiệp văn chương của Nguyễn Dậu nhìn tổng quát có thể chia làm hai chặng đường. Chặng thứ nhất, từ năm 1955 đến năm 1962, khép lại với sự kiện tiểu thuyết Mở hầm. Các tác phẩm tiêu biểu trong giai đoạn này là tiểu thuyết Đôi bờ (Nxb Thanh niên, 1958), Mở hầm (Nxb Thanh niên, 1961), Vòm trời Tĩnh Túc (Nxb Lao Động, 1963); các tập truyện ngắn: Ánh đèn trong lò (Nxb Văn học, 1961), Huệ Ngọc (Nxb Văn học 15
- 1962)... Các tác phẩm này đều ra đời trong cái lấm lem than bụi ở các nhà máy, hầm mỏ, công trường mà nhà văn đã sống và làm việc nên đều ngồn ngộn các chi tiết của đời sống thực tế, giàu giá trị hiện thực. Chặng đường thứ hai là những sáng tác viết ra sau thời kì Đổi mới. Giai đoạn này, ông viết khỏe, viết đều và còn viết rất nhanh. Ông trở lại văn đàn với bút lực dồi dào lạ thường. Về điều này, nhà phê bình văn học Ngô Vĩnh Bình có lần đã biểu dương Nguyễn Dậu, với những nhận định, đánh giá đầy yêu mến và trân trọng về văn chương ông: “Bút lực của nhà văn có tuổi này là dường như còn rất dồi dào. Dồi dào không phải chỉ ở chỗ viết khỏe, in đều mà cái chính là ở văn phong, ở lối nhìn, cách nghĩ, ở cả phía khai thác đề tài, đối tượng miêu tả” [9]. Chỉ trong gần chục năm cuối của thế kỉ trước, Nguyễn Dậu đã cho ra đời hàng loạt những tập truyện ngắn: Con thú bị ruồng bỏ (Nhà xuất bản Hội Nhà văn, 1988), Rùa hồ Gươm ( Nhà xuất bản Hà Nội, 1990, Hương khói lòng ai (Nhà xuất bản Văn học, 1994), Đôi hoa tai lóng lánh (Nhà xuất bản Văn học, 1995), Phật tại tâm (Nhà xuất bản Văn học, 1995), Bảng lảng hoàng hôn (Nhà xuất bản Văn học, 1997)... Tác phẩm của ông thời kì này phản ánh những vui buồn của kiếp người với biết bao chiêm nghiệm của chính ông trong suốt một cuộc đời đầy nhọc nhằn, sóng gió. Ông viết về niềm vui và nỗi đau đớn của một con chó săn của một ông tướng; ông viết về nỗi lo âu, xót xa của những con rùa ở Hồ Gươm; con người trong sáng tác của ông đều là những người ở dưới đáy của xã hội bị sóng gió cuộc đời vùi dập, sống không địa vị, không danh phận nhưng luôn luôn phải vật lộn để giữ phần nhân tính và thiện căn của mình. Ông cũng đi sâu khai thác những tâm tư, tình cảm uẩn khúc, éo le của con người mà thời điểm ấy người ta ngại đề cập với một cái nhìn đôn hậu, chan chứa yêu thương. Văn phong của ông giai đoạn này sâu lắng trong suy tư, trầm tĩnh, hồn hậu trong cảm xúc với biết bao nhiêu chiêm nghiệm từng trải trong cuộc đời. Nhà phê bình văn học Ngô Vĩnh Bình nhận xét: “đọc truyện ngắn Nguyễn Dậu chúng ta chẳng thấy những điều triết lý to tát mà dường như chúng ta luôn nhận được những bài học về cuộc sống lăn lóc đầy khổ đau của con người trong thế giới người. Và đọc ông, mỗi người thấy yêu thêm đồng loại, thấy tin tưởng ở sức mạnh tiềm ẩn cũng như sự trong sáng vốn 16
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn viết về đề tài tình yêu của Phạm Thị Hoài, Nguyễn Thị Thu Huệ, Phan Thị Vàng Anh
185 p | 265 | 50
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: So sánh hình tượng anh hùng Từ Hải và Lục Vân Tiên dưới góc nhìn văn hóa
118 p | 597 | 44
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc trưng nghệ thuật của văn tế Nôm trung đại
132 p | 119 | 32
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Yếu tố kì ảo trong văn xuôi trung đại (thế kỉ XV đến thế kỉ XIX)
115 p | 115 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong lý luận Văn học ở Việt Nam từ 1975 đến nay
166 p | 154 | 28
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Kiểu nhân vật đi tìm bản ngã trong tiểu thuyết của Haruki Murakami
103 p | 119 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Văn hóa dân gian trong tiểu thuyết
114 p | 153 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Hồn - Tình - Hình - Nhạc trong thơ Hoàng Cầm
184 p | 158 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc điểm nghệ thuật thơ Bùi Giáng
168 p | 148 | 22
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Nhân vật trí thức văn nghệ sĩ trong văn xuôi Việt Nam hiện đại
151 p | 101 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Thể loại phóng sự Việt Nam từ 1975 đến nay (qua một số tác giả tiêu biểu)
121 p | 173 | 18
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Khảo sát truyện cổ dân gian Ê Đê dưới góc độ loại hình
167 p | 123 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Những đóng góp của Tuệ Trung Thượng sĩ cho thơ Thiền Việt Nam
132 p | 161 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc điểm văn xuôi nghệ thuật Dạ Ngân
168 p | 147 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Thiền uyển tập anh từ góc nhìn văn chương
108 p | 124 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc điểm tiểu thuyết, truyện ngắn của Nguyễn Văn Xuân
172 p | 82 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Cuộc đời và sự nghiệp văn học của Trương Duy Toản
171 p | 94 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học Việt Nam: Tìm hiểu đặc sắc nghệ thuật của nhà văn Nguyễn Tuân trước Cách mạng tháng Tám năm 1945
91 p | 64 | 8
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn