intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Văn học Việt Nam: Vấn đề đô thị hóa và phụ nữ trong truyện ngắn của Đỗ Phấn từ góc nhìn phê bình sinh thái

Chia sẻ: Matroinho | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:109

20
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của luận văn "Vấn đề đô thị hóa và phụ nữ trong truyện ngắn của Đỗ Phấn từ góc nhìn phê bình sinh thái" nhằm làm sáng tỏ thêm trong sáng tác của Đỗ Phấn, đó là vấn đề phụ nữ trong quá trình đô thị hóa; Nghiên cứu để góp thêm tiếng nói vào việc đánh giá đầy đủ, toàn diện giá trị tư tưởng sinh thái trong sáng tác của Đỗ Phấn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Văn học Việt Nam: Vấn đề đô thị hóa và phụ nữ trong truyện ngắn của Đỗ Phấn từ góc nhìn phê bình sinh thái

  1. UBND TỈNH BÌNH DƢƠNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT PHẠM THỊ AN VẤN ĐỀ ĐÔ THỊ HÓA VÀ PHỤ NỮ TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA ĐỖ PHẤN TỪ GÓC NHÌN PHÊ BÌNH SINH THÁI CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM MÃ SỐ: 8220121 LUẬN VĂN THẠC SĨ BÌNH DƢƠNG- Năm 2018 1
  2. UBND TỈNH BÌNH DƢƠNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT PHẠM THỊ AN VẤN ĐỀ ĐÔ THỊ HÓA VÀ PHỤ NỮ TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA ĐỖ PHẤN TỪ GÓC NHÌN PHÊ BÌNH SINH THÁI CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM MÃ SỐ: 8220121 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHẠM PHƢƠNG CHI BÌNH DƢƠNG- Năm 2018 1
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan: Luận văn tốt nghiệp với đề tài “Vấn đề đô thị hóa và phụ nữ trong truyện ngắn của Đỗ Phấn từ góc nhìn phê bình sinh thái” là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi, không sao chép của bất kì ai. Mọi nguồn thông tin đƣợc sử dụng trong luận văn đƣợc chỉ rõ nguồn gốc. Tôi xin chịu mọi trách nhiệm về công trình nghiên cứu của riêng mình. Bình Dƣơng, tháng 12 năm 2018 Tác giả luận văn Phạm Thị An i
  4. LỜI CẢM ƠN Với lòng biết ơn sâu sắc của mình, tôi xin cảm ơn TS. Phạm Phƣơng Chi (Viện Văn học – Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam) đã hƣớng dẫn tận tình, sát sao, động viên, khích lệ và tin tƣởng tôi trong suốt quá trình tìm hiểu, nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Tôi vô cùng cảm ơn các thầy cô giảng dạy tại khoa Ngữ Văn- trƣờng Đại học Thủ Dầu Một, trƣờng Đại học Sƣ phạm Thành phố Hồ Chí Minh, Trƣờng Đại học Xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Xin chân thành cảm ơn sự động viên, tạo điều kiện thuận lợi của gia đình, bạn bè, đồng nghiệp và ngƣời thân! Bình Dƣơng, tháng 12 năm 2018 Tác giả luận văn Phạm Thị An ii
  5. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................................... ii MỤC LỤC ........................................................................................................................... iii MỞ ĐẦU ............................................................................................................................... 1 1. Lí do chọn đề tài....................................................................................... 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ........................................................................ 4 2.1. Những nghiên cứu chung về Đỗ Phấn ................................................... 4 2.2. Những nghiên cứu về Đỗ Phấn dƣới góc nhìn phê bình sinh thái........... 5 3. Mục đích, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu............................................. 7 3.1. Mục đích nghiên cứu ............................................................................. 7 3.2. Đối tƣợng nghiên cứu ............................................................................ 8 3.3. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 8 4. Phƣơng pháp nghiên cứu .......................................................................... 8 5. Đóng góp của luận văn ............................................................................. 9 6. Cấu trúc của luận văn ............................................................................... 9 Chƣơng 1. GIỚI THUYẾT CHUNG VỀ PHÊ BÌNH SINH THÁI VÀ TRUYỆN NGẮN CỦA ĐỖ PHẤN ......................................................................................................10 1.1. Giới thuyết chung về phê bình sinh thái ......................................................................10 1.1.1. Khái niệm phê bình sinh thái ............................................................ 10 1.1.2. Vấn đề đô thị hóa trong phê bình sinh thái ........................................ 14 1.1.3. Vấn đề phụ nữ trong phê bình sinh thái ............................................ 18 1.1.3.1.Lịch sử hình thành của chủ nghĩa nữ quyền sinh thái .......................... 18 1.1.3.2. Phụ nữ với việc bảo vệ môi sinh- môi trường .....................................20 1.2. Truyện ngắn của nhà văn Đỗ Phấn ..............................................................................22 1.2.1. Cuộc đời và sự nghiệp ...................................................................... 22 1.2.2. Đôi nét về truyện ngắn của Đỗ Phấn ................................................. 25 Tiểu kết chƣơng 1 ................................................................................................................28 Chƣơng 2. VẤN ĐỀ ĐÔ THỊ HÓA VÀ TỰ NHIÊN TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA ĐỖ PHẤN ............................................................................................................................29 2.1. Sự bành trƣớng lấn át của không gian đô thị ..............................................................31 iii
  6. 2.1.1. Không gian đô thị lấn át không gian làng quê và không gian hoang dã ................................................................................................................... 31 2.1.2. Nguyên nhân gây nên lực át của không gian đô thị ........................... 34 2.2. Những tác nhân lên môi trƣờng tự nhiên để phục vụ cho đời sống đô thị .................37 2.2.1. Đánh bắt động vật tự nhiên ............................................................... 37 2.2.2. Ảo tƣởng du lịch sinh thái ................................................................ 42 2.3. Ý thức nơi chốn và vấn đề ngƣời nhập cƣ ...................................................................46 2.3.1. Từ làng lên phố: niềm mong mỏi ...................................................... 47 2.3.2. Từ phố về làng: bất đắc dĩ ................................................................ 51 2.4. Đô thị hóa và những chấn thƣơng sinh thái.................................................................55 2.4.1. Ô nhiễm môi trƣờng- hệ thống loài bị tổn thƣơng ............................. 56 2.4.1.1.Con người: Nỗi đau tâm hồn và thể xác .............................................. 56 2.4.1.2. Thiên nhiên bị bức tử .........................................................................61 2.4.2. Ngập lụt, rác thải, kẹt xe, tai nạn- Nỗi ám ảnh thƣờng nhật của ngƣời dân phố thị ................................................................................................. 62 2.4.3. Kiến trúc đô thị- vách ngăn con ngƣời và thiên nhiên, tình ngƣời với nhau ........................................................................................................... 69 2.4.3.1. Kiến trúc đô thị- vách ngăn con người với thiên nhiên ....................... 69 2.4.3.2. Kiến trúc đô thị- vách ngăn tình người ............................................... 71 Tiểu kết chƣơng 2 ................................................................................................................75 Chƣơng 3: PHỤ NỮ VÀ TỰ NHIÊN VỚI QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA ĐỖ PHẤN .....................................................................................76 3.1. Phụ nữ và tự nhiên trong nghiên cứu phê bình sinh thái ............................................76 3.2. Phụ nữ và tự nhiên trong truyện ngắn của Đỗ Phấn ...................................................78 3.2.1. Phụ nữ và tự nhiên - Đối tƣợng bị thống trị, xem thƣờng.................. 78 3.2.2. Phụ nữ bị bóc lột sức lao động .......................................................... 79 3.2.3. Phụ nữ bị áp bức về tình dục ............................................................ 82 3.3. Vai trò của ngƣời phụ nữ với môi trƣờng tự nhiên .....................................................87 3.3.1. Bảo vệ giống loài tự nhiên ................................................................ 87 3.3.2. Gắn kết nam giới với tự nhiên .......................................................... 88 Tiểu kết chƣơng 3 ................................................................................................................94 iv
  7. KẾT LUẬN ..........................................................................................................................95 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................................97 v
  8. MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Lí thuyết phê bình sinh thái xuất hiện từ đầu những năm 70 của thế kỉ XX, khởi nguồn từ nƣớc Mỹ rồi đến nƣớc Anh và ảnh hƣởng đến toàn bộ các nƣớc Phƣơng Tây. Tuy nhiên, vấn đề sinh thái không chỉ là vấn đề đƣợc quan tâm ở các nƣớc Tây Âu, bởi vì vấn đề khủng hoảng môi trƣờng sinh thái không chỉ diễn ra ở một quốc gia, một vùng hay một khu vực nào đó mà nó diễn ra trên toàn cầu. Và vì thế, trào lƣu phê bình sinh thái lan sang cả châu Á, trong đó có Việt Nam. Vấn đề sinh thái, môi trƣờng trở thành mối quan tâm đặc biệt ở mọi lĩnh vực, kể cả khoa học tự nhiên và khoa học xã hội. Chúng ta đang sống ở thế kỉ XXI- thế kỉ của nền văn minh hiện đại. Nền văn minh hiện đại đem đến cho cuộc sống của con ngƣời rất nhiều tiện nghi và thuận lợi. Nhƣng để có đƣợc những thuận lợi tiện nghi đó thì con ngƣời can thiệp quá sâu vào môi trƣờng tự nhiên dẫn đến quá nhiều hậu quả thảm hại nhƣ: khói bụi, lũ lụt, sạt lở, hạn hán, rừng khô, suối cạn, biển độc; bên cạnh đó là sự suy thoái về đạo đức, hay con ngƣời mắc phải những chứng bệnh lạ…Nói một cách khác, nền văn minh hiện đại có tác động tiêu cực không nhỏ đến sinh thái tự nhiên, sinh thái xã hội và sinh thái văn hóa. Trƣớc vấn đề mang tính cấp thiết toàn cầu nhƣ thế, liệu văn học có đứng ngoài cuộc không? Karen Laura Thornber đã đặt ra câu hỏi kích thích giới làm văn học không nên thờ ơ trƣớc vấn nạn nguy cơ sinh thái: “Điều quan trọng và thực sự cấp thiết, là phải phân tích xem văn học, trong ý nghĩa là một dạng thức diễn ngôn, đã có sự giải quyết nhƣ thế nào trƣớc những nguyên nhân và hậu quả của quá trình phá hủy sinh thái một cách thản nhiên” (Thornber, 2017b, tr.275). Phê bình sinh thái trở thành hƣớng nghiên cứu liên ngành, là hƣớng nghiên cứu mới trong văn học cũng nhƣ các sản phẩm văn hóa. Nhƣng có một nghịch lí, mặc dù phê bình sinh thái ra đời khá lâu (từ những năm 70 của thế kỷ XX), có nhiều diễn văn, tổ chức, hoạt động hô hào bảo vệ môi trƣờng, giữ cân bằng sinh thái nhƣng thực tế ngày hôm nay thậm chí cả 1
  9. tƣơng lai, con ngƣời vẫn phải đang gánh chịu những thực trạng thảm họa môi trƣờng. Nghịch lý này vẫn tồn tại đến mức coi nhƣ chuyện đƣơng nhiên. Từ năm 1986, Việt Nam bƣớc vào thời kì đổi mới trên mọi lĩnh vực đã làm cho đời sống vật chất và tinh thần của ngƣời dân đƣợc cải thiện đáng kể. Quá trình “Công nghiệp hóa- Hiện đại hóa” đất nƣớc làm cho đất nƣớc trở thành một trong những nƣớc phát triển ở khu vực và có vị thế tiếng nói trên trƣờng quốc tế. Nhƣng bên cạnh đó, con ngƣời Việt Nam cũng phải gánh chịu những hậu quả của quá trình “Công nghiệp hóa- hiện đại hóa”: những cánh đồng, những khu rừng phải nhƣờng chỗ cho các khu công nghiệp; những dòng sông, những tài nguyên khoáng sản phải phục vụ cho nhu cầu lƣới điện quốc gia, con ngƣời luôn bị hít phải bầu không khí ô nhiễm, ăn phải những thức ăn còn dƣ lƣợng chất độc, sinh vật chết hàng loạt,.... Nhìn chung, có nhiều hệ lụy của một quá trình phát triển quá nhanh và ồ ạt. Và đó cũng là vấn đề nóng trong những sáng tác của các nhà văn gần đây nhƣ: Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Việt Hà, Phạm Thị Hoài, Nguyễn Thị Thu Huệ, Đỗ Phấn, Trần Duy Phiên, Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Ngọc Tƣ,… Với sự băn khoăn trăn trở của mình, Đỗ Phấn trong nhiều tác phẩm đã nhận thức sâu sắc hơn những nguy cơ đối với sự sinh tồn của con ngƣời trong môi trƣờng tự nhiên và xã hội suy thoái, bày tỏ mối quan tâm, nỗi lo âu và sự phản tỉnh về mối quan hệ giữa con ngƣời với tự nhiên. Trong những sáng tác của mình, từ tiểu thuyết đến truyện ngắn hay tản văn, Đỗ Phấn thƣờng tập trung vào vấn đề đô thị và con ngƣời, ý thức nơi chốn và vấn đề ngƣời nhập cƣ. Trong truyện ngắn của mình, Đỗ Phấn cũng chỉ ra đối tƣợng bị ảnh hƣởng, tác động nhiều nhất của nguy cơ sinh thái đô thị chính là môi trƣờng tự nhiên và ngƣời phụ nữ. Tự nhiên và ngƣời phụ nữ có mối liên hệ mật thiết với nhau, đều là những đối tƣợng bị xâm hại, bị bóc lột, bị thiệt thòi nhất của quá trình phát triển đô thị. Môi trƣờng tự nhiên thì bị xâm chiếm, lấn át, bức tử, còn ngƣời phụ nữ thì bị bóc lột, cƣỡng bức về sức lao động, thể xác, tâm hồn và cả tình dục. Tất cả đều chịu hậu quả nặng nề là những chấn thƣơng sinh thái. Nhƣng tự nhiên và phụ nữ 2
  10. không chịu lặng im trƣớc tác động xâm hại môi trƣờng của con ngƣời. Tự nhiên đã quay trở lại trả thù con ngƣời bằng những cơn đại hồng thủy hay sự nóng lên của trái đất… làm cho đời sống của con ngƣời nhất là ngƣời dân phố thị phải khốn đốn. Không nhƣ tự nhiên, với vai trò và thiên tính của mình, ngƣời phụ nữ trong truyện ngắn của Đỗ Phấn đã có những hành động bảo vệ môi trƣờng tự nhiên, kéo con ngƣời (đặc biệt là nam giới) vào mối quan hệ sống hài hòa gần gũi với tự nhiên, xóa bỏ tƣ tƣởng nhân loại trung tâm, nam giới trung tâm. Nhƣ vậy, đọc truyện ngắn của Đỗ Phấn, ta thấy cảm quan sinh thái xuyên suốt mọi sáng tác của ông. Là một ngƣời sinh ra và lớn lên ở đất Hà Nội, Đỗ Phấn gắn bó, yêu quý thành phố Hà Nội đồng thời ông cũng nhận ra những nguy cơ sinh thái tiềm ẩn trong đời sống đô thị. Vấn đề nguy cơ sinh thái trong sáng tác của Đỗ Phấn không chỉ diễn ra ở thành phố Hà Nội mà đó là vấn đề mà tất cả các thành phố trong cả nƣớc đang phải đối mặt. Mặc dù bƣớc vào làng văn khá muộn màng và là bƣớc rẽ sang ngang trong nghệ thuật nhƣng sáng tác của Đỗ Phấn chứa đựng rất nhiều giá trị tƣ tƣởng của thời đại, vì thế mà tác phẩm của ông đƣợc đón nhận một cách nồng nhiệt. Trong những sáng tác của mình, Đỗ Phấn đã cho thấy ý thức trách nhiệm của một ngƣời dân thành phố, của một ngƣời làm nghệ thuật nói riêng và của một công dân nói chung về vấn đề sinh thái môi trƣờng. Những vấn đề đặt ra trong sáng tác của Đỗ Phấn mang tính thời sự, nói đến vấn đề mà toàn nhân loại đang quan tâm, và cùng với xu hƣớng nghiên cứu mới trong văn học hiện nay, tôi chọn đề tài “Vấn đề đô thị hóa và phụ nữ trong truyện ngắn của Đỗ Phấn từ góc nhìn phê bình sinh thái” để đánh giá giá trị của tác phẩm từ góc nhìn phê bình sinh thái. 3
  11. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Trƣớc khi đến với làng văn, Đỗ Phấn từng là một họa sĩ có tiếng, một thầy giáo dạy mĩ thuật ở một trƣờng Đại học. Dù đến với văn chƣơng khá muộn mằn nhƣng ông là một cây bút có sức sáng tạo dồi dào. Ông liên tiếp cho ra đời hàng loạt những tiểu thuyết, truyện ngắn, truyện vừa và tản văn. Và những sáng tác của ông đƣợc bạn đọc đón nhận nồng nhiệt và đƣợc giới phê bình nghiên cứu văn chƣơng quan tâm. Thực tế là có nhiều bài báo viết về ông, về sáng tác của ông liên tiếp xuất hiện trên các báo, và có nhiều luận văn, luận án của các nghiên cứu sinh về văn học lấy sáng tác của ông làm đề tài nghiên cứu. 2.1. Những nghiên cứu chung về Đỗ Phấn Nguyễn Tham Thiện Kế (2010) có nhận xét: “Tôi thấy Phấn là một trong những họa sĩ có khả năng diễn đƣợc tƣ duy của mình, không chỉ trong nghề hội họa mà trong cả văn chƣơng thuần túy. Anh viết nhƣ một nhà văn chân chính thực sự hành xác với ngôn từ”. Đoàn Ánh Dƣơng (2011) cũng nhận xét nhƣ sau: “Trong mấy năm trở lại đây, từ hội họa chuyển sang lĩnh vực văn chƣơng, Đỗ Phấn đã nhanh chóng khẳng định đƣợc bút lực của mình. Trong sáng tác của anh, đời sống đô thị hiện đại luôn hiện ra với nhiều dáng vẻ, khiến ngƣời đọc khó mà không suy ngẫm về nó”. Hai nhận xét này đã đánh giá rất cao khả năng viết văn của nhà văn Đỗ Phấn ngoài lĩnh vực hội họa. Sáng tác của Đỗ Phấn cũng đƣợc sinh viên các trƣờng Đại học nghiên cứu chuyên sâu. Võ Hùng (2015), trong luận văn của mình, tác giả đã nghiên cứu về đặc điểm nhân vật, cấu trúc nghệ thuật, ngôn từ nghệ thuật và nghệ thuật kể chuyện trong tiểu thuyết của Đỗ Phấn. Với luận văn này, tác giả Võ Hùng phân tích cho ngƣời đọc thấy đƣợc hệ thống nhân vật trong tiểu thuyết của Đỗ Phấn nhƣng chủ yếu khai thác về tuyến nhân vật ngƣời đàn ông. Tác giả phân tích rằng đó là những ngƣời đàn ông cảm thấy mình cô đơn, cảm thấy nhỏ bé, tự ti mặc cảm, vô dụng, hay đôi khi là những ngƣời đàn ông tha hóa. Nhƣng tất cả những ngƣời đàn ông trong tiểu thuyết của Đỗ Phấn là những ngƣời không thờ ơ, không bàng quan trƣớc những vấn đề của cuộc sống đang diễn ra. Khi làm luận văn thạc 4
  12. sĩ, Tăng Thị Thúy Tiền (2015) đã làm đề tài: Cảm thức hiện sinh trong tiểu thuyết của Đỗ Phấn. Trong luận văn này, tác giả phân tích rằng: con ngƣời trong tiểu thuyết của Đỗ Phấn là những con ngƣời hiện hữu, con ngƣời hiện tại. Những con ngƣời này dù là vong thân hay lƣu đày, dù có rơi vào nghịch cảnh nào thì cũng là những con ngƣời khao khát đƣợc sống là chính mình, sống đúng với bản chất của con ngƣời là khát vọng và là quyền cơ bản nhất của con ngƣời. Những luận văn trên đây chủ yếu khai thác thế giới nhân vật trong sáng tác của Đỗ Phấn. 2.2. Những nghiên cứu về Đỗ Phấn dƣới góc nhìn phê bình sinh thái Nguyễn Thị Hƣơng (2014) khi làm luận văn thạc sĩ đã làm Đề tài đô thị trong tiểu thuyết của Đỗ Phấn. Trong luận văn này, tác giả tập trung phân tích không gian đô thị, thời gian đô thị và con ngƣời đô thị; ba yếu tố này có tác động qua lại với nhau. Đọc “Đề tài đô thị trong tiểu thuyết của Đỗ Phấn”, tác giả cho ta thấy đƣợc bức tranh cuộc sống con ngƣời ở đô thị một cách toàn vẹn nhƣng tác giả vẫn chƣa chỉ ra đƣợc những hậu quả sinh thái mà ngƣời dân phố thị phải gánh chịu. Đặng Thị Thái Hà trong bài viết Vấn đề sinh thái- đô thị trong văn xuôi Việt Nam thời kì đổi mới đã chỉ ra sự chuyển hƣớng trong sáng tác văn xuôi thời kì đổi mới của một số nhà văn, trong đó có Đỗ Phấn. Soi chiếu vào sáng tác của Đỗ Phấn dƣới góc nhìn phê bình sinh thái, tác giả Đặng Thị Thái Hà (2015) cho rằng: “Những câu chuyện của ông trở đi trở lại mô-tip giã từ thành thị”. Những nhân vật trong sáng tác của Đỗ Phấn “chạy trốn đô thị” để “xoa dịu mọi chấn thƣơng tâm lí” do đời sống đô thị văn minh gây ra cho con ngƣời. Trong khi đó, Lê Hƣơng Thủy khi nghiên cứu những sáng tác của Đỗ Phấn đã chỉ ra đƣợc những tác động của quá trình đô thị hóa mang đến những hệ lụy cho con ngƣời, đó là con ngƣời bị chấn thƣơng sinh thái: “Trong các sáng tác của Đỗ Phấn, luôn hiện hữu hình ảnh của một đô thị Hà Nội đang trong quá trình biến chuyển với vỏ bọc hào nhoáng nhƣng cũng ẩn chứa những vết thƣơng thành thị, những đứt gãy với truyền thống” (Lê Hƣơng Thủy, 2017). 5
  13. Nguyễn Thùy Trang trong bài “Tính đối thoại- phương thức kết nối với thế giới tự nhiên trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại” đã nêu lên mối quan hệ giữa con ngƣời với với tự nhiên trong quá trình đô thị hóa trong sáng tác của một số nhà văn hiện đại. Trong đó tác giả nhấn mạnh đến những tiểu thuyết của Đỗ Phấn và nhận định: “Đỗ Phấn thẳng thắn trải lòng những bất công mà tự nhiên phải hứng chịu” (Nguyễn Thùy Trang, 2017a).Và tác giả bài viết cũng thấy rằng những nhân vật trong sáng tác của Đỗ Phấn cũng chịu những thảm cảnh do chính mình tạo ra trong quá trình công nghiệp hóa- hiện đại hóa một cách ồ ạt. Nhìn chung, những sáng tác của Đỗ Phấn đã gây sự chú ý, quan tâm đến ngƣời đọc và giới phê bình nghiên cứu. Tôi thấy đó chính là thành công của một nhà văn. Nhƣng những bài nghiên cứu phê bình về sáng tác của Đỗ Phấn chỉ tập trung khai thác về mảng tiểu thuyết của Đỗ Phấn. Ngay trong đề tài “Cảm quan sinh thái trong sáng tác của Đỗ Phấn” thì khi khai thác tác phẩm, Lê Hƣơng Thủy cũng chỉ lấy dẫn chứng trong năm cuốn tiểu thuyết của Đỗ Phấn (Vết gió, Vắng mặt, Rụng xuống ngày hư ảo, Dằng dặc miền sông mưa, chảy qua bóng tối) chứ chƣa hề đề cập đến truyện ngắn hay tản văn của ông. Và đề tài khai thác chủ yếu là đô thị chứ chƣa đề cập đến vấn đề ngƣời phụ nữ trong sáng tác Đỗ Phấn. Cho mãi đến năm 2016, nhà văn Nguyễn Việt Hà khi viết lời tựa cho cuốn truyện ngắn Thác hoa- Nxb Trẻ năm 2016- mới đề cập đến ngƣời phụ nữ trong sáng tác của Đỗ Phấn nhƣng ở cái nhìn hệ thống nhân vật chứ chƣa phải là cái nhìn sinh thái: “Bao trùm lên trên của tất cả những đô thị những đàn bà những công chức là một tâm cảm xót xa đƣợc viết điêu luyện bằng chất văn cố dìm đi day dứt” (Đỗ Phấn, 2016). Nhà văn Lê Minh Hà cũng có lời nhận xét đƣợc in trên bìa cuối cuốn truyện ngắn Thác hoa nhƣ sau: “Đỗ Phấn là ngƣời viết truyện không có chuyện, một lối viết tƣởng bâng quơ bạ gì cũng nói mà khó vô chừng, vì ngƣời viết giữ bạn đọc không phải bằng nhân vật, bằng những bổng trầm số phận, mà giản dị bằng chính họ, lịch duyệt, vi tế, trƣớc đời sống, rộng ra là thế thời” (Đỗ Phấn, 2016). Những nhận định, đánh giá của một số tác giả trên về 6
  14. truyện ngắn của Đỗ Phấn thƣờng tập trung vào hệ thống nhân vật hay nghệ thuật viết mà chƣa chú ý đến góc độ sinh thái mà những truyện ngắn của ông gợi ra. Qua khảo sát của ngƣời viết thì rất ít thậm chí chƣa có một nghiên cứu chuyên sâu nào về thể loại truyện ngắn cũng nhƣ vấn đề phụ nữ và vấn đề sinh thái trong truyện ngắn của Đỗ Phấn. Những suy tƣ trăn trở của Đỗ Phấn về mối quan hệ giữa con ngƣời với môi trƣờng, sinh thái, đô thị… không chỉ đƣợc đề cập trong tiểu thuyết mà còn đƣợc đề cập trong truyện ngắn của ông. Khai thác mảng truyện ngắn của Đỗ Phấn bên cạnh thể loại tiểu thuyết, ngƣời đọc sẽ hiểu sâu hơn, toàn diện hơn về con ngƣời cũng nhƣ tƣ tƣởng nghệ thuật của ông. Xuất phát từ lí do này cùng với sự yêu mến ngƣỡng mộ nhà văn Đỗ Phấn và thích thú những vấn đề gợi ra trong mảng truyện ngắn của Đỗ Phấn từ góc nhìn sinh thái, tôi nghiên cứu “Vấn đề đô thị hóa và phụ nữ trong truyện ngắn của Đỗ Phấn từ góc nhìn phê bình sinh thái”. 3. Mục đích, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu - Ngƣời nghiên cứu muốn khẳng định đề tài nghiên cứu đô thị và cảm quan sinh thái đƣợc thể hiện trong mọi sáng tác của Đỗ Phấn, không chỉ ở thể loại tiểu thuyết mà còn ở thể loại truyện ngắn. - Ngƣời nghiên cứu đƣa ra một đề tài cần khai thác, làm sáng tỏ thêm trong sáng tác của Đỗ Phấn, đó là vấn đề phụ nữ trong quá trình đô thị hóa. - Nghiên cứu “Vấn đề đô thị hóa và phụ nữ truyện ngắn của Đỗ Phấn từ góc nhìn phê bình sinh thái” để góp thêm tiếng nói vào việc đánh giá đầy đủ, toàn diện giá trị tƣ tƣởng sinh thái trong sáng tác của Đỗ Phấn. 7
  15. 3.2. Đối tƣợng nghiên cứu Ngƣời viết nghiên cứu một số truyện ngắn đƣợc in trong ba tập truyện ngắn của Đỗ Phấn từ góc nhìn phê bình sinh thái. Cụ thể là tập truyện ngắn Kiến đi đằng kiến (Nxb Phụ nữ, Hà Nội, 2009), tập truyện ngắn Đêm tiền sử (Nxb Hội nhà văn, Hà Nội, 2010), tập truyện ngắn Thác hoa (Nxb Trẻ năm 2016). Cụ thể: ngƣời viết đã nghiên cứu và lấy dẫn chứng của 10/15 truyện ngắn trong tập truyện ngắn Kiến đi đằng kiến, 15/19 truyện ngắn trong tập truyện ngắn Đêm tiền sử và 18/18 truyện ngắn trong tập truyện ngắn Thác hoa. Sở dĩ tôi chọn 43/52 truyện ngắn của Đỗ Phấn để làm đối tƣợng nghiên cứu là vì những truyện ngắn này mang đậm dấu ấn sinh thái. 3.3. Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu lí thuyết phê bình sinh thái, từ đó ứng dụng lí thuyết phê bình sinh thái vào việc tìm hiểu những vấn đề đô thị và phụ nữ ở góc độ sinh thái môi trƣờng mà nhà văn Đỗ Phấn đề cập trong truyện ngắn của mình. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu - Phương pháp lịch sử: ngƣời viết phân tích truyện ngắn Đỗ Phấn trong mối liên hệ với các điều kiện lịch sử xã hội tƣơng quan. Cụ thể hơn, các vấn đề về đô thị và phụ nữ từ góc nhìn sinh thái trong tác phẩm của Đỗ Phấn sẽ đƣợc ngƣời viết phân tích trong tƣơng quan với các tài liệu hành chính về quá trình đô thị hóa ở Việt Nam. - Phương pháp so sánh: vận dụng phƣơng pháp so sánh để chỉ ra những điểm tƣơng đồng và khác biệt trong cách thể hiện vấn đề đô thị và phụ nữ từ góc nhìn phê bình sinh thái của nhà văn Đỗ Phấn so với các nhà văn khác. - Ngƣời viết cũng vận dụng "cảm quan nhìn lại" của phê bình sinh thái làm tiền đề để nhận thức mối quan hệ giữa con ngƣời và tự nhiên xung quanh nhƣ một thực thể của chỉnh thể sinh thái. - Phương pháp liên ngành: Phê bình sinh thái là một hƣớng nghiên cứu liên ngành, kết hợp văn học với khoa học, phân tích tác phẩm văn chƣơng để rút 8
  16. ra những cảnh báo môi trƣờng. Luận văn vận dụng những kiến thức của các ngành khoa học (sinh thái học, dân tộc học, sử học) - Phương pháp tiếp cận thi pháp học: Thi pháp học hiện đại đã đƣợc vận dụng để nhận diện khuynh hƣớng văn xuôi mang cảm thức sinh thái qua cấu trúc, giọng điệu,... 5. Đóng góp của luận văn - Vấn đề đô thị hay cảm quan sinh thái trong sáng tác của Đỗ Phấn đã đƣợc một số ngƣời nghiên cứu nhƣng chỉ nghiên cứu ở thể loại tiểu thuyết. Trong khi đó, vấn đề này còn thể hiện rất rõ trong thể loại truyện ngắn của ông. Tìm hiểu vấn đề đô thị hóa trong mối quan hệ với môi trƣờng tự nhiên trong truyện ngắn của Đỗ Phấn sẽ giúp chúng ta đánh giá một cách tổng quan, khách quan hơn về mảng đề tài đô thị hóa trong sáng tác của ông. - Vấn đề phụ nữ trong sáng tác của Đỗ Phấn chƣa có ai nghiên cứu đến, mà đây là đối tƣợng nổi bật trong mọi sáng tác của ông. Nhƣng trong phạm vi nghiên cứu của mình, tôi chỉ nghiên cứu vấn đề phụ nữ trong truyện ngắn của Đỗ Phấn từ góc nhìn sinh thái để làm bật hơn mối quan hệ, vị trí, vai trò của ngƣời phụ nữ với tự nhiên trong quá trình đô thị hóa. - Luận văn cũng sẽ là một tài liệu tham khảo cho các công trình nghiên cứu tiếp theo về sáng tác của Đỗ Phấn. 6. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Mục tài liệu tham khảo, luận văn đƣợc cấu trúc thành 3 chƣơng: Chƣơng 1: Giới thuyết chung về phê bình sinh thái và truyện ngắn của Đỗ Phấn Chƣơng 2: Vấn đề đô thị hóa và tự nhiên trong truyện ngắn của Đỗ Phấn Chƣơng 3: Phụ nữ và tự nhiên với quá trình đô thị hóa trong truyện ngắn của Đỗ Phấn 9
  17. Chƣơng 1. GIỚI THUYẾT CHUNG VỀ PHÊ BÌNH SINH THÁI VÀ TRUYỆN NGẮN CỦA ĐỖ PHẤN 1.1. Giới thuyết chung về phê bình sinh thái 1.1.1. Khái niệm phê bình sinh thái Thứ nhất về thuật ngữ “Phê bình sinh thái”- Ecocriticism. Có nhiều thuật ngữ tƣơng đƣơng khác cũng đƣợc dùng để gọi về Phê bình sinh thái nhƣ: nghiên cứu văn học và môi trƣờng, sinh thái văn học, thi pháp sinh thái, phê bình văn học môi trƣờng, phê bình xanh, phê bình văn hóa xanh…Nhƣng thuật ngữ đƣợc nhiều học giả sử dụng nhiều nhất đó là Phê bình sinh thái. Cụ thể là ở Việt Nam những năm gần đây, giới nghiên cứu phê bình văn học chủ yếu dùng thuật ngữ Phê bình sinh thái. Năm 2017, Nguyễn Thị Tịnh Thy đã cho ra đời cuốn sách và đặt tên sách cũng có cụm từ phê bình sinh thái: “Rừng khô, suối cạn, biển độc… và văn chương- Phê bình sinh thái”, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 3/2017. Nhóm tác giả dịch thuật những tài liệu nghiên cứu về phê bình sinh thái do Hoàng Tố Mai chủ biên đã in thành sách lấy tên “Phê bình sinh thái là gì?”, nxb Hội nhà văn, Hà Nội, 10/2017. Trên trang web http://dovanhieu.wordpress.com của riêng mình, Đỗ Văn Hiểu có một chuyên luận về văn học sinh thái và lí luận phê bình sinh thái. Trong lần tổ chức hội thảo quốc tế gần đây nhất về phê bình sinh thái, Viện Văn Học Việt Nam đã đặt tên cho buổi hội thảo là “Phê bình sinh thái- Tiếng nói bản địa, tiếng nói toàn cầu”, Hà Nội, 12/2017. Thuật ngữ sinh thái học (Ecology) có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp, bao gồm Oikos (chỉ nơi sinh sống) và Logos (học thuyết). Theo đó, sinh thái học là bộ môn nghiên cứu về nơi sinh sống của các sinh vật, đối tƣợng của nó là toàn bộ mối quan hệ giữa các loài sinh vật với môi trƣờng. Trong cái nhìn của sinh thái học, giữa các loài sinh vật và môi trƣờng sống luôn có mối quan hệ chặt chẽ, một khi sinh thái bị đảo lộn, sự sống của muôn loài cũng chấm dứt. Trong thế giới sinh vật, con ngƣời đƣợc coi là sinh vật phát triển cao nhất, bởi thế, từ chỗ tập trung nghiên cứu mối quan hệ “cơ thể - môi trƣờng”, sinh thái học dần chuyển 10
  18. sang nghiên cứu mối quan hệ “con ngƣời - tự nhiên”, “xã hội - sinh quyển”. Cùng với những chuyển dịch theo hƣớng mở rộng, sinh thái học đã vƣợt ra khỏi “phạm vi sinh vật học thuần túy, tiếp cận với những vấn đề triết học”. Cái mà phê bình sinh thái hấp thu không phải là thành quả nghiên cứu cụ thể của khoa học tự nhiên mà là tƣ tƣởng cơ bản của sinh thái học, hoặc nói cách khác đó là tƣ tƣởng triết học sinh thái. Tƣ tƣởng triết học sinh thái là khởi điểm lí luận và căn cứ của Phê bình sinh thái. Vì thế, vào cuối thế kỉ XIX, nhiều ngành nghiên cứu khoa học xã hội liên quan đến môi trƣờng sinh thái đã xuất hiện với những cái tên nhƣ: triết học sinh thái, mỹ học sinh thái, sinh thái văn học… Những nghiên cứu liên quan đến môi trƣờng này đều thể hiện mối quan tâm trƣớc vấn nạn môi trƣờng bị ô nhiễm, mất cân bằng sinh thái; truy vấn về hành động bức tử môi trƣờng thiên nhiên của con ngƣời; đồng thời lên tiếng kêu gọi sự bảo vệ môi trƣờng sinh thái. Phê bình sinh thái đƣợc coi là hƣớng nghiên cứu liên ngành, vì thế từ phê bình sinh thái xuất hiện rất nhiều nhánh nghiên cứu khác nhƣ: nữ quyền sinh thái, hậu hiện đại sinh thái, hậu thực dân sinh thái,… Và Phê bình sinh thái đƣợc coi là một môn khoa học mới xuất hiện, đƣợc xếp vào vị trí giao thoa giữa hai ngành: khoa học tự nhiên và khoa học xã hội nhân văn. Thứ hai về khái niệm Phê bình sinh thái: Có rất nhiều khái niệm về Phê bình sinh thái. Giáo sƣ Cheryll Glotfelty- ngƣời khởi xƣớng nghiên cứu về Phê bình sinh thái ở Mỹ cho rằng “Phê bình sinh thái là nghiên cứu văn học gắn liền với chủ đề môi trƣờng” (Cheryll Glotfelty, 1996). Theo định nghĩa của giáo sƣ Glotfelty thì Phê bình sinh thái có mối quan hệ mật thiết với văn học. Phê bình sinh thái thẩm định lại văn hóa nhân loại, nguy cơ sinh thái, nguồn gốc của văn hóa tƣ tƣởng thông qua văn học. Khi nghiên cứu văn học thì lấy đối tƣợng môi trƣờng trái đất làm trung tâm “Phê bình sinh thái mang đến một phƣơng pháp nghiên cứu văn học lấy trái đất làm trung tâm”. Điểm chính trong khái niệm về Phê bình sinh thái của Glotfelty là thúc đẩy mối quan hệ hài hòa giữa con ngƣời và môi trƣờng tạo nên sự cân bằng của hệ thống sinh thái. Thế nhƣng, để có thể áp dụng đƣợc lí thuyết phê binh sinh thái trong việc đọc văn bản, hay để có thể 11
  19. đọc văn bản văn học từ lăng kính của phê bình sinh thái, cần có những định nghĩa mang tính diễn giải và chỉ dẫn cụ thể hơn. Cùng quan điểm về Phê bình sinh thái với Cheryll Glotfelty khi nói về mối quan hệ giữa văn học và môi trƣờng, Giáo sƣ Lawrence Buell đã đƣa ra định nghĩa về Phê bình sinh thái nhƣ sau: “Từ tinh thần thực tiễn bảo vệ môi trƣờng, tiến hành nghiên cứu mối quan hệ giữa văn học và môi trƣờng” (Lawrence Buell, 1996). Nhƣng cả hai định nghĩa có một hạn chế là chỉ chú trọng đến nội dung tƣ tƣởng, đề tài sinh thái, môi trƣờng trong tác phẩm văn học mà chƣa chú ý đến giá trị thẩm mĩ, nghệ thuật ngôn từ của tác phẩm văn học. Thấy đƣợc điểm hạn chế trong định nghĩa về phê bình sinh thái của Cheryll Glotfelty và Lawrence Buell, học giả ngƣời Trung Quốc là Vƣơng Nặc đã đƣa ra một định nghĩa về phê bình sinh thái nhƣ sau: “Phê bình sinh thái là phê bình văn học nghiên cứu mối quan hệ giữa văn học và tự nhiên từ định hƣớng tƣ tƣởng của chủ nghĩa sinh thái, đặc biệt là chủ nghĩa chỉnh thể sinh thái. Nó phơi bày nguồn gốc văn hóa tƣ tƣởng của nguy cơ sinh thái đƣợc phản ánh trong tác phẩm văn học, đồng thời khám phá thẩm mỹ sinh thái và biểu hiện nghệ thuật của nó trong tác phẩm” (Vƣơng Nặc, 2010, tr.69). Định nghĩa của Vƣơng Nặc đã bổ sung đầy đủ hơn về khiếm khuyết trong hai định nghĩa về phê bình sinh thái của Cheryll Glotfelty và Lawrence Buell, đồng thời chỉ rõ đặc trƣng, mục đích , nhiệm vụ, giới hạn phạm vi nghiên cứu và đối tƣợng nghiên cứu của phê bình sinh thái. Từ sự nghiên cứu, tổng hợp và phân tích các định nghĩa về phê bình sinh thái của các nhà nghiên cứu Phê bình sinh thái của Tây Âu và Đông Á, nhà nghiên cứu nữ của Việt Nam về phê bình sinh thái là Nguyễn Thị Tịnh Thy có phát biểu nhƣ sau: “Phê bình sinh thái là phê bình văn học nghiên cứu mối quan hệ giữa văn học và tự nhiên từ định hƣớng tƣ tƣởng của chủ nghĩa sinh thái, đặc biệt là chủ nghĩa chỉnh thể sinh thái thông qua việc khám phá thẩm mỹ sinh thái và biểu hiện nghệ thuật của nó trong tác phẩm” (Nguyễn Thị Tịnh Thy, 2017b, tr.157). 12
  20. Nói chung, có rất nhiều khái niệm về phê bình sinh thái, nhƣng theo tôi khái niệm của Cheryll Glotfelty là ngắn gọn, súc tích và dễ hiểu hơn cả: “Phê bình sinh thái là khoa học nghiên cứu mối quan hệ giữa văn học và môi trƣờng”. Định nghĩa của Cheryll Glotfelty đƣợc nhiều ngƣời đồng thuận hơn cả và thƣờng mƣợn định nghĩa này trong định nghĩa của mình về phê bình sinh thái, chỉ có điều họ giải thích là làm rõ hơn. Tuy nhiên, nhƣ đã nói ở trên, khái niệm của Cheryll Glotfelty còn bỏ sót tính chất nghệ thuật của phê bình văn học. Vì vậy, “Để hiểu đúng, vận dụng đúng yêu cầu của cả tôn chỉ phê bình sinh thái lẫn nghệ thuật văn chƣơng thì ngƣời nghiên cứu phải sử dụng lời giải nghĩa cho định nghĩa chứ không phải sử dụng định nghĩa của Cheryll Glotfelty” (Nguyễn Thị Tịnh Thy, 2017b, tr.154). Trên cơ sở đọc, nghiên cứu, phân tích và tổng hợp những ý kiến định nghĩa về Phê bình sinh thái của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nƣớc, tôi hiểu Phê bình sinh thái là phƣơng pháp nghiên cứu văn học, nghiên cứu mối quan hệ hài hòa giữa con ngƣời và tự nhiên trong một chỉnh thể sinh thái, vừa đảm bảo lợi ích của con ngƣời vừa đảm bảo lợi ích sinh thái, vừa đảm bảo tính thực tiễn vừa đảm bảo tính thẩm mỹ. Nhƣ vậy, có nhiều định nghĩa về phê bình sinh thái với nhiều cách diễn đạt và sự nhấn mạnh khác nhau. Từ những khái quát này, chúng ta có thể hình dung ra hai công việc cơ bản mà ngƣời nghiên cứu cần tiến hành khi tiếp cận văn bản văn học, hiện tƣợng văn học, truyền thống văn học từ góc độ phê bình sinh thái. Thứ nhất, đó là phân tích cách biểu đạt và nội dung về sinh thái, về mối quan hệ giữa con ngƣời và tự nhiên, về các bài học đạo đức liên quan đến sinh thái, quá trình nhận thức về sinh thái trong trong tác phẩm văn học. Thứ hai, đó là phân tích nội dung đó và cách biểu đạt đó có thể có ảnh hƣởng gì trong việc hình thành ý thức về sinh thái và môi trƣờng trong ngƣời đọc và có ảnh hƣởng gì đến chính hiện thực tự nhiên và môi trƣờng. 13
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2