Luận văn Thạc sĩ Văn học: Xác lập mã nghệ thuật thơ Đường luật của Quách Tấn
lượt xem 5
download
Đề tài nghiên cứu có cấu trúc gồm 3 chương trình bàycác nội dung: Thơ Đường luật của Quách Tấn và xác lập mã nghệ thuật thơ Đường luật; mã nghệ thuật thơ Đường luật của Quách Tấn nhìn từ nội dung cảm hứng; mã nghệ thuật thơ Đường luật của Quách Tấn nhìn từ nghệ thuật biểu hiện.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Văn học: Xác lập mã nghệ thuật thơ Đường luật của Quách Tấn
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN -------------- NGUYỄN CÔNG THANH DUNG XÁC LẬP MÃ NGHỆ THUẬT THƠ ĐƢỜNG LUẬT CỦA QUÁCH TẤN LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM HÀ NỘI, NĂM 2013 1
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN -------------- NGUYỄN CÔNG THANH DUNG XÁC LẬP MÃ NGHỆ THUẬT THƠ ĐƢỜNG LUẬT CỦA QUÁCH TẤN LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM MÃ SỐ: 60.22.34 NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. TRẦN NHO THÌN HÀ NỘI, NĂM 2013 2
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Lịch sử vấn đề 3 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 20 4. Phƣơng pháp nghiên cứu 20 5. Đóng góp mới của đề tài 21 6. Giới thiệu cấu trúc luận văn 22 Chƣơng 1. THƠ ĐƢỜNG LUẬT CỦA QUÁCH TẤN VÀ XÁC LẬP MÃ NGHỆ THUẬT THƠ ĐƢỜNG LUẬT 23 1.1. Quách Tấn: nhà thơ xuất sắc của dòng thơ Đƣờng luật Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX và trong phong trào Thơ Mới 23 1.1.1. Cuộc đời 23 1.1.2. Sự nghiệp văn chƣơng 25 1.1.3. Quách Tấn với nhóm Bàn Thành tứ hữu 30 1.1.4. Quách Tấn: nhà thơ thuỷ chung với thơ cách luật 31 1.1.5. Ảnh hƣởng của thơ Đƣờng đối với thơ Quách Tấn 33 1.2. Xác lập mã nghệ thuật thơ Đƣờng luật 36 1.2.1. Khái niệm: Thơ Đƣờng, Thơ Đƣờng luật, Thơ Đƣờng luật Việt Nam 1.2.2. Những tiêu chí xác lập mã nghệ thuật thơ Đƣờng luật 38 1.3. Thơ Đƣờng luật nửa đầu thế kỷ XX và nhu cầu kế thừa tinh hoa thơ truyền thống 50 1.3.1. Nhu cầu hiện đại hoá thơ Việt trong văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX 50 1.3.2. Thơ Đƣờng luật nửa đầu thế kỷ XX vẫn tiếp tục tồn tại trên báo chí và trong phong trào Thơ Mới 57 1.3.3. Dấu ấn tƣợng trƣng của thơ Đƣờng luật trong Thơ Mới 62 1.3.4. Ảnh hƣởng của thơ Đƣờng đối với một vài thơ lãng mạn Việt Nam 1932-1945 63 3
- Tiểu kết 72 Chƣơng 2. MÃ NGHỆ THUẬT THƠ ĐƢỜNG LUẬT CỦA QUÁCH TẤN NHÌN TỪ NỘI DUNG CẢM HỨNG 74 2.1. Đề tài và cảm hứng 74 2.1.1. Đề tài 74 2.1.2. Cảm hứng và Cảm hứng chủ đạo 75 2.2. Cảm hứng về thiên nhiên 76 2.2.1. Hình ảnh thiên nhiên trong hiện thực cuộc sống 78 2.2.2. Tái hiện một số hình ảnh thiên nhiên: hoa cúc, chim én, ánh trăng 83 2.3. Cảm hứng về quê hƣơng đất nƣớc 90 2.3.1. Quê hƣơng đất nƣớc: những nơi chốn đã đi qua 92 2.3.2. Quê hƣơng: nơi gia đình sinh sống và đoàn tụ 95 2.4. Nỗi niềm hoài cổ 98 2.5. Cảm hứng Thiền đạo 103 2.5.1. Nhìn thiên nhiên qua cảm quan Thiền đạo 104 2.5.2. Hình ảnh tiếng chuông chùa 107 2.5.3. Một đạo tâm dào dạt 108 Tiểu kết 111 Chƣơng 3. MÃ NGHỆ THUẬT THƠ ĐƢỜNG LUẬT CỦA QUÁCH TẤN NHÌN TỪ NGHỆ THUẬT BIỂU HIỆN 112 3.1. Quan niệm của Quách Tấn về việc làm thơ 112 3.1.1. Quan niệm của nhà thơ về việc dụng điển, luyện chữ 112 3.1.2. Quan niệm của nhà thơ về việc chọn thể thơ để sáng tác 114 3.1.3. Những thể thơ đƣợc Quách Tấn sử dụng trong các tập thơ 115 3.2. Quách Tấn với những cách tân về ngôn ngữ thơ 117 3.2.1. Những nét mới trong nghệ thuật dụng điển 117 3.2.2. Những cách tân về ngôn ngữ - hình ảnh thơ 117 3.2.3. Những đổi mới cấu trúc câu thơ 125 4
- 3.3. Những nét mới trong việc tổ chức nhịp điệu và hệ thống giọng điệu thơ Quách Tấn 127 3.3.1. Những nét mới trong việc tổ chức nhịp điệu thơ Đƣờng luật của Quách Tấn 127 3.3.2. Những nét mới trong hệ thống giọng điệu thơ Đƣờng luật của Quách Tấn 141 Tiểu kết 151 KẾT LUẬN 152 TÀI LIỆU THAM KHẢO 156 NHỮNG BÀI VIẾT CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN VĂN 162 5
- MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Sinh thời M.Gorki đã từng khẳng định “Nghệ sĩ là ngƣời biết khai thác những ấn tƣợng riêng chủ quan của mình, tìm thấy trong những ấn tƣợng có cái giá trị khái quát và biết làm cho những ấn tƣợng ấy có đƣợc hình thức riêng”. Có thể nói, tiêu chuẩn cao nhất để đánh giá một nghệ sĩ là ở chỗ anh ta có đem lại một cái gì mới mẻ, riêng biệt hay nói chính xác, là một phong cách độc đáo cho nền văn học dân tộc hay không? Quách Tấn (1910-1992) là nhà thơ khá nổ i tiế ng trong phong trào Thơ mới giai đoa ̣ n 1932-1945 nhƣng lại viết bằng một thể loại của văn học trung đại: thơ Đƣờng luật. Thơ ông đƣợc vinh dự lọt và o con mắt xanh củ a nhà phê bình Hoà i Thanh, đƣợc tuyể n vào Thi nhân Viê ̣t Nam (1941). Tƣ̀ khi xuấ t hiê ̣n trên thi đàn cho đế n cuố i đời , Quách Tấn bình tĩnh , lă ̣ng lẽ chuyên sáng tác theo thể thơ luâ ̣t Đƣờng , mô ̣t thể thơ cũ mà đƣơng thời có cuô ̣c tranh luâ ̣n gay gắ t , thể thơ bị không ít nhà Thơ Mới dè bỉu, ấy thế mà thơ ông vẫn đƣợc công chúng mến mộ , còn các nhà Thơ mới thì mở cƣ̉a đón ông vào làng thơ . Đề tài này góp phầ n lý giải vì sao có hiê ̣n tƣơ ̣ng trên. 1.1. Quách Tấn (1910-1992) là một thành viên của nhóm Bàn Thành tứ hữu , mô ̣t nhóm thơ ở Biǹ h Đinh ̣ khá nổ i tiế ng , đƣơ ̣c nhiề u công chúng đô ̣c giả lúc bấ y giờ biế t đế n . Đƣơng thời cũng nhƣ sau này , thơ của ông đƣơ ̣c nhiề u nhà nghiên cƣ́u phê bình, văn ho ̣c sƣ̉ giới thiê ̣u trong các công trình của ho ̣ . Điề u cầ n lƣu ý là trong nhóm Bàn Thành tứ hữu, thì Chế Lan Viên, Yế n Lan sáng tác theo thể thơ m ới, Hàn Mă ̣c Tƣ̉ ban đầ u viế t theo thể Đƣờng luâ ̣t (Lê ̣ Thanh thi tập ), sau lại sáng tác theo thể Thơ Mới (Gái quê, Thơ điên sau đổi tên là Đau thƣơng), chỉ riêng Quách Tấn , trƣớc sau ông đề u sáng tác theo thể thơ Đƣờng luâ ̣t . Điề u này góp phầ n ta ̣o nên nét đa da ̣ng, đô ̣c đáo cho nhóm thơ Bình Đinh ̣ nói riêng và cho phong trào Thơ mới nói chung. Sau khi Tản Đà ta ̣ thế thì Quách Tấ n la ̣i là ngƣời tiế p bƣớc . Trong khi giới yêu thích Thơ Mới ngày càng tỏ ra vui mƣ̀ng trƣớc thƣ̣c tế Thơ mới lấn át thơ cũ và ngƣời ta hƣởng ƣ́ng Thơ Mới, phụ rẫy thơ cũ, làm cho nhiều nhà thơ cũ nhụt chí, thì “chỉ mô ̣t ngƣời không chiụ khuấ t phu ̣c , can đảm gi ữ tiết tháo , không chiụ dố i lòng mình, không chiụ làm mấ t đi cái tính tƣ̣ chủ , cái truyền thống gia đình và cái hào khí của mì nh trƣớc sƣ̣ phát triể n mau mạnh của Thơ Mới, thì ngƣời ấy vẫn quyết 6
- giƣ̃ mô ̣t lòng thuỷ chung với nguồ n cảm hƣ́ng và lề lố i sáng ta ̣o của min ̀ h” [19,tr.15]. Ngƣời ấy là Quách Tấn , nhà thơ cổ điển đặc sắc , nhƣ̃ng vầ n thơ Đƣờng luật cổ điể n đó đƣơ ̣c ông khơi dâ ̣y cái rung đô ̣ng tô ̣t cùng của cảm xúc. Ông là nhà Thơ Mới sáng tác theo thể thơ cũ, tức có nghĩa thơ của ông mang tính hiện đại, thể hiện cái chất Thơ Mới trong cái vỏ hình thức của thơ cũ. Vì thế, Tản Đà tiên sinh trong bài “Bình thơ Quách Tấ n” không ngầ n nga ̣i đă ̣t Quách Tấ n bên ca ̣nh Hồ Xuân Hƣơng, Bà Huyê ̣n Thanh Quan , Yên Đổ … (Tiể u thuyế t thƣ́ Bảy , số 32, ngày 05-01-1935) [19]. Còn Chế Lan Viên thì đã thổ lộ một cách hài lòng rằng “Qua các cổ nhân đế n bây giờ , bạn trẻ chúng ta mới tìm thấy những bài thơ bát cú mà chúng ta yêu đƣơ ̣c hoàn toàn [19,tr.43]. Và Tam Ích thì đã tỏ ra vui sƣớng , không do dƣ̣ khi viế t “chỉ có mấy năm mà thơ cũ chỉ còn nhờ Quách Tấn để có mặt trong lòng ngƣời hâ ̣u sinh” [19,tr.109-112]. 1.2. Tƣ̀ khi Quách Tấ n xuấ t hiê ̣n trên thi đàn giai đoạn 1932-1945 đến nay đã hơn bảy mƣơi năm. Độ lùi thời gian ấy cũng có thể đủ cho thế hệ sau có những nghĩ suy, nhâ ̣n xét về chấ t lƣơ ̣ng nghê ̣ thuâ ̣t thơ Quách Tấ n , nhƣ̃ng đóng góp của ông đố i với phong trào Thơ mới nói riêng, thơ ca hiê ̣n đa ̣i nói chung. 1.3. Có thể nói, đây là mô ̣t đề tài mới và khó ; mới vì tƣ̀ trƣớc đế n nay chƣa có nhà nghiên cứu nào tìm hiểu thơ Quách Tấn một cách gần nhƣ là đầy đủ và chuyên sâu nhƣ đề tài nà y; khó là vì đối tƣợng khảo sát là “mã nghệ thuật thơ Đƣờng luật của Quách Tấn”, bởi muố n hiể u thơ Quách Tấ n , bên ca ̣nh những tác phẩm thơ đã xuấ t bản , ngƣời viế t còn tim ̀ đo ̣c nhiề u thi phẩ m chƣa xuấ t bản nƣ̃a ; bên ca ̣nh thơ , Quách Tấ n còn viế t hồ i ký , thi thoại và biên khảo, và chính chúng đã góp phần đắc lƣ̣c giúp ngƣời đo ̣c hiể u đƣơ ̣c nhƣ̃ng sáng tác của ông nhiề u hơn . Đồng thời, cần phải xác lập mã nghệ thuật thơ Đƣờng luật để thấy nét riêng trong thơ của Quách Tấn và cần phải đặt thơ ông trong dòng thơ Đƣờng luật Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX, cụ thể là thơ Đƣờng luật đăng trên Nam Phong tạp chí và thơ Đƣờng luật trong phong trào Thơ Mới nhƣ thơ của Thái Can, Ngân Giang, v.v.. Dù biế t min ̀ h còn ha ̣n chế nhiề u mă ̣t, nhƣng tôi đã cố gắ ng cho ̣n đề tài Xác lập mã nghệ thuật thơ Đƣờng luật của Quách Tấn để nghiên cứu cũng không ngoài mục đích góp thêm tiếng nói dù rất nhỏ về một nhà thơ sáng tác theo thể thơ cũ trong phong trào Thơ Mới. 7
- 2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ 2.1. Nhƣ̃ng ý kiến đánh giá về thơ Quách Tấ n Tƣ̀ khi Quách Tấ n với những bài thơ Đƣờng luật in trên báo, xuất bản thành tập thơ thì đó cũng là lúc nhiều nhà phê bình , nhiề u văn thi si ̃ đã có nhƣ̃ng bài viế t về thơ của ông . Có thể điểm lại những nhận định , đánh giá về thơ của ông qua ba chă ̣ng đƣờng nhƣ sau: 2.1.1. Những bài viế t về thơ Quách Tấ n trước 1945 - Quách Tấn xuất hiện trên thi đàn từ 1932-1933, nhƣ̃ng bài thơ đầ u tay của ông lầ n đầ u tiên đƣơ ̣c đăng trên An Nam tạp chí , hồ i tờ báo này còn đă ̣t ta ̣i phố Hàng Khoai, Hàng Bông (Hà Nội), Phụ nữ tân văn (Sài Gòn), Tiế ng Dân (Huế ). Nhƣ̃ng bài thơ đó đƣợc in trong Một tấ m lòng (1939). Trong lời Tƣ̣a cho tâ ̣p thơ viế t ngày 26 tháng 5 năm 1939, Tản Đà đã viết: “Ông Quách Tấ n , ngƣời Bình Đinh, ̣ tác giả tập thơ “Một tấ m lòng” đây, với tôi tuy chƣa tƣ̀ng gă ̣p mă ̣t nhau mà có thể coi nhau là cố nhân (…) thời ngƣời mới tra ̣c ba mƣơi tuổ i. Vâ ̣y nhƣ ông , kể là ngƣời trong tân học mà thơ ông phần nhiều làm theo thể thơ Đƣờng luật , nhấ t là nhƣ̃ng thơ tả cảnh , có nhiều vẻ hùng hậu , u ẩ n , nhã chí , tinh công (…) Thơ ông Quách Tấn rất là có công phu . Nế u không nhâ ̣n kỹ chỗ dụng công thời không thấy bổ n sắ c của tác giả ”; và: “Nhƣ cái thi tài ông Quách Tấn, mà lại có công với thơ, thời sau tập Một tấm lòng đây, ông hẳn còn cho chúng ta xem nhiều tập thơ có giá trị khác” [19,tr.20-22]. - Hàn Mặc Tử đã viế t lời Bạt cho Một tấ m lòng, đã đánh giá cao tâ ̣p thơ, chẳ ng hạn: “Trí ta da ̣i khờ , mắ t ta no ánh sáng không đo ̣c nổ i nhƣ̃ng tờ thơ của tâ ̣p Một tấ m lòng mà ta đang cầm trên tay . Chao ôi ! Cƣ́ mỗi tờ thơ là mỗi tờ trăng , thơm mát, dịu dàng , cơ hồ có tƣ̀ng bản nha ̣c reo lên ở mỗi trang giấ y . ( …) Nhƣng hồ n giai nhân không hiê ̣n lên với hàng chƣ̃ , mà khí vị thanh tao của văn chƣơng ửng lên mô ̣t màu sắ c phƣơng phi , đơm ra mô ̣t hồ n thơ hùng hâ ̣u” [19,tr.23-26]. Và: “Những hàng chữ sang sáng rung rinh nhƣ bức tranh linh động, khiến hồn ta đắm mê tƣởng chừng đây là Hàn Sơn tự hay Hoàng Hạc lâu… nhƣng không đâu, đây là hồ Đà Lạt, bãi Quy Nhơn, chùa Cây Mai, đồng Lập Trận, là núi Nhạn, là sông Côn…, là anh linh tú khí của nƣớc non Nam Việt hun đúc lại, tạo thành những kỳ quan thắng tích”. Hàn Mặc Tử còn trân trọng và ca ngợi Quách Tấn: “Cũng nhƣ Đỗ Phủ đời 8
- Đƣờng, thi nhân của ta đây là ngƣời trong vòng danh lợi. Thế mà trí vẫn ung dung siêu thoát ra ngoài lề phú quý, lòng luôn luôn mơ ƣớc cảnh giang hồ mây nƣớc bốn phƣơng. Cho nên mỗi lần thấy chim bạch nhạn vỗ cánh tung trời mà bay, là thi nhân háo hức, bồn chồn, muốn vất bỏ cả vinh ba phú quý để làm ngƣời lãng tử. Nhƣng cánh hồng chƣa tiện gió, mà muốn hƣởng tự do trong bốn bể thi nhân tạm đành mộng hồn thả lỏng lúc đêm thanh. Tâm sự thi nhân, chí nguyện thi nhân, thi nhân vẫn tự phụ trong đời chƣa ngƣời hiểu. Mắt thi nhân nhìn vào đâu cũng thấy toàn là sự tầm thƣờng!” [19,tr.23-26]. - Sau đó , J.M. Thích trên báo Vì Chúa số 147 ra ngày 30 tháng 11 năm 1939 đã viế t bài giới thiê ̣u tâ ̣p thơ đ ầu tay này của Quách Tấn [19,tr.27-31]. Vân Sơn trên tờ báo Điê ̣n t ín ngày 13 tháng 01 năm 1940 đã có bài điể m sách , tác giả bài viết khen thơ tả cảnh của Quách Tấn hay , đă ̣c sắ c , tài tình; và thơ tả tình thì cũng k hông kém gì thơ tả cảnh… [19,tr.32-38]. - Năm 1941, khi viế t lời Tƣ̣a cho tâ ̣p thơ “Mùa cổ điể n” , Chế Lan Viên cho rằ ng: “Ông nguyê ̣n ngày kia sẽ trả la ̣i hoàn toàn cho thơ cũ , cái hoàn toàn của nó – âm điê ̣u nhip̣ nhàng uyển chuyển đổi thay - mà “làng thơ Việt Nam đã bao lâu đánh mấ t”. Mƣời năm, hai mƣơi năm, hay cầ n đế n , cả một đời, điề u ấ y là mô ̣t điề u chẳ ng đáng kể với ông” [19,tr.41]. Cũng năm đó , trong bài viế t “Nhà thơ Đƣờng cuố i cùng: Quách Tấn”, Chế Lan Viên đã chỉ ra cái riêng, nét mới trong tâm hồn của nhà thơ cũ Quách Tấ n , đó là “tính cách vƣơng giả , sƣ̣ điề u hoà… Ấ y là sƣ́c hiể u nhƣ̃ng ma lƣ̣c của chƣ̃, nhờ ở sƣ̣ hiể u sâu cái gì là cái hồ n thơ” [19,tr.46-53]. - Cũng nhƣ Chế Lan Viên, các nhà thơ Bích Khê, Yế n Lan đã viế t phê bình dù chỉ mấy dòng về tập Mùa cổ điển . Bích Khê cho rằng “Chỉ mô ̣t bài “Đêm thu nghe quạ kêu”, chƣ̀ng nấ y thôi cũng đủ cho ta thấ y thi si ̃ đã vƣơ ̣t lên trên nhƣ̃ng thi si ̃ có tiế ng nhƣ: Bà Huyện Thanh Quan , Yên Đổ , Chu Ma ̣nh Trinh… [19,tr.58]; Yế n Lan thì viết “Có nhƣ̃ng bài thơ hay , hay theo ý thić h của đám ngƣời , cũng có thơ hay, hay khiế n đƣơ ̣c ngƣời theo ý thić h min ̀ h , nhƣng Mùa cổ điển hay ra ngoài hai lố i trên, hay vâ ̣y mà la ̣i thêm làm cho ngƣời ta sƣ̃ng sờ” [19,tr.59]. - Nam Xuyên trong mô ̣t bài viế t vào mùa hè năm 1942 đã ca ngơ ̣i lời lẽ , ngôn tƣ̀, câu thơ của Quách Tấ n và so sánh nó chẳ ng khác châu ngo ̣c [19,tr.56-57]. 9
- - Trong Thi nhân Viê ̣t Nam (1941), Hoài Thanh và Hoài Chân viế t: “Hồ n thơ Đƣờng vắng đã lâu , nay la ̣i trở về trong thơ Viê ̣t (…). Cái nàng thơ xƣa này thật là rắ c rố i (…). Có ngƣời say theo nàng thì nàng chẳng mặn mà chi (…). Cảm đƣợc lòng ngƣời đàn bà khó chìu kia, hoạ chỉ có Quách Tấn. Mố i lƣơng duyên gây nên tƣ̀ Một tấ m lòng , đến Mùa cổ điển thì thật đằm thắm” (…). “Đêm đã khuya , tôi ngồ i mô ̣t miǹ h xem thơ Quách Tấ n … Tôi lắ ng lòng tôi để đón mô ̣t sƣ́ giả đời Đƣờng, đời Tố ng. Đời Đƣờng có lẽ đúng hơn . (…) Quách Tấn đã tìm đƣợc những lời thơ rung cảm chúng ta một cách thấm thía . Ngƣời đã th oát hẳn cái lối chơi chữ nó vẫn là môn sở trƣờng của nhiề u ngƣời trong làng thơ cũ…” [74,tr.267]. - Vũ Ngọc Phan trong Nhà văn hiện đại (1943) đã dành mô ̣t chỗ viế t về Quách Tấ n có thể nói là trang tro ̣ng : “Ông là nhà thơ rấ t sở trƣờng về thơ Đƣờng . Tấ t cả thơ trong tâ ̣p Một tấ m lòng và Mùa cổ điển của ông đều là thơ tứ tuyệt và bát cú ” (…). Bên cạnh, cũng có ý kiến phê bình thẳng thắn: “Thơ Quá ch Tấ n go ̣t giũa , cầ u kỳ (…) Thơ Quách Tấ n thâ ̣n tr ọng sự cân đối (…) Thơ Quách Tấ n hàm súc (…) Thơ Quách Tấ n điêu luyê ̣n thì có điêu luyê ̣n nhƣng thành thâ ̣t thì không ” [51,tr.665- 671]. Nhƣ vậy, trƣớc Cách mạng tháng Tám, các nhà thơ, nhà văn, nhà phê bình đều khẳng định nét đẹp, cái mới trong thơ Đƣờng luật của Quách Tấn. Các bài viết đều trân trọng những đóng góp của thơ Quách Tấn đối với nền văn học hiện đại. Bên cạnh những lời khen, cũng có vài lời chê thơ ông nhƣ cầu ký, gọt giũa, ít thành thật. 2.1.2. Những bài viế t về thơ Quách Tấn từ 1945 đến 1975 Ở chặng đƣờng từ 1945 đến 1954, lúc này cả dân tộc ta đang tâ ̣p trung chố ng Pháp, vì thế mà không có nhà nghiên cứu nào viết về thơ Quách Tấn. Chặng đƣờng 1954-1975, trong Nam ngoài Bắ c đề u có viế t về Quách Tấ n. Trong các bô ̣ văn ho ̣c sƣ̉ ở ngoài Bắ c bấ y giờ nhƣ Lƣợc thảo li ̣ch sƣ̉ văn học Viê ̣t Nam của nhó m Lê Quý Đôn , Nxb Xây dƣ̣ng , 1957-1958; Sơ thảo li ̣ch sƣ̉ văn học Việt Nam của nhóm Văn Sƣ̉ Địa, Nxb Văn hoá , 1958-1959, thì ít nhiều có nhắc đến Quách Tấn trong chƣơng viết về văn học Việt Nam 1932-1945. Hai bô ̣ văn ho ̣c sƣ̉ của hai trƣờng : Đa ̣i ho ̣c Sƣ Pha ̣m Hà Nô ̣i , Lịch sử văn học Việt Nam , tâ ̣p 5 (1930-1945) (bô ̣ cũ ), Nxb GD, in lầ n đầ u 1961; Đa ̣i ho ̣c Tổ ng h ợp Hà Nội (nay là trƣờng Đa ̣i ho ̣c Khoa ho ̣c Xã hô ̣i và Nhân văn ), Văn học Viê ̣t Nam (1900-1945), 10
- Nxb GD, HN, tái bản lần thứ 5, 2001, có nhắc đến Quách Tấn dù chỉ điểm qua. Nhƣ̃ng bài nghiên cƣ́u về Thơ mới, nhìn nhận lại Thơ mới đăng trên Tạp chí Văn học (Viê ̣n Văn ho ̣c) thi thoảng có nhắc đến Quách Tấn . Đặc biệt trong chuyên khảo Thơ ca Viê ̣t Nam : hình thức và thể loại , khi viế t về thể thơ , hai nhà nghiên cƣ́u Bùi Văn Nguyên và Hà Minh Đƣ́c đã có nhâ ̣n xét về thơ Quách Tấ n nhƣ : “Haỹ nói nhƣ̃ng bài thơ thấ t ngôn bát cú Đƣờng luâ ̣t của Quách Tấ n trong “Mùa cổ điể n” dù có bị gò bó vào khuôn khổ đối thanh, đố i ý, bằ ng trắ c phân minh, vẫn thoát đƣơ ̣c, để tạo sƣ̣ đổ i mới trong cấ u trúc lời văn. Nói chung, các nhà thơ ta vừa kế thừa và nâng cao các hiǹ h thƣ́c thơ ca cổ truyề n , vƣ̀a tiế p thu có sáng ta ̣o các thể thơ mới du nhập tƣ̀ phƣơng Tây” [48,tr.25]. Ở trong Nam, tình hình nghiên cứu về Quách Tấn có vẻ sôi nổ i hơn. - Năm 1957, tuầ n báo Mùa lúa mới, số 48 ra ngày 12-5-1957, có đăng bài của Viê ̣t Tuỷ biǹ h thơ Quách Tấ n “Đọc bài CẢM THU”, cụ thể là “tâm sƣ̣ của ngƣời trí thƣ́c số ng mỏi mòn , tuyê ̣t vo ̣ng trong thời kỳ thƣ̣c dân ph ong kiế n , hoài bão một tấ m lòng thiế t tha đô ̣c lâ ̣p tƣ̣ do” [19,tr.80]. - Năm 1962, Nguyễn Tƣờng Lân trên Nguyê ̣t san Thông tin số 2 tháng 5 có bài giới thiê ̣u thơ Quách Tấ n . Bài viết tìm hiểu tâm trạng thi nhân ; cái hay của thơ Quách Tấ n, nhấ t là cách dùng chƣ̃ đặt câu, dùng các điển tích [19,tr.84-88]. - Năm 1959, khi còn ở Mỹ Tho , Phạm Công Thiện viết bài Hƣớng đi của nhà thơ trƣ́ danh Quách Tấ n , đã cho rằ ng “Quách Tấn là ngƣời có thiên tài ”. Tác giả còn cho rằng “rồ i đây sẽ có mô ̣t trƣờng thơ rƣ̣c rỡ ở Viê ̣t Nam : Trƣờng thơ hàm súc. Và ngƣời tiên khu của nó nhất định là Quách Tấn” [19,tr.104]. Đế n tháng 7-1970, Phạm Công Thiện về dạy tại Đại học Vạn Hạnh , lúc này ông c ó viết bài “Trách nhiê ̣m của tuổ i trẻ Viê ̣t Nam với Quách Tấ n” trong đó c ó đoạn: “Tản Đà chấ m dƣ́t thế kỷ XIX đầu XX và Quách Tấn là thi hào vĩ đại nhất ở thế kỷ XX . Cho maĩ đế n năm 1970 này, tôi chƣa thấ y ai đủ sƣ́c ma ̣nh tâm linh đƣ́ng ngang hàng Quách Tấ n” [19,tr.105]; và “Trƣớc năm 1932, cảm thức tâm linh Việt Nam đã bị Tàu đục khoét cho đế n đô ̣ tan rã , chỉ có Tản Đà là ngƣời cuối cùng cứu vớt lại , sau năm 1932 chỉ còn Quách Tấn cứng đầu đi tới và tàn ba ̣o khinh miê ̣t tấ t cả cuồ ng phong tƣ̀ Tây phƣơng thổ i tới” [19,tr.105]. Sau đó , tác giả bài viết đã so sánh Quách Tấn với Hàn Mă ̣c Tƣ̉ , mô ̣t bên là phƣơng Đông và mô ̣t bên là phƣơng Tây . Kế t thúc bài viết , 11
- Phạm Công Thiê ̣n cho rằ ng “Quách Tấ n là ngƣời duy nhấ t can đảm lì lơ ̣m số ng chế t với nhƣ̃ng gì còn la ̣i với quê hƣơng” [19,tr.107]; và kêu gọi thanh niên hiện nay phải có trách nhiệm “đố i với mô ̣t thiên tài can đảm đã chiụ đƣ̣ng mô ̣t mì nh, nuôi dƣỡng mô ̣t miǹ h tấ t cả di sản tâm linh cao cả nhấ t của quê hƣơng” [19,tr.108]. - Tháng 10 năm 1970, nhân Giai phẩm Văn ra số đă ̣c biê ̣t về Quách Tấ n , học giả Tam Ích có gởi cho ông Trần Phong Giao (Tổ ng Thƣ ký tòa soa ̣n ta ̣ p chí ) mô ̣t bƣ́c thƣ, trong đó có viế t “Còn nói thơ Quách Tấ n là điêu luyê ̣n là hay thì ai chả nói đƣơ ̣c: cái hay của thơ nó ở đâu đâu ấy , chƣ́ chẳ ng ở riêng nơi tƣ̀, nơi tƣ́, nơi ý, nơi mạch, hay là nó ở cùng mô ̣t lúc ở tƣ̀, ở tƣ́, ở ý, ở mạch, ở cả bốn chốn ấy” [19, tr.109], “Tấ n không theo thời trang , thời thƣơ ̣ng: Tấ n vẫn làm thơ Đƣờng , Tấ n cƣ́ làm thơ Đƣờng ! Kẻ từ chối theo thời thƣợng là kẻ lui lại sau biên giới của “chiề u thƣ́ tƣ”, khó có mặ t. Ấy thế mà , Tấ n la ̣ lắ m : cƣ́ng đầ u , cƣ́ng cổ nhấ t đinh ̣ không chịu thua thế lực khủng khiếp của thời trang trong thời gian, trong lich ̣ sƣ̉ mà vẫn cƣ́ có mặt, có lẽ chỉ có một mình Tấn . Và, trên mô ̣t phƣơng diê ̣n nào đó , Đông Hồ ”. (…) “Không, không ai quên Tấ n . Giƣ̃a thế kỷ XX , tƣ̀ ngày Hoài Thanh và Hoài Chân đinh ̣ vi ̣trí cho mấ y chu ̣c ngƣời , cho đế n bây giờ , Tấ n vẫn có mă ̣t. Chuyê ̣n nhƣ vâ ̣y thâ ̣t là hiế m” [19,tr.111-112]. Trong bài“Vị trí Quách Tấn trong thi giới Việt Nam”, Tam Ích viết: “Khen thơ Quách Tấn thì cũng nhƣ khen phò mã tốt áo , vì thơ cổ điển Quách Tấn vốn hay từ thuở nảo , thuở nao – nói cổ điển vì nếu tôi không lầm thì hình nhƣ họ Quách không làm Thơ Mới và thơ tự do mà dù cho có làm đôi bài thì cũng nhƣ không làm, thiên hạ nói đến anh chỉ nói thơ cổ điển chứ không nói đến phƣơng diện khác của thơ anh, nếu phƣơng diện ấy có” [19,tr.574]. - Trần Phong Giao đã “Thử định vị Quách Tấn trong thi giới cận hiện đại” một cách trang trọng: “Khi định vị cho Quách Tấn trong số gần 50 nhà thơ, Hoài Thanh minh định sở trƣờng của họ Quách là thơ Cũ, một lối thơ đang bị Thơ Mới choán chỗ và có cơ thế chỗ trên thi đàn nƣớc ta. Nói cách khác Mùa cổ điển sắp tàn và Quách Tấn với Một tấm lòng đang khóc cái tiếng khóc âm thầm của con ngƣời dè dặt kín đáo. Lịch sử tiến nhƣ bánh xe tốc hành đi vùn vụt, Thơ Mới và thơ tự do tràn ngập trên thi đàn tạo thành những cơn sóng gió mà nói theo Tam Ích là „có kích thƣớc‟” [19]. 12
- - Cũng trên Giai phẩm Văn số đặc biệt, Phan Ngọc Châu viết đến 23 trang để chỉ ra những nét đă ̣c sắ c trong thơ Quách Tấ n : “mô ̣t tâm hồ n trang tro ̣ng ”; “con ngƣời Quách Tấ n ”; “nguồ n thơ Quách Tấ n ”; “bác nông dân hay chữ hay thơ ”; “con thuyề n bế n lách” [19,tr.113-135]. Cũng tại số tạp chí này, bài viết của Nguyễn Đồ ng đã chỉ ra cái tinh tế của Quách Tấn khi viết thể thơ 4 chƣ̃, thơ lu ̣c bát , lục bát biến thể và thơ song thất lục bát trong bài “Các thể thơ Quách Tấn hay dùng ngoài thể Đƣờng luật” [19,tr.169- 185]. Nhà văn Võ Hồng thì viết :“Quách Tấ n trong vòng thân mật” kể la ̣i nhƣ̃ng kỷ niê ̣m của ông với nhà thơ , chỉ ra nét thú vị ở một vài câu thơ của Quách Tấn [19,tr.208-215]. Nhà nghiên cứu Trần Thúc Lâm đánh giá cao tà i năng dich ̣ thơ chƣ̃ Hán của Quách Tấn qua bài “Quách Tấ n và thơ chƣ̃ Hán” [19,tr.216-227]. Nguyên Thái thì đề cập đến đề tài quê hƣơng qua bài viế t “Quách Tấ n: Quê hƣơng và Thơ” [19,tr.228-253]. - Chu Thảo trong bài Đọc “Đọng bóng chi ều” và “Mộng Ngân sơn” đã chỉ ra nét đặc sắc của hai tập thơ này , nhấ t là viê ̣c nhà thơ du ̣ng công trong câu chƣ̃ trong tả cảnh để gởi gắm tâm trạng , để đi đến kết luận “thi si ̃ là mô ̣t nhiế p ảnh gia ngoa ̣i hạng”. Bài viết còn chỉ ra cái chất Đƣờng thi của thơ Quách Tấn: “Tất nhiên mới nhìn qua, ngƣời ta sẽ thấy dày đặc hơi Đƣờng trong thơ Quách Tấn. Chẳng những ở nơi hình thức của bốn câu bảy chữ - hai mƣơi tám vị sao không có vị lu mờ - mà ngay trong tứ thơ ngƣời ta cũng tìm thấy dấu vết thơ Đƣờng. Tôi muốn nói đến cái nhìn, cái nghe của thi sĩ - một lối cảm nhận rất Đƣờng. Xin đọc Chiếc lá rơi (tr.70) rồi sẽ nghĩ rằng nó phảng phất Ý châu ca, phảng phất cái ƣớc vọng, cái tƣơng tƣ tiêu cực của ngƣời ở trong phòng the. Ngồi trong ngôi nhà cổ, có hàng rào lá hoa vây kín, có gốc mận xanh um và lối đi lát gạch vuông đã nát dần dƣới bƣớc chân đi lại lâu đời, nhà thơ vẫn thƣờng lắng nghe tiếng chuông chùa Hải Đức, có khác chi dƣ âm của tiếng chuông Hàn San Tự” [19,tr.136-143]. - Nhà t hơ Lam Giang , ngƣời ba ̣n thơ mô ̣t thời ở Bin ̀ h Đinh ̣ với Quách Tấ n , trong “Hồ n thơ nƣớc Viê ̣t” , Số ng mới, SG, 1970, đã dành nhƣ̃ng lời ƣu ái đối với Quách Tấn: “Giữa lúc Thơ Mới ngang nhiên cổ võ đánh đổ lối thơ có đối đáp vô duyên, vô vị, phi tự nhiên, bất hợp lý, thôi thì đủ mọi thứ danh từ mỉa mai, hằn học mà trí con ngƣời có thể tìm ra. Giữa cái cảnh náo loạn phi thƣờng ấy, Quách Tấn đã 13
- ung dung làm thơ Đƣờng luật mà vẫn đƣợc xếp vào hàng thi sĩ hữu danh của phong trào Thơ Mới… Những bài thơ làm theo Đƣờng luật của Quách Tấn đều có cảm hứng chân thành và tế nhị, nhƣ: Đêm tình, Chiều xuân. Hình thức trang nghiêm cổ kính của Đƣờng luật, đƣợc tuân thủ triệt để. Có những ngƣời vẫn thích Đƣờng luật nhƣng hƣởng ứng với phong trào Thơ Mới. Ít nhất họ cũng có làm đôi ba bài theo thể điệu mới. Riêng Quách Tấn, tuyệt đối thờ ơ không cần biết Thơ Mới tám chữ là cái quái vật gì. Thái độ ấy quả là một thái cực”. [18,tr.151-152]. - Nguyễn Vỹ trong Văn thi sĩ tiền chiến (1970) đã phát biểu: Lần đầu tiên, đọc mấy bài thơ Đƣờng luật ký tên Quách Tấn, thật tình tôi không chú ý mấy. Đối với những ngƣời đã quá quen thuộc với các bài thơ Đƣờng luật đăng đầy dẫy trên khắp các báo chí Bắc Trung Nam, thì những bài thơ bát cú của ông Thông phán Quách Tấn không có mãnh lực tân kỳ để cho tao nhân mặc khách các nơi đặc biệt lƣu ý đến. Đến hai năm sau (1941), khi thi phẩm Mùa cổ điển ra đời thì giới yêu Thơ Mới bắt đầu chú ý đến thơ ông nhiều hơn [88] - Năm 1973, học giả Nguyễn Hiến Lê trong bài “Thi si ̃ Quách Tấ n: hai tập thơ và một chứng bệnh” giới thiê ̣u hai tâ ̣p thơ của Quách Tấ n : Giọt trăng, Tố Nhƣ thi (tâ ̣p thơ dich ̣ thơ chƣ̃ Hán của thi hào Nguyễn Du ): “Tập đầu nhan đề là Giọt trăng gồm 60 bài thơ ngũ ngôn tuyệt cú… Có cái giọng một ông lão nhàn tản, khoáng đạt mà nghệ sĩ. Cả khi khóc con, giọng tuy ấm ức mà vẫn âm thầm, nhƣng thấm thía, không nói mà chính là nói nhiều”... [19,tr.156-164]. - Quách Vũ giới thiệu tập thơ Giọt trăng trong bài “Nhìn ngắ m Giọt trăng” [19,tr.254-262]. - Tuệ Sỹ đã chỉ ra nét đặc thù của thơ Quách Tấn: “Nhà thơ của chúng ta trong một thoáng rung động kỳ diệu nào đó đã đọc ra bản chất tồn tại sâu xa của tạo vật. Cũng chỉ với tâm hồn ấy mới có thể đọc ra những ẩn ngữ ấy trong lớp vỏ vô tri và vô nghĩa ấy. Tất nhiên, nhà thơ vẫn ở trong dòng thác cuộn ào ạt theo tiến bƣớc lịch sử của con ngƣời, nhƣng trong cuộc hành trình vô tận ấy nhà thơ có thể đạt tận cùng về bản chất lữ thứ của mình, vì trong tận cùng tâm sự vẫn là một nỗi hoài hƣơng bao la”. [19,tr.539] - Lƣơng Tro ̣ng Minh trong “Nhà văn Viê ̣t Nam 1940-1970” tâ ̣p 1, đã đánh giá cao hai tâ ̣p thơ Một tấ m lòng và Mùa cổ điển; đồ ng thời giới thiê ̣u hai tâ ̣p Nƣớc non 14
- Bình Định và Xƣ́ Trầ m hƣơng rồ i khẳ ng đinh ̣ bên ca ̣nh nhà thơ , ông còn là mô ̣t nhà văn làm đe ̣p cho quê hƣơng đấ t nƣớc [19,tr.263-264]. - Nguyễn Tấ n Long và Nguyễn Hƣ̃u Tro ̣ng trong Viê ̣t Nam thi nhân tiề n chiế n đã chỉ ra nhiề u cái la ̣ trong thơ Quách Tấ n , đó là sƣ̣ “buô ̣c chă ̣t cái cƣ̣u vào cái tân” , là “sƣ̣ hòa đồ ng giƣ̃a hình thƣ́c và nô ̣i dung trong thi ca” [33,tr.73]. - Trên tạp chí Thời Tập số 15 năm 1974, Trầ n Hƣ̃u Cƣ điể m thơ Quách Tấ n trong bài viế t “Quách Tấ n trong buổ i chiề u vàng của Đông phƣơng” [19,tr.144- 155]. Cũng tại tạp chí này, Hồ Ngạc Ngữ có nhận xét về cái nhìn tâm linh trong sáng tác thơ của Quách Tấn: “Tâm sự văn chƣơng của tiên sinh đã mở ra một con đƣờng rộng lớn dẫn đến những nguồn cội vi diệu của thi ca, trong đó đời sống, con ngƣời và thơ đã hòa chan với nhau một cách trọn vẹn. Tất cả chỉ là một. Và nhà thơ là một thiền sƣ đã phá tan đƣợc những đại nghi trong tâm hồn đến với đời sống bằng chính cái nhìn tâm linh cao cả nhất”. Qua những bài viết về Quách Tấn từ năm 1945 - 1975 vừa trình bày, có thể nhận thấy rõ một điều hầu hết các nhà phê bình đều đánh giá cao quan điểm tích cực của nhà thơ trong giai đoạn này là tƣ tƣởng Thiền thấm đẫm trong từng ngôn từ thơ, phong vị thơ mang âm hƣởng Đƣờng thi nhƣ sợi chỉ xanh xuyên suốt các sáng tác của ông. Thơ Quách Tấn vẫn tuân thủ tính quy phạm của thể loại nhƣng mới ở chỗ dùng chữ đặt câu, hàm súc, đa nghĩa, có chiều sâu tâm linh. Ông đã biết gắn chặt cái cựu vào cái tân với một ý tứ tân kỳ đầy mãnh lực. Cái mốc thời gian trƣớc năm 1975 giữa hai miền Nam - Bắc có nhiều biến động, có nhiều khác biệt trong cùng một đất nƣớc, nhƣng đa phần bạn đọc điều mở lòng mình để chào đón một hồn thơ dung dị mà sâu sắc này, đã chứng tỏ rằng nhà thơ cũ trong thời đại Thơ Mới vẫn có sức lay động lòng ngƣời. 2.1.3. Những bài viế t về Quách Tấn từ sau năm 1975 đến nay Tƣ̀ sau ngày đấ t nƣớc thố ng nhấ t , đă ̣c biê ̣t là sau khi đổ i mới (1986), các nhà nghiên cƣ́u có dip̣ nhiǹ nhâ ̣n la ̣i mô ̣t số giá tri ̣cũ , có điều kiện đánh giá lại văn học lãng mạn giai đoạn 1932-1945, trong đó có Thơ Mới, dịp này điạ vi ̣của Quách Tấ n cũng đƣợc các nhà nghiên cứu , phê bin ̀ h đánh giá đúng mƣ́c hơn . Nhấ t là sau khi nhà thơ cỡi hạc quy tiên (1992), trên các báo và tạp chí từ Bắc vào Nam , của địa phƣơng hoă c̣ trung ƣơng đề u có nhiề u bài viế t về nhƣ̃ng kỷ niê ̣m , về cuô ̣c đời , về 15
- thơ văn của nhà thơ laõ thành Quách Tấ n , tính ra đến trên mấy chục bài . Có thể điể m qua vài nét nhƣ sau: - Tên tuổ i của Quách Tấ n đã đƣơ ̣c đƣa vào Tƣ̀ điể n Văn học bô ̣ cũ (tâ ̣p 2, 1984) cũng nhƣ bộ mới (2004). Tƣ̀ điể n Văn học đã nhâ ̣n đinh ̣ “Một tấ m lòng vƣ̀a ra đời đã gây nên hai luồ ng dƣ luâ ̣n trái ngƣơ ̣c . Các nhà thơ cổ hoan nghênh , nhƣ̃ng ngƣời hâm mô ̣ “ Thơ Mới” la ̣i làm ngơ . Báo Phong Hóa chỉ giới thiệu vắn tắt mà không bình luâ ̣n gì . Hai năm sau, Quách Tấn cho xuất bản tiếp Mùa cổ điển (1941). Đây là tác phẩ m tâm đắ c nhấ t , đồ ng thời cũng là đin ̉ h cao nghê ̣ thuâ ̣t của ông . Ở Mùa cổ điển ngòi bút nghê ̣ thuâ ̣t của Quách Tấ n điêu luyê ̣n hơn , cảm xúc cũng sâu sắ c hơn Một tấ m lòng . Song nế u nhƣ ở Một tấ m lòng ngƣời đo ̣c còn tìm thấ y cái nhìn trong trẻo của nhà thơ trƣớc con ngƣời và thiên nhiên thì đến Mùa cổ điển, mỗi bài thơ đều chất nặng ƣu tƣ, ẩn dấu những nỗi buồn xa vắng, đó cũng là sƣ̣ phản ánh xu hƣớng lañ g ma ̣n – thoát ly của phong trào “ Thơ Mới” giai đoa ̣n chuyể n sang thoái trào, dƣới mô ̣t hiǹ h thƣ́c nghê ̣ thuâ ̣t tƣởng chƣ̀ng rấ t x a la ̣ với Thơ Mới”. Sau đó, ngƣời biên soa ̣n giới thiê ̣u nhƣ̃ng tâ ̣p thơ dich ̣ từ thơ chƣ̃ Hán , nhƣ̃ng công trình nghiên cƣ́u biên khảo , nhƣ̃ng tâ ̣p thơ đã xuấ t bản hoă ̣c chƣa xuấ t bản của Quách Tấ n tƣ̀ sau 1945 (Tƣ̀ điể n văn học , tâ ̣p 2, tr.250). Và trong Tƣ̀ điể n Văn học bô ̣ mới (2004), mục từ “Quách Tấn” với nhận định không thay đổ i so với bộ cũ, bởi đều do Đặng Thị Hảo viết [24,tr.1470-1471]. - Trong bộ Từ điển Tác gia văn học Việt Nam (2003) Trần Mạnh Thƣờng cho rằng: “Quách Tấn là một nhà thơ chuyên về Đƣờng luật. Có lẽ từ đầu thế kỷ đến nay, không một nhà thơ nào chuyên chú và có công với thơ luật bằng ông; vì ông đã sáng tác trên cả ngàn bài thơ Đƣờng, kể cả thơ dịch. Đó là cống hiến lớn của ông đối với lịch sử thơ ca Việt Nam. Thơ Quách Tấn – dù là thơ Đƣờng luật – vẫn có cảm xúc mới, ý lạ mà nồng nàn khiến ngƣời đọc rung động, bồi hồi theo nỗi lòng cô đơn của tác giả, hoặc đìu hiu nhƣ bên sông lạnh mà đó cũng là tiếng hƣ không từ cõi âm vọng về” [82]. - Nguyễn Hiế n Lê, với tƣ cách là ngƣời bạn tâm giao với Quách Tấn , trong hồ i ký của mình đã dành một số trang viết về Quách Tấn và thơ Quách Tấn . Ông cho rằ ng “Quách Tấ n là nhà thơ siêng năng nhấ t , sáng tác mạnh nhất” ; “Quách Tấ n 16
- chuyên về thơ luâ ̣t . Tôi cho rằ ng tƣ̀ đầ u thế kỷ đế n nay không ai có công với thơ luâ ̣t bằ ng ông, ông có trên ngàn bài thơ luâ ̣t, kể cả thơ dich” ̣ [19,tr.279-286]. - Trầ n Phong Giao, trên tuầ n báo Văn nghê ̣ Thành phố Hồ Chí Minh số 11 năm 1991, cho rằ ng thơ Quách Tấ n càng về sau đã “thấ y” đã “nhâ ̣p” vào Thiền, đã “cảm dƣỡng hào khí của Thiề n tông Viê ̣t Nam” [19,tr.287-296]. - Nguyễn Hoa Lƣ , trên Khánh Hòa chủ nhật ngày 23 tháng 9 năm 1990, có bài “Một giờ với cụ Quách Tấn”, đã ghi chép lại chuyê ̣n trao đổ i giữa ông với nhà thơ Quách Tấn, bài viết thuật lại chung quanh mố i quan hê ̣ giƣ̃a nhà thơ với Hàn Mă ̣c Tƣ̉, với Nguyễn Hiế n Lê , về nhóm Bàn Thành tƣ́ hƣ̃u , về thơ cổ Trung Hoa, về các triết lý tôn giáo, về thơ của chính nhà thơ [19,tr.297-305]. - Tháng 12 năm 1990, Lê Đƣ́c Dƣơng viế t bài “Chiề u đông thăm nhà thơ Quách Tấn” , đăng trên Văn nghê ̣ (Hội Nhà văn Việt Nam ) số 10 -1991, ghi la ̣i nhƣ̃ng kỷ niê ̣m của ngƣời viế t nhân mô ̣t lầ n đế n thăm nhà thơ [19,tr.306-314]. - Thế Vũ trên Tuổ i Trẻ chủ nhật số 32 ngày 18 tháng 8 năm 1991 có viết về “Quách Tấ n nƣ̉a thế kỷ sau Mùa cổ điể n” ghi la ̣i chuyê ̣n trao đổ i tản ma ̣n của ngƣời viế t với nhà thơ lão thành [19,tr.319-324]. - Nguyễn Xuân Nam trong bài “Đế n Nha Trang , thăm nhà thơ Quách Tấ n” đăng trên Văn nghê ̣ (Hô ̣i Nhà văn Viê ̣t Nam ) số 27 năm 1992 [19,tr.325-329] kể lại chuyện ông đến nhà thơ , trao đổ i chuyê ̣n văn chƣơng , đƣơ ̣c nhà thơ đo ̣c hai bài thơ viế t về Hàn Mă ̣c Tƣ̉ , mô ̣t bài viế t trƣớc 1945 và một bài viết gần đây . Tiế p theo , cuố i năm 1992, Hồ Si ̃ Hiê ̣p có bài “Tuổ i 85 – Quách Tấn” cũng đăng trên Văn nghê ̣ (Hô ̣i Nhà văn Viê ̣t Nam) số Xuân Quý Dâ ̣u , 1993 [19,tr.330-332]; Đặng Sĩ Tịnh viế t “Với thi si ̃ Quách Tấ n nhƣ̃ng ngày cuố i đời” [19,tr.333-340]; Khuê Viê ̣t Trƣờng trên Tuổ i Trẻ chủ nhật số 51-1992 có bài “Cuố i năm gặp thi si ̃ Quách Tấ n” [19,tr.341-343]. Nhƣ̃ng bài viế t trên đề u g hi la ̣i nhƣ̃ng kỷ niê ̣m của các tác giả đố i với nhà thơ. Vào lúc 07 giờ sáng ngày 21 tháng 12 năm 1992, nhằ m ngày 28 tháng 11 năm Nhâm Thân , nhà thơ lão thành Quách Tấn đã cƣỡi hạc quy tiên . Trên báo chí có đăng nhiều bài viết về nhà thơ. Nhà báo Thế Vũ trên Thanh niên có bài “Nhà thơ Quách Tấn không còn nữa” [19,tr.344-347]; Nhà văn lão thành Võ Hồng viết “Nhớ anh Quách Tấ n” [19,tr.350-354] và nhà văn Trần Phong Giao viết “Nhớ thƣơng 17
- Quách lão huynh” [19,tr.355-358], cả hai bài đều đăng trên Tuổ i Trẻ chủ nhật ; Nhà thơ Tế Hanh trên Văn nghê ̣ số Xuân Quý Dâ ̣u viế t “Riêng nhớ tình xƣa ghé bế n thăm” với nhƣ̃ng tiǹ h cảm thâ ̣t cảm đô ̣ng của mô ̣t nhà thơ lớ p sau với nhà thơ đàn anh [19,tr.359-362]; Trúc Nhƣ viết “Lầ u hƣơng vắ ng bóng” và nhà thơ Triệu Phong đo ̣c bài điế u văn “Viñ h biê ̣t thi si ̃ Quách Tấ n” , cả hai bài đều công bố trên tạp chí Nha Trang (Hô ̣i Văn học Nghệ thuật Khánh Hòa) [19,tr.363-372]. - Lê Trung Kiê ̣t , trong luâ ̣n văn Tha ̣c si ̃ Ngƣ̃ v ăn “Mùa cổ điể n – tác phẩm khép lại một thời thơ” , Trƣờng Đa ̣i ho ̣c Sƣ pha ̣m thành phố H ồ Chí Minh , bảo vệ năm 1996, với hai chƣơng viế t , ở chƣơng 1, tác giả luận văn nêu lên đôi nét về Thơ mới; chƣơng 2 viế t về Mùa cổ điển - tác phẩm khép lại một thời thơ , trong đó ngƣời viế t đã triǹ h bày sƣ̣ nghiê ̣p văn chƣơng của Quách Tấ n ; Mùa Cổ điển trong “Thi nhân Viê ̣t Nam”; đóng góp của tiế ng thơ cũ trong Thơ mới [30]. - Hoài Yên, trong bài viế t “Thấ y gì khi đọc bài thơ “Đêm thu nghe quạ kêu” của Quách Tấn” đăng trên tạp chí Hán Nôm, Viê ̣n Nghiên cƣ́u Hán Nôm , Hà Nội, số 3, năm 2000, đã chỉ ra nhƣ̃ng chi tiế t trong bài thơ mà Quách Tấ n đã ti ếp thu từ thơ Đƣờng của Trung Quố c [90]. Trần Đình Sử trong bài Chút duyên với thơ Quách Tấn đã viết nhƣ sau: “Quách Tấn là một nhà thơ đi ngƣợc lại phong trào Thơ Mới, ông vững tâm làm thơ cũ giữa lúc những lời công kích chế giễu thơ cũ đang rộn lên nhƣ ong. Và ông đã thắng. Đến năm 1941 khi Chế Lan Viên đề tựa tập Mùa cổ điển của nhà thơ cũ Quách Tấn, thì cuộc tranh cãi Thơ Mới - Thơ cũ khép lại. Trong Thi nhân Việt Nam, Quách Tấn ngồi chung với các nhà Thơ Mới và Hoài Thanh đã viết những lời rất nâng niu. Hoài Thanh đã bắt trúng hồn thơ Quách Tấn, đồng điệu với ông trong quan niệm thơ là cái đẹp, đem ví thơ với vƣờn hoa giàu hƣơng sắc của thiên nhiên” [Trần Đình Sử, 19-5-2002]. Nhận xét về nghệ thuật thơ Quách Tấn, Trần Đình Sử viết: “Thơ Quách Tấn thuộc dòng thơ Đƣờng luật Việt Nam chảy suốt từ thơ Nôm cổ điển đến thơ quốc ngữ hiện đại. Hơn 600 năm Việt hóa, thơ Đƣờng luật Việt Nam ngày càng tinh tế, điêu luyện với những tên tuổi nhƣ Bà huyện Thanh Quan, Hồ Xuân Hƣơng, Nguyễn Khuyến, Tú Xƣơng,… đến Quách Tấn thơ Đƣờng luật trở nên thâm trầm, hàm súc và càng đi sâu vào nghệ thuật của thể loại, mỗi từ, mỗi ý tƣởng đều hàm nghĩa. Mỗi bài là một ý cảnh độc lập. Thơ ông thiên về ý tƣởng và 18
- ám thị nhiều hơn là miêu tả và giải bày. Từ Một tấm lòng, Mùa cổ điển đến Đọng bóng chiều, Mộng Ngân Sơn, Giọt trăng,… thơ ông nhƣ càng ngắn lại, cô đúc lại với thể loại thất tuyệt, ngũ tuyệt,…” - Ngƣời thực hiện luận văn này cũng có dăm bài viết về Quách Tấn. Bài “Vài ảnh hƣởng của thơ Đƣờng đối với thơ lãng mạ n Viê ̣t Nam” trên Tạp chí Khoa học Xã hội, Viê ̣n Khoa ho ̣c Xã hô ̣i vùng Nam bô ̣ , số 8, năm 2005, đã chỉ ra nhƣ̃ng ảnh hƣởng của thơ Đƣờng đố i với thơ Xuân Diê ̣u , Huy Câ ̣n, Thâm Tâm và Quách Tấ n . Vài bài viết khác nhƣ: Quách Tấn với quan niệm về việc làm thơ, Tạp chí Nha Trang, Hội Văn học Nghệ thuật Khánh Hoà, số 191, tháng 8-2011 đã nêu lên quan niệm của Quách Tấn về thơ và việc làm thơ. Bài Những thành tựu nghiên cứu phê bình về Quách Tấn từ trƣớc đến nay, Tạp chí khoa học Văn hoá và Du lịch, số 2 (56), tháng 12-2011 đã tổng thuật những thành tựu nghiên cứu về Quách Tấn trong thời gian 70 năm, nghĩa là từ lúc Quách Tấn xuất hiện trên thi đàn với lời bình giá, nhận xét của thi sĩ Tản Đà cho đến những bài viết gần đây về Quách Tấn. Bài Quách Tấn với những cách tân về ngôn ngữ và nhịp điệu thơ, Tạp chí Đại học Sài Gòn, số chuyên đề Bình luận văn học 2011 đã chỉ ra những đổi mới trong thơ Quách Tấn về ngôn ngữ và nhịp điệu. Bài Quách Tấn với việc sử dụng thể thơ và đổi mới cấu trúc câu thơ, Tạp chí Nha Trang, Hội Văn học Nghệ thuật Khánh Hoà, số 200, tháng 5-2012 đã nêu ý kiến của Quách Tấn về sự lựa chọn thể thơ khi sáng tác và chỉ ra một số đổi mới trong cấu trúc câu thơ Đƣờng luật của Quách Tấn. Tóm lại, từ 1975 đến nay, nhất là sau đổi mới, các nhà nghiên cứu phê bình lại một lần nữa khẳng định đóng góp về nội dung, về nghệ thuật của thơ Đƣờng luật Quách Tấn trong thơ Việt hiện đại. Những đóng góp của ông đã đƣợc Tự điển văn học xác nhận. Ông là ngƣời chuyên tâm và có công lớn đối với thể thơ cách luật, đã sáng tác và dịch thuật trên ngàn bài. Thơ ông, nếu ban đầu ở Một tấm lòng mang cái trong trẻo hồn nhiên của nhà thơ trƣớc thiên nhiên thì đến Mùa cổ điển lại mang cái buồn ƣu tƣ xa vắng, nỗi “buồn mà đẹp” này cũng là nét chung của Thơ Mới bấy giờ. Ông chuyên sáng tác thơ luật nhƣng lại mang cảm xúc mới, ý lạ mà nồng nàn, làm cho ngƣời đọc rung động, bồi hồi theo tiếng lòng của tác giả. Để rồi càng về sau, thơ ông dƣờng nhƣ đã nhập vào Thiền, với những vần thơ thấm đẫm Thiền vị. Thơ đƣờng luật Việt Nam qua mấy trăm năm phát triển, đến Quách Tấn, nó trở nên 19
- thâm trầm, hàm súc, đi sâu vào nghệ thuật thể loại, mỗi từ mỗi ý đều hàm nghĩa. Thơ ông chứa nhiều ý tƣởng và ám thị cô đúc hơn là miêu tả, giãi bày. 2.2. Những ý kiến về thơ Đƣờng luật nửa đầu thế kỷ XX Ở trên là những thành tựu nghiên cứu về thơ Quách Tấn từ trƣớc đến nay. Còn ý kiến về thơ Đƣờng luật nửa đầu thế kỷ XX, có thể điểm qua nhƣ sau: Thơ Đƣờng luật ở Việt Nam có một lịch sử lâu đời, nó gắn liền với văn hoá Hán khi nền văn hoá này du nhập vào nƣớc ta. Ở đây luận văn chỉ tổng thuật đôi nét về thơ Đƣờng luật nửa đầu thế kỷ XX, tức trong giai đoạn hiện đại hoá văn học nƣớc nhà. Điều cần lƣu ý là, trƣớc thời điểm Thơ Mới xuất hiện thì đã có một vài ý kiến công kích thơ cũ của Phạm Quỳnh, Phan Khôi, Trịnh Đình Rƣ. Các nhà nghiên cứu thƣờng nhắc đến bài “Bàn về thơ Nôm” của Phạm Quỳnh đăng trên Nam phong tạp chí, số 5-1917 nhƣ là một phản ứng đầu tiên với thơ Đƣờng luật, khi ông viết: “Ngƣời ta thƣờng nói thơ là cái tiếng kêu tự nhiên của con tâm. Ngƣời Tàu định luật nghiêm cho nghề thơ, thực là muốn chữa lại, sửa lại cái tiếng kêu ấy cho nó hay hơn, trúng vần trúng điệu hơn, nhƣng cũng nhân đó mà làm mất cái giọng thiên nhiên đi vậy” [bđd]. Nếu chỉ dựa vào ý này thì rõ ràng Phạm Quỳnh là ngƣời đầu tiên công kích thơ cũ, chủ yếu là thơ Đƣờng luật. Năm 1928, trên tờ Đông Pháp thời báo, Phan Khôi phê phán việc dạy thất ngôn luật bằng Quốc ngữ là “tục quá”; đặc biệt ông lên án lối thất ngôn luật trong khoa cử: “từ ngày đem thất ngôn luật vào trong khoa cử rồi thì thể ấy trở nên bó buộc quá mà mất cả sanh thú”. Ngay cả một vị Cử nhân Hán học là Trịnh Đình Rƣ, năm 1929, trên tờ Phụ nữ tân văn đã đặt câu hỏi “Có nên chuộng thơ Đƣờng luật không?”, ông nêu cái khó của thơ luật khiến cho ngƣời làm thơ dễ mắc phải nhƣ: thất niêm, khổ độc, trần ngôn, sáo ngữ… Ông kêu gọi tìm một giải pháp mới, nhƣng không phải tìm cách phá luật mà quay về với các thể thơ truyền thống của dân tộc nhƣ Lục bát, Song thất lục bát. Lúc này, tuy đã có vài ý kiến phản đối (nhƣng không phải là tẩy chay) thơ Đƣờng luật, nhƣng trên thi đàn, Tản Đà vẫn cho xuất bản các tập: Khối tình con I (1916), Khối tình con II (1918), Còn chơi (1921); Trần Tuấn Khải với các tập: Duyên nợ phù sinh I (1921), Duyên nợ phù sinh II (1923), Bút quan hoài (1927). Trong những tập thơ trên có nhiều bài viết theo thể Đƣờng luật và vẫn đƣợc nhiều độc giả hƣởng ứng, thƣởng thức. Điều đó cho thấy, khoảng 30 năm đầu thế kỷ XX, 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn viết về đề tài tình yêu của Phạm Thị Hoài, Nguyễn Thị Thu Huệ, Phan Thị Vàng Anh
185 p | 265 | 50
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Thiên nhiên trong thơ chữ Hán Nguyễn Du
152 p | 306 | 46
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc trưng nghệ thuật của văn tế Nôm trung đại
132 p | 119 | 32
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học nước ngoài: Kiểu nhân vật kiếm tìm trong tiểu thuyết
20 p | 214 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Yếu tố kì ảo trong văn xuôi trung đại (thế kỉ XV đến thế kỉ XIX)
115 p | 115 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong lý luận Văn học ở Việt Nam từ 1975 đến nay
166 p | 154 | 28
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Hồn - Tình - Hình - Nhạc trong thơ Hoàng Cầm
184 p | 158 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Văn hóa dân gian trong tiểu thuyết
114 p | 153 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc điểm nghệ thuật thơ Bùi Giáng
168 p | 148 | 22
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Nhân vật trí thức văn nghệ sĩ trong văn xuôi Việt Nam hiện đại
151 p | 100 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Thể loại phóng sự Việt Nam từ 1975 đến nay (qua một số tác giả tiêu biểu)
121 p | 173 | 18
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc điểm văn học tầm căn qua sáng tác của Phùng Ký Tài (Roi thần, Gót sen ba tấc, Âm dương bát quái)
132 p | 145 | 17
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Khảo sát truyện cổ dân gian Ê Đê dưới góc độ loại hình
167 p | 123 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Những đóng góp của Tuệ Trung Thượng sĩ cho thơ Thiền Việt Nam
132 p | 160 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc điểm văn xuôi nghệ thuật Dạ Ngân
168 p | 147 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Thiền uyển tập anh từ góc nhìn văn chương
108 p | 124 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc điểm tiểu thuyết, truyện ngắn của Nguyễn Văn Xuân
172 p | 82 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học Việt Nam: Tìm hiểu đặc sắc nghệ thuật của nhà văn Nguyễn Tuân trước Cách mạng tháng Tám năm 1945
91 p | 64 | 8
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn