intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Việt Nam học: Nghiên cứu phát triển du lịch gắn với bảo tồn các di sản ở thành phố Kon Tum

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:183

114
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài đặt ra mục tiêu nghiên cứu là vận dụng lý luận và thực tiễn về phát triển du lịch ở Việt Nam để đánh giá tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch ở thành phố Kon Tum, từ đó đề xuất các giải pháp phát triển du lịch khu vực nghiên cứu gắn liền với bảo tồn hệ thống các di sản một cách bền vững. Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Việt Nam học: Nghiên cứu phát triển du lịch gắn với bảo tồn các di sản ở thành phố Kon Tum

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI VIỆN VIỆT NAM HỌC & KHOA HỌC PHÁT TRIỂN ----------------------------------------------------- HỒ THỊ KHÁNH GIANG NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH GẮN VỚI BẢO TỒN CÁC DI SẢN Ở THÀNH PHỐ KONTUM LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Việt Nam học Hà Nội - 2015
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI VIỆN VIỆT NAM HỌC & KHOA HỌC PHÁT TRIỂN ----------------------------------------------------- HỒ THỊ KHÁNH GIANG NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH GẮN VỚI BẢO TỒN CÁC DI SẢN Ở THÀNH PHỐ KONTUM Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Việt Nam học Mã số: 60 22 01 13 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS. TS Trƣơng Quang Hải Hà Nội - 2015
  3. LỜI CẢM ƠN Để có thể hoàn thành được luận văn, tôi đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của các thầy cô và bạn bè, đồng nghiệp. Trước hết tôi xin gửi lời cảm ơn đến thầy hướng dẫn khoa học: GS.TS Trương Quang Hải đã dành nhiều thời gian, tâm huyết chỉ bảo để tôi thực hiện đề tài “ Nghiên cứu phát triển du lịch gắn với bảo tồn các di sản ở thành phố Kon Tum” với sự hỗ trợ và tạo điều kiện của đề tài khoa học cấp nhà nước thuộc chương trình Tây Nguyên 3: “ Nghiên cứu đánh giá tổng hợp tài nguyên du lịch, hoạch định không gian và đề xuất các giải pháp phát triển du lịch ở Tây Nguyên”, mã số TN3/T18. Tôi cũng xin cảm ơn sự quan tâm, giúp đỡ tận tình và chuyên nghiệp của các thầy, cô cùng các cán bộ đang công tác tại Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển, Khoa Địa lý – Trường Đại học Khoa học Tự nhiên. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn tới Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Kon Tum, Uỷ ban Nhân dân thành phố Kon Tum đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp tôi thu thập số liệu cũng như nghiên cứu thực địa tại các cơ sở, địa điểm cần thiết cho việc thực hiện luận văn tốt nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn!
  4. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan: Luận văn này là công trình nghiên cứu nghiêm túc của cá nhân tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của GS.TS Trương Quang Hải. Các số liệu và kết luận nghiên cứu được trình bày trong luận văn này hoàn toàn trung thực và chưa từng được công bố dưới bất cứ hình thức nào. Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình. Học viên Hồ Thị Khánh Giang
  5. MỤC LỤC MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 Chƣơng 1. Tiềm năng phát triển du lịch gắn với di sản tại thành phố Kon Tum............................................................................................................................. 8 1.1. Điều kiện tự nhiên – đặc điểm kinh tế, văn hóa, xã hội .................................. 8 1.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................... 8 1.1.2. Đặc điểm kinh tế - văn hóa – xã hội ...................................................... 13 1.2. Di sản thiên nhiên .......................................................................................... 26 1.3. Di sản văn hóa................................................................................................ 27 1.3.1. Di sản văn hóa tiêu biểu ........................................................................ 28 1.3.2. Đặc trưng giá trị..................................................................................... 42 Chƣơng 2.Thực trạng phát triển du lịch gắn với di sản ở thành phố Kon Tum........................................................................................................................... 43 2.1. Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch......................................................... 43 2.1.1. Hệ thống cơ sở lưu trú ............................................................................ 43 2.1.2. Hệ thống cơ sở dịch vụ ăn uống ............................................................. 45 2.1.3. Điểm vui chơi giải trí ............................................................................. 47 2.1.4. Giao thông vận tải – hệ thống thông tin liên lạc .................................... 52 2.2. Phân hệ quản lý du lịch .................................................................................. 56 2.2.1. Quản lý nhà nước về du lịch................................................................... 56 2.2.2. Các công ty du lịch ................................................................................. 59 2.2.3. Cộng đồng dân cư ................................................................................... 60 2. 3. Nguồn khách và doanh thu du lịch ............................................................... 63 2.3.1. Nguồn khách........................................................................................... 63 2.3.2. Doanh thu du lịch ................................................................................... 69 2.4. Sản phẩm du lịch và quảng bá du lịch ........................................................... 70 2.4.1. Các tuyến điểm du lịch ........................................................................... 70 2.4.2. Các loại hình – sản phẩm du lịch ........................................................... 72 2.4.3. Công tác quảng bá du lịch ...................................................................... 72
  6. 2.5. Điểm mạnh, điểm yếu trong phát triển du lịch thành phố Kon Tum ............. 76 2.6. Cơ hội, thách thức trong phát triển du lịch thành phố Kon Tum................... 79 Chƣơng 3. Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch gắn với bảo tồn di sản ở thành phố Kon Tum ................................................................................................ 84 3.1. Thực trạng phát triển du lịch gắn với bảo tồn di sản ở thành phố Kon Tum.84 3.1.1. Tác động của du lịch đến di sản ............................................................. 84 3.1.2. Quản lý bảo tồn di sản ............................................................................87 3.1.3. Đầu tư phục hồi di sản ............................................................................92 3.2. Một số giải phát phát triển du lịch thành phố Kon Tum................................93 3.2.1. Giải pháp về tổ chức quản lý ..................................................................93 3.2.2. Giải pháp về đầu tư.................................................................................94 3.2.3. Giải pháp về bảo vệ môi trường ............................................................. 99 3.2.4. Giải pháp bảo tồn phát huy các giá trị di sản ....................................... 102 3.2.5. Giải pháp đa dạng hóa sản phẩm du lịch .............................................. 105 3.2.6. Giải pháp phát triển du lịch cộng đồng ................................................ 106 KẾT LUẬN ............................................................................................................108 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  7. DANH MỤC VIẾT TẮT UBND : Uỷ ban nhân dân HĐND : Hội đồng nhân dân VH – TT – TT : Văn hóa – Thông tin – Thể thao PTDLCĐ : Phát triển du lịch cộng đồng CSLTDL : Cơ sở lưu trú du lịch CSHT : Cơ sở hạ tầng NXB : Nhà xuất bản QL : Quốc lộ TNHH : Trách nhiệm hữu hạn CP : Cổ phần
  8. DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1: Giá trị sản xuất theo giá hiện hành phân theo khu vực kinh tế ................16 Bảng 1.2. Số giáo viên đạt chuẩn của thành phố Kon Tum ......................................17 Bảng 1.3. Một số chỉ tiêu chủ yếu về y tế trên địa bàn thành phố ............................18 Bảng 1.4. Bảng đánh giá tình hình thực hiện các chỉ tiêu môi trường......................24 Bảng 2.1. Hiện trạng các nhà máy điện trên địa bàn tỉnh Kon Tum .........................55 Bảng 2.2. Số lượng khách du lịch đến Kon Tum giai đoạn 2006 - 2011..................64 Bảng 2.3. Khách quốc tế đến Kon Tum phân theo quốc tịch ...................................65 Bảng 2.4. Doanh thu du lịch năm 2014 của tỉnh Kon Tum ......................................80 Bảng 3.1. Hoạt động của thư viện tỉnh Kon Tum ....................................................89
  9. DANH MỤC BIỂU ĐỔ Biểu đồ 2.1. Các hình thức lưu trú được du khách sử dụng khi đếnthành phố Kon Tum...................................................................................................................44 Biểu đồ 2.2. Mức độ hài lòng về dịch vụ du lịch tại thành phố Kon Tum của khách du lịch ........................................................................................................................51 Biểu đồ 2.3. Các loại phương tiện được khách nội địa sử dụng đến thành phố Kon Tum ...........................................................................................................................54 Biểu đồ 2.4. Đánh giá sự tác động của du lịch đến truyền thống gia đình tại thành phố Kon Tum ............................................................................................................61 Biểu đồ 2.5. Thu nhập của cộng đồng dân cư địa phương tham gia hoạt động ........63 du lịch ........................................................................................................................63 Biểu đồ 2.6. Các hình thức tổ chức du lịch của khách nội địa đến thành phố ..........67 Kon Tum ...................................................................................................................67 Biểu đồ 2.7. Mục đích các chuyến đi của du khách đến thành phố Kon Tum..........68 Biểu đồ 2.8. Đánh giá điểm du lịch thu hút nhất tại thành phố Kon Tum ................69 Biểu đồ 2.9. Các nguồn cung cấp thông tin du lịch về thành phố Kon Tum ............75 cho du khách ............................................................................................................75 Biểu đồ 2.10. Đánh giá khó khăn trong hoạt động phát triển du lịch tại thành phố Kon Tum của cộng đồng địa phương ........................................................................79 Biểu đồ 3.1. Đánh giá vai trò của hệ thống di sản đối với phát triển du lịch của thành phố ...................................................................................................................84 Biểu đồ 3.2. Đánh giá sự tác động của hoạt động du lịch đối với chất lượng môi trường tại thành phố Kon Tum ..................................................................................86 Biểu đồ 3.3. Đánh giá hiện trạng các di sản của thành phố Kon Tum ......................93 Biểu đồ 3.4. Đánh giá hướng bảo tồn di sản của thành phố Kon Tum ...................104
  10. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài. Du lịch là một trong những lĩnh vực được nhà nước chú trọng trong những năm gần đây. Được coi là một ngành kinh tế quan trọng đóng góp đáng kể vào sự nghiệp phát triển chính trị và xã hội của đất nước, đầu tư vào du lịch đã đem lại công việc, nâng cao mức sống và cải thiện dân trí cho người dân. Trong những năm qua, nắm bắt lợi thế về nguồn tài nguyên du lịch phong phú, Tổng cục Du lịch đã đưa ra nhiều chính sách, chương trình quảng bá hình ảnh đất nước – con người Việt Nam đến bạn bè năm châu. Không chỉ có lợi thế về tài nguyên thiên nhiên, chúng ta còn có cả kho tàng văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc có thể trở thành những nguồn lợi lâu dài. Lấy tôn chỉ phát triển du lịch theo hướng bền vững, hoạt động khai thác du lịch luôn được gắn liền với việc bảo tồn di sản; đặc biệt là đối với khu vực trung du miền núi, biên giới và hải đảo như: Tây Bắc, Tây Nguyên....Tại đây, hiệu quả của việc phát triển du lịch được thể hiện rõ nét, đem lại cho đồng bào dân tộc công ăn việc làm, nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng... nhưng đồng thời cũng mang đến nhiều tác động tiêu cực về mặt xã hội, hao mòn đi nhiều giá trị văn hóa truyền thống. Tỉnh Kon Tum có vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nói chung và khu vực Tây Nguyên nói riêng. Kon Tum là cửa ngõ phía Bắc của vùng đất cao nguyên với những bản sử thi hùng tráng, nơi có ngã ba Đông Dương huyền thoại với hệ thống đường bộ kết nối các tỉnh miền Trung - Tây Nguyên, thông thương với cả hai miền Nam - Bắc qua đường Hồ Chí Minh lịch sử. Đặc biệt, cửa khẩu quốc tế Bờ Y của Kon Tum nằm ở trung tâm của khu vực tam giác phát triển Việt Nam - Lào – Campuchia; là đầu cầu ngắn nhất nối Tây Nguyên, duyên hải miền Trung, đồng bằng Nam Bộ với Nam Lào, Đông Bắc Thái Lan và Đông Bắc Campuchia. Tương lai, có thể liên kết với tuyến hành lang kinh tế Đông - Tây (EWEC) nối dài để phát triển thương mại và du lịch. Tỉnh Kon Tum có tài nguyên du lịch dồi dào, đặc biệt có điều kiện để phát triển loại hình du lịch văn hoá, du lịch sinh thái và du lịch nghỉ dưỡng. Trong những 1
  11. năm gần đây, được sự quan tâm của Tỉnh uỷ, HĐND tỉnh, UBND tỉnh Kon Tum, Sở Văn hoá- Thể thao và Du lịch Kon Tum đã tiến hành xây dựng nhiều đề án, đề tài nghiên cứu khoa học về xây dựng mô hình phát triển du lịch trên địa bàn. Xét trên tổng thể, có thể thấy thành phố Kon Tum là nơi có thể xây dựng thành trung tâm du lịch của tỉnh. Với những di tích lịch sử văn hóa như: chùa Bác Ái được xây dựng năm 1932 do vua Bảo Đại sắc phong, tòa Giám mục Kon Tum có sự pha trộn hài hòa kiến trúc bản địa và phương Tây, nhà thờ gỗ Kon Tum – một di sản độc đáo về cả kiến trúc và văn hóa, di tích ngục Kon Tum – một chứng tích lịch sử thời Pháp thuộc…và các điểm du lịch tự nhiên như: sông Đăk Bla - một phụ lưu của sông Sê San, bãi Mộng Mơ...tạo ra một sự kết hợp vừa thơ mộng vừa đậm tính nhân văn, thuận lợi để phát triển cả du lịch văn hóa với du lịch sinh thái. Kon Tum mang một sức hút đặc biệt từ vẻ nguyên sơ, mộc mạc gây ấn tượng sâu sắc đối với những du khách trẻ ưa khám phá, các nhà nghiên cứu và khách quốc tế từ thị trường: Trung Quốc, Nhật Bản, Anh, Pháp, Mỹ... Tuy nhiên với những bất lợi về vị trí địa lý, khí hậu, kinh tế chậm phát triển, trình độ dân trí chưa cao so, du lịch thành phố Kon Tum chưa khai thác được những thế mạnh riêng. Bên cạnh đó, những tác động của quá trình “Mở cửa” không chỉ mang lại cho thành phố một diện mạo mới mà còn đặt ra những yêu cầu về bảo tồn hệ thống các di sản, giữ gìn những nét văn hóa truyền thống, gây dựng lại các làng nghề đang dần mai một, bị “Kinh hóa”, “ Tây hóa”. Từ thực tế trên, có thể thấy vấn đề phát triển du lịch một cách bền vững chính là nhiệm vụ cấp bách của ngành du lịch thành phố Kon Tum trong thời gian tới. Do vậy, tác giả xin lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu phát triển du lịch gắn với bảo tồn các di sản ở thành phố Kon Tum” cho luận văn thạc sĩ của mình. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2.1. Các công trình nghiên cứu về du lịch gắn với bảo tồn di sản. Từ lâu du lịch là đã trở thành một lĩnh vực được nghiên cứu trên nhiều phương diện tại Việt Nam.Trước hết phải kể đến các công trình dẫn luận về du lịch đã được xuất bản như: Nhập môn khoa học du lịch (Trần Đức Thanh – 2003) và Tổng quan du lịch (Vũ Đức Minh – 1999) đã chỉ ra đối tượng, nội dung, phương 2
  12. pháp nghiên cứu và lịch sử phát triển của ngành du lịch. Hay Giáo trình kinh tế du lịch của Nguyễn Văn Đính – Trần Thị Minh Hòa (2004) đã chỉ ra xu hướng phát triển, ý nghĩa kinh tế xã hội cùng điều kiện phát triển và tính thời vụ của du lịch. Dưới góc độ thị trường, trong nghiên cứu Thị trường du lịch (1998) tác giả Nguyễn Văn Lưu đã đề cập đến khái niệm, bản chất, đặc điểm, chức năng và phân loại thị trường du lịch. Dưới giác độ địa lý học, tác giả Nguyễn Minh Tuệ với công trình Địa lý du lịch (1999) đã luận giải những vấn đề lí luận về địa lý du lịch Việt Nam, các nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển du lịch của một số vùng địa lí du lịch… Hướng nghiên cứu phát triển du lịch gắn với bảo tồn các di sản được các nhà khoa học đề cập trong nhiều đề tài, dự án, hội thảo. Từ những năm 70- 80 của thế kỷ XX, đề án ”Lấy di tích nuôi di tích” đã được nhà nước triển khai và thu được nhiều kết quả tốt đẹp. Tại các điểm du lịch nổi tiếng như: Hà Nội, Huế, Đà Nẵng, Ninh Bình....đã có nhiều công trình nghiên cứu về bảo tồn, phục dựng các di tích, làng nghề truyền thống như là: Phát triển du lịch làng nghề truyền thống tại làng gốm Bát Tràng của Ths. Nguyễn Đức Thọ, dự án Giữ gìn, khai thác tiềm năng di sản văn hóa một số di tích huyện Gia Lâm- UBND huyện Gia Lâm và Liên hiệp Khoa học Bảo tồn Phát triển Văn hóa Việt Nam- Đông Nam Á chủ trì, dự án Doanh nhân đồng hành cùng di sản văn hóa- Quỹ hỗ trợ Bảo tồn Di sản Văn hóa Việt Nam chủ trì được tổ chức tại Khu di sản Văn hóa thế giới thành Nhà Hồ (Thanh Hóa)....Các công trình, dự án này đã đưa ra những đánh giá về thực trạng của điểm nghiên cứu mà đề tài khảo sát đồng thời đưa ra giải pháp để phát triển du lịch gắn với bảo tồn các di sản. Có thể nói, các công trình nghiên cứu du lịch nêu trên đã cung cấp những tiền đề lí luận cần thiết cho luận văn và là những tư liệu tham khảo hết sức hữu ích trong quá trình nghiên cứu tiềm năng, thực trạng và giải pháp phát triển du lịch thành phố Kon Tum. 2.2. Các công trình nghiên cứu về du lịch tỉnh Kon Tum Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Kom Tum đến năm 2020 đã đưa ra phương án tổ chức lãnh thổ du lịch tỉnh Kom Tum dựa trên xác định các khu du lịch 3
  13. như khu du lịch Măng Đen, khu nước khoáng Đăk Tô, vùng hồ Ya Ly, khu du lịch ĐăkBla, khu du lịch tại khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y, các khu du lịch gắn với vườn quốc gia Chư Mon Ray, khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Linh, khu du lịch Đăk Uy. Chiến lược phát triển du lịch đến 2020 của tỉnh Kom Tum đã xác định việc hình thành và đưa vào khai thác khu du lịch Măng Đen, rừng đặc dụng Đăk Uy, lòng hồ thủy điện Ya Ly, khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y, đuờng Hồ Chí Minh và các khu bảo tồn thỉên nhiên, vườn quốc gia. Một số nghiên cứu về du lịch sinh thái và du lịch văn hóa ở Kom Tum cũng được đề cập trong một số công trình, ví dụ của Lê Huy Bá (2007) về nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái và văn hoá Kon Tum từ 2007- 2015. Báo cáo: “Du lịch Kon Tum trên đường phát triển” của Sở VH- TT- DL và đề tài: “ Nghiên cứu xây dựng mô hình phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh Kon Tum” [24] đã phân tích các khó khăn, thuận lợi trong điều kiện phát triển du lịch tỉnh Kon Tum và đưa ra những qui hoạch và định hướng phát triển du lịch của tỉnh trên các phương diện như là: nâng cấp cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, đào tạo nguồn nhân lực, quản lý nhà nước về du lịch, tuyên truyền quảng bá. Đồng thời đưa ra những định hướng phát triển dưới hình thức tổng quan, khái lược nhất. Trong đó, đề tài: “Nghiên cứu xây dựng mô hình phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh Kon Tum”của tác giả Bùi Thị Thanh Vân đã đi sâu vào phân tích các điều kiện để phát triển loại hình du lịch cộng đồng và đưa ra một số mô hình thí điểm để áp dụng vào thực tế. Các công trình “Di tích và danh thắng Kon Tum” [18] đi sâu vào thống kê các các công trình văn hóa, lịch sử và các điểm du lịch tự nhiên của tỉnh. Đi theo hướng nghiên cứu phát triển du lịch bền vững tại một số điểm du lịch tiềm năng của Kon Tum có luận văn thạc sỹ của Đặng Thanh Nam: ”Đánh giá tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng tại huyện Konplông tỉnh Kon Tum” đi sâu vào phân tích những ưu thế và nhược điểm trong việc xây dựng mô hình du lịch cộng đồng tại nơi được gọi là ” Đà Lạt thứ 2” của Việt Nam. 2.3. Các công trình nghiên cứu về du lịch thành phố Kon Tum Cho đến nay, có rất ít công trình đi vào nghiên cứu về du lịch thành phố Kon Tum mà chỉ được đề cập như một điểm trong tuyến du lịch của vùng trong các đề 4
  14. tài nghiên cứu. Bước đầu mới phân tích được những điều kiện, tài nguyên du lịch, vị trí địa lý, lịch sử hình thành của nơi đây. Qua việc tổng hợp tài liệu, tác giả nhận thấy việc đi vào phân tích tiềm năng, hiện trạng và đề xuất các giái pháp phát triển du lịch gắn với bảo tồn hệ thống di sản ở thành phố Kon Tum là một vấn đề mới, chưa có công trình nào được công bố. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích Đề tài đặt ra mục tiêu nghiên cứu là vận dụng lý luận và thực tiễn về phát triển du lịch ở Việt Nam để đánh giá tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch ở thành phố Kon Tum, từ đó đề xuất các giải pháp phát triển du lịch khu vực nghiên cứu gắn liền với bảo tồn hệ thống các di sản một cách bền vững. Nhiệm vụ Tổng quan những vấn đề lý luận về phát triển du lịch gắn với bảo tồn các di sản. Phân tích đánh giá tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch ở thành phố Kon Tum. Đề xuất định hướng và giải pháp phát triển du lịch khu vực thành phố Kon Tum 4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu Đối tƣợng Hệ thống các di sản cùng hoạt động khai thác du lịch gắn với bảo tồn tại thành phố Kon Tum Phạm vi nghiên cứu Về mặt lãnh thổ: Phạm vi nghiên cứu gồm toàn bộ phạm vi lãnh thổ hành chính thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum. Về mặt thời gian: số liệu và tài liệu được đưa vào nghiên cứu, xem xét phân tích, tổng hợp chủ yếu từ các nguồn tài liệu về thành phố Kon Tum được giới hạn trong thời kỳ từ 2009-2013 (có bổ sung số liệu 2014, 2015) 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Luận văn chủ yếu sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây: Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu: Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả đã thu thập các số liệu, tài liệu từ các nguồn khác nhau: Sở VH- TT – Dl tỉnh 5
  15. Kon Tum, phòng Văn hóa – Thông tin thành phố Kon Tum, chi cục thống kê thành phố Kon Tum, thư viện tỉnh Kon Tum, Công ty Du lịch Sinh thái Miền Cao... Từ đó tiến hành tổng hợp, phân tích các thông tin cho mục đích của đề tài. ( Phụ lục 2) Phương pháp so sánh: Từ các tài liệu thu thập được kết hợp với kinh nghiệm thực địa, tác giả đã so sánh tiềm năng tài nguyên cùng thực trạng phát triển du lịch gắn với bảo tồn thành phố Kon Tum đặt trong tương quan du lịch tỉnh Kon Tum. Phương pháp thực địa: Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả đã tiến hành khảo sát và điền dã kết hợp điều tra xã hội học (phỏng vấn sâu các cán bộ quản lý du lịch – văn hóa, các công ty lữ hành, dân làng, các giám mục, trụ trì và phỏng vấn bảng hỏi: 15 phiếu khách nội địa, 35 phiếu khách quốc tế, 20 phiếu cộng đồng địa phương) trên địa bàn thành phố để khai thác thông tin cần thiết, nâng cao tính thực tiễn của đề tài. Phương pháp phân tích SWOT: Tác giả đã phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong phát triển du lịch thành phố Kon Tum. Phương pháp nghiên cứu liên ngành: Khác với nghiên cứu chuyên ngành lấy riêng một lĩnh vực hoạt động nào đó của con người làm đối tượng nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu liên ngành lấy không gian văn hóa làm đối tượng tìm hiểu, chú trọng tới mối liên hệ mật thiết giữa các hoạt động của con người và quan hệ tương tác giữa con người với điều kiện tự nhiên hay hoàn cảnh xã hội. Áp dụng phương pháp liên ngành vào nghiên cứu du lịch gắn với bảo tồn các di sản thành phố Kon Tum có nghĩa là đặt nó dưới góc độ nghiên cứu của nhiều ngành khoa học khác nhau nhằm đạt được nhận thức toàn diện, tổng thể; từ đó đưa ra các kết luận, đánh giá khách quan. 6. Những đóng góp mới của đề tài Kết quả nghiên cứu chủ yếu của luận văn là đánh giá tiềm năng du lịch và phân tích thực trạng hệ thống các di sản trên địa bàn thành phố Kon Tum, từ đó đề xuất phát triển du lịch gắn với bảo tồn. Đồng thời, luận văn là kết quả nghiên cứu theo hướng liên ngành, sử dụng kiến thức của nhiều ngành khoa học: du lịch, địa lý, lịch sử, kinh tế, văn học… Vì vậy, những đánh giá, phân tích về tiềm năng và thực trạng du lịch của thành phố được nhìn nhận một cách toàn diện, không đơn thuần là 6
  16. số liệu kinh tế mà còn dựa trên cơ sở phân tích những giá trị nhân văn và biến đổi xã hội, biến đổi thiên nhiên trước ảnh hưởng của hoạt động du lịch. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn bao gồm 3 chương. Chương 1. Tiềm năng phát triển du lịch gắn với di sản tại thành phố Kon Tum Chương 2. Thực trạng phát triển du lịch gắn với di sản tại thành phố Kon Tum Chương 3. Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch gắn với bảo tồn các giá trị di sản ở thành phố Kon Tum 7
  17. Chƣơng 1. Tiềm năng phát triển du lịch gắn với di sản tại thành phốKon Tum 1.1. Điều kiện tự nhiên – đặc điểm kinh tế, văn hóa, xã hội 1.1.1. Điều kiện tự nhiên Kon Tum là một tỉnh miền núi biên giới, nằm ở phía Bắc Tây Nguyên, có diện tích tự nhiên là 9.689,61km² có tọa độ địa lý từ 13°55’10’’ đến 15°27’15’’ vĩ độ Bắc, từ 107°20’15’’ đến 108°32’30’’ kinh độ Đông. Phía Bắc giáp tỉnh Quảng Nam, phía Nam giáp tỉnh Gia Lai, phía Đông giáp tỉnh Quảng Ngãi, phía Tây giáp Lào và Campuchia. Kon Tum đã trải qua quá trình hình thành với nhiều lần thay đổi địa giới hành chính và tên gọi, cho đến nay, mảnh đất này đã mang trong mình một bề dày lịch sử- văn hóa gắn liền với những biến động của quá trình dựng nước và giữ nước dân tộc. Thành phố Kon Tum là thành phố tỉnh lỵ của tỉnh Kon Tum, nằm ở phía Nam, bên bờ sông Đăk Bla. Từ trên cao nhìn xuống, thành phố Kon Tum có hình lòng chảo. Vị trí của thành phố: Phía Bắc giáp huyện Đăk Hà Phía Nam giáp tỉnh Gia Lai Phía Đông giáp huyện Kon Rẫy Phía Tây giáp huyện Sa Thầy Thành phố Kon Tum có tọa độ địa lý như sau: từ 14017’ 00” đến 15001’ 58” vĩ độ Bắc, từ 107042’12” đến 108010’00” kinh độ Đông. Thành phố có vị trí cách Buôn Ma Thuột 246 km, cách Qui Nhơn 215 km và cách Pleiku 49 km; là một thành phố trẻ được thành lập từ năm 2009. Ý nghĩa tên gọi Tên gọi “ Kon Tum” được giải thích theo truyền thuyết của dân tộc Bahnar. Vào thời xa xưa, có một làng người địa phương ở khu vực thành phố Kon Tum hiện nay với tên gọi Kon Trang - Or. Lúc ấy, làng Kon Trang - Or rất thịnh vượng với dân số khá đông. Trong khoảng thời gian này, giữa các buôn làng luôn gây chiến với nhau để chiếm đoạt của cải và bắt người về làm nô lệ. Hai con trai của Ja Xi - 8
  18. một trong số những người đứng đầu làng Kon Trang - Or tên là Jơ Rông và Uông không thích cảnh chiến tranh nên làm nhà ở riêng gần hồ nước, cạnh dòng Đăk Bla. Vùng đất này rất thuận lợi cho phương thức sống định cư nên dần dần có nhiều người đến ở, lập thành làng mới có tên gọi là Kon Tum. Từ đó, Kon Tum trở thành tên gọi chính thức cho nơi đây (Theo tiếng Kinh, Kon Tum có nghĩa là “Làng Hồ”, Kon là làng, Tum là hồ, ao, bàu nước...). Với vị trí là vùng đất bằng, được dòng Đăk Bla uốn quanh bồi đắp phù sa màu mỡ, trải qua những biến động, thăng trầm của lịch sử, vùng đất này có nhiều biến đổi về mặt địa giới và tên gọi nhưng vẫn là mảnh đất an lành cho các dân tộc anh em cùng sinh sống [19] Lịch sử hình thành Các nhà truyền giáo thuộc Pháp đã đến Kon Tum từ năm 1851. Nơi đây là trung tâm hành chính cũ của Pháp ở Tây Nguyên. Sau năm 1975, thị xã Kon Tum thuộc tỉnh Gia Lai - Kon Tum, gồm 4 phường: Quang Trung, Quyết Thắng, Thắng Lợi, Thống Nhất và 11 xã: Đăk Blà, Đăk Cấm, Đăk La, Đăk Uy, Đoàn Kết, Hòa Bình, Ia Chim, Ia Ly, K'roong, Ngọk Bay, Vinh Quang [1] Ngày 10 tháng 10 năm 1978, chia Ia Ly thành 2 xã: xã Ia Ly thuộc Gia Lai, phía Nam sông Sê San và phía Bắc là xã Ia Ly thuộc Kon Tum, chuyển về huyện Sa Thầy quản lý1. Ngày 17 tháng 8 năm 1981, chia xã Đoàn Kết thành 2 xã: Đoàn Kết và Chư H'reng; chia xã Đăk Cấm thành 2 xã: Đăk Cấm và Ngọk Réo2. Ngày 1 tháng 2 năm1985, chia xã Đăk La thành 2 xã: Đăk La và Hà Mòn. Đầu năm 1991, thị xã Kon Tum có 4 phường: Quang Trung, Quyết Thắng, Thắng Lợi, Thống Nhất và 13 xã: Chư H'reng, Đăk Blà, Đăk Cấm, Đăk La, Đăk Uy, Đoàn Kết, Hà Mòn, Hòa Bình, Ia Chim, K'roong, Ngọk Bay, Ngọk Réo, Vinh Quang. Ngày 12 tháng 8 năm 1991, tái lập tỉnh Kon Tum từ tỉnh Gia Lai - Kon Tum, thị xã Kon Tum trở lại là tỉnh lị của tỉnh Kon Tum. 1 Quyết định 254- CP về việc chia tách huyện Đăk Tô thuộc tỉnh Gia Lai – Kon Tum, năm 1978 2 Quyết định 30- HĐBT về điều chỉnh địa giới một xã và thị trấn thuộc tỉnh Gia Lai – Kon Tum, năm 1981 9
  19. Ngày 24 tháng 3 năm 1994, tách 4 xã: Đăk La, Hà Mòn, Đăk Uy, Ngọk Réo để thành lập huyện Đăk Hà. Ngày 22 tháng 11 năm 1996, chia xã Chư H'reng thành 2 xã: Chư H'reng và Đăk Rơ Wa3. Ngày 3 tháng 9 năm 1998, thành lập phường Lê Lợi; chia phường Quang Trung thành 2 phường: Quang Trung và Duy Tân. Ngày 8 tháng 1 năm 2004, chia xã Hòa Bình thành xã Hòa Bình và phường Trần Hưng Đạo; chia xã Vinh Quang thành xã Vinh Quang và phường Ngô Mây; chia xã Đoàn Kết thành xã Đoàn Kết và phường Nguyễn Trãi; thành lập phường Trường Chinh. Ngày 7 tháng 10 năm 2005, thị xã Kon Tum được công nhận là đô thị loại III4. Ngày 9 tháng 6 năm 2008, chia xã Ia Chim thành 2 xã: Ia Chim và Đăk Năng. Ngày 10 tháng 12 năm 2008, Hội đồng Nhân dân Tỉnh đã thông qua đề án thành lập thành phố Kon Tum trên cơ sở diện tích và dân số hiện tại của thị xã Kon Tum. Ngày 13 tháng 9 năm 2009, thị xã Kon Tum chính thức trở thành thành phố Kon Tum. Năm 2013, thành phố điều chỉnh mở rộng địa giới hành chính phường Ngô Mây trên cơ sở 1.098,43 ha diện tích tự nhiên và 1.628 nhân khẩu của xã Vinh Quang . Hiện nay, thành phố có 21 đơn vị hành chính gồm: 10 phường là: Quyết Thắng, Thắng Lợi, Quang Trung, Thống Nhất, Nguyễn Trãi, Trần Hưng Đạo, Ngô Mây, Trường Chinh, Lê Lợi và Duy Tân. 11 xã là: Hoà Bình, Ia Chim, Đoàn Kết, Vinh Quang, Ngọc Bay, Kroong, Đăk Cấm, Đăk Blà, Chư Hreng, Đăk Năng, Đăk Rơ wa5. Địa hình Thành phố Kon Tum được bao quanh là núi thấp có độ cao từ 600-1000m, với 3 dạng địa hình đặc trưng: 3 Nghị định 73- CP về việc thành lập các xã và thị trấn thuộc các huyện Kon Plông, Đăk Glei, Ngọc Hồi, Đăk Hà và thị xã Kon Tum, tỉnh Kon Tum, năm 1996 4 Quyết định 1900/2005/QĐ-BXD công nhận thị xã Kon Tum, tỉnh Kon Tum là đô thị loại III 5 Niên giám thống kê thành phố Kon Tum, năm 2013 10
  20. Địa hình núi thấp, phân bổ xung quanh thành phố chủ yếu ở phía Bắc và phía Đông, Đông - Nam (xã Đăk Cấm, Đăk BLà, Đăk Rơ Wa). Địa hình này thích hợp với kinh tế trồng cây công nghiệp lâu năm và lâm nghiệp. Địa hình đồi núi với độ cao 530 - 600m nằm tiếp giáp và xen kẽ với địa hình thấp trũng. Đây là địa bàn chủ yếu để phát triển cây công nghiệp dài ngày, trồng màu, trồng cây lương thực, cây ăn quả... Địa hình đồng bằng trũng có độ cao 500-530m, được phân bố dọc theo sông Đăk Bla và hệ thống sông suối nhỏ ở các xã ngoại thành. Đây là địa bàn sản xuất cây ngắn ngày, nhất là lương thực (lúa nước) và vùng thường xuyên bị ngập lụt trong mùa mưa. Địa hình thành phố Kon Tum rất thuận lợi cho việc sản xuất nông nghiệp, xây dựng các mô hình nông lâm kết hợp, phát triển nông nghiệp toàn diện, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật và phát triển đô thị. Khí hậu Thành phố Kon Tum nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới - gió mùa cao nguyên với các đặc trưng: Nhiệt độ trung bình năm 23,20C, nhiệt độ cao tuyệt đối 37,90C, nhiệt độ thấp tuyệt đối 4,50C, chênh lệch nhiệt độ ngày/đêm là 90C, tổng tích ôn trung bình 85000C, ánh sáng dồi dào6. Lượng mưa trung bình năm là 1.764mm nhưng phân bố không đều. Mùa mưa từ tháng 05 đến tháng 10 với 85- 90% lượng mưa cả năm, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 04 năm sau chỉ có 10 - 15% lượng mưa cả năm. Độ ẩm trung bình 78- 80%. Chế độ khí hậu đặc trưng nêu trên cùng với sự đa dạng về địa hình và thổ nhưỡng cho phép thành phố Kon Tum phát triển nhiều loại cây trồng như: cà phê, sắn, mắc ca, hồ tiêu...; các vật nuôi như: bò, lợn....; đây là thuận lợi lớn trong phát triển nông nghiệp ở thành phố Kon Tum. Thuỷ văn Nguồn nƣớc mặt Hiện nay trên địa bàn thành phố Kon Tum có 02 con sông lớn chảy qua và nhiều suối nhỏ được phân bố trên địa bàn thành phố. Cụ thể là: 6 Thống kê của đài khí tượng thủy văn tỉnh Kon Tum 11
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2