intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Việt Nam học: Vốn xã hội và quá trình tìm việc làmcủa những người giúp việc tại Hà Nội trường hợp chung cư Bắc Linh Đàm

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:84

47
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích của nghiên cứu, đúng như tên gọi của đề tài là tập trung làm rõ ảnh hưởng của vốn xã hội đối với quá trình tìm kiếm việc làm của những người giúp việc gia đình tại Hà Nội. Khách thể hay đối tượng của nghiên cứu là những người hiện tại đang làm công việc này tại Khu đô thị Bắc Linh Đàm.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Việt Nam học: Vốn xã hội và quá trình tìm việc làmcủa những người giúp việc tại Hà Nội trường hợp chung cư Bắc Linh Đàm

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------------ TRẦN ĐĂNG DƢƠNG VỐN XÃ HỘI VÀ QUÁ TRÌNH TÌM VIỆC LÀM CỦA NHỮNG NGƢỜI GIÚP VIỆC TẠI HÀ NỘI - TRƢỜNG HỢP CHUNG CƢ BẮC LINH ĐÀM LUẬN VĂN THẠC SĨ VIỆT NAM HỌC HÀ NỘI, 2020
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------------ TRẦN ĐĂNG DƢƠNG VỐN XÃ HỘI VÀ QUÁ TRÌNH TÌM VIỆC LÀM CỦA NHỮNG NGƢỜI GIÚP VIỆC TẠI HÀ NỘI - TRƢỜNG HỢP CHUNG CƢ BẮC LINH ĐÀM Chuyên ngành: Việt Nam học Mã số: 60220113 LUẬN VĂN THẠC SĨ VIỆT NAM HỌC CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. TRỊNH VĂN TÙNG TS. ĐẶNG HOÀI GIANG HÀ NỘI, 2020
  3. LỜI CẢM ƠN Hoàn thành một luận văn luôn là một hành trình dài với nhiều thử thách. Đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới TS. Đặng Hoài Giang - cán bộ giảng dạy tại trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội, là người trực tiếp hướng dẫn, động viên tinh thần và liên tục chỉ dạy cả về chuyên môn và phương pháp mà nếu thiếu chúng, tôi không thể hoàn thành luận văn này. Tiếp đến, tôi xin gửi lời tri ân đến những cư dân hiện đang cư trú tại Khu đô thị Bắc Linh Đàm. Trong quá trình khảo sát và phỏng vấn, nhờ sự hợp tác nhiệt tình của mọi người nên tôi có được những dữ liệu và thông tin cần thiết để thực hiện đề tài nghiên cứu này. Cuối cùng, tôi xin nhắc tới người thân, cộng sự và những người bạn với sự cảm kích sâu sắc vì đã đồng hành cùng tôi trong suốt hành trình đầy khó khăn vừa qua.
  4. MỤC LỤC MỞ ĐẦU........................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................ 1 3. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................ 6 4. Phương pháp chọn mẫu và phương pháp nghiên cứu ................................... 7 5. Đóng góp của luận văn .................................................................................. 9 6. Bố cục luận văn ........................................................................................... 10 CHƢƠNG 1: KHÁI NIỆM “VỐN XÃ HỘI” VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ CÓ LIÊN QUAN .................................................................................................. 11 1.1 Thuật ngữ “Vốn xã hội”: Lòng tin và Mạng lưới ..................................... 12 1.2 Một số quan điểm phổ biến về khái niệm vốn xã hội ............................... 16 1.2.1 Quan điểm của Pierre Bourdieu ............................................................ 16 1.2.2 Quan điểm của James Coleman & Robert Putman ............................... 17 1.2.3 Quan điểm của Francis Fukuyama ........................................................ 19 1.3 Các nhân tố ảnh hưởng .............................................................................. 20 1.4 Các định chế truyền thống trong xã hội Việt ............................................ 23 1.4.1 Ý niệm “gia đình‟‟ trong tâm thức của xã hội Việt ................................ 23 1.4.2 Vai trò của “không gian làng” đối với mạng lưới quan hệ ................... 25 Tiểu kết chương 1 ............................................................................................ 26 CHƢƠNG 2. CHUNG CƢ LINH ĐÀM VÀ NGƢỜI GIÚP VIỆC GIA ĐÌNH ..................................................................................................... 27 2.1 Chung cư Linh Đàm và nhu cầu về lao động giúp việc gia đình ............. 27 2.1.1 Khái niệm nhà chung cư và căn hộ chung cư ........................................ 27 2.1.2 Khu đô thị Linh Đàm: vị trí và đặc điểm ............................................... 29 2.1.3 Nhu cầu về lao động giúp việc gia đình ................................................. 31 2.2 Người giúp việc gia đình và quá trình tìm việc làm.................................. 36
  5. 2.2.1 Định nghĩa và một số đặc điểm chung ................................................... 36 2.2.2 Quá trình tìm kiếm việc làm ................................................................... 42 Tiểu kết chương 2 ............................................................................................ 52 CHƢƠNG 3: VỐN XÃ HỘI ĐỐI VỚI CÁC GIAI ĐOẠN TRONG QUÁ TRÌNH TÌM VIỆC LÀM ............................................................................. 53 3.1 Ảnh hưởng đối với lựa chọn, tiếp cận và xác thực thông tin .................... 53 3.2 Ảnh hưởng đối với quá trình thương lượng và đảm bảo quyền lợi .......... 59 3.3 Ảnh hưởng đối với quá trình thay đổi công việc ...................................... 64 Tiểu kết chương 3 ............................................................................................ 69 KẾT LUẬN .................................................................................................... 71 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 73
  6. DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 1.1: Các ý nghĩa của “vốn” và “xã hội” khi đứng độc lập .................... 13 Bảng 2.1: Những bước trong quá trình tìm kiếm việc làm............................. 42 DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1: Mối quan hệ giữa lòng tin và vốn xã hội ...................................... 15 Sơ đồ 1.2: Vốn xã hội theo quan điểm của Pierre Bourdieu .......................... 17 Sơ đồ 1.3: Vốn xã hội theo Quan điểm của James Coleman & Robert Putman .... 18 Sơ đồ 1.4: Lòng tin và các nhân tố ................................................................. 21 Sơ đồ 1.5: Các định chế và xã hội .................................................................. 22 Sơ đồ 1.6: Các định chế và các nhân tố .......................................................... 23 DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH Hình 2.1: Chung cư truyền thống ................................................................... 28 Hình 2.2: Chung cư hiện đại .......................................................................... 28 Hình 2.3: Bản đồ Khu đô thị Bắc Linh Đàm.................................................. 30 Hình 2.4: Không gian sinh hoạt chung ........................................................... 49 Hình 2.5: Không gian kết nối qua mạng xã hội ............................................. 50
  7. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT JD Job Description Bản mô tả công việc OECD Organization for Economic Cooperation and Development Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế ILO International Labour Organization Tổ chức Lao động Quốc tế KDT Khu đô thị LDGVGD Lao động giúp việc gia đình
  8. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Người giúp việc gia đình là nhóm đối tượng hình thành và phát triển cùng với quá trình đô thị hóa. Họ di cư góp phần vào sự thay đổi cơ cấu xã hội đã và đang diễn ra tại các thành phố lớn, đặc biệt là tại Hà Nội. Họ cũng có thể được xem là một nhóm yếu thế, chịu nhiều thiệt thòi trong quá trình lao động và có nhiều yếu tố khá đặc thù trong quá trình tìm kiếm công việc. Chính vì vậy, việc nghiên cứu nhóm đối tượng này không chỉ đem lại những hiểu biết mới về họ, mà còn đem đến những cách nhìn khác về toàn thể xã hội. Mặc dù nhóm đối tượng này đã được khai thác bởi một số lượng lớn các nghiên cứu với các đề tài đa dạng và đã được khai thác nhiều khía cạnh bằng nhiều phương pháp khác nhau.Tuy nhiên, nhìn chung, các nghiên cứu tiếp cận từ góc độ ảnh hưởng của vốn xã hội là chưa phổ biến. Nguyên nhân một phần là do khái niệm vốn xã hội là tương đối mới mẻ và chưa có sự thống nhất về nội hàm nên còn nhiều tranh luận. Chính vì vậy, xuất phát từ việc khai thác các quan điểm khác nhau về vốn xã hội, gắn kết chúng với những nét đặc thù của xã hội Việt và giới hạn phạm vi nghiên cứu trong một khu vực tương đối đặc trưng là các chung cư tại Khu đô thị Bắc Linh Đàm, luận văn hi vọng có thể góp thêm một góc nhìn về quá trình tìm kiếm việc làm của những con người hàng ngày vất vả mưu sinh với nhiều thiệt thòi và dường như vẫn đang bị bỏ lại phía sau trong quá trình phát triển của xã hội. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Mọi tri thức đương đại đều là kết quả của quá trình tiến hóa lâu dài với nhiều đóng góp của các học giả trong những lĩnh vực có liên quan đến nhau. Khái niệm “Vốn xã hội” không phải là ngoại lệ. Quá trình tranh luận về nội hàm 1
  9. của khái niệm và ứng dụng chúng vào việc khai thác những nhóm đối tượng khác nhau đã được ghi nhận qua nhiều công trình ở cả trong và ngoài nước. Theo quan điểm của Robert Putnam, học giả chính trị học Hoa Kỳ, thuật ngữ “Vốn xã hội” được sử dụng lần đầu tiên trong các công trình của Lyda J. Hanifan, một nhà giáo dục ở West Virginia từ năm 1916. Tuy nhiên, sau đó một thời gian dài thuật ngữ này hầu như không được sử dụng một cách phổ biến mặc dù chúng có được nhắc đến bởi một số học giả khác. Mãi tận cho tới thập niên 50 trở đi, các nhà nghiên cứu xã hội học Canada mới thực sự quan tâm đến khái niệm này và đưa chúng vào các công trình của họ. Tiêu biểu là nhưng nghiên cứu đồ thị của Jane Jacobs trong những năm 60 và nhưng nghiên cứu kinh tế học của Glenn Loury trong những năm 70. Khái niệm này bắt đầu thu hút được sự quan tâm của cộng đồng nghiên cứu quốc tế từ những năm 1980 sau những công trình có tính đột phá của nhà xã hội học người Pháp Piere Bourdieu và nhà xã hội học người Mỹ Jame Coleman. Từ năm 1990, với chương trình của Ngân hàng Thế giới, hàng loạt các tác giả danh tiếng tham gia vào việc khai thác các khái cạnh của vốn xã hội như: Narayan (1997), Narayan & Pritchett (1999), Narayan & Parker (1999), Narayan & Shah (2000), Narayan & Cassidy (2001), Rose (1999, 2000a), Woolcock (1998), Woolcock & Narayan (2000). Năm 1995, Robert Putnam cho ra đời tác phẩm “Chơi bowling một mình: Sự sụp đổ và sự hồi sinh của cộng đồng Hoa Kỳ”. Công trình này đã đưa “Vốn xã hội” vào trung tâm trong các vấn đề nghiên cứu và tranh luận của nhiều nhà khoa học trên thế giới. Cho tới hiện tại, cộng đồng các nhà nghiên cứu dành nhiều mối quan tâm cho khái niệm này đã trở nên đông đảo với nhiều gương mặt nổi trội như: Putnam, Feldstein, Yoshihiro, Francis Fukuyama, Kawachi, Knack, Keefer, Nahapiet, Ghoshal, Portes, Nan Lin, Adler, Kwon, Krishna, David Halpern… 2
  10. Nhiều hội thảo quốc tế đã được tổ chức để các học giả quy tụ đồng thời cùng thảo luận mà tiêu biểu là hội thảo Le capital do GRIS và Đại học Rouen tổ chức năm 2003, hội thảo La mesure du capita social do PRP tổ chức năm 2006. Tại Việt Nam, từ những năm 2000 cho tới nay, các nhà nghiên cứu đã có nhiều bài viết và công trình có liên quan, trực tiếp thảo luận về khái niệm “Vốn xã hội”, phân tích các khía cạnh của vốn xã hội tại Việt Nam, mà tiêu biểu là: Bùi Văn Nam Sơn, Trần Hữu Quang, Lê Minh Tiến, Nguyễn Quý Thanh, Nguyễn Duy Thắng, Lương Văn Hy, Lê Văn Tiến, Nguyễn Văn Tiến, Nguyễn Đức Lộc... Hội thảo “Vốn xã hội và phát triển” do Tạp chí Tia Sáng tổ chức năm 2006 có thể coi là cuộc hội thảo chính thức về chủ đề này tại Việt Nam. Sau quá trình đó, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu khác nhau có ứng dụng khái niệm “Vốn xã hội” vào những đối tượng khác nhau. Về ảnh hưởng của của vốn xã hội đối với quá trình tìm kiếm việc làm, theo Phạm Huy Cường trong “Mạng lưới quan hệ xã hội với kết quả tìm kiếm việc làm của sinh viên tốt nghiệp: những tác động không được mong đợi” tác giả cũng đã chỉ ra rằng: “Sự xuất hiện của khái niệm vốn xã hội và các nghiên cứu về vốn xã hội nói chung và trong thị trường lao động nói riêng trong những năm gần đây đã xác nhận vai trò của một nguồn lực mới, nhấn mạnh ảnh hưởng của các yếu tố niềm tin, sự có đi có lại, và mạng lưới quan hệ xã hội đến sự thành đạt nghề nghiệp của người lao động. Mặc dù hầu hết các kết quả nghiên cứu cho đến nay đều xác nhận những tác động tích cực của việc tận dụng mạng lưới quan hệ xã hội trong quá trình tìm kiếm một công việc. Điều này tạo nên một ấn tượng rằng tìm kiếm việc làm thông qua các mối quan hệ là một chiến lược hiệu quả đáp ứng được mọi mong đợi từ các đối tác trong thị trường. Tuy nhiên, xuất phát từ thực tế tác động hai chiều của vốn xã hội, trong đó mạng lưới quan hệ xã hội là một thành tố cấu thành nền tảng, các mối quan hệ xã hội bên cạnh ý nghĩa tích cực còn có những tác động không được mong đợi trong thị trường lao động.” [4, tr. 58] 3
  11. Nếu xét về khía cạnh lao động nhập cư, trong công trình “Sinh kế của người nhập cư dưới góc nhìn của lý thuyết vốn xã hội” (Nguyễn Thị Bích Thủy, 2015) nhấn mạnh các nội dung: “Người nhập cư vào các thành phố gặp nhiều trở ngại, nhưng bên cạnh đó họ cũng có những lợi thế riêng của mình, tuy nhiên để có thể vượt qua được mọi thách thức, rào cản cũng như bất trắc, đòi hỏi người dân nhập cư cần phải sử dụng nhiều loại nguồn lực khác nhau. Các nguồn lực cần thiết đối với người dân nhập cư có thể kể đến: vốn tài chính, vốn vật chất, vốn con người, vốn văn hóa và vốn xã hội. Trong số các loại vốn này, có một loại vốn đặc biệt - là vốn xã hội, không tồn tại hữu hình mà tồn tại vô hình trong mối quan hệ xã hội giữa các cá nhân với nhau, hơn nữa nó không trực tiếp tạo ra lợi ích vật chất củng như tinh thắn, mà nó là bước trung gian chuyển đổi sang các loại vốn khác nếu như cá nhân biết cách vận dụng.” [21, tr.66] Trong luận văn “Vốn xã hội qua sự cố kết cộng đồng ở ven đô Hà Nội (Nghiên cứu trường hợp xã Yên Thường, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội” (Trương Thị Nga, 2013) tác giả đã khai thác sâu việc vốn xã hội được cụ thể hóa thông qua các hoạt động cố kết cộng đồng và kết luận: “ …thông qua các hoạt động thờ cúng tổ tiên; thăm hỏi, động viên, hỗ trợ, giúp đỡ nhau khi gia đình có việc cưới, việc tang; hay tham gia các lễ hội tại địa phương của người dân ven đô Hà Nội. Phân tích hệ quả tích cực của cố kết cộng đồng bằng việc người dân ven đô đã khai thác nguồn vốn xã hội thông qua sự tin tưởng, sự có đi lại trong mạng lưới xã hội để tìm kiếm lợi ích trong các hoạt động sản xuất nông nghiệp, sản xuất tiểu thủ công nghiệp và kinh doanh buôn bán, dịch vụ.” [13, tr.67] Trong nghiên cứu về nông thôn về miên núi “Vốn xã hội của người Nùng Phàn Sình ở một xã miền núi trong bối cảnh toàn cầu hóa.” (Lý Viết Trường, 2017), tác giả đã khai thác các dữ liệu về việc tham dự một hoạt động 4
  12. công đồng rất điển hình là dự đám tang, tác giả cũng đã chỉ rõ: “…mời khách tham dự đám tang không những chỉ đóng vai trò rất quan trọng đến mức độ trọn vẹn của đám tang, mà còn giữ vai trò quan trọng trong việc cố kết cộng đồng (giữa gia đình tang chủ với họ hàng, hàng xóm, bạn bè, đồng nghiệp). Thông qua việc mời tang, số lượng khách mời, phạm vi khách mời và số lượng tiền phúng chúng ta dễ dàng nhận thấy trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay mạng lưới xã hội của người dân ngày càng có xu hướng mở rộng về phạm vi, gia tăng về số lượng và chất lượng. Đây là một trong nhữ ng biểu hiện rõ ràng nhất của sự gia tăng số lượng và chất lượng vốn xã hội, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.” [20, tr.54] Tại địa bàn phường Đại Kim (bao gồm một phần KĐT Bắc Linh Đàm), nghiên cứu “Vốn xã hội với sự phát triển nguồn nhân lực trẻ thành phố Hà Nội (Nghiên cứu trường hợp Phường Đại Kim, Quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội) (Đinh Thị Thu Hường, 2014) cũng chỉ ra: “..lao động việc làm của nguồn nhân lực trẻ cũng như việc sử dụng vốn xã hội trong phát triển nguồn nhân lực trẻ tại phường Đại Kim. Kết quả nghiên cứu cho thấy, vốn xã hội chưa được sử dụng thường xuyên. Vốn xã hội có vai trò tích cực trong tuyển dụng, thăng tiến. Mặt khác, vốn xã hội trở nên tiêu cực khi tạo sự bất bình đẳng trong cơ hội tuyển dụng, học tập, thăng tiến.” [12, tr 63] Trong nghiên cứu “Vốn xã hội trong lựa chọn nghề của thanh niên” (nghiên cứu trường hợp tại địa bàn phường Bắc Sơn và xã Quang Sơn, thị xã Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình) (Lương Thị Xuân, 2014) cũng nêu ra ảnh hưởng của vốn xã hội rằng : “…quá trình lựa chọn nghề, thanh niên có tiếp cận và sử dụng vốn xã hội từ các nhóm xã hội mà họ là thành viên trước khi đưa ra quyết định lựa chọn nghề; Đồng thời quá trình tiếp cận, cũng như sử dụng vốn xã hội của thanh niên ở hai khu vực thành thị và nông thôn có sự khác nhau..” [22, tr 69] 5
  13. Trong nghiên cứu “Vai trò tạo vốn xã hội của các diễn đàn điện tử ở Việt Nam hiện nay” (Dương Thị Ngọc, 2014), tác giả đã khai thác sau những khía cạnh tích cực của mạng xã hội và các hình thức liên lạc online hiện nay trong việc phát triển vốn xã hội như: Phát triển mạng lưới các mối quan hệ; Thúc đẩy chia sẻ các nguồn lực; Tăng cường sự đoàn kết, tin cậy; Nâng cao năng lực giải quyết các vấn đề cá nhân; Hỗ trợ tích lũy vốn văn hóa, vốn kinh tế. Như vậy, nhìn chung là khái niệm “Vốn xã hội” đã được ứng dụng để nghiên cứu nhiều đối tượng khác nhau, từ nhiều khía cạnh và tại nhiều địa phương khác nhau. Tuy nhiên, số lượng các nghiên cứu tập trung khai thác ảnh hưởng của vốn xã hội nhóm đối tượng là người giúp việc gia đình, đặc biệt là ảnh hưởng của vốn xã hội đối với quá trình tìm kiếm việc làm của họ là chưa nhiều. Chính vì vây, luận văn lựa chọn đề này này với hi vọng góp một phần công sức làm giàu thêm những hiểu biết về nhóm đối tượng này. 3. Mục đích, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Mục đích của nghiên cứu, đúng như tên gọi của đề tài là tập trung làm rõ ảnh hưởng của vốn xã hội đối với quá trình tìm kiếm việc làm của những người giúp việc gia đình tại Hà Nội. Khách thể hay đối tượng của nghiên cứu là những người hiện tại đang làm công việc này tại Khu đô thị Bắc Linh Đàm. Cụ thể hơn, ở đây trong toàn thể các công trình của Khu đô thị bao gồm chung cư cao tầng – liền kề - biệt thự, luận văn chỉ tập trung khai thác thông tin bằng phương pháp ghi chép điền dã đối với nhóm đối tượng đang làm việc các chung cư cao tầng. Để làm rõ vấn đề hay để đạt được mục đích đã đặt ra, về cơ bản, nghiên cứu được thực hiện một cách tuần tự theo 3 bước như sau: Đầu tiên là tổng hợp và phân tích nhằm làm rõ các khía cạnh của khái niệm “Vốn xã hội” thông qua việc tìm hiểu và so sánh các quan điểm phổ biến và tham khảo một số vấn đề có liên quan. Liên hệ và đối chiếu những 6
  14. khía cạnh của khái niệm “Vốn xã hội” với những đặc điểm/ diễn biến của xã hội Việt Nam và ảnh hưởng của chúng đối với những lao động giúp việc gia đình trong giai đoạn này. Thứ hai là thực hiện phương pháp điền dã tại Khu đô thị Bắc Linh Đàm để quan sát những đặc điểm của các chung cư hiện đại với vai trò là một không gian sống đang trong quá trình hình thành và phát triển, phỏng vấn (trò chuyện) những người giúp việc gia đình hiện tại đang làm việc tại đây để ghi chép những câu chuyện thực tế về quá trình tìm kiếm việc làm, thương lượng, thực hiện công việc, chuyển đổi công việc đã và đang diễn ra tại những tòa nhà cao tầng này. Cuối cùng, từ những câu chuyện thực tế, phân tích và đối chiếu với các kết quả đã thu được ở các bước nghiên cứu trước nhằm đạt được mục tiêu của nghiên cứu. Đồng thời, các giai đoạn của quá trình tìm việc cũng được đào sâu tức để làm rõ ảnh hưởng của vốn xã hội đối với một số bước trong quá trình tìm kiếm việc làm của các khách thể nghiên cứu. Tương ứng với các bước là nội dung của các chương trong luận văn. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Trong giai đoạn đầu của nghiên cứu, tương ứng với mục tiêu đã đặt ra làm rõ các khía cạnh của khái niệm và sự liên quan của chúng với nhau, phương pháp chủ yếu là tổng hợp và phân tích tài liệu. Tuy nhiên, để có thể đi đến bản chất của vấn đề, luận văn không chỉ liệt kê các các quan điểm về khái niệm mà còn nỗ lực chỉ ra sự phát triển có tính kế thừa giữa chúng với nhau. Đồng thời, gắn kết chúng với những đặc trưng và những biến đổi trong xã hội Việt Nam, đặc biệt là những sự kiện có ảnh hưởng tới đối tượng của nghiên cứu là lao động giúp việc gia đình. Giai đoạn hai, người nghiên cứu trực tiếp thực hiện việc phỏng vấn điền dã tại khu vực đã lựa chọn. Để phù hợp với nội dung và mục tiêu nghiên 7
  15. cứu, phương pháp phỏng vấn mở được lựa chọn. Một số câu hỏi được chuẩn bị trước, tuy nhiên tùy thuộc vào hoàn cảnh và mức độ tham gia của đối tượng phỏng vấn mà các câu hỏi phỏng vấn được nêu lên một cách phù hợp do đó quá trình phỏng vấn không bị đóng khung theo kịch bản cố định. Do người nghiên cứu cũng là công dân cư trú tại địa bàn và để tránh những rào cản tâm lý từ phía người được phỏng vấn, người nghiên cứu tùy vào tình huống cụ thể mà có thể thông báo cho đối tượng biết về việc phỏng vấn hoặc không thông báo mà chỉ thực hiện như một cuộc trò chuyện thường ngày. Một số đối tượng được lựa chọn để thực hiện việc phỏng vấn sâu và có ghi chép, còn lại, phần lớn các cuộc phỏng vấn sẽ được chép lại theo trí nhớ sau khi trò chuyện. Về phương pháp chọn mẫu phỏng vấn ở giai đoạn 2, tổng số lượng phỏng vấn (trò chuyện): hơn 30 cuộc được thực hiện trong khoảng thời gian từ 3/2018 tới tháng 12/2019, với các đối tượng là người giúp việc gia đình (18 trường hợp), vợ hoặc chồng chủ nhà (7 trường hợp) và những người có liên quan như người thân chủ nhà, lao công, bảo vệ… (08 trường hợp). Những cuộc phỏng vấn (trò chuyện) ban đầu được thực hiện tại các căn hộ, sân chơi trẻ em và một số khu vực khác tại các tòa chung cư của KĐT một cách ngẫu nhiên. Sau đó, những trường hợp điển hình được lựa chọn để phỏng vấn sâu, ghi chép chi tiết và đưa vào làm dẫn chứng tiêu biểu trong luận văn là 04 người giúp việc và 03 chủ nhà. 04 trường hợp tiêu biểu điển hình được lựa chọn để đảm bảo cân đối về cả mặt địa lý và thời gian. Cụ thể, Khu Đô thị Linh Đàm có thể được chia thành hai khu vực chính là: khu vực “Bán đảo” – thuộc địa phận phường Hoàng Liệt (bao gồm các tòa nhà HH, VP và tác tòa nhà thuộc dự án X2) và khu vực “Mở rộng” – thuộc địa phận phường Đại Kim (Bao gồm các tòa nhà thuộc dự án X1, các tòa nhà thuộc dự án OCT, cụm tòa nha Ecolake View - 32 Đại Từ), nên mỗi khu vực được lựa chọn 02 trường hợp. Trong mỗi khu vực sẽ có 01 trường hợp thuộc các tòa nhà cũ - 8
  16. tức thuộc dự án xây dựng ở thời kỳ đầu (HUB xây dựng) và 01 trường hợp thuộc các tòa nhà mới do các đơn vị khác thực hiện. Giai đoạn ba, kết quả của quá trình điền dã sẽ được kết hợp với đối chiếu với những lý thuyết thu được từ các bước trước đó để tiến tới việc hoàn tất nghiên cứu. Trong giai đoạn này, từng giai đoạn trong quá trình tìm kiếm việc làm sẽ được phân tích riêng để có thể làm rõ và đi đến kết luận về ảnh hưởng của vốn xã hội đối với quá trình tìm kiếm việc làm của đối tượng nghiên cứu. Các kết quả của quá trình phỏng vấn trước đó sẽ được sử dụng để phân tích và kết luận trong giai đoạn này, đặc biệt là những câu chuyện tiêu biểu. 5. Đóng góp của luận văn Thứ nhất, luận văn góp phần tìm hiểu thêm về khái niệm “Vốn xã hội” và mối liên quan giữa các cách định nghĩa khác nhau về khái niệm “Vốn xã hội” với một số đặc thù của xã hội Việt. Ngoài ra, luận văn cũng góp phần làm rõ mối quan hệ giữa vốn xã hội với lòng tin, vốn xã hội và những nhân tố có liên quan như đạo đức - luật pháp - lợi ích và tương tứng với chúng là mối liên hệ giữa các định chế như nhà nước, thị trường và xã hội dân sự với vốn xã hội. Thứ hai, thông qua những trường hợp tại Khu đô thị Linh Đàm, luận văn góp phần phân tích những nhu cầu về người giúp việc gia đình tại các khu chung cư. Đồng thời, cũng phân tích một số khía cạnh trong công việc giúp việc gia đình và quá trình tìm kiếm việc làm của họ. Quá trình này cho thấy ảnh hưởng của mạng lưới những mối quan hệ mà rõ ràng nhất là mạng lưới quan hệ giữa những người phụ nữ trung niên trong quá trình việc kết nối người giúp việc với chủ nhà. Thứ ba, luận văn phân tích và góp phần cho thấy ảnh hưởng của vốn xã hội đối với các giai đoạn khác nhau trong quá trình tìm kiếm việc làm. Trong đó, trong từng giai đoạn mà những quan điểm khác nhau về vốn xã hội trở 9
  17. nên rõ ràng và qua đó khẳng định ảnh hưởng mạnh mẽ mang tính quyết định của vốn xã hội đối với quá trình tìm kiếm việc làm của những người giúp việc gia đình. 6. Bố cục luận văn Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Khái niệm “Vốn xã hội” và một số vấn đề có liên quan. Chương 2: Chung cư Linh Đàm và người giúp việc gia đình. Chương 3: Vốn xã hội và các giai đoạn trong quá trình tìm việc làm. 10
  18. CHƢƠNG 1: KHÁI NIỆM “VỐN XÃ HỘI” VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ CÓ LIÊN QUAN Thuật ngữ “Vốn xã hội” đã được giới thiệu và sử dụng trong khoa học xã hội trong khoảng trên dưới ba thập niên trở lại đây một cách khá thường xuyên. Một số tổ chức uy tín hoặc học giả danh tiếng đã đưa ra những định nghĩa nhất định về khái niệm “Vốn xã hội” trong những công trình của họ. Tuy nhiên, công bằng mà nói, cho đến thời điểm hiện tại giới nghiên cứu vẫn gặp nhiều khó khăn để có thể đi đến một sự đồng thuận cuối cùng về nội hàm của khái niệm này. Tình trạng đã nêu trên phản ánh một thực tế nằm ngay trong nội tại của thuật ngữ “Vốn xã hội” là nó đang cố gắng mô tả một “(nhóm) đối tượng” – “thực thể” mang tính đa – chiều – kích liên ngành, bao hàm nhiều yếu tố - phương diện có mối quan hệ phức tạp khó đo lường và có thể diễn giải theo nhiều cách khác nhau. Quá trình khảo sát các tài liệu cho thấy các nhà nghiên cứu thường căn cứ theo bối cảnh, mục tiêu và đối tượng của công trình nghiên cứu để lựa chọn cách thức tiếp cận và nội hàm của khái niệm một cách phù hợp. Nhìn chung, dù đôi khi quan điểm của các nhà nghiên cứu có thể có nhiều khác biệt nhưng các định nghĩa được đưa ra vẫn ít nhiều có sự giao thoa với nhau. Trong bài „Tìm hiểu vốn xã hội‟, tác giả Trần Hữu Quang đã nêu ra vấn đề trước khi nỗ lực khái niệm hóa khái niệm từ cách tiếp cận xã hội học : “Vốn xã hội là một thuật ngữ… được dùng để chỉ một thực thể bao quát đến mức khá mơ hồ và khó nắm bắt… có thể nói cho đến nay thuật ngữ này vẫn chưa được khái niệm hóa một cách đầy đủ, hay nói cách khác, nó chưa trở thành một khái niệm khoa học thực thụ” Trần Hữu Quang (2006), “Tìm hiểu vốn xã hội”, Tạp chí Khoa học xã hội. Tương tự như thế, nhà kinh tế học Trần Hữu 11
  19. Dũng cũng đã có nhận định tương tự khi cho rằng vốn xã hội là một ý niệm rất linh động, thậm chí mập mờ… nhưng hữu ích. Ông cho rằng ý niệm vốn xã hội là một cầu nối giữa tiếp cận kinh tế và tiếp cận xã hội, nó cho thấy bản chất và mức độ của sự tương tác giữa các cộng đồng với thể chế có ảnh hưởng quan trọng đến thành tựu kinh tế như thế nào. Xuất phát từ đặc điểm liên ngành của chuyên ngành Việt Nam học, chương 1 sẽ khảo sát chung về một số vấn đề có liên quan và một số quan điểm về nội hàm của khái niệm “Vốn xã hội” trước khi ứng dụng chúng vào những chương tiếp theo 1.1 Thuật ngữ “Vốn xã hội” : Lòng tin và Mạng lƣới Thuật ngữ “Vốn xã hội” được ghép từ hai từ “Vốn” và “Xã hội”. Bảng 1.1 thể hiện các ý nghĩa mà hai từ này được biểu đạt được khi đứng độc lập. Trước khi đi đến với những nỗ lực khái niệm hóa “Vốn xã hội” thành thuật ngữ chuyên ngành với nội hàm xác định, từ bảng 1.1, có thể nhận ra nhiều phương án phối hợp từ hai yếu tố trên để tạo thành các cách hiểu (nội dung) khác nhau về “Vốn xã hội”, ví dụ: a. Toàn bộ (nguồn vốn) tài sản vật chất mà loài người tương ứng với một trình độ phát triển nhất định của loài người. b. Toàn bộ những gì sẵn có, bao gồm cả vật chất và phi vật chất - hữu hình và phi hữu hình, tương ứng với một trình độ phát triển nhất định của loài người. c. Nguồn vốn – toàn bộ những gì sẵn có, bao gồm cả vật chất và phi vật chất – hữu hình và phi hữu hình, tương ứng với một xã hội (ở nhiều quy mô và hình thức khác nhau: khu vực, quốc gia, vùng miền, tỉnh thành, làng xã…; tầng lớp, giai cấp, hội nhóm… ) ở một thời điểm (thời kỳ lịch sử) nhất định. 12
  20. Vốn Xã hội [Danh từ] [Danh từ] 1. Tổng thể nói chung những tài 1. Hình thức sinh hoạt chung có tổ sản bỏ ra lúc đầu, thƣờng biểu chức của loài ngƣời ở một trình độ hiện bằng tiền dùng trong sản xuất phát triển nhất định của lịch sử, xây kinh doanh, nói chung trong hoạt dựng trên cơ sở một phƣơng thức động sinh lợi. Chung vốn mở một sản xuất nhất định. Xã hội phong cửa hàng. Đi buôn lỗ vốn. Bán vốn kiến. Xã hội tư bản. Quy luật phát (bán với giá vốn, giá mua vào, không triển của xã hội . lấy lãi). Vốn đầu tư. 2. Đông đảo những ngƣời cùng sống 2. Tổng thể nói chung những gì sẵn trong một thời (nói tổng quát). Dư có hay tích lũy đƣợc, dùng trong luận xã hội. Trong gia đình, ngoài xã một lĩnh vực hoạt động nào đó, nói hội. Làm công tác xã hội. về mặt là cần thiết để hoạt động có 3. (Kết hợp hạn chế). Tập hợp ngƣời hiệu quả. Vốn kiến thức sâu rộng. có địa vị kinh tế - chính trị nhƣ nha; Vốn từ ngữ của một nhà văn. Người tầng lớp. Xã hội thượng lưu là vốn quý nhất. Bảng 1.1: Các ý nghĩa của “vốn” và “xã hội” khi đứng độc lập [16, tr.1428;1445] Các phương án a, b và c đã nêu trên được hiểu trong sự mặc định chủ thể là (toàn thể) “xã hội”. Trong trường hợp “cụ thể hóa” các nội dung bằng cách xoay chủ thể về “con người” – (các) “cá nhân” thì nhiều phương án khác có thể được xét đến, ví dụ: d. Nguồn vốn, bao gồm cả vật chất – phi vật chất và hữu hình – phi hữu hình, mà một cá nhân tích lũy được trong quá trình xã hội hóa. Chú ý là khái niệm xã hội hóa ở đây mang ý nghĩa quá trình một cá nhân trưởng thành và hòa nhập vào xã hội 13
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2