Luận văn tiến sĩ Ngữ văn: Đóng góp của văn xuôi tự sự Lưu Trọng Lư giai đoạn trước 1945
lượt xem 6
download
Qua khảo sát những đóng góp của văn xuôi tự sự Lưu Trọng Lư giai đoạn trước 1945, luận án hướng tới việc đánh giá toàn diện hơn về Lưu Trọng Lư với tư cách là một nghệ sĩ đa năng, lưu được dấu ấn đậm nét của mình trên nhiều thể loại văn học. Cũng qua đó, luận án muốn góp phần bổ sung - điều chỉnh một số luận điểm đánh giá đã có về đặc điểm và thành tựu của văn học Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945 trên cơ sở những tư liệu mới được khám phá - phát hiện và công bố.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn tiến sĩ Ngữ văn: Đóng góp của văn xuôi tự sự Lưu Trọng Lư giai đoạn trước 1945
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH HỒ THỊ THANH THỦY ĐÓNG GÓP CỦA VĂN XUÔI TỰ SỰ LƯU TRỌNG LƯ GIAI ĐOẠN TRƯỚC 1945 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN NGHỆ AN - 2019
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH HỒ THỊ THANH THỦY ĐÓNG GÓP CỦA VĂN XUÔI TỰ SỰ LƯU TRỌNG LƯ GIAI ĐOẠN TRƯỚC 1945 Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 9.22.01.21 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. ĐINH TRÍ DŨNG 2. PGS.TS. PHAN HUY DŨNG NGHỆ AN - 2019
- MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU........................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài......................................................................................... 1 2. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi tư liệu khảo sát....................................... 2 3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................ 3 4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 4 5. Đóng góp của luận án.................................................................................. 5 6. Cấu trúc của luận án .................................................................................... 6 Chương 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ...................................... 7 1.1. Nghiên cứu lý thuyết về văn xuôi tự sự .................................................... 7 1.1.1. Khái niệm văn xuôi tự sự.................................................................. 7 1.1.2. Nghiên cứu lý thuyết của các tác giả nước ngoài về văn xuôi tự sự .... 10 1.1.3. Nghiên cứu lý thuyết của các tác giả trong nước về văn xuôi tự sự..... 13 1.2. Nghiên cứu về ảnh hưởng của văn học phương Tây đối với quá trình hiện đại hóa văn học Việt Nam nói chung, văn xuôi tự sự Việt Nam nói riêng.... 17 1.2.1. Những nghiên cứu công bố trước 1945 ........................................... 17 1.2.2. Những nghiên cứu công bố sau 1945 .............................................. 21 1.3. Nghiên cứu mang tính khái quát về vị trí Lưu Trọng Lư trong bức tranh chung của văn học Việt Nam trước 1945....................................................... 25 1.3.1. Nghiên cứu công bố trước 1945...................................................... 25 1.3.2. Nghiên cứu công bố sau 1945 ......................................................... 28 1.4. Nghiên cứu chuyên sâu về bộ phận văn xuôi tự sự sáng tác trước 1945 của Lưu Trọng Lư ......................................................................................... 33 1.4.1. Nghiên cứu công bố trước 1945 về văn xuôi tự sự Lưu Trọng Lư .... 33 1.4.2. Nghiên cứu công bố sau 1945 về văn xuôi tự sự Lưu Trọng Lư thời kỳ trước Cách mạng................................................................. 35 Tiểu kết chương 1 ......................................................................................... 41
- Chương 2 SỰ HÒA TRỘN CÁC KHUYNH HƯỚNG THẨM MỸ TRONG VĂN XUÔI TỰ SỰ LƯU TRỌNG LƯ TRƯỚC 1945 .................. 42 2.1. Một số khuynh hướng thẩm mỹ chính chi phối văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX ........................................................................................ 42 2.1.1. Khái niệm khuynh hướng thẩm mỹ................................................. 42 2.1.2. Khuynh hướng thẩm mỹ cổ điển ..................................................... 44 2.1.3. Khuynh hướng thẩm mỹ thị dân...................................................... 47 2.2. Sự tiếp biến các khuynh hướng thẩm mỹ thời đại trong văn xuôi tự sự Lưu Trọng Lư trước 1945.............................................................................. 50 2.2.1. Tiền đề của việc tiếp biến ............................................................... 50 2.2.2. Sự hội tụ của các khuynh hướng thẩm mỹ ở văn xuôi tự sự Lưu Trọng Lư trước 1945............................................................... 52 2.3. Nguyên tắc phản ánh - biểu hiện trong văn xuôi tự sự Lưu Trọng Lư trước 1945 ..................................................................................................... 58 2.3.1. Chú ý đến những uẩn khúc trong tình cảm của nhân vật ................. 58 2.3.2. Chú ý miêu tả những thân phận phụ nữ không may mắn................. 64 2.3.3. Phối trí hài hòa không gian xa xăm với không gian cụ thể .............. 73 Tiểu kết chương 2 ......................................................................................... 78 Chương 3. DẤU ẤN CỦA VĂN XUÔI TỰ SỰ LƯU TRỌNG LƯ TRƯỚC 1945 Ở HỆ THỐNG ĐỀ TÀI VÀ HỆ THỐNG HÌNH TƯỢNG ... 79 3.1. Một số đề tài và hình tượng nổi bật của văn xuôi tự sự Việt Nam trước 1945 ..................................................................................................... 79 3.1.1. Đề tài chính .................................................................................... 79 3.1.2. Những hình tượng nhân vật nổi bật................................................. 90 3.2. Nét riêng của hệ đề tài trong văn xuôi tự sự Lưu Trọng Lư trước 1945 ...... 96 3.2.1. Đề tài con người trong môi trường đô thị........................................ 96 3.2.2. Đề tài con người lỡ vận................................................................. 101 3.2.3. Đề tài kỷ niệm riêng tư ................................................................. 103 3.3. Nét riêng của hệ thống hình tượng con người trong văn xuôi tự sự Lưu Trọng Lư trước 1945............................................................................ 109
- 3.3.1. Hình tượng con người mang tâm lý thất bại.................................. 109 3.3.2. Hình tượng con người chìm đắm trong ái tình .............................. 112 3.3.3. Hình tượng con người mộng ảo .................................................... 117 Tiểu kết chương 3 ....................................................................................... 120 Chương 4. NHỮNG KIỂU LỰA CHỌN NGHỆ THUẬT ĐẶC THÙ TRONG VĂN XUÔI TỰ SỰ LƯU TRỌNG LƯ TRƯỚC 1945 ................ 121 4.1. Sử dụng và cải biến các mô típ quen thuộc của chủ nghĩa lãng mạn ..... 121 4.1.1. Khái niệm mô típ và tiền đề của việc sử dụng, cải biến các mô típ nghệ thuật quen thuộc ở văn xuôi tự sự Lưu Trọng Lư ................. 121 4.1.2. Dấu ấn Lưu Trọng Lư trong việc sử dụng và cải biến các mô típ quen thuộc .................................................................................... 123 4.2. Nhào nặn chất liệu hiện thực theo hướng phong tục hóa....................... 126 4.2.1. Sự khác nhau giữa xu hướng phong tục hóa và tiểu thuyết hóa trong văn xuôi tự sự ...................................................................... 126 4.2.2. Việc nhào nặn chất liệu hiện thực theo hướng phong tục hóa trong văn xuôi tự sự Lưu Trọng Lư............................................... 128 4.2.3. Nét riêng của Lưu Trọng Lư với các nhà văn cùng thời trên vấn đề nhào nặn chất liệu hiện thực theo hướng phong tục hóa ................ 131 4.3. Tạo sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất văn xuôi và chất thơ ............... 134 4.3.1. Cơ sở của việc tạo sự kết hợp giữa chất văn xuôi và chất thơ........ 134 4.3.2. Biểu hiện của cái nhìn thơ về hiện thực ........................................ 138 4.3.3. Sự kết hợp giữa chất văn xuôi và chất thơ trên bình diện ngôn ngữ và giọng điệu ................................................................................ 141 Tiểu kết chương 4 ....................................................................................... 147 KẾT LUẬN................................................................................................... 148 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ..................................................................... 151 TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................ 152
- 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Trong văn học Việt Nam hiện đại, Lưu Trọng Lư được đánh giá là một trong những cây bút tiên phong của phong trào Thơ mới. Trước Cách mạng, bên cạnh những bài thơ nổi tiếng, ông còn sáng tác một khối lượng tác phẩm văn xuôi khá lớn với 27 truyện ngắn, 27 tiểu thuyết. Văn xuôi tự sự trước Cách mạng của ông phong phú về đề tài, ngôn từ, giọng điệu, thể hiện cái nhìn đa chiều về cuộc sống. Trong khi thơ Lưu Trọng Lư đã được nghiên cứu khá kỹ thì mảng văn xuôi tự sự của ông lại chưa được quan tâm đúng mức. Trong các lý do, có lý do là ở giai đoạn văn học 1930 - 1945, có nhiều cây bút có cách viết gần gũi với ông và cũng nổi tiếng hơn ông. Tuy nhiên để hiểu đầy đủ hơn về đóng góp của Lưu Trọng Lư trong tư cách một tác gia văn học, để có được cái nhìn toàn diện về bức tranh văn học nói chung, văn xuôi một giai đoạn nói riêng, chúng ta không thể không quan tâm nghiên cứu văn xuôi tự sự Lưu Trọng Lư. 1.2. Năm 2011, nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh Lưu Trọng Lư, Lại Nguyên Ân và Hoàng Minh đã cho ra đời một bộ sách có dung lượng lớn gồm 2 tập (1145 trang khổ 16x24 cm), tập hợp toàn bộ truyện ngắn và tiểu thuyết của Lưu Trọng Lư (cả trước và sau Cách mạng). Qua công trình này, có thể thấy rõ một phương diện tài năng khác của Lưu Trọng Lư thể hiện trên lĩnh vực văn xuôi tự sự. Đọc có hệ thống những tác phẩm văn xuôi tự sự ông đã viết, độc giả cảm nhận được một cách sâu sắc bối cảnh sáng tác khá cởi mở đã thôi thúc sự tìm tòi, thể nghiệm của các nhà văn như thế nào. Qua các tác phẩm, có thể nhận ra ảnh hưởng của văn học phương Tây, trước hết là văn học Pháp đối với những trang viết của nhà văn. Ở đây có cả dấu ấn của những sáng tác tình cảm chủ nghĩa và cũng thấm đượm tình điệu lãng mạn chủ nghĩa. Không chỉ thế, bút pháp hiện thực, bút pháp tượng trưng của các bậc thầy hiện thực chủ nghĩa, tượng trưng chủ nghĩa cũng được tiếp thu và vận dụng theo một cách rất riêng.
- 2 Chính vì điều này, việc nghiên cứu văn xuôi tự sự Lưu Trọng Lư có ý nghĩa cung cấp thêm một tham số thuyết phục giúp chúng ta hiểu được thực chất của hoạt động giao lưu văn học Đông - Tây trong bối cảnh văn học Việt Nam đang gấp rút chuyển mình theo hướng hiện đại hóa, Âu hóa; hiểu được vai trò của những tác gia nổi tiếng trước Cách mạng như Lưu Trọng Lư trong việc tạo dựng nền móng cho một nền văn học Việt Nam hiện đại, có khả năng hội nhập với thế giới. Cũng qua những truyện ngắn, tiểu thuyết của Lưu Trọng Lư, người nghiên cứu còn có thể phát hiện thấy sự giao thoa giữa các thể loại thuộc các loại hình sáng tác khác nhau. Với một người vừa làm thơ vừa viết truyện ngắn, tiểu thuyết như Lưu Trọng Lư, sự giao thoa đó cũng cần được quan tâm tìm hiểu, phân tích thấu đáo. Như vậy, đi vào đề tài này, người nghiên cứu sẽ có cơ hội thấy được nhiều mặt của đời sống văn học giai đoạn 1930 - 1945, thông qua sáng tác của một tác giả cụ thể là Lưu Trọng Lư. 1.3. Đề tài hàm chứa khả năng cung cấp những dữ liệu, tư liệu cho nghiên cứu thi pháp văn xuôi, đặc biệt là truyện ngắn và tiểu thuyết trong văn học Việt Nam ở một giai đoạn có nhiều thành tựu và nhiều phong cách nghệ thuật độc đáo. Ngoài ra, luận án có thể cung cấp các tư liệu văn học có ý nghĩa cho việc dạy học văn học Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945 ở bậc trung học phổ thông. Ở bậc Đại học, luận án sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho nghiên cứu loại hình văn xuôi tự sự; nghiên cứu lịch sử văn học, cụ thể là sự tiếp thu những bài học từ văn học phương Tây để đưa văn học nước nhà bước vào chặng đường hiện đại hóa trên mọi phương diện. Đó là những lý do thúc đấy chúng tôi nghiên cứu đề tài: Đóng góp của văn xuôi tự sự Lưu Trọng Lư giai đoạn trước 1945. 2. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi tư liệu khảo sát 2.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án, như tên đề tài đã xác định rõ, là: Đóng góp của văn xuôi tự sự Lưu Trọng Lư giai đoạn trước 1945. Ở đây, hầu như các bình diện chính yếu trong văn xuôi của Lưu Trọng Lư đều được đề cập, xem xét,
- 3 chủ yếu là để làm rõ nét đặc sắc, độc đáo trong phong cách sáng tác cũng như những đóng góp cụ thể của nhà văn cho nền văn xuôi nước nhà. 2.2. Phạm vi tư liệu khảo sát Phạm vi tư liệu khảo sát chính của luận án là 27 truyện ngắn, 27 tiểu thuyết của Lưu Trọng Lư sáng tác trước năm 1945 được tập hợp trong Lưu Trọng Lư, Tác phẩm - truyện ngắn và tiểu thuyết (trọn bộ hai tập), Nxb Lao Động, Trung tâm Văn hóa - Ngôn ngữ Đông Tây, 2011. Để có cái nhìn bao quát về vấn đề, luận án còn khảo sát sáng tác của nhiều tác giả gần gũi hoặc khác biệt về xu hướng, cùng giai đoạn hoặc khác giai đoạn sáng tác với Lưu Trọng Lư. 3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Qua khảo sát những đóng góp của văn xuôi tự sự Lưu Trọng Lư giai đoạn trước 1945, luận án hướng tới việc đánh giá toàn diện hơn về Lưu Trọng Lư với tư cách là một nghệ sĩ đa năng, lưu được dấu ấn đậm nét của mình trên nhiều thể loại văn học. Cũng qua đó, luận án muốn góp phần bổ sung - điều chỉnh một số luận điểm đánh giá đã có về đặc điểm và thành tựu của văn học Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945 trên cơ sở những tư liệu mới được khám phá - phát hiện và công bố. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Hướng tới mục đích nghiên cứu đã trình bày ở trên, luận án tập trung giải quyết các nhiệm vụ cụ thể sau: - Tổng thuật tình hình nghiên cứu về sáng tác của Lưu Trọng Lư nói chung, văn xuôi tự sự Lưu Trọng Lư nói riêng và minh định một số khái niệm, thuật ngữ then chốt được dùng để nghiên cứu đối tượng này. - Nhận diện, phân tích những nét riêng về khuynh hướng thẩm mỹ của văn xuôi tự sự Lưu Trọng Lư trong mối quan hệ với những khuynh hướng thẩm mỹ chủ đạo của văn học (trước hết là văn xuôi) Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945. - Làm sáng tỏ những nét độc đáo của văn xuôi tự sự Lưu Trọng Lư trên
- 4 phương diện đề tài và hệ thống hình tượng, trong sự so sánh cùng bình diện với sáng tác của những nhà văn khác cùng thời. - Chỉ ra, phân tích và đánh giá (trên cơ sở so sánh đa chiều) những kiểu lựa chọn nghệ thuật đặc thù của văn xuôi tự sự Lưu Trọng Lư trước 1945. 4. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài, chúng tôi chủ yếu vận dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây: - Phương pháp tiếp cận thi pháp học: Phương pháp này đòi hỏi sự quan tâm trước hết đến văn bản ngôn từ (27 truyện ngắn, 27 tiểu thuyết của Lưu Trọng Lư sáng tác trước 1945) - một điều kiện thiết yếu giúp người nghiên cứu chỉ ra được hình thức mang tính chỉnh thể của đối tượng (bao gồm sự tùy thuộc và chi phối lẫn nhau giữa các phạm trù: quan niệm con người, tình điệu thẩm mỹ, nghệ thuật tổ chức không - thời gian và hệ thống hình tượng, sự lựa chọn hệ thống thủ pháp biểu hiện…). - Phương pháp cấu trúc - hệ thống: Đây là phương pháp xem xét đối tượng trong cái nhìn tổng thể, hình dung mỗi đối tượng là một hệ thống nhỏ của hệ thống lớn, và trong từng hệ thống như vậy, mối quan hệ vừa ổn định vừa biến đổi giữa các yếu tố cấu trúc luôn có ý nghĩa đặc biệt. Phương pháp này một mặt xem văn xuôi tự sự Lưu Trọng Lư là một chỉnh thể có cấu trúc riêng, mặt khác, lại nhìn nhận nó như một yếu tố năng động của chỉnh thể lớn hơn: toàn bộ sáng tác của nhà văn và cả nền văn học trong giai đoạn phát triển đặc biệt, nhiều thành tựu của nó. - Phương pháp loại hình: Phương pháp này quy văn xuôi tự sự Lưu Trọng Lư về loại thích hợp để có được những đánh giá thỏa đáng, phù hợp với đặc trưng thẩm mỹ của đối tượng. Theo đó, có thể nhận thấy: mặc dù có những điểm riêng không thể trộn lẫn, văn xuôi tự sự của Lưu Trọng Lư lại khá gần gũi về loại hình với nhiều sáng tác của Thạch Lam, Thanh Tịnh, Hồ Dzếnh, Đỗ Tốn... - Phương pháp so sánh: Phương pháp này đòi hỏi người nghiên cứu phải thực hiện vừa những so sánh mang tính chất đồng đại, vừa những so sánh mang
- 5 tính chất lịch đại. Theo đó, văn xuôi tự sự Lưu Trọng Lư trước hết sẽ được so sánh với văn xuôi tự sự của các tác giả khác cùng giai đoạn 1930 - 1945, tiếp nữa sẽ được đặt trong tương quan đối chiếu với văn xuôi tự sự 30 năm đầu thế kỷ XX. - Phương pháp lịch sử - xã hội: Phương pháp này đặt đối tượng nghiên cứu vào bối cảnh ra đời của nó, giúp người nghiên cứu nhìn nhận đối tượng như sản phẩm tinh thần của một thời đại lịch sử cụ thể, với rất nhiều mối quan hệ phức tạp bao quanh. Theo đó, văn xuôi tự sự Lưu Trọng Lư sẽ được đánh giá như là sự đáp ứng tích cực những nhu cầu phát triển (trước hết là nhu cầu thẩm mỹ) của một xã hội đang vận động theo hướng hiện đại hóa, Tây hóa. Ngoài ra, luận án cũng sử dụng các thao tác, thủ pháp nghiên cứu quen thuộc của ngành Ngữ văn như khảo sát văn bản; phân tích, tổng hợp; phân loại, thống kê... 5. Đóng góp của luận án Luận án là công trình nghiên cứu quy mô đầu tiên về văn xuôi tự sự Lưu Trọng Lư trước 1945, sau khi bộ sách Lưu Trọng Lư tác phẩm truyện ngắn và tiểu thuyết (trọn bộ 2 tập, khoảng 1.500 trang, do Lại Nguyên Ân - Hoàng Minh sưu tầm và biên soạn) được ấn hành vào năm 2011. Với công trình này, những đóng góp riêng, hết sức có ý nghĩa của của văn xuôi tự sự Lưu Trọng Lư trước 1945 được bước đầu nhận diện, phân tích, khẳng định, thông qua hệ thống dẫn liệu phong phú, góp phần vào việc đánh giá toàn diện hơn, khoa học hơn về tác gia Lưu Trọng Lư và phần nào xác định tính đa dạng của văn xuôi Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945. Luận án cũng góp thêm cứ liệu để nhìn nhận đầy đủ hơn về vấn đề tiếp nhận ảnh hưởng của văn học Phương Tây ở Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX - một sự tiếp nhận có tính đặc thù, giúp cho quá trình hiện đại hóa văn học Việt Nam đạt được những thành tựu có ý nghĩa. Luận án có thể được dùng làm tư liệu tham khảo bổ ích cho việc dạy học văn học Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945 ở cả hai bậc phổ thông và Đại học.
- 6 6. Cấu trúc của luận án Ngoài Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận án gồm 4 chương: Chương 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu Chương 2: Sự hòa trộn các khuynh hướng thẩm mỹ trong văn xuôi tự sự Lưu Trọng Lư trước 1945 Chương 3: Dấu ấn của văn xuôi tự sự Lưu Trọng Lư trước 1945 ở hệ thống đề tài và hệ thống hình tượng Chương 4: Những kiểu lựa chọn nghệ thuật đặc thù trong văn xuôi tự sự Lưu Trọng Lư trước 1945
- 7 Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Nghiên cứu lý thuyết về văn xuôi tự sự 1.1.1. Khái niệm văn xuôi tự sự Chúng tôi sử dụng khái niệm văn xuôi tự sự trong sự phân biệt có tính tương đối với văn xuôi trữ tình. Gọi là tương đối bởi đường biên giữa chúng không phải lúc nào cũng rõ rệt. Khi dùng khái niệm văn xuôi tự sự, dĩ nhiên người nghiên cứu luôn có ý thức phân biệt nó với các loại sản phẩm ngôn từ khác cũng dùng hình thức văn xuôi nhưng không nhằm mục đích thẩm mỹ, không dùng hình thức hư cấu như văn xuôi nghị luận và các loại văn bản nằm ngoài phạm vi nghệ thuật ngôn từ. Trong văn xuôi trữ tình có sự xâm nhập rõ nét của yếu tố thơ. Điều đó khiến cho nhiều tác phẩm văn xuôi trữ tình có dáng dấp của một áng thơ văn xuôi. Ở văn xuôi trữ tình, tác giả chủ yếu thể hiện cảm xúc của người trần thuật, thể hiện những suy tư, rung động của thế giới nội tâm; giọng văn thường giàu cảm xúc. Về cơ bản, có thể xếp văn xuôi trữ tình vào loại hình trữ tình, bao gồm thơ trữ tình, trường ca, ngâm khúc trữ tình, tùy bút… Trong văn xuôi Việt Nam hiện đại, có những áng văn xuôi trữ tình nổi tiếng như Tóc chị Hoài, Trang hoa, Tờ hoa... của Nguyễn Tuân, Vàng sao, Thăm Trung Quốc của Chế Lan Viên, Tre Việt Nam của Thép Mới... Văn xuôi tự sự chú trọng miêu tả con người và môi trường xã hội, miêu tả cử chỉ, hành động, ngôn ngữ nhân vật. Văn xuôi tự sự thuộc loại hình tự sự, có chức năng tái hiện “tính khách quan” của thế giới, luôn có nhân vật, sự kiện, hành động, xung đột. Thuộc về văn xuôi tự sự có các thể loại như truyện ngắn, truyện vừa, tiểu thuyết. Tuy thuộc loại hình tự sự nhưng trong văn xuôi tự sự vẫn có thể có (thậm chí có nhiều) yếu tố trữ tình, nhưng những yếu tố này không phá vỡ bản chất loại tự sự của văn xuôi tự sự. Việc xuất hiện nhiều hay ít của yếu tố trữ tình hoàn toàn phụ thuộc vào phong cách cá nhân của tác giả, vào mục đích sáng tác và thể loại cụ thể được chọn lựa. Tất nhiên, có những
- 8 thể loại có thể đứng ở đường biên của tự sự và trữ tình như bút ký, tản văn, chân dung văn học... Nói đến văn xuôi tự sự, không thể không nói đến nhân vật, cốt truyện, sự kiện, người trần thuật như là những yếu tố cấu thành cơ bản nhất của nó. Nhằm có được nhận thức đầy đủ về khái niệm văn xuôi tự sự - khái niệm mà chúng tôi dùng trong luận án để khoanh vùng đối tượng nghiên cứu -, sau đây, xin điểm qua những nhận định trong các tài liệu lý luận mang tính giáo khoa về những yếu tố cấu thành nói trên của văn xuôi tự sự. Tự sự không thể thiếu nhân vật vì nó thực hiện ý đồ khái quát hiện thực đời sống bằng hình tượng, mà hình tượng nổi bật nhất là hình tượng nhân vật. Từ điển văn học (Bộ mới) định nghĩa về nhân vật: “Là thuật ngữ chỉ hình tượng nghệ thuật về con người, một trong những dấu hiệu về sự tồn tại toàn vẹn của con người trong nghệ thuật ngôn từ. Bên cạnh con người, nhân vật văn học có khi còn là con vật, các loại cây, các sinh thể hoang đường được gán cho những đặc điểm giống với con người (…). Nhân vật văn học là một đơn vị nghệ thuật, nó mang tính ước lệ, không thể bị đồng nhất với con người có thật, ngay khi tác giả xây dựng nhân vật có những nét rất gần với nguyên mẫu có thật” [58, tr.1254 - 1255]. Về trần thuật, Từ điển văn học (Bộ mới) xác định: “Khái niệm chỉ một bộ phận ngôn bản quan trọng trong tác phẩm tự sự, là thành phần lời của tác giả, của người trần thuật (được đưa vào tác phẩm ít nhiều như một nhân vật), hoặc của một người kể chuyện; tức là toàn bộ văn bản tác phẩm tự sự, ngoại trừ các lời nói trực tiếp của các nhân vật” [58, tr.1806]. Theo tài liệu này thì kết cấu của trần thuật “được hình thành bằng việc khai triển, bằng những tương tác và phối hợp các “điểm nhìn”. Các nhân tố như: thể loại, thể tài tác phẩm; khuynh hướng và trường phái văn học mà tác giả can dự; lập trường xã hội, tư tưởng, dân tộc của tác giả - đều ảnh hưởng đến tính chất của trần thuật” [58, tr.1806]. “Trần thuật bao gồm việc kể và miêu tả các hành động và các biến cố trong thời gian; mô tả chân dung, hoàn cảnh hành động, tả ngoại cảnh, tả nội thất, v.v…; bàn luận; lời nói bán trực tiếp của các nhân vật. Do vậy trần thuật là phương thức chủ yếu để cấu tạo tác phẩm tự sự” [58, tr.1806].
- 9 Cốt truyện là một yếu tố cấu trúc cơ sở của những sáng tác thuộc loại hình tự sự. Theo Từ điển văn học (Bộ mới), cốt truyện là: “Thuật ngữ chỉ sự phát triển của hành động, của tiến trình các sự việc, các biến cố trong tác phẩm tự sự… Chính hệ thống biến cố (tức cốt truyện) đã tạo ra sự vận động của nội dung cuộc sống được miêu tả trong tác phẩm. Tính truyện (có cốt truyện) là một phẩm chất có giá trị quan trọng của văn học… trong các thể loại văn học, các cốt truyện là thành phần quan trọng thiết yếu của tự sự và kịch” [58, tr.324]. Trong sách Lý luận văn học, các tác giả cho rằng cốt truyện: “Phải được tổ chức một cách chặt chẽ, tránh tình trạng phân tán, rời rạc, thừa hoặc thiếu, sao cho sự kiện trước là nguyên nhân của sự kiện sau, sự kiện này phát triển thông qua sự kiện khác, đúng như Aristote đã viết trong Nghệ thuật thơ ca: “Cốt truyện phải là sự miêu tả một hành động hoàn chỉnh và các sự kiện cần phải sắp xếp như thế nào để khi thay đổi hay bỏ đi một sự kiện thì cái chỉnh thể cũng biến động theo. Cái gì mà có hoặc thiếu nó cũng được thì cái đó không phải là bộ phận hữu cơ của một chỉnh thể thống nhất” [45, tr.139 - 140]. Bàn về kết cấu, Từ điển văn học (Bộ mới) khẳng định: “Lối kết cấu bằng trình tự liên tiếp trước sau của các sự kiện, ở những tác phẩm có giá trị nghệ thuật thực sự, khiến cho người đọc luôn thấy sự mới mẻ qua từng tình tiết, và đoạn cuối thường là yếu tố cột trụ của cốt truyện. Có khi nhà văn gài bẫy độc giả, dùng lối kết cấu che dấu, để đến lúc nào đó cho người đọc nhận ra điều trái ngược hoặc điều bí mật… Một cách kết cấu quan trọng là đảo lộn trật tự thời gian của các sự kiện, nhằm chuyển chú ý của người đọc từ sự việc sang nội tình bên trong nhân vật” [58, tr.326]. Như vậy, một trong những đặc điểm của cốt truyện là tính hoàn chỉnh, trong tư cách là hệ thống sự kiện. Còn kết cấu của cốt truyện được nhận diện qua việc sắp xếp theo trình tự các sự kiện được diễn ra. Các sự kiện đó không bắt buộc phải sắp xếp giống ngoài đời sống mà nó có thể đảo lộn. Khi nói tới tác phẩm văn xuôi tự sự, người ta thường nhắc tới điểm nhìn nghệ thuật. Tác giả Nguyễn Thái Hòa trong bài viết Điểm nhìn trong lời nói giao tiếp và điểm nhìn nghệ thuật trong truyện (trong Tự sự học do Trần Đình
- 10 Sử chủ biên) đã viết: “Điểm nhìn nghệ thuật trong truyện về cơ bản cũng được suy ý từ văn bản và hành động kể chuyện, nhưng văn bản là hệ thống rất phức tạp gồm nhiều hành động kể (phát ngôn) cùng thể hiện ở nhiều thủ pháp khác nhau. Tuy vậy, đó là mối quan hệ giữa người viết - văn bản - người nhận ở hai bậc hiển ngôn và hàm ẩn” [130, tr.95 - 96]. Trong bài viết này, Nguyễn Thái Hòa cũng nhận định xuất phát của một cấu trúc nghệ thuật chính là điểm nhìn nghệ thuật. Điểm nhìn còn được xác định bởi ba tham tố “tiêu điểm”, “khoảng cách”, “phương vị” khi xét đoạn văn, chương, hồi, diễn ngôn, màn cảnh (những cấp độ thấp hơn so với văn bản). 1.1.2. Nghiên cứu lý thuyết của các tác giả nước ngoài về văn xuôi tự sự Để có được chỗ dựa lý luận khi tìm hiểu đóng góp của mảng văn xuôi tự sự Lưu Trọng Lư thời kì trước năm 1945, chúng tôi đã khảo sát những nghiên cứu lý thuyết về văn xuôi tự sự của các tác giả nước ngoài. Đây là một lĩnh vực nghiên cứu rất rộng, hàm chứa nhiều vấn đề phong phú, đã đạt được những thành tựu lớn. Nhắc đến văn xuôi, người ta thường nghĩ đó là một hình thức đối lập với thơ, có tổ chức ngôn ngữ như lời nói thường, không bị chi phối bởi “nguyên lý tương đương” hay nhịp điệu, vần điệu. Nhờ vậy, văn xuôi có thể khai thác tối đa khả năng mô tả thế giới của ngôn từ, giúp cho người đọc hình dung cụ thể các sự vật, tình huống; gây cảm tưởng như chúng đang hiển hiện trước mắt người đọc. Đây là thế mạnh của văn xuôi mà thơ khó lòng sánh được. Khi minh định khái niệm văn xuôi và các thể loại văn xuôi, G.N. Pospelov trong cuốn Dẫn luận nghiên cứu văn học (tập II) đã nhận định: “Ngoài việc phân chia văn học ra loại (tự sự, trữ tình và kịch) còn có sự phân chia văn học ra thơ và văn xuôi. Trong ngôn ngữ thông thường tác phẩm trữ tình thường bị đồng nhất với thơ ca, còn tác phẩm tự sự thì đồng nhất với văn xuôi. Cách dùng từ như vậy là không chính xác. Mỗi loại văn học đều bao hàm vừa các tác phẩm thơ (văn vần) vừa văn xuôi (không vần). Tự sự trong các giai đoạn phát triển đầu tiên của ngôn từ nghệ thuật thường là có vần (sử thi cổ đại, các bài ca chiến công của Pháp, các bưlin và sử ca của Nga…). Các tác phẩm tự sự được
- 11 viết bằng thơ cũng thường gặp trong văn học cận đại (Don-juan của Byron, Evgheni Oneghin của Pushkin, Ai được sống sung sướng ở nước Nga của Nekrasov). Trong loại văn học kịch người ta cũng sử dụng cả thơ và văn xuôi, có khi cả hai cùng kết hợp trong một tác phẩm (nhiều vở kịch của Shakespeare, Boris Godunov của Pushkin). Và cả loại trữ tình, chủ yếu là viết bằng thơ, nhưng cũng có khi là bằng văn xuôi. Chẳng hạn là chuỗi các bài tả cảnh cuối đời của Turghenev mà người ta gọi một cách không chính xác là “thơ bằng văn xuôi” [122, tr.12]. G.N. Pospelov cũng chỉ ra những thuộc tính chung của hình thức tác phẩm tự sự. Trước tiên là nhân vật và hệ thống nhân vật. Nhà nghiên cứu đã dẫn lời của B. Brecht để khẳng định vai trò của nhân vật: “Các nhân vật của tác phẩm nghệ thuật không phải đơn giản là những bản dập của những con người sống, mà là những hình tượng được khắc họa phù hợp với ý đồ tư tưởng của tác giả. Đó là phương tiện tất yếu quan trọng nhất để thể hiện tư tưởng trong các tác phẩm tự sự và kịch - nó là phương diện có tính thứ nhất trong hình thức của tác phẩm ấy, quyết định phần lớn vừa cốt truyện vừa lựa chọn chi tiết vừa phương tiện ngôn ngữ và thậm chí cả kết cấu nữa” [122, tr.18]. Bên cạnh đó, Pospelov còn bàn về đặc điểm của tác phẩm tự sự. Các phương tiện cơ bản của miêu tả tự sự ngoài trần thuật còn có miêu tả, chúng đóng vai trò quyết định trong loại văn học tự sự. Khi nói tới đối thoại và độc thoại, chân dung và phong cảnh… là nói tới đặc điểm về tạo hình khách thể trong tác phẩm tự sự. Bởi vì: “Loại tự sự có nhiều khả năng để tái hiện các sự vật xung quanh con người, miêu tả diện mạo bề ngoài, hành vi và thế giới bên trong của nó” [122, tr.69]. Ngoài ra, tự sự còn được ông nghiên cứu dựa trên sự phân loại hình thức thể tài: “Những điểm khác nhau về dung lượng tác phẩm rất quan trọng. Song song với các hình thức văn xuôi ngắn (truyện ngắn) và trung bình (truyện vừa) còn có hình thức tự sự với quy mô lớn vẫn thường được gọi là tiểu thuyết. Tên gọi này không chính xác, bởi vì tiểu thuyết chứa đựng trong nó một nội dung đặc biệt gắn liền với chủ đề “đời tư”, trong khi đó hình thức tự sự với quy mô
- 12 lớn có thể mang cả nội dung lịch sử dân tộc (Taras Bulba của Gogol) lẫn thế sự (Lịch sử của một thành phố của Saltykov Shedrin)” [122, tr.262 - 263]. Ngoài G.N. Pospelov, các nhà nghiên cứu khác như nhà lý luận văn học người Mỹ J. Culler đã nhấn mạnh về vị trí của tự sự: “Lý luận văn học và văn hóa ngày càng nhận rõ tự sự chiếm vị trí trung tâm trong đời sống văn hóa. Lý luận này cho rằng, bất kể ta xem đời sống là một chuỗi sự kiện liên tục dẫn đến một mục tiêu nào đó, hay là kể bất cứ cái gì đang diễn ra trên thế giới, thì câu chuyện đều là phương thức chủ yếu để chúng ta hiểu được sự vật” [131, tr.9]. Trong công trình Tự sự học - lý thuyết và ứng dụng, nhà nghiên cứu Trần Đình Sử đã dẫn nhận định của F. Lyotard về khái niệm tự sự: “Triết gia Pháp F. Lyotard cho rằng con người có hai loại kiến thức: kiến thức khoa học và kiến thức tự sự. Tự sự là một phương thức đúc kết kinh nghiệm. Nó thường hướng tới một kết cục nhất định, có tác dụng định hướng giá trị cho cuộc đời. Tự sự là một hình thức mang ý nghĩa văn hóa. Mỗi thời thịnh hành một số kiểu truyện, những kiểu nhân quả khác nhau. Tự sự là một hoạt động giao tiếp. Khi truyện kể được tiếp nhận, người đọc (nghe) nhận được thông tin là một sự kiện giao tiếp. Thông tin tự sự có thể làm thay đổi nhận thức, niềm tin, thái độ, tình cảm của người tiếp nhận. Trong trường hợp sáng tạo hư cấu, tự sự có ý nghĩa thẩm mỹ, có khả năng đem đến sự hứng thú, niềm vui, sự thăng hoa, thanh lọc cho tâm hồn” [131, tr.69 - 70]. Cũng ở cuốn sách này, Trần Đình Sử đã trích dẫn nhận định của Tz. Todorov, S. Chatman và G. Prince về cấu trúc của tác phẩm tự sự: “Tz. Todorov đề xuất cấu trúc hai phần: diễn ngôn (discours) và câu chuyện (histoire) trên cơ sở cái biểu đạt và cái được biểu đạt. S. Chatman cũng chủ trương cấu trúc hai thành phần discourse và story trên cơ sở phân biệt nội dung và hình thức. G. Prince cũng chia tự sự thành trần thuật và được trần thuật, hàm ý cái thứ nhất là diễn ngôn kể, còn cái thứ hai là sự kiện, nhân vật được kể” [131, tr.73]. Các tác phẩm văn xuôi tự sự là đối tượng chính của một ngành nghiên cứu có sức hấp dẫn lớn hiện nay là tự sự học. Tự sự học (Narratology) là thuật ngữ do nhà nghiên cứu người Pháp gốc Bungari Tz. Todorov đề xuất năm 1969
- 13 trong sách Ngữ pháp Câu chuyện mười ngày. Thuật ngữ này làm cho việc nghiên cứu tự sự có tên gọi xác định, dẫn tới hình thành một khoa nghiên cứu độc lập, dần thay thế cho lý luận về tiểu thuyết đã trở thành chiếc áo quá chật. Roland Bathes có nói đại ý: tự sự xuất hiện cùng bản thân lịch sử loài người. Thế nhưng nghiên cứu tự sự chỉ thực sự trở thành một khoa độc lập dưới ảnh hưởng trực tiếp của trường phái Cấu trúc luận Pháp trong khoảng thập niên 60 của thế kỉ trước. Năm 1966, tạp chí “Giao tế” xuất bản tại Paris đã dành hẳn kì số 8 cho chuyên san Nghiên cứu kí hiệu học - Phân tích cấu trúc tác phẩm tự sự giới thiệu tập trung lí luận căn bản của tự sự học. Và phải đến năm 1969, Tezvetan Todorov, một trong những đại biểu lớn của Cấu trúc luận Pháp mới chính thức khai sinh danh xưng Tự sự học. Tự sự học có thể phân chia ra tự sự học kinh điển (những năm 60 kéo dài đến khoảng những năm 80 của thế kỉ trước) với vai trò tiên phong là các học giả Pháp. Giai đoạn hậu kinh điển diễn ra từ những năm 90 thế kỷ XX trở về sau, với nhiều bổ sung về mặt lý thuyết của các học giả Anh, Mỹ, Pháp. Về cách dịch thuật ngữ, một số người, trong đó có Lại Nguyên Ân đề nghị nên dịch Narratology là trần thuật học. Tiếp thu các ý kiến trên, chúng tôi dùng khái niệm văn xuôi tự sự để nghiên cứu mảng văn xuôi quan trọng nhất của Lưu Trọng Lư, với cách hiểu là mảng văn xuôi thuộc loại hình tự sự, hướng tới việc kể chuyện, trần thuật con người, sự kiện, không gian, thời gian... một cách khách quan, gắn liền với lời trần thuật của tác giả. Thực ra, cho đến nay, văn xuôi tự sự không hề là khái niệm xa lạ trong nghiên cứu, lý luận - phê bình ở Việt Nam. Khi nghiên cứu, tổng hợp tư liệu về văn học Việt Nam trung đại, nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Na đã dùng khái niệm này trong tên sách Văn xuôi tự sự Việt Nam thời trung đại. Gần hơn, nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân khi giới thiệu bộ sưu tập truyện ngắn, tiểu thuyết của Lưu Trọng Lư đã viết một bài giới thiệu công phu có nhan đề Văn xuôi tự sự Lưu Trọng Lư… 1.1.3. Nghiên cứu lý thuyết của các tác giả trong nước về văn xuôi tự sự Trong Việt Nam văn học sử yếu, Dương Quảng Hàm đã nhận định về sự ra đời của văn xuôi cùng quá trình phát triển của nó: “Đến khi nền quốc văn mới thành lập, văn xuôi bắt đầu xuất hiện và ngày một phát đạt mà thành ra thể văn
- 14 chính trong nền Việt văn ngày nay” [49, tr.436]. Nhà nghiên cứu cũng nhận định văn xuôi biến hóa theo ba khuynh hướng: “Văn xuôi chịu ảnh hưởng của Hán văn” nên các nhà viết quốc văn thường “chú trọng về âm điệu”; diễn đạt ý thường theo “phép tổng hợp”; lời văn theo lối “biền ngẫu”, “kiểu cách”, “cầu kì”. Còn “Văn xuôi chịu ảnh hưởng của Pháp văn” thì câu dùng thường “ngắn”; có sự phân biệt, liên lạc các ý trong câu; ứng dụng phép “đặt câu đặc biệt của Pháp văn”. Và “văn xuôi hợp với tinh thần Việt văn và có tính cách tự lập”; ở khuynh hướng này, lời văn “trọng sự bình giản, sáng sủa”, câu văn tùy theo “tình ý trong văn mà thay đổi” dài ngắn hay đối và không đối, chữ dùng “tham bác”. Đối với một số nhà nghiên cứu trong nước, văn xuôi tự sự được xem là một trong hai hình thức (kiểu) của văn học bên cạnh thơ. Các tác giả trong Từ điển văn học (Bộ mới) có nhận định rằng: “Văn học ở thời kì nào cũng đa dạng. Có thể phân chia văn học theo hai kiểu (hình thức) chính là thơ và văn xuôi, đồng thời cũng có thể chia theo ba loại: tự sự, trữ tình và kịch. Mặc dù không có ranh giới tuyệt đối giữa các loại và có nhiều dạng chuyển tiếp, những đặc điểm căn bản của mỗi loại là khá xác định. Mỗi loại bao gồm những thể loại hoặc thể tài nhất định (ví dụ loại hình tự sự bao gồm các thể loại: sử thi, truyện, tiểu thuyết, v.v…). Mỗi thời đại hoặc thời kì văn học đều nảy nở những hình thức thể loại đa dạng” [58, tr.1944]. Bàn về văn xuôi, trong Việt Nam văn học sử giản ước tân biên, nhà nghiên cứu Phạm Thế Ngũ khi phân biệt hai thứ văn của Phạm Quỳnh (văn nghệ thuật và văn luận thuyết) đã nhấn mạnh chức năng của văn xuôi (văn luận thuyết) trong giai đoạn học tập phương Tây: “Văn luận thuyết, văn xuôi dùng để diễn giải những lý thuyết về triết lý, khoa học. Về văn nghệ thuật, theo ông, nước ta đã có và có với một trình độ rất cao nữa. Thơ Thanh Quan, Truyện Kiều, Chinh phụ ngâm, đều là những gì biện minh cho sự cao đạt tuyệt vời của nghệ thuật. Nước Nam đã không thiếu những thi ông mặc khách đem cây bút tỉ mỉ tạo ra những áng văn chương gấm vóc. Cái thiếu cho nước Nam ngày nay, cái tối cần bây giờ là học thuật mới của Tây phương. Để diễn giải và thâu thái được cái học thuật ấy cần phải tạo ra một cái văn luận thuyết vững vàng” [104, tr.171].
- 15 Để đi tìm khái niệm văn xuôi, một số nhà nghiên cứu thường đem so sánh văn xuôi với thơ. Chẳng hạn, Vương Trí Nhàn trong tiểu luận Nhà văn tiền chiến và quá trình hiện đại hóa văn học đã viết: “Đọc các từ điển chuyên về văn học, người ta nhận thấy các khái niệm văn xuôi và thơ thường được viết trong thế đối lập nhau. Một bên thiên về đời thường (trong nhiều ngôn ngữ phương Tây, chữ prose, proza tức văn xuôi, khi chuyển thành hình dung từ, thì có nghĩa tầm thường), một bên thiên về cái cao thượng, cái siêu việt. Một bên bảo tôi thấy gì viết nấy; bên kia bảo không, hành động viết của tôi là một hành động sáng tạo với nghĩa đầy đủ của nó […]. Mỗi tác phẩm văn xuôi được viết - dù tiểu thuyết, hay phóng sự ký sự dài cũng vậy - đều là một câu chuyện. Nghe câu chuyện ấy người ta hình dung ra một khung cảnh ở đó, có những con người hoạt động. Kể chuyện tức là tác giả tạo ra một thế giới thu nhỏ. Tiếng nói của tác giả giống như một luồng ánh sáng soi đến đâu thì người đọc lần theo đến đấy. Cái ông tác giả đóng vai thượng đế ấy bao giờ cũng đứng cách xa bạn đọc một khoảng cách, cái gì ông cũng biết sẵn. Song chỉ dần dà ông mới khéo léo gỡ mối và khiến cho mọi chuyện rắc rối do ông bố trí trở nên mạch lạc” [106, tr.226 - 227]. Tác giả Nguyễn Đăng Na trong bài nghiên cứu Văn xuôi tự sự Việt Nam thời trung đại: những bước đi lịch sử đã khẳng định: “Văn xuôi tự sự là một bộ phận hữu cơ cấu thành nền văn học của một dân tộc, mà còn là ánh xạ phản chiếu trình độ tư duy nghệ thuật của nền văn học đã sản sinh ra chúng” [103, tr.32]. Văn xuôi tự sự có từ thời trung đại, cũng trong bài viết nêu trên, Nguyễn Đăng Na đã khái quát tiến trình của văn xuôi tự sự Việt Nam trung đại diễn ra qua ba bước: Thế kỷ X - XIV, thế kỷ XV - XVI, thế kỷ XVIII - XIX. Ở bước thứ nhất: “Thế kỷ lấy văn học dân gian và văn học chức năng làm cơ sở”, tác giả chỉ ra đặc điểm của thời kỳ này là: “Văn xuôi tự sự chưa tách khỏi văn học dân gian và văn xuôi chức năng. Tác phẩm gồm hai loại chính: một là truyện dân gian (gồm sưu tầm, ghi chép, chỉnh lý); hai là truyện lịch sử và truyện tôn giáo” [103, tr.32]. Từ đó tác giả khẳng định: “Văn xuôi tự sự thế kỷ X - XIV có vị trí cực kỳ quan trọng, bởi nó làm nhiệm vụ đặt nền móng cho toàn bộ văn xuôi tự sự trung đại cũng như truyện văn xuôi cận hiện đại về nội dung cùng phương
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Nghiên cứu thành ngữ chỉ quan hệ xã hội trong Tiếng Việt và Tiếng Anh từ góc độ ngôn ngữ học tri nhận
170 p | 181 | 52
-
Luận văn Tiến sĩ Ngữ văn: Ngôn ngữ nghệ thuật trong văn xuôi của Ma Văn Kháng
198 p | 135 | 19
-
Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Từ ngữ nghề nghiệp nghề biển ở Thanh Hóa (Từ bình diện ngôn ngữ - văn hóa)
172 p | 111 | 17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Ngôn ngữ nghệ thuật truyện Kiều từ góc nhìn văn hóa
29 p | 153 | 13
-
Luận văn tiến sĩ Ngữ văn: Cặp thoại chứa hành động cầu khiến - từ chối trong giao tiếp của người Nam Bộ
172 p | 74 | 9
-
Luận văn tiến sĩ Ngữ văn: Ngôn ngữ trần thuật trong hồi ký Tô Hoài
171 p | 67 | 9
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Nghiên cứu thành ngữ chỉ quan hệ xã hội trong tiếng Việt và tiếng Anh từ góc độ ngôn ngữ học Tri nhận
27 p | 104 | 8
-
Tóm tắt luận văn Tiến sĩ Ngữ văn: Nhân vật nữ trong tiểu thuyết của Nhất Linh và Khái Hưng
29 p | 55 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Ngôn ngữ nghệ thuật trong văn xuôi của Ma Văn Kháng
27 p | 62 | 8
-
Tóm tắt luận văn Tiến sĩ Ngữ văn: Linh cảm trong bi kịch của Shakespeare
29 p | 43 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Đặc điểm cấu trúc, ngữ nghĩa của hành động chửi qua lời thoại nhân vật trong truyện ngắn Việt Nam
28 p | 109 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Ngôn ngữ bình luận trong báo in tiếng Việt hiện nay
27 p | 74 | 5
-
Tóm tắt Luận văn tiến sĩ Ngữ văn: Tham thoại chứa hành động nhận xét qua lời thoại nhân vật trong tiểu thuyết của Ma Văn Kháng
32 p | 33 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Từ ngữ nghề nghiệp nghề biển ở Thanh Hóa (Từ bình diện ngôn ngữ - văn hóa)
27 p | 82 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Phương thức biểu thị ý nghĩa cảm thán trong tiếng Việt và tiếng Khmer
28 p | 46 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Ngôn ngữ giao tiếp trong hôn lễ của người Nam Bộ
27 p | 72 | 4
-
Tóm tắt luận văn Tiến sĩ Ngữ văn: Truyền thuyết dân gian về những cuộc khởi nghĩa chống Pháp ở Nam Bộ (1858-1918)
21 p | 65 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn