Luận văn tiến sĩ Ngữ văn: Cặp thoại chứa hành động cầu khiến - từ chối trong giao tiếp của người Nam Bộ
lượt xem 9
download
Đề tài Cặp thoại chứa hành động cầu khiến - từ chối trong giao tiếp của người Nam Bộ có mục đích: làm sáng tỏ về cách ứng xử trong giao tiếp của người Nam Bộ khi thực hiện hành động cầu khiến - từ chối. Đồng thời qua đề tài này góp phần làm rõ lí thuyết hành động ngôn ngữ - cụ thể là hành động cầu khiến - từ chối phù hợp với phương châm hội thoại và nét riêng của người Nam Bộ khi thực hiện hành động này.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn tiến sĩ Ngữ văn: Cặp thoại chứa hành động cầu khiến - từ chối trong giao tiếp của người Nam Bộ
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH NGUYỄN VĂN ĐỒNG CẶP THOẠI CHỨA HÀNH ĐỘNG CẦU KHIẾN - TỪ CHỐI TRONG GIAO TIẾP CỦA NGƯỜI NAM BỘ LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN NGHỆ AN - 2018
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH NGUYỄN VĂN ĐỒNG CẶP THOẠI CHỨA HÀNH ĐỘNG CẦU KHIẾN - TỪ CHỐI TRONG GIAO TIẾP CỦA NGƯỜI NAM BỘ Chuyên ngành: Ngôn ngữ Việt Nam Mã số: 92.22.01.02 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN Người hướng dẫn khoa học: GS. TS. ĐỖ THỊ KIM LIÊN TS. NGUYỄN HOÀI NGUYÊN NGHỆ AN - 2018
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu nêu trong luận án là trung thực, mọi trích dẫn đều có chú thích rõ ràng. Những kết luận khoa học của luận án là của bản thân tôi, chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Nếu có gì sai sót tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm. Nghệ An, tháng 9 năm 2018 Tác giả luận án Nguyễn Văn Đồng
- LỜI CẢM ƠN Trước hết, chúng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới GS.TS. Đỗ Thị Kim Liên và TS. Nguyễn Hoài Nguyên đã trực tiếp hướng dẫn luận án cho chúng tôi. Chúng tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các cấp lãnh đạo, Ban chủ nhiệm và các giảng viên bộ môn Ngôn ngữ của viện Sư phạm xã hội, Phòng Sau đại học Trường Đại học Vinh đã tạo điều kiện giúp đỗ chúng tôi hoàn thành luận án này. Qua đây, chúng tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã luôn động viên, khích lệ, tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án. Nghệ An, tháng 9 năm 2018 Tác giả luận án Nguyễn Văn Đồng
- MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1 1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................. 1 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................... 2 3. Đối tượng nghiên cứu và nguồn ngữ liệu ......................................................... 3 4. Phương pháp, thủ pháp nghiên cứu .................................................................. 4 5. Đóng góp của luận án ...................................................................................... 5 6. Cấu trúc của luận án ........................................................................................ 5 Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA ĐỀ TÀI ................................................................................. 6 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu phát ngôn cầu khiến và phát ngôn từ chối....... 6 1.1.1. Tình hình nghiên cứu phát ngôn cầu khiến............................................. 6 1.1.2. Tình hình nghiên cứu phát ngôn từ chối............................................... 12 1.2. Cơ sở lý thuyết............................................................................................ 14 1.2.1. Khái quát về vấn đề giao tiếp ............................................................... 14 1.2.2. Lý thuyết hành động ngôn ngữ ............................................................ 15 1.2.3. Khái quát về vấn đề hội thoại............................................................... 18 1.2.3.4. Các đơn vị hội thoại .......................................................................... 22 1.2.4. Lý thuyết về hành động cầu khiến - từ chối .......................................... 25 1.2.5. Khái quát về phương ngữ và phương ngữ Nam Bộ............................... 28 1.3. Tiểu kết chương 1 ....................................................................................... 31 Chương 2. CẤU TẠO CẶP THOẠI CHỨA HÀNH ĐỘNG CẦU KHIẾN - TỪ CHỐI TRONG GIAO TIẾP CỦA NGƯỜI NAM BỘ.............................. 33 2.1. Khái niệm cấu tạo ....................................................................................... 33 2.2. Cấu tạo của cặp thoại chứa hành động cầu khiến - từ chối trong giao tiếp của người Nam Bộ............................................................................................. 33 2.2.1. Mô hình cấu tạo cặp thoại chứa hành động cầu khiến - từ chối trong giao tiếp của người Nam Bộ ....................................................... 33 2.2.2. Miêu tả các thành tố cấu tạo cặp thoại chứa hành động cầu khiến - từ chối trong giao tiếp của người Nam Bộ............................................ 43 2.3. Tiểu kết chương 2 ....................................................................................... 74
- Chương 3. NGỮ NGHĨA CỦA CẶP THOẠI CHỨA HÀNH ĐỘNG CẦU KHIẾN - TỪ CHỐI TRONG GIAO TIẾP CỦA NGƯỜI NAM BỘ ...... 76 3.1. Khái niệm ngữ nghĩa trong ngôn ngữ.......................................................... 76 3.1.1. Ý kiến của các tác giả đi trước ............................................................. 76 3.1.2. Phân biệt nghĩa, ý nghĩa, ngữ nghĩa ..................................................... 78 3.2. Thống kê miêu tả ngữ nghĩa cặp thoại cầu khiến - từ chối trong giao tiếp của người Nam Bộ............................................................................................. 79 3.2.1. Thống kê định lượng ngữ nghĩa cặp thoại cầu khiến - từ chối .............. 79 3.2.2. Miêu tả các nhóm ngữ nghĩa trong cặp thoại cầu khiến - từ chối.......... 80 3.2.3. Đặc thù ngữ nghĩa cặp thoại cầu khiến – từ chối của người Nam Bộ.... 112 3.3. Sự tương tác ngữ nghĩa vai giao tiếp thể hiện quan hệ liên nhân giữa người cầu khiến và người từ chối..................................................................... 113 3.3.1. Quan hệ liên nhân theo vị thế giữa người cầu khiến và người từ chối............................................................................................... 113 3.3.2. Quan hệ liên nhân thể hiện qua cặp từ xưng hô .................................. 114 3.3.3. Quan hệ liên nhân thể hiện qua cách sử dụng hành động từ chối trực tiếp, gián tiếp .............................................................................. 115 3.4. Tiểu kết chương 3 ..................................................................................... 116 Chương 4. CHIẾN LƯỢC LỊCH SỰ TRONG GIAO TIẾP CỦA NGƯỜI NAM BỘ QUA CẶP THOẠI CHỨA HÀNH ĐỘNG CẦU KHIẾN - TỪ CHỐI .......................................................................................................... 118 4.1. Tình hình nghiên cứu về lịch sự ................................................................ 118 4.1.1. Ở nước ngoài ..................................................................................... 118 4.1.2. Ở Việt Nam ....................................................................................... 120 4.2. Lịch sự trong hội thoại .............................................................................. 121 4.3. Vấn đề chiến lược lịch sự trong giao tiếp .................................................. 123 4.3.1. Khái niệm chiến lược......................................................................... 123 4.3.2. Chiến lược lịch sự.............................................................................. 124 4.3.3. Chiến lược lịch sự trong quan hệ với giảm lịch sự ............................. 125 4.3.4. Những nhân tố chi phối chiến lược lịch sự ......................................... 125 4.3.5. Vai giao tiếp và cách sử dụng phương tiện lịch sự ............................. 129
- 4.4. Biểu hiện chiến lược lịch sự trong giao tiếp của người Nam Bộ qua cặp thoại cầu khiến - từ chối............................................................................ 130 4.4.1. Biểu hiện chiến lược lịch sự qua hành động cầu khiến của người Nam Bộ ............................................................................................. 130 4.4.2. Biểu hiện chiến lược lịch sự qua hành động từ chối của người Nam Bộ ............................................................................................. 138 4.5. Những hành động cầu khiến - từ chối giảm lịch sự trong giao tiếp của người Nam Bộ .......................................................................................... 140 4.5.1. Một số hành động cầu khiến được xem là làm giảm lịch sự ............... 140 4.5.2. Một số hành động từ chối được xem là giảm lịch sự .......................... 143 4.6. Tiểu kết chương 4 ..................................................................................... 145 KẾT LUẬN........................................................................................................ 147 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ .............. 151 TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................. 152 PHỤ LỤC
- BẢNG CHÚ THÍCH VIẾT TẮT TT Ký hiệu viết tắt Nội dung viết tắt 1 C Chủ vị 2 Đg Động, cụm động từ thực hiện hành động, trạng thái. 3 DT Danh từ 4 HĐCK Hành động cầu khiến 5 KCCV1 Kết cấu chủ - vị nêu lí do 6 KCCV2 Kết cấu chủ - vị cầu khiến ngược lại 7 KCCV3 Kết cấu chủ - vị nhằm hướng đến lùi thời gian thực hiện 8 KCCV4 Kết cấu chủ - vị đẩy vai thực hiện sang người khác 9 KCNpđ Kết cấu chủ - vị chứa hành động phủ định 10 PPđ Từ, cụm từ phủ định 11 Sp1 Chủ thể cầu khiến qua từ xưng ngôi thứ nhất 12 Sp2 Đối thể tiếp nhận nội dung cầu khiến 13 TT Thứ tự 14 TTTT Tiểu từ tình thái cuối phát ngôn 15 V Vị ngữ
- DANH MỤC BẢNG BIỂU THỐNG KÊ Trang Bảng 2.1. Các nhóm cấu tạo tham thoại trao chứa hành động cầu khiến .............. 36 Bảng 2.2. Các dạng tham thoại có cấu tạo tỉnh lược ............................................ 38 Bảng 2.3. Các mô hình cấu tạo tham thoại chứa hành động từ chối ..................... 39 Bảng 2.4. Các tham thoại từ chối cấu tạo 1 thành tố............................................ 39 Bảng 2.5. Các mô hình cấu tạo tham thoại từ chối là một kết cấu C - V .............. 40 Bảng 2.6. Các nhóm từ xưng hô .......................................................................... 45 Bảng 2.7. Các tiểu nhóm danh từ xưng hô chỉ Sp1 và Sp2 .................................. 45 Bảng 2.8. Danh từ thân tộc thuộc phương ngữ Nam Bộ ...................................... 47 Bảng 2.9. Các tiểu nhóm đại từ được dùng để xưng hô trong giao tiếp của người Nam Bộ............................................................................................... 51 Bảng 2.10. Các đại từ thuộc tiếng Việt toàn dân.................................................... 51 Bảng 2.11. Các đại từ thuộc thuộc phương ngữ Nam Bộ ....................................... 52 Bảng 2.12. Các tổ hợp từ được dùng để chỉ Sp1, Sp2 ............................................ 55 Bảng 2.13. Các nhóm tiểu từ tình thái ................................................................... 62 Bảng 2.14. Tiểu từ tình thái thuộc tiếng Việc toàn dân được sử dụng cuối các tham thoại cầu khiến người Nam Bộ ................................................... 63 Bảng 2.15. Tiểu từ tình thái thuộc phương ngữ ..................................................... 65 Bảng 2.16. Các thành tố cấu tạo tham thoại hồi đáp chứa hành động từ chối......... 68 Bảng 3.1. Các nhóm ngữ nghĩa trong cặp thoại chứa hành động cầu khiến - từ chối................................................................................................. 79 Bảng 3.2. Các nhóm nhóm hành động từ chối của nhóm hành động khiến .......... 81 Bảng 3.3. Các nhóm từ chối của nhóm cầu.......................................................... 88 Bảng 3.4. Các nhóm từ chối của hành động rủ .................................................... 91 Bảng 3.5. Các nhóm từ chối của hành động vay mượn ........................................ 94 Bẳng 3.6. Các nhóm từ chối của hành động xin................................................... 96 Bảng 3.7. Các nhóm từ chối của nhóm mệnh lệnh............................................... 99 Bảng 3.8. Các tiểu nhóm ngữ nghĩa thuộc nhóm nhắc nhở ................................ 101 Bảng 3.9. Ngữ nghĩa các nhóm từ chối của hành động nhắc nhở....................... 103 Bảng 3.10. Các nhóm từ chối của hành động mời ............................................... 106
- Bảng 3.11. Các tiểu nhóm thuộc nhóm hành động khuyên .................................. 109 Bảng 3.12. Các tiểu nhóm ngữ nghĩa từ chối của hành động khuyên ................... 110 Bảng 3.13. Cặp thoại cầu khiến - từ chối theo vị thế ........................................... 113 Bảng 3.14. Sự xuất hiện của các cặp từ xưng hô ................................................. 114 Bảng 3.15. Hành động từ chối trực tiếp, gián tiếp dựa vào mối quan hệ liên nhân... 116 Bảng 4.1. Các chiến lược cầu khiến lịch sự trong giao tiếp của người Nam Bộ ... 131 Bảng 4.2. Tiểu từ tình thái phương ngữ được dùng cuối phát ngôn để thực hiện chiến lược lịch sự .............................................................................. 132 Bảng 4.3. Từ ngữ xưng hô thuộc phương ngữ Nam Bộ được dùng cho chiến lược lịch sự khi cầu khiến ......................................................................... 134 Bảng 4.4. Một số hành động cầu khiến giảm tính lịch sự................................... 141 Bảng 4.5. Một số hành động từ chối giảm lịch sự.............................................. 143
- 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Hội thoại là đối tượng nghiên cứu của một số ngành khoa học, trong đó có ngữ dụng học. Trong hội thoại, sự tương tác giữa cặp thoại luôn diễn ra một cách chặt chẽ. Mục đích của mỗi cặp thoại, xét cho cùng là hướng tới hiệu quả giao tiếp cao nhất mà người nói muốn đạt được. Điều này đúng với các cặp thoại chứa bất cứ hành động ngôn ngữ nào. Dùng ngôn ngữ tác động đến đối thể và muốn được đáp ứng một cách tối đa là nhu cầu của mọi cá nhân thể hiện trong hoạt động giao tiếp. Do vậy, trong số các hành động ngôn ngữ mà con người sử dụng, hành động cầu khiến xuất hiện khá thường xuyên, giữ vai trò quan trọng. Trước một hành động cầu khiến được người đối thoại đưa ra, sẽ có nhiều khả năng đáp lại, trong đó có hành động từ chối. Nghĩa là, không phải lời cầu khiến nào cũng được người tham gia cuộc thoại đáp ứng một cách đầy đủ. Mặt khác, từ chối cũng có nhiều cách thức khác nhau, với những biểu hiện hết sức phong phú, tùy vào nhân vật, hoàn cảnh, văn hóa ứng xử, nội dung, mục đích giao tiếp. Như vậy, tương tác giữa hành động cầu khiến và hành động từ chối trong hai cặp thoại đối ứng là một vấn đề rất đáng được tìm hiểu thấu đáo. 1.2. Trong Việt ngữ học từ trước đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu về câu cầu khiến, hành động cầu khiến, hành động từ chối cũng như nhiều hành động ngôn ngữ khác. Nhờ vận dụng lý thuyết ngữ dụng học mà các tác giả đã có những kiến giải sâu sắc và thỏa đáng về cấu trúc, ngữ nghĩa, cách thức sử dụng, biểu hiện văn hóa của nhân vật giao tiếp qua việc thực hiện các hành động ngôn ngữ ấy. Tuy nhiên, phần lớn các công trình nghiên cứu chỉ quan tâm xét các hành động nêu trên trong sự tồn tại đơn lẻ, biệt lập của chúng. Như vậy, thêm một lý do để ta thấy sự cần thiết phải khảo sát, phân tích hành động cầu khiến - ơừ chối trong thế tương tác giữa hai cặp thoại. 1.3. Ngữ dụng học cho phép ta thấu hiểu hơn về ngôn ngữ trong hành chức, đồng thời qua hành chức, nhận ra những yếu tố văn hóa, cách ứng xử của con người - không phải con người chung chung, mà là con người thuộc một vùng miền cụ thể. Trong thực tế, người Việt ở một vùng miền nào đó, khi giao tiếp với nhau không
- 2 phải dùng một thứ tiếng Việt toàn dân như một thứ ngôn ngữ văn hóa chung, mà sẽ nói thứ ngôn ngữ mang màu sắc địa phương. Cũng là hành động cầu khiến - từ chối, nhưng người ở vùng phương ngữ này có cách thức thể hiện không hoàn toàn giống với vùng phương ngữ khác. Ở đây, ta sẽ thấy sự tác động hai chiều rất biện chứng: cách thức giao tiếp của con người góp phần tạo nên bản sắc văn hóa vùng miền, đồng thời, chính văn hóa vùng miền lại chi phối sâu sắc cách thức giao tiếp của con người trong từng trường hợp cụ thể. Chính điều này dẫn đến hệ quả: hành động cầu khiến - từ chối của người giao tiếp bao giờ cũng diễn ra dưới áp lực vô hình của một thiết chế văn hóa, ngược lại, qua cách cầu khiến - từ chối, chúng ta cũng nhận thấy sự hiển thị của những biểu hiện văn hóa. 1.4. Trong bức tranh Việt ngữ, phương ngữ Nam Bộ có một vị trí riêng, màu sắc riêng không thể lẫn lộn. Màu sắc riêng đó thể hiện qua các yếu tố ngữ âm, hệ thống từ vựng, cú pháp, cách thức nói năng, văn hóa ứng xử trong giao tiếp. Có thể nói, khảo sát bất cứ khía cạnh nào, ta cũng có thể nhận ra những nét đặc thù đó. Đã từng có nhiều công trình nghiên cứu các bình diện của phương ngữ Nam Bộ rất có giá trị, và nhờ vậy, bản sắc văn hóa của con người ở đây ngày càng được nhận thức rõ nét hơn. Trong tình hình ấy, đặt vấn đề nghiên cứu cặp thoại chứa hành động cầu khiến - từ chối trong giao tiếp của người Nam Bộ, chúng tôi không chỉ nhằm làm sáng tỏ những khía cạnh của đối tượng ở bình diện ngôn ngữ học, mà còn muốn từ đó, nhận diện thêm một số nét văn hóa, nhất là cách thức thể hiện lịch sự trong giao tiếp của con người ở vùng đất này. Đó là những lý do thúc đẩy chúng tôi chọn đề tài: Cặp thoại chứa hành động cầu khiến - từ chối trong giao tiếp của người Nam Bộ để nghiên cứu. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Đề tài Cặp thoại chứa hành động cầu khiến - từ chối trong giao tiếp của người Nam Bộ có mục đích: làm sáng tỏ về cách ứng xử trong giao tiếp của người Nam Bộ khi thực hiện hành động cầu khiến - từ chối. Đồng thời qua đề tài này góp phần làm rõ lí thuyết hành động ngôn ngữ - cụ thể là hành động cầu khiến - từ chối phù hợp với phương châm hội thoại và nét riêng của người Nam Bộ khi thực hiện hành động này.
- 3 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Thực hiện đề tài này, chúng tôi đặt ra các nhiệm vụ cơ bản như sau: - Giới thuyết một số vấn đề lý thuyết ngôn ngữ học thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài. - Phân tích miêu tả các mô hình cấu tạo và ngữ nghĩa của cặp thoại chứa hành động cầu khiến - từ chối trong giao tiếp của người Nam Bộ. - Qua cặp thoại cầu khiến - từ chối chúng tôi rút ra chiến lược lịch sự trong giao tiếp của người Nam Bộ khi thực hiện hành động cầu khiến - từ chối. 3. Đối tượng nghiên cứu và nguồn ngữ liệu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là cặp thoại chứa hành động cầu khiến - từ chối trong giao tiếp của người Nam Bộ, ở các mối quan hệ: quan hệ thân tộc: vợ - chồng, cha mẹ - con cái, ông bà - cháu chắt,…; quan hệ xã hội: người mua - người bán, bạn bè thân - sơ, đồng nghiệp - đồng nghiệp: thầy (cô) - học sinh. Về độ tuổi của đối tượng khảo sát, chúng tôi giới hạn từ 18 tuổi trở lên là người bản địa hoặc sinh ra và lớn lên trên vùng đất Nam Bộ. Các cặp thoại được khảo sát trong thời gian thực hiên luận án. 3.2. Nguồn ngữ liệu Nguồn ngữ liệu được sử dụng trong luận án là ngôn ngữ giao tiếp hàng ngày của người dân Nam Bộ thuộc 13 tỉnh thành Tây Nam Bộ (khu vực đồng bằng Sông Cửu Long, người Nam Bộ gọi tắt là miền tây) và Đông Nam Bộ gồm 4/6 tỉnh thành là Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Phước và Tây Ninh. Trên tổng số 17 tỉnh thành ở Tây Nam Bộ và Đông Nam Bộ, bằng cách thức ghi âm, ghi chép trực tiếp trong suốt thời gian thực hiện đề tài này, chúng tôi thu được 2400 cặp thoại tương tác cầu khiến - từ chối. Để thực hiện công việc này, chúng tôi sử dụng máy ghi âm để ghi âm và ghi chép trực tiếp. Địa điểm để thực hiện, chúng tôi chọn chợ, trường học, bến xe và trong gia đình. Cách thức ghi âm, ghi chép: Ở nơi công cộng như chợ, bến xe, trường học chúng tôi ghi âm, nghi chép một cách tự nhiên, không báo trước cho đối tượng; ở trong gia đình, chúng tôi nhờ một thành viên trong gia đình ghi âm, ghi chép lại nhưng không để các thành viên khác biết. Vì vậy, nguồn ngữ liệu chúng tôi ghi âm, ghi chép là những lời thoại diễn ra tự nhiên trong cuộc sống sinh hoạt.
- 4 4. Phương pháp, thủ pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp điều tra điền dã hội thoại Chúng tôi tiến hành thu thập ngữ liệu bằng hai cách: ghi âm và ghi chép trực tiếp các cuộc thoại trong cuộc sống hàng ngày của những đối tượng được khoanh vùng nghiên cứu là người Nam Bộ theo những tiêu chí sau:1/ Giới tính: nam - nữ, 2/ Quan hệ: gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, hàng xóm, người bán người mua, 3/ Độ tuổi: từ 18 tuổi trở lên là người bản xứ hoặc sinh ra và lớn lên trên vùng đất Nam Bộ, 4/ Hoàn cảnh phát ngôn: các cuộc giao tiếp tự nhiên diễn ra trong gia đình và ngoài xã hội, 5/ Nội dung phát ngôn: là những nội dung diễn ra trong cuộc sống như tình cảm gia đình, bạn bè, công việc,… Từ tư liệu ghi âm, ghi chép được, chúng tôi ghi lại bằng văn bản các cặp thoại có xuất hiện hành động cầu khiến - từ chối. 4.2. Phương pháp phân tích diễn ngôn Sử dụng phương pháp này, chúng tôi luôn luôn gắn việc phân tích những cặp thoại, tham thoại cầu khiến - từ chối cụ thể với những yếu tố trước và sau nó; với bối cảnh không gian, thời gian với nhân vật giao tiếp để thấy được vai trò của phát ngôn trong hành chức. 4.3. Phương pháp phân tích cấu tạo cặp thoại Chúng tôi sử dụng phương pháp này để phân tích cấu tạo, cách thức, sự tương tác của các cặp thoại có hành động cầu khiến - từ chối của người Nam Bộ, đồng thời, tổng hợp lại quá trình nghiên cứu để từ đó đưa ra những kết luận có giá trị thực tiễn phù hợp với mục đích nghiên cứu của luận án. 4.4. Phương pháp phân tích ngữ nghĩa cặp thoại Phương pháp này được sử dụng trong quá trình chúng tôi đi sâu phân tích tương tác ngữ nghĩa của cặp thoại cầu khiến - từ chối trong những tình huống giao tiếp cụ thể; nghĩa liên nhân giữa các vai giao tiếp khi thực hiện hành động cầu khiến - từ chối. Bên cạnh các phương pháp nêu trên, luận án chúng tôi còn sử dụng một số thủ pháp sau: - Thủ pháp so sánh: Chúng tôi sử dụng thủ pháp này để so sánh, đối chiếu các cách thức cầu khiến - từ chối; so sánh hành động cầu khiến - từ chối của người Nam Bộ với các
- 5 vùng miền khác để từ đó tìm ta những nét tương đồng, nét khác biệt của người Nam Bộ khi sử dụng hành động cầu khiến - từ chối. - Thủ pháp mô hình hoá: Chúng tôi sử dụng thủ pháp này để khái quát hoá các mô hình cấu tạo tham thoại chứa hành động cầu khiến - từ chối trong giao tiếp của người Nam Bộ. 5. Đóng góp của luận án Luận án là công trình đầu tiên nghiên cứu hành động cầu khiến - từ chối và sự tương tác giữa chúng trong giao tiếp của người Nam Bộ. Các kết quả nghiên cứu góp phần làm nổi bật đặc trưng vùng miền qua việc sử dụng cặp thoại cầu khiến - từ chối trong giao tiếp. 6. Cấu trúc của luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục và Tài liệu tham khảo, nội dung Luận án được triển khai thành 4 chương: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý thuyết của đề tài Chướng 2: Cấu tạo cặp thoại chứa hành động cầu khiến - từ chối trong giao tiếp của người Nam Bộ Chương 3: Ngữ nghĩa của cặp thoại cầu khiến - từ chối trong giao tiếp của người Nam Bộ Chương 4: Chiến lược lịch sự trong giao tiếp của người Nam Bộ qua hành động cầu khiến - từ chối
- 6 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu phát ngôn cầu khiến và phát ngôn từ chối 1.1.1. Tình hình nghiên cứu phát ngôn cầu khiến Điểm lại lịch sử nghiên cứu câu, phát ngôn cầu khiến trong và ngoài nước, chúng tôi thấy có 3 hướng tiếp cận sau đây: 1.1.1.1. Hướng nghiên cứu của các nhà ngữ pháp truyền thống về câu cầu khiến a. Ở ngữ pháp tiếng nước ngoài Nghiên cứu câu cầu khiến, ở nước ngoài, có một số tác giả, công trình nghiên cứu sau: Các tác giả trong Ngữ pháp tiếng Nga (1960) quan niệm “Câu cầu khiến biểu thị sắc thái, mệnh lệnh đến yêu cầu và khuyên bảo…” [Dẫn theo 103, tr.9]. Tiếp đến, trong Ngữ pháp tiếng Nga (1980) và Ngữ pháp tiếng Nga (1990) cho rằng, trong hệ thống câu phân loại theo mục đích (tức hệ thống lời nói) cần tính đến câu mong muốn, một loại câu có hình thức và nội dung riêng, độc lập, phân lập với câu cầu khiến và câu tường thuật. Ba lớp câu trên (cầu khiến, tường thuật và cầu mong) được coi là đối lập với câu nghi vấn và tạo thành loại câu không nghi vấn. “Sự khác nhau của hai loại câu trên là ở chỗ: câu không nghi vấn chứa thông báo hướng đến người nghe; người nói (hay người viết) nắm được thông tin và truyền đạt nó cho người khác; người ta thuật lại hiện thực hoặc phi hiện thực nào đó, thể hiện nguyện vọng của nó, đòi hỏi hoặc yêu cầu. Câu hỏi với chức năng cơ bản nhất của mình là một sự tìm kiếm thông báo: người nói chuyển đi một thông điệp là người ta muốn nhận thông tin từ người khác” [Dẫn theo 103, tr.9]. Có thể kể đến một số công trình [160; 161; 163]. Cũng thời kỳ ấy, ngữ pháp tiếng Anh, tác giả R. Quirk (1972) cho rằng: “Câu cầu khiến là câu trong đó người nói biểu thị ý chí, nguyện vọng của mình nhằm yêu cầu người nghe thực hiện một hành động nào đó. Nó có thể là mệnh lệnh, đòi hỏi, đề nghị, yêu cầu, lời kêu gọi, lời khuyên, lời cảnh cáo…” [150, tr.129]. Như vậy có thể thấy quan niệm của R. Quirk đã chỉ rõ hơn bản chất của câu cầu khiến, gồm các nhân tố: 1) người nghe, 2) người nói là chủ thể cầu khiến, 3) ý
- 7 muốn, 4) nguyện vọng của người nói chính là nội dung thường trực trong câu; nội dung của ý muốn chính là hành động mà người nói đưa ra. Bốn yếu tố này cũng được xem là điều kiện để nhận diện câu cầu khiến của ngữ pháp cấu trúc. R.E. Asher trong công trình có tính tổng hợp đã đề cập đến hai hệ thống phân loại khác nhau: phân loại theo hình thức và phân loại theo chức năng. Hệ thống thứ nhất bao gồm: trình bày (declaratives), nghi vấn (introgatives), mệnh lệnh (imperatives); Hệ thống thứ hai bao gồm: trần thuật (statement), hỏi (inquiry), cầu khiến (directive) [126, tr.3845]. Đây là quan điểm khá triệt để khi phân chia các kiểu câu. Rõ ràng, nếu xét về mặt chức năng giao tiếp thì câu cầu khiến và câu nghi vấn cũng có khản năng đảm nhận vai trò cầu khiến. b. Nhữ pháp tiếng Việt Ở Việt Nam, không kể trước đó câu cầu khiến được nghiên cứu năm 1948 trong cuốn Le Vietnamien của Lê Văn Lý. Sau đó có các tác giả như: Trương Văn Chình (1963), Nguyễn Kim Thản (1964), Lê Văn Lý (1968), tập thể tác giả ngữ pháp tiếng Việt UBKHXH (1983), Hoàng Trọng Phiến (1980), Diệp Quang Ban (1999), Hồ Lê cũng đã có đề cập đến, cụ thể như sau: Nguyễn Kim Thản (1964) trong Nghiên cứu về ngữ pháp tiếng Việt, tập 2, trong phần phân loại câu theo mục đích nói đã chú ý đến loại câu nghi vấn và cầu khiến. Trong câu cầu khiến tác giả chia ra: câu cầu khiến trực tiếp và câu cầu khiến gián tiếp. Trong câu nghi vấn, tác giả phân biệt loại câu nghi vấn chân chính với các loại câu nghi vấn khác như câu nghi vấn tu từ học, câu nghi vấn khẳng định, câu nghi vấn phủ định, câu nghi vấn cầu khiến. Trong công trình này, tác giả đã nhận diện các động từ khi chúng mang ý nghĩa mệnh lệnh thì chúng thể hiện lời yêu cầu, đề nghị hay mệnh lệnh của người nói (người viết) hướng tới người nghe (người đọc) [107, tr.261]. Trong Sơ thảo ngữ pháp Việt Nam (1968), Lê Văn Lý chia câu tiếng Việt ra làm 13 loại: câu danh từ, câu động từ, câu khẳng định, câu phủ định, câu nghi vấn, câu khuyến lệnh, câu biểu cảm, câu tự loại, câu đơn giản, câu đặt cạnh nhau, câu liên kết, câu phụ thuộc và câu phức tạp. Như vậy, Lê Văn Lý gọi câu cầu khiến là câu khuyến lệnh, loại câu mà người nói dùng để bộc lộ ý muốn của mình. Tập thể tác giả ngữ pháp tiếng Việt UBKHXB (Viện ngôn ngữ) (1983), quan niệm: Câu cầu khiến là nói chung về các trường hợp yêu cầu, chúc tụng, sai bảo… [120, tr.204].
- 8 Hoàng Trọng Phiến (1980), trong Ngữ pháp tiếng Việt đã phân loại câu tiếng Việt thành 4 loại: câu kể, câu cầu khiến, câu hỏi và câu than gọi. Về mặt hình thức, câu cầu khiến được nhận diện bằng một số phương tiện hư từ và ngữ điệu. Về mặt nội dung, câu cầu khiến nói lên ý muốn của chủ thể phát ngôn và yêu cầu người nghe đáp lại bằng hành động [92, tr.228]. Hồ Lê, trong Cú pháp tiếng Việt (1991), phần phân loại câu theo mục đích nói cho rằng, mỗi câu phát ra đều thuộc một trong bốn nhóm: trần thuật, nghi vấn, cầu khiến và cảm thán. Đối với câu cầu khiến, người nghe phải nhận ra điểm cầu khiến trong câu và chuẩn bị cho hành động phản ứng [72]. Trong câu cầu khiến, dựa vào đặc điểm ngữ nghĩa - ngữ pháp của câu, tác giả lại chia câu cầu khiến ra làm bốn tiểu nhóm: cầu khiến mệnh lệnh; cầu khiến yêu cầu, cầu khiến khuyên răn và cầu khiến dặn dò [72]. Đỗ Thị Kim Liên (1999) trong Ngữ pháp tiếng Việt cũng chia ra bốn kiểu câu theo mục đích nói là: câu trần thuật; câu nghi vấn; câu mệnh lệnh - cầu khiến và câu cảm thán [77, tr.131]. Trong cuốn Ngữ pháp tiếng Việt, tập 2 (1998), Diệp Quang Ban đã phân câu tiếng Việt thành 4 loại: câu tường thuật, câu nghi vấn, câu mệnh lệnh và câu cảm thán. Tác giả cho rằng, câu cầu khiến bày tỏ ý muốn nhờ hay bắt buộc người nghe thực hiện điều được nêu lên trong câu. Loại câu này có những hình thức phụ từ mệnh lệnh đứng trước vị từ và ngữ điệu mệnh lệnh [9, tr.424]. 1.1.1.2. Hướng nghiên cứu của các nhà ngữ pháp chức năng a. Ở nước ngoài Theo hướng ngữ pháp chức năng, trước hết phải kể đến tác giả M. Halliday (1985). M. Halliday đã chỉ ra rằng, phát ngôn cầu khiến và phát ngôn nghi vấn đều hướng yêu cầu của mình đến người nghe (đọc) và đòi hỏi anh ta đáp lại bằng hành động. Song, chúng khác nhau ở nội dung yêu cầu: Phát ngôn nghi vấn đòi hỏi thông tin, còn phát ngôn cầu khiến đòi hỏi phục vụ (tức đòi hỏi đáp lại bằng hành động) [51, tr.68-69]. Như vậy, quan điểm của Halliday đã phân biệt sự khác nhau của hành động hỏi và cầu khiến là: hỏi thì hướng đến đòi hỏi thông tin hành động đáp lại cho hành động hỏi vì muốn đáp lại thông tin; còn cầu khiến thì đòi hỏi phục vụ - đòi hỏi người nghe thực hiện một hành động nào đó. Như vậy, đóng góp lớn nhất của M. Hallday khi nghiên cứu về hành động cầu khiến là đã chỉ rõ hơn bản chất của phát ngôn cầu khiến qua việc xác định mối quan hệ trao đáp của loại phát ngôn này. Tuy
- 9 có đề cập đến phát ngôn cầu khiến - hồi đáp, nhưng ông chưa đi sâu nghiên cứu cặp hành động này như một chuyên khảo. Ngoài ra, có thể kể đến các tác giả nghiên cứu về phát ngôn cầu khiến theo hướng ngữ pháp chức năng như: Morris (1938) [147], D. Hines (1974) [140], C.S Dik (1989) [133], A. Siewierska (1991) [154], G. Luck (1996) [143],… b. Ở trong nước Ở Việt Nam, người mở ra hướng đi mới - ngữ pháp chức năng, là Cao Xuân Hạo (1991) ông có đề cập đến trong Tiếng Việt - Sơ thảo ngữ pháp chức năng (1991). Theo ông đối với tiếng Việt, căn cứ vào một số thuộc tính về cấu trúc cú pháp có thể phân loại các câu ra thành hai loại lớn: câu trần thuật và câu nghi vấn và căn cứ vào hình thức mà coi loại câu mệnh lệnh như một tiểu loại của câu trần thuật khác các tiểu loại về tình thái,… mặc dầu xét về giá trị ngôn trung, câu hỏi gần với câu mệnh lệnh hơn nhiều. Ông cho cả hai loại câu đều nhằm yêu cầu người đối thoại làm một việc gì, chẳng qua trong câu hỏi thì việc đó cung cấp một thông tin, một tri thức, còn trong câu mệnh lệnh thì việc đó là một hành động bất kỳ (trong đó có cả hành động nói năng; Anh nói đi! Anh khai đi! Anh kể chuyện đi!… [54, tr.211]. Theo hướng ngữ pháp chức năng với Cao Xuân Hạo còn có các tác giả Hoàng Xuân Tâm, Nguyễn Văn Bằng, Bùi Tất Tươm trong Sơ thảo ngữ pháp chức năng (1992). Vào đầu những năm 90, xuất hiện hàng loạt công trình nghiên cứu phát ngôn cầu khiến theo hướng tiếp cận ngữ pháp chức năng, tiêu biểu như bài viết “Gián tiếp và lịch sự trong cầu khiến tiếng Việt” của Vũ Thị Thanh Hương. Quan hệ “quyền” và hành động cầu khiến của Nguyễn Thị Thanh Bình; Vai trò của hai động từ mong, muốn trong việc biểu thị ý nghĩa cầu khiến trong tiếng Việt và cách biểu hiện hành động cầu khiến gián tiếp bằng câu hỏi cầu khiến của Đào Thanh Lan... Nghiên cứu về bản chất của phát ngôn cầu khiến, Đỗ Ảnh [5] đã nhận ra 3 đặc trưng của phát ngôn cầu khiến: 1/ lệnh; 2/ tình thái lệnh; 3/ các tình huống bổ sung. Quan điểm này tuy chưa xác định đầy đủ các yếu tố ngữ nghĩa của loại phát ngôn cầu khiến nhưng đã có xu hướng xác định chúng trong hoạt động hành chức. Ngoài ra, cũng phải kể đến một số luận văn, luận án nghiên cứu về câu cầu khiến như: Đặc trưng ngữ nghĩa, ngữ pháp của phát ngôn hỏi, cầu khiến trong tiếng Việt (Luận án TS, Vũ Thị Thanh Hương), Câu cầu khiến tiếng Việt (2002)
- 10 (Đào Thanh Lan), Khảo sát hoạt động của các hư từ biểu thị tình thái cầu khiến trong tiếng Việt (1998) (Nguyễn Thị Hoàng Chi), Câu cầu khiến tiếng Việt (2002) (Luận án TS, Chu Thị Thuỷ An), Câu cầu khiến tiếng Việt hiện đại (1990) (Đỗ Ảnh), Tìm hiểu các phương tiện ngôn ngữ thể hiện cầu khiến trong Truyện Kiều (Đặng Thị Thu Hương),... Đào Thanh Lan cũng có công trình nghiên cứu với đề tài Câu cầu khiến, việc nghiên cứu các vị từ tình thái (nên, cần, phải, mong, muốn) trong câu cầu khiến và cách biểu hiện của hành động cầu khiến trực tiếp, gián tiếp,…[67]. Vũ Thị Thanh Hương [60] cho rằng hành động cầu khiến là loại hành vi ngôn từ được người nói sử dụng nhằm điều khiển người nghe hành động theo chủ ý của mình. Căn cứ vào mức lợi - thiệt mà người nói (sp1) và người nghe (sp2) nhận được, có thể chia thành cầu khiến cạnh tranh và cầu khiến hòa đồng,… 1.1.1.3. Hướng nghiên cứu của các nhà ngữ dụng học a. Ở nước ngoài Nghiên cứu về hành động ngôn ngữ, trong đó có hành động cầu khiến, trước hết phải kể đến các tác giả J.L Austin (1962), Searle (1979), S. Evrin - Tripp (1976), Levinson (1983), Jonh Lyons (1995),… J.L. Austin tuy không trực tiếp nghiên cứu hành động cầu khiến một cách chi tiết, song với vai trò là người đặt nền móng cho lý thuyết hội thoại, trong cuốn “How to do thing with words?”, ông đã bày tỏ quan điểm “To say is to do something”, nghĩa là, khi chúng ta nói là chúng ta đã thực hiện một hành động bằng ngôn ngữ và hành động đó được các nhà nghiên cứu gọi là hành động ngôn ngữ (hành động ngôn từ). J.R. Searle với lý thuyết hành động ngôn từ đã đề cập đến hành động cầu khiến. Ông cho rằng cầu khiến là “Những cố gắng của SP1 sao cho SP2 thực hiện một việc gì đó”. Searle đặc biệt quan tâm đến người nói và điều được nói. Khi phân loại các hành động ngôn ngữ, Searle đã chia hành động ngôn ngữ thành 5 lớp chính, trong đó, có lớp hành động khuyến lệnh (directives), là “hành động khuyến lệnh được người nói sử dụng để “áp đặt” người nào đó làm một cái gì đó; chúng bộc lộ cái mà người nói muốn. Đó là những mệnh lệnh, những yêu cầu và những gợi ý” [155, tr. 54]. Năm 1976, trong bài, “A classsification illocutionary acts” (phân loại các hành động tại lời) J.R. Searle đã chia các hành động tại lời thành: ra lệnh (order),
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Nghiên cứu thành ngữ chỉ quan hệ xã hội trong Tiếng Việt và Tiếng Anh từ góc độ ngôn ngữ học tri nhận
170 p | 181 | 52
-
Luận văn Tiến sĩ Ngữ văn: Ngôn ngữ nghệ thuật trong văn xuôi của Ma Văn Kháng
198 p | 135 | 19
-
Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Từ ngữ nghề nghiệp nghề biển ở Thanh Hóa (Từ bình diện ngôn ngữ - văn hóa)
172 p | 111 | 17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Ngôn ngữ nghệ thuật truyện Kiều từ góc nhìn văn hóa
29 p | 153 | 13
-
Luận văn tiến sĩ Ngữ văn: Ngôn ngữ trần thuật trong hồi ký Tô Hoài
171 p | 67 | 9
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Nghiên cứu thành ngữ chỉ quan hệ xã hội trong tiếng Việt và tiếng Anh từ góc độ ngôn ngữ học Tri nhận
27 p | 103 | 8
-
Tóm tắt luận văn Tiến sĩ Ngữ văn: Nhân vật nữ trong tiểu thuyết của Nhất Linh và Khái Hưng
29 p | 55 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Ngôn ngữ nghệ thuật trong văn xuôi của Ma Văn Kháng
27 p | 62 | 8
-
Tóm tắt luận văn Tiến sĩ Ngữ văn: Linh cảm trong bi kịch của Shakespeare
29 p | 43 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Đặc điểm cấu trúc, ngữ nghĩa của hành động chửi qua lời thoại nhân vật trong truyện ngắn Việt Nam
28 p | 109 | 6
-
Luận văn tiến sĩ Ngữ văn: Đóng góp của văn xuôi tự sự Lưu Trọng Lư giai đoạn trước 1945
166 p | 60 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Ngôn ngữ bình luận trong báo in tiếng Việt hiện nay
27 p | 74 | 5
-
Tóm tắt Luận văn tiến sĩ Ngữ văn: Tham thoại chứa hành động nhận xét qua lời thoại nhân vật trong tiểu thuyết của Ma Văn Kháng
32 p | 33 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Từ ngữ nghề nghiệp nghề biển ở Thanh Hóa (Từ bình diện ngôn ngữ - văn hóa)
27 p | 82 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Phương thức biểu thị ý nghĩa cảm thán trong tiếng Việt và tiếng Khmer
28 p | 46 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Ngôn ngữ giao tiếp trong hôn lễ của người Nam Bộ
27 p | 72 | 4
-
Tóm tắt luận văn Tiến sĩ Ngữ văn: Truyền thuyết dân gian về những cuộc khởi nghĩa chống Pháp ở Nam Bộ (1858-1918)
21 p | 64 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn