intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn tốt nghiệp Kinh tế xây dựng: Thiết kế tổ chức thi công và lập kế hoạch tác nghiệp – Hạng mục phần ngầm dự án chung cư Midori Park The Glory

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:228

36
lượt xem
19
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài "Thiết kế tổ chức thi công và lập kế hoạch tác nghiệp – Hạng mục phần ngầm dự án chung cư Midori Park The Glory" có cấu trúc gồm 3 chương trình bày cơ sở lý luận về thiết kế tổ chức thi công và lập kế hoạch tác nghiệp công trình xây dựng; giới thiệu về công ty và dự án công trình; thiết kế tổ chức thi công và lập kế hoạch tác nghiệp công trình xây dựng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn tốt nghiệp Kinh tế xây dựng: Thiết kế tổ chức thi công và lập kế hoạch tác nghiệp – Hạng mục phần ngầm dự án chung cư Midori Park The Glory

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA KINH TẾ VẬN TẢI LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI LUẬN VĂN: THIẾT KẾ TỔ CHỨC THI CÔNG VÀ LẬP KẾ HOẠCH TÁC NGHIỆP – HẠNG MỤC PHẦN NGẦM DỰ ÁN CHUNG CƯ MIDORI PARK THE GLORY Ngành: Kinh tế xây dựng Chuyên ngành: Kinh tế vận tải Giảng viên hướng dẫn : ThS. Trần Phú Lộc Sinh viên thực hiện : Võ Thị Ánh Tuyết MSSV : 1854020062 Lớp : KXT8A TP. Hồ Chí Minh, năm 2022
  2. TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA KINH TẾ VẬN TẢI LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI LUẬN VĂN: THIẾT KẾ TỔ CHỨC THI CÔNG VÀ LẬP KẾ HOẠCH TÁC NGHIỆP – HẠNG MỤC PHẦN NGẦM DỰ ÁN CHUNG CƯ MIDORI PARK THE GLORY Ngành: Kinh tế xây dựng Chuyên ngành: Kinh tế vận tải Giảng viên hướng dẫn: ThS. Trần Phú Lộc Sinh viên thực hiện: Võ Thị Ánh Tuyết Lớp: KX18A MSSV: 1854020062 Sinh viên thực hiện Giáo viên hướng dẫn Võ Thị Ánh Tuyết ThS. Trần Phú Lộc TP. Hồ Chí Minh, năm 2022
  3. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. TRẦN PHÚ LỘC LỜI CẢM ƠN Qua 4 năm học tập tại trường Đại học Giao Thông Vận Tải thành phố Hồ Chí Minh, em đã được các thầy cô truyền tải tận tình những kiến thức quý báu cả về lý thuyết lẫn thực tế, đặc biệt là các thầy cô trong Bộ môn Kinh tế xây dựng. Em xin chân thành gửi lời cảm ơn đến Giáo viên hướng dẫn – TS. Trần Phú Lộc đã hướng dẫn, giúp đỡ nhiệt tình trong quá trình thực hiện làm luận văn tốt nghiệp. Sự nhận xét và những lời đóng góp của cô đã giúp em hoàn thành luận văn hoàn chỉnh. Đề tài tốt nghiệp như một môn học cuối cùng của sinh viên chúng em.Có thể coi đây là một công trình nhỏ đầu tay của mỗi sinh viên, đòi hỏi mỗi người phải tự mình nỗ lực học hỏi và trau dồi kiến thức. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện luận văn, kiến thức thực tiễn của bản thân chưa đủ nên không tránh khỏi những thiếu sót cũng như sai sót. Vì vậy, em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô để hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp và cũng như các dự án thực tế sau này. Em xin chân thành cảm ơn! TP. Hồ Chí Minh, ngày … tháng … năm 2022 Sinh viên thực hiện Võ Thị Ánh Tuyết VÕ THỊ ÁNH TUYẾT Trang 1
  4. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. TRẦN PHÚ LỘC LỜI CAM ĐOAN Em xin cam kết đây là công trình nghiên cứu của riêng bản thân. Các thông tin, tài liệu trích dẫn trong luận văn đã được ghi rõ nguồn gốc. Kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào trước đây. Sinh viên thực hiện Võ Thị Ánh Tuyết VÕ THỊ ÁNH TUYẾT Trang 2
  5. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. TRẦN PHÚ LỘC NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... TP.Hồ Chí Minh, ngày … tháng … năm 2022 Giáo viên hướng dẫn TS. TRẦN PHÚ LỘC VÕ THỊ ÁNH TUYẾT Trang 3
  6. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. TRẦN PHÚ LỘC MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN 1 LỜI CAM ĐOAN 2 NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN 3 PHẦN 1: LỜI MỞ ĐẦU 8 I. Tính cấp thiết của đề tài 8 II. Mục tiêu đề tài 9 III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 9 IV. Phương pháp nghiên cứu 10 V. Kết cấu của luận văn 10 PHẦN 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 11 CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THIẾT KẾ TỔ CHỨC THI CÔNG VÀ LẬP KẾ HOẠCH TÁC NGHIỆP CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG 11 1. Khái niệm cơ bản 15 2. Phân loại thiết kế tổ chức thi công 16 3. Mục đích của thiết kế tổ chức thi công 16 4. Nội dung của thiết kế tổ chức thi công 17 4.1. Nội dung của thiết kế tổ chức thi công tổng thể 17 4.2. Nội dung của thiết kế tổ chức thi công chi tiết 18 5. Căn cứ và các bước lập thiết kế tổ chức thi công 19 5.1. Căn cứ lập thiết kế tổ chức thi công 19 5.2. Trình tự các bước lập thiết kế tổ chức thi công 19 6. Nguyên tắc khi lập thiết kế tổ chức thi công 21 7. Kế hoạch tổ chức thi công 22 7.1. Ý nghĩa 22 7.2. Mục đích 23 7.3. Các nguyên tắc cơ bản khi lập tiến độ thi công 23 VÕ THỊ ÁNH TUYẾT Trang 4
  7. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. TRẦN PHÚ LỘC 7.4. Phương pháp tổ chức thi công 24 7.4.1. Đặc trưng của các phương pháp tổ chức thi công 25 7.4.2. Khái niệm, ưu và nhược điểm từng phương pháp tổ chức thi công 25 8. Đánh giá biểu đồ nhân công 30 8.1. Tính hợp lý của biểu đồ 30 8.2. Hệ số không đều 30 8.3. Hệ số phân bố lao động K2 31 CHƯƠNG II: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY VÀ DỰ ÁN CÔNG TRÌNH XÂY DỰN G 32 I. Giới thiệu về công ty 32 1. Các thông tin chung 32 2. Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp 32 3. Ngành nghề kinh doanh hiện nay 34 4. Cơ cấu tổ chức và chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban 35 4.1. Cơ cấu tổ chức 35 4.2. Nhân lực chủ chốt 36 4.3 Nhân lực 39 4.4 Máy móc thiết bị và công nghệ 41 5. Năng lực hoạt động của Hòa Bình 43 6. Các công trình tiêu biểu 44 7. Chiến lược phát triển 46 II. Giới thiệu chung về dự án 47 1. Các thông tin chung 47 2. Các thành phần tham dự 49 3. Vị trí kim cương 49 4. Hệ thống tiện ích nổi bật 50 5. Căn cứ pháp lý 53 6. Mặt bằng chi tiết dự án Midori Park the Glory. 54 VÕ THỊ ÁNH TUYẾT Trang 5
  8. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. TRẦN PHÚ LỘC CHUƠNG III: THIẾT KẾ TỔ CHỨC THI CÔNG VÀ LẬP KẾ HOẠCH TÁC NGHIỆP 56 I. Thiết kế tổ chức thi công 56 1.Tổ chức thi công tổng thể 56 1.1. Công tác chuẩn bị 56 1.1.1 Chuẩn bị các thủ tục pháp lý hành chính 57 1.1.2 Công tác lắp đặt hàng rào bảo vệ 57 1.1.3 Lắp đặt cổng ra vào 58 1.1.4 San ủi mặt bằng trong phạm vi thi công. 58 1.1.5 Bố trí công trình tạm: 59 1.1.6. Công tác an toàn 62 2. Tổ chức thi công chi tiết 74 2.1. Biện pháp thi công phần ngầm: 74 2.1.1. Biện pháp thi công phần cọc: 74 2.1.2. Biện pháp thi công đào đất 83 2.1.3. Biện pháp thi công đổ bê tông lót. 88 2.1.4. Biện pháp thi công gia công lắp đặt cốt thép, cốp pha 90 2.1.5. Biện pháp thi công công tác đổ bê tông 94 2.1.5. Biện pháp thi công lấp đất 99 2.2. Lựa chọn các tổ hợp máy thi công 102 2.2.1. Xác định giá nhân công: 102 2.2.2 Bảng tổng hợp vật liệu: 103 2.2.3. Căn cứ lựa chọn tổ hợp máy thi công 104 2.2.4. Xác định ca máy của tổ hợp máy. 104 2.3 Phương án Máy chủ đạo: 108 2.4. Năng suất tổ hợp máy. 179 2.4.1. Bảng năng suất tổ hợp nhân công, máy thi công ban đầu. 179 2.4.2 Lập tiến độ thi công ban đầu. 184 VÕ THỊ ÁNH TUYẾT Trang 6
  9. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. TRẦN PHÚ LỘC 2.5 Phương án tổ chức thi công điều chỉnh. 187 2.5.1. Tiến dộ thi công sau điều chỉnh. 192 2.5.2 Lập bảng tiến độ nhân công sau điều chỉnh. 194 II. Lập kế hoạch tác nghiệp. 196 1. Biểu đồ vật tư 197 2. Biểu đồ huy động máy thi công. 199 3. Biểu đồ chi phí thích lũy 200 4. Dự toán chi phí thi công công trình. 202 PHẦN 3: KẾT LUẬN 211 VÕ THỊ ÁNH TUYẾT Trang 7
  10. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. TRẦN PHÚ LỘC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TKTCTC : Thiết kế tổ chức thi công PCCC : Phòng cháy chữa cháy ATLĐ : An toàn lao động Thiết kế cơ sở (TKCS) Thiết kế kỹ thuật (TKKT) Thiết kế thi công (TKTC) Thiết kế kỹ thuật – thi công (TKKT – TC) Thiết kế tổ chức thi công (TKTCTC) Thiết kế tổ chức xây dựng (TKTCXD) VÕ THỊ ÁNH TUYẾT Trang 8
  11. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. TRẦN PHÚ LỘC PHẦN 1: LỜI MỞ ĐẦU I. Tính cấp thiết của đề tài Ngành xây dựng cơ bản là ngành sản xuất vật chất có nhiệm vụ sản xuất ra của cải vật chất và cơ sở kỹ thuật hạ tầng phục vụ cho nền kinh tế quốc dân. Cùng với sự phát triển của đất nước, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện, nâng cao về nhu cầu xây dựng nhà ở và công trình công cộng cũng tăng lên đòi hỏi ngành xây dựng phải “đi trước một bước”. Nói cách khác, muốn cho ngành kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật của nước ta phát triển, trước hết phải đẩy mạnh tốc độ phát triển ngành xây dựng. Xây dựng là một hoạt động kinh tế kỹ thuật phức tạp và lâu dài, quá trình xây dựng là kết hợp ba giai đoạn liên tiếp: thiết kế công trình (kể cả thăm dò khảo sát); sản xuất vật liệu, cấu kiện và tổ chức thi công xây lắp. Mỗi giai đoạn là một lĩnh vực sản xuất riêng biệt, đòi hỏi chuyên môn kỹ thuật cao để cùng phối hợp sản xuất. Khi hồ sơ thiết kế kiến trúc, kết cấu của một công trình được phê duyệt thì nó chuyển cho đơn vị thi công tiến hành xây dựng. Trong thực tế cho thấy: chi phí khảo sát, thăm dò, thiết kế không lớn quá 10% tổng số vốn đầu tư xây dựng công trình, số còn lại chi phí cho việc thi công xây lắp công trình. Do đó đơn vị thi công phải lập kế hoạch và tổ chức thi công xây dựng thật tốt để đảm bảo sử dụng hợp lý số vốn đầu tư, phân bổ thời gian, nhân lực, máy móc thi công không gây lãng phí mà tiến độ thi công vẫn hoàn thành đúng tiến độ, đảm bảo thực hiện tốt phương châm “Đúng tiến độ, chi phí đúng yêu cầu, chất lượng tốt, nâng cao năng suất máy và an toàn lao động”. VÕ THỊ ÁNH TUYẾT Trang 9
  12. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. TRẦN PHÚ LỘC Qua đó, việc lập kế hoạch tác nghiệp là cơ sở để cho biết tổng chi phí thi công công trình và nhu cầu cung cấp thiết bị máy móc, vật tư, nhân công cụ thể cho từng ngày. Đồng thời, trở thành cơ sở để lập kế hoạch đầu tư, để ngân hàng đầu tư cấp phát vốn vay, để chủ đầu tư và nhà thầu lập kế hoạch cho chính mình cũng như để tính toán các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật trong việc so sánh lựa chọn các phương án thiết kế xây dựng, phát huy cao độ tinh thần trách nhiệm của cán bộ quản lý và kỹ thuật, nâng cao năng suất lao động, đảm bảo chất lượng công trình, an toàn lao động và giá thành. II. Mục tiêu đề tài ⮚ Mục tiêu: - Đưa lý thuyết đã học được trên lớp áp dụng thực tế vào công trình. - Nắm được kiến thức cơ bản để lập kế hoạch sản xuất và tổng mặt bằng phục vụ cho công tác thi công công trình Midori Park the Glory - Lập được biện pháp kỹ thuật, tổ chức và kế hoạch tiến độ thi công cho công trình, lập được kế hoạch cung ứng vật tư, nhân lực và thiết bị phục vụ cho công tác thi công đảm bảo đúng tiến độ sớm nhất cũng chi phí thấp nhất và chất lượng cao nhất. - Tính toán thiết kế và bố trí được tổng thể mặt bằng thi công công trình đúng thực tế, đảm bảo các quy định chung. III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Công trình Chung cư MIDORI PARK THE GLORY (H9BC – Condominium) - Phạm vi nghiên cứu: Thiết kế tổ chức thi công và lập kế hoạch tác nghiệp công trình Midori Park the Glory. Từ đó, đánh giá, tìm hiểu nguyên nhân, đưa ra biện pháp hợp lý để tiết kiệm vật liệu, lao động, công suất thiết bị, giảm thời gian xây dựng và hợp lý về mặt giá thành. VÕ THỊ ÁNH TUYẾT Trang 10
  13. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. TRẦN PHÚ LỘC IV. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu là kết hợp nghiên cứu lý thuyết liên quan về công tác Thiết kế tổ chức thi công và lập dự toán thi công cho công trình, các thông tư, nghị định hiện hành nhất, tham khảo các tài liệu có liên quan đến nội dung đề tài kết hợp với bản vẽ thiết kế của công trình. V. Kết cấu của luận văn ⮚ Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, bài luận văn có cấu trúc gồm 3 chương: - Chương I: Cơ sở lý luận về thiết kế tổ chức thi công và lập kế hoạch tác nghiệp công trình xây dựng - Chương II: Giới thiệu về công ty và dự án công trình - Chương III: Thiết kế tổ chức thi công và lập kế hoạch tác nghiệp công trình xây dựng. VÕ THỊ ÁNH TUYẾT Trang 11
  14. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. TRẦN PHÚ LỘC PHẦN 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THIẾT KẾ TỔ CHỨC THI CÔNG VÀ LẬP KẾ HOẠCH TÁC NGHIỆP CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG I.CƠ SỞ VÀ NGUYÊN TẮC LẬP THIẾT KẾ TỔ CHỨC THI CÔNG. 1. Khái niệm cơ bản “Theo TCVN 4252:2012 Quy trình lập thiết kế tổ chức xây dựng và tổ chức thi công: Thiết kế tổ chức thi công (TKTCTC) là thiết kế nhằm xác định cụ thể biện pháp thi công sẽ áp dụng khi xây dựng công trình. Biện pháp thi công gồm hai phần: biện pháp tổ chức và công nghệ áp dụng. Công nghệ thi công bao gồm máy móc thiết bị sử dụng, biện pháp kỹ thuật áp dụng đảm bảo an toàn, chất lượng và tiến độ. Biện pháp tổ chức là cách bố trí lực lượng sản xuất (người, máy móc) thời gian hoạt động, hình thức tổ chức sản xuất, cách thức quản lý sao cho giảm khối lượng lao động, rút ngắn thời gian thi công, giảm chi phí một cách hợp lý. Đơn vị lập TKTCTC: do tổ chức nhận thầu xây lắp chính thực hiện. Đối với những hạng mục công trình lớn và phức tạp hoặc thi công ở địa hình đặc biệt phức tạp, nếu tổ chức nhận thầu xây lắp chính không thể lập được TKTCTC thì có thể ký hợp đồng với tổ chức tư vấn thiết kế làm cả phần TKTCTC cho các công việc hoặc hạng mục công trình đó”. 2. Phân loại thiết kế tổ chức thi công “TKTCTC được chia thành 2 loại: thiết kế tổ chức thi công tổng thể và thiết kế tổ VÕ THỊ ÁNH TUYẾT Trang 12
  15. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. TRẦN PHÚ LỘC chức thi công chi tiết. Thiết kế tổ chức thi công tổng thể: Nó là một bộ phận của hồ sơ thiết kế nhằm đảm bảo tính hiện thực của phương án thiết kế kỹ thuật, là cơ sở để làm các công tác chuẩn bị cho xây dựng công trình (như chuẩn bị mặt bằng, tổ chức đấu thầu...), làm cơ sở để triển khai các hạng mục chi tiết. Thiết kế tổ chức thi công chi tiết: là thiết kế tổ chức do đơn vị thi công lập khi làm hồ sơ dự thầu và trước khi thi công công trình, nhằm hướng dẫn đơn vị thi công tiến hành thi công công trình, nó được cụ thể hóa, chi tiết hóa phương án tổ chức thi công chỉ đạo và trên cơ sở năng lực của đơn vị thi công.”1 3. Mục đích của thiết kế tổ chức thi công - “Xác định được giới hạn thời gian tổ chức Xây dựng toàn bộ công trình. - Thời hạn hoàn thành được các hạng mục chi tiết chung và riêng. - Bảo đảm năng suất lao động của tất cả các đơn vị tham gia xây lắp. - Bảo đảm chất lượng cao cho công trình. Đạt hiệu qua kinh tế cao. - Xác định được phương pháp tổ chức thi công chung toàn bộ công trình hay công trình đơn vị, thi công bán cơ giới hay, cơ giới toàn bộ... - Xác định được các loại vật tư chính cung cung cấp cho công trình. - Xác định những yêu cầu về cán bộ thi công và nguồn nhân lực thi côngcông. - Xác định được khối lượng trình tự hoàn thành các công tác chuẩn bị trong thời kỳ thi công công trình. - Giám sát được quá trình thi công của đơn vị xây lắp đảm bảo được an toàn, chất lượng, đúng tiến độ, chi phí hợp lý.”2 1 Giáo trình Tổ chức thi công trong xây dựng giao thông (2008), NXB Xây dựng Hà Nội, Đỗ Văn Quế, tr.10 2 Kế hoạch và tổ chức thi công các công trình xây dựng cơ bản (2007), Ngô Văn Dũng, tr.6 VÕ THỊ ÁNH TUYẾT Trang 13
  16. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. TRẦN PHÚ LỘC 4. Nội dung của thiết kế tổ chức thi công 4.1. Nội dung của thiết kế tổ chức thi công tổng thể “Nội dung của thiết kế tổ chức thi công tổng thể được chia thành 4 phần: ⮚ Phần 1: Thuyết minh chung - Điều kiện tự nhiên xã hội khu vực thi công như địa hình, khí hậu, khảo sát khu khu vực xung quanh. - Thời hạn thời công từng hạng mục, cũng như toàn bộ công trình. - Cơ sở và các chỉ tiêu lựa chọn phương án thi công công trình chính ⮚ Phần 2: Khối lượng công tác - Liệt kê khối lượng công tác chuẩn bị, khối lượng công tác xây lắp. - Xác định nhu cầu lao động cho thi công theo quý, năm - Xác định nhu cầu vật tư thi công. - Xác định nhu cầu máy móc thiết bị thi công và phương tiện vận chuyển theo quý, năm. ⮚ Phần 3: Tiến độ thi công - Tiến cho khái quát cho từng hạng mục công trình chính. - Tiến độ chung cho các hạng mục công trình phụ ở từng khu vực. - Tiến độ chung cho những công tác chuẩn bị chủ yếu. ⮚ Phần 4: Tổng bình đồ thi công thể hiện trên bình đồ tổng thể những nội dung - Vị trí những hạng mục công trình chính - Phân chia các khu vực - Vị trí các kho bãi vật liệu, cấu kiện các xưởng, trạm xe máy…”3 3 Giáo trình Tổ chức thi công trong xây dựng giao thông (2015), Sdd, tr.10-11. VÕ THỊ ÁNH TUYẾT Trang 14
  17. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. TRẦN PHÚ LỘC 4.2. Nội dung của thiết kế tổ chức thi công chi tiết “Nội dung của thiết kế tổ chức thi công chi tiết được chia thành 4 phần ⮚ Phần 1: Thuyết minh chung - Đặc điểm của công trình, hạng mục công trình. - Thời hạn thi công tổng thể và từng hạng chi tiết mục công trình. - Tổ chức tổ đội thi công và các tổ chức đội. - Biện pháp kỹ thuật thi công cho từng hạng mục công trình và luận cứ lựa chọn các giải pháp kỹ thuật đó. ⮚ Phần 2: Khối lượng công tác - Phân khai khối lượng thi công cho từng tháng và từng kỳ (10 ngày). - Số công nhân chuyên nghiệp yêu cầu. - Khối lượng vật liệu, cấu kiện điều phối đến tận các địa điểm thi công theo tiến độ. - Số lượng phương tiện vận chuyển của từng địa điểm thi công. ⮚ Phần 3: Tiến độ thi công - Tiến độ cho từng quá trình thi công, từng hạng mục, từng công việc - Tiến độ cho từng loại công tác chuẩn bị cho thi công ⮚ Phần 4: Tổng bình đồ thi công - Mặt bằng thi công công trình và từng hạng mục công trình - Bình đồ trắc dọc, trắc ngang, các mặt cắt điển hình - Mặt bằng bố trí các kho, bãi, xưởng gia công, nhà tạm... - Bố trí các thiết bị, cơ giới - Mạng lưới điện, nước, thông tin liên lạc.”4 4 Giáo trình Tổ chức thi công trong xây dựng giao thông (2015), Sdd, tr.11. VÕ THỊ ÁNH TUYẾT Trang 15
  18. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. TRẦN PHÚ LỘC 5. Căn cứ và các bước lập thiết kế tổ chức thi công 5.1. Căn cứ lập thiết kế tổ chức thi công - “Hồ sơ thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công có kèm theo các biểu phân khai khối lượng công trình. - Các định mức kinh tế kỹ thuật như định mức tiêu hao vật liệu, định mức lao động, định mức sử dụng xe máy thi công, các loại đơn giá như đơn giá vật liệu, đơn giá tiền lương và giá ca máy. - Các yêu cầu về thời hạn thi công các hạng mục công trình chính và các hạng mục công trình phụ trợ cũng như toàn bộ công trình”5 5.2. Trình tự các bước lập thiết kế tổ chức thi công ⮚ “Bước 1: Công tác chuẩn bị cho lập TKTCTC - Nghiên cứu hồ sơ thiết kế kỹ thuật . - Nghiên cứu các điều kiện tự nhiên, khí hậu, thủy văn tìm ra phương án tổ chức thi công phù hợp. - Nghiên cứu khả năng cung cấp và nguồn lực cho thi công như lao động vật tư, thiết bị xe máy, nguồn năng lượng... từ đó để đưa ra biện pháp tổ chức hợp lý. ⮚ Bước 2: Lựa chọn biện pháp tổ chức thi công, nội dung cụ thể như sau: - Toàn bộ công trình được phân chia ra các hạng mục công trình, các hạng mục công việc theo trình tự tiến hành từ bước chuẩn bị cho đến khi hoàn thành công trình cũng có thể chia công trình ra thành các phân đoạn thi công. - Lưa chọn các biện pháp tổ chức thi công phù hợp với yêu cầu kỹ thuật thi công của từng hạng mục công trình.. ⮚ Bước 3: Xác định khối lượng công tác 5 Giáo trình Tổ chức thi công trong xây dựng giao thông (2015), Sdd, tr.12. VÕ THỊ ÁNH TUYẾT Trang 16
  19. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. TRẦN PHÚ LỘC Căn cứ vào hồ sơ thiết kế kỹ thuật, bản vẽ thi công xác định khối lượng công tác với từng công việc, từng hạng mục công trình và toàn bộ công trình. ⮚ Bước 4: Xác định hao phí cần thiết cho thi công Căn cứ vào khối lượng công tác, biện pháp tổ chức thi công, lựa chọn các định mức lao động, xe máy, vật liệu thích hợp để xác định ra nhu cầu về vật liệu, lao động, thiết bị xe mấy cần thiết. ⮚ Bước 5: Tổ chức lực lượng thi công và xác định thời gian thi công - Căn cứ vào yêu cầu kỹ thuật, mặt bằng thi công (diện thi công), khả năng huy động lao động và xe máy thi công để tổ chức lực lượng thi công từng công việc, hạng mục công trình. - Ngược lại do yêu cầu cần phải đảm bảo tiến độ thi công thì từ nhu cầu về hao phí lao động và xe máy thi công, với thời gian không chế ta xác định ra lực lượng lao động (xe máy) cần thiết để thi công. ⮚ Bước 6: Xác định tiến độ thi công - Tiến độ thi công toàn bộ công trình được hình thành trên cơ sở sắp xếp thời gian thực hiện các quá trình thi công với những yêu cầu: - Trình tự công nghệ thi công hợp lý. - Phân bố điều hoà lực lượng lao động, thiết bị máy móc, vật liệu... - Thời gian hoàn thành từng quá trình cũng như toàn bộ công trình là sớm nhất với giá thành thấp nhất - Từ tiến độ thi công đã được xác định làm căn cứ lên các kế hoạch thi công. ⮚ Bước 7: Xét chọn phương án TKTCTC - Để lựa chọn phương án trước tiên cần tính toán các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật - xã hỏi cần thiết của từng phương án - Tùy mục đích xây dựng công trình để chọn chỉ tiêu so sánh lựa chọn phương án tố chức thi công. VÕ THỊ ÁNH TUYẾT Trang 17
  20. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. TRẦN PHÚ LỘC ⮚ Bước 8: Xác định các biện pháp tổ chức thực hiện - Xác định những nhu cầu cần thiết và các biện pháp tổ chức thực hiện như cung ứng vật tư, thiết bị, xe máy, lao động… - Biện pháp tổ chức quản lý sản xuất, điều độ thi công - Biện pháp giám sát kỹ thuật và kiểm tra chất lượng sản phẩm xây dựng - Biện pháp an toàn lao động.”6 6. Nguyên tắc khi lập thiết kế tổ chức thi công - Áp dụng các tiêu chuẩn, hình thức, phương pháp tiên tiến khi triển khai thực hiện. - Bảo đảm thực hiện tiến độ xây lắp và đưa vào vận hành sử dụng đúng thời hạn và đạt được năng suất thiết kế. - Sử dụng các công nghệ tiên tiến để đảm bảo chất lượng công trình khi đưa vào sử dụng. - Cung ứng kịp thời các yêu cầu về nguồn nhân lực, vật liệu, nguyên liệu cho từng hạn mục đặc biệt lưu ý cung ứng tại địa phương. - Sắp xếp các công tác hợp lý, ưu tiên công tác giai đoạn chuẩn bị để các công tác chính sau được triển khai thuận lợi và đạt hiệu quả. - Sử dụng triệt để các nguồn điện được phép sử dụng đem lại hiệu quả tốt nhất cho đơn vị thi công. - Có kế hoạch cũng như tận dụng các công trình được xây dựng trước sẵn có để làm nhà tạm, công trình phụ để phục vụ cho sinh hoạt cũng như thi công để giảm chi phí trong quá trình thi công. - Áp dụng các biện pháp về an toàn lao động để đảm bảo trong quá trình thi công không xảy ra các tai nạn, vệ sinh xây dựng, đảm bảo an toàn. 6 Giáo trình Tổ chức thi công trong xây dựng giao thông (2015), Sdd, tr.12. VÕ THỊ ÁNH TUYẾT Trang 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0