Luận văn tốt nghiệp “Nhật Bản - Thị trường tiềm năng cho thủ công mỹ nghệ Việt Nam”
lượt xem 169
download
Việt Nam trở thành một trong những nước thành công nhất trong công tác giảm nghèo. Từ giữa những năm 80 đến cuối những năm 90, tỷ lệ phần trăm những người nghèo đã giảm từ 70% xuống khoảng 1/3. Theo nghiên cứu đáng tin cậy về tình trạng nghèo đói thì “hầu như không một nước nào khác trên thế giới giảm nghèo nhanh bằng trong một thời gian ngắn như vậy” (Ngoại trừ Trung Quốc và Indonesia trong những năm 80) (Báo cáo phát triển Việt Nam 2000, "Attacking poverty" 1999)...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn tốt nghiệp “Nhật Bản - Thị trường tiềm năng cho thủ công mỹ nghệ Việt Nam”
- LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Nhật Bản - Thị trường tiềm năng cho thủ công mỹ nghệ Việt Nam
- Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Anh Thư LỜI MỞ ĐẦU ------ 1. Sự cần thiết của đề tài Việt Nam trở thành một trong những nước thành công nhất trong công tác giảm nghèo. Từ giữa những năm 80 đến cuối những năm 90, tỷ lệ phần trăm những người nghèo đã giảm từ 70% xuống khoảng 1/3. Theo nghiên cứu đáng tin cậy về tình trạng nghèo đói thì “hầu như không một nước nào khác trên thế giới giảm nghèo nhanh bằng trong một thời gian ngắn như vậy” (Ngoại trừ Trung Quốc và Indonesia trong những năm 80) (Báo cáo phát triển Việt Nam 2000, "Attacking poverty" 1999) Một trong những yếu tố thường được nói đến cho sự thành công xuất khẩu của Việt Nam của những năm đầu của thập kỷ 90 là nỗ lực mạnh mẽ của chính phủ trong chuyển dịch chính sách kinh tế từ việc thay thế nhập khẩu sang hướng vào xuất khẩu, tự do hóa kinh tế và đi theo nền kinh tế thị trường. Bên cạnh những thay đổi quan trọng trong chính sách kinh tế là việc chính phủ Việt Nam đã áp dụng cách tiếp cận có hệ thống và năng động đối với phát triển xuất khẩu với một phác thảo lâu dài, thể hiện trong việc liên tục thay đổi chính sách cho phù hợp trên cơ sở những kinh nghiệm và nghiên cứu có được. Hàng thủ công mỹ nghệ là một trong 10 mặt hàng xuất khẩu chủ lực của đất nước (năm 2000, hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam đứng thứ tám về kim ngạch xuất khẩu, đạt 235 triệu USD) đã trải qua nhiều thăng trầm, hiện đang chuẩn bị bước vào giai đoạn mới với chỉ tiêu đạt 1 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu năm 2005. Là những sản phẩm của ngành nghề thủ công truyền thống, mang đậm nét của một nền văn hoá dân tộc, có những dấu ấn 1
- Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Anh Thư lịch sử, nên hàng thủ công mỹ nghệ không chỉ là những vật phẩm đáp ứng nhu cầu sử dụng trong cuộc sống hàng ngày mà còn là những văn hoá phẩm phục vụ đời sống tinh thần, đáp ứng nhu cầu thưởng thức những tinh hoa văn hoá của dân tộc. Vì vậy, hàng thủ công mỹ nghệ vừa có nhu cầu ngày càng tăng ở trong nước, vừa có nhu cầu cao trên thị trường quốc tế theo sự phát triển giao lưu văn hoá giữa các nước, các dân tộc trên thế giới. Quan tâm phát triển các ngành nghề này, mở rộng tiêu thụ các sản phẩm được làm ra trên thị trường trong và ngoài nước, đẩy mạnh xuất khẩu, làm sống động những ngành nghề truyền thống là thiết thực bảo tồn và phát triển một trong những di sản văn hoá quý giá của dân tộc Việt Nam. Phát triển sản xuất và xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ có tác dụng lớn trong việc tạo việc làm và tăng thu nhập chính đáng cho lao động trong nước; góp phần xoá đói giảm nghèo, giải quyết vấn đề nhàn cư, nhất là trong tầng lớp trẻ; có tác dụng tích cực đẩy lùi các hiện tượng tiêu cực, các tệ nạn xã hội góp phần bảo đảm trật tự an ninh xã hội, nhất là trong điều kiện hiện nay tỉ lệ thất nghiệp còn cao thì ý nghĩa chính trị xã hội của vấn đề nêu trên càng lớn. Bên cạnh đó, phát triển và xuất khẩu thủ công mỹ nghệ còn tạo cơ hội sử dụng và đào tạo các nghệ nhân, thợ giỏi có tay nghề và kỹ xảo truyền thống góp phần bảo tồn, phát triển và truyền lại cho đời sau vốn quý nghề nghiệp này của dân tộc. 2. Mục đích nghiên cứu Quan hệ kinh tế thương mại giữa Việt Nam và Nhật Bản ngày càng phát triển. Đó là do nền kinh tế thị trường của Việt Nam ngày càng phát triển, môi trường kinh tế ngày càng được cải thiện và mối quan tâm của các 2
- Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Anh Thư doanh nghiệp Nhật Bản đối với Việt Nam - một bạn hàng lớn nhiều tiềm năng ở châu Á ngày càng cao. Kim ngạch xuất khẩu Việt Nam sang Nhật Bản năm 1999 tăng 20% so với năm trước, đạt 1,8 tỷ USD. Những sản phẩm xuất khẩu chính là dệt may, hải sản, đồ gỗ, giày dép, thủ công mỹ nghệ ... Nhật Bản với dân số hơn 120 triệu người và là nước có thu nhập bình quân đầu người cao, vì vậy được xem là thị trường có sức hấp dẫp lớn. Nhật Bản nhập khẩu nhiều loại hàng hóa từ nhiều nước trên thế giới và đã trỏ thành một trong những nước nhập khẩu lớn nhất trên thế giới. Đồng thời Nhật Bản cũng là thị trường đòi hỏi chất lượng, mẫu mã và thời hạn giao hàng khắt khe nhất. Xuất phát từ tình hình thực tế trên, qua tìm hiểu nghiên cứu xét thấy Nhật Bản đang là thị trường đầy tiềm năng, hứa hẹn đối với mặt hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu của Việt Nam, cộng với những năm trau dồi kiến thức và lý luận trong trường Đại học Ngoại thương, đồng thời được sự giúp đỡ và hướng dẫn nhiệt tình của Thầy giáo Tiến sĩ Nguyễn Đức Dỵ, em xin chọn đề tài: “Nhật Bản - Thị trường tiềm năng cho thủ công mỹ nghệ Việt Nam” làm khoá luận tốt nghiệp của mình. Thông qua tình hình thực tế xuất khẩu thủ công mỹ nghệ vào Nhật Bản, thấy rõ những thuận lợi và khó khăn đối với thị trường Nhật trong những năm gần đây, em xin đưa ra một số giải pháp nhằm thúc đẩy việc xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ sang Nhật Bản. 3. Phương pháp nghiên cứu Trong đề tài này, phương pháp nghiên cứu là sự kết hợp giữa phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn, thống kê, so sánh, phân tích và tổng hợp dự báo, từ đó đưa ra những 3
- Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Anh Thư giải pháp tối ưu đối với việc đẩy mạnh xuất khẩu thủ công mỹ nghệ của Việt Nam vào thị trường Nhật Bản. 4. Nội dung nghiên cứu Ngoài lời mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, khoá luận tốt nghiệp bao gồm 3 chương: Chương I: Tổng quan về hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam Chương II: Tình hình xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam sang thị trường Nhật Bản: Thực trạng và triển vọng. Chương III: Một số giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam sang thị trường Nhật Bản Do thời gian chuẩn bị có hạn, kinh nghiệm thực tế và lý luận còn hạn hẹp nên bài viết này không tránh khỏi những sai sót. Em hy vọng rằng, trong tương lai em sẽ có cơ hội tìm hiểu, nghiên cứu những vấn đề có liên quan đến đề tài nói trên. Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài , em đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của giáo viên hướng dẫn - Tiến sĩ Nguyễn Đức Dỵ - và các cô chú công tác tại Vụ xuất nhập khẩu thuộc Bộ thương mại, Trung tâm nghiên cứu Nhật Bản và Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam, Văn phòng đại diện JETRO tại Hà Nội đã cung cấp cho em nhiều tài liệu cập nhật trong qua trình nghiên cứu, nhờ đó em có thể hoàn thành tốt đề tài nghiên cứu này. Em xin chân thành đặc biệt cảm ơn. 4
- Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Anh Thư CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ CỦA VIỆT NAM --------------------------------------- I/ GIỚI THIỆU HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ VIỆT NAM 1. Vài nét về ngành thủ công mỹ nghệ truyền thống của Việt Nam Mặt hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam đã có từ rất lâu, nó gắn liền với đời sống văn hoá - xã hội của người dân Việt Nam. Nó đã đi vào những câu ca dao, bài thơ ... hình thành nên những nét văn hoá mang đậm bản sắc dân tộc. Lịch sử phát triển ngành thủ công mỹ nghệ Việt Nam với nghề gốm Bát Tràng xuất hiện từ thế kỷ thứ XV, nghề sản xuất giấy dó của làng Bưởi có từ đầu thế kỷ XVI, nghề dệt vải tơ tằm và đồ gỗ mỹ nghệ có từ cuối thế kỷ XVII ... Các mặt hàng thủ công mỹ nghệ của ta đã sớm có mặt trên thị trường thế giới và rất được nước ngoài ưa chuộng. Ngay từ thời kỳ thế kỷ thứ XI đến XVIII, qua các cảng Vân Đồn, Vạn Ninh, Phố Hiến, Thuận An, Hội An ... các sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam như đồ gốm, đồ gỗ, mây tre, giấy dó, tơ lụa, đồ bạc, ngà sừng đã vượt hàng vạn dặm đại dương đến với người tiêu dùng bên kia bán cầu. 5
- Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Anh Thư Cùng với sự phát triển của xã hội, nhu cầu của con người ngày càng tăng và nhu cầu ấy không chỉ dừng lại ở tiêu thức ăn no mặc ấm nữa mà còn được đánh giá trên những đồ dùng với tính mỹ thuật cao và độc đáo trong mỗi gia đình. Thông thường, tính văn hoá và độc đáo của mỗi dân tộc đều được thể hiện trên các sản phẩm mỹ nghệ của mỗi dân tộc đó. Một sản phẩm ra đời ngoài việc đáp ứng nhu cầu sử dụng còn phải thể hiện tính nhân văn và văn hoá nghệ thuật của con người. Những người thợ thủ công với đôi bàn tay khéo léo, không chỉ đem đến vải dệt, khăn xếp, nón, cói đan, đồ sành sứ thuỷ tinh ... phục vụ cuộc sống hàng ngày của chúng ta mà còn tạo ra nhiều mặt hàng thủ công mỹ nghệ có tính thẩm mỹ cao như hàng mây tre đan, thêu ren, thảm dệt tay, hàng gốm sứ, hàng gỗ mỹ nghệ, sơn mài ... đa dạng trong màu sắc, tinh tế trong kiểu dáng. Cho đến nay, con số làng nghề truyền thống ở nước ta đã lên đến hơn 1.400 với hàng trăm ngành nghề khác nhau trong đó các làng nghề sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ chiếm hơn 80% và trong tương lai, chắc chắn rằng con số ấy sẽ còn tăng lên nữa do nhu cầu ngày một cao của thị trường trong và ngoài nước. 1.1. Tiềm năng và thuận lợi của ngành thủ công mỹ nghệ Dưới ánh sáng Nghị quyết TW khóa VII năm 1993, trong một Hội thảo quốc tế do UNIDO của Liên Hợp Quốc phối hợp với Bộ Công nghiệp tổ chức tại Hà Nội với chủ đề “Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống Việt Nam” đã có phân tích: “Làng nghề truyền thống Việt Nam có nhiều lợi thế để phát triển. Nó gắn bó với nông thôn, sử dụng nguyên liệu tại chỗ, lao động đông đảo, cần cù, sáng tạo, đầu tư nhỏ nhưng hiệu quả kinh tế xã hội lại cao. Là một mảng lớn của công nghiệp nông thôn, nó góp phần chuyển dịch cơ cấu nông thôn, phá vỡ thế thuần nông, tăng thu nhập của đông đảo dân cư. Những lợi thế này cần được khai thác triệt để, phát triển mạnh, góp phần cùng toàn ngành công nghiệp tạo ra mức tăng trưởng bình quân 15% 6
- Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Anh Thư vào năm 2000. Sẽ đến ngày, các sản phẩm thủ công mỹ nghệ truyền thống được nâng niu hơn, trân trọng hơn. Nó sẽ đi vào cuộc sống mỗi người ở trình độ văn hóa cao hơn và mức sống khá hơn”. Nguồn nguyên vật liệu, phụ liệu để sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ. Là một nước có khí hậu nhiệt đới ẩm, Việt Nam có một nguồn nguyên vật liệu khá dồi dào có khả năng đáp ứng tới 95 - 97% nhu cầu sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Hàng thủ công mỹ nghệ được sản xuất chủ yếu bằng nguồn nguyên liệu sẵn có trong nước. Ở nước ta hầu như ở địa phương nào cũng có nguồn nguyên liệu để sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ. Các cơ sở sản xuất thường được bố trí ở nơi gần nguồn nguyên liệu nên chi phí vận chuyển nói chung không lớn. Nhu cầu nguyên phụ liệu nhập khẩu để sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ chiếm tỷ lệ rất nhỏ, thường chỉ từ 3% đến 5%. Đây là thuận lợi lớn để hạ giá thành sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh của hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam trên thị trường thế giới. Do đó, tuy kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ chưa lớn, nhưng tỉ lệ ngoại tệ thực thu cao hơn nhiều so với các loại hàng xuất khẩu khác. Đây thực sự là một tiềm năng lớn, một thuận lợi cơ bản và cũng là thế mạnh của Việt Nam trong việc tổ chức sản xuất và xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ. Tuy nhiên, theo đánh giá của Bộ Thương mại, đồ gỗ gia dụng đang có xu hướng phát triển mạnh và nếu đạt quy mô lớn thì nguồn nguyên liệu gỗ nhập khẩu sẽ chiếm tỷ trọng không nhỏ, thậm chí sẽ là nguồn chủ yếu. Nguồn nhân lực, với dân số khoảng 80 triệu người trong đó gần 80% hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, Việt Nam thực sự có một nguồn lao động dồi dào với đội ngũ nghệ nhân thợ giỏi, tay nghề cao. Đây vừa là tiềm năng vừa là thuận lợi để phát triển sản xuất, đẩy mạnh xuất khẩu. Rất tiếc do nhiều nguyên nhân khác nhau cho đến nay Việt Nam mới chỉ khai thác 7
- Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Anh Thư được một phần rất nhỏ nguồn lực quí báu này. Mặt khác, sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ thu hút được nhiều lao động, trong đó có số lượng lao động đáng kể là nông nhàn, tạo việc làm và tăng thu nhập góp phần xoá đói giảm nghèo trong dân cư có ý nghĩa rất lớn về chính trị kinh tế xã hội. Vị trí địa lý, như chúng ta đã biết, so với các sản phẩm công nghiệp với hàm lượng công nghệ lớn, mặt hàng thủ công mỹ nghệ thường có giá trị không cao và thường cồng kềnh trong chuyên chở. Do có vị trí địa lý gần với Việt Nam, cùng nằm trong khu vực châu Á, Nhật Bản thuận lợi trong việc giảm chi phí vận chuyển dẫn đến giảm giá thành sản phẩm khi xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ của một quốc gia. Với chiều dài hơn 3.000 km đường biển, với hệ thống giao thông đường bộ, đường sông và xe lửa đã được sửa chữa và nâng cấp trong gần một thập kỷ qua, có thể nói Việt Nam hội đủ các điều kiện thuận lợi về mặt địa lý với chi phí vận chuyển khá thấp để phát triển ngành thủ công mỹ nghệ phục vụ nhu cầu trong và ngoài nước. Nhu cầu tiêu dùng, số liệu thống kê trong những năm qua cho thấy, nhu cầu thị trường trong nước và thế giới về hàng thủ công mỹ nghệ ngày càng tăng lên theo mức sống của người dân. Đời sống tăng lên hoạt động du lịch cũng tăng lên gấp bội mà hàng thủ công mỹ nghệ là một trong những ngành hàng có nhu cầu lớn phục vụ khách du lịch trong nước và quốc tế. Xét trên ý nghĩa đó, theo đà mở rộng giao lưu kinh tế - thương mại, văn hoá - du lịch giữa các nước trên thế giới hiện nay, những quốc gia phát triển hàng năm nhập khẩu tới hàng tỉ USD các loại hàng thủ công mỹ nghệ. Mặc dù hàng thủ công mỹ nghệ không phải là nhu yếu phẩm trong đời sống hàng ngày của cư dân nhưng lại đáp ứng được nhu cầu sử dụng nào đó trong đời sống xã hội, nhu cầu trang trí và thưởng thức những tinh 8
- Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Anh Thư hoa văn hoá của dân tộc. Đó là tiềm năng và thuận lợi của thị trường cần được quan tâm để khai thác. Chi phí đầu tư sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ thấp, do vậy có điều kiện phát triển khắp nơi. Hiện nay sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ được thực hiện trong từng hộ gia đình cho nên sử dụng được diện tích ở làm nơi sản xuất. Vì vậy chi phí để xây dựng nhà xưởng không nhiều. Hầu hết các ngành nghề thủ công nông thôn sử dụng các loại công cụ thủ công truyền thống hoặc cải tiến một phần với chi phí chỉ vài triệu đến vài chục triệu đồng là có thể sản xuất. Chính sách quốc gia, trong những năm gần đây, lĩnh vực sản xuất và xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ đã được Chính phủ đặc biệt quan tâm và đã có nhiều chính sách, biện pháp khuyến khích và hỗ trợ cho hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ như miễn giảm thuế xuất khẩu, hỗ trợ duy trì và tồn tại làng nghề ... Theo ông Mai Văn Dâu, thứ trưởng Bộ Thương mại, mặc dù ngành thủ công mỹ nghệ có được năm thuận lợi và tiềm năng kể trên, tuy nhiên để phát triển được thuận lợi, biến tiềm năng sẵn có thành ngoại tệ thu về, ngành thủ công mỹ nghệ còn rất nhiều việc phải làm. 1.2. Những khó khăn và yếu kém của ngành thủ công mỹ nghệ Việt Nam Đến nay, tuy sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam đã có mặt ở gần 140 quốc gia nhưng vẫn chỉ chiếm từ 3 đến 4% thị phần hàng thủ công mỹ nghệ toàn thế giới. Sản phẩm Việt Nam lại bị cạnh tranh gay gắt bởi sản phẩm Trung Quốc và Thái Lan, nhất là về giá cả, sản phẩm Việt Nam luôn cao hơn từ 10 đến 20%. Theo các doanh nhân sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, sở dĩ sản phẩm của họ có giá thành luôn thấp hơn là do các làng nghề 9
- Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Anh Thư được tập trung lại từng vùng, được Chính phủ hỗ trợ giá thuê đất, giá thuê nhà xưởng, được ưu đãi và hỗ trợ vốn đầu tư trang thiết bị, giá nhân công rẻ hơn Việt Nam. Mức lương cho một công nhân lao động trong làng nghề Trung Quốc là 35 ngàn đồng/ngày thì ở Việt Nam là 50 ngàn đồng/ngày.Do sản xuất hàng loạt nên họ đủ khả năng cung ứng được những hợp đồng lớn, đảm bảo thời gian giao hàng, đồng thời giảm được phí vận chuyển. Sản xuất tập trung nên các làng nghề của họ thường trở thành địa điểm tham quan của khách du lịch nước ngoài, từ đó sản phẩm có cơ hội tiêu thụ, như ở vùng Quế Lâm, Trung Quốc. Trong khi đó ở Việt Nam, các làng nghề, các cơ sỏ sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ thường hoạt động tự phát và phân tán, thiếu trang thiết bị, thiếu thông tin thị trường. Muốn phát huy sản xuất hoặc có đơn đặt hàng lại thiếu vốn vì không vay được từ các nguồn tín dụng hay ngân hàng do không có đất đai, nhà xưởng thế chấp theo quy định. Hiện cả nước có đến 85% hộ cá thể và 68% cơ sở sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ không đủ điều kiện để tiếp cận với các nguồn vốn vay. Nhiều chi phí làm đội giá thành sản phẩm như mua nguyên vật liệu nhỏ lẻ không hóa đơn đầu vào, chi phí cho mặt bằng, cho bảo hiểm, cho công đoàn... Bên cạnh đó thị trường thủ công mỹ nghệ nước ngoài luôn biến động và thay đổi thị hiếu. Mành trúc xuất sang Mỹ (sử dụng lâu ngày) khác xuất sang Pháp (sử dụng một mùa). Điều kiện kỹ thuật đòi hỏi ngày càng khắt khe. Sản phẩm mây tre lá, gáo dừa... xuất sang Nhật đảm bảo đúng độ bóng theo yêu cầu, chính xác tiêu chuẩn kích thước theo đơn đặt hàng. Mành trúc xuất sang Mỹ đòi hỏi sơn phải an toàn, không độc hại, không pha chì, kẽm, sử dụng trong sản phẩm phải đảm bảo không gỉ sét... Trong khi đó, cũng vì thiếu vốn, các doanh nhân Việt Nam khó cập nhật được những thông tin quan trọng liên quan đến sản phẩm nên thường thua thiệt trong cạnh tranh. 10
- Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Anh Thư Bên cạnh đó, những kỹ thuật, công nghệ áp dụng trong ngành nghề truyền thống hiện nay vẫn rất lạc hậu làm cho năng suất thấp, chất lượng sản phẩm chưa cao, mẫu mã hàng hóa còn đơn điệu chưa phù hợp thị hiếu người tiêu dùng, sức cạnh tranh kém. Do nguồn vốn bị hạn chế, cộng với tam lý làm ăn nhỏ nên rất nhiều làng nghề vẫn bằng lòng với sản phẩm mình làm ra, không tích cực đầu tư đổi mới công nghệ, không chú trọng thay đổi mẫu mã hàng hóa. Thói quen sử dụng kỹ năng đôi bàn tay là chính, bảo thủ, trì trệ về mặt kỹ thuật, chậm cải tiến mẫu mã hình thức sản phẩm. Đồng thời cũng do kinh tế hộ gia đình là chủ yếu, khả năng quản lý và nguồn vốn đầu tư có hạn nên ít có điều kiện làm ăn lớn. Đặc biệt các sản phẩm của ngành nghề nông thôn thường khó khăn trong khâu tiêu thụ, tiếp cận thị trường vì chưa coi trọng công tác thị trường, thậm chí không có kiến thức về hàng hóa, thị trường, marketing... Hiện tại sản phẩm thủ công mỹ nghệ xuất khẩu chủ yếu qua con đường ủy thác cho các doanh nghiệp kinh doanh XNK ở Trung ương hay các thành phố lớn nên không nắm bắt được đầy đủ yêu cầu của khách hàng về mẫu mã, chất lượng, giá cả, phương thức thanh toán. Theo số liệu thống kê, toàn bộ cơ sở ngành nghề truyền thống của chúng ta ở nông thôn chỉ có hơn 20% có nhà xưởng kiên cố, hơn 86% số cơ sở sử dụng điện, trình độ cơ khí còn thấp, mới có hơn 40% công việc được thực hiện bằng máy móc nên sức người bỏ ra rất nhiều , chưa áp dụng được công nghệ mới để đẩy nhanh quá trình sản xuất, nâng cao năng suất lao động. Vì vậy hàm lượng công nghệ trên một đơn vị sản phẩm vẫn còn thấp. Có nhiều mặt hàng, do lao động thủ công nhiều nên chi phí lao động sống chiếm một tỷ trọng quá cao trong giá thành dẫn đến tình trạng sản phẩm kém sức cạnh tranh trên trường quốc tế. Chẳng hạn các làng nghề dệt chiếu ở Tiên Kiều (Thanh Hà), Thanh Kỳ (Tứ Kỳ) hay các làng nghề mây tre đan 11
- Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Anh Thư ở Hà Tây... vẫn giữ cách làm thủ công từ xa xưa không hề đầu tư cải tiến. Do vậy chất lượng hàng hóa thấp, mẫu mã chưa đẹp, khó tiêu thụ, giá thấp. Tuy nhiên do đặc điểm của sản xuất và của sản phẩm mang tính độc đáo, tinh xảo, với công nghệ cổ truyền kết hợp với kinh nghiệm và bàn tay khéo léo của người thợ đã tạo ra những sản phẩm mang tính đặc thù mà công nghệ hiện đại sản xuất hàng loạt khó thực hiện được. Nhóm này chiếm một tỷ trọng khá lớn trong sản phẩm các làng nghề như đúc đồng, chạm, khảm, sơn mài... Do vậy, chủ trương đúng đắn nhất là phải kết hợp được khoa học công nghệ tiên tiến, hiện đại với kỹ thuật cổ truyền để nâng cao năng suất chất lượng, cải tiến mẫu mã đề tài sản phẩm cho phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng Thêm vào đó, cơ sở hạ tầng ở các làng nghề hầu hết đều yếu kém, mặt bằng sản xuất chật hẹp, ô nhiễm môi trường nặng nề. Đây là vấn đề hết sức bức xúc, cần có những giải pháp nhanh chóng, toàn diện của địa phương và Nhà nước mới có thể giải quyết... Trong Hội nghị phát triển ngành nghề nông thôn vào tháng 8/2000, Thủ tướng Phan Văn Khải đã đặc biệt nhấn mạnh: “Vấn đề phát triển làng nghề nông thôn trong thời kỳ CNH - HĐH có ý nghĩa chiến lược. Cần phải tháo gỡ tất cả những gì đang cản trở sức phát triển làng nghề”. Các lực cản thì nhiều, nhưng có thể tóm tắt dưới các nhóm: Các chính sách và luật chưa đủ tạo một hành lang pháp lý cần thiết cho người sản xuất kinh doanh loại sản phẩm giầu chất trí tuệ và nghệ thuật này; Một số quy định chưa hợp lý về thuế, đánh đồng hàng thủ công mỹ nghệ với công nghệ phẩm; Chưa có chế độ trợ giá bảo hộ mậu dịch, ưu đãi tín dụng cho các làng nghề; Tự thân các làng nghề lúng túng do sức ỳ cố hữu khi đi vào cơ chế thị trường. 12
- Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Anh Thư Có thể nói, ngành thủ công mỹ nghệ đang ở trong tình trạng manh mún, tự phát và thiếu sự chỉ đạo, điều tiết của Nhà nước. Trong nhiều trường hợp, tiềm năng xuất khẩu rất lớn, nhưng do thiếu vốn, mặt bằng chật hẹp và không được hưởng các chính sách ưu đãi của Nhà nước đã dẫn đến tiềm năng vẫn chỉ là tiềm năng trong hàng chục năm. Nguyên do chính là các Nghị quyết, Quyết định của Chính phủ ban hành hãy còn ở khá xa tầm tay của các đơn vị sản xuất, các địa phương cũng chưa quan tâm đúng mức đến sản xuất và phát triển sản xuất thủ công mỹ nghệ. Để hàng thủ công mỹ nghệ khẳng định được vị thế của mình trên thị trường trong nước và thế giới thì sự hỗ trợ của Chính phủ sẽ đóng vai trò lớn trong việc phục hồi và phát triển mặt hàng thủ công mỹ nghệ và những làng nghề truyền thống. 2. Các mặt hàng thủ công mỹ nghệ chủ yếu của Việt Nam 2.1. Hàng gốm sứ mỹ nghệ, sơn mài mỹ nghệ Việt Nam có một truyền thống lâu đời về sản xuất gốm sứ, với các làng nghề truyền thống trải dài từ Bắc đến Nam. Song tập trung chủ yếu vẫn là các khu vực có nghề gốm truyền thống như Quảng Ninh, Đồng Nai, Sông Bé, Vĩnh Long .. và đặc biệt trong số đó phải kể đến làng nghề Bát Tràng với các sản phẩm nổi tiếng như tượng phật Tam Đa, lọ hoa, bình trà ... được bạn hàng nhiều nước trên thế giới ưa chuộng. Theo các thương nhân nước ngoài, chất lượng gốm sứ Việt Nam không thua kém các cường quốc sản xuất khác như Italia, Trung Quốc, Malaysia... Do trình độ điêu khắc, tạo dáng sản phẩm tuyệt vời, có khách hàng so sánh mặt hàng gốm đất đỏ của Việt Nam là “Saì Gòn Italia”. Ngoài ra với ưu điểm được làm bằng tay, chủng loại và chất liệu phong phú cho phép người mua hàng có nhiều lựa chọn từ hàng men, không men, đất đỏ... Các sản phẩm cũng đa dạng như chậu tròn, oval, vuông, chữ nhật, hình thú, đôn, hũ, bình... Điều 13
- Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Anh Thư này giúp khách hàng có một bộ sưu tập đầy đủ trong khi họ chỉ có thể mua hàng đất đỏ ở Trung Quốc, hàng men dạng tròn tại Malaysia và hàng cao cấp tại Italia. Khác với các mặt hàng thủ công mỹ nghệ khác, giá trị của mặt hàng gốm sứ không chỉ thể hiện ở các yếu tố kỹ thuật như độ trắng, thấu quang, sáng, bóng ... mà còn phụ thuộc rất nhiều vào sở thích, thị hiếu thẩm mỹ cũng như yêu cầu về thời trang và văn hoá tiêu dùng của thị truờng tiêu thụ. Theo ý kiến của Vụ xuất nhập khẩu - Bộ Thương mại : “Hàng gốm sứ của Việt Nam có sức cạnh tranh cao trên thị trường quốc tế, đặc biệt là giá cả. Song đáng tiếc là mẫu mã của chúng ta còn quá nghèo nàn và đơn điệu không đáp ứng thị hiếu của người tiêu dùng trong và ngoài nước. Thêm vào đó, những nhà sản xuất gốm sứ Việt nam vẫn phải phụ thuộc vào phụ gia men của nước ngoài nên nhiều lúc chưa chủ động trong sản xuất. Có lẽ đã đến lúc các viện nghiên cứu khoa học, các cơ sở sản xuất thử nghiệm sử dụng ngân sách Nhà nước nên tham gia giải quyết khó khăn này của những người sản xuất thủ công Việt Nam”. Do đó, ngoài yêu cầu về chất lượng, các doanh nghiệp cần đặc biệt chú ý đến việc tạo ra các sản phẩm với mẫu mã đa dạng, phong phú ... mang đậm phong cách dân tộc Việt Nam với những hoa văn độc đáo phương Đông - một trong những thủ thuật mà các nhà thủ công Trung Quốc đặc biệt khai thác để trở thành một đôí thủ cạnh tranh của mặt hàng gốm sứ Việt Nam. Theo số liệu thống kê, năm 1997 Việt Nam đã xuất được 70 triệu USD hàng gốm sứ mỹ nghệ, năm 1998 con số này giảm đi ít nhiều do thị trường xuất khẩu khó khăn, nhưng năm 1999 đã đạt mức 100 triệu USD và năm 2000 đạt trên 120 triệu USD. Hiện nay, ngành gốm sứ mỹ nghệ Việt Nam đã hình thành ba trung tâm sản xuất có qui mô tương đối lớn ở ba địa phương: Bát Tràng, Lái Thiêu và Đồng Nai với kim ngạch của một trung 14
- Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Anh Thư tâm một năm trên 20 triệu USD/năm. Với uy tín của ngành hàng gốm sứ mỹ nghệ Việt Nam ngày càng cao, trong mấy năm gần đây đã có nhiều đối tác nước ngoài đặt quan hệ hợp tác lâu dài với các cơ sở sản xuất hàng gốm sứ mỹ nghệ thủ công của Việt Nam: các hình thức hợp tác khá đa dạng từ việc gia công theo mẫu mã và nguyên liệu men nhập ngoại đến việc nhận đại lý tiêu thụ ở nước ngoài và đầu tư vốn thành lập công ty liên doanh theo luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Điều đó cho thấy, ngành gốm sứ thủ công mỹ nghệ của Việt Nam bước đầu đã có uy tín trên trường quốc tế và là đối thủ cạnh tranh với Trung Quốc vốn là quốc gia có bề dày kinh nghiệm hàng nghìn năm. Để gốm sứ thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đủ sức “đi xa” hơn nữa trên thị trường thế giới, cần tập trung khai thác triệt để công nghệ cổ truyền kết hợp các ứng dụng tiến bộ mới về kỹ thuật men, sử dụng các thiết bị hiện đại trong quá trình sản xuất. Tiến tới thay thế các lò gốm thủ công bằng các lò gas, lò điện nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và tăng tỷ lệ sản phẩm tốt từ 75% (lò thủ công) lên 95%. Đồng thời, giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm và giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường. Nghề sơn mài Việt Nam đã xuất hiện từ trước công nguyên cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, tuy phần kỹ thuật có khác. Năm 1932, nhờ một số giáo viên, sinh viên trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, nghề sơn đã được cải tiến với kỹ thuật đặc biệt, mở đường cho nghệ thuật sơn mài hiện nay. Đến nay đã trải rộng và phân bổ hầu khắp cả nước từ Bắc tới Nam trong đó, Nam Định đứng đầu về hàng sơn mài với mẫu mã, chất lượng tốt. Mặt hàng sơn mài được sản xuất từ những nguyên liệu khá phong phú có sẵn tại Việt Nam đồng thời cũng đòi hỏi phải có sự khéo léo, cẩn thận và khả năng sáng tạo cao. Hàng sơn mài bao gồm chủ yếu là tranh sơn 15
- Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Anh Thư mài, bàn nghế sơn mài, hộp đựng đồ trang sức, lọ hoa, đồ trang trí nội thất ... nói chung là các mặt hàng mang tính nghệ thuật cao dùng để trang trí. Đặc biệt khách nước ngoài rất ưa thích bát, đĩa sơn mài của ta với hoa văn giản dị, kiểu dáng lạ mắt ... Quy trình làm hàng sơn mài gồm nhiều công đoạn phức tạp có đến 15 công đoạn từ tiện gỗ, tre làm cốt đến thể hiện đề tài và sơn phủ, đánh bóng. Nguyên liệu cho mặt hàng này cũng có nhiều loại như gỗ sơn, tre, vải, dầu hoả, vỏ trai, vỏ trứng, nhựa thông, vàng, bạc lá ... Các sản phẩm sơn mài cũng đa dạng như bàn ghế, bình phong, tủ , tranh...được làm theo nhiều kiểu như đắp nổi, khắc trũng, vẽ phủ, vẽ vàng... Sau một thời gian ngưng trệ vì nhiều lý do, đến nay sản phẩm sơn mài đã bắt đầu khôi phục. Hàng sơn mài đã được xuất nhiều qua châu Âu, Bắc Mỹ, Nhật... không chỉ màu đen và marông như trước đây mà nay cải tiến nhiều màu, đáp ứng thị hiếu khách hàng 2.2 Hàng mây tre xuất khẩu, hàng thêu ren, hàng cói, ngô dừa, thảm các loại Hàng mây tre. Từ những phương tiện sinh hoạt thường nhật trong mỗi gia đình Việt nam như rổ, rá để rửa rau vo gạo, đựng hoa quả hay đôi đũa, chiếc tăm dùng trong bữa ăn hàng ngày cho đến những bộ bàn ghế, kệ trang trí sang trọng ... đều không thể thiếu vắng mặt hàng mây tre. Xa hơn, hàng thủ công mỹ nghệ còn được xuất ra nước ngoài với những vật phẩm trang trí, thời trang như túi xách, làn mây đi chợ, lẵng hoa rồi những giá, rọ dùng để đựng và trang trí trong nhà... Hàng mây tre xuất khẩu của Việt Nam ra đời nhằm thoả mãn những nhu cầu tiêu dùng của con người. Đây là những mặt hàng dễ làm, dễ đào tạo thợ, nguồn nguyên liệu sẵn có lại cộng với một đội ngũ lao động đông 16
- Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Anh Thư đảo đã góp phần tăng tỷ trọng đáng kể của hàng mây tre trong cơ cấu hàng xuất khẩu Việt Nam. Việc tập trung sản xuất thành các vùng lớn tạo điều kiện thuận lợi triển khai nhanh các hợp đồng ngoại, đáp ứng yêu cầu của khách hàng, vừa tạo điều kiện để phát triển cơ cấu vùng. Sự hình thành của các vùng sản xuất lớn, tập trung là do các vùng này sẵn có nghề truyền thống lâu đời và gần nơi cung cấp nguyên liệu. Chẳng hạn, hầu hết các cơ sở sản xuất hàng mây tre tập trung ở Hà Nội và Hà Sơn Bình và một số tỉnh khác thuộc vùng đồng bằng sông Hồng. Đặc điểm của vùng này là đất chật, người đông, dư thừa lao động. Vì vậy họ phải duy trì và phát triển các ngành nghề truyền thống để đảm bảo cuộc sống. Mặt khác, các tỉnh này rất gần các vùng cung cấp nguyên liệu. Hầu hết các mặt hàng mây tre sử dụng nguyên liệu chính là từ các vùng rừng núi, trừ một số ít sử dụng mây hoặc bằng tre vườn. Trước năm 1990, nhóm hàng này phát triển và xuất khẩu với khối lượng lớn (Năm 1989, công ty xuất khẩu mây tre Việt Nam đã xuất khẩu đạt kim ngạch gần 50 triệu USD). Tuy vậy, ngành hàng mây tre của Việt nam còn gặp nhiều khó khăn khi xuất khẩu: mẫu mã, kiểu dáng nghèo nàn kém sáng tạo và bị trùng lặp rất nhiều nên dễ gây cảm giác nhàm chán; khâu xử lý nguyên liệu chưa tốt dẫn đến tình trạng sản phẩm hay bị mốc và có độ bền kém; khâu tiếp thị cũng mang nặng tính thủ công và người sản xuất bị thua thiệt rất nhiều do qua nhiều khâu trung gian. Sơ bộ đánh giá kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này đạt 20-25 triệu USD/năm Hàng thêu ren. Đây là một nhóm hàng mang đậm tính thủ công, sản xuất đòi hỏi sự cần cù, tinh tế và khéo léo. Từ đôi bàn tay tài hoa của người thợ, từng đường kim mũi chỉ đã trở thành những tác phẩm nghệ thuật có giá trị tạo hình, giá trị thẩm mỹ lưu truyền đến nhiều thế hệ sau. Có thể nói sản phẩm thêu ren rất đặc sắc do được làm hoàn toàn bằng phương pháp 17
- Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Anh Thư thủ công: từ đóng khung, căng vải cho đến khâu thêu, đều không hề có sự tham gia của máy móc. Chính vì vậy, sản phẩm thêu rất đa dạng, phong phú, không sản phẩm nào giống sản phẩm nào hoàn toàn cho dù hoạ tiết thêu tương tự như nhau. Mỗi đường nét đều tinh xảo, uyển chuyển, mềm mại, sống động, mịn màng như những nét vẽ nó như được chắt lọc từ những tinh tuý của tâm hồn người nghệ nhân cũng như từ tinh hoa ngàn đời của đất làng nghề. Sản phẩm chủ yếu của thêu ren là những bộ khăn trải bàn, ga gối, áo thêu, tranh thêu, rèm cửa, kimônô ... rất được người tiêu dùng ưa chuộng, đã và đang từng bước chinh phục thị trường Tây Âu, Đông Bắc Á, Bắc Mỹ... vốn là những thị trường khó tính, đòi hỏi yêu cầu cao như Nhật Bản, Pháp, Ý, Singapore .. và gần đây nhất là thị trường Mỹ. Tuy nhiên, chúng ta phải sớm nắm bắt được nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng các nước này, đa dạng hoá mẫu mã, đề tài, nâng cao chất lượng đồng thời hạ giá thành sản phẩm để cạnh tranh với các đối thủ khác trên thị trường. Năm 2000, cả nước xuất khẩu trên 10 triệu USD chủ yếu sang Nhật, EU. Hàng thêu ren thổ cẩm là những mặt hàng truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số. Tại Lào Cai, được tổ chức phi chính phủ Pháp – Mỹ giúp đỡ đã lập “Tổ sản xuất hàng thổ cẩm” ở Sapa, trong thời gian ngắn đã thu hút trên 200 lao động, sản xuất và tiêu thụ 30 nghìn sản phẩm (chủ yếu là bán cho khách du lịch nước ngoài – hình thức xuất khẩu tại chỗ). Tại làng Mỹ Nghiệp (Ninh Thuận) có hàng trăm người chuyên dệt thổ cẩm của dân tộc Chăm rất nổi tiếng. Khách hàng như Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ đã đến tận nơi đặt mua hàng. Ở các tỉnh phía Bắc, dân tộc Thái, Mường đều có truyền thống dệt thổ cẩm, chúng ta cần có sự quan tâm đặc biệt về những loại sản phẩm này, không nên để mai một. 18
- Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Anh Thư Hàng ngô, cói, dừa. Nhóm hàng này gồm các mặt hàng như chiếu, dép, thảm, mành .. với nhiều kiểu dáng đẹp mang đậm tính văn hoá Á Đông và dân tộc Việt Nam. Nguyên liệu để sản xuất nhóm hàng này tập trung khá dồi dào ở các vùng đồng bằng sông Hồng, sông Cửu Long ... Trong số đó , phong phú về chủng loại phải kể đến các loại thảm với các nguyên liệu khác nhau như thảm bẹ ngô, thảm cói, thảm đay, thảm xơ dừa ... Đặc biệt là thảm len - nhóm hàng đem lại kim ngạch xuất khẩu lớn nhất, có giá trị cao, thu hút nhiều lao động của các thành phần kinh tế : Nhà nước, tập thể và tư nhân. Thảm len của ta được thị trường nước ngoài ưa chuộng vì chất lượng cao, giá lại thấp so với giá của các nước khác trên thế giới. (Mỗi năm sản xuất và xuất khẩu khoảng 3 triệu m2 thảm len) Cói, ngô, dừa ... là những nguyên liệu sẵn có, dễ kiếm và không tốn nhiều chi phí khai thác như nhiều nguyên liệu khác. Vì thế mà chúng ta cần tập trung khai thác để sản xuất bởi chi phí cho nhóm hàng này không nhiều nhưng lại thu được lượng ngoại tệ khá cao. Sản phẩm chiếu, dép, thảm, mành được xuất khẩu chủ yếu sang khu vực Đông Âu, Liên Xô và một số nước khác như Hồng Kông, Thuỵ Điển, Pháp , Ý, Canada ... Tuy nhiên những năm gần đây, tỷ trọng giá trị xuất khẩu nhóm hàng này liên tục giảm so với tổng kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ nói chung. Nguyên nhân là do các thị trường nhập cói lớn như Đức, Hàn Quốc giảm lượng mua đáng kể, thêm vào đó là sự cạnh tranh gay gắt về giá cả và chất lượng của các doanh nghiệp Trung Quốc. Điều này cũng đặt ra nhiều thử thách với các làng nghề truyền thống cũng như các doanh nghiệp sản xuất hàng cói, ngô, đay ... 2.3 Hàng thủ công mỹ nghệ khác 19
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Trình bày báo cáo Luận văn tốt nghiệp
15 p | 8250 | 2735
-
Luận văn tốt nghiệp Kế toán: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty TNHH MTV Xây dựng và Thương Mại Hải Long
81 p | 2279 | 842
-
Luận văn tốt nghiệp mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp
77 p | 1421 | 304
-
Luận văn tốt nghiêp "Tìm hiểu về máy cắt CNC"
47 p | 1082 | 300
-
Luận văn: “Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thu thuế đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh ở nước ta hiện nay
111 p | 432 | 153
-
Luận văn tốt nghiệp: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT HUY VAI TRÒ NGUỒN NHÂN LỰC TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI KHU VỰC NÔNG THÔN TỈNH THÁI NGUYÊN
138 p | 271 | 98
-
Luận văn tốt nghiệp: Thực trạng và giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại các ngân hàng thương mại Việt nam trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế - Lê Thị Hòa
92 p | 249 | 76
-
Luận văn tốt nghiệp: Hoàn thiện chiến lược Marketing thâm nhập thị trường than Nhật Bản tại công ty xuất nhập khẩu và hợp tác quốc tế Coalimex
97 p | 239 | 54
-
Luận văn tốt nghiệp: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu bột cá sang thị trường nhật bản của công ty Kiên Hùng
60 p | 174 | 32
-
Luận văn tốt nghiệp: Khảo sát đặc tính sinh trưởng và tính năng sản xuất của cỏ sả (Panicum maximum) với các mức độ phân bón khác nhau
56 p | 161 | 24
-
Luận văn tốt nghiệp: Quan hệ an ninh Mỹ - Nhật thời hậu chiến tranh lạnh (1992-1999)
80 p | 118 | 18
-
Luận văn tốt nghiệp Công nghệ thông tin: Xây dựng phần mềm quản lý công tác tuyển sinh tại một trường đại học
77 p | 29 | 15
-
Luận văn tốt nghiệp Công nghệ thông tin: Xây dựng cơ sở dữ liệu phân tán quản lý việc kinh doanh điện của một cơ sở điện lực
78 p | 30 | 13
-
Luận văn tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn mạng di động Vinaphone của khách hàng tại huyện An Biên tỉnh Kiên Giang
98 p | 26 | 12
-
Luận văn tốt nghiệp Công nghệ thông tin: Xây dựng sổ liên lạc trực tuyến cho một trường học
85 p | 16 | 10
-
Luận văn tốt nghiệp Quản lý đất đai: Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến giá đất ở trên địa bàn quận Ô Môn, Thành phố Cần Thơ
64 p | 32 | 9
-
Luận văn tốt nghiệp Công nghệ thông tin: Xây dựng chương trình quản lý công tác tuần tra giao thông, xử lý vi phạm và các vụ tai nạn giao thông trên địa bàn tỉnh Hậu Giang
67 p | 20 | 9
-
Luận văn tốt nghiệp Công nghệ thông tin: Xây dựng phần mềm lưu trữ và truy xuất thông tin biến đổi khí hậu phục vụ cho các tổ chức nghiên cứu biến đổi khí hậu
103 p | 24 | 9
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn