intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn tốt nghiệp: Rèn luyện các thao tác tư duy cho học sinh thông qua các bài toán hình học không gian

Chia sẻ: đinh Công Chánh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:74

207
lượt xem
49
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu nhằm hệ thống kê lại một số phương pháp giải toán hình không gian cũng như các thao tác tư duy, từ đó rút ra cách phân tích và giải bài toán hình học không gian.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn tốt nghiệp: Rèn luyện các thao tác tư duy cho học sinh thông qua các bài toán hình học không gian

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA SƯ PHẠM BỘ MÔN TOÁN ----------                                                                                                  LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC RÈN LUYỆN CÁC THAO TÁC TƯ DUY CHO HỌC SINH THÔNG QUA CÁC BÀI TOÁN HÌNH HỌC KHÔNG GIAN           Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện: ThS. Nguyễn Văn Sáng Nguyễn Thành Khoa Lớp: Sư Phạm Toán K34 MSSV: 1080050     CẦN THƠ 04/2012
  2. Mục lục  PHẦN MỞ ĐẦU .....................................................................................................1  Chương 1: KHÁI NIỆM VỀ TƯ DUY ....................................................................3  1.1 Khái niệm về tư duy.......................................................................................3  1.2 Đặc điểm của tư duy ......................................................................................3  1.2.1 Tính có vấn đề của tư duy .......................................................................3  1.2.2 Tính gián tiếp của tư duy.........................................................................4  1.2.3 Tính khái quát của tư duy........................................................................4  1.2.4 Tư duy quan hệ chặt chẽ với ngôn ngữ....................................................5  1.2.5 Tư duy quan hệ mật thiết với nhận thức cảm tính....................................5  1.3. Các giai đoạn và thao tác của tư duy .............................................................5  1.3.1 Các giai đoạn của tư duy.........................................................................5  1.3.2 Các thao tác tư duy..................................................................................8  1.4 Vai trò của tư duy ........................................................................................10  1.5 Tư duy trong học tập toán học......................................................................10  Chương 2: CÁC PHƯƠNG PHÁP GIẢI TOÁN HÌNH KHÔNG GIAN THƯỜNG  DÙNG TRONG CHƯƠNG TRÌNH PHỔ THÔNG...............................................12  2.1. Đường thẳng và mặt phẳng .........................................................................12  2.2 Đường thẳng song song ...............................................................................13  2.3 Đường thẳng song song với mặt phẳng ........................................................14  2.4 Mặt phẳng song song ...................................................................................14  2.5 Đường thẳng vuông góc với mặt phẳng........................................................15  2.6 Đường vuông góc và đường xiên .................................................................16  2.7 Mặt phẳng vuông góc ..................................................................................18  2.8 Thể tích khối đa diện ...................................................................................20  Chương 3: RÈN LUYỆN CÁC THAO TÁC TƯ DUY CHO HỌC SINH THÔNG  QUA CÁC BÀI TOÁN HÌNH HỌC KHÔNG GIAN ............................................21  3.1 Vận dụng từng thao tác tư duy giải toán.......................................................21  3.1.1. Phát triển năng lực phân tích bài toán...................................................21  3.1.2 Phát triển năng lực so sánh....................................................................28  3.1.3. Phát triển khả năng trừu tượng và khái quát .........................................29  3.2 Áp dụng các thao tác tư duy vào bài toán cụ thể...........................................33  Chương 4: MỘT SỐ BÀI TẬP HÌNH HỌC KHÔNG GIAN CHỌN LỌC ............40  Chương 5: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ...............................................................64  5.1. Mục đích và nội dung thực nghiệm .............................................................64  5.1.1 Mục đích thực nghiệm ..........................................................................64  5.1.2 Nội dung thực nghiệm...........................................................................64  5.2 Tường thuật các hoạt động phát triển tư duy cho học sinh thông qua các tiết  dạy thực nghiệm: ...............................................................................................64  5.3 Kết quả các bài kiểm tra thực nghiệm ..........................................................70  5.3.1 Bài kiểm tra 1........................................................................................70  5.3.2 Bài kiểm tra 2........................................................................................70  PHẦN KẾT LUẬN...................................................................................................71 
  3. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài   Hình học không gian là một mảng kiến thức rất khó. Với học sinh, khi đứng  trước  những  khái  niệm  mới,  những  dạng  Toán  hoàn  toàn  xa  lạ  các  em  không thể  tiếp thu một cách trọn vẹn khiến việc ghi nhớ cũng như làm bài gặp vô vàng những  khó khăn. Còn đối với giáo viên, việc tìm ra cách dạy phù hợp với dạng kiến thức  này cũng là một vấn đề lớn.    Toán học gắn liền với tư duy, việc giải một bài toán hay ghi nhớ những kiến  thức mới không nằm ngoài những thao tác tư duy. Để học tốt được môn Toán, không  cách nào khác là phải nắm vững và vận dụng các thao tác này một cách hợp lý.    Trong đề  thi đại  học những năm  vừa qua, luôn  có mặt một  bài  thuộc dạng  toán  hình  không  gian.  Hơn  nữa,  dạng  toán  về  thể  tích  của  khối  đa  diện  thường  xuyên được đưa vào.    Đứng  trước  những  lý  do  trên,  tôi  quyết  định  chọn  đề  tài  cho  luận  văn  của  mình là “RÈN LUYỆN CÁC THAO TÁC TƯ DUY CHO HỌC SINH THÔNG QUA CÁC BÀI TOÁN HÌNH HỌC KHÔNG GIAN”. Thông qua đề tài này tôi  muốn thống kê lại một số phương pháp để giải các dạng toán hình học không gian  cơ bản. Bên cạnh đó luận văn sẽ phân tích một số bài toán theo các thao tác của tư  duy, làm nền cho việc truyền tải kiến thức cho học sinh theo hướng mới. Ngoài ra  tôi  cũng đưa  vào  luận  văn  một  số  bài  tập  chọn  lọc  thuộc  chủ  đề  thể  tích  khối đa  diện. Hy vọng luận văn sẽ là một tài liệu bổ ích cho các giáo viên cũng như học sinh  phổ thông.   2. Những chữ viết tắt sử dụng trong đề tài - SGK: Sách giáo khoa.  - THPT: Trung học phổ thông.  - HHKG : Hình học không gian.  3. Mục đích nghiên cứu   Nghiên cứu nhằm hệ thống kê lại một số phương pháp giải toán hình không  gian cũng như các thao tác tư duy. Từ đó rút ra cách phân tích và giải bài toán hình  học không gian.  4. Nhiệm vụ nghiên cứu   Nhắc lại kiến thức về tư duy, các thao tác của tư duy.  1   
  4.   Trình bày các phương pháp thường dùng để giải toán hình không gian.    Phân tích tìm cách giải theo các thao tác tư duy và tím ra cách giảng dạy phù  hợp theo hệ thống này.     Hệ thống và giải một số bài tập điển hình chủ đề thể tích khối đa diện.  5. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu cơ sở lý thuyết: + Nội dung của khái niệm tư duy trong giáo trình lí luận dạy học toán.  + Nội dung những kiến thức liên quan đến hình học không gian lớp 11 và 12.  + Các phương pháp dạy toán hiệu quả.  + Các dạng bài tập có áp dụng thao tác tư duy để giải.  6. Đối tượng nghiên cứu   Hoạt động dạy và học của GV và HS trong nhà trường THPT.  7. Phạm vi nghiên cứu   Sách giáo khoa (hình học 11 và 12 cả cơ bản và nâng cao), sách giáo viên,  các loại sách tham khảo có liên quan.    Các sách về phương pháp và lí luận dạy học môn toán.  8. Cấu trúc về nội dung của luận văn   Luận văn gồm 5 chương:   Chương 1: Khái niệm về tư duy.   Chương 2: Các phương pháp giải toán hình học không gian thường dùng trong  chương trình phổ thông.   Chương 3: Rèn luyện các thao tác tư duy cho học sinh thông qua các bài toán  hình học không gian.   Chương 4: Một số bài toán hình học không gian chọn lọc.   Chương 5: Thực nghiệm sư phạm.    2   
  5. Chương 1  KHÁI NIỆM VỀ TƯ DUY    1.1 Khái niệm về tư duy   Tư duy là một quá trình tâm lý phản ánh những thuộc tính bản chất, những  mối quan hệ và liên hệ có tính quy luật bên trong sự vật, hiện tượng trong thực tại  khách quan mà trước đó ta chưa biết.    Tư duy là hình thức cao nhất của sự phản ánh, là mức độ nhận thức mới về  chất so với cảm giác, tri giác. Hay nói cách khác tư duy là nhận thức lý tính phản  ánh những thuộc  tính bản  chất bên  trong, những mối quan hệ  liên hệ  có  tính chất  quy luật của sự vật, hiện tượng.    Ví dụ: Khi gặp hình lập phương thì nhận thức cảm tính cho ta biết ngay đó là  hình có dạng hộp có đáy và các mặt xung quanh đều là hình vuông, … đó là nhận  thức dựa vào định nghĩa, tính chất đã học. Còn tư duy sẽ cho ta biết tính chất mặt  chéo của nó, hay thể tích của nó tính thế nào? ... đó là những cái bản chất bên trong  của hình lập phương.    Tuy  rằng  tư  duy  phản  ánh  thuộc  tính  bản  chất  bên  trong  của  sự  vật  hiện  tượng, nhưng tư duy không phải bao giờ cũng đi đến cái đúng mà nó còn phụ thuộc  vào chiến thuật và phương pháp tư duy.  1.2 Đặc điểm của tư duy 1.2.1 Tính có vấn đề của tư duy   Trong thực tế tư duy chỉ nảy sinh khi gặp hoàn cảnh có vấn đề. Nhưng không  phải bất cứ tác động nào của hoàn cảnh đều xuất hiện tư duy.    Hoàn  cảnh  có  vấn đề là những  tình huống mà  bằng vốn  kiến  thức, phương  pháp cũ không thể giải quyết được mà cần đến những phương pháp tri thức mới để  giải quyết vấn đề, tức là phải tư duy. Nhưng không phải bất cứ hoàn cảnh có vấn đề  nào cũng xuất hiện tư duy ở bản thân. Vậy để kích thích được tư duy thì hoàn cảnh  có vấn đề phải được cá nhân nhận thức đầy đủ và có nhu cầu chuyển thành nhiệm  vụ của tư duy để giải quyết vấn đề đó.  Ví dụ: Khi dạy bài “Đường thẳng và mặt phẳng song song” trong chương trình  toán hình học 10 cơ bản, ta hướng dẫn học sinh giải bài sau: “Cho tứ diện ABCD.  3   
  6. Lấy M là điểm thuộc miền trong tam giác ABC. Gọi      là mặt phẳng đi qua M và  song song  với các  đường thẳng AB  và  CD.  Xác  định  thiết  diện  tạo bởi     và  tứ  diện ABCD. Thiết diện đó là hình gì?”  (Ví dụ trang 61 SGK hình học 10 cơ bản)  A H E M B D G F C     Khi gặp bài toán này học sinh sẽ lúng túng. Theo kiến thức đã biết, các em đi  tìm  xem  có thể  xác định được đường thẳng nào nằm trong       để từ đó tìm  giao  điểm với các cạnh của tứ diện. Nhưng theo giả thuyết bài toán, không thể tìm được  cạnh nào thuộc vào      theo cách thông thường   Xuất hiện hoàn cảnh có vấn đề.    Như vậy học sinh sẽ tìm kiến thức mới để vận dụng giải quyết vấn đề, mà ở  đây là định lý 2 các em vừa học.  1.2.2 Tính gián tiếp của tư duy   Tư duy có khả năng phản ánh gián tiếp thông qua các dấu hiệu, kinh nghiệm,  ngôn ngữ, công cụ, … tính gián tiếp của tư duy giúp con người nhận thức thế giới  khách quan sâu sắc, đầy đủ đồng thời mở rộng khả năng hiểu biết của con người,  của chủ thể tư duy.  Ví dụ: Bằng các phần mềm toán học kết hợp với máy vi tính, ta dễ dàng minh  họa và hướng dẫn cho học sinh: thể tích của khối đa diện là phần nào?, thiết diện  tạo thành khi mặt phẳng cắt hình nón là như thế nào?...  1.2.3 Tính khái quát của tư duy   Tức là tư duy có khả năng trừu suất khỏi sự vật hiện tượng những thuộc tính,           những  dấu  hiệu  cụ  thể,  cá  biệt  chỉ  giữ  lại  những  bản  chất  thuộc  tính  nhất,  chung  nhiều sự vật hiện tượng cùng loại.  4   
  7. Ví dụ: Khi hướng dẫn học sinh giải bài tập về tứ diện đều, ta có thể gợi ý cho  các em tìm hiểu cách tính vừa tìm ra có còn đúng khi áp dụng vào tứ diện bất kỳ  hay không.  1.2.4 Tư duy quan hệ chặt chẽ với ngôn ngữ   Đặc  điểm này  nói  lên mối quan hệ  giữa nội dung và hình  thức của  tư  duy.  Trong đó ngôn ngữ là hình thức biểu đạt cố định của tư duy. Nhờ đó người khác và  chủ thể tư duy tiếp nhận kết quả tư duy một cách dễ dàng. Hay nói cách khác ngôn  ngữ là phương tiện tư duy.  1.2.5 Tư duy quan hệ mật thiết với nhận thức cảm tính   Trong  học  tập  toán  học  đặc  điểm  này  thể  hiện  để  tìm  hiểu  nội  dung  hay  chứng minh một bài toán trước hết dựa vào nhận thức cảm tính về yêu cầu hay giả  thuyết  (thử  hướng  này,  hướng  khác)  đi  đến  nhận  xét,  kiểm  tra  bằng  những  hoạt  động tư duy đi đến kết quả.  Ví  dụ:  Cho  tứ  diện  ABCD.  Gọi  M,  N  lần  lượt  là  trung  điểm  của  BC  và  BD;  CD  a ,  AB  2a . Mặt phẳng      cắt AD, AC lần lượt tại P, Q. Thiết diện của (  )  với tứ diện là hình gì?    Với các dữ liệu của bài toán: M, N là trung điểm của BC & BD.   MN // CD, (  ) qua MN // AB. (Các dữ liệu đều nói đến quan hệ song song)   Ta có thể đoán được rằng thiết diện là hình bình hành.  1.3. Các giai đoạn và thao tác của tư duy 1.3.1 Các giai đoạn của tư duy   Các giai đoạn của tư duy thể hiện bằng sơ đồ sau:                      5   
  8.   Nhận thức vấn  đề      Xuất hiện các liên tưởng      Sàng lọc liên tưởng và hình thành giả thuyết        Kiểm tra giả thuyết      Chính xác hóa  Khẳng định  Phủ định      Giải quyết vấn đề  Hoạt động tư duy mới    * Nhận thức vấn đề:    Tức là xác định vấn đề đòi hỏi họ giải quyết, chính vấn đề được xác định này  quyết định toàn bộ việc cải biến sau đó những dữ kiện ban đầu thành nhiệm vụ và  việc  biểu  đạt  vấn đề  dưới dạng nhiệm  vụ  giải  quyết  sau  đó  của  quá  trình  tư  duy,  quyết định chiến lược tư duy. Đây là giai đoạn quan trọng nhất của quá trình tư duy.  * Huy động tri thức và kinh nghiệm    Tùy thuộc vào nhiệm vụ đã xác định ta huy động những tri thức phù hợp.  * Sàng lọc các liên tưởng và hình thành giả thiết    Các  tri  thức,  kinh nghiệm  và  các  liên  tưởng còn mang tính  rộng  rãi  và bao  trùm. Vì thế phải sàng lọc để phù hợp với nhiệm vụ và hình thành giả thiết.  * Kiểm tra giả thiết    Sự đa dạng của các giả thiết không phải là mục đích tự thân nên phải kiểm  tra  xem  các  giả  thiết  nào  là  tương  ứng  với  các  điều  kiện  và  vấn  đề  đặt  ra.  Chính  bước này có thể xuất hiện nhiệm vụ mới và bắt đầu hoạt động tư duy mới.  * Giải quyết nhiệm vụ    Khi giả thiết đã được kiểm tra và khẳng định thì nó sẽ thực hiện giải quyết  nhiệm  vụ,  tức là đi đến  câu  trả  lời  cho  vấn đề  đặt  ra.  Quá  trình tư duy  giải  quyết  nhiệm vụ thường có nhiều khó khăn, do 3 nguyên nhân thường gặp sau:  - Chủ thể không nhận thấy một số dữ kiện cho bài toán.  - Chủ thể dựa vào bài toán điều kiện thừa.  6   
  9. - Tình khuôn sáo, cứng nhắc của tư duy.    Trong giải toán, nhận thức vấn đề có thể chỉ đơn giản là xác định giả thuyết  và kết luận.  Xét bài toán: Cho tứ diện ABCD có 2 mặt ABC và BCD là hai tam giác cân, có  chung đáy BC. Chứng minh rằng  BC  AD .     A B D E C   * Nhận thức vấn đề  Giả thiết   ABC cân tại A,   BCD cân tại D    Kết luận  BC    AD      * Xuất hiện liên tưởng    Để chứng minh các đường thẳng này vuông góc với nhau, có các cách sau:  - Chứng minh BC vuông góc với mặt phẳng chứa AD.  - Chứng minh BC vuông góc với đường thẳng song song AD.  - Vuông với hai cạnh của tam giác chứa AD.  * Sàng lọc liên tưởng và hình thành giả thuyết    Cách 2  không phù hợp, đối  với 2  cách  còn  lại, nhận  xét rằng  tam  giác hay  mặt phẳng chứa  AD  không  thể là  (ABD)  hay  (ACD)  vì  BC  không thể  vuông góc  với AB hay AC    Tìm mặt phẳng hay tam giác khác.    Trong   ABC ta kẻ thêm đường thẳng mà đường thẳng này phải vuông góc  BC, suy ra đường cao AE ( E  BC ). Do   ABC cân tại A nên E là trung điểm BC.  * Kiểm tra giả thuyết  Với E là trung điểm BC  AE  BC   BC   AD (theo cách 3)             Mà tam giác DBC cân tại   DE   BC                                                            7   
  10.   Với giả thuyết được kiểm tra, bước cuối cùng là ta trình bày lại với lời giải.    Giai đoạn sàng lọc và liên tưởng và hình thành giả thuyết là giai đoạn hoạt  động  tư  duy  tích  cực  nhất,  chủ  đề  tư  duy  phải  tiến  hành,  phân  tích  tổng  hợp,  so  sánh, ... còn là các thao tác của tư duy.  1.3.2 Các thao tác tư duy   Xét về bản chất thì tư duy là một quá trình cá nhân thực hiện các thao tác trí  tuệ nhất định để giải quyết vấn đề hay nhiệm vụ đặt ra.  * Phân tích và tổng hợp    Khi một đối tượng chứa nhiều thành phần, bộ phận trong đó mỗi bộ phận có  một mối quan hệ khác. Để nhận thức được toàn diện bộ phận đó, ta tiến hành nhận  thức riêng từng bộ phận để việc nhận thức được tương đối hoàn thiện hơn, quá trình  đó gọi là phân tích. Tổng hợp là hợp nhất lại kết quả đã nhận thức ở từng bộ phận  thành một chính thể.  Ví dụ: Bài toán cho tứ diện OABC có 3 cạnh OA, OB, OC đôi một vuông góc  với nhau. Kẽ OH   (ABC), H nằm trên (ABC). (H là trực tâm của tam giác ABC).  1 1 1 1 Chứng minh:  2      OH OA OB OC2 2 2 O A C H B     Ta đã biết trong tam giác vuông, h là đường cao hạ từ đỉnh góc vuông, b và c  1 1 1 là hai cạnh góc vuông thì:   2  2 2  h b c   Để  chứng  minh  đẳng  thức  trên  ta  lần  lược  xét  2  tam  giác  vuông  OAM  và  OBC (phân tích thành 2 tam giác).  1 1 1   Xét tam giác vuông OAM ta có:  2      (1)  OH OA OM 2 2 8   
  11. 1 1 1   Trong tam giác vuông OBC ta có:  2    (2)  OM OB OC2 2 1 1 1 1   Tổng hợp hai kết quả từ (1) và (2) ta được:  2    .    (đpcm)  OH OA OB OC2 2 2 * So sánh    So sánh tức là tìm ra những điểm giống nhau và khác nhau, sự đồng nhất hay  không đồng nhất của sự vật hiện tượng.    Xét mối quan hệ giữa song song và vuông góc trong mặt phẳng, không gian.    Trong mặt phẳng  Trong không gian  a / /b a / /b + Giống nhau:    c  b  + Giống nhau:    c  b  c  a c  a a  b a  b + Khác nhau:    b / /c   + Khác nhau:    chưa được  b / /c   a  c a  c     So sánh góp một phần quan trọng vào hoạt động học tập lĩnh hội tri thức hay  nói cách khác so sánh là cơ sở của mọi sự hiểu biết và tư duy. Vì so sánh giúp cho  ta hiểu biết sâu sát hơn và có hệ thống hơn về sự vật hiện tượng.    Hơn nữa so sánh cũng có quan hệ chặt chẽ với phân tích và tổng hợp. Phân  tích các dấu hiệu, thuộc tính của hai sự vật đối chiếu các dấu hiệu rồi tổng hợp xem  có gì giống nhau và khác nhau.  * Trừu tượng hóa và khái quát hóa    Sức mạnh của trí tuệ được đánh giá ở năng lực trừu tượng hóa, trừu tượng là  gạt bỏ đối tượng những bộ phận, thuộc tính không cần thiết chỉ giữ lại những yếu tố  cần thiết để tư duy.  Ví dụ: Khi nói đến tam diện vuông ta phải liên tưởng ngay đến hình ảnh thực tế  như: góc tường, đỉnh của một hình hộp, …    Khái quát hóa trên cơ sở thuộc tính chung giống nhau về bản chất của nhiều  đối tượng mà ta hợp nhất các đối tượng thành một nhóm.  Ví dụ:  Sau  khi  tìm  đoạn  vuông  góc  chung  của  hai  đường  thẳng  a, b  trong  các  trường hợp  9   
  12. a a a b b b a' (a) (b) (c)   ta khái quát lên: Để tìm đoạn vuông góc chung của hai đường thẳng chéo nhau a, b  ta làm như sau:  1. Xác định mặt phẳng (P) qua b và song song với a.  2. Xác định hình chiếu a’ của a lên (P).  3. Xác định giao điểm M của a’ và b.  4. Xác định đường thẳng d qua M và vuông góc với a.  5. Xác định giao điểm N của a và d.  Khi đó đoạn MN là đoạn vuông góc chung của hai đường thẳng a và b.    Trừu tượng vá khái quát có mối quan hệ mật thiết với nhau, là hình thức cao  hơn  của  phân  tích  và  tổng  hợp.  Để  phát  triển  năng  lực  trừu  tượng  và  khái  quát,  trước hết cần luyện tập khả năng phân tích và tổng hợp.  1.4 Vai trò của tư duy   Mở rộng giới hạn của nhận thức, tư duy giúp con người khái quát được một  phạm vi rộng lớn của thực tiễn tri thức và nắm được mối quan hệ giữa nhiều lĩnh  vực khác nhau.    Do nắm được quy luật và bản chất vận động tự nhiên, xã hội và con người  mà chủ thể tư duy có thể thấy được những nguyên nhân sâu xa, hay hậu quả của vấn  đề hoặc diễn tiến tương lai.    Khi quan  sát  các vì  sao, biến  thiên  của dãy  số,  …  chỉ  có  thể  cho  ta những  nhận thức cảm tính về chúng, dù có do một triệu hình tam giác chỉ có thể nghi ngờ  tổng ba góc trong là 180o. Chỉ có tư duy mới thật sự làm cho chúng ta có ý nghĩa  rộng lớn trong cuộc sống.  1.5 Tư duy trong học tập toán học    Học tập toán học không nằm ngoài mục đích đó là rèn luyện các thao tác của  tư duy.    10   
  13.   Tư duy trong toán học có thể chia làm hai cấp độ:  * Tái tạo: Chỉ đến năng lực học toán (ba giai đoạn).  - Khả năng tiếp thu kiến thức.  - Suy luận nhận dạng kiến thức đã học.  - Thể hiện các mối quan hệ.  * Sáng tạo: Chỉ đến năng lực đối với hoạt động sáng tạo toán học tìm những kết quả  mới, những phương pháp giải quyết vấn đề mới không theo khuôn mẫu nào.      11   
  14. Chương 2 CÁC PHƯƠNG PHÁP GIẢI TOÁN HÌNH KHÔNG GIAN THƯỜNG DÙNG TRONG CHƯƠNG TRÌNH PHỔ THÔNG  2.1. Đường thẳng và mặt phẳng 2.1.1 Tìm giao tuyến của hai mặt phẳng (cách 1)   Phương pháp:  - Tìm 2 điểm chung của 2 mặt phẳng.  - Đường thẳng qua hai điểm chung đó là giao tuyến của hai mặt phẳng.     Chú  ý:  Để  tìm  điểm  chung  của  hai  mặt  phẳng  ta  thường  tìm  hai  đường  thẳng  đồng phẳng lần lượt nằm trong hai mặt phẳng đó. Giao điểm (nếu có) của hai đường  thẳng này chính là điểm chung của hai mặt phẳng.  1.1.2 Tìm giao điểm của đường thẳng và mặt phẳng   Phương pháp: Để tìm giao điểm của đường thẳng a và mặt phẳng (P), ta tìm trong  (P) một đường thẳng c cắt a tại điểm A nào đó thì A là giao điểm của a và (P).    Chú ý: Nếu c chưa có sẵn thì ta chọn một mặt phẳng (Q) qua a và lấy c là giao  tuyến của (P) và (Q).  1.1.3 Chứng minh 3 điểm thẳng hàng, chứng minh 3 đường thẳng đồng quy   Phương pháp:  - Để chứng minh 3 điểm thẳng hàng ta chứng minh 3 điểm đó là các điểm  chung của hai mặt phẳng phân biệt. Khi đó chúng sẽ thẳng hàng trên giao tuyến của  hai mặt phẳng đó.  - Để chứng minh 3 đường thẳng đồng quy ta chứng minh giao điểm của hai  đường này là điểm chung của hai mặt phẳng mà giao tuyến là đường thẳng thứ ba.  2.1.4 Tìm tập hợp giao điểm của hai đường thẳng di động   Phương pháp: M là giao điểm của hai đường thẳng di động d và d'. Tìm tập hợp  các điểm M.  - Phần thuận: Tìm hai mặt phẳng cố định lần lượt chứa d và d'. M di động trên  giao tuyến cố định của hai mặt phẳng đó.  - Giới hạn (nếu có).  - Phần đảo.  12   
  15.   Chú ý: Nếu d di động nhưng luôn qua điểm cố định A và cắt đường thẳng cố định  a không qua A thì d luôn nằm trong mặt phẳng cố định (A, a).  2.1.5 Thiết diện   Thiết diện của hình chóp và mặt phẳng (P) là đa giác giới hạn bởi các giao  tuyến của (P) với các mặt hình chóp.    Phương pháp: Xác định lần lượt các giao tuyến của (P) với các mặt của hình chóp  theo các bước sau:  - Từ điểm chung có sẵn, xác định giao tuyến đầu tiên của (P) với một mặt của  hình chóp (có thể là mặt trung gian).  - Cho  giao  tuyến  này  cắt  các  cạnh  của  mặt đó  của  hình  chóp  ta  sẽ được  các  điểm chung mới của (P) với các mặt khác. Từ đó xác định được các giao tuyến mới  với các mặt này.  - Tiếp tục như thế cho tới khi các giao tuyến khép kín ta được thiết diện.   2.2 Đường thẳng song song 2.2.1 Chứng minh hai đường thẳng song song   Phương pháp: Có thể dùng một trong các cách sau:  - Chứng  minh  hai  đường  thẳng  đó  đồng  phẳng,  rồi  áp  dụng  phương  pháp  chứng minh song song trong hình học phẳng (như tính chất đường trung bình, định  lý đảo của định lý Thales, ...).  - Chứng minh hai đường thẳng đó cùng song song song với đường thẳng thứ ba.  - Áp dụng định lý về giao tuyến.  2.2.2 Tìm giao tuyến của hai mặt phẳng (cách 2 / dạng 1)   Thiết diện qua một đường thẳng song song với một đường thẳng cho trước.    Phương pháp:  - Tìm một điểm chung của hai mặt phẳng.  - Áp  dụng  định  lý  về  giao  tuyến  để  tìm  phương  của  giao  tuyến  (tức  chứng  minh giao tuyến song song với một đường thẳng đã có).  - Giao tuyến sẽ là đường thẳng qua điểm chung và song song với đường thẳng ấy.    Chú ý: Ta có 2 cách để tìm giao tuyến: Cách 1(2 điểm chung) và cách 2 (1 điểm  chung + phương giao tuyến) ta thường sử dụng phối hợp 2 cách khi xác định thiết  diện của hình chóp .    13   
  16. 2.2.3 Tính góc giữa hai đường thẳng a và b chéo nhau   Xác định:  - Lấy điểm O nào đó.  - Qua O dựng a' // a và b' // b.  - Góc nhọn hoặc góc vuông tạo bởi a', b' gọi là góc giữa a và b.    Tính góc: Sử dụng tỉ số lượng giác của góc trong tam giác vuông hoặc dùng định  lý hàm số côsin trong tam giác thường.   2.3 Đường thẳng song song với mặt phẳng 2.3.1 Chứng minh đường thẳng d song song với mặt phẳng P    Phương pháp:  Ta  chứng minh  d  không nằm  trong  (P)  và  song  song  với đường  thẳng a chứa trong (P).    Ghi chú: Nếu a không có sẵn trong hình thì ta chọn một mặt phẳng (Q) chứa d và  lấy a là giao tuyến của (P) và (Q).  2.3.2 Tìm giao tuyến của hai mặt phẳng (Cách 2 / dạng 2)   Thiết diện song song với một đường thẳng cho trước.    Phương pháp:  - Nhắc lại một hệ quả: Nếu đường thẳng d song song với một mặt phẳng (P)  thì bất kỳ mặt phẳng (Q) nào chứa d mà cắt (P) thì sẽ cắt (P) theo giao tuyến song  song với d.  - Từ đây  xác định  thiết diện của hình  chóp cắt bởi mặt phẳng song song  với  một hoặc hai đường thẳng cho trước theo phương pháp đã biết.   2.4 Mặt phẳng song song 2.4.1 Chứng minh hai mặt phẳng song song    Phương  pháp:  Chứng  minh  mặt  phẳng  này  chứa  hai  đường  thẳng  cắt  nhau  lần  lượt song song với hai đường thẳng cắt nhau nằm trong mặt phẳng kia.  (P) / /(Q)    Chú ý: sử dụng tính chất:     a / /(P)   a  (Q)  ta có cách thứ 2 để chứng minh đường thẳng a song song với mặt phẳng (P).  2.4.2 Tìm giao tuyến của hai mặt phẳng (cách 2 / dạng 3)   Thiết diện cắt bởi một mặt phẳng song song với một mặt phẳng cho trước.      14   
  17.   Phương pháp:  - Tìm phương của giao tuyến của hai mặt phẳng bằng định lý về giao tuyến:  “Nếu hai mặt phẳng song song bị cắt bởi một mặt phẳng thứ ba thì hai giao tuyến  song song với nhau”.  - Ta thường sử dụng định lý này để xác định thiết diện của hình chóp cắt bởi  một mặt phẳng song song với một mặt phẳng cho trước theo phương pháp đã biết.  (P) / /(Q)    Chú ý: Nhớ tính chất:    (P) / /a .  a  (Q)  2.5 Đường thẳng vuông góc với mặt phẳng 2.5.1 Chứng minh đường thẳng vuông góc với mặt phẳng   Phương pháp:      Chứng minh đường vuông góc với mặt: Có thể dùng 1 trong 2 cách sau  - Chứng minh a vuông góc với hai đường thẳng cắt nhau chứa trong (P).  - Chứng minh a song song với đường thẳng b vuông góc với (P).       Chứng  minh  hai  đường  thẳng  vuông  góc  với  nhau:  Chứng  minh  đường  thẳng này vuông góc với một mặt phẳng chứa đường thẳng kia.     Chú  ý:  Nếu  hai  đường  thẳng  ấy  cắt  nhau  thì  có  thể  áp  dụng  các  phương  pháp  chứng minh vuông góc đã học trong hình học phẳng.  2.5.2 Thiết diện qua 1 điểm cho trước và vuông góc với một đường thẳng cho trước   Cho  khối  đa diện  (S),  ta  tìm  thiết  diện  của  (S)  với  mặt phẳng  (P),  (P)  qua  điểm M cho trước và vuông góc với một đường thẳng d cho trước.    Nếu có hai đường thẳng cắt nhau hay chéo nhau a và b cùng vuông góc với d thì:  + (P) // a (hay chứa a).  + (P) // b (hay chứa b).    Phương pháp tìm thiết diện loại này đã được trình bày ở những bài trên.    Dựng mặt phẳng  (P) như  sau:  Dựng hai  đường  thẳng cắt nhau  cùng vuông  góc với d, trong đó có ít nhất một đường thẳng qua M. Khi đó phẳng được xác định  bởi hai đường thẳng trên chính là (P).    Sau đó xác định thiết diện theo phương pháp đã học.   15   
  18. 2.6 Đường vuông góc và đường xiên 2.6.1 Dựng đường thẳng qua một điểm A cho trước và vuông góc với mặt phẳng (P) cho trước   Tính khoảng cách từ một điểm đến một mặt phẳng.    Phương pháp: Thực hiện các bước sau:  - Chọn trong (P) một đường thẳng d, rồi dựng mặt phẳng (Q) qua A vuông góc  với d (nên chọn d sao cho (Q) dễ dựng).  - Xác định đường thẳng  c   P    Q  .  - Dựng AH vuông góc với c tại H      + Đường thẳng AH là đường thẳng qua A vuông góc với (P).      + Độ dài của đoạn AH là khoảng cách từ A đến (P).    Chú ý:  - Trước khi chọn d và dựng (Q) ta nên xét xem d và (Q) đã có sẵn trên hình vẽ  hay chưa.  - Nếu đã có sẵn đường thẳng m vuông góc với (P), khi đó chỉ cần dựng Ax // m  thì  Ax   P  .  - Nếu AB // (P) thì d(A,(P)) = a(B, (P)).  - Nếu AB cắt (P) tại I thì d(A,(P) : d(B, (P)) = IA : IB .  2.6.2 Ứng dụng của trục đường tròn    Định  nghĩa:  Trục  đường  tròn  là  đường  thẳng  vuông  góc  với  mặt  phẳng  chứa  đường tròn tại tâm của đường tròn đó.    Ta có thể dùng tính chất của trục đường tròn để chứng minh đường thẳng vuông  góc với mặt phẳng và tính khoảng cách từ một điểm đến một mặt phẳng.  - Nếu  O  là  tâm đường  tròn ngoại  tiếp  tam  giác  ABC  và  M  là  một điểm  cách  đều 3 điểm A, B, C thì đường thẳng MO là trục của đường tròn ngoại tiếp tam giác  ABC khi đó MO vuông góc với mặt phẳng (ABC) và MO = d(M,(ABC)).  - Nếu  MA  MB  MC   và  NA  NB  NC   trong  đó  A,  B,  C  là  ba  điểm  không thẳng hàng thì đường thẳng MN là trục đường tròn qua ba điểm A, B, C khi  đó MN vuông góc với mặt phẳng (ABC) tại tâm O của đương tròn qua ba điểm A,  B, C.      16   
  19. 2.6.3 Tập hợp hình chiếu của một điểm cố định trên một đường thẳng di động   Ta thường gặp bài toán: Tìm tập hợp hình chiếu vuông góc M của điểm cố định A  trên đường thẳng d di động trong mặt phẳng (P) cố định và luôn đi qua điểm cố định O.    Phương pháp:  - Dựng  AH   P    với  H   P  ,  theo  định  lý  ba  đường  vuông  góc  ta  có  HM  d .      900 nên  M  thuộc đường  tròn đường kính  OH  - Trong mặt phẳng (P),  HMO chứa trong (P).  2.6.4 Tìm tập hợp hình chiếu vuông góc của một điểm cố định trên mặt phẳng di động   Ta thường gặp bài toán: Tìm tập hợp hình chiếu vuông góc H của một điểm  cố định A trên mặt phẳng (P) di động luôn chứa một đường thẳng d cố định.    Phương pháp:  - Tìm mặt phẳng (Q) qua A vuông góc với d  - Tìm   c   P    Q  .  - Chiếu vuông góc A lên c, điểm chiếu là H thì H cũng là hình chiếu của A trên (P).    900  nên H  - Gọi E là giao điểm của d với (Q). Trong mặt phẳng (Q),  AHE thuộc đường tròn đường kính AE .  2.6.5 Góc giữa đường thẳng và mặt phẳng   Phương pháp: (xác định góc giữa a và (P))  - Tìm giao điểm O của a với (P).  - Chọn điểm  A  a  và dựng  AH   P   với  H   P  .     - Khi đó  AOH a,  P   .  2.6.6 Đường vuông góc chung của hai đường chéo nhau   Để  xác  định  Khoảng  cách  giữa  hai  đường  thẳng  a,  b  chéo  nhau  và  đoạn  vuông góc chung, thông thường người ta dùng 2 phương pháp cơ bản sau:  a   (P)    Phương pháp 1: d(a,b)=d((P),(Q)) trong đó,    b  (Q)   (P)//(Q)    Cụ thể, ta thực hiện theo các bước sau  + Bước 1: Qua a dựng một mp   P  / /b .  17   
  20. + Bước 2: Trên b lấy điểm K, dựng KH vuông góc (P) tại H.  + Bước 3: Từ H kẻ đường thẳng // b và đường thẳng này cắt a tại I.  + Bước 4: Từ I kẻ  IJ / /KH  cắt b tại J.   IJ là đường vuông góc chung của a, b.    Phương pháp 2: (Áp dụng với hai đường thẳng vừa chéo nhau, vừa vuông góc nhau)  - Bước 1: Qua a dựng mp (P) vuông góc b.  - Bước 2: Xác định giao điểm J giữa b và (P).  - Bước 3: Trong (P) từ J kẻ JI vuông góc a tại I.   IJ là đường vuông góc chung của a, b  2.7 Mặt phẳng vuông góc 2.7.1 Góc nhị diện giữa hai mặt phẳng   Khi  giải  các  bài  toán  liên  quan  đến  số  đo  nhị  diện  hay  góc  giữa  hai  mặt  phẳng thì ta thường xác định góc phẳng của nhị diện. Nếu góc này chưa có sẵn trên  hình ta có thể dựng nó theo phương pháp dưới đây.    Phương pháp:  - Tìm cạnh c của nhị diện (giao tuyến của hai mặt phẳng (P) và (Q) chứa hai  mặt của nhị diện)  - Dựng  một  đoạn  thẳng  AB  có  hai  đầu  mút  ở  trên  hai  mặt  của  nhị  diện  và  vuông góc với một mặt của nhị diện .    là góc phẳng của nhị diện.  - Chiếu vuông góc A (hay B) trên c thành H, ta được  AHB   Chú ý:  - Nếu đã có một đường thẳng d cắt hai mặt của nhị diện tại A, B và vuông góc  với cạnh c của nhị diện thì ta có thể dựng góc phẳng của nhị diện đó như sau: Chiếu    là góc  vuông góc A ( hay B hay một điểm trên AB ) trên c thành H. Khi đó  AHB phẳng của nhị diện.  - Nếu hai đường thẳng a, b lần lượt vuông góc với hai mặt phẳng (P), (Q) thì    P  ,  Q     a, b  .  - Nếu hai mặt  của nhị diện lần  lượt  chứa hai  tam  giác  cân  MAB  và NAB có    (I là trung điểm của AB) là góc phẳng của nhị diện đó.  chung đáy AB thì  MIN 2.7.2 Mặt phân giác của nhị diện, cách xác định mặt phân giác   Phương pháp:  18   
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2